Khung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương
theo hướng phát triển bền vững
2.3.1. Khái niệm
Căn cứ vào khái niệm phát triển NNBV được đưa ra ở mục 2.1.2 và khái niệm
CDCCN nông nghiệp ở mục 2.2.2 của thì CDCCN nông nghiệp của địa phương
theo hướng PTBV được hiểu là: sự thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp từ dạng
này sang dạng khác ngày càng hoàn thiện hơn thể hiện ở việc không chỉ là sự thay
đổi về số lượng các tiểu ngành, tỷ trọng của mỗi tiểu ngành mà còn thể hiện sự
thay đổi về tính chất, vị trí và mối quan hệ giữa các tiểu ngành với nhau nhằm
hướng đến phát triển NNBV.
Với quan niệm như trên trên, nội hàm của CDCCN nông nghiệp của địa
phương theo hướng PTBV thể hiện trên 2 mặt: (i) Nội dung quá trình chuyển dịch là:
(ii) Mục tiêu của quá trình CDCCN.
2.3.2. Yêu cầu của chuyển dịch
Với nội hàm CDCCN nông nghiệp như trên thì yêu cầu đặt ra cho các địa
phương trong CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV là phải phù hợp với xu thế
phát triển và trạng thái cơ cấu ngành luôn phải phù hợp với trình độ phát triển
của nền kinh tế, cụ thể như sau: (i) CDCCN phải hướng đến một nền nông nghiệp
có hiệu quả kinh tế cao. (ii) CDCCN nông nghiệp phải hướng đến một nền nông
nghiệp thân thiện với môi trường. (iii) CDCCN nông nghiệp phải ứng phó tốt với
BĐKH. (iv) CDCCN nông nghiệp phải góp phần nâng cao thu nhập của người
nông dân góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội khác.
2.3.3. Xu hướng chuyển dịch chuyển dịch hợp lý
Để đảm bảo các yêu cầu của CDCCN nông nghiệp của địa phương theo hướng
PTBV thì xu hướng CDCCN nông nghiệp hợp lý hiện nay là: (i)Tăng tỷ trọng ngành
sản phẩm có lợi thế địa phương. (ii) Tăng tỷ trọng ngành sản phẩm sản xuất xanh.
(iii) Tăng tỷ trọng ngành sản phẩm ứng dụng CNC. (iv) Tăng tỷ trọng sản phẩm ứng
phó được với BĐKH
13 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững - Bùi Thị Thanh Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mới hoàn toàn về quan niệm và mô hình tổ chức HTX dựa trên nguyên
tắc tự nguyện, chia sẻ lợi ích công bằng, với tư duy vận hành như một doanh nghiệp.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
có kết cấu sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
8
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp địa phương theo hướng phát triển bền vững
Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven
biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững
Chương 4: Định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Để làm rõ hướng nghiên cứu, luận án tổng quan các tài liệu ngoài nước điển
hình theo từng vấn đề sau: Thứ nhất: nội hàm của PTBV nông nghiệp và các tiêu chí
phản ánh PTBV nông nghiệp. Thứ hai, CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV bao
gồm các nội dung: nội hàm, tiêu chí phản ánh và nhân tố ảnh hưởng đến CDCCN
nông nghiệp theo hướng PTBV
1.2. Nghiên cứu trong nước
Trong thời gian qua, nghiên cứu về CDCCN nông nghiệp của địa phương
theo hướng PTBV đã được thực hiện khá nhiều ở Việt Nam. Chính vì vậy luận án
tổng quan các tài liệu này theo các nội dung: nội hàm, tiêu chí phản ánh và nhân tố
ảnh hưởng đến CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV.
1.3. Đánh giá tổng quan các nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu
Qua tổng quan nghiên cứu, luận án rút ra một số nhận xét sau: Những hướng
nghiên cứu chính của các tác giả trong phần tổng quan: (1) Làm rõ cơ sở lý luận
về NNBV và các tiêu chí đánh giá NNBV ở các cấp độ khác nhau từ quốc gia, địa
phương đến trang trại của các nước có trình độ phát triển khác nhau. (2) Từ lý
thuyết phát triển NNBV, các nghiên cứu đã đề cập đến vai trò của CDCCN nông
nghiệp theo hướng PTBV. (3) Chỉ rõ xu hướng CDCCN nông nghiệp trong từng
giai đoạn của phát triển kinh tế phù hợp với các nhân tố khách quan như: sự phát
triển của thị trường các yếu tố đầu vào, KHCN; an ninh lương thực, toàn cầu hóa,
sản xuất hàng hóa và BĐKH.
