Kỹ thuật phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu. Cán bộ điều tra được tập huấn về kỹ thuật phỏng vấn và điền phiếu. Cán bộ điều tra cũng được thực hành và kiểm tra đánh giá về tính đầy đủ, tính khách quan và kỹ năng phỏng vấn. Phiếu được các chuyên gia y tế công cộng phối hợp với chuyên gia về COPD xây dựng. Phiếu được xây dựng theo đúng qui trình.
*Khám lâm sàng: Các trường hợp có kết quả đo chức năng hô hấp thoả mãn tiêu chuẩn xác định là có rối loạn thông khí tắc nghẽn (FEV1/FVC < 70%) sẽ được khám lâm sàng và phỏng vấn sâu về tình trạng bệnh lý. Sau mỗi ngày khám, phỏng vấn phải kiểm tra lại tính đầy đủ rõ ràng và chính xác của các thông tin và tổng kết số liệu theo mẫu. Công việc này do các BS chuyên về COPD thực hiện.
24 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại hai huyện tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện cho nhóm người 40 tuổi trở lên có nam, nữ, có các lứa tuổi tại một xã x 04 xã = 04 cuộc.
*Tại bệnh viện: Cán bộ quản lý COPD bệnh viện: 01 nhóm 7 người gồm 01 đại diện Ban giám đốc, 01 trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, 01 trưởng Phòng khám và 4 cán bộ y tế (CBYT) ở phòng quản lý COPD của BVĐK huyện Quế Võ, Thuận Thành: 02 huyện là 02 nhóm. Riêng bệnh viện Quế Võ thêm 01 nhóm sau can thiệp. Người bị COPD tại bệnh viện: 10 người đại diện cho nhóm người bệnhcó nam, nữ, có các lứa tuổi ở hai bệnh viện nghiên cứu: 02 huyện là 02 nhóm. Riêng bệnh viện Quế Võ thêm 01 nhóm sau can thiệp.
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu
*Dịch tễ học: Tỷ lệ mắc COPD; Tỷ lệ mắc theo tuổi: <60; ≥60; Tỷ lệ mắc theo giới: Nam, Nữ; Tỷ lệ mắc theo huyện: Quế Võ, Thuận Thành; Tỷ lệ COPD theo mức độ tắc nghẽn đường thở: GOLD 1, GOLD 2, GOLD 3, GOLD 4; Tỷ lệ mắc COPD theo mức độ khó thở; Mức độ khó thở theo thang điểm mMRC của người bệnh; Rối loạn thông khí của người bệnh; Mức độ tác nghẽn đường thở của người bệnh COPD theo GOLD; Tỷ lệ người bệnh có bệnh đồng mắc; Số đợt mắc COPD cấp trong năm.
*Nhóm các chỉ số về các yếu tố liên quan: Các yếu tố bản thân như tuổi, Giới, Tiền sử bệnh; Các yếu tố thuộc hành vi như Nghiện thuốc lá, thuốc lào; Đun củi, rơm rạ, than tổ ong; Ít vận động; Rèn luyện thể lực; Các yếu tố thuộc về môi trường: Sống ở nơi ô nhiễm không khí; Làm việc ở nơi môi trường độc hại, ô nhiễm không khí; Các yếu tố chăm sóc sức khỏe; Yếu tố truyền thông; Khám và tư vấn dự phòng COPD.
*Nhóm các chỉ số KAP dự phòng COPD.
*Nhóm chỉ số đánh giá hoạt động của các giải pháp dự phòng COPD:
- Xây dựng các giải pháp: Giải pháp 1, 2, 3, 4 tại BVĐK Quế Võ
- Sự tham gia của cán bộ y tế quản lý NB COPD tại bệnh viện huyện, Ban Giám đốc bệnh viện, chính quyền, ban ngành, quần chúng và y tế địa phương.
- Sự tham gia của chính các người bệnh COPD.
- Sự chấp nhận mô hình của lãnh đạo và CBBVĐK Quế Võ.
*Nhóm các chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp
- Thay đổi KAPcủa người bệnh về dự phòng COPD; Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả cải thiện sức khỏe của người bệnh COPD như các biểu hiện của COPD;
- Nhóm các chỉ số định tính về hiệu quả sức khỏe người bệnh, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
* Phân loại giai đoạn COPD theo GOLD 2011.
