Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Trong ngành nông nghiệp thì cơ cấu giá trị sản xuất giữa ngành trồng
trọt và chăn nuôi giai đoạn 2010-2016 cũng có sự chuyển dịch rõ nét.
Trồng trọt đã giảm từ 50,01% năm 2010 xuống còn 44,65% năm 2016,
chăn nuôi tăng từ 41,19% năm 2010 lên 44,23% năm 2016 (giá so sánh).
* Về tốc độ chuyển dịch chuyển dịch ngành nông nghiệp, thủy sản.
Thông qua phương pháp Véctơ định lượng, tác giả lượng hóa tốc độ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2010-2016 như sau:
Bảng 3.1 cho thấy tốc độ chuyển dịch không ổn định qua các năm, tuy
nhiên tính chung cho giai đoạn 2010-2016 đạt 6,5% là cao (hơn vùng
Đồng bằng Sông Hồng).
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không ổn định do
hạn chế về tổ chức, về nguồn lực, công nghệ, và thị trường. Tuy nhiên nếu
xem xét một cách toàn diện thì chất lượng chuyển dịch đã được nâng cao,
hướng hiện đại trong chuyển dịch cũng, được thể hiện rõ nét hơn trên các
khía cạnh sau: Thứ nhất: Tích tụ và tập trung ruộng đất để hình thành các
vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn và xây dựng 92 vùng sản xuất tập
trung, 104 cánh đồng lớn.
Thứ hai: Đã đổi mới tổ chức sản xuất và đẩy mạnh liên kết kinh tế
trong nông nghiệp. Đã hình thành một số mô hình liên kết hiệu quả giữa
doanh nghiệp với nông dân và hợp tác xã trong sản xuất các nông sản sạch
theo hướng VietGAP, sản xuất hữu cơ.Chuyển từ cây trồng, vật nuôi giá
trị thấp sang cây trồng, vật nuôi có giá trị cao như( lúa chất lượng cao, rau
an toàn,
Thứ tư: Các quy trình sản xuất tiên tiến VietGAP, sản xuất nông hữu
cơ bước đầu đã được hình thành như ứng dụng.tỷ lệ cơ sở chăn nuôi
ATSH theo hướng Vietgahp tăng từ 10% năm 2010,
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiễn phát triển của tỉnh Hưng Yên đang đòi hỏi phải có lời
giải đáp thanh thoát.
-Về cách tiếp cận: Luận án nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp tỉnh Hưng Yên được tiếp cận theo hướng hiện đại trên các nội
dung kinh tế, xã hội, thể chế, môi trường, tổ chức sản xuất, công nghệ và
được thực hiện dưới góc độ của chuyên ngành kinh tế phát triển.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI
2.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng hiện đại
2.1.1. Lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Luận án luận giải và làm rõ một số khái niệm có liên quan và lý
thuyết cơ bản thể hiện tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Về khái niệm: Làm rõ các khái niệm cơ cấu kinh tế, nông nghiệp,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
đó: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm thay đổi cấu
trúc và các mối quan hệ bên trong của cơ cấu kinh tế nông nghiệp một
cách có chủ đích và định hướng nhất định, nghĩa là đưa cơ cấu kinh tế
nông nghiệp từ trạng thái truyền thống, lạc hậu sang trạng thái phát triển
hiện đại có tính thích nghi, năng động, hiệu quả cao, toàn diện về kinh tế,
xã hội, môi trường trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng các quy luật
khách quan”.
8
Về một số lý thuyết cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp: Luận án phân tích và làm rõ quan điểm, nội hàm của một số trường
phái lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thể hiện tiến trình
chuyển dịch từ truyền thống lên hiện đại như: lý thuyết phân kỳ phát triển
kinh tế của Walter Rostow; lý thuyết về mô hình hai khu vực của Harry T.
Oshima; Lý thuyết về mô hình hiện đại hóa, nông nghiệp nông thôn (RM);
Lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Peter Timmer. Từ
cá lý thuyết trên luận án rút ra những luận điểm, kết luận mang tính quy
luật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại làm
cơ sở cho việc luận giải, xây dựng khung phân tích lý thuyết ở phần lý luận
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại.
