Tóm tắt Luận án Đặc điểm địa chất đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 4. VAI TRÒ CỦA ĐỊA CHẤT ĐỆ TỨ ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC

DƯỚI ĐẤT ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM

4.1. Tổng quát về các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ tại ĐBVB Quảng Nam

Nghiên cứu sinh đã chia khu vực nghiên cứu thành 2 tầng chứa nước lỗ hổng

trong các thành tạo trầm tích Đệ tứ là Holocen - qh và Pleistocen – qp (Hình 4.1, 4.2):

* Tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Holocen (qh): Tổng

diện tích khoảng 960km2. Trầm tích gồm nhiều loại nguồn gốc khác nhau như sông,

biển, sông - biển, biển - vũng vịnh tuổi Holocen. Thành phần gồm cát, cát pha, cát

sạn, cuội sỏi lẫn bột sét. Bề dày thay đổi từ 5,0 đến 25,0 m, thường gặp 10 - 20 m.

* Tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Pleistocen (qp):

Tổng diện tích khoảng 1.372km2. Trầm tích gồm nhiều loại nguồn gốc khác nhau,

như sông, biển, sông - biển, biển – vũng vịnh. Thành phần chủ yếu là cát, cát bột,

bột sét, cuội sỏi sạn Bề dày thay đổi từ 4 đến 35 m, thường gặp 10 đến 15m.

pdf28 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đặc điểm địa chất đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yển động kiến tạo Đệ tứ, phương pháp phân tích sự dao động mực nước biển, phương pháp nghiên cứu hệ số thấm, phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học nước dưới đất, phương pháp mô hình số... - 3 - Hình 1.1. Vị trí vùng nghiên cứu, đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành trầm tích Đệ tứ (Galloway, 1989), (Trần Nghi, 2014) CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Những vấn đề chung về thang địa tầng trầm tích Đệ tứ, ranh giới Pleistocen - Holocen khu vực đồng bằng tỉnh Quảng Nam 2.2. Các thành tạo trước Đệ tứ khu vực đồng bằng tỉnh Quảng Nam 2.3. Địa tầng và đặc điểm trầm tích Đệ tứ đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam Trầm tích Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam chiếm diện tích khoảng 1500km2. Các thành tạo trầm tích có tuổi từ Pleistocen sớm đến Holocen muộn (Q11, Q12, Q13(1), Q13(2), Q21, Q22, Q23) và trầm tích Đệ tứ không phân chia tập trung ở ven rìa phía Tây khu vực nghiên cứu (edQ, adpQ), Hình 2.1, 2.2. Trầm tích Pleistocen có 7 hệ tầng chuẩn đã được Vũ Khúc, Cát Nguyên Hùng (1996) xác lập là hệ tầng Đại Thạch, Đà Nẵng, Thăng Bình, La Châu, Hòa Tiến, Miếu Bông, Đại Phước. Trầm tích Holocen có 4 hệ tầng chuẩn đã được xác lập bởi Cát Nguyên Hùng, Nguyễn Văn Trang là hệ tầng Cẩm Hà, Nam Phước, Kỳ Lam và Nam Ô. Về nguồn gốc trầm tích gồm có 2 loại nguồn gốc đơn là trầm tích nguồn gốc sông (a) và biển (m); 6 loại trầm tích nguồn gốc hỗn hợp là sông-biển (am), biển-gió (mv), sông-biển-đầm lầy (amb), biển-vũng vịnh (ml), tàn-sườn tích và sông-sườn-lũ tích. - 4 - Hình 2.1. Bản đồ địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, từ Điện Bàn đến Thăng Bình (mảnh 1) - 5 - Hình 2.2. Bản đồ địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, từ Thăng Bình đến Núi Thành (mảnh 2) - 6 - 2.4. Xu thế biến đổi một số đặc tính của trầm tích Đệ tứ tại ĐBVB Quảng Nam Đặc điểm thạch học của trầm tích như thành phần độ hạt (sạn sỏi – cát – bột sét), hệ số chọn lọc (S0) và thành phần hóa