Tuy nhiên các nghiên cứu còn tồn tại một số những vấn đề sau:
Thứ nhất, khái niệm NNBV là khái niệm động, nên những nhân tố góp phần
phát triển bền vững ngày nay có thể thay đổi trong tương lai. Hiện nay trong SXNN
đang phải đối mặt với những thách thức mới như: giá lương thực dự kiến sẽ tăng
trong tương lai, sự nóng lên của trái đất. Các tác động của BĐKH sẽ buộc người
nông dân phải thích ứng bằng cách thay đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Do vậy,
9
các chỉ số phản ánh sự CDCCN nông nghiệp phải nhạy cảm với điều kiện của từng
địa phương.
Thứ hai, các phương pháp nghiên cứu CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV
mới chỉ dừng lại ở phân tích định tính, mô tả sự thay đổi của các chỉ số phản ánh xu
hướng và tốc độ chuyển dịch, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến mặt chất của quá
trình chuyển dịch (vị trí và vai trò của từng ngành). Bên cạnh đó chưa có đánh giá tác
động của CDCCN nông nghiệp đến sự phát triển NNBV (chỉ số phát triển nông
nghiệp bền vững (SAI- sustainable agriculture index). Ngoài ra, trong quá trình
chuyển dịch chỉ phân tích so sánh theo chuỗi thời gian mà chưa so sánh theo không
gian (giữa các địa phương với nhau). Đây chính là cơ sở để đề xuất xu hướng
CDCCN nông nghiệp cho thời gian sau để cải thiện chỉ số phát triển NNBV.
Thứ ba, đã có nhiều nghiên cứu về CDCCN nông nghiệp của địa phương theo
hướng PTBV nhưng có những hạn chế như: (i) Các nghiên cứu chỉ đi sâu vào xu hướng
chuyển dịch nâng cao giá trị gia tăng hoặc nhấn mạnh về chuyển dịch ứng phó với với
BĐKH để hướng tới PTBV. Chưa có nghiên cứu nào bao quát hết các xu hướng chuyển dịch
để hướng tới PTBV. (ii) Các nghiên cứu đề cập đến CDCCN trong giới hạn địa lý của địa
phương mà chưa có tính mở khi sự chuyển dịch liên quan đến sự phát triển của vùng.
Thứ tư, đã có những nghiên cứu về CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV ở
địa phương, tuy nhiên vùng đồng bằng ven biển thì chưa được đề cập đến. Các vùng
đồng bằng ven biển có những đặc điểm khác biệt so với vùng đồng bằng khác. Do
vậy quá trình CDCCN cũng có những điểm khác khi tính đến lợi thế so sánh của
vùng và ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp. Đây là nhân tố đóng vai trò
rất quan trọng trong việc CDCCN trong thời gian tới.
Thứ năm, phần nhân tố ảnh hưởng đến CDCCN nông nghiệp theo hướng
PTBV mới chỉ dừng lại mô tả, chưa có sự kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố
này đến sự CDCCN nông nghiệp.
Từ những khoảng trống nghiên cứu nêu trên, luận án sẽ giải quyết các vấn đề sau:
Một là, hoàn thiện khung nghiên cứu về CDCCN nông nghiệp theo hướng
PTBV cho phù hợp với điều kiện hiện nay bao gồm: Nội hàm, yêu cầu, xu hướng,
tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng. Hai là, phân tích đánh giá toàn diện thực trạng
CDCCN nông nghiệp của các tỉnh ven biển Nam ĐBSH theo hướng PTBV trên các
nội dung: Xu hướng chuyển dịch và tác động của chuyển dịch. Từ đó rút ra những kết
quả đạt được và hạn chế của quá trình CDCCN nông nghiệp tại các tỉnh ven biển
Nam ĐBSH. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân gây ra hạn chế, đề xuất các giải
pháp thúc đẩy CDCCN nông nghiệp tại các tỉnh này theo hướng PTBV.
