Nền hành chính nhà nước ở nước ta trong quá trình đổi mới
vẫn còn tồn tại nhiều biểu hiện tiêu cực, chưa đáp ứng được những
yêu cầu của cơ chế quản lý mới và nhu cầu của nhân dân trong điều
kiện mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, thể hiện trên các mặt:
Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy hành chính trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được xác
định thật rõ và phù hợp; Sự phân công, phân cấp giữa các ngành và
các cấp chưa thật rành mạch; Hệ thống thể chế hành chính chưa đồng
bộ, còn chồng chéo và thiếu thống nhất; thủ tục hành chính trên
nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp; Trật tự, kỷ cương chưa
nghiêm; Đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm
chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành
chính, phong cách làm việc chậm đổi mới; Tệ quan liêu, tham nhũng,
sách nhiễu nhân dân còn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, công
chức; Bộ máy hành chính ở các địa phương và cơ sở chưa thực sự
gắn bó với dân, không nắm chắc được những vấn đề nổi cộm trên địa
bàn, lúng túng, bị động khi xử lý các tình huống phức tạp, v.v.
3.2. Giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chínhtại
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồm ba nhóm giải pháp nhằm góp phần hoàn
thiện sự nghiệp cải cách TTHC nói chung và công tác cải cách
TTHC tại UBND quận Thanh Xuân nói riêng.
6
- Nguyễn Thùy Lan(2017), Cải cách hành chính nhà nước ở
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành
chính công, Học viện Hành chính quốc gia. Kết quả nghiên cứu của
luận văn là cơ sở cho các cán bộ quản lý ở cấp địa phương tại quận
Đống Đa và các địa phương tham khảo, áp dụng trong việc thực hiện
cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020, giai đoạn 2 thực
hiện Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011 về chương trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 của
Chính phủ.
Các công trình nghiên cứu ở dạng luận văn nêu trên đã đưa ra
những vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách TTHC ở nhiều góc độ
nghiên cứu hoặc tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, các các nghiên cứu này
lại không đề cập đến vấn đề cải cách TTHC của chính quyền cấp xã,
trong khi đây là chính quyền gần dân nhất, trực tiếp giải quyết đa số các
yêu cầu của nhân dân. Đây cũng là một trong những hạn chế, nhưng
điều đó cũng giúp tác giả có thêm thông tin để bổ sung, hoàn thiện
những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách TTHC ở nước ta
trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn của mình.
Việc tổng quan các công trình nghiên cứu trên đây có ý nghĩa
quan trọng đối với học viên trong quá trình chuẩn bị triển khai các
nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận văn. Qua tổng quan, học viên nhận
thấy các nghiên cứu trên dù không trực tiếp bàn về cải cách TTHC
cấp xã nhưng đã cung cấp cơ sở lý luận về các vấn đề liên quan như:
Cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một số văn bản về cải cách
TTHC, một số vấn đề về cải cách TTHC, đổi mới TTHC trong tuyển
dụng viên chức. Đây là nguồn tài liệu quý giá giúp tác giả chọn lọc,
tiếp thu và sử dung làm tài liệu tham khảo cho đề tài nghiên cứu của
mình.Việc tổng quan cũng đã giúp cho tác giả nhận thấy vàcó thể
khẳng định, rằng chưa có một công trình nào nghiên cứu về cải cách
TTHC tại UBND cấp xã nói chung và cải cách TTHC tại UBND cấp
xã trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
Đây củng là khoảng trống lớn trong nghiên cứu về chủ đề TTHC và
cải cách TTHC. Với mong muốn góp phần lấp đầy khoảng trống này,
học viênđã xác định trọng tâm nghiên cứucho đề tài luận văn là vấn đề
cải cách TTHC tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
7
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về cải cách TTHC của UBND
cấp xã,đề tài luận vănđược thực hiện với mục đích đánh giá làm
sáng thực trạng cải cách TTHC tại UBND cấp xãtrên địa bàn huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ kết quả nghiên cứu đó, luận
văn đề xuất những giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa
phương và xu hướng phát triển chung của đất nước nhằm nâng cao
hiệu quả cải cách TTHC tại UBND cấp xã, trên địa bàn huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về TTHC và cải
cách TTHC tại UBND cấp xã.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện cải cách
TTHC tại UBND cấp xã, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Chỉ ra một số kết quả đạt được và những hạn chế, nguyên
nhân của những hạn chế trong việc thực hiện cải cách TTHC tại
UBND cấp xã, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nghiên cứu một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện công tác
cải cách TTHC tại UBND cấp xã, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động cải cách
TTHC tại UBND cấp xã.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
a)Phạm vi không gian và thời gian
Luận văn nghiên cứu hoạt động cải cách TTHC tại UBND cấp
xã, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn từ năm 2015
đến nay.