2.1.2. Lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
hiện đại
2.1.2.1. Nông nghiệp hiện đại và cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện đại
Từ các luận giải mang tính khoa học luận án đề xuất khái niệm:
*Nông nghiệp truyền thống
*Nông nghiệp hiện đại
*Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện đại: Là tổng thể các mối quan
hệ kinh tế trong sản xuất nông nghiệp (mối quan hệ các chuyên ngành, tiểu
ngành thuộc ngành nông nghiệp),có mối quan hệ hữu cơ gắn bó với nhau
theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ về mặt chất
tạo nên sự cân đối, phù hợp, thích ứng nhiều hơn với nhu cầu của thị trường
và môi trường phát triển hiện tại(môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, môi
trường tự nhiên, môi trường công nghệ,...) đồng thời đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại là
một quá trình thay đổi (tăng hoặc giảm) về số lượng, quy mô, giá trị, quan
hệ tỷ lệ của các chuyên ngành sản xuất thuộc ngành nông nghiệp theo
hướng thích ứng với những đòi hỏi của thị trường, hội nhập, khoa học và
công nghệ và biến đổi khí hậu nhằm tạo ra một cơ cấu (ngành, vùng, thành
phần, công nghệ và sản phẩm) hợp lý, phát huy được lợi thế so sánh và lợi
thế cạnh tranh động của từng chuyên ngành, từng vùng sinh thái, từng
thành phần và từng sản phẩm trong quá trình phát triển nền nông nghiệp
hướng tới hiện đại.
9
2.1.2.3. Nội dung phổ biến, có tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng hiện đại
Những nội dung, vấn đề phổ biến này là:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp phải dựa trên nguyên
tắc của thị trường và kinh tế thị trường
- Từng bước chuyển từ thuần nông, độc canh lúa sang đa canh, đa
dạng hóa cây trồng và vật nuôi, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa
lớn, công nghệ cao nhằm phát huy lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh
- Từng bước phát triển, chuyển đổi các ngành nghề phi nông nghiệp,
rút bớt lao động nông nghiệp và dân số nông thôn
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích tụ, tập
trung ruộng đất từng bước trong nông nghiệp nhằm chuyển từ nền nông
nghiệp manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa thương phẩm quy mô lớn,
công nghệ cao.
- Có sự chuyển đổi các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp
theo hướng chính quy, hiện đại, chuyên nghiệp gắn với thương mại điện tử
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng chuyển đổi
nhằm phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến
đổi khí hậu
- Có sự hợp tác công tư (PPP) và liên kết các chủ thể...
2.1.2.4. Các yếu tố tác động đến chuyển dịch CCKTNN theo hướng hiện
đại
- Điều kiện địa lý tự nhiên; -Thị trường và doanh nghiệp
- Nguồn lực đất đai, lao động, vốn; -Công nghiệp và dịch vụ
- Khoa học và công nghệ. Đặc biệ là công nghệ cao
- Hình thức tổ chức sản và quản lý sản xuất trong nông nghiệp
- Hội nhập quốc tế: Tham gia chuỗi nông sản toàn cầu
- Chính sách của Nhà nước:
2.1.2.5. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá chuyển dịch theo hướng hiện đại
* Chi tiêu định tính: Phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng hiện đại góp phần tăng chỉ tiêu về kinh tế(giá trị gia
tăng, lợi nhuận...), xã hội (nâng cao dân trí, giảm hộ nghèo, tệ nạn xã
hội...), môi trường (sản xuất sạch hơn, giảm ô nhiễm...), con người (tăng
sức khỏe, đời sống tinh thần... )
* Chỉ tiêu định lượng. Luận án sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu phản ánh
kết quả và hiệu quả phù hợp với bối cảnh, thực trạng của Hưng Yên hiện
10
nay ví dụ: Chỉ tiêu 3: Giá trị và tỷ lệ giá trị các nông sản được sản xuất
theo quy trình sản xuất tiên tiến, công nghệ cao (VietGap, ISO, rau an
toàn....).