*Đánh giá mức độ khó thở: Dựa vào bộ câu hỏi MRC (British Medical Research Council)
2.2.4.4. Đánh giá kiến thức thái độ thực hành (KAP) của bệnh nhân COPD. Chia ra 3 mức độ dựa vào kết quả cho điểm: Số điểm đạt trên 70%: Xếp loại khá, tốt; Số điểm từ 50%- 70%: Xếp loại trung bình; Số điểm đạt được <50%: Xếp loại kém.
2.2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu nghiên cứu
- Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nguy cơ tại cộng đồng bằng phiếu điều tra COPD tại cộng đồng, kết hợp với khám lâm sàng và đo chức năng hô hấp.
- Điều tra trực tiếp NB khám điều trị bệnh COPD theo mẫu Bệnh án người bệnh COPD, kết hợp với khám lâm sàng và đo chức năng hô hấp.
*Kỹ thuật phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu. Cán bộ điều tra được tập huấn về kỹ thuật phỏng vấn và điền phiếu. Cán bộ điều tra cũng được thực hành và kiểm tra đánh giá về tính đầy đủ, tính khách quan và kỹ năng phỏng vấn. Phiếu được các chuyên gia y tế công cộng phối hợp với chuyên gia về COPD xây dựng. Phiếu được xây dựng theo đúng qui trình.
*Khám lâm sàng: Các trường hợp có kết quả đo chức năng hô hấp thoả mãn tiêu chuẩn xác định là có rối loạn thông khí tắc nghẽn (FEV1/FVC < 70%) sẽ được khám lâm sàng và phỏng vấn sâu về tình trạng bệnh lý. Sau mỗi ngày khám, phỏng vấn phải kiểm tra lại tính đầy đủ rõ ràng và chính xác của các thông tin và tổng kết số liệu theo mẫu. Công việc này do các BS chuyên về COPD thực hiện.
2.3. Xây dựng mô hình can thiệp
2.3.1 Mục tiêu can thiệp: Quản lý và điều trị người bệnh COPD ở bệnh viên đa khoa Quế Võ một cách chất lượng nhất
2.3.2 Giải pháp can thiệp
- Xây dựng Đơn vị quản lí bệnh COPD tại bệnh viện đa khoa Quế Võ
- Thành lập câu lạc bộ COPD
- Chương trình phục hồi chức năng hô hấp
- Quản lí điều trị ngoại trú COPD
2.3.3. Cách thức tiến hành
- Tập huấn cán bộ tham gia can thiệp: CBYT cơ sở, lãnh đạo cộng đồng, CB bệnh viện.
- Tiến hành truyền thông GDSK cho bệnh nhân COPD:
- Đối với cộng đồng và người dân: Chủ yếu là truyền thông phòng chống COPD tại cộng đồng bằng cách lồng ghép với các hoạt động khác của xã để truyền thông cho người dân.
2.3.3.4. Nội dung đánh giá:
- So sánh sự thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống COPD của các NB nghiên cứu sau can thiệp.
- So sánh thay đổi tình trạng sức khỏe của người bệnh trước sau can thiệp
- Đánh giá kết quả can thiệp dựa vào chỉ số hiệu quả (CSHQ) và Hiệu quả can thiệp (HQCT):
+ Chỉ số hiệu quả (CSHQ) % =
Trong đó: p1 là tỷ lệ trước can thiệp và p2 là tỷ lệ sau can thiệp.
+ HQCT = CSHQ can thiệp - CSHQ chứng
2.5. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được nhập và phân tích trên chương trình SPSS version 13.0.
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: Đề cương nghiên cứu đã được thông qua các hội đồng khoa học của trường đại học Y dược Thái Nguyên.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh COPD
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm dịch tễ của COPD
Biểu đồ 3.2 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh: Trong 2221 đối tượng điều tra, phát hiện được 79 người mắc COPD, chiếm tỷ lệ 3,6%.
Biểu đồ 3.3 cho thấy phân bố bệnh COPD theo tuổi, giới và nghề nghiệp: Tỷ lệ người ≥60 tuổi mắc COPD cao hơn người <60 tuổi (6,1% và 0,9%). Tỷ lệ nam mắc COPD cao hơn nữ (5,7% và 2,1%); Người làm ruộng có tỷ lệ mắc COPD cao hơn nhóm người có nghề khác (3,6% và 2,9%).