học trầm tích Đệ tứ tại ĐBVB tỉnh Quảng Nam có mối quan hệ chặt chẽ với các giai đoạn dao động mực nước biển trong Đệ tứ dẫn tới dẫn tới sự biến đổi có tính chu kỳ theo thời gian thành tạo (Hình 2.3). Hình 2.3. Đồ thị hàm lượng % độ hạt các trầm tích Đệ tứ đồng bằng ven biển Quảng Nam, cho thấy sự biến thiên theo chu kỳ. CHƯƠNG 3. CÁC HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO VÀ SỰ THAY ĐỔI MỰC NƯỚC BIỂN TRONG ĐỆ TỨ TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG QUẢNG NAM 3.1. Đặc điểm kiến tạo Đệ tứ đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam 3.1.1. Các yếu tố cấu trúc kiến tạo trước Đệ tứ: Trũng địa hào Đại Lộc - Hội An và Khu vực sụt lún yếu Thăng Bình – Núi Thành (Hình 3.1). 3.1.2. Các yếu tố kiến trúc Đệ tứ tại đồng bằng Quảng Nam Sơ đồ đáy bồn tích tụ trầm tích Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh QuảngNam đã chỉ ra 3 vùng bị sụt lún từ mạnh, trung bình đến yếu và 1 vùng nâng yếu như sau: Vùng sụt lún mạnh có biên độ sụt lún từ 100-135m, vùng sụt lún trung bình có biên độ sụt lún từ 50-100m, vùng sụt lún yếu có biên độ sụt lún từ 20-50m, vùng nâng yếu có độ sâu đáy trầm tích Đệ tứ từ 5-50m. Ngoài ra, còn có 2 vòm nâng và 5 vòm hạ hiện đại (Hình 3.2). 3.1.3. Hệ thống đứt gãy vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam Căn cứ vào mối quan hệ giữa các hệ thống đứt gẫy, NCS phân chia thành 4 hệ thống theo phương: Hệ thống Tây Bắc - Đông Nam (ký hiệu là F1) có tuổi già hơn, hệ thống đứt gãy theo phương Đông Bắc - Tây Nam (ký hiệu là F2) có tuổi trẻ hơn do cắt qua hệ thống Tây Bắc - Đông Nam, hệ thống đứt gãy á kinh tuyến (ký hiệu là F3) và hệ thống đứt gãy á vĩ tuyến (ký hiệu là F4), Hình 3.1. 3.1.4. Đặc điểm địa mạo và tính phân bậc địa hình tại ĐBVB tỉnh Quảng Nam Tại vùng nghiên cứu có 6 kiểu nguồn gốc với 20 kiểu bề mặt đồng nguồn gốc theo đặc điểm hình thái, nguồn gốc và tuổi của địa hình như sau: 1) Địa hình nguồn gốc sông (Bề mặt thềm bậc II, Bề mặt thềm bậc I, Bề mặt bãi bồi cao, Bề mặt bãi bồi thấp, Bề mặc bãi bồi ven lòng, tuổi từ Pleistocen muộn - phần muộn tuổi Holocen muộn). 2) Địa hình nguồn gốc sông - biển hỗn hợp (Bề mặt tích tụ nguồn gốc sông biển, tuổi từ Pleistocen muộn - phần muộn tuổi Holocen muộn). 3) Địa hình nguồn gốc biển vũng vịnh (Bề mặt tích tụ vũng vịnh tuổi từ Pleistocen muộn - phần muộn tuổi Holocen giữa). - 7 - Hình 3.1. Bình đồ cấu trúc trước Đệ tứ và hệ thống đứt gãy KTĐT-KTHĐ vùng nghiên cứu Hình 3.2. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ khống chế của các hệ thống đứt gãy với các đới sụt lún, vòm nâng – hạ kiến tạo hiện đại ở vùng đồng bằng tỉnh Quảng Nam - 8 - 4) Địa hình nguồn gốc sông biển - đầm lầy (Bề mặt nguồn gốc sông biển - đầm lầy, tuổi Holocen sớm đến Holocen muộn). 5) Địa hình nguồn gốc biển, biển – gió (Bề mặt tích tụ nguồn gốc biển, biển - gió, tuổi từ Pleistocen muộn - phần sớm đến Holocen muộn). 