Việc lựa chọn mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2015 đến nay
xuất phát từ quá quá trình địa phương chuẩn bị triển khai một số chính
sách mới của trung ương: Thời điểm bắt đầu triển khai Quyết định số
09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2015 ban hành Quy chế thực
hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành
chính nhà nước tại địa phương và chuẩn bị triển khai Quyết định số
225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 phê duyệt Kế hoạch cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020.
b) Phạm vi nội dung
8
Cải cách TTHC bao gồm nhiều nội dung, được thực hiện trên
nhiều lĩnh vực của hoạt động quản lý nhà nước. Qua khảo sát thực
tiễn, học viên nhận thấy, đa số thủ tục hành chính của UBND cấp xã
được giải quyết cho người dân liên quan đến lĩnh vực chứng thực, hộ
tịch. Do đó, trong đề tài luận văn này, học viên xác định phạm vi nội
dung nghiên cứu là cải cách TTHC của UBND cấp xã trong hai lĩnh
vực này.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận
văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; những quan
điểm của Đảng và Nhà nước về CCHC nói chung và cải cách TTHC
nói riêng trong giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là cách thức nghiên cứu
dựa trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các
thao tác tư duy logic để rút ra các kết luận cần thiết. Tác giả áp dụng
phương pháp này để thu thập được những thông tin như liên quan
đến cơ sở lý thuyết, thực tiễn về cải cách TTHC từ các công trình
nghiên cứu ở dạng sách xuất bản, đề tài khoa học, luận văn, văn bản
quản lý nhà nước, các báo cáo thống kê, v.v.
- Phương pháp quan sát: Là phương pháp nghiên cứu bằng
cách trực tiếp theo dõi, giám sát hành vi ứng xử và ghi chép lại các
vấn đề có liên quan đến đối tượng. Tác giả áp dụng phương pháp này
để tìm ra các mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, yêu tố ảnh
hưởng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động cải cách TTHC tại
UBND cấp xã trên địa bàn nghiên cứu - huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế .
- Phương pháp khảo sát điều tra xã hội học: Là phương pháp
thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi in sẵn. Người được hỏi trả
lời ý kiến của mình bằng cách điền vào các ô tương ứng theo một
quy ước nào đó. Tác giả sử dụng phương pháp này thông qua việc
triển khai nhiệm vụ trực tiếp tại địa phương (Tác giả hiện là cán bộ
UBND thị trấn Phong Điền, trực tiếp triển khai việc khảo sát ý kiến
của người dân, tổ chức về các TTHC và mức độ hài lòng của người
dân, tổ chức trên địa bàn). Thực tế cho thấy, các xã, thị trấn của
9
huyện Phong Điền đều thiết kế mẫu phiếu khảo sát có sự tương đồng.
Chính vì thế, tác giả vừa sử dụng kết quả khảo sát trực tiếp của mình
tại địa bàn, vừa có thể sử dụng kết quả khảo sát của các địa bàn khác
nhằm thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin về các ý kiến nhìn nhận,
đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách TTHC tại UBND cấp
xã, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua.