Biểu đồ 3.4 cho thấy tỷ lệ mắc COPD ở huyện Quế Võ là 3,9%, Thuận Thành là 3,2%, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Biểu đồ 3.5 cho thấy tỷ lệ COPD phân theo mức độ tắc nghẽn đường thở chủ yếu ở giai đoạn GOLD 2 chiếm 49,4%; tiếp theo là giai đoạn GOLD 3 chiếm 35,4% và thấp nhất ở giai đoạn GOLD 1 chiếm 10,1%.
Hộp 3.1. Thực trạng COPD ở các xã của hai huyện điều tra
Các ý kiến của một số lãnh đạo cộng đồng:
- Trước ít thấy nói bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nay thấy nói nhiều và bệnh nhân ngày càng ngày tăng.
- Đa số người mắc bệnh có độ tuổi cao từ 40 tuổi trở lên.
- Đa số người mắc bệnh là nam giới.
Các ý kiến của CBYT xã:
- Người bệnh đến khám và quản lí bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại bệnh viện ngày càng tăng dần theo từng tháng.
- Về độ tuổi cho thấy đa số người mắc bệnh có độ tuổi >40 tuổi.
- Về giới thì đa số người bệnh là nam giới.
3.2. Một số yếu tố liên quan đến COPD
3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến COPD qua điều tra cộng đồng
Bảng 3.7. cho thấy có mối liên quan giữa các yếu tố như tuổi, giới của các đối tượng với bệnh COPD (p<0,05).
Bảng 3.8. cho thấy có mối liên quan giữa các tiền sử hen phế quản, lao của các đối tượng với bệnh COPD (p<0,05).
Bảng 3.9. cho thấy có mối liên quan giữa một số thói quen sinh hoạt của các đối tượng như nghiện thuốc lá, thuốc lào; đun củi, rơm rạ; sống ở nơi ô nhiễm không khí và ít vận động với bệnh COPD (p<0,05).
Bảng 3.10. cho thấy có mối liên quan giữa một số thói quen tập luyện của các đối tượng với bệnh COPD như thể dục thể thao và các hoạt động thể lực khác (p<0,05).
Bảng 3.11. cho thấy chỉ có mối liên quan giữa yếu tố truyền thông là vai trò của CBYT với bệnh COPD (p<0,05).
Bảng 3.12. cho thấy có mối liên quan giữa việc được CBYT khám và tư vấn dự phòng bệnh COPD với bệnh COPD (p<0,05).
Kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy tỷ lệ nam giới có tỷ lệ mắc COPD cao gấp 2,9 lần so với nữ giới, những người từ 60 tuổi trở lên có tỷ lệ mắc COPD cao gấp 5,94 lần so với những người dưới 60 tuổi; những người hút thuốc lá, thuốc lào có tỷ lệ cao gấp 11,16 lần so với những người không hút thuốc lá, thuốc lào; những người tiếp xúc trực tiếp với khói bếp có tỷ lệ mắc COPD cao gấp 6,17 lần so với những người không tiếp xúc trực tiếp với khói bếp.
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến COPD qua điều tra tại bệnh viện
Nghiên cứu 260 NB đang quản lý điều trị tại hai bệnh viện Quế Võ và Thuận Thành chúng tôi thu được một số kết quả sau:
*Kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng bệnh COPD:
Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy Tỷ lệ người bệnh biết về biểu hiện khó thở chiếm tỷ lệ cao nhất (71,9%), thấp nhất là tỷ lệ biết về biểu hiện mệt mỏi (36,4%). Ở hai BV huyện, tỷ lệ BN biết về các biểu hiện không có sự khác nhau rõ rệt (p>0,05).
