Tóm tắt Luận án Chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước

Quan điểm về tiền lương và chính sách tiền lương trong doanh

nghiệp có vốn nhà nước

Nhằm đảm bảo CSTL trong DNNN phù hợp với mục tiêu cải cách

CSTL của nhà nước và là công cụ quản lý hữu hiệu của DN, tác giả đề

xuất một số quan điểm về CSTL trong DNNN.

Quan điểm 1: tiền lương phải được hình thành trên cơ sở thoả

thuận giữa NLĐ và người sử dụng lao động theo thị trường.

Quan điểm 2: chi phí tiền lương là khoản chi phí mà DN phải trả

cho việc sử dụng lao động chứ không phải là khoản chi phí được phép

sử dụng để trả lương.

Quan điểm 3: Sử dụng lao động và trả lương trong DN là những

chính sách quản trị nội bộ thuộc tự chủ của DN.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tài liệu nước ngoài Các công trình nghiên cứu nước ngoài về CSTL trong DN đều cho rằng CSTL hiệu quả cần giải quyết tốt 3 vấn đề: (i) tính cạnh tranh; (ii) sự liên kết nội bộ; (iii) đóng góp của NLĐ. Bên cạnh đó, CSTL trong DN không chỉ là chi phí mà cần coi tiền lương là khoản đầu tư cho nguồn nhân lực nên các CSTL trong DN cần xem xét đến trung và dài hạn nhằm tạo động lực làm việc, nâng cao NSLĐ. Về CSTL trong DNNN, các nghiên cứu đều cho thấy có sự khác biệt về CSTL trong DNNN với các loại hình DN khác, bắt nguồn từ CSTL vĩ mô có sự khác biệt. CSTL trong DNNN vẫn có những hạn chế nhất định như sự mặc cả giữa DN và cấp trên; không đảm bảo liên kết nội bộ hay chưa tính hết các đóng góp của NLĐ vào kết quả của DN. Các nghiên cứu cũng cho thấy mỗi thể chế quốc gia lại có những CSTL vĩ mô khác nhau nên CSTL trong các DNNN ở mỗi thể chế khác nhau cũng khác nhau. 1.2. Tài liệu trong nước Các nghiên cứu của Bộ LĐTBXH (2004), (2005), (2007) và các giáo trình giảng dạy tại các trường đại học như Nguyễn Tiệp (2008), Trần Xuân Cầu (2012), Lê Thanh Hà (2009), đều có quan điểm tiền lương chủ yếu đề cập đến khoản tiền mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) trả cho NLĐ mà không bao gồm các lợi ích, khuyến khích phi vật chất và là một phần thù lao tài chính trong thù lao lao động nói chung. Các nghiên cứu về CSTL trong DN nói chung, DNNN nói riêng ở Việt Nam còn ít, chủ yếu là các nghiên cứu về CSTL vĩ mô của nhà nước 6 đối với DN như tiền lương tối thiểu, cơ chế quản lý tiền lương đối với DN. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra CSTL hay cơ chế phân phối tiền lương trong các DNNN còn có những hạn chế, chưa đảm bảo được tính công bằng, chưa tạo được động lực cho NLĐ. 1.3. Khoảng trống nghiên cứu Qua tổng thuật tài liệu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy: - Các khái niệm, nội dung về tiền lương, CSTL trong DN đã được đề cập khá rõ ràng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước còn có những vấn đề khác biệt theo các cách tiếp cận khác nhau. - CSTL trong DNNN chịu nhiều yếu tố về quản lý của nhà nước, mỗi quốc gia đều có những quy định riêng và ảnh hưởng trực tiếp đến CSTL trong các DN này. Do vậy, nghiên cứu về CSTL trong DNNN với đặc thù của Việt Nam là một khoảng trống lớn, cần thiết phải bổ khuyết, hoàn thiện. - Các nghiên cứu trong nước chủ yếu đề cập đến CSTL vĩ mô của nhà nước. Bên cạnh