Chỉ tiêu 6: Tỷ lệ số hộ, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp ứng
dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, công nghệ cao (VietGap, ISOGAP,
GlobaGAP) trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh.
Chỉ tiêu 7: Sô hộ, trang trại, Hợp tác xã(tỷ lệ số hộ, trang trại..) có
liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm
Chỉ tiêu 10: Tỷ lệ số doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh.
Chỉ tiêu 12: Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp (Trồng trọt, chăn
nuôi) được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết với doanh
nghiệp, hợp tác xã trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
-Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp:
Tỷ lệ đóng góp GDP ngành nông nghiệp trong RGDP của tỉnh, tốc độ
tăng GDP ngành, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp(MI),
lợi nhuận...
2.2.Kinh nghiệm thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng hiện đại
Từ việc phân tích kinh nghiệm chuyển dịch của một số nước, vùng
lãnh thổ và một số tỉnh tiêu biểu trong nước. Nghiên cứu sinh rút ra 7 bài
học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho tỉnh Hưng Yên trên các góc độ
về Thị trường, nguồn lực, công nghệ, tổ chức sản xuất, liên kết...nhằm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI
3.1. Điều kiện tự nhiên, Kinh tế-Xã Hội tỉnh Hưng Yên ảnh hưởng đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Từ sự phân tích điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội và các
nguồn lực cho thấy: Hưng Yên có vị trí thuận lợi, đất đại bằng phẳng, mầu
mỡ, có tiềm năng về thị trường, nguồn lực...thuận lợi cho việc tiếp thu
Khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn lực, giao thương, thu hút doanh
nghiệp...phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng hiện đại.
11
Tuy nhiên, Hưng Yên còn gặp phải những khó khăn cản trở như: đất
đai manh mún, tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiên đại hóa, đô thị
hóa. Lao động qua đào tạo hạn chế, doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư hạn
chế...do đó ảnh hưởng đến chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm
nông nghiệp trong chuyển đổi.
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên
theo hướng hiện đại
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Trong ngành nông nghiệp thì cơ cấu giá trị sản xuất giữa ngành trồng
trọt và chăn nuôi giai đoạn 2010-2016 cũng có sự chuyển dịch rõ nét.
Trồng trọt đã giảm từ 50,01% năm 2010 xuống còn 44,65% năm 2016,
chăn nuôi tăng từ 41,19% năm 2010 lên 44,23% năm 2016 (giá so sánh).
* Về tốc độ chuyển dịch chuyển dịch ngành nông nghiệp, thủy sản.
Thông qua phương pháp Véctơ định lượng, tác giả lượng hóa tốc độ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2010-2016 như sau:
Bảng 3.1 cho thấy tốc độ chuyển dịch không ổn định qua các năm, tuy
nhiên tính chung cho giai đoạn 2010-2016 đạt 6,5% là cao (hơn vùng
Đồng bằng Sông Hồng).
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không ổn định do
hạn chế về tổ chức, về nguồn lực, công nghệ, và thị trường. Tuy nhiên nếu
xem xét một cách toàn diện thì chất lượng chuyển dịch đã được nâng cao,
hướng hiện đại trong chuyển dịch cũng, được thể hiện rõ nét hơn trên các
khía cạnh sau: Thứ nhất: Tích tụ và tập trung ruộng đất để hình thành các
vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn và xây dựng 92 vùng sản xuất tập
trung, 104 cánh đồng lớn...