Kết quả ở Bảng 3.16. cho kết quả về Thái độ về bệnh COPD thấy tỷ lệ người bệnh tin tưởng COPD có thể dự phòng được và tin tưởng rằng đợt cấp COPD có thể xử lý được ở hai huyện Quế Võ và Thuận Thành tương đương nhau; Tỷ lệ tin tưởng rằng COPD là bệnh nguy hiểm và Không hút thuốc, sinh hoạt khoa học là biện pháp dự phòng tốt nhất ở huyện Thuận Thành cao hơn so với huyện Quế Võ, tuy nhiên chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kết quả ở Biểu đồ 3.9. cho kết quả 91,5% người bệnh chưa thực hành xử lý đúng bệnh COPD đợt cấp, trong đó ở huyện Quế Võ tỷ lệ xử lý đúng mới đạt là 6,8% thấp hơn so với huyện Thuận Thành (10,2%); tuy nhiên chưa không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kết quả ở Bảng 3.19. cho thấy có 84,6% người bệnh chưa thực hành đúng về tập luyện thể lực và phục hồi chức năng hô hấp trong phòng chống COPD. Chưa có sự khác biệt giữa hai huyện (p>0,05).
*Các dấu hiệu bệnh cơ bản
Bảng 3.20.cho biết mức độ khó thở của 260 người bệnh. Tỷ lệ người bệnh có biểu hiện khó thở khá cao (70,0%); mức độ khó thở cao nhất ở Độ 2 (34,1%), tiếp đến là Độ 3 (33,5%), độ 4 là 26,9% và thấp nhất là Độ 1 chiếm 2,2%. Không có sự khác biệt tỷ lệ khó thở và các mức độ khó thở ở hai huyện.
Bảng 3.22. Phân bố mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD
Giai đoạn
theo GOLD
Quế Võ
Thuận Thành
Chung
SL
%
SL
%
SL
%
p
Giai đoạn 1
11
8,3
19
15,
30
11,5
>0,05
Giai đoạn 2
36
27,1
40
31,5
76
29,2
>0,05
Giai đoạn 3
45
33,8
34
26,8
79
30,4
>0,05
Giai đoạn 4
41
30,8
34
26,8
75
28,8
>0,05
Người bệnh chủ yếu ở các giai đoạn GOLD 2,3,4 (29,2%; 30,4%, 28,8%), tỷ lệ GOLD 1 thấp hơn cả (11,5%). Chưa có sự khác biệt về tỷ lệ các giai đoạn COPD theo GOLD giữa hai huyện (p>0,05).
Biểu đồ 3.10. cho thấy tỷ lệ người bệnh có bệnh đồng mắc chiếm 12,3%. Chưa có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh đồng mắc giữa hai huyện (p>0,05).
Bảng 3.23. Số đợt cấp trong năm (n= 260)
Huyện
Trung bình
p
Quế Võ
1,79±0,817
>0,05
Thuận Thành
1,84±0,877
Chung
1,82±0,845
Trong 01 năm vừa qua, số lần nhập viện trung bình của người bệnh do COPD là 1,82 lần. Chưa có sự khác biệt về số lần nhập viện trung bình giữa hai huyện (p>0,05).
Nơi phát hiện COPD: Tất cả người bệnh đều được phát hiện mắc bệnh COPD ở bệnh viện (100%).
Bảng 3.24. cho thấy tỷ lệ người bệnh nhập viện 2 lần trở lên vì COPD đợt cấp trong năm ở nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên và ở nam giới cao hơn so với nhóm tuổi dưới 60 tuổi và nữ giới; tuy nhiên sự khác biệt chưa rõ ràng (p>0,05).
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa tiền sử hút thuốc
và tiếp xúc trực tiếp khói bếp với số đợt cấp trong năm
Số đợt cấp
Tiền sử
≤ 1 lần/năm
≥ 2 lần/năm
p
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Hút thuốc
Có
59
33,3
118
66,7
<0,05
Không
50
60,2
33
39,8
Khói bếp
Có
54
37,2
91
62,8
>0,05
Không
55
47,8
60
52,2
Tỷ lệ nhập viện 2 lần trở lên vì COPD đợt cấp trong năm ở nhóm có tiền sử hút thuốc là 66,7% cao hơn so với nhóm không có tiền sử hút thuốc và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05).
Bảng 3.26. cho thấy chưa có mối liên quan giữa bệnh đồng mắc với số đợt cấp trong năm: Tỷ lệ nhập viện 2 lần trở lên vì COPD đợt cấp trong năm ở nhóm có Bệnh đồng mắc là 62,5% cao hơn so với nhóm không có Bệnh đồng mắc (57,5%), tuy nhiên sự khác biệt chưa rõ ràng (p>0,05).