đó, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào quá trình phân phối tiền lương mà chưa đề cập đến việc hình thành, xác định quỹ tiền lương trong DNNN, chưa nghiên cứu sâu để biến tiền lương thành công cụ quản trị hiệu quả gắn kết lợi ích của NLĐ với mục tiêu của DN. - Có sự khác biệt về thể chế chính sách nên dẫn đến sự khác biệt về bản chất DNNN ở mỗi quốc gia, từ đó những nghiên cứu, lý thuyết tiền lương có thể đúng với quốc gia này nhưng không đúng với quốc gia khác. Trong bối cảnh quá trình đổi mới DNNN ở nước ta vẫn đang được đẩy mạnh, đòi hỏi đổi mới hệ thống chính sách quản lý của nhà nước đối với các DN này, trong đó đổi mới chính sách quản lý tiền lương của 7 nhà nước đối với DNNN là một nội dung quan trọng. Bên cạnh đó, nghiên cứu tổng quan cho thấy chưa có nghiên cứu nào đề cập đầy đủ đến CSTL trong DN có vốn nhà nước kể từ cải cách CSTL năm 2013 đến nay. Đây chính là khoảng trống mà tác giả có thể đi sâu nghiên cứu nhằm giúp cho các DN có cơ sở xây dựng và thực hiện CSTL trong DN hiệu quả. Đồng thời nghiên cứu cũng nhằm đưa ra những cơ sở về lý thuyết và thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách khi xây dựng CSTL của nhà nước. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1. Các khái niệm về tiền lương, thù lao, thu nhập Trong phạm vi nghiên cứu của luận án và Bộ luật lao động, tiền lương được hiểu là khoản tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương là cấu phần quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu thù lao lao động và thu nhập. 2.1.2. Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp Trong phạm vi của Luận án này, CSTL trong DN là các quyết định quản trị liên quan đến toàn bộ các nội dung quản lý về tiền lương đối với NLĐ trong DN, bao gồm: hình thành ngân sách/quỹ tiền lương; chính sách trả lương cho NLĐ. 2.1.3. Doanh nghiệp có vốn nhà nước và quản lý nhà nước về tiền lương Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, DN có vốn nhà nước là DN khu vực nhà nước theo phân loại của Tổng cục thống kê, bao gồm các 8 DN mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và DN có CP, vốn góp của nhà nước hơn 50%. Trong các DN có vốn nhà nước thì Nhà nước là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu thực hiện vai trò quản lý tiền lương bằng các chính sách vĩ mô, thường có khác biệt với các loại hình DN khác. Nội dung của quản lý nhà nước về tiền lương, bao gồm 2 nội dung chủ yếu: (i) ban hành và triển khai thực hiện các quy định pháp luật về tiền lương; (ii) Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định. 2.2. Nội dung chính sách tiền lương trong doanh nghiệp Nội dung của CSTL trong DN bao gồm: (i) Hình thành quỹ tiền lương – chi phí tiền lương mà DN dự kiến/sử dụng để trả lương cho NLĐ; (ii) Chính sách trả lương. 