Thứ hai: Đã đổi mới tổ chức sản xuất và đẩy mạnh liên kết kinh tế
trong nông nghiệp. Đã hình thành một số mô hình liên kết hiệu quả giữa
doanh nghiệp với nông dân và hợp tác xã trong sản xuất các nông sản sạch
theo hướng VietGAP, sản xuất hữu cơ...Chuyển từ cây trồng, vật nuôi giá
trị thấp sang cây trồng, vật nuôi có giá trị cao như( lúa chất lượng cao, rau
an toàn,
Thứ tư: Các quy trình sản xuất tiên tiến VietGAP, sản xuất nông hữu
cơ bước đầu đã được hình thành như ứng dụng...tỷ lệ cơ sở chăn nuôi
ATSH theo hướng Vietgahp tăng từ 10% năm 2010, lên 30% năm 2015...
12
Bảng 3.1. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Hưng Yên 2010-2016
Thời gian Cosα
Tốc độ
(α/90)
*100
2010-2011 0,99963 1,7
2011-2012 0,99954 2,01
2012-2013 0,99939 2,28
2013-2014 0,99995 0,95
2014-2015 0,99985 3,44
2015-2016 0,99901 2,89
2010-2016 0,99481 6,50
Nguồn: Tính toán từ nguồn số liệu Cục thống kê Hưng Yên
Thứ năm: Cho đến nay đã xây dựng được 06 nhãn hiệu hàng hóa tập
thể cho các nông sản có thế mạnh như Quất cảnh Văn Giang, Tương Bần
Mỹ Hào... tổ chức xuất khẩu(thăm dò thị trường) sản phẩm Nhãn sang thị
trường Mỹ, xuất khẩu Chuối sang thị trường Trung Quốc, Nga. Với những
kết quả trên đã góp phần đưa giá trị sản xuất/ha đất canh tác tăng từ 93,62
triệu đồng năm 2010 lên 162,5 triệu năm 2016 cao hơn so với bình quân cả
nước và một số tỉnh Đồng bằng Sông Hồng.
Thứ sáu. Với những kết quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch không gian
nông nghiệp theo hướng tích cực..
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt và chăn nuôi
Nghiên cứu sinh tập trung vào đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành trồng trọt và chăn nuôi bởi đây là 2 ngành có nhiều lợi
thế nhưng chưa được khai thác.
Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
Cơ cấu ngành trồng trọt đã bước đầu được chuyển dịch tích cực theo
hướng tăng giá trị cây rau, đậu, hoa cây cảnh (từ 18,74% năm 2011 lên
25,73% năm 2016) và giảm dần giá trị sản xuất cây lương thực có hạt (từ
64,38% năm 2011 xuống còn 50,84% năm 2016). Giai đoạn 2011-2016 giá
trị sản xuất cây ăn quả tăng bình quân 5,27%, cây lương thực giảm tương
ứng 5,1%, diện tích lúa chất lượng cao tăng từ 54% năm 2011 lên 61,6%
13
năm 2015. Nhiều giống cây mới có chất lượng cao đưa vào sản xuất như
nhãn lồng Hưng Yên, chuối tiêu hồng ở Khoái Châu, bưởi Diễn ở Văn
Giang, cam Vinh cho lãi 180-250 triệu đồng/ha/năm....
Bước đầu đã ứng dụng Khoa học&Công nghệ, Công nghệ cao, quy
trình tiên tiến được đưa vào sản xuất ( VietGAP, ISOGAP, nông nghiệp
hữu cơ, công nghệ tưới nước nhỏ giọt, nhà kính...) cho hiệu quả kinh tế cao.
Về tốc độ chuyển dịch. Kết quả tính toán cho thấy tốc độ chuyển dịch
ngành trồng trọt giai đoạn 2011-2016 có xu hướng giảm từ 5,83% xuống
1,67% giai đoạn 2014-2015 và tăng nhẹ trong giai đoạn 2015-2016 là
1,91%. Tuy nhiên tính chung cho giai đoạn 5 năm 2011-2016 thì tốc độ
chuyển dịch khá cao đạt 13,81%.