Kết quả nghiên cứu định tính:
Hộp 3.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh COPD
Ý kiến một số lãnh đạo cộng đồng:
- Những người nghiện thuốc lá, thuốc lào dễ mắc bệnh COPD.
- Khói bụi do đun than tổ ong trong các gia đình làm cho bệnh COPD tăng lên.
- Hiện nay ô nhiễm môi trường nhất là khói trong không khí bị ô nhiễm làm cho COPD của người dân ngày càng tăng
- Bệnh có liên quan đến giới, nam mắc nhiều hơn nữ, người càng lớn tuổi càng hay mắc.
- COPD hay gặp ở những người đã mắc một số bệnh như hen, viêm phế quản mãn tính hay là lao
- Bệnh hay xảy ra ở những người lười vận động.
Ý kiến của CBYT cơ sở:
- Những người nghiện thuốc lá, thuốc lào nguy cơ mắc bệnh COPD cao.
- Yếu tố khói bụi trong các gia đình do đun rơm rạ nhất là than tổ ong trong các gia đình làm cho bệnh COPD tăng lên.
- Hiện nay do môi trường ngày càng nhiều khói bụi làm không khí bị ô nhiễm góp phần gia tăng bệnh COPD trong cộng đồng.
- Yếu tố giới có liên quan đến bệnh, nam giới mắc nhiều hơn nữ giới hay người càng lớn tuổi càng hay mắc bệnh.
- Những người có tiền sử mắc một số bệnh như hen, viêm phế quản mãn tính hay là laohay bị COPD.
- Những người lười vận động cũng hay mắc bệnh
- Nếu được CBYT khám và tư vấn phòng bệnh khả năng mắc sẽ ít hơn.
3.3. Kết quả của các hoạt động can thiệp tại cộng đồng
3.3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp can thiệp
Do điều kiện nguồn lực có hạn cho nên chúng tôi tập trung vào các giải pháp can thiệp tại bệnh viện. Sau khi thảo luận với các nhà quản lý bệnh viện và các CBYT trực tiếp khám và điều trị người bệnh COPD, chúng tôi chọn được 04 giải pháp chính đó là 1) Xây dựng Đơn vị quản lí bệnh COPD tại Bệnh viện Đa khoa Quế Võ. 2) Xây dựng Câu lạc bộ COPD. 3) Xây dựng Chương trình phục hồi chức năng hô hấp. 4) Quản lí điều trị ngoại trú COPD.
3.3.2. Hiệu quả mô hình can thiệp
Bảng 3.34. cho thấy hiệu quả cải thiện kiến thức chung về phòng chống COPD rất cao lên tới 630,0%. Trong đó, ở nhóm can thiệp tỷ lệ này tăng từ 9,3% lên đến 69,8%. Ở nhóm chứng từ 13,9% lên đến 16,7%.
Bảng 3.35. cho thấy hiệu quả cải thiện thái độ chung về phòng chống COPD Sau can thiệp, tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm can thiệp có tỷ lệ có thái độ tốt trong phòng chống COPD tăng từ 60,5 lên 100,0%; ở nhóm chứng tăng từ 63,9% lên 66,7%. Hiệu quả can thiệp là 61,0%.
Bảng 3.36. Hiệu quả can thiệp cải thiện
tỷ lệ người bệnh thực hiện các biện pháp phòng chống COPD
Thời điểm
Đối tượng
Trước
can thiệp
Sau
can thiệp
CSHQ (%)
SL
%
SL
%
Quế Võ (n = 43)
3
7,0
25
58,1
733,3
Thuận Thành
(n = 36)
2
5,6
4
11,1
100,0
HQCT (%)
633,3
Hiệu quả cải thiện thực hành về thực hiện các biện pháp dự phòng COPD rất cao lên tới 633,3%. Trong đó, ở nhóm can thiệp tỷ lệ này tăng từ 7,0% lên đến 58,1%. Ở nhóm chứng từ 5,6% lên đến 11,1%.
