Tóm tắt Luận án Chính sách pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Luận án đã phân tích, làm rõ 03 yêu cầu về lý luận và thực tiễn

đặt ra cần hoàn thiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm

tội, cụ thể: (1) Đảm bảo quyền, lợi ích của người dưới 18 tuổi theo

yêu cầu cải cách tư pháp; (2) Yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội

phạm và thực tiễn công tác áp dụng pháp luật của các cơ quan có

thẩm quyền đặt ra những yêu cầu cấp bách cần hoàn thiện chính sách

pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; (3) Sự

phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong tư pháp hình sự đối với

người dưới 18 tuổi phạm tội.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Chính sách pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n người phạm tội đóng vai trò quan trọng. + Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội còn nhiều bất cập, nhất là tình trạng vi phạm thủ tục tố tụng hình sự trong điều tra, truy tố, xét xử. + Các giải pháp hoàn thiện CSPLTTHS Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chưa được quan tâm xây dựng và thực hiện. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích của luận án: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, đánh giá thực tiễn thực hiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ở Việt Nam, nhận xét và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trong giai đoạn hiện nay. - Nhiệm vụ của luận án: Để đạt được mục đích nêu trên, luận án đặt ra và phải giải quyết các nhiệm vụ sau đây: + Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, qua đó xác định vấn đề nghiên cứu; + Nghiên cứu xây dựng khái niệm CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; làm rõ đặc điểm, nội dung, hình thức, phương tiện của CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Phân tích làm rõ các yếu tố tác động đến CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; + Phân tích CSPLTTHS Việt Nam hiện hành đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thể hiện qua các quy định của pháp luật tố 6 tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; + Đưa ra những giải pháp hoàn thiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu về CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Trong đó tập trung nghiên cứu về những cơ sở lý luận của CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và thực tiễn thực hiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thông qua quy định của pháp luật tố tụng hình sự và thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cho phù hợp hơn với yêu cầu, chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay, phù hợp tình hình thực tiễn và các điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. - Phạm vi nghiên cứu của luận án: + Về nội dung: Dưới góc độ khoa học pháp lý, CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thể hiện qua rất nhiều nội dung cụ thể. Trong phạm vi nội dung nghiên cứu, luận án chỉ nghiên cứu nội dung thực hiện CSPLTTHS, trong đó tập trung làm rõ CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên phương diện mục tiêu, nguyên tắc tiến hành tố tụng, thủ tục tiến hành tố tụng và tổ chức cơ quan tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Người dưới 18 tuổi phạm tội được đề cập trong luận án được hiểu là người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi. + Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi 7 phạm tội ở Việt Nam. Tiến hành phân tích điển hình các vụ án tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác. + Về thời gian: Các số liệu thống kê sử dụng trong luận án được thu thập từ năm 2009 đến năm 2019. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận án - Phương pháp luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường lối đổi mới đất nước, tinh thần cải cách tư pháp, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Tội phạm học, Tâm lý học, Xã hội học, Nhân học, Khoa học điều tra hình sự với các phương pháp nghiên cứu cụ thể để làm sáng tỏ bản chất của CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đây chính là phương pháp luận tiếp cận nội dung nghiên cứu dưới góc độ liên ngành, đa ngành trong nghiên cứu về CSPL và pháp luật hiện nay. Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng hệ thống tri thức và phương pháp tiếp cận của Khoa học Chính sách công vào việc giải quyết các nội dung của vấn đề CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Luận án lấy nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ của CSPL, CSHS làm xuất phát điểm để tiếp cận bản chất vấn đề nghiên cứu và từ đó tìm ra các liên hệ bản chất cần triển khai nghiên cứu trong luận án. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân tích tài liệu; Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh; Phương pháp tổng kết thực tiễn; Phương pháp so sánh pháp luật; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp nghiên cứu điển hình. 8 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án là một trong những công trình nghiên cứu chuyên khảo đầu tiên về CSPLTTHS nói chung và CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng. Do vậy, trên cơ sở tiếp thu tri thức của các công trình khoa học đã được công bố trước đây về vấn đề CSPL và CSHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, luận án đã bước đầu phân tích, luận giải một cách có hệ thống và khoa học những khía cạnh khác nhau có liên quan đến lý luận và thực tiễn về CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ở Việt Nam hiện nay, thể hiện ở một số điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, làm rõ nội hàm khái niệm CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; xác định đặc điểm, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện của CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Thứ hai, phân tích làm rõ các yếu tố đảm bảo xây dựng và thực hiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại Việt Nam. Thứ ba, phân tích