Bảng 3.4. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt Hưng Yên 2011-2016
Thời
gian
Cosα
Tốc độ
(α/90)
*100
2010-2011 0,9947 6,55
2011-2012 0,9958 5,83
2012-2013 0,9979 4,11
2013-2014 0,9992 2,56
2014-2015 0,9997 1,67
2015-2016 0,99961 1,91
2011-2016 0,97664 13,81
Nguồn: Tính toán từ nguồn số liệu Cục thống kê Hưng Yên
Sự chuyển dịch trên là tích cực, bước đầu đã theo hướng hiện đại bởi
nó được thể hiện ở sự thay thế những cây trồng kém hiệu quả như lúa bằng
những cây trồng có giá trị gia tăng cao như cây ăn quả, hoa, cây cảnh. Tuy
nhiên tốc độ giảm dần qua các năm cho thấy sự thay thế này còn chậm,
chưa tạo ra sự đột phá trong chuyển dịch.
Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi
Giai đoạn 2010 - 2016 cho thấy chất lượng chuyển dịch ngành chăn
nuôi được nâng cao về cả chất lẫn lượng theo hướng sản xuất hàng hóa tập
trung và phát triển kinh tế trang trại, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất
theo quy trình GAHP...Kết quả chuyển dịch bước đầu theo hướng hiện đại:
Tỷ lệ nạc hóa đàn lợn đạt trên 85% (bình quân cả nước đạt 56%), Sind hóa
đàn bò đạt gần 100% (cả nước 35-40%) trong đó tỷ lệ đàn bò lai 3 máu đạt
14
trên 38%; đưa tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp lên trên 50%
(năm 2016 theo giá thực tế), tăng trưởng Giá trị sản xuất giai đoạn 2011-
2016 tăng bình quân 3,31%. Hình thức chăn nuôi đã chuyển dần sang hình
thức chăn nuôi tập trung trang trại và theo hướng an toàn sinh học(chiếm
40%)...Gía trị sản xuất bình quân trên 3,3% giai đoạn 2011-2016.
Toàn tỉnh đã hình thành 4 vùng chăn nuôi theo hướng GAHP cấp
huyện, gồm 49 nhóm GAHP, với 1000 hộ chăn nuôi đủ điều kiện cấp
chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP và tham gia chuỗi thực phẩm an toàn
Tuy nhiên do chăn nuôi nhỏ lẻ ở quy mô hộ gia đình vẫn chiếm trên
60% số hộ, chiếm 75% tổng sản phẩm chăn nuôi trong đó phần lớn chăn
nuôi tự phát, đến nay mới xây dựng được 9 khu chăn nuôi tập trung tỷ lệ
thực hiện quy hoạch mới đạt 12,1%
*Về tốc độ chuyển dịch ngành chăn nuôi: Thể hiện qua bảng 3.5
Bảng 3.5. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi Hưng Yên 2011-2016
Thời gian Cosα
Tốc độ
(α/90)
*100
2010-2011 0,99629 5,5
2011-2012 0,99759 4,45
2012-2013 0,99987 1,39
2013 - 2014 0,99998 0,89
2014 - 2015 0,99999 0,56
2015 - 2016 0,99999 0,55
2011-2016 0,99663 5,22
Mặc dù chất lượng chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn
nuôi tăng lên nhưng như ở Bảng 3.5 cho thấy tốc độ chuyển dịch ngành
chăn nuôi lại có xu hướng giảm. Tốc độ chuyển dịch ngành chăn nuôi giảm
bởi một số các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Thứ nhất: Đến nay chăn nuôi nông hộ vẫn là chủ yếu, quy mô nhỏ
(chăn nuôi quy mô nhỏ chiếm gần 60%, chăn nuôi tập trung: 40%).
- Thứ hai: Sự phát triển thiếu bền vững, giá sản phẩm bấp bênh, khó
kiểm soát, một số sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, qua giết mổ và bán lẻ,
chiếm trên 60%; tỷ lệ sản phẩm qua chế biến thấp, chỉ chiếm gần 4% [46].
Giá cả bấp bênh, không ổn định.
15
-Thứ ba: Mô hình liên kết theo chuỗi chưa phát triển. Hiện chỉ có 1
liên kết theo chuỗi (1600 con bò sữa) với công ty sữa Vinamilk.