Bảng 3.37. Hiệu quả can thiệp
tỷ lệ thực hành chung của đối tượng nghiên cứu
Thời điểm
Đối tượng
Trước
can thiệp
Sau
can thiệp
CSHQ (%)
SL
%
SL
%
Quế Võ (n = 43)
1
2,3
18
41,9
1700,0
Thuận Thành
(n = 36)
3
8,3
4
11,1
33,3
HQCT (%)
1666,7
Sau can thiệp, tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm can thiệp có tỷ lệ có thực hành chung tốt trong phòng chống COPD tăng từ 2,3 lên 41,9%; ở nhóm chứng tăng từ 8,3% lên 11,1%. Hiệu quả can thiệp là 1666,7%.
Bảng 3.38. Hiệu quả cải thiện các biểu hiện của COPD
Thời điểm
Biểu hiện
Trước can thiệp
Sau can thiệp
CSHQ (%)
SL
%
SL
%
Khó thở
Quế Võ (n = 43)
27
62,8
10
23,3
63,0
Thuận Thành
(n = 36)
26
72,2
25
69,4
3,8
HQCT (%)
59,1
Hiệu quả can thiệp nâng cao sức khỏe người bệnh khá cao ở nhóm can thiệp biểu hiện khó thở giảm từ 62,8% xuống còn 23,3%.
Bảng 3.40. Số đợt cấp trong năm
Thời điểm
Thời gian
Huyện
p
Quế Võ
Thuận Thành
Trước can thiệp
1,26±0,82
1,41±0,84
>0,05
Sau can thiệp
0,56±0,55
1,36±0,64
<0,05
p
<0,05
>0,05
Số đợt cấp trung bình sau can thiệp ở nhóm can thiệp thay đổi rõ ràng từ 1,26 đợt cấp/ năm xuống còn 0,56 đợt cấp/năm, với p0,05.
Kết quả nghiên cứu định tính:
Hộp 3.6. Hiệu quả các giải pháp quản lý và điều trị bệnh COPD
Ý kiến của CB quản lý và điều trị COPD về kết quả can thiệp:
- Kiến thức thái độ hành vi về quản lý và điều trị bệnh của bệnh nhân COPD tốt lên nhiều, sô yếu kém giảm đi.
- Các triệu chứng chủ yếu của người bệnh như khó thở, ho, khạc đờm đều giảm đi.
- Số đợt cấp của bệnh nhân COPD cũng giảm đi nhiều.
- Các giải pháp can thiệp trong nghiên cứu dễ thực hiện, hiệu quả kinh tế cao và dễ duy trì.
Ý kiến của người bệnh được quản lý và điều trị COPD:
- Sau một thời gian được quản lý và điều trị bệnh của bệnh nhân COPD thấy các triệu chứng chủ yếu như khó thở, ho, khạc đờm đều giảm đi.
- Số đợt cấp của bệnh COPD cũng giảm đi nhiều.
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ và Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2015
*Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ mắc COPD là 3,6%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam nằm trong khoảng từ 2,0 đến 7,0%. Theo nghiên cứu của Ngô Quý Châu tại Hải Phòng năm 2005 tỷ lệ mắc COPD lần lượt là 4,7% và 6,89% ở người trên 40 tuổi. So với các kết quả nghiên cứu trên thế giới, theo nghiên cứu của CDC năm 2011 tại ILLINOIS cho thấy tỷ lệ mắc COPD ở người trưởng thành khoảng 6,1%. Các nghiên cứu gần đây về COPD ở Châu Á- Thái Bình Dương cho thấy tỷ lệ COPD chung khoảng 6,2%; dao động từ 4,5% ở Indonesia tới 9,5% ở Đài Loan năm 2012. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ mắc COPD chủ yếu ở giai đoạn GOLD 2 chiếm 49,4%; tiếp theo là giai đoạn GOLD 3 chiếm 35,4% và thấp nhất ở giai đoạn GOLD 4 chiếm 5,1%.