- Phương pháp thống kê: Là phương pháp khoa học để thu
thập thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu, được ứng dụng thường
xuyên trong thu thập và xử lý dữ liệu phục vụ nghiên cứu định
lượng, đồng thời việc sử dụng phương pháp thống kê để tóm tắt
thông tin nhằm hỗ trợ cho việc tìm hiểu rõ vấn đề nghiên cứu. Trên
cơ sở đó, tác giả đưa ra kết luận về nội dung nghiên cứu dựa trên các
số liệu và giúp cho việc dự báo xu hướng diễn biến của vấn đề
nghiên cứu trong thời gian tới. Đối với đề tài này tác giả thống kê
những số liệu liên quan đến hoạt động cải cách TTHC từ năm 2015
đến năm 2018của các địa phương trên địa bàn huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế, để qua đó đánh giá được thực trạng tại địa bàn
nghiên cứu.
Việc chọn lọc, vận dụng những phương pháp nêu trên vào
từng nội dung nghiên cứu đề tài luận văn sẽ giúp tác giả nhìn nhận rõ
ràng thực trạng của vấn đề cải cách TTHC cũng như đề xuất những
giải pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn công tác cải cách
TTHC tại UBND cấp xã, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận:Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn góp
phần làm sáng tỏ khung lý thuyết nghiên cứu về cải cách TTHC của
UBND cấp xã; làm tài liệu tham khảo đối với những người nghiên
cứu sau khi quan tâm nghiên cứu về chủ đề này.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn
góp phần làm sáng tỏ thực trạng cải cách TTHC tại UBND cấp xã,
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - đánh giá được những kết
quả đạt được và hạn chế và nguyên nhân; đề xuất được một số giải
pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả cải cách TTHC tại địa
phương huyện Phong Điền; cung cấp thông tin khoa học giúp cho
các nhà lãnh đạo địa phương huyện Phong Điền có những điều
chỉnh phù hợp để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước
trên địa bàn, đồng thời có thể nhân rộng ra các đơn vị hành chính
khác.
10
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính tại Ủy
ban nhân dân cấp xã.
Chương 2: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban
nhân dân cấp xã, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh cải cách hành
chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
1.1. Thủ tục hành chính
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thủ tục hành chính
1.1.1.1.Khái niệm
Theo nhiều nhà ngôn ngữ học, “thủ tục là cách thức tiến hành
công việc theo một trình tự hay một luật lệ đã quen”2, còn “thủ tục
hành chính là “cách thức tiến hành một công việc với nội dung và
trình tự nhất định theo quy định của cơ quan nhà nước”3. Trong hoạt
động quản lý nhà nước, thủ tục hành chính (TTHC) được quy định là
“trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một
công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức”4.
1.1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính
TTHC là một trong các hình thức thủ tục pháp lý, là thủ tục
lập pháp, thủ tục hành pháp và thủ tục tư pháp. Cũng như mọi hiện
tượng có tính chất thủ tục khác, cụ thể là các hình thức thủ tục tố
tụng dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng hành chính, TTHC có các đặc
điểm chung cơ bản: Là hình thức của các quy phạm vật chất phát
sinh từ quy phạm vật chất nhưng lại là phương tiện đảm bảo thực
hiện quy phạm vật chất. Tuy nhiên bản thân TTHC là loại thủ tục
2Từ điển từ ngữ và hán việt, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.