6) Các bề mặt tích tụ sườn - lũ tích, sông - sườn tích, tàn – sườn tích. 3.1.5. Các tác động của hoạt động kiến tạo hiện đại làm biến đổi địa hình khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam Hoạt động kiến tạo hiện đại làm biến đổi khá mạnh hình thái địa hình khu vực nghiên cứu, đặc biệt là sự thay đổi dòng chảy của hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia tại đoạn chảy trên đồng bằng Quảng Nam, cụ thể như sau: Xói lở mãnh liệt gây cắt dòng tại đoạn sông Quảng Huế; xu hướng nắn thẳng dòng chảy sông Thu Bồn (Thạnh Mỹ đến Câu Lâu); nghẽn dòng chảy ở đoạn sông Bầu Xấu; xói lở mãnh liệt tại bờ Bắc Cửa Đại do ảnh hưởng của sụt lún kiến tạo. 3.2. Tính toán tốc độ dịch chuyển (hạ thấp) kiến tạo Đệ tứ – kiến tạo hiện đại tại khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam Kết quả tốc độ hạ thấp trung bình các đứt gãy phương Đông Bắc – Tây Nam cho toàn bộ vùng nghiên cứu là tổng hợp của các đứt gãy F2-01 và F2-04, mỗi giai đoạn thường lấy theo đứt gãy có tốc độ dịch chuyển lớn nhất (Bảng 2.1). Bảng 2.1. Tính toán tốc độ hạ thấp trung bình các đứt gãy phương Đông Bắc – Tây Nam (F2-01 và F2-04) tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. 3.3. Sự dao động mực nước biển trong Đệ tứ ở khu vực đồng bằng Quảng Nam NCS đã xác định 5 giai đoạn hình thành trầm tích căn cứ theo dao động mực nước biển như sau (Hình 3.3, 3.4): - Giai đoạn I: Tương ứng với giai đoạn thành tạo trầm tích Pleistocen sớm (Q11) kéo dài từ 1,806 triệu năm đến 781 ngàn năm so với ngày nay. - Giai đoạn II: Tương ứng với giai đoạn thành tạo trầm tích Pleistocen giữa (Q1 2) kéo dài từ 781 ngàn năm đến 126 ngàn năm so với ngày nay. - 9 - Hình 3.3. Biểu đồ đường dao động mực nước biển trong Đệ tứ đối sánh với thang Địa tầng Quốc tế 2015 - 10 - - Giai đoạn III: Tương ứng với giai đoạn hình thành trầm tích Pleistocen muộn (Q1 3) kéo dài từ 126 ngàn năm đến 11,7 ngàn năm trước ngày nay. Giai đoạn này được chia làm 2 phụ giai đoạn, nửa đầu (từ 126 ngàn năm đến 71 ngàn năm); nửa sau (từ 71 đến 11,7 ngàn năm). - Giai đoạn IV: Liên quan đến đợt biển tiến Flandrian diễn ra từ Holocen sớm đến Holocen trung, bắt đầu từ 11,7 ngàn năm và kết thúc ở 3,0 ngàn năm so với hiện tại. - Giai đoạn V: Từ cuối Holocen trung đến hiện tại, bắt đầu từ 3,0 ngàn năm trước và đang diễn ra trong hiện tại. Hình 3.4. Biều đồ đường dao động mực nước biển trong Holocen. CHƯƠNG 4. VAI TRÒ CỦA ĐỊA CHẤT ĐỆ TỨ ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM 4.1. Tổng quát về các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ tại ĐBVB Quảng Nam Nghiên cứu sinh đã chia khu vực nghiên cứu thành 2 tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Đệ tứ là Holocen - qh và Pleistocen – qp (Hình 4.1, 4.2): * Tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Holocen (qh): Tổng diện tích khoảng 960km2. Trầm tích gồm nhiều loại nguồn gốc khác nhau như sông, biển, sông - biển, biển - vũng vịnh tuổi Holocen. Thành phần gồm cát, cát pha, cát sạn, cuội sỏi lẫn bột sét. Bề dày thay đổi từ 5,0 đến 25,0 m, thường gặp 10 - 20 m. * Tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Pleistocen (qp): Tổng diện tích khoảng 1.372km2. Trầm tích gồm nhiều loại nguồn gốc khác nhau, như sông, biển, sông - biển, biển – vũng vịnh... Thành phần chủ yếu là cát, cát bột, bột sét, cuội sỏi sạn Bề dày thay đổi từ 4 đến 35 m, thường gặp 10 đến 15m. - 11 - Hình 4.1. Bản đồ địa chất thủy văn vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, từ Điện Bàn đến Thăng Bình (mảnh 1) - 12 - Hình 4.2. Bản đồ địa chất thủy văn vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, từ Thăng Bình đến Núi Thành (mảnh 2) - 13 - Hình 4.3. Mức độ phong phú nước