*Tỷ lệ mắc bệnh COPD và một số yếu tố liên quan: Về giới kết quả nghiên cứu cho thấy trong người bệnh nhân COPD, nam giới chiếm tỷ lệ cao (64,6%); tỷ lệ nữ giới là 35,4%. Nghiên cứu của Nguyễn Mai Hương trong 100 người bệnh cũng cho thấy 89,0% là nam và 11,0% là nữ. Trong nghiên cứu của Phan Thu Phương và cộng sự thì tỷ lệ mắc COPD chung cho 2 giới là 2,3% (tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 3% và ở nữ là 1,7%. Về tuổi những người bệnh mắc COPD trong nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 60,8 tuổi. Trong nghiên cứu của Ngô Quý Châu năm 2011, tuổi trung bình là 68,1, của Phan Thu Phương năm 2013 là 69,25 ± 10,08.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người dân có một số hành vi dễ mắc bệnh COPD hàng đầu là làm việc ở nơi môi trường độc hại, không khí ô nhiễm (85,6%), sống ở nơi ô nhiễm không khí (78,6%), đun củi, rơm, rạ, than tổ ong chiếm 31,7%, ít nhất ít vận động (1,5%).Tỷ lệ đối tượng nghiện thuốc lá, thuốc lào cao (13,5%)Hút thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra COPD, theo thống kê của WHO có khoảng 80-90% người bệnh mắc COPD là do hút thuốc lá. Mặt khác việc tiếp xúc với khói bếp thường xuyên có thể là do điều kiện kinh tế và thói quen dùng bếp than, củi hay than tổ ong để đun nấu nên việc thay đổi những thói quen xấu này của họ cần phải có một quá trình. Tuy nhiên, ngày nay thói quen này đã được thay bằng thói quen khác đó là đun bếp ga ít độc hại hơn nhiều. Mặt khác cũng chưa có chương trình giáo dục sức khỏe nào cụ thể để hướng dẫn người bệnh tự tập phục hồi chức năng hô hấp và rèn thể lực đúng cách. Thực trạng luyện tập của các đối tượng nghiên cứu hàng đầu là hoạt động khác (thực ra là lao động sản xuất) chiếm tỷ lệ cao nhất (39,4%), còn luyện tập thực thụ thì hàng đầu là đi bộ (20,4%), hay dưỡng sinh (10,5%). Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, ở những người COPD có chế độ tập luyện, phục hồi chức năng phù hợp có thể làm giảm tới trên 50% tỉ lệ người bệnh nhập viện vì đợt cấp của bệnh. Luyện tập thể lực là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình phục hồi chức năng ở người bệnh COPD. Tiền sử mắc bệnh mạn tĩnh của các đối tượng nghiên cứu cũng khá cao, trong đó có một số bệnh nguy cơ cao mắc COPD, đó là viêm phế quản (55,6%), thấp như lao (2%) hay hen phế quản (1,4%). Về việc khám tư vấn dự phòng COPD của các đối tượng nghiên cứu, kết quả cho thấy tỷ lệ người dân được khám tư vấn dự phòng COPD rất thấp (14,0%), đa số là chưa. Điều này cho thấy việc cung cấp các dịch vụ sức khỏe cho người bệnh được thực hiện chưa tốt. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả dự án phòng chống COPD năm 2011 khi chỉ có 5% người bệnh thường xuyên đi khám. Cho nên việc nâng cao kiến thức, thái độ thực hành của người bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình này.
Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện cho thấy đợt cấp của COPD là tình trạng xấu đi của giai đoạn COPD ổn định trước đó cần phải thay đổi trong điều trị hàng ngày. Kết quả cũng cho thấy trong năm qua số lần nhập viện trung bình là 1,82 lần, thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Khổng Thục Chinh với số đợt cấp trung bình trong năm của 139 người bệnh COPD là 3,47 ± 1,27 đợt cấp/năm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Chu Thị Hạnh năm 2013 tiến hành trên người bệnh mắc COPD giai đoạn ổn định được theo dõi tại phòng quản lý COPD - Bệnh viện Bạch Mai từ 01/1/2013 đến 30/09/2013 cho thấy số đợt cấp trung bình/năm là 1,9. Đợt cấp của COPD làm giảm nhanh chức năng hô hấp của người bệnh. Sau mỗi đợt cấp, đường thở của người bệnh sẽ bị viêm nhiều hơn, chức năng phổi bị tổn thương nghiêm trọng, nhiều người bệnh thậm chí không thể phục hồi lại chức năng phổi như trước khi gặp phải đợt cấp. Nguy hiểm hơn, người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy việc phát hiện, nhận biết các dấu hiệu của đợt cấp có vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh COPD. Đồng thời công tác dự phòng, điều trị cần quan tâm hàng đầu nhằm giảm sự xuất hiện của đợt cấp. Trong nghiên cứu của chúng tôi 100% số người bệnh phát hiện mắc COPD tại bệnh viện trong đó có cả ở bệnh viện huyện, tỉnh và nơi khác chuyển về. Điều này cho thấy chỉ khi nào các triệu chứng bệnh của người bệnh nặng hay thậm chí là rất nặng người bệnh mới đến viện để khám và phát hiện ra mắc COPD; hoặc có thể người bệnh đến khám vì bệnh khác và phát hiện ra mắc COPD; như vậy có thể thấy COPD chưa thực sự được người dân, cộng đồng quan tâm, cần thiết nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về COPD.