10
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỊA PHƯƠNG THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1. Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững
2.1.1. Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội. Ngành nông nghiệp
truyền thống có những đặc điểm chính sau: (i) Nông nghiệp là ngành có lịch sử lâu
đời nhất. (ii) Ngành sử dụng nguồn lực tự nhiên nhiều nhất trong các ngành sản xuất.
(iii) SXNN bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên. (iv) Nông nghiệp truyền thống
có NSLĐ trong cùng thời gian và cùng mức đầu tư so với các ngành khác. (v) Ngành
nông nghiệp thường xuyên tồn tại tình trạng thất nghiệp theo mùa vụ.
2.1.2. Phát triển nông nghiệp bền vững
Quan điểm của luận án về phát triển NNBV là: duy trì và nâng cao hiệu quả kinh tế
trong SXNN, đồng thời cải thiện thu nhập cho người nông dân góp phần xóa đói giảm
nghèo, giảm bất bất đẳng trong phân phối thu nhập và ứng phó tốt với BĐKH.
Từ quan niệm như trên thì nội hàm của phát triển NNBV thể hiện ở 2 khía
cạnh: (i) Đảm bảo sự bền vững trong nội tại ngành nông nghiệp. (ii) Có tác động lan
tỏa tốt tới xã hội và môi trường.
2.2. Cơ cấu ngành nông nghiệp của và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
2.2.1. Cơ cấu ngành nông nghiệp
Cơ cấu ngành nông nghiệp thể hiện mối quan hệ giữa các tiểu ngành trong lĩnh
vực nông nghiệp với nhau, thể hiện mối quan hệ hữa cơ sự tác động qua lại giữa các
tiểu ngành cả về mặt số lượng và chất lượng.
Để thuận tiện cho việc thu thập số liệu nghiên cứu phù hợp với thực trạng ở
Việt Nam, luận án sẽ tiếp cận phân ngành nông nghiệp theo Hệ thống ngành kinh tế
của Việt Nam và phân tích cơ cấu ngành dựa trên 3 nhóm ngành cấp 2 là: Nông
nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp.
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
CDCCN nông nghiệp là quá trình thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp từ
dạng này sang dạng khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với trình độ phát
triển. CDCCN nông nghiệp là một quá trình động, đó là việc thay đổi cấu trúc
ngành nông nghiệp và được thể hiện: (i) Sự thay đổi về số lượng: tỷ trọng các
ngành trong GTSX, giá trị gia tăng hay tỷ trọng trong lao động, vốn, đất đai của
ngành các tiểu ngành trong ngành nông nghiệp; (ii) Vị trí và tính chất của các tiểu
ngành nông nghiệp (iii) Sự thay đổi cơ cấu trong nội bộ của từng tiểu ngành trong
ngành nông nghiệp.
11
CDCCN nông nghiệp có thể diễn ra trên phạm vi quốc gia, vùng hoặc địa
phương. Luận án này sẽ đi sâu nghiên cứu CDCCN nông nghiệp ở góc độ địa
phương và đối tượng xử lý là cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.
2.3. Khung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương
theo hướng phát triển bền vững
2.3.1. Khái niệm
Căn cứ vào khái niệm phát triển NNBV được đưa ra ở mục 2.1.2 và khái niệm
CDCCN nông nghiệp ở mục 2.2.2 của thì CDCCN nông nghiệp của địa phương
theo hướng PTBV được hiểu là: sự thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp từ dạng
này sang dạng khác ngày càng hoàn thiện hơn thể hiện ở việc không chỉ là sự thay
đổi về số lượng các tiểu ngành, tỷ trọng của mỗi tiểu ngành mà còn thể hiện sự
thay đổi về tính chất, vị trí và mối quan hệ giữa các tiểu ngành với nhau nhằm
hướng đến phát triển NNBV.
Với quan niệm như trên trên, nội hàm của CDCCN nông nghiệp của địa
phương theo hướng PTBV thể hiện trên 2 mặt: (i) Nội dung quá trình chuyển dịch là:
(ii) Mục tiêu của quá trình CDCCN.