của các thành tạo trầm tích Đệ tứ tại vùng đồng bằng Quảng Nam. 4.2. Đặc điểm chứa nước của các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ Căn cứ vào giá trị tỷ lưu lượng từ các lỗ khoan hút nước thí nghiệm phân bố trong vùng nghiên cứu, NCS đã phân chia khu vực nghiên cứu thành các vùng chứa nước theo mức độ phong phú nước như sau: 4.2.1. Đặc điểm chứa nước của tầng chứa nước Holocen (qh) a) Vùng chứa nước trung bình: Khu vực này bao gồm các trầm tích có nguồn gốc sông (aQ2 3, aQ2 2, aQ2 1), biển (mQ23, mQ22, mQ21no), sông - biển (amQ23, amQ22np, amQ2 1), biển - gió (mvQ22). b) Vùng nghèo nước: Hình thành từ các trầm tích có nguồn gốc biển - vũng vịnh (mlQ2 2kl, mlQ2 1), biển - đầm lầy (mbQ2 2), sông - biển - đầm lầy (ambQ2 3ch, ambQ2 2). 3.2.2. Đặc điểm chứa nước của tầng chứa nước Pleistocen (qp) - 14 - a) Vùng giàu nước: Khu vực này bao gồm các trầm tích có nguồn gốc sông (aQ1 1đp), sông - biển (amQ12mb, amQ13(1)). b) Vùng chứa nước trung bình: Khu vực này bao gồm các trầm tích có nguồn gốc sông (aQ13(2)đt), biển (mQ13(2)đn), sông - biển (amQ13(2)). c) Vùng nghèo nước: Khu vực này bao gồm các trầm tích có nguồn gốc biển, hệ tầng La Châu (mQ13(1)lc), biển – vũng vịnh (mlQ13(2)tb, mlQ13(1)ht). 4.3. Vai trò của các đứt gãy kiến tạo hiện đại đến khả năng chứa nước của trầm tích Đệ tứ 4.3.1. Vai trò của các đứt gãy kiến tạo hiện đại đến khả năng chứa nước của tầng chứa nước Holocen Vùng có mức độ phong phú giàu nước và rất giàu nước trong tầng chứa nước Holocen nằm ở trung tâm huyện Điện Bàn. Tại đây mật độ các đứt gãy rất lớn gồm các đứt gãy F1-01, F1-02, F1-04, F2-01, F2-02, F2-03, F2-04, F2-21, F3-01, F3-02. Phía Bắc huyện Thăng Bình có một vùng giàu nước liên quan đến các đứt gãy F1-06, F1-10, F1-11, F1-20. Trong đó đứt gãy F1-06 (đứt gãy chắn) đóng vai trò phân cách giữa vùng giàu nước và vùng nghèo nước hơn ở trung tâm huyện. Các đứt còn lại có vai trò dẫn nước, làm tăng độ phong phú nước. Tại phía Đông thành phố Tam Kỳ có một vùng giàu nước chịu tác động của đứt gãy chắn F1-14, F2-18 và đứt gãy dẫn nước F4-03. Phía Nam huyện Núi Thành, đứt gãy F3-10 cũng góp phần hình thành vùng giàu nước tại khu vực này (Hình 4.4). Hình 4.4. Sơ đồ phân bố các vùng giàu nước trong tầng chứa nước Holocen liên quan đến hệ thống đứt gãy kiến tạo hiện đại. 4.3.2. Vai trò của các đứt gãy kiến tạo hiện đại đến khả năng chứa nước của tầng chứa nước Pleistocen Vùng giàu nước nhất trong tầng chứa nước Pleistocen nằm ở huyện Điện Bàn, kéo dài từ bờ biển, theo phương Đông Bắc - Tây Nam đến trung tâm huyện. Khu vực này bị giới hạn bởi các đứt gãy chắn F1-07, F2-01, F2-09, F3-03. Các đứt gãy dẫn cắt qua vùng chứa nước, làm tăng mức độ phong phú nước trong khu vực là đứt gãy F1- - 15 - 01, F1-02, F1-04, F1-05, F1-06, F2-02, F2-03, F2-04, F2-06, F2-07, F2-21, F3-01, F3-02 (Hình 4.5). Ngoài ra, từ trung tâm huyện Thăng Bình đến phía Đông thành phố Tam Kỳ có một vùng mức độ phong phú nước từ trung bình đến giàu, chịu sự chi phối của các đứt gãy dẫn là F1-10, F1-11, F1-12 và bị chắn bởi đứt gãy F2-18, F4-03. Hình 4.5. Sơ đồ phân bố các vùng giàu nước trong tầng chứa nước Pleistocen liên quan đến hệ thống đứt gãy kiến tạo hiện đại. 4.4. Vai trò của các đứt gãy kiến tạo hiện đại đến mực NDĐ khu vực nghiên cứu Sơ đồ đẳng cốt cao tầng chứa