3Đại từ điển tiếng việt của nhà xuất bản Văn hóa thông tin năm 1998
4Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
11
riêng, có đặc điểm riêng, chứng tỏ nó là một hiện tượng pháp lý có
tính chất độc lập tương đối, đó là các đặc điểm sau:
1.1.2. Vai trò của thủ tục hành chính
TTHC giữ một vai trò rất quan trọng trong việc điều hành bộ
máy công quyền, bởi mục tiêu của nền hành chính là hướng tới việc
quản lý nhà nước một cách có hiệu lực, hiệu quả, do đó TTHC đảm
bảo tính pháp chế và đem lại hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà
nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng gần 20 lần nói
đến vấn đề CCHC, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh: “Bãi bỏ các thủ tục
hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính, khắc phục tình trạng rườm rà, bất hợp lý về
thủ tục”. Nghiên cứu về TTHC, nhiều học giả5 đề cập đến vai trò quan
trọng của nó, thể hiện ở những khía cạnh sau:
1.1.3. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính
Nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý6 đã chỉ ra và phân tích rõ
những nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính. Trong
đề tài luận văn của mình, học viên kế thừa có chọn lọc và bổ sung
nội dung của những nguyên tắc này, được diễn giải theo các mục dưới
đây.
1.1.3.1. Nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính
Xây dựng thủ tục hành chính là nghiên cứu để đề ra những
cách thức giải quyết công việc nhằm thực hiện các quy định nội dung
của lập pháp và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tế. Việc xây dựng
thủ tục hành chính phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản:
1.1.3.2. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính
Thực hiện TTHC là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước để
giải quyết công việc trong mối quan hệ trong nội bộ các cơ quan nhà
nước và giữa cơ quan nhà nước với nhân dân. Do đó, việc thực hiện
TTHC cũng có những nguyên tắc cơ bản, được quy định tại Nghị
định về Kiểm soát thủ tục hành chính, bao gồm:
5 Xem một số tài liệu:
- Nguyễn Văn Thâm, Võ Kim Sơn (2002),Thủ tục hành chính - Lý luận và thực tiễn, Nxb.
Chính trị Quốc gia.
- Thang Văn Phúc (2007), Cải cách thủ tục hành chính nhà nước - Thực trạng, nguyên
nhân, giải pháp,Nxb. Thống kê.
6 Xem các tài liệu:
- Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn (1999),Một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính,
Nxb. Chính trị Quốc gia.
- Văn bản hợp nhất Nghị định về Kiểm soát hành chính.
12
1.2. Cải cách thủ tục hành chính
1.2.1. Khái niệm
Thuật ngữ “cải cách” thường được nói đến với ý nghĩa là sự
thay đổi cơ bản một trạng thái, một đối tượng làm cho đối tượng đó
có sự thay đổi phủ hợp với yêu cầu khách quan của quá trình phát
triển, làm cho nó trở nên tốt hơn theo nhu cầu của con người. Từ
điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa “cải cách là sự sửa đổi, cải
thiện một số mặt của đời sống xã hội mà không động tới nền tảng
của chế độ xã hội hiện hành” hoặc “cải cách là đổi mới một số mặt
của sự vật mà không làm thay đổi căn bản của sự vật đó”7. Theo Từ
điển Tiếng Việt, “cải cách là sửa đổi cái cũ đã trở thành lạc hậu để
cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của tình hình”8.
1.2.2. Sự cần thiết của cải cách thủ tục hành chính
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã
chỉ rõ sự cần thiết phải cải cách TTHC, coi đây là một giải pháp quan
trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Yêu
cầu chung của cải cách TTHC là giảm bớt TTHC rườm rà và phức tạp,
giảm bớt những TTHC chồng chéo, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây
khó khăn và cản trở việc giải quyết công việc chung, làm ảnh hưởng đến
quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức, công dân. Do đó, công việc cải
cách TTHC càng trở nên quan trọng và cần thiết vì những lý do sau:
1.2.3. Quá trình cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam
Cải cách TTHC ở Việt Nam thời kỳ đổi mới được bắt đầu thực
hiện chính thức và trên quy mô quốc gia từ năm 1994 trước những
yêu cầu của sự thay đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị
trường và xu hướng hội nhập quốc tế. Tiếp đó, việc cải cách TTHC
được đẩy mạnh thực hiện trong giai đoạn 2001-2010 và đến nay là
giai đoạn 2011-2020.
a) Cải cách thủ tục hành chính theoNghị quyết số 38/CP ngày
04 tháng 5 năm 1994 của Chínhphủ
b) Cải cách thủ tục hành chính theo Chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn2001-2010
c) Cải cách thủ tục hành chính theo Chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn2011-2020
1.3. Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã
7 Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, tr.425, Nxb. Từ điển Bách khoa, 2007.