2.2.1. Hình thành quỹ tiền lương Quỹ tiền lương được hiểu là tổng chi phí tiền lương mà DN sử dụng để chi trả cho NLĐ theo định kỳ. Chi phí tiền lương là một thành phần quan trọng trong tổng chi phí hoạt động của DN, tác động trực tiếp và rõ ràng đến hoạt động tài chính của DN. Do vậy, việc xác định tổng chi phí tiền lương/ngân sách tiền lương luôn là trọng tâm trong quản lý tài chính của DN. Tiền lương đồng thời có tác động tích cực gián tiếp đến kết quả kinh doanh và dòng tiền của DN thông qua hiệu ứng động lực của NLĐ. Do đó, việc xác định chi phí tiền lương hiệu quả cần đảm bảo tác động gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của DN phải mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn và vượt đáng kể chi phí tiền lương. Xác định chi phí tiền lương không phải trọng tâm là việc xử lý chi phí hoạt động mà phải là đầu tư chiến lược vào thu hút, phát triển và giữ chân NLĐ có giá trị, có năng 9 lực và tận tâm mà một DN nếu không có thì có rất ít cơ hội để thành công trong kinh doanh. Để đảm bảo cân bằng mục tiêu kiểm soát chi phí và thúc đẩy động lực làm việc, có 2 cách tiếp cận để xác định quỹ tiền lương: a) Tiếp cận theo chi phí sản xuất Theo cách tiếp cận này, tổng quỹ tiền lương được xác định tương quan trong tổng chi phí SX hay giá thành sản xuất. Cách tiếp cận này thường dẫn đến xu hướng tiết giảm chi phí tiền lương bình quân theo sản phẩm hoặc dịch vụ; mâu thuẫn về lợi ích giữa lợi nhuận để lại cho những người chủ DN với lợi ích của NLĐ khi chi phí SX không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến hiệu quả SXKD. b) Phân phối lợi ích Cách tiếp cận này dựa trên các cấu thành trong giá trị gia tăng hay phân phối lợi ích cho các tác nhân tạo nên giá trị gia tăng. Lợi ích của NLĐ được bù đắp thông qua tiền lương, là một phần trong chi phí lao động và cũng là một khoản đầu tư vào lao động nhằm nâng cao NSLĐ, từ đó tạo thêm nhiều giá trị gia tăng. 2.2.2. Chính sách trả lương 2.2.2.1. Xác định mức lương Việc lựa chọn mức lương là do mục tiêu CSTL của DN và có 3 lựa chọn: Trả lương cao hơn thị trường (dẫn trước); Sánh kịp đối thủ cạnh tranh; Trả lương thấp hơn thị trường (tụt hậu). CSTL trong DN thường là sự lựa chọn kết hợp các mục tiêu mức lương theo từng nhóm công việc. Những nhóm công việc cốt yếu, quan trọng đòi hỏi lao động đặc thù thì áp dụng chính sách dẫn trước là lợi thế của DN trong việc thu hút và giữ chân NLĐ. Các nhóm công việc, ngành nghề sẵn có trên thị trường, chi phí thay thế lao động thấp thì có thể áp dụng chính sách ngang bằng, thậm chí tụt hậu nhằm kiểm soát chi 10 phí lao động tốt hơn. Sự lựa chọn các mô hình còn phụ thuộc vào định hướng trong ngắn hạn hay dài hạn của chiến lược kinh doanh mỗi DN. 2.2.2.2. Cấu trúc tiền lương Chính sách trả lương của DN chủ yếu nhằm giải quyết hai vấn đề quan trọng: (i) Sự liên kết nội bộ; (ii) sự đóng góp của nhân viên. Để giải quyết hai vấn đề cơ bản nêu trên thì mô hình chính sách trả lương 3P: (i) Vị trí công việc; (ii) Năng lực cá nhân; và (iii) kết quả thực hiện công việc là cách tiếp cận phổ biến hiện nay. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương trong DN CSTL trong DN chịu tác động của nhiều nhân tố, bao gồm cả các nhân tố bên trong và bên ngoài DN. Những nhân tố này ảnh hưởng đến tổng ngân sách tiền lương (quỹ tiền lương) và chính sách trả lương cho NLĐ thông qua tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến CSTL trong DN, bao gồm: 2.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp • Mục tiêu CSTL của chủ DN • Năng suất lao động 2.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp • Chính sách của nhà nước; • Thị trường lao động; • Công đoàn. CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC 3.1. Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nhà nước đã thực hiện đổi mới DNNN với 2 đặc trưng: • Giảm quy mô khu vực DNNN; 11 • Cải cách thể chế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào DN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN còn lại. Quá trình đổi mới DNNN thông qua: (i) cổ phần hóa, giải thể các DN không hiệu quả, đa dạng các hình thức sở hữu, thoái vốn khỏi các lĩnh vực không cần thiết phải có sự đầu tư của nhà nước; (ii) đổi mới hoạt động quản trị DNNN sang mô hình công ty hiệu quả hơn. Về thể chế, Luật DN đã tạo nền tảng bình đẳng giữa các DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đổi mới thể chế, Chính phủ cũng đổi mới quản lý nhà nước đối với các DNNN. Bằng việc thành lập TCT đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (2005) và thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN (2018), chức năng quản lý nhà nước của các Bộ/Ngành và địa phương từng bước được tách khỏi chức năng quản lý kinh doanh ở các DN trực thuộc. 3.2. Tổng quan chính sách quản lý tiền lương của nhà nước đối với doanh nghiệp 3.2.1. Chính sách tiền lương tối thiểu Với nhiều lần sửa đổi, chính sách TLTT hiện nay được áp dụng từ cuối 2011 cho tất cả các loại hình DN. Từ tháng 10/2011 đến nay đã có 8 lần điều chỉnh tăng lương tối thiểu với mức tăng thấp nhất là 5% và cao nhất là 18%. Từ 2017 đến nay, tốc độ tăng TLTT đã chậm lại. 3.2.2. Chính sách quản lý chi phí tiền lương và trả lương đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước Về quản lý tổng chi phí tiền lương: • Tách riêng quỹ tiền lương của NLĐ với người quản lý DN. • Chuyển quản lý tổng chi phí tiền lương thông qua giao đơn giá tiền lương sang hình thức DN tự xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch và xác định quỹ tiền lương thực hiện theo quy định. 12 Về phân phối tiền lương (trả lương): DN tự xây dựng và quyết định hệ thống thang, bảng lương, trả lương theo quy định của pháp luật như đối với DN thuộc các thành phần kinh tế khác. 3.3. Phân tích thực trạng chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước 3.3.1. Xác định quỹ tiền lương trong các DN có vốn nhà nước DN chủ động xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch và xác định quỹ tiền lương thực hiện để chi trả tiền lương hàng tháng và quyết toán tiền lương hàng năm cho NLĐ theo công thức: đtthkhbqthkhbqthkh VLTLV += −− 12/// Trong đó: - Vkh/th: quỹ tiền lương kế hoạch/thực hiện - TLbq-kh/th: mức lương bình quân kế hoạch/thực hiện - Lbq-kh/th: số lao động bình quân kế hoạch/thực hiện - 12: số tháng trong năm - Vđt: khoản chênh lệch tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương. Như vậy về cơ bản tổng quỹ tiền lương hay chi phí tiền lương đối với NLĐ trong các DNNN phụ thuộc vào lao động sử dụng và mức tiền lương bình quân để tính quỹ lương. 