2.3.2. Yêu cầu của chuyển dịch
Với nội hàm CDCCN nông nghiệp như trên thì yêu cầu đặt ra cho các địa
phương trong CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV là phải phù hợp với xu thế
phát triển và trạng thái cơ cấu ngành luôn phải phù hợp với trình độ phát triển
của nền kinh tế, cụ thể như sau: (i) CDCCN phải hướng đến một nền nông nghiệp
có hiệu quả kinh tế cao. (ii) CDCCN nông nghiệp phải hướng đến một nền nông
nghiệp thân thiện với môi trường. (iii) CDCCN nông nghiệp phải ứng phó tốt với
BĐKH. (iv) CDCCN nông nghiệp phải góp phần nâng cao thu nhập của người
nông dân góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội khác.
2.3.3. Xu hướng chuyển dịch chuyển dịch hợp lý
Để đảm bảo các yêu cầu của CDCCN nông nghiệp của địa phương theo hướng
PTBV thì xu hướng CDCCN nông nghiệp hợp lý hiện nay là: (i)Tăng tỷ trọng ngành
sản phẩm có lợi thế địa phương. (ii) Tăng tỷ trọng ngành sản phẩm sản xuất xanh.
(iii) Tăng tỷ trọng ngành sản phẩm ứng dụng CNC. (iv) Tăng tỷ trọng sản phẩm ứng
phó được với BĐKH.
2.3.4. Tiêu chí đánh giá chuyển dịch
Dựa trên mục tiêu của luận án đặt ra là CDCCN nông nghiệp nhằm hướng đến
phát triển NNBV. Do đó tiêu chí để đánh giá gồm 02 nhóm: (i) Nhóm tiêu chí phản
ánh kết quả của của quá trình CDCCN nông nghiệp. (ii) Nhóm tiêu chí đánh giá tác
động của quá trình CDCCN nông nghiệp đến phát triển NNBV. Nội dung cụ thể phản
ánh qua bảng dưới đây:
12
Bảng 2.2: Tiêu chí phản ánh chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của địa
phương theo hướng phát triển bền vững
STT Tiêu chí Xu hướng bền vững
1 Phản ánh kết quả chuyển dịch
1.1 Xu hướng chuyển dịch
Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp có lợi thế Tăng
Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp xanh/ ứng dụng CNC Tăng
Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng phó với BĐKH Tăng
1.2 Tốc độ chuyển dịch
Cosø Giảm
2 Phản ánh tác động của chuyển dịch
Năng suất lao động Tăng
Thu nhập của nông dân từ nông nghiệp Tăng
Khoảng cách thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp Giảm
Tỷ lệ diện tích đất SXNN bị thoái hóa Giảm
Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới Tăng
Chỉ số tổng hợp SAI Tăng > 0,25
Nguồn: Đề xuất của NCS
2.3.5. Nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
của địa phương theo hướng phát triển bền vững
2.3.5.1. Nhân tố thuộc về ngành nông nghiệp của địa phương
Các nhân tố thuộc về ngành nông nghiệp của địa phương bao gồm: (i) Điều
kiện tự nhiên. (i) Lao động nông nghiệp (gồm số và chất lượng). (iii) CSHT bao gồm
CSHT cứng và CSHT mềm, (iv) Liên kết trong sản xuất.
2.3.5.2. Nhân tố thuộc về chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Các nhân tố thuộc về chính sách CDCCN nông nghiệp của địa phương là: (i)
Quy hoạch phát triển nông nghiệp. (ii) Chính sách đất đai. (iii) Chính sách tín dụng
(iv) Chính sách hỗ trợ khác như CSHT, đào tạo nghề.