8Hoàng Phê - Chủ biên (2011), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr.171.
13
1.3.1. Khái niệm
Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan chính quyền cơ sở, gần dân
nhất và thường xuyên trực tiếp tiếp xúc và giải quyết yêu cầu của
nhân dân. Các yêu cầu của nhân dân đề nghị giải quyết rất đa dạng,
theo nhiều lĩnh vực với tính chất phức tạp riêng, đòi hỏi việc giải
quyết phải tuân thủ những trình tự, thủ tục hành chính theo quy định
của pháp luật.
1.3.2. Nội dung (lĩnh vực) cải cách thủ tục hành chính tại
Ủy ban nhân dân cấp xã
Như đã nêu ở phần mở đầu, TTHC được thực hiện tại UBND
cấp xã bao gồm nhiều lĩnh vực (đất đai, văn hóa, tài chính, chứng
thực, hộ tịch, v.v.), nhưng đa số TTHC được giải quyết cho người
dân liên quan đến lĩnh vực chứng thực, hộ tịch. Do đó, trong đề tài
luận văn này, học viên tập trung nghiên cứu vấn đề cải cách TTHC
của UBND cấp xã trong lĩnh vực chứng thực, hộ tịch.
1.3.2.1. Cải cách TTHC trong lĩnh vực chứng thực
a) Hồ sơ chứng thực
b) Thời gian giải quyết chứng thực
c) Trình tự thực hiện chứng thực
1.3.2.2.Cải cách TTHC trong lĩnh vực hộ tịch
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch gồm các quy định về
hồ sơ, trình tự thực hiện, thời gian thực hiện việc đăng ký, quản lý hộ
tịch được thực hiện bởi cơ quan cơ thẩm quyền, trong đó có Ủy ban
nhân dân cấp xã là cấp chính quyền trực tiếp giải quyết các yêu cầu
này của người dân tại địa bàn dân cư. Luật Hộ tịch năm 2014 và các
văn bản hướng dẫn thi hành9đã thể hiện rõ tinh thần cải cách TTHC
9 Luật số 60/2014/QH13 Hộ tịch ngày 20/11/2014 của Quốc hội;
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Hộ tịch ngày 15/11/2015 của Chính phủ;
Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT Hướng dẫn thực hiện liên thông các
thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em
dưới 6 tuổi ngày 15/05/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng
Bộ Y tế;
Thông tư số 15/2015/TT-BTP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-BNG-BTP Hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ
tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài ngày
30/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
14
trong lĩnh vực này và so với các quy định trước đây10 thì thời hạn
giải quyết hồ sơ hộ tịch được rút ngắn; thủ tục, giấy tờ được công
khai, minh bạch hơn, có sự đổi mới trong phân cấp việc thay đổi, cải
chính hộ tịch cho công dân, v.v, cụ thể là:
a) Hồ sơ hộ tịch
b) Thời gian và trình tự giải quyết hồ sơ hộ tịch
* Trường hợp nộp trực tiếp:
* Trường hợp nộp qua bưu chính:
* Trường hợp cần xác minh, thì thời hạn xác minh được kéo
dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
1.3.3. Biện pháp thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại
Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Rà soát thủ tục hành chính
b) Thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
Cơ chế một cửa được triển khai thực hiện đồng bộ tại các cơ
quan hành chính nhà nước địa phương kể từ năm 2003 theo Quyết
định số 181/2003/QĐ-TTg, tiếp đến là cơ chế một cửa, một cửa liên
thông theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg và đến nay là Quyết định
số 09/2015/QĐ-TTg. Đây là một trong những biện pháp chỉ đạo
quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ để triển khai thực hiện cải cách
TTHC, theo đó, quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ
hành chính của nhân dân (cá nhân, tổ chức) được tiến hành như sau:
* Tiếp nhận hồ sơ
* Chuyển hồ sơ
* Giải quyết hồ sơ
* Trả kết quả giải quyết hồ sơ
1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính tại
Ủy ban nhân dân cấp xã
1.4.1. Nhóm yếu tố khách quan
a) Cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin
b) Việc xây dựng và áp dụng hệ thống ISO 9001: 2008
1.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan
a) Nhận thức và năng lực triển khai của đội ngũ công chức
10 Nghị định số158/2005/NĐ-CP, 123/2015/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-
BTP-BCA-BYT, Thông tư số 15/2015/TT-BTP
15
b) Sự quan tâm của lãnh đạo cơ quan đến hoạt động cải cách
TTHC
c) Phương pháp tổ chức thực hiện TTHC
Tiểu kết chương 1.