nước Holocen cho thấy mực nước ở phía Bắc sông Thu Bồn từ 1 đến 2m, khu vực có mực nước cao phân bố rãi rác ở vùng núi rìa phía Tây khu vực nghiên cứu. Phía Nam sông Thu Bồn, mực nước ở đây chịu sự khống chế của các đứt gãy F1-10, F1-11, F1-12 theo phương Tây Bắc – Đông Nam. Khu vực giữa đứt gãy F1-11 và F1-12 mực nước trung bình cao 5-8m; giữa đứt gãy F1-10 và F1-11 mực nước trung bình cao 3-5m thể hiện rõ ảnh hưởng sụt bậc của hệ thống đứt gãy chạy song song với bờ biển (Hình 4.6). Hướng di chuyển của nước dưới đất cũng cơ bản trùng với hướng dịch chuyển của cánh các đứt gãy thuận. Ngoài ra, tại vị trí vòm nâng 02, mực nước ở vùng trung tâm vòm cao hơn xung quanh nên hướng di chuyển của nước dưới đất kiểu tỏa tia. Tại vị trí vòm hạ 04, 05 ở phía Nam huyện Núi Thành, nước dưới đất có hướng di chuyển kiểu hội tụ về vùng trũng của vòm hạ. Tầng chứa nước Pleistocen có mực nước cao tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi phía Tây khu vực nghiên cứu (Đại Lộc, Quế Sơn, Phú Ninh), chịu sự khống chế của các đứt gãy F1-07, F2-09. Vùng đồng bằng Điện Bàn, Hội An có mực nước thấp 1-2m. Vùng đồng bằng Thăng Bình đến phía Bắc huyện Núi Thành mực nước trung bình 7m. Như vậy, vùng phía Nam sông Thu Bồn vẫn có mực nước cao hơn phía Bắc do sự dịch chuyển của đứt gãy thuận F2-01, F2-02 định hướng Đông Bắc – Tây Nam (Hình 4.7). Các đứt gãy F2-12; đứt gãy F1-14, F2-18, F4-03 cũng có vai trò khống chế mực nước dưới đất của tầng chứa nước Pleistocen. - 16 - Hình 4.6. Bản đồ đẳng cao mực NDĐ của TCN Holocen tại đồng bằng Quảng Nam Hình 4.7. Bản đồ đẳng cao mực NDĐ của TCN Pleistocen tại đồng bằng Quảng Nam 4.5. Vai trò của đặc điểm độ hạt trầm tích Đệ tứ đến tính thấm nước Hệ số thấm của các trầm tích nguồn gốc biển gió hạt thô (mvQ22), biển hiện đại hạt thô (mQ23) là lớn nhất, biến đổi trong khoảng từ 63,9 đến 88,1m/ngày; khi độ hạt nhỏ hơn biến đổi trong khoảng 8-12,1m/ngày. Trầm tích nguồn gốc sông là cát hạt thô, rất thô (aQ11đp, aQ13(2)đt, aQ21, aQ22, aQ23) có hệ số thấm khá ổn định, biến đổi - 17 - trong khoảng 38,9-47,5m/ngày; khi thành phần là cát hạt trung hoặc sạn sỏi nhỏ lẫn cát bột biến đổi trong khoảng 3,1-10,3m/ngày. Trầm tích biển hệ tầng Nam Ô và hệ tầng Đà Nẵng có hệ số thấm biến đổi trong khoảng 8-27,7m/ngày. Trầm tích nguồn gốc sông biển thành phần cát hạt thô, hạt trung (amQ12mb, amQ22np, amQ23) hệ số thấm biến đổ từ 13,8 đến 37,6m/ngày; thành phần sạn sỏi nhỏ lẫn cát bộ (amQ13(1), amQ1 3(2), amQ2 1) hệ số thấm biến đổi từ 2,7 đến 8,2m/ngày. Các trầm tích nguồn gốc biển vũng vịnh (mlQ13(1)ht, mlQ13(2)tb, mlQ22kl), sông - biển - đầm lầy (ambQ21, ambQ2 2) có hệ số thấm khá nhỏ biến đổi từ 3,5 đến 5,9m/ngày. Kết hợp với số liệu độ dày các tập trầm tích, NCS đã tính toán và thành lập được sơ đồ phân vùng hệ số thầm cho TCN Holocen và Pleistocen như Hình 4.8, 4.9. Hình 4.8. Sơ đồ phân vùng hệ số thấm Hình 4.9. Sơ đồ phân vùng hệ số thấm của tầng chứa nước Holocen của tầng chứa nước Pleistocen Hình 4.10. Đồ thị thể hiện sự biến thiên theo chu kỳ của hàm lượng ion Na+ (mg/l) trong các mẫu nước dưới đất lấy tại các tầng trầm tích Đệ tứ. - 18 - 4.6. Ảnh hưởng của trầm tích Đệ tứ và các yếu tố tự nhiên khác đến thành phần hóa học của nước dưới đất 4.6.1. Sự thay đổi mang tính chu kỳ của thành phần hóa học nước dưới đất Dưới tác động của quá trình thay đổi mực nước biển, các giai đoạn hình thành trầm tích làm cho thành phần các ion chủ yếu trong nước dưới đất có sự biến thiên theo chu kỳ rõ rệt, thể hiện trên các biểu đồ Hình 4.10. 