- Thứ tư: Việc ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất tiên tiến
như Vietgaphp trong chăn nuôi còn hạn chế. Đến năm 2016 tỉnh đã cấp
giấy chứng nhận cho gần 1000 hộ tại 04 vùng GAHP thuộc dự án chăn nuôi
Lifsap tại các huyện Văn Giang, Văn Lâm, Khoái Châu, Tiên Lữ. Tuy
nhiên số hộ đã ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất tiên tiến cũng
mới chỉ chiếm 30% tống số hộ chăn nuôi trên toàn tỉnh.
- Thứ năm: Các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp chậm phát
triển. Dịch vụ nông nghiệp hiện nay(năm 2016) mới tập trung ở các khâu
làm đất(45%), Dịch vụ thủy lợi(16,6%), Phòng trừ sâu bệnh(1,1%), dịch vụ
thu hoạch (21%)...Các dịch vụ cần thiết như khuyến nông, công nghệ cao,
dịch vụ tư vấ.còn rất hạn chế do vậy chưa tạo ra đột biến trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại.
3.2.3. Thực trạng của các yếu tố hiện đại trong cơ cấu kinh tế nông
nghiệp tỉnh Hưng Yên
3.2.3.1. Tác động của thị trường
Kết quả khảo sát 2 nhóm hộ. Nhóm hộ I bao gồm những hộ trang
trại, hộ giàu, hộ khá và nhóm hộ II là hộ trung bình và hộ nghèo.Kết quả
khảo sát thực tế cho thấy nhóm hộ I có điều kiện vốn, đất đai...dễ dàng tổ
chức sản xuất theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất
tiên tiến( tỷ trọng sản xuất theo quy trình VietGAP 13-17%) trong khi đó tỷ
lệ này ở nhóm hộ 2 là 3,7-6,5%. Từ kết quả trên cho thấy, trong quá trình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tỷ lệ số hộ chuyển đổi xuất phát từ sự
hiểu biết, suy xét về thị trường sản phẩm của nhóm hộ I là 30,59%, nhóm
hộ II là 11,50%; tỷ lệ số hộ nhóm I kết nối với doanh nghiệp là 20,54%),
nhóm hộ II là 8,9%. Số hộ tự chuyển đổi (tự phát) chiếm 32,2%.
Do vậy nhóm hộ I tiêu thụ thông qua liên kết với doanh nghiệp dễ
hơn nhóm hộ II, phần lớn nhóm hộ II bán thông qua thương lái, tự bán...lên
hiệu quả thấp hơn. Qua khảo sát cán bộ địa phương cho thấy xu hướng
chuyển đổi là khá tích cực (82,7% theo hướng sản xuất sạch, có giá trị,
67,5% theo hướng ứng dụng công nghệ cao, quy trình GAP tuy nhiên mới
có 34,5% cho rằng theo hướng thị trường và vẫn còn hơn 41% cho rằng hộ
chuyển đổi tự phát là chủ yếu)
Công tác tiếp cận thị trường bước đầu được tỉnh quan tâm tuy nhiên
chưa thỏa đáng, tiềm năng thị trường đối với nông sản sạch là rất lớn
16
3.2.3.2. Tích tụ và tập trung ruộng đất
Bằng việc tập trung ruộng đất thông qua Dồn thửa đổi ruộng và tích
tụ ruộng đất, tỉnh đã bước đầu khắc phục được tình trạng manh mún ruộng
đất, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân chuyển đổi sản xuất có hiệu
quả...hình thành các vùng trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập
trung chuyên môn hóa theo hướng hiện đại ( hình thành 92 vùng sản xuất
tập trung, 104 cánh đồng mẫu, 804 mô hình trang trại, ứng dụng công nghệ
cao vào sản xuất...góp phần đưa giá trị sản xuất/ha canh tác tăng từ 106
triệu đồng năm 2011 lên 162 triệu năm 2016 cao gấp 1,5 lần mức bình quân
cả nước)
Tuy nhiên tập trung và tích tụ ruộng đất còn một số hạn chế như:
diện tích tích tụ hạn chế (7%), quy mô tích tụ nhỏ ( 95% dưới 1ha)...đất đai
xen kẹt do phát triển công nghiệp, đô thị, ô nhiễm môi trường...
