Tóm tắt Luận án Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường chính trị - hành chính tỉnh Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở LÀO

1.1.1. Sách tham khảo

Cayxỏn Phômvihản (2005), “Quyết tâm lấy giáo dục tiến lên một bước”,

Tuyển tập, Tập 4, Nxb Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng

Lào, Viên Chăn.

1.1.2. Đề tài khoa học

Bộ Nội vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2011), Chiến lược phát triển

nguồn nhân lực của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020, Bản báo cáo

chính trị của Bộ Nội vụ, mã số 01, Viêng Chăn; Bunthi Khưamyxay (2014), Kiến

thức phương pháp luận để nghiên cứu khoa học qua hợp tác giữa Học viện Chính

trị và Hành chính quốc Lào và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí

Minh từ năm 2005-2008, Nxb Chính trị quốc gia Lào, Viêng Chăn.

1.1.3. Các luận án

Phănđuôngchít Vôngxả (2002), Công tác lý luận của Đảng Nhân dân Cách

mạng Lào trong thời kỳ mới, Luận án tiến sỹ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng

Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội;

Xảykhăm Munmanyvông (2014), Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ

cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

Lào hiện nay, Luận án tiến sỹ chuyên ngành Triết học, Học viện Chính trị - Hành

chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường chính trị - hành chính tỉnh Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ với thời gian ngắn hạn. Tổ chức nhiều hình thức học tập, bồi dưỡng theo chỉ đạo của Tỉnh ủy mở như các lớp bồi dưỡng 45 ngày, 3 tháng để cập nhật kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh, huyện và cơ sở; đào tạo và bồi dưỡng trình độ về chính trị, tư tưởng, quan điểm, phương pháp sư phạm cho đội ngũ CBNC, GD làm công tác giảng dạy các môn chính trị ở các trường dạy nghề ở cơ sở. Thứ ba, xây dựng, củng cố nhà trường và lãnh đạo nhà trường. Lãnh đạo, quản lý công việc trong các trường như: công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác cán bộ, quản lý hành chính, quản lý ngân sách, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện các chính sách đối với CBNC, GD; chuẩn bị khu ăn nghỉ cho học viên các khóa và CBNC, GD chưa thành hôn...; tham gia các hội nghị, hội thảo chính trị, khoa học do tỉnh ủy tổ chức, thực hiện nhiệm vụ tham mưu về việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn giúp các tỉnh ủy; tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, phó phòng và tương đương theo chương trình do ban tổ chức cán bộ của tỉnh ban hành; thực hiện công tác quan hệ quốc tế về nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; * Vị trí, vai trò của các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào có vị trí và vai trò là trung tâm giáo dục lý luận cách mạng quan trọng nhất, được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn diện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên (cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chính trị trong các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng và cán bộ chỉ huy tham mưu trong lực lượng vũ trang ở cấp tỉnh, huyện, địa phương và cơ sở). Đồng thời các trường còn được xác định là nơi nghiên cứu lý luận chính trị - hành chính, 9 nghiên cứu khoa học với một số chuyên đề khác nhau, tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi trường và tỉnh đưa ra. 2.2.1. Quan niệm, vai trò, nhiệm vụ và đặc điểm của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào * Quan niệm đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào là những người được trang bị những kiến thức khoa học một cách có hệ thống, cơ bản, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn sâu - rộng, có lối sống trong sáng, trực tiếp làm rõ cơ sở khoa học của các quá trình vận động, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội theo quy luật khách quan, được đảm nhiệm việc nghiên cứu khoa học với các chuyên đề, phạm vi khác nhau và có trách nhiệm giảng dạy các môn khoa học chính trị trong các