CSPLTTHS Việt Nam hiện hành đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và thực trạng thực hiện CSPLTTHS trong thời gian qua đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Thứ tư, xác định yêu cầu và đưa ra những giải pháp hoàn thiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa cung cấp cơ sở lý luận cho hoạt động lập pháp, hành pháp và đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động tư pháp hình sự. Kết quả nghiên cứu của luận án còn góp phần cung cấp kiến thức bổ ích cho việc nghiên cứu giảng đạy môn học Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự, Tội phạm học, Khoa học Điều tra hình sự trong các học viện, trường đại học đào tạo về Luật. - Về thực tiễn: những giải pháp của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ nghiên cứu về xây dựng pháp luật, cán bộ 9 hoạt động thực tiễn, tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật, đồng thời có thể áp dụng CSPLTTHS để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 8. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Những vấn đề lý luận về chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Chương 3. Chính sách pháp luật tố tụng hình sự và thực hiện chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ở Việt Nam Chưong 4. Hoàn thiện chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ở nước ta hiện nay . NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Luận án đã phân tích những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học của nước ngoài trên 02 nhóm: Các công trình nghiên cứu về chính sách hình sự, chính sách pháp luật tố tụng hình sự; Các công trình nghiên cứu về chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 1.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Luận án đã hệ thống hóa và phân tích kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong nước theo 02 nhóm: Các công trình nghiên cứu về chính sách pháp luật, chính sách hình sự và chính sách 10 pháp luật tố tụng hình sự; Các công trình nghiên cứu về chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 1.3 Nhận xét, đánh giá về tình hình nghiên cứu Qua nghiên cứu các công trình liên quan đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về CSHS và CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi trong và ngoài nước, luận án có một số nhận xét sau: - Những vấn đề lý luận cơ bản về CSHS (khái niệm, nội dung, các yếu tố tác động đến việc hình thành CSHS của nhà nước, mối quan hệ giữa CSHS và pháp luật, mối quan hệ giữa CSHS và hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm) đã được các nhà khoa học ở nước ngoài quan tâm nghiên cứu khá sớm so với Việt Nam. Mặc dù vậy, với các nghiên cứu khoa học đã công bố trong nước thì những vấn đề lý luận cơ bản về CSHS, chính sách pháp luật hình sự đã được làm rõ một cách đầy đủ và có hệ thống. Đặc biệt có những công trình đã nghiên cứu chuyên sâu về CSHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ở nhiều khía cạnh khác nhau. - Về CSPLTTHS nói chung và CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, qua nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước, có thể thấy rằng chỉ những công trình nghiên cứu ở nước ngoài có đề cập trực tiếp đến CSPLTTHS, có liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội. Riêng các nghiên cứu trong nước hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, nhất là những nội dung lý luận của CSPLTTHS nói chung và CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều tập trung vào phân tích những quy định của pháp luật tố tụng hình sự thực định và đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định này, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tố tụng hình sự trong đấu tranh phòng chống tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện nói riêng và tình hình tội phạm nói chung. Những nghiên cứu này mới chỉ quan tâm đến một bộ phận hợp thành 11 của CSPLTTHS, chưa nghiên cứu một cách toàn diện về nội dung mà luận án đang đặt ra nghiên cứu. Vì vậy, luận án đưa ra kết luận sau: Chưa có công trình khoa học nào tiếp cận nghiên cứu một cách có hệ thống, tổng thể, trực tiếp về CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội hay đánh giá về CSPLTTHS hiện hành đối với nhóm người phạm tội này. Đây là một hướng nghiên cứu mới và còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải được làm sáng tỏ. 1.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Luận án đặt ra 02 vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu sau: Thứ nhất, cần làm rõ những vấn đề lý luận về CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như: diễn đạt lại khái niệm về chính sách, CSPL và xây dựng khái niệm CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; chỉ ra đặc điểm của CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, trên cơ sở đặc điểm chung của chính sách pháp luật, CSHS nói chung; xác định rõ những nội dung, hình thức và phương tiện của CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Thứ hai, khảo sát, đánh giá, nhận xét về thực trạng CSPLTTHS Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên các khía cạnh: thực trạng quy định pháp luật TTHS và thực trạng áp dụng pháp luật TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện CSPLTTHS Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong giai đoạn hiện nay. 12 Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI 2.1 Khái niệm, đặc điểm của chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với dƣới 18 tuổi phạm tội 2.1.1 Khái niệm chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Trên cơ sở luận giải và làm rõ các khái niệm như CSPL, CSHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, CSPLTTHS, luận án đưa khái niệm CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: là hoạt động có căn cứ khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan xây dựng và áp dụng pháp luật để soạn thảo và áp dụng các hình thức thực hiện pháp luật hình sự trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm bảo đảm sự ổn định của hệ thống pháp luật, tăng cường việc bảo vệ các quyền và tự do của người dưới 18 tuổi phạm tội, cũng như các lợi ích hợp pháp của nhà nước và xã hội bằng pháp luật tố tụng hình sự, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện. 2.1.2 Đặc điểm của chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Luận án đã khái quát các đặc điểm cơ bản của CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau: Thứ nhất, về chủ thể của chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội gồm: nhóm (1) là các chủ thể nghiên cứu, xây dựng các cơ sở khoa học của CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; nhóm (2) là các chủ thể xây dựng, giám sát thực hiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; nhóm 13 (3) là các chủ thể thực hiện trực tiếp CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Thứ hai, về khách thể của chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đó chính là đời sống pháp luật TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội - là tổng thể các loại hoạt động, hành vi TTHS, các quan hệ giữa các chủ thể diễn biến trong hiện thực pháp luật TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Ở đó phản ánh đặc điểm và trình độ phát triển của pháp luật TTHS nói chung và pháp luật TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng, hiện thực pháp luật TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (cả yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực), ý thức, thái độ, hiểu biết của các chủ thể đối với pháp luật TTHS và cả quá trình lịch sử phát triển của pháp luật TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Thứ ba, về mục đích của CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm tăng cường việc bảo vệ các quyền và tự do của người dưới 18 tuổi phạm tội, cũng như các lợi ích hợp pháp của nhà nước và xã hội, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện, nhằm bảo đảm sự ổn định của hệ thống pháp luật nói chung. 2.1.3 Nguyên tắc của chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Luận án đã khái quát các nguyên tắc của CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: Một là, nguyên tắc được lập luận khoa học trong xây dựng và thực hiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Hai là, nguyên tắc hệ thống trong xây dựng và thực hiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Ba là, nguyên tắc nhất quán trong xây dựng và thực hiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 14 Bốn là, nguyên tắc hướng đích trong xây dựng và thực hiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Năm là, nguyên tắc dự báo trong xây dựng và thực hiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Sáu là, nguyên tắc khả thi trong xây dựng và thực hiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 2.2 Nội dung, hình thức và phƣơng tiện của chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội 2.2.1 Nội dung của chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Luận án trình bày nội dung của CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên các phương diện: (1) Mục tiêu của quá trình tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, gồm: Hoàn thiện cơ chế tố tụng để bảo vệ tốt nhất các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội; Khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn xử lý các vụ án có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng; Bảo đảm sự tương thích với pháp luật quốc tế, thống nhất, đồng bộ CSHS và các CSPL khác có liên quan đến người dưới 18 tuổi; Tăng cường vai trò giáo dục, phòng ngừa của gia đình, nhà trường và xã hội. (2) Nguyên tắc tiến hành tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, gồm: Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi; Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi; Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, oàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt; Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi; Bảo 15 đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi; Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của BLHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi. (3) Trình tự, thủ tục tiến hành tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, gồm: thủ tục bảo đảm quyền bào chữa; bảo đảm sự tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, oàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt; Bảo đảm tính mạng, sức khỏe của người dưới 18 tuổi phạm tội; bảo đảm giữ bí mật thông tin cho người dưới 18 tuổi phạm tội. (4) Tổ chức các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 2.2.2. Hình thức của chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được thực hiện thông qua các hình thức chủ yếu, gồm: (1) Xây dựng pháp luật TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; (2) Áp dụng pháp luật TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; (3) Giải thích pháp luật TTHS; (4) Giáo dục và đào tạo nâng cao ý thức pháp luật, trình độ pháp luật của nhân dân. 2.2.3. Phương tiện của chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Để thực hiện CPPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải sử dụng có hiệu quả hệ thống các phương tiện, sau đây: - Về công cụ: bao gồm tất cả các quy định, quy phạm của pháp luật TTHS, mà chủ yếu là Bộ luật TTHS liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội. - Về kỹ thuật (kỹ thuật pháp lý, kỹ thuật lập pháp). 