4.6.2. Xác định nguồn gốc cơ bản của NDĐ bằng các tỷ số hóa học Nguồn gốc của nước dưới đất thường liên quan đến nước rửa lũa hay nước biển, nước mưa, xâm nhập mặn NCS đã sử dụng các tỷ số hóa học (rNa+/rCl-, rNa+/rHCO3 -, rCa2+/rMg2+) để đánh giá nguồn gốc các mẫu nước trong trầm tích. 4.6.3. Xác định nguồn gốc và xu thế biến đổi cơ bản của NDĐ bằng các biểu đồ chuyên môn Để xác định rõ hơn nguồn gốc và xu thế biển đổi của nước dưới đất, NCS đã sử dụng các biểu đồ Piper, Gibbs, Marcado để đáng giá nguồn gốc các mẫu nước trong trầm tích mQ21no, mQ13(2)đn, amQ13(1), mlQ13(2)tb. (Hình 4.11, 4.12, 4.13) Hình 4.11. Đồ thị Piper thể hiện các thành phần hóa học chủ yếu của mẫu nước trong trầm tích biển, hệ tầng Nam Ô (mQ12no) Tổng hợp các kết quả phân loại các mẫu nước dưới đất theo các tỷ số hóa học và biểu đồ chuyên môn, NCS đã rút ra các kết luận như sau: 1) Trong 22 mẫu nước dưới đất lấy trong trầm tích biển, hệ tầng Nam Ô (mQ21no) có 3 mẫu nguồn gốc nước biển, 2 mẫu bị xâm nhập mặn, 3 mẫu liên quan đến nước mưa và 14 mẫu nước rửa lũa. 2) Trong 9 mẫu nước dưới đất lấy trong trầm tích biển – vũng vịnh, hệ tầng Thăng Bình (mlQ1 3(2)tb) có 1 mẫu nguồn gốc nước biển, 3 mẫu liên quan đến nước mưa và 5 mẫu nước rửa lũa. 3) Trong 9 mẫu nước dưới đất lấy trong trầm tích biển, hệ tầng Đà Nẵng (mQ1 3(2)đn) có 1 mẫu bị xâm nhập mặn, 2 mẫu liên quan đến nước mưa và 6 mẫu nước rửa lũa. 4) Trong 8 mẫu nước dưới đất lấy trong trầm tích sông - biển amQ1 3(1) có 3 mẫu nguồn gốc nước biển và 5 mẫu nước rửa lũa. - 19 - Hình 4.12. Đồ thị Gibbs thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hóa học của nước dưới đất trong trầm tích biển, hệ tầng Nam Ô (mQ21no) Hình 4.13. Đồ thị Mercado đánh giá quá trình rửa nhạt và xâm nhập mặn của nước dưới đất trong trầm tích biển, hệ tầng Nam Ô (mQ21no) - 20 - 4.6.4. Đặc điểm thủy địa hóa nước dưới đất khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam và mối quan hệ với trầm tích Đệ tứ 3.6.4.1. Đặc điểm thủy địa hóa nước dưới đất tầng chứa nước Holocen Tầng chứa nước Holocen có 4 loại hình hóa học nước dưới đất cơ bản như (Hình 4.14). 3.6.4.2. Đặc điểm thủy địa hóa nước dưới đất tầng chứa nước Pleistocen Tầng chứa nước Pleistocen có 4 loại hình hóa học nước dưới đất tương tự như tầng chứa nước Holocen. Phân bố và đặc điểm của các vùng như sau (Hình 4.15) Hình 4.14. Sơ đồ phân vùng các loại hình hóa học nước dưới đất của TCN Holocen CHƯƠNG 5. TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM 5.1. Đánh giá lượng tích chứa tự nhiên (trữ lượng tĩnh) của tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Đệ tứ vùng ĐBVB tỉnh Quảng Nam Trữ lượng tích chứa tự nhiên gồm 2 thành phần là trữ lượng tĩnh trọng lực (nước không áp) và trữ lượng tĩnh đàn hồi của (nước có áp) được tính theo phương pháp giải tích 5.2. Đánh giá lượng bổ cập (trữ lượng động và cuốn theo) của tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Đệ tứ vùng ĐBVB tỉnh Quảng Nam Trong đánh giá tài nguyên NDĐ, lượng bổ cập gồm có 2 thành phần như sau: - Trữ lượng cuốn theo (Qcuốn theo) liên quan