trường; là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào đến với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các tỉnh, huyện, địa phương và cơ sở. * Vai trò của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Một là, là lực lượng trực tiếp giảng dạy và giữ vai trò quyết định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính của các TCT-HC tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yều cầu công tác của người học. Hai là, là lực lượng chủ yếu trực tiếp giáo dục, bồi dưỡng, tuyên truyền sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ công tác đảng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh, huyện và cơ sở. Ba là, có vai trò trong việc góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của các nhà trường, xây dựng đảng bộ nhà trường trong sạch, vững mạnh, xây dựng các tổ đảng ở các khoa, phòng, ban, ngành vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính trong giai đoạn mới. 10 * Nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thứ nhất, có nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để phục vụ cho học tập, giảng dạy và góp phần vào việc làm cho đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước rõ ràng và không ngừng hoàn thiện. Thứ hai, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh có nhiệm vụ giảng dạy các môn khoa học chính trị. Đội ngũ CBNC, GD Là lực lượng nòng cốt trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở tỉnh, huyện và cơ sở về lý luận chính trị - hành chính, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ về chủ nghĩa xã hội khoa học, triết học Mác - Lênin, Nhà nước pháp luật, kinh tế chính trị - quản lý kinh tế, công tác xây dựng Đảng và một số nhiệm vụ về công tác dân vận. Thứ ba, đội ngũ CBNC, GD ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh có nhiệm vụ soạn tài liệu bồi dưỡng và bổ sung bài giảng trên cơ sở giáo trình, giáo án và gắn với thực tiễn. Việc soạn tài liệu bồi dưỡng và bổ sung các bài giảng là một nhiệm vụ quan trọng đối với đội ngũ CBNC, GD. Bởi việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính trong những năm tới, đòi hỏi tài liệu bồi dưỡng và bài giảng của người CBNC, GD phải phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, trình độ và công tác của người học, đáp ứng yêu cầu đổi mới, bảo đảm tính khoa học và mang tính giáo dục. * Đặc điểm của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thứ nhất, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh là những người có kiến thức lý luận chính trị - hành chính, hiểu biết sâu sắc về tính đặc thù đối với việc nghiên cứu, giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Họ là lực lượng góp phần quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào đến với đối tượng học một cách chủ động và có chọn lọc nên đòi hỏi người CBNC, GD phải là đảng viên. 11 Thứ hai, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có cơ cấu trình độ chuyên môn, nghề nghiệp và độ tuổi đa dạng. Thế hệ thứ nhất, (độ tuổi 45 - 60) là những người trưởng thành trong bối cảnh đất nước có nhiều chuyển đổi, là cán bộ giảng dạy của Trường Đoàn kết, của HVCT&HCQG Lào hoặc chuyển từ các cơ quan đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể sang làm công tác giảng dạy. Thế hệ thứ hai, (từ 30 - 44 tuổi) là những CBNC, GD có đạo đức cách mạng, có phẩm chất chính trị vững vàng, có tính tự giác cao trong việc tự nghiên cứu và học tập, rèn luyện để trau dồi kiến thức cả về lý luận và thực tiễn. Thế hệ thứ ba, (là những CBNC, GD dưới 30 tuổi), đội ngũ này chiếm số đông, là những cán bộ trẻ được trưởng thành trong sự nghiệp đổi mới đất nước đến nay. Thứ ba, đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh không chỉ là người giáo dục tri thức lý luận chính trị - hành chính mà còn bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và tư tưởng cho người học. Trên cơ sở được học tập, thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cho đội ngũ cán bộ, đảng viên sẽ có điều kiện nâng cao nhận thức lý luận, hiểu biết sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không ngừng bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cách mạng, nâng cao ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng, năng lực, phương pháp và phong cách công tác. 2.2. CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - KHÁI NIỆM VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 2.2.1. Quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Qua thực tiễn, có thể khẳng định chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT- HC tỉnh CHDCND Lào là tổng hợp các thuộc tính, đặc trưng của người CBNC, GD, bảo đảm cho họ hoàn thành nhiệm vụ được giao, bao gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực công tác; số lượng và cơ cấu, giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần xuất thân, tuổi đời, tuổi đảng, tuổi nghề và kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng CBNC, GD. 2.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thứ nhất, nhóm tiêu chí về số lượng, cơ cấu của đội ngũ CBNC, GD. 12 Thứ hai, nhóm tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của đội ngũ CBNC, GD. Thứ ba, nhóm tiêu chí về trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học của từng CBNC, GD. Thứ tư, nhóm tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ của CBNC, GD. Tiểu kết chương 2 Các Trường Chính trị và Hành chính tỉnh CHDCND Lào là hệ thống trường đảng cấp tỉnh, là đơn vị đào tạo, bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên tiến của Đảng và Nhà nước Lào. Giáo dục đào tạo, bồi dưỡng là nhiệm vụ hàng đầu, trong đó đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBNC, GD có chất lượng là đặc biệt cần thiết và cấp bách. Điều đó đòi hỏi đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào phải đủ những tiêu chuẩn cơ bản là: có đạo đức cách mạng tốt, có lối sống trong sáng - mẫu mực, có trình độ chuyên môn sâu rộng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng gắn lý luận với thực tiễn và có trách nhiệm cao. Đây là những tiêu chuẩn cơ bản mà mỗi CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh không thể thiếu được. Chương 3 CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 3.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 3.1.1. Ưu điểm Thứ nhất, số lượng và cơ cấu đội ngũ CBNC, GD - Về số lượng: mỗi trường đều được bổ nhiệm 1 hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng và 1 ủy viên, có phương tiện phục vụ; hiện nay, tổng số cán bộ viên chức ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào là 488 người, nữ 178 người. Trong đó CBNC, GD (giảng viên chính) là 309 người, nữ 84 người, có 18 giám đốc, 17 phó giám đốc và 17 ủy viên. 13 - Về cơ cấu đội ngũ CBNC, GD + Về cơ cấu giới tính: với CBNC, GD 309 người, nam 225 người, chiếm 72,81%, nữ 84 người, chiếm 27,18%; + Về cơ cấu dân tộc: dân tộc Lào Lum có 269 người, chiếm 87,05%; dân tộc Khamu 19 người, chiếm 6,14% và dân tộc Hmông 21 người, chiếm 6,79%; + Về cơ cấu độ tuổi: qua điều tra cho thấy: 68,93% CBNC, GD ở độ tuổi dưới 30; 12,90% CBNC, GD ở độ tuổi 31-40; 10,03% CBNC, GD ở độ tuổi từ 41- 50; 0,71% CBNC, GD ở độ tuổi 51-60 và 61 trở lên chiếm 0,97%; tuổi nghề bình quân 10 - 25 năm, tuổi nghề CBNC, GD từ 1-20 năm chiếm rất đông và ít CBNC, GD có tuổi nghề trên 35 năm trở lên; tuổi đảng bình quân 5-25 năm, đội ngũ CBNC, GD có tuổi đảng từ 1-20 năm chiếm khá đông và ít CBNC, GD có tuổi đảng trên 35 năm trở lên; + Về hệ thống tổ chức của các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, gồm hiệu trưởng, dưới là các phó hiệu trưởng, các trưởng phòng, phó phòng, các ngành và môn học. Thứ hai, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của CBNC, GD - Về phẩm chất chính trị: Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, ban giám đốc các Trường, những năm qua đội ngũ CBNC, GD luôn có phẩm chất chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng CNXH, có lối sống lành mạnh, sống có kỷ cương và kỷ luật nghiêm minh, trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân. - Về đạo đức cách mạng: họ luôn tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, nói đi đôi với làm, nhận thức tư tưởng gắn liền với rèn luyện đạo đức, lối sống của người chiến sỹ trong lĩnh vực chính tri, tưởng trong giai đoạn mới. Thứ ba, trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu, giảng dạy của từng CBNC, GD - Về trình độ chuyên môn: trong đó có 309 cán bộ nghiên cứu, giảng dạy với trình độ chuyên môn tiến sỹ 9 người, chiếm 2,91% của tổng số CBNC, GD; thạc sỹ 68 người, chiếm 22%; đại học 220 người, chiếm 71,19%; cao cấp 64 người, chiếm 20,91%; trung cấp 11 người, chiếm 3,25% và trình độ lý luận chính trị tiến sỹ 9 người, chiếm 2,91% của tổng số CBNC, GD; thạc sỹ 68 người, chiếm 22%; đại học 220 người, chiếm 71,19%; cao cấp 64 người, chiếm 20,91%; trung cấp 11 người, chiếm 3,25% và đã học qua 25 người, chiếm 8,06% - Về năng lực nghiên cứu, giảng dạy: qua điều tra với 60% tổng số CBNC, GD am hiểu thực tiễn rất ít, chưa có kinh nghiệm thực tiễn, một số người mới vào 14 nghề, có quá trình rèn luyện trong công tác thực tế ít, lại thiếu kinh nghiệm công tác thực tế nên cần phải được bồi dưỡng những kiến thức thực tiễn, rèn luyện trong công tác thực tế. Thứ tư, kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBNC, GD - Về thực hiện nội dung chương trình các môn: qua điều tra cho thấy: 34,57% cho rằng nội dung chương trình quá dài; 55,14% cho rằng phù hợp; 10,28% cho rằng nội dung chương trình quá ngắn; 19,62% cho rằng cần biên soạn giáo trình phù hợp với đối tượng học; 30,52% số ý kiến cho rằng phải viết giáo trình đặc thù cho từng chuyên ngành học; và 49,84% cho rằng cần phải biên soạn giáo trình mới chuẩn quốc gia. - Về thực hiện giảng dạy: hiện nay, CBNC, GD ở các trường cũng sử dụng nhiều phương pháp để thực hiện: Một là, chống việc mang tài liệu vào phòng thi. Hai là, cho đề thi mở, học viên có thể sử dụng tài liệu theo ý muốn, nhưng các đề thi mỗi môn đều gắn lý luận với thực tiễn ở thời kỳ đổi mới của đất nước. Ba là, thi vấn đáp CBNC, GD đều yêu cầu học viên nêu vấn đề lý luận, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn của nơi học viên đang công tác. - Về việc soạn và bổ sung bài giảng: việc soạn và bổ sung bài giảng là nhiệm vụ thường xuyên của đội ngũ CBNC, GD, mỗi CBNC, GD luôn coi trọng và tự giác soạn và bổ sung bài giảng của mình cho phù hợp với đối tượng và giai đoạn cách mạng. - Về việc hướng dẫn học viên viết tiểu luận và luận văn tốt nghiệp: năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ CBNC, GD đã có nhiều tiến bộ, thể hiện rõ ở kết quả thực hiện các nhiệm vụ chức trách của mình và các hoạt động của cơ quan, đặc biệt là việc hướng dẫn học viên viết tiểu luận và luận văn tốt nghiệp. - Về kết quả đào tạo, bồi dưỡng: qua điều tra năm học từ 2009-2015 của các trường cho thấy: học viên trong tất cả các trường là 1.493 người, nữ 221 người; hệ cao cấp đặc biệt buổi tốt 625 người, nữ 61 người; hệ trung cấp tập trung 3.770 người, nữ 478 người; hệ trung cấp đặc biệt buổi tốt 1.514 người, nữ 113 người; bồi dưỡng 3 tháng 1.575 người, nữ 200 người; bồi dưỡng 45 ngày 2.082 người, nữ 364 người. - Về bằng cấp lý luận chính trị: cao cấp lý luận chính trị 34 người, chiếm 14,91%; nữ 13 người, chiếm 5,70% của tổng số giảng viên kiêm chức; Cử nhân 109 người, chiến 47,08%; nữ 39 người, chiếm 17,10%; Thạc sỹ 68 người, chiếm 29,82%; nữ 19 người, chiếm 8,33%; Tiến sỹ 17 người, chiếm 7,45%; nữ 5 người, chiến 2,19%. 15 - Về chức vụ trong các cơ quan đảng, chính quyền và đoàn thể: cán bộ trong Ban Thường vụ tỉnh ủy có 34 người; cán bộ trong Ban Tổ chức - cán bộ của tỉnh 34 người; Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện 24 người; cán bộ trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng 34 người; cán bộ trong Ban Tuyên huấn của tỉnh 13 người; cán bộ trong Đoàn thanh niên 17 người; cán bộ trong Hội phụ nữ 15 người; trưởng, phó trưởng ngành Kế hoạch và đầu tư trong tỉnh 28 người; trưởng ngành Phát triển nông thôn trong tỉnh 15 người; cán bộ đã về hưu 16 người. 