16 - Về hành vi gồm hàng loạt các hoạt động khác nhau của chủ thể trong quá trình xây dựng và thực hiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 2.3. Các yếu tố tác động đến chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội Luận án đã phân tích và chỉ ra 07 nhóm yếu tố tác động đến CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, gồm: (1) Đặc điểm của người dưới 18 tuổi phạm tội; (2) Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước; (3) Tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội và thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống người dưới 18 tuổi phạm tội những năm qua; (4) Các giá trị pháp luật truyền thống của dân tộc Việt Nam, những đòi hỏi cấp bách của công cuộc cải cách hoạt động tư pháp hình sự, kinh nghiệm thực tiễn của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên; (5) Đòi hỏi của việc xây dựng và hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; (6) Năng lực thực thi chính sách pháp luật TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; (7) Sự đồng tình, ủng hộ của người dân và dư luận xã hội. 2.4 Chuẩn mực quốc tế và chính sách pháp luật tố tụng hình sự của một số nƣớc đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội 2.4.1 Chuẩn mực quốc tế về tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Trên cơ sở phân tích các văn bản pháp luật quốc tế và các văn bản hướng dẫn thi hành, luận án đã chỉ ra những chuẩn mực quốc tế về tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, từ đó, so sánh với pháp luật Việt Nam và chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện trong hệ thống CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 17 2.4.2 Chính sách pháp luật tố tụng hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội của một số nước Luận án đã phân tích, làm rõ mô hình tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ở Nga, Pháp, Mỹ. Trên cơ sở đó để định hướng xây dựng, hoàn thiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội của Việt Nam trong tình hình hiện nay. Chƣơng 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI TẠI VIỆT NAM Luận án đã đánh giá thực trạng CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên những phương tiện: (1) thực trạng quy định của pháp luật TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; (2) thực trạng áp dụng pháp luật TTHS của các chủ thể đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 3.1 Thực trạng quy định pháp luật tố tụng hình sự hiện hành đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội Luận án đã đánh giá các quy định của pháp luật TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên các phương diện: (1) Đảm bảo mục tiêu của quá trình tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; (2) Nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; (3) Thủ tục tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; (4) Mô hình tổ chức cơ quan tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phạm tội. 3.2. Thực trạng áp dụng thủ tục tố tụng hình sự đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội Luận án đã tiến hành khảo sát trên các khía cạnh: (1) Thực trạng bảo đảm mục tiêu của quá trình tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; (2) Thực trạng bảo đảm các nguyên tắc tiến 18 hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; (3) Thực trạng áp dụng thủ tục tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, trong đó, luận đánh giá: Về xác định những vấn đề cần chứng minh khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi; Sự tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức; Về quyền bào chữa của người bị buộc tội dưới 18 tuổi; Việc đảm bảo các nguyên tắc xử lý theo quy định của BLHS; Áp dụng biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế; Về các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; (4) Thực trạng triển khai mô hình tổ chức cơ quan tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. 3.3 Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội 3.3.1 Kết quả đạt được - Thứ nhất, CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội hiện nay đã thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về chiến lược cải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, tăng cường bảo vệ và thực hiện quyền của người dưới 18 tuổi; bảo đảm sự phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và các chuẩn mực quốc tế về tư pháp vị thành niên. - Thứ hai, CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thể hiện trong pháp luật TTHS Việt Nam hiện nay cho phép tạo ra những công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng, chống tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện. - Thứ ba, CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội hiện nay hiện nay đã được xây dựng bằng các cơ chế dân chủ và công khai để đảm bảo sự thể hiện cao nhất, đầy đủ nhất ý chí và chủ quyền của nhân dân. 19 - Thứ tư, CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đã được xây dựng dựa trên sự phân tích một cách khách quan từ thực tiễn áp dụng quy định pháp luật TTHS của các cơ quan THTT và dựa trên dự báo sự phát triển của xã hội Việt Nam. 3.3.2. Hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân - Hạn chế: + Một là, quy định pháp luật về tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội vẫn còn tản mạn và khiếm khuyết. + Hai là, nội dung một số quy định pháp luật TTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội vẫn còn ở dạng khái quát, thiên về nguyên tắc, tính quy phạm chưa được chú trọng nên để vận dụng vào thực tiễn đòi hỏi phải có các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. + Ba là, việc thực hiện CSPLTTHS đối với người dưới 18 tuổi ở một số nơi, một số lúc còn chưa đảm bảo mục tiêu, nội dung đã đề ra. - Nguyên nhân của hạn chế: + Do chưa hoạch định được một chương trình xây dựng pháp luật TTHS toàn diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lược. + Cơ sở vật chất và các dịch vụ thiếu yếu phục vụ cho giáo dục, giám sát, phục hồi, tái hòa nhập cho người dưới 18 tuổi còn thiếu, chất lượng chưa cao. + Việc đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ pháp luật và công tác nghiên cứu lý luận về pháp luật, việc thống kê, báo cáo, phân tích số liệu về người dưới 18 tuổi phạm tội còn chưa được thực hiện đầy đủ, hệ thống, chưa theo kịp với đòi hỏi của thực tiễn. + Việc tổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_chinh_sach_phap_luat_to_tung_hinh_su_viet_na.pdf
Tài liệu liên quan