3.3.1.1. Lao động sử dụng Xác định lao động kế hoạch: Hàng năm DN phải xây dựng kế hoạch lao động làm cơ sở tuyển dụng, sử dụng lao động, xác định quỹ lương kế hoạch, trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện. Quá trình phê duyệt tại các DN 100% vốn nhà nước còn một số vướng mắc: 13 • Thời gian chờ phê duyệt kéo dài và thời điểm phê duyệt muộn tạo khoảng trống thời gian DN phải thực hiện chi tạm ứng tiền lương cho NLĐ. • DN chỉ được tuyển dụng khi kế hoạch được phê duyệt, trong khi nhu cầu tuyển dụng phát sinh theo thực tế của DN. • Quy định về số lao động kế hoạch không vượt quá 5% chưa phù hợp với thực tiễn xắp xếp lao động ở một số DN. Xác định lao động thực hiện: Kết quả nghiên cứu cho thấy các DN đều xác định lao động thực hiện theo đúng quy định và được quản lý trên cơ sở sổ lương DN, bảng chấm công và tổng hợp hàng tháng làm cơ sở để trả lương và thực hiện các chính sách, chế độ đối với NLĐ. Lao động theo vụ việc, lao động do đối tác cung ứng lao động thì không tính vào số lao động thực hiện để xác định quỹ tiền lương thực hiện và NSLĐ. 3.3.1.2. Mức lương bình quân Mức lương bình quân làm cơ sở cho DN xây dựng quỹ lương kế hoạch và tính quỹ lương thực hiện được xác định thông qua 4 thông số: (i) Mức lương theo HĐLĐ; (ii) Mức lương bình quân thực hiện năm trước liền kề; (iii) Năng suất lao động; (iv) Lợi nhuận. Mức lương theo hợp đồng lao động: Các DNNN tự chủ trong việc xây dựng và thực hiện hệ thống thang, bảng lương như các thành phần kinh tế khác. Mức tiền lương bình quân thực hiện năm trước liền kề: Đây là chỉ tiêu thống kê, báo cáo hàng năm của DN khi thực hiện quyết toán quỹ tiền lương năm. Một số vấn đề đáng quan tâm: • Nếu DN có mức lương bình quân cao thì tiền lương bình quân thực hiện của các năm tiếp theo sẽ được xác lập trên cơ sở mức lương bình quân cao này và ngược lại. 14 • Chu kỳ 1 năm xác định mức lương bình quân thực hiện chưa loại trừ hết các yếu tố bất thường ảnh hưởng đến NSLĐ và lợi nhuận. • Một số DN không có lợi nhuận lại xây dựng mức tiền lương ký kết hợp đồng rất cao. Ngược lại, một số DN xây dựng mức lương ký kết HĐLĐ thấp, khi không có lợi nhuận thì tiền lương sẽ giảm rất nhiều, không chỉ ảnh hưởng trong năm đó mà ảnh hưởng nhiều năm tiếp theo. Năng suất lao động: Theo quy định, chỉ tiêu NSLĐ sử dụng để xác định quỹ tiền lương do DN lựa chọn trên cơ sở đặc điểm hoạt động SXKD. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ tiêu NSLĐ được DN sử dụng nhiều nhất là tổng thu trừ tổng chi phí chưa có lương; tiếp đến là doanh thu và sản lượng tiêu thụ. Bảng 3.9. Tỉ lệ các DN lựa chọn chỉ tiêu tính NSLĐ TT Chỉ tiêu tính NSLĐ Tỉ lệ (%) 1 Doanh thu 14,5 2 Sản lượng sản xuất 0,0 3 Sản lượng tiêu thụ 13,3 4 Tổng thu trừ tổng chi phí chưa có lương 66,3 5 Khác 6,0 Tổng 100,0 Nguồn: Kết quả khảo sát CSTL trong DN có vốn nhà nước, 2019, tác giả. Về sự phù hợp của các chỉ tiêu tính NSLĐ, có tới 1/3 số DN khảo sát cho rằng chỉ tiêu tính NSLĐ hiện nay DN đang áp dụng là chưa phù hợp. Một số lý do chính: (i) Năng suất lao động theo doanh thu: sự biên thiên lớn ngoài khả năng của DN; thay đổi phương thức bán hàng làm thay đổi lao động sử dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến NSLĐ. (ii) NSLĐ theo tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương: 15 - Một số DN chỉ tiêu này rất nhỏ, thậm chí âm (-). - Chỉ tiêu này có tương quan chặt chẽ với lợi nhuận mà tiền lương và lợi nhuận lại là cấu thành chính của chỉ tiêu này. (iii) NSLĐ tính theo sản