3.1.2. Hạn chế, khuyết điểm - Thứ nhất, về số lượng và cơ cấu + Về số lượng: qua điều tra cho thấy đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào vẫn còn thiếu về số lượng lẫn chất lượng, chưa bảo tính kế thừa về các thế hệ cán bộ. + Về cơ cấu (giới tính, dân tộc và độ tuổi): thực tiễn cho thấy cơ cấu, giới tính, dân tộc và độ tuổi của đội ngũ CBNC, GD ở các TCT -HC tỉnh CHDCND Lào chưa đồng bộ, thiếu tính kế thừa về tuổi đời, dân tộc, tuổi nghề và tuổi đảng của đội ngũ này. - Thứ hai, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng + Về phẩm chất chính trị: tình trạng chạy theo chức, quyền, lợi... vẫn còn tồn tại ở một số CBNC, GD. Đây là những biểu hiện tiêu cực, suy thoái tác động đến quá trình nghiên cứu, giảng dạy ở các trường này. + Về đạo đức cách mạng: qua thực tiễn, một số CBNC, GD ở các trường chưa thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống. Thứ ba, trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học - Về trình độ chuyên môn: với 309 CBNC, GD ở các trường và đa dạng trình độ chuyên môn, nhưng khi nghiên cứu sâu vào các trường thì một số trường có CBNC, GD ít nhất là 2 người, nhiều nhất là 31 người và trình độ rất chênh lệch, như vậy tỷ lệ CBNC, GD ở các trường chưa thật sự hợp lý. - Về năng lực nghiên cứu, giảng dạy: một số CBNC, GD còn hạn chế về năng lực thực tiễn, hạn chế về trình độ ngoại ngữ như: Anh, Pháp, Trung Quốc... và tin học, kiến thức chuyên môn, nếu không được thường xuyên củng cố bồi dưỡng thì dễ bị mai một, lạc hậu, việc tiếp cận và ứng dụng phương pháp giảng dạy hiện đại còn hạn chế và có khó khăn. Thứ tư, kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy: công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong những năm qua còn 16 nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ này trong giai đoạn cách mạng mới. 3.2. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM 3.2.1. Nguyên nhân của thực trạng 3.2.1.1. Nguyên nhân của ưu điểm Một là, do có đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào; Hai là, sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của tỉnh ủy, chính quyền và sự chỉ đạo của HVCT&HCQG Lào về mặt chuyên môn và sự nỗ lực của các đảng, các ban ngành, khoa chuyên môn trong các trường; Ba là, sự quan tâm của các tổ chức đảng, chính quyền và tinh thần tiên phong gương mẫu của cán bộ lãnh đạo các nhà trường; Bốn là, ý thức tự giác trong việc phấn đấu vươn lên của bản thân mỗi CBNC, GD; Năm là, do đặc điểm riêng của các trường; Sáu là, do các tổ chức cấp trên đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị các phương tiện dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu giảng dạy; Bảy là, do có sự giúp đỡ của một số nước trên thế giới về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD. 3.2.1.2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm Một là, do một số cán bộ lãnh đạo cấp trên cũng như cán bộ lãnh đạo các nhà trường chưa thật sự quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng năng lực của đội ngũ CBNC, GD; Hai là, do trình độ hiểu biết và việc tiếp thu khoa học, công nghệ hiện đại của đội ngũ CBNC, GD còn hạn chế; Ba là, do vốn đầu tư và kinh phí còn hạn chế; Bốn là, do thiếu quy hoạch, cơ chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng; Năm là, do một số chế độ, chính sách chưa thật hợp lý. 3.2.2. Những kinh nghiệm từ thực tiễn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thứ nhất, Ban Thường trực tỉnh ủy và các cơ quan có liên quan cần nhận thức sâu sắc, thống nhất các quan điểm của Đảng NDCM Lào về công tác giáo dục, đào tạo trong thời kỳ mới; Thứ hai, thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, trong đó tập trung vào khâu tuyển chọn những cán bộ có đức, có tài về làm công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các trường; Thứ ba, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức ngoài nhà trường như: chính quyền, Mặt trận, hội phụ nữ, đoàn thanh niên của tỉnh, huyện và bản (làng), thực hiện gắn bó mật thiết với dân khu vực nhà trường, bảo đảm an ninh, trật tự trong khu nhà trường; tranh thủ sự lãnh