2.3.5.3. Nhân tố khác
Ngoài các yếu tố trên thì còn các yếu tố sau đây cũng ảnh hưởng đến CDCCN
nông nghiệp theo hướng PTBV: Biến đổi khí hậu, thị trường và khoa học công nghệ
2.4. Kinh nghiệm chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của địa
phương theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững
Qua phân tích những thành công trong CDCCN nông nghiệp theo hướng
PTBV của Israel, Hàn Quốc và Thái Lan, luận án rút ra được một số bài học áp
13
dụng cho các địa phương đi sau trong quá trình CDCCN nông nghiệp theo hướng
PTBV như sau: (i) Xác định đúng vai trò của PTBV. (ii) Đảm bảo tạo môi trường
thuận lợi cho sự CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV. (iii) Tăng cường vốn
đầu tư thúc đẩy sự CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV, trong đó đặc biệt chú
trọng đến đầu tư trong R&D trong nông nghiệp. (iv) Chuyển đổi và xây dựng các
mô hình sản xuất theo hướng NNBV trong đó chú trọng các mô hình liên kết theo
chuỗi sản phẩm
CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
CÁC TỈNH VEN BIỂN NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
3.1. Tổng quan về các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng
3.1.1. Giới thiệu về các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng
Khu vực ven biển Nam ĐBSH gồm 3 tỉnh: Thái Bình, Nam Định và Ninh
Bình. Theo số liệu năm 2017, khu vực này có tổng diện tích tự nhiên 4.641,7 km2
chiếm 21,83% tổng diện tích ĐBSH. Quy mô dân số là 4.606,7 nghìn người chiếm
21,59% so với ĐBSH, trong đó dân số khu vực nông thôn chiếm 57,8
3.1.2. Ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng
3.1.2.1. Tiềm năng phát triển ngành nông nghiệp
Các tỉnh ven biển Nam ĐBSH có rất nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp
như: Vị trí địa lý; đất đai và khí hậu, nguồn nước; nguồn lao động; CSHT.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam ĐBSH có GTSX tăng trưởng liên
tục trong giai đoạn 2010-2017 với tốc độ tăng trưởng bình quân 3,05%/năm, cao hơn
mức tăng trưởng của khu vực ĐBSH (2,93%) và cả nước (2,84%).
Vai trò của ngành nông nghiệp ở các địa phương: (i) Ngành nông nghiệp vẫn
được coi là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương. (ii) Tạo việc làm và
gia tăng thu nhập cho người nông dân.
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam
đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững
3.2.1. Thực trạng kết quả của chuyển dịch
3.2.1.1. Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành
Xét về xu hướng CDCCN nông nghiệp thì thấy: cơ cấu ngành nông nghiệp
đang có xu hướng chuyển dịch giảm dần tỷ trọng nông nghiệp thuần và tăng tỷ trọng
14
thủy sản. Đến năm 2017, tỷ trọng ngành nông nghiệp thuần vẫn chiếm tỷ trọng cao
nhất (74,92%) tiếp đến là ngành thủy sản (24,73%) và lâm nghiệp (0,35%). Tỷ trong
ngành nông nghiệp của các tỉnh này thấp hơn so với vùng ĐBSH (79,12%) cho thấy
sự chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp của các tỉnh này nhanh hơn.
Tính toán hệ số Cos∅ cho thấy tốc độ CDCCN nông nghiệp diễn ra rất chậm
khi tỷ lệ chuyển dịch đạt 10,69% giai đoạn 2010-2017, trong đó Nam Định có tỷ lệ
chuyển dịch lớn nhất (12,43%) sau đó đến Thái Bình (10,74%) và Ninh Bình (6,71%).
3.2.1.2. Xu hướng chuyển dịch theo lợi thế so sánh
Các tỉnh ven biển Nam ĐBSH có các ngành hàng lợi thế là: Lượng lương
thực thực phẩm có hạt, rau và hoa màu, chăn nuôi lợn, gia súc gia cầm, thủy sản
nuôi trồng và đánh bắt. Giai đoạn 2010-2016, CDCCN nông nghiệp của các tỉnh
đang chuyển dịch theo xu thế của PTBV khi tăng dần tỷ trọng sản phẩm có lợi thế
nhất là sau khi thực hiện đề án tái cơ cấu ngành. Tuy nhiên tỷ lệ chuyển dịch còn
rất chậm. Tỉnh có tỷ lệ chuyển dịch theo lợi thế cao nhất là Ninh Bình (4,32%),
sau đó đến Nam Định và Thái Bình lần lượt là 0,73% và 0,05%
3.2.1.3. Xu hướng chuyển dịch theo hướng nông nghiệp xanh và nông nghiệp công nghệ cao
Tỷ trọng diện tích đất SXNN xanh và NNCNC đang có xu hướng tăng lên tuy
nhiên còn rất nhỏ (chiếm 7,86% trong tổng diện tích đất SXNN năm 2017). Xét về cơ
cấu của SXNN xanh và NNCNC thì thấy lĩnh vực cây lương thực có hạt chiếm tỷ trọng
lớn nhất (39,73%) tiếp đến là nuôi trồng thủy sản (28,25%) và rau màu (27,65%).Trong
3 tỉnh thì Thái Bình có tỷ lệ diện tích đất SXNN xanh và NNCNC lớn nhất (16,03%)
sau đó đến Nam Định (5,08%) và Ninh Bình (2,56%).