lượng tiêu thụ: - Giới hạn sản lượng theo năng lực sản xuất. - Không khuyến khích DN đổi mới sản phẩm, nâng cao hàm lượng giá trị sản phẩm do có thể làm giảm sản lượng. - Với nhiều loại sản phẩm, NSLĐ được tính theo sản phẩm quy đổi, chủ yếu được dựa trên giá thành/giá vốn hàng bán, không phản ánh đúng hao phí lao động theo từng loại sản phẩm. Lợi nhuận: Một số hạn chế khi sử dụng để xác định chi phí tiền lương: • Không khuyến khích DN định hướng chiến lược dài hạn. • Chưa loại trừ được các yếu tố biến động bất thường về lợi nhuận từng năm. 3.3.2. Chính sách trả lương trong doanh nghiệp có vốn nhà nước 3.3.2.1. Kết cấu tiền lương và mức lương của người lao động Về kết cấu tiền lương của NLĐ: Tiền lương hàng tháng: Có tới 72,3% DN xây dựng hệ thống tiền lương trả cho NLĐ, bao gồm: (i) tiền lương cơ bản; (ii) tiền lương biến đổi. Khoảng 60% DN có xây dựng hệ thống phụ cấp để trả cho NLĐ ngoài tiền lương cơ bản và tiền lương biến đổi. Bảng 3.10. Tỉ lệ DN áp dụng các kết cấu tiền lương chi trả hàng tháng cho NLĐ TT Các loại kết cấu tiền lương Tỉ lệ (%) 1 Tiền lương biến đổi 20,5 2 Tiền lương biến đổi+Phụ cấp 7,2 16 3 Tiền lương biến đổi + Tiền lương cơ bản 19,3 4 Tiền lương biến đổi + Tiền lương cơ bản+phụ cấp 53,0 Nguồn: Kết quả khảo sát CSTL trong DN có vốn nhà nước, 2019, tác giả. Các khoản tiền lương không chi trả hàng tháng: Ngoài phần tiền lương hàng tháng, NLĐ còn được nhận phần tiền lương hay thu nhập khác được chi trả từ quỹ lương: - Phần tiền lương phân phối sau khi quyết toán quỹ tiền lương thực hiện năm. - Tiền thưởng từ quỹ lương: nhằm động viên, khuyến khích NLĐ, tập thể NLĐ khi có thành tích được ghi nhận. Các DN thường dành khoảng dưới 5% tổng quỹ lương. - Các khoản thu nhập khác: tiền lương tháng 13; chi các ngày lễ tết, sự kiện. Khoản chi này không cố định mà phụ thuộc vào dự kiến tổng quỹ tiền lương của DN. Về mức lương của NLĐ, mức lương của NLĐ ở các DNNN là tương đối cao so với các loại hình DN khác. Theo sách trắng DN Việt Nam 2019, thu nhập bình quân lao động khu vực DNNN luôn ở mức cao hơn nhiều so với các loại hình DN khác. Năm 2017, thu nhập bình quân/lao động DNNN gấp 1,6 lần DNNNN và 1,3 lần DN FDI. Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy: gần 80% DN đánh giá mức lương bình quân toàn DN và bình quân theo nhóm lao động là tương đương hoặc cao hơn thị trường. Kết quả đánh giá này cũng tương tự khi so với mức lương bình quân của các đối thủ cạnh tranh. 17 3.3.2.2. Hệ thống thang, bảng lương và quan hệ tiền lương Hệ thống tiền lương, quan hệ tiền lương dựa trên đánh giá công việc, năng lực/kỹ năng hay quan hệ tiền lương thị trường còn khá mờ nhạt. Hệ thống thang, bảng lương và quan hệ tiền lương còn có những bất cập: • Tính bình quân về tiền lương vẫn còn cao ở các DN 100% vốn nhà nước, nhất là hệ thống tiền lương cơ bản. • Hệ thống thang, bảng lương chủ yếu vẫn dựa trên hệ thống thang, bảng lương nhà nước trước đây. • Cách thức xây dựng và thực hiện hệ thống tiền lương có sự khác biệt giữa DNNN và các loại hình DN khác. 3.3.2.3. Chế độ trả lương Các DN đã áp dụng nhiều chế độ trả lương khuyến khích; lương khoán; lương thành tích; theo từng đặc thù của DN. Tiền lương cơ bản: Các yếu tố khuyến