Chương 2
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ, HUYỆN PHONG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Khái quát về huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên
Phong Điền là huyện phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế trên
với diện tích tự nhiên 95.571ha (bằng 1/5 diện tích tự nhiên của tỉnh
Thừa Thiên Huế) bao gồm các vùng đồi núi, đồng bằng, đầm,phá và
bờ biển. Quy mô đơn vị hành chính cấp xã của huyện gồm 15 xã và 1
thị trấn, trong đó có 3 xã miền núi; 4 xã, thị trấn là đồng bằng; 8 xã là
vùng ven biển, đầm phá. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Phong Điền,
cách thành phố Huế khoảng 30 km về phía Nam.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Huyện Phong Điền có dân số trên 104.716 người, mật độ dân
số 97người/km2; cơ cấu dân số đô thị chiếm 7,3%, nông thôn chiếm
92,7%. Trên địa bàn có 2 tôn giáo chính với tổng số 14.786 người,
chiếm 14,5% dân số, trong đó Phật giáo chiếm 8%, Công giáo chiếm
6,5%. Số lao động đang làm việc 55.739 người, trong đó lao động
nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 41,7%, lao động công nghiệp
xây dựng chiếm 35,9%, lao động dịch vụ chiếm 22,4%.
2.2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban
nhân dân cấp xã, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai
đoạn 2015-2018
2.2.1. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh
vực chứng thực
2.2.1.1. Thực trạng rà soát TTHC trong lĩnh vực chứng thực
16
Bảng 2.1. Kết quả rà soát TTHC trong lĩnh vực chứng thực tại
UBND các xã, thị trấncủa huyện Phong Điền giai đoạn 2015-2018
UBND xã, thị trấn
Số lượng kiến nghị của UBND các xã, thị trấn
về TTHC trong lĩnh vực chứng thực
giai đoạn 2015-2018
Chứng thực bản sao từ bản
chính Chứng thực chữ ký
2015 2016 2017 2018 2015 2016 2017 2018
1. UBND TT Phong Điền 2 2 3 1 1 3 2 1
2. UBND xã Phong Hải 3 2 2 2 1 3 2 1
3. UBND xã Phong Hiền 2 1 2 2 1 2 1 1
4. UBND xã Phong Mỹ 3 2 2 1 2 2 1 1
5. UBND xã Phong Sơn 3 2 1 1 2 2 3 1
6. UBND xã Phong Thu 2 1 3 3 2 1 2 1
7. UBND xã Phong Xuân 1 1 1 1 2 3 1 1
8. UBND xã Phong Hòa 2 0 1 0 1 2 2 1
9. UBND xã Điền Hải 1 2 3 2 4 1 2 1
10. UBND xã Điền Hòa 2 3 3 3 2 1 1 1
11. UBND xã Điền Hương 2 2 1 1 2 3 2 2
12. UBND xã Điền Lộc 3 2 1 2 2 2 2 1
13. UBND xã Điền Môn 2 3 3 3 1 2 2 1
14. UBND xã Phong An 4 2 2 1 3 2 2 1
15. UBND xã Phong Bình 2 2 3 3 3 2 2 2
16.UBND xã Phong Chương 2 2 1 2 1 3 2 1
Tổng cộng: 41 29 32 28 30 34 29 18
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo công tác chứng thực - hộ tịch
của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phong Điền quan các năm 2015-2018