Tính đến năm 2017, GTSX của NNCNC và nông nghiệp xanh chiếm trong
tổng GTSX ngành nông nghiệp còn rất nhỏ (0,75%), trong đó Thái Bình vẫn là tỉnh
có tỷ lệ cao nhất (1,03%) tiếp đến là Nam Định (0,68%) và Ninh Bình (0,51%).
3.2.1.4. Xu hướng chuyển dịch theo hướng ứng phó với biến đổi khí hậu
Để CDCCN nông nghiệp thích ứng với BĐKH, các tỉnh đã hướng dẫn nông
dân nhiều biện pháp sản xuất thích ứng để tăng hiệu quả sản xuất đồng thời giảm
thiểu tác động đến môi trường như: (i) Nghiên cứu và đưa vào sản xuất đại trà những
giống cây có khả năng thích ứng với BĐKH. (ii) Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu
cây trồng trên đất lúa 2 vụ thành lúa 1 vụ kết hợp với thủy sản ở vùng thấp, lúa 1 vụ kết
hợp với 2 vụ rau màu ở vùng cao hoặc chuyển hẳn đất lúa sang nuôi trồng thủy sản và rau
màu tại vùng sản xuất lúa không hiệu quả. (iii) Nghiên cứu và ứng dụng thành công các
giải pháp ứng phó và bảo vệ nguồn thủy sản khi nước biển dâng.
15
3.2.2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam
đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững
3.2.2.1. Tác động đến hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp
a. NSLĐ trong nông nghiệp
NSLĐ trong nông nghiệp trung bình của 3 tỉnh giai đoạn 2010-2017 có xu
hướng tăng lên, từ 15,61 triệu/người năm 2010 tăng lên 28,4 triệu/người năm 2017.
Tính bình quân giai đoạn này, NSLĐ tăng bình quân 8,9%/năm. So sánh giữa các tỉnh
với nhau thì thấy Thái Bình có NSLĐ cao nhất (43,4 triệu/người/năm) gấp 1,53 lần
NSLĐ bình quân của 3 tỉnh và gấp 2,39 lần NSLĐ của Nam Định (tỉnh có NSLĐ
thấp nhất
Luận án tính theo phương pháp SSA để đánh giá sự thay đổi của CDCCN nông
nghiệp đến thay đổi NSLĐ của từng tiểu ngành trong thời gian qua ở các tỉnh ven
biển Nam ĐBSH thấy: Thứ nhất, nông nghiệp thuần là lĩnh vực có tác động mạnh
nhất đến tăng NSLĐ chung của toàn ngành nông nghiệp. Thứ hai, tác động “tĩnh”
mang dấu âm trong giai đoạn 2011-2017 cho thấy ở cả 3 địa phương đã có sự dịch
chuyển lao động từ ngành có NSLĐ thấp là nông nghiệp sang ngành có NSLĐ cao là
thủy sản. Thứ ba, tác động CDCC “động” mang dấu âm đối với ngành thủy sản và nông
nghiệp. Như vậy là tại 3 tỉnh chưa có sự dịch chuyển lao động từ ngành có tốc độ tăng
NSLĐ thấp sang ngành có tốc độ tăng NSLĐ cao, hay nói cách khác chuyển dịch cơ cấu
lao động sang các nhóm ngành thủy sản này tăng nhanh hơn tốc độ chuyển dịch của
GTGT của ngành này. Thứ tư, tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng NLSĐ của CDCCN có xu
hướng tăng lên ở Thái Bình và Nam Định và giảm ở Ninh Bình.
b. Tác động đến VA/GO
Trong giai đoạn 2010-2017, chỉ có tỷ lệ VA/GO của Nam Định tăng từ 48,25%
năm 2010 (mức thấp nhất trong 3 tỉnh) lên 75,11% năm 2017 (cao nhất trong 3 tỉnh).