đến các công trình khai thác nước. Trong điều kiện số liệu của luận án, phần trữ lượng này xem như bằng không. - Trữ lượng động tự nhiên (Qđộng) là tổng lượng nước chảy vào tầng chứa nước từ lượng nước mưa thấm, lượng nước sông hồ ngấm vào, lượng thấm xuyên từ các tầng chứa nước lân cận và dòng chảy tự nhiên từ bên sườn. Trong luận án, NCS đã sử dụng phương pháp mô hình số để tính toán trữ lượng động. - 21 - Hình 4.15. Sơ đồ phân vùng các loại hình hóa học nước dưới đất của TCN Pleistocen 5.2.1. Xây dựng lưới mô hình Trên bình đồ, khu vực nghiên cứu được chia thành mạng lưới ô vuông gồm 180 hàng và 180 cột tạo thành 32.400 ô lưới, kích thước mỗi ô lưới là 500x500m. Tại mỗi lớp, căn cứ vào điều kiện biên cụ thể NCS chọn các ô lưới hoạt động sẽ tham gia vào quá trình vận hành của mô hình và các ô lưới không hoạt động nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của lớp, cụ thể như sau: - TCN lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Holocen – qh có 3.677 ô lưới hoạt động. - TCN lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Pleistocen – qp có 4.859 ô lưới hoạt động. - TCN kém bên dưới tầng chứa nước Pleistocen (đá gốc) có 7.697 ô lưới hoạt động. 5.2.2. Các điều kiện biên 5.2.2.1. Biên không dòng chảy - Biên loại II (biên Neuman) Biên không dòng chảy (No flow boundary) là biên mà tại đó không có nước chảy vào – ra vùng nghiên cứu (lưu lượng Q = 0), được dùng để mô phỏng các ranh giới không thấm nước giữa đá gốc và các trầm tích Đệ tứ. 5.2.2.2. Biên tổng hợp - Biên loại III (biên Cauchy) Biên tổng hợp (General Head) dùng để mô tả ranh giới giữa một vùng nước mặt, có trao đổi 2 chiều với nước dưới đất (chiều ngang và chiều đứng). 5.2.2.3. Biên sông - Biên loại I (biên Dirichle) Biên sông (River Head) có đặc tính gần giống biên tổng hợp nhưng nước dưới đất trao đổi qua biên này chỉ theo một chiều thẳng đứng. Biên này được dùng để mô tả hệ thống sông trong khu vực nghiên cứu. 5.2.3. Các dữ liệu đầu vào của mô hình 5.2.3.1. Hệ số thấm, hệ số nhả nước Hệ số thấm của các trầm tích chứa nước sẽ được tính toán căn cứ vào dữ liệu bơm hút nước thí nghiệm, dữ liệu tính toán thấm từ độ hạt trầm tích đã có ở phần trước. - 22 - Hình 5.1. Mô hình không gian khu vực nghiên cứu, gồm 2 tầng chứa nước Holocen (qh), Pleistocen (qp) và tầng đá gốc. 5.2.3.2. Dữ liệu bổ cập lượng mưa Lượng mưa bổ cập cho nước ngầm được tính toán dựa vào bản đồ phân vùng mưa trung bình trong khu vực nghiên cứu, kết hợp với hệ số thấm của các lớp trầm tích trên mặt để điều chỉnh lượng mưa cung cấp cho nước ngầm. 5.2.3.3. Dữ liệu khai thác nước trong vùng Dữ liệu khai thác nước trong vùng là các giếng khai thác nước tại các khu công nghiệp, các giếng nhà dân tham khảo từ các đề án đã có trước đây và cơ quan quản lý tài nguyên nước tại tỉnh Quảng Nam 5.2.4. Chạy và chỉnh lý mô hình bằng phương pháp giải bài toán ngược ổn định 5.2.5. Đánh giá các nguồn hình thành trữ lượng bổ cập nước dưới đất ở đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam 5.3. Đánh giá tài nguyên dự báo nước dưới đất ĐBVB tỉnh Quảng Nam Bảng 0.1. Bảng tổng hợp kết quả tính tài nguyên dự báo NDĐ khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Tầng chứa nước Trữ lượng tĩnh trọng lực (m3/ngày) Trữ lượng tĩnh đàn hồi (m3/ngày) Trữ lượng bổ cập (m3/ngày) Tài