3.2.3.3. Phát triển của kinh tế hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã kiểu mới
và doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên
*Kinh tế nông hộ. Vẫn là một hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu và
phổ biến ở Hưng Yên (84% số hộ nông thôn, 34% sống chủ yếu bằng nông
nghiệp. Đã có 9,8% số hộ điều tra đã bước đầu biết đến và một phần ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất, 12,25% số hộ liên kết với các tổ
VietGAP, 22,78% số hộ nông dân liên kết với các doanh nghiệp và liên kết
với thương lái là 36,53%...Tỷ lệ tham gia liên kết với tổ VietGAP nhằm
sản xuất theo quy trình sạch của nhóm hộ I là 19,5% trong khi đó nhóm hộ
II chiếm có 5%. Nhìn chung hình thức kinh tế hộ còn bộc lộ nhiều hạn chế,
quy mô đất đai manh mún, khó khăn tập trung ở nhóm hộ II là những hộ
“không thể tự vươn lên độc lập hoàn toàn mà cần đến vai trò liên kết hỗ trợ
của các hợp tác xã, doanh nghiệp, các cơ quan chức năng...trong sản xuất,
tiêu thụ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, Công nghệ cao, cơ giới hóa trong
các khâu sản xuất.
Khó khăn về vốn là phổ biến với nhóm hộ II tỷ lệ số hộ vay vốn phục
vụ sản xuất chiếm có 22,13%, tỷ lệ vốn vay chiếm có 29,33% tổng số vốn
trong đó vay từ ngân hàng chiếm có 27,5% số hộ vay vốn, quy mô vốn vay
thấp bình quân 18,41 triệu đồng/năm chủ yếu vay từ anh em bạn bè, hoặc
ứng trước vật tư đầu vào của các đại lý và trả chậm...
*Kinh tế trang trại.
- Về số lượng: Tỉnh Hưng Yên năm 2011 có 189 trang trại, năm 2016
17
đã tăng lên 865 trang; trong đó tăng nhanh nhất là trang trại chăn nuôi 608
trang trại. Nhìn chung các trang trại còn gặp nhiều khó khăn hạn chế: khó
khăn về tích tụ ruộng đất (quy mô đất thực có 0,66ha 2011 tăng lên 0,82
ha/trang trại năm 2016), trình độ chủ trang trại hạn chế, khó khăn về vốn
(trên 80% khó khăn và rất khó khăn về vốn để mở rộng đầu tư sản xuất,
ứng dụng công nghệ cao...), khả năng liên kết với doanh nghiệp còn hạn
chế ( 13,87%), mới có 30% sản xuất theo hướng an toàn sinh học, 20% số
trang trại trồng trọt sản xuất theo hướng GAHP...