Hai tỉnh Thái Bình và Ninh Bình thì tỷ lệ này giảm tương ứng là 60,66% xuống
57,64% và 56,28% xuống 44,12%.
3.2.2.2. Tác động đến khoảng cách thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp
Thực tế trong giai đoạn 2010-2016 thì khoảng cách thu nhập từ nông nghiệp và
phi nông nghiệp của các tỉnh chưa rõ xu thế: Khoảng cách thu nhập của nông nghiệp
so với thu nhập từ phi nông nghiệp đang có dấu hiệu tăng lên khi thu nhập nông nghiệp
năm 2012 bằng 1,09 lần thu nhập từ phi nông nghiệp; tuy nhiên lại có xu hướng giảm
dần đều cho giai đoạn 2012-2016. Tính đến năm 2016 thu nhập từ nông nghiệp chỉ
chiếm 68% thu nhập từ phi nông nghiệp. Nhưng xét cụ thể cho từng tỉnh thì thấy Nam
16
Định có khoảng cách nông nghiệp so với phi nông nghiệp ngày càng tăng và Ninh
Bình có khoảng cách thu nhập giảm.
3.2.2.3. Tác động đến bảo vệ môi trường
a. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thoái hóa
Tính đến năm 2015 điện tích đất bị thoái hóa của 3 tỉnh đạt 247.280 ha chiếm
75,37% tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp và chiếm 21,14 % tổng diện tích đất
thoái hóa của ĐBSH. Trong 3 tỉnh thì Thái Bình có diện tích đất thoái hóa lớn nhất
tiếp đến là Ninh Bình và Nam Định
b. Diện tích rừng trồng mới
Thái Bình là tỉnh có diện tích rừng trồng mới bình quân hàng năm giai đoạn
2010-2017 cao nhất (237 ha/năm) sau đó đến Ninh Bình (190 ha/năm) và Nam
Định (147 ha/năm).
3.2.2.4. Chỉ số tổng hợp nông nghiệp bền vững SAI
Dựa vào khung tiêu chí phản ánh NNBV và cách tính chỉ số NNBV (SAI)
trong mục 2.3.4 của chương 2 và số liệu thực tế của 3 tỉnh giai đoạn 2010-2016, luận
án thấy như sau: Thứ nhất, giai đoạn 2011-2017, chỉ số SAI đều có xu hướng tăng
lên, tuy nhiên tốc độ tăng của các tỉnh khác nhau, trong đó Thái Bình có tốc độ tăng
bình quân cao nhất (9,9%), tiếp đến là Ninh Bình (9,48%) và Nam Định (5,5%). Chỉ
số phát triển NNBV ở các tỉnh ở mức độ PTBV thấp. Thứ hai, CDCCN nông nghiệp
ngày càng đóng góp lớn vào chỉ số phát triển NNBV
3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững
3.3.1. Ứng dụng mô hình EFA trong phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng
phát triển bền vững
Sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA, luận án phân tích số liệu từ
bảng điều tra 225 hộ nông dân tại 3 địa phương thì có kết quả các nhân tố tác động
đến CDCCN nông nghiệp là: Nhóm 1- Điều kiện tự nhiên bao gồm: Độ màu mỡ của
đất đai thay đổi, diện tích đất SXNN giảm, nước biển dâng, bão lớn. Nhóm 2 - Liên
kết sản xuất gồm: HTX hoặc DN hỗ trợ tìm kiếm thị trường, HTX hoặc DN hỗ trợ tiêu
thụ sản phẩm, HTX hoặc DN cung ứng vật tư sản xuất, HTX hoặc DN hỗ trợ quy trình
sản xuất. Nhóm 3 - Cơ sở hạ tầng gồm: Giao thông thuận lợi, hệ thống cấp thoát nước
đầy đủ, hệ thống điện đáp ứng yêu cầu, thông tin liên lạc thuận tiện. Nhóm 4- Chính
sách hỗ trợ gồm: mở lớp đào tạo nghề SXNN theo hướng bền vững, hỗ trợ mua máy
móc thiết bị phục vụ SXNN. Nhóm 5 - Trình độ lao động gồm: Hiểu biết về kiến thức
17
SXNN bền vững, hiểu biết về chủ trương, chính sách của Nhà nước, hiểu biết về đối
tượng sản xuất. Nhóm 6- Khoa học công nghệ gồm: Ứng dụng chọn giống chất lượng
cao tăng, ứng dụng trong chăm sóc tăng, ứng dụng trong thu hoạch tăng. Nhóm 7 - Thị
trường gồm: Nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp thay đổi, gần thị trường tiêu thụ.