Bảng 2.2. Kết quả lấy ý kiến góp ý, phản ánh của nhân dân về
TTHC trong lĩnh vực chứng thực của UBND các xã, thị trấn trên
địa bàn huyện Phong Điền giai đoạn 2015-2018
UBND xã, thị trấn
Số lượng ý kiến góp ý, phản ánh của cá nhân, tổ chức về
TTHC trong lĩnh vực chứng thực tại các xã, thị trấn của
huyện Phong Điền giai đoạn 2015-2018
Chứng thực bản sao từ
bản chính
Chứng thực chữ ký
Số lượt người
dân, tổ chức
góp ý kiến,
phản ánh
Số lượng
ý kiến,
phản ánh
tập trung
Số lượt người
dân, tổ chức
góp ý kiến,
phản ánh
Số lượng
ý kiến,
phản ánh
tập trung
1. UBND TT Phong Điền 3872 8 2624 2
2. UBND xã Phong Hải 1892 1 1672 1
3. UBND xã Phong Hiền 3162 4 2451 3
4. UBND xã Phong Mỹ 2681 2 2109 0
5. UBND xã Phong Sơn 3021 1 2096 0
6. UBND xã Phong Thu 1642 1 1320 0
7. UBND xã Phong Xuân 2473 2 1792 1
8. UBND xã Phong Hòa 3420 1 2311 2
17
9. UBND xã Điền Hải 2091 1 1976 0
10. UBND xã Điền Hòa 1273 0 1009 2
11. UBND xã Điền Hương 1176 1 1098 0
12. UBND xã Điền Lộc 2098 2 1872 1
13. UBND xã Điền Môn 1986 1 1560 1
14. UBND xã Phong An 4520 2 3421 2
15. UBND xã Phong Bình 3271 1 962 1
16.UBND xã Phong Chương 4210 1 2109 2
Tổng cộng: 42.788 29 30.382 18
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo công tác chứng thực - hộ tịch
của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phong Điền quan các năm
2015-2018
a) Đối với thủ tục hành chính về chứng thực bản sao
b) Đối với thủ tục hành chính về chứng thực chữ ký
2.2.1.2. Thực trạng thực hiện TTHC trong lĩnh vực chứng thực
TTHC trong lĩnh vực chứng thực tại các xã, thị trấn của
huyện Phong Điền cũng như tại các địa phương khác trên cả nước
được theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định chung
của pháp luật11, cụ thể là:
Thứ nhất, Tổ chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ
chứng thực theo cơ chế một cửa
Thứ hai, công khai TTHC trong lĩnh vực chứng thực
Thứ ba, công khai thực hiện quy trình chứng thực
Để giúp người thực hiện chứng thực có thể nắm được trình
tự, thủ tục thực hiện các loại hình chứng thực một cách cơ bản nhất,
từ đó triển khai thực hiện một cách thống nhất, hiệu quả, tránh các
sai sót, trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành, các xã, thị trấn của
huyện Phong Điền đã thực hiện quy trình chứng thực một cách công
khai. Qua khảo sát thực địa, tác giả khái quát và mô hình hóa các
bước của hoạt động chứng thực tại bộ phận một cửa của UBND cấp
xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phong Điền như Hình 2.1, Hình 2.2 và
Hình 2.3 dưới đây.
2.2.2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh
vực hộ tịch
2.2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_cai_cach_thu_tuc_hanh_chinh_tai_uy_ban_nhan.pdf