khích trong tiền lương cơ bản còn hạn chế do: • Nâng lương chủ yếu được dựa vào số năm thâm niên làm việc. • Các yếu tố khuyến khích sẽ làm tiền lương biến động. Khi có thay đổi thì DN lại phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh với cơ quan bảo hiểm, cơ quan quản lý lao động địa phương. Tiền lương biến đổi: Phần tiền lương này các DN đã áp dụng nhiều chế độ trả lương có tính đến sự đóng góp, công lao của NLĐ thông qua các hình thức như trả lương theo thành tích, trả lương khoán. 3.4. Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách tiền lương trong doanh nghiệp có vốn nhà nước Các nhân tố chủ yếu tác động đến CSTL trong các DN có vốn nhà nước được tập trung vào 5 nhân tố chính: (i) mục tiêu CSTL; (ii) Năng 18 suất lao động; (iii) CSTL của nhà nước; (iv) sự phát triển thị trường lao động; (v) công đoàn. Kết quả phân tích cho thấy chính sách quản lý tiền lương nhà nước thông qua quản lý quỹ tiền lương là nhân tố tác động lớn nhất, không chỉ tổng quỹ lương, mức lương mà tác động cả đến chính sách trả lương. 3.5. Đánh giá chung về thực trạng chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước 3.5.1. Những mặt tích cực Về xác định quỹ tiền lương, DN đã chủ động lựa chọn các chỉ tiêu xác định quỹ tiền lương theo quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn của DN. Bên cạnh đó, khu vực DNNN có tốc độ tăng NSLĐ trong những năm gần đây cao hơn nhiều tốc độ tăng về thu nhập. Điều này chứng tỏ những đổi mới CSTL trong DNNN đã đạt được hiệu quả về mặt kinh tế. Về chính sách trả lương: • Các DN đã áp dụng các kết cấu tiền lương linh hoạt, bao gồm: tiền lương cơ bản, tiền lương biến đổi và các chế độ phụ cấp nhằm tạo động lực, khuyến khích NLĐ. • Mức lương bình quân có tính cạnh tranh trên thị trường và đặc biệt là các DNNN đã chủ động xây dựng các mức lương ở một số vị trí công việc theo thị trường và có khả năng cạnh tranh. • Hệ thống thang, bảng lương được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố nhằm đảm bảo tính tương quan hợp lý giữa các vị trí công việc. • Quan hệ tiền lương được mở rộng, hạn chế tính bình quân của hệ thống tiền lương trước đây. • Tiền lương đã tính đến các yếu tố cá nhân của NLĐ như năng lực, kết quả thực hiện công việc. 19 • Nhiều DN đã áp dụng các phương pháp trả lương tiên tiến như trả lương theo 3P, hệ thống đánh giá hiệu suất công việc – KPI, 3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân: Hạn chế: • Phê duyệt kế hoạch lao động hàng năm đã làm mất đi tính chủ động của DN khi xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương. • Chỉ tiêu NSLĐ và lợi nhuận để xác định mức tiền lương bình quân xây dựng quỹ tiền lương chưa phản ánh đầy đủ kết quả SXKD và mang tính thời điểm, ngắn hạn • Mức lương bình quân để xác định quỹ tiền lương trên cơ cở mức lương năm trước, điều chỉnh theo NSLĐ và lợi nhuận hàng năm mà không dựa trên mức lương thị trường. Biến động mức lương bình quân theo NSLĐ và lợi nhuận hàng năm dẫn đến tiền lương của NLĐ nhận được hàng tháng là tiền lương tạm ứng, DN và NLĐ chỉ biết khi quỹ tiền lương thực hiện được quyết toán. • Quan hệ tiền lương chưa đảm bảo tương quan hợp lý giữa các công việc như tính bình quân còn cao; các