nguyên dự báo (m3/ngày) Holocen 19.845,55 21.060,24 40.905,79 Pleistocen 3.325,54 3.965,00 28.448,55 35.739,09 Holocen và Pleistocen 60.370,55 60.370,55 TỔNG 83.541,64 3.965,00 49.508,79 137.015,43 Tỷ lệ 60,97% 2,89% 36,13% 100% - 23 - Kết quả tính toán cho thấy tài nguyên dự báo nước dưới đất trong các thành tạo trầm tích Đệ tứ đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam là QTNDB = 137.015 m3/ngày, trong đó hình thành từ trữ lượng động tự nhiên 36,13%, trữ lượng tĩnh đàn hồi là 2,89% và từ trữ lượng tĩnh trọng lực 60,97%. Trữ lượng khai thác an toàn tại khu vực này được chọn là 30% tài nguyên dự báo nước dưới đất, khoảng 41.104 m3/ngày, trữ lượng khai thác an toàn cũng đảm bảo điều kiện nhỏ hơn trữ lượng bổ cập cho các thành tạo trầm tích của TCN Đệ tứ tại khu vực nghiên cứu. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN 1. Đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam có 28 thành tạo trầm tích Đệ tứ (3 thành tạo không phân chia). Trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam có 2 thống Pleistocen và Holocen. Thống Pleistocen có 3 phụ thống: Pleistocen hạ, Pleistocen trung, Pleistocen thượng (được chia thành phần dưới và phần trên). Có 7 hệ tầng đã được xác lập cho các trầm tích Pleistocen là Đại Phước, Miếu Bông, La Châu, Hòa Tiến, Đaị Thac̣h, Thăng Bình, Đà Nẵng. Thống Holocen có 3 phụ thống: Holocen hạ, Holocen trung, Holocen thượng. Có 4 hệ tầng đã được xác lập cho trầm tích Holocen là Nam Ô, Nam Phước, Kỳ Lam, Cẩm Hà. 2. Quá trình hình thành trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam chịu sự chi phối của mực nước biển tại vùng nghiên cứu. Các thông số của trầm tích như hàm lượng độ hạt, hệ số chọn lọc, thành phần hóa học trầm tích có xu thế biến đổi theo chu kỳ. Có 5 giai đoạn hình thành trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam theo sự biến đổi của mực nước biển: Pleistocen sớm, Pleistocen giữa, Pleistocen muộn, Holocen sớm đến Holocen trung và cuối Holocen trung đến hiện nay. 3. Sự phân bố của các thành tạo trầm tích chịu tác động 2 vòm nâng và 5 vòm hạ; bị chia cắt bởi các hệ thống đứt gãy (phương Đông Bắc - Tây Nam trẻ nhất, cắt qua hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc – Đông Nam) hoạt động mạnh trong giai đoạn hiện đại đã tác động tới quá trình hình thành trầm tích Đệ tứ, tạo nên những nét đặc trưng cho cấu trúc Đệ tứ khu vực đồng bằng Quảng Nam. 4. Hoạt động KTĐT-KTHĐ tại khu vực ĐBVB tỉnh Quảng Nam là sụt lún nên mực nước biển tại khu vực này có xu hướng tăng nhanh hơn so với các vùng lân cận. Mực nước biển từ 20 ngàn năm đến nay của vùng nghiên cứu được điều chỉnh lại, thấp hơn mực nước biển chung trong khu vực như từ 7,2 đến 13cm vào cuối Pleistocen muộn, phần muộn; từ 4,5 đến 9cm trong Holocen sớm 5. Đặc điểm địa mạo tại khu vực nghiên cứu được chia thành 6 kiểu nguồn gốc địa hình với 20 bề mặt đồng nguồn gốc theo đặc điểm hình thái, nguồn gốc và tuổi của địa hình như sau: địa hình nguồn gốc sông; địa hình nguồn gốc sông - biển hỗn hợp; địa hình nguồn gốc biển vũng vịnh; địa hình nguồn gốc sông biển - đầm lầy; địa hình nguồn gốc biể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_dac_diem_dia_chat_de_tu_va_tai_nguyen_nuoc_duoi_dat_khu_vuc_dong_bang_ven_bien_tinh_quang_nam_223.pdf
Tài liệu liên quan