Tóm tắt Luận án Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015

Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây

dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

Để phát triển kinh tế và văn hóa ở các vùng dân tộc, một số chủ trương,

chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi đã được đề ra trong Nghị

quyết số 22-NQ/TW, ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị.

Đề cập đến công tác tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số, Nghị quyết Hội

nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ra Nghị quyết

số 02 ngày 24/12/1996 về Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và

đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.12

Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số

03, ngày 18/6/1997 về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công tác tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên được

đặc biệt quan tâm, Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 18/01/2002 của Bộ

Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh

vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2005 đã nêu quan điểm về củng cố và nâng

cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng dân tộc thiểu số.

Để thực hiện tốt công tác dân tộc, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa IX ra Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 về

công tác dân tộc. Nghị quyết đánh dấu sự trưởng thành của Đảng trong lãnh

đạo và chỉ đạo công tác dân tộc. Nghị quyết nhấn mạnh đào tạo cán bộ dân

tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách của Đảng và

Nhà nước trong giai đoạn cách mạng mới.

Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày

18/6/1997 của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII về Chiến lược cán bộ

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hội nghị lần thứ

chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X chủ trương: Đẩy mạnh việc thực

hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020 bằng việc tập trung thực hiện

tốt những nhiệm vụ và giải pháp lớn

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n án "Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng bộ Bộ đội biên phòng từ năm 1996 đến năm 2006" của Đặng Văn Trọng; Luận án "Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay" của Trương Thị Hải Yến; Trong luận án “Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay” của Ma Phúc Dự. 7 1.1.3. Những công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đã biên soạn 3 tập Lịch sử Đảng bộ tỉnh qua các giai đoạn: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk 1930-1954, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk 1954-1975, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk 1975- 2005; Ủy Ban khoa học xã hội Việt Nam, Tỉnh ủy Đắk Lắk, Ủy ban nhân dân Đắk Lắk phối hợp biên soạn và xuất bản công trình “Vấn đề phát triển kinh tế xã hội các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk”; Luận văn “Những yếu tố tác động đến mối quan hệ dân tộc ở Đắk Lắk hiện nay” của Lương Hữu Nam; Kết quả Đề án “Điều tra, khảo sát nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk” của Sở khoa học và công nghệ tỉnh Đắk Lắk; Báo cáo “Phúc tra nguồn nhân lực cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” của Sở khoa học và công nghệ tỉnh Đắk Lắk; Báo cáo khoa học “Một số vấn đề về đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học cấp huyện, xã và lao động kỹ thuật người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk” của KS. Nguyễn An Vinh và các cộng sự; Luận án “Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2003 đến năm 2015” của Phạm Ngọc Đại; Tác giả Nguyễn Tấn Bích trong luận văn “Quản lý nhà nước về dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”; Luận văn "Năng lực cán bộ, công chức người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay" của tác giả Nguyễn Hải Đông; Luận văn “Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị cấp cơ sở thời kỳ đổi mới (1986-2000)” của tác giả Lê Nhị Hòa; Luận văn “Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” của Đỗ Quang Trà. 1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN VÀ NỘI DUNG LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. Kết quả các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án Các công trình khoa học nghiên cứu chung về cán bộ và đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tập trung vào 5 vấn đề sau: 8 Một là, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng về cán bộ và cán bộ dân tộc thiểu số được quán triệt và triển khai thực hiện nhất quán qua các thời kỳ lịch sử. Hai là, chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của các địa phương với phạm vi là các vùng, các tỉnh qua các giai đoạn phát triển. Ba là, thực trạng của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các địa phương giai đoạn sau so với giai đoạn trước tuy có tăng về số lượng nhưng vẫn chưa đảm bảo được về số lượng theo yêu cầu. Bốn là, nguyên nhân chủ quan và khách quan của thực trạng công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số hiện nay ở các địa phương; hệ thống những giải pháp thực hiện; những kinh nghiệm lãnh đạo; những kiến nghị, đề xuất đã gợi mở cho tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá trong luận án. Năm là, hệ thống bảng, biểu, phiếu điều tra và phương thức điều tra, giúp cho tác giả phương pháp và nội dung xây dựng các mẫu phiếu, bảng, biểu và định hướng cho quá trình triển khai thực hiện luận án. 1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu Kế thừa những công trình khoa học trước đó, tiếp tục giải quyết những vấn đề đặt ra, luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề sau đây: Thứ nhất: Tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Thứ hai: Chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số và quá trình phát triển về nhận thức và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015. Thứ ba: Quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trên các mặt: Quy hoạch đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số; sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số; chính sách cán bộ dân tộc thiểu số. Thứ tư: Từ thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, luận án đưa ra những nhận xét, đánh 9 giá khách quan, khoa học về ưu điểm, hạn chế và bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk để vận dụng vào thực tiễn trong giai đoạn mới. Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010 2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH ĐẮK LẮK 2.1.1. Vị trí, vai trò của cán bộ, cán bộ dân tộc thiểu số Khái niệm về cán bộ, dân tộc thiểu số, cán bộ dân tộc thiểu số Khái niệm cán bộ dân tộc thiểu số là một khái niệm kép: “cán bộ dân tộc thiểu số” là những cán bộ được quy định tại Luật cán bộ, công chức đang công tác trong một tổ chức xác định của hệ thống chính trị, có thành phần xuất thân từ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cụm từ "cán bộ dân tộc thiểu số" được thay thế bằng cụm từ "cán bộ là người dân tộc thiểu số". Vị trí, vai trò của cán bộ và dân tộc thiểu số Việt Nam là một quốc gia thống nhất đa dân tộc. 54 dân tộc ở Việt Nam hợp quần, liên kết chặt chẽ với nhau thành một cộng đồng chung - cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt niềm tin sâu sắc vào bản chất tốt đẹp và tiềm năng trong đồng bào và cán bộ dân tộc thiểu số. Để phát triển kinh tế, văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, theo Người: cần xây dựng và phát huy hiệu quả nguồn lực con người - nguồn lực nội sinh rất quan trọng ở miền núi, mà trước hết là đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Lắk Về đặc điểm tự nhiên và kinh tế Ngày 26/11/2003, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh 10 địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó, chia tỉnh Đắk Lắk thành tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột. Tỉnh Đắk Lắk sau khi tách tỉnh có diện tích tự nhiên 1.306.201 ha, nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp với Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai. Sự đa dạng về địa hình, sự khác biệt về khí hậu và thổ nhưỡng, hệ thống sông suối phân bố đều trên địa bàn tỉnh đã tạo cho Đắk Lắk có nhiều vùng sinh thái khác nhau, là điều kiện để phát triển đa dạng trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với những ưu thế về phát triển nông nghiệp, rừng và đất lâm nghiệp ở Đắk Lắk có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Không những được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất, rừng mà Đắk Lắk còn rất phong phú và đa dạng về các loại hình khoáng sản. Là địa phương có nhiều thắng cảnh đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch, Đắk Lắk được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn với nhiều địa danh, cho phép khai thác theo hướng kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc trong tỉnh. Cùng với đặc điểm về tự nhiên, Đắk Lắk có đặc điểm về kinh tế, với vị trí nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá. Hiện tại, tỉnh Đắk Lắk định hướng ưu tiên đầu tư và phát triển công nghiệp đối với ngành kinh tế mũi nhọn là trồng và khai thác các loại nông sản, cây công nghiệp; chế biến và xuất khẩu nông sản. Hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Về đặc điểm xã hội Tỉnh Đắk Lắk sau khi chia tách tỉnh có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, Đắk Lắk là tỉnh có đường biên giới dài 193 km với 10 xã của 6 huyện tiếp giáp với tỉnh Munđunkiri (Campuchia). Với 47 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, người Êđê, M’nông và J’rai là các dân tộc thiểu số tại chỗ, còn các dân tộc thiểu số khác 11 di cư đến. Phần lớn các dân tộc thiểu số còn giữ lại di sản văn hoá riêng, tạo thành một mảng màu đặc sắc trong toàn bộ đời sống văn hoá Tây Nguyên. 2.1.3. Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 1999 đến năm 2004 Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số thông qua đào tạo xa và gần, trình độ của cán bộ dân tộc thiểu số đã từng bước nâng lên: cán bộ có trình độ đại học trở lên ở cấp tỉnh chiếm tỷ lệ 43,5%; cán bộ có trình độ đại học trở lên ở cấp huyện chiếm tỷ lệ 43%; cán bộ có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông cấp xã chiếm tỷ lệ 30%. Về trình độ lý luận chính trị, hệ cao cấp và cử nhân, ở cấp tỉnh đạt tỷ lệ 8,77%; Cấp huyện đạt tỷ lệ 3,98%; Cấp xã đạt tỷ lệ 2%. Việc bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số theo Chỉ thị số 19- CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk được các cấp uỷ đảng quan tâm. Do vậy, số lượng cán bộ dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh có 3.439 trên tổng số 30.630 cán bộ chiếm tỷ lệ 11,23%. Việc bố trí cán bộ dân tộc thiểu số vào các chức danh chủ chốt cũng được các cấp uỷ đảng chú trọng. Qua bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp nhiệm kỳ 1999-2004 và Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2000-2005, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số đều tăng hơn so với nhiệm kỳ trước. 2.2. ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ (2005-2010) 2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số 2.2.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số Để phát triển kinh tế và văn hóa ở các vùng dân tộc, một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi đã được đề ra trong Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị. Đề cập đến công tác tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ra Nghị quyết số 02 ngày 24/12/1996 về Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 12 Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 03, ngày 18/6/1997 về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên được đặc biệt quan tâm, Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2005 đã nêu quan điểm về củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng dân tộc thiểu số. Để thực hiện tốt công tác dân tộc, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ra Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 về công tác dân tộc. Nghị quyết đánh dấu sự trưởng thành của Đảng trong lãnh đạo và chỉ đạo công tác dân tộc. Nghị quyết nhấn mạnh đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn cách mạng mới. Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 18/6/1997 của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X chủ trương: Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020 bằng việc tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ và giải pháp lớn. 2.2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2010 Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số theo Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Lắk khoá XII, Tỉnh ủy Đắk Lắk chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ và một số biện pháp chủ yếu để thực hiện Chỉ thị số 19 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Đến năm 2010, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính quyền là “Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đạt 35% trở lên; cấp huyện, thành phố đạt 27% trở lên; cấp xã, phường, thị trấn 35%. Cán bộ, công chức, nhân viên hành chính sự nghiệp đạt từ 15% trở lên”. 13 Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu: Một là: Tiếp tục quán triệt, nắm vững, hiểu sâu để vận dụng đúng các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và Tỉnh ủy về công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số. Hai là: Trước mắt, để chuẩn bị nguồn cán bộ dân tộc thiểu số, Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với Trường Chính trị tỉnh lập kế hoạch mở một lớp cao cấp lý