yếu tố cá nhân NLĐ (năng lực, kết quả công việc) chưa thể hiện đầy đủ trong tiền lương. • Chính sách trả lương vẫn dựa nhiều trên hệ thống tiền lương nhà nước trước đây và là chính sách phân phối tiền lương trên cơ sở tổng quỹ tiền lương được phép chi trả. Nguyên nhân • Chính sách quản lý tổng chi phí tiền lương của nhà nước tác động đến các mặt của CSTL trong DN và là nguyên nhân cơ bản tạo ra sự khác biệt không hiệu quả giữa DNNN và các loại hình DN khác. • Tiền lương tối thiểu tăng liên tục nên các DN thường xây dựng hệ thống tiền lương ký kết HĐLĐ khác với tiền lương thực trả, phần nào làm méo mó quan hệ tiền lương. 20 • Thị trường lao động đã tạo sức ép cạnh tranh về thu hút, giữ chân lao động có chất lượng nhưng chưa đủ để các DN có vốn nhà nước thay đổi chính sách trả lương theo quan hệ thị trường. • Tác động của tổ chức công đoàn còn hạn chế. • Mục tiêu CSTL của DN chưa hướng đến hệ thống tiền lương hiệu quả mà vẫn chủ yếu đặt mục tiêu về phân phối tổng quỹ tiền lương. • Các chỉ tiêu NSLĐ chưa phản ánh đúng, đầy đủ hiệu quả lao động. CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC 4.1. Định hướng đổi mới chính sách tiền lương của nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước 4.1.1. Định hướng đổi mới doanh nghiệp nhà nước Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 13/6/2017 của Ban chấp hành trung ương Đảng về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN đã đưa ra một số quan điểm chỉ đạo. Theo đó, DNNN được mở rộng hơn so với Luật DN hiện hành, bao gồm: DN do nhà nước nắm giữa 100% vốn và DN có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước. Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, bán vốn tại các DN mà nhà nước không cần có CP hoặc CP chi phối, cho phá sản các DN yếu kém. Về mục tiêu đến 2030, Nghị quyết cũng đề ra: ''Hầu hết các DNNN có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là DN cổ phần''. 4.1.2. Mục tiêu cải cách chính sách tiền lương của nhà nước đối với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước Định hướng và mục tiên cải cách CSTL vĩ mô từ nay đến 2030: Nhà nước giảm dần sự can thiệp vào CSTL của DNNN. Từ 2021 đến 21 2025 thực hiện khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ SXKD và tiến tới giao khoán nhiệm vụ SXKD vào 2030. 4.2. Quan điểm về tiền lương và chính sách tiền lương trong doanh nghiệp có vốn nhà nước Nhằm đảm bảo CSTL trong DNNN phù hợp với mục tiêu cải cách CSTL của nhà nước và là công cụ quản lý hữu hiệu của DN, tác giả đề xuất một số quan điểm về CSTL trong DNNN. Quan điểm 1: tiền lương phải được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa NLĐ và người sử dụng lao động theo thị trường. Quan điểm 2: chi phí tiền lương là khoản chi phí mà DN phải trả cho việc sử dụng lao động chứ không phải là khoản chi phí được phép sử dụng để trả lương. Quan điểm 3: Sử dụng lao động và trả lương trong DN là những chính sách quản trị nội bộ thuộc tự chủ của DN. Quan điểm 4: Tiền lương không phải là chi phí thông thường mà phải được coi là khoản đầu tư của DN vào nguồn nhân lực. 4.3.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_chinh_sach_tien_luong_trong_cac_doanh_nghiep.pdf
Tài liệu liên quan