đạo của Ban Thường trực tỉnh ủy và sự chỉ đạo sâu sắc về nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo, 17 bồi dưỡng cán bộ của HVCT&HCQG Lào; Thứ tư, tiêu chuẩn hóa trình độ moị mặt đối với đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào; Thứ năm, thực hiện chính sách ưu đãi phù hợp đối với đội ngũ CBNC, GD; Thứ sáu, hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBNC, GD ở các trường này. Tiểu kết chương 3 Đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đã có bước chuyển biến quan trọng. Họ luôn có ý thức vươn lên, kiên định vững vàng trước những biến động phức tạp trong nước, khu vực và quốc tế, đã ra sức học tập, tu dưỡng rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ mọi mặt, năng lực công tác và phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống mẫu mực, tạo nên thành tựu to lớn của công tác giáo dục, đào tạo trong hệ thống các TCT-HC tỉnh ở Lào. Tuy nhiên, đội ngũ CBNC, GD ở các trường vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém về trình độ nhiều mặt, nhất là ngoại ngữ, tin học; cơ cấu đội ngũ chưa hợp lý. Nhìn tổng thể đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào còn chưa đáp ứng yêu cầu của những năm tới. Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2025 4.1. DỰ BÁO NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2025 4.1.1. Dự báo những yếu tố tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2025 4.1.1.1. Những yếu tố thuận lợi Một là, những yếu tố tác động ở khu vực và thế giới: năm 2012 CHDCND Lào chuẩn bị hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến tháng 2 năm 2013 Lào chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, đặc biệt cuối năm 2012 Lào đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao của các nhà lãnh đạo Á - Âu lần thứ 9 (ASEM 9) tại Viêng Chăn; chính sự hội nhập và giao lưu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội... đã làm cho nền kinh tế của Lào có bước phát triển vượt 18 bậc, tạo điều kiện cho việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, đời sống của nhân dân được nâng cao, chính trị được giữ vững, quốc phòng, an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của đất nước ngày càng được khẳng định và nâng cao trên trường quốc tế. Hai là, những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước Lào thời kỳ đổi mới: công cuộc đổi mới của đất nước Lào qua hơn 28 năm đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước Lào đã dần dần ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển và đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đời sống nhân dân các bộ tộc Lào được cải thiện, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc do Đảng NDCM Lào lãnh đạo được củng cố và tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng. Ba là, Đảng và Nhà nước Lào cũng như Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào đã có nhiều chủ trương, chính sách, quyết định về giáo dục lý luận chính trị - hành chính và xây dựng đội ngũ đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào theo hướng chuẩn hóa như: Quyết định số 21/BTHTW, ngày 8/7/1997 của Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào tới các Tỉnh ủy, Tỉnh ủy thành phố và các Đặc khu về việc củng cố và xây dựng lại các TCT-HC tỉnh trên toàn quốc; Quyết định số 901/BGDĐT-TT, ngày 19/3/1999 của Bộ Giáo dục đào tạo và thể thao về việc công nhận chương trình biên soạn giáo trình hệ trung cấp ngắn hạn (10 tháng); Quyết định số 65/BCTTW, ngày 21/7/2003 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng DNCM Lào về việc giao các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh, thành phố cho HVCT&HCQG Lào lãnh đạo, chỉ đạo về mặt chuyên môn; Quyết định số 1188/BGDĐT-TT, ngày 12/7/2005 của Bộ Giáo dục đào tạo và thể thao về việc công nhận và phê duyệt chương trình cao cấp và cử nhân của HVCT&HCQG Lào. Bốn l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_chat_luong_doi_ngu_can_bo_nghien_cuu_giang_day_o_cac_truong_chinh_tri_hanh_chinh_tinh_cong_hoa_da.pdf
Tài liệu liên quan