4.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khu vực nghiên cứu
4.2.1. Kết quả điều tra tại cộng đồng: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa các yếu tố như tuổi, giới của các đối tượng với COPD. Với p<0,05 chứng tỏ người cao tuổi và nam có xu hướng mắc bệnh cao hơn người trẻ tuổi và nữ giới.
4.2.2. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện: Kết quả nghiên cứu trên 260 người bệnh bị mắc COPD điều trị nội trú tại 02 bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ và bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh bằng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang đã cho kết quả: Về kiến thức của người bệnh về COPD: Kết quả nghiên cứu cho thấy các người bệnh kiến thức chung tốt về COPD chỉ có 46,9%, trong đó ở huyện Quế Võ là 52,6% cao hơn so với ở huyện Thuận Thành, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ người bệnh có kiến thức tốt còn chưa cao, điều này cho thấy rất cần thiết tăng cường công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh về COPD, qua đó giúp người bệnh có được những kiến thức để tự phòng bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân; tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh, đồng thời làm cho sự tiến triển của bệnh chậm lại. Về thái độ của người bệnh COPD: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ người bệnh tin tưởng COPD có thể dự phòng được và tin tưởng rằng đợt cấp COPD có thể xử lý được ở hai huyện Quế Võ và Thuận Thành tương đương nhau. Về thực hành dự phòng COPD của đối tượng nghiên cứu: cho thấy chỉ có 15,4% người bệnh có thực hành đúng về tập luyện thể lực và phục hồi chức năng hô hấp trong phòng chống COPD, còn lại 84,6% người bệnh chưa tốt; cụ thể tỷ lệ thực hành tốt của người bệnh bệnh viện Quế Võ là 17,3% và huyện Thuận Thành là 13,4% tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê giữa hai huyện. Về các biểu hiện bệnh và yếu tố liên quan: trong các triệu chứng, khó thở là triệu chứng quan trọng nhất giúp tiên lượng bệnh, chứng tỏ sự suy giảm chức năng hô hấp.
4.3. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh
4.3.1. Hiệu quả một số giải pháp truyền thông phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh
Kết quả ở nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong quá trình điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ, bệnh nhân không ngừng thay đổi hành vi của mình về phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như bỏ hút thuốc, tập thể dục đều đặn vừa với sức của mình, hạn chế tiếp xúc với khói bếp than, bếp tổ ong và rơm rạ. Về vấn đề thực hành chung trong phòng chống COPD, thì hiệu quả can thiệp rất rõ ràng với hiệu quả can thiệp lên tới 1666,7%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có thực hành tốt trước can thiệp chỉ có 2,3% - một tỷ lệ rất thấp, là yếu tố nguy cơ làm trầm trọng bệnh nhưng sau khi can thiệp đã lên tới 41,9%. Ở nhóm chứng cũng tăng nhưng chưa đáng kể từ 8,3% lên tới 11,1%.
Trong chương trình can thiệp của chúng tôi, bao gồm việc tư vấn sức khỏe, nói chuyện sức khỏe được lồng ghép trong các hoạt động sinh hoạt của câu lạc bộ COPD tại bệnh viện đa khoa Quế Võ. Các hoạt động truyền thông – giáo dục sức khỏe được lên kế hoạch cụ thể và thực hiện đều đặn. Có thể nhờ vậy mà hiệu quả can thiệp rất cao. Với các nội dun
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_dac_diem_dich_te_va_hieu_qua_can_thiep_benh.docx