Nhóm 8- Chính sách tín dụng gồm: Ưu đãi vay vốn để SXNN tăng, hình thức vay
vốn đa dạng.
3.3.2. Thực trạng các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các
tỉnh ven biển Nam đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững
Dựa trên phân tích nhân tố khám phá phần 3.2.1, luận án phân tích thực trạng
những nhân tố này tại các tỉnh ven biển Nam ĐBSH thời gian qua. Cụ thể:
3.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
Diện tích đất SXNN ngày càng giảm đã tạo sức ép để các tỉnh chuyển đổi cơ
cấu sản xuất và phương thức sản xuất theo hướng tăng hiệu quả để gia tăng sản lượng.
Các hiện tượng BĐKH này đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình CDCCN nông nghiệp
theo hướng PTBV: (i) Làm ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng và hiệu quả sản xuất
giảm. (ii) Làm chậm quá trình triển khai các dự án đầu tư SXNN theo quy mô lớn
3.3.2.2. Liên kết sản xuất
Mô hình tổ chức sản xuất ở các tỉnh vẫn chủ yếu là hộ gia đình. Việc
tham gia HTX của nông dân chưa nhiều và vai trò của HTX mới chỉ dừng lại
cung ứng các dịch vụ đầu vào của quá trình sản xuất, còn các dịch vụ tiêu thụ sản
phẩm, dịch vụ bảo quản và hỗ trợ kĩ thuật sản xuất chưa phát triển.
Liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp còn lỏng lẻo, mới chỉ bắt đầu
thực hiện trong lĩnh vực trồng trọt. Ngoài ra, liên kết giữa nông dân với nhà khoa học
còn yếu, chủ yếu mới là các cán bộ khuyến nông, khuyến ngư kiêm nhiệm hướng dẫn
canh tác sản xuất. Liên kết SXNN giữa các địa phương trong vùng chủ yếu là do các
công ty trong tỉnh kiên kết sản xuất và bao tiêu đầu ra, việc các công ty ở ngoài địa
phương tham gia liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm rất ít.
3.3.2.3. Cơ sở hạ tầng
Sự hoàn thiện của hệ thống CSHT nông thôn đã thúc đẩy CDCCN diễn ra
thuận lợi hơn. Tuy nhiên hệ thống CSHT về kho bãi còn yếu kém nên dẫn đến tỷ lệ
thất thoát sau thu hoạch cao, ảnh hưởng đến quá trình chế biến sản phẩm và chưa nâng
cao được chuỗi giá trị trong sản xuất.
3.3.2.4. Chính sách hỗ trợ
Các chính sách hỗ trợ của các tỉnh để thu hút đầu tư thúc đẩy CDCCN nông
nghiệp theo hướng PTBV như: chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chính sách hỗ trợ đầu
18
tư mua sắm máy móc thiết bị SXNN, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư. Qua đó quy
mô tích tụ đất đai trong SXNN ngày càng lớn, tạo điều kiện để SXNN theo hwóng
ứng dụng CNC và sản xuất xanh. Năm 2017, ở 3 tỉnh tích tụ được 22.029 ha chiếm
7,82% đất sản xuất nông nghiệp để tập trung SXNN theo hướng hàng hóa đặc biệt là
NNCNC. Trong đó Thái Bình có tỷ lệ tích tụ ruộng đất lớn nhất đạt 14.929,28 ha
chiếm (15,93%), tiếp đến là Nam Định (5,08%) và Ninh Bình (2,56%).
3.3.2.5. Trình độ lao động
Trình độ chuyên môn của lao động trong nông nghiệp mặc dù đã được cải
thiện nhưng còn thấp. Năm 2016, lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo hoặc đào tạo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_chuyen_dich_co_cau_nganh_nong_nghiep_cac_tin.pdf