*Hình thức Hợp tác xã và tổ hợp tác kiểu mới
Toàn tỉnh hiện nay có 173 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo
luật hợp tác xã 2012. Đã có một số hợp tác xã kiểu mới được thành thành
lập và hoạt động trên cơ sở: 1- Tự nguyện góp vốn và tổ chức sản xuất theo
hướng thị trường; 2- Liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm
thông qua ký kết hợp đồng...Tuy nhiên phần lớn còn gặp khó khăn về vốn,
về quá trình chuyển đổi sáng hợp tác xã kiểu mới. Đến 30/6/2017 mới có
21 hợp tác xã trồng trọt (chiếm 12,14%), 6 hợp tác xã chăn nuôi (chiếm
3,5% số hợp tác xã) liên kết với doanh nghiệp với quy mô liên kết là
538,18 ha trồng trọt, 12,04 ha chăn nuôi. Giá trị sản lượng liên kết thông
qua hợp tác xã còn rất hạn chế, cụ thể trong ngành trồng trọt đạt 92.128
triệu chiếm 1,58% giá trị toàn ngành, trong ngành chăn nuôi đạt 63.456
triệu đồng chiếm có 0,91%
* Doanh nghiệp nông nghiệp
Toàn tỉnh mới có 153 dự án trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 5,6%),
0,28% là doanh nghiệp FDI. Phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ về quy mô,
lạc hậu về công nghệ, các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về chính
sách đầu tư ( đất đai, vốn) do vậy khả năng liên kết còn hạn chế. ( trên 80%
có số vốn dưới 10 tỷ đồng, quy mô trên 50 lao động chiếm 13,34% số doanh
nghiệp, có đến 87,35% số doanh nghiệp còn thiếu vốn, trung bình mới chỉ có
10% số doanh nghiệp đã áp dụng một phần công nghệ cao, số doanh nghiệp
biết đến những quy trình, công nghệ tiên tiến như VietGAP, GLobalGAP,
HACCP...chỉ là 27,5% và mới chỉ có 7,5% số doanh nghiệp đã được chứng
nhận sản xuất theo quy trình sạch theo tiêu chuẩn VietGAP)
* Thực trạng liên kết giữa các chủ thể sản xuất trong nông nghiệp
- Thứ nhất về liên kết dọc. Hiện nay ở tỉnh có 2 mô hình liên kết chủ
yếu giữa hộ nông dân và doanh nghiệp. Đó là (1) Mô hình liên kết trực
tiếp với các hộ nông dân, (2) Mô hình với sự tham gia của hợp tác xã
18
Các mô hình này đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng hiện đại thông qua ứng dụng công nghệ, hình thành
vùng sản xuất, cánh đồng lớn tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu lao động...Tuy
nhiên số hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, hợp tác xã
trong sản xuất chế biến nông sản sạch còn rất hạn chế. Mới có 14 doanh
nghiệp trồng trọt và 12 doanh nghiệp chăn nuôi ký kết hợp đồng với các hộ,
mới có 4% diện tích tập trung một số nông sản chủ lực có tham gia liên kết
qua doanh nghiệp.
- Liên kết ngang. Phần lớn là tự do liên kết để sản xuất lớn ( trên
85% diện tích)
- Thứ ba là liên kết trong hoạt động tài chính phục vụ chuyển đổi sản
xuất nông nghiệp. Phần lớn các hộ nông dân tiếp cận vốn chủ yếu thông
qua các đại lý cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm đầu ra theo hình thức
mua chịu, trả chậm...đại lý sẽ mua lại trừ vào tiền của người dân, một số ít
hộ dân liên kết với doanh nghiệp dưới hình thức góp sức lao động, tiền
vốn(rất ít).
3.2.3.4. Ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất tiên tiến trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh
Trong giai đoạn 2011-2016 nhiều quy trình sản xuất tiến tiến, công
nghệ cao đã được áp dụng trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi như ( công
nghệ tưới tiết kiệm nước trong sản xuất lúa, áp dụng quy trình IPM, công
nghệ phân bón Nanobac, nano Đồng, Quy trình VietGAP, ISOGAP, chăn
nuôi theo hướng An toàn sinh học, GAHP, công nghệ nuôi cấy mô, công
nghệ Nhà lưới, nhà kính...) đã góp phần tăng hiệu quả sản xuất.
Tuy nhiên thực tế cho thấy việc đầu tư công nghệ cao trong sản xuất
còn rất hạn chế, chiếm chủ yếu từ 5-20% tổng chi phí đầu tư cho công
nghệ, còn lại chủ yếu là công nghệ lạc hậu. Do vậy giá trị sản xuất của một
số sản phẩm chất lượng cao, sử dụng công nghệ cao, theo quy trình
VietGAP như lúa chất lượng cao, rau công nghệ cao, hoa cao cấp...tuy đã
tăng qua các năm những vẫn còn rất khiêm tốn. Năm 2015 GTSX lúa chất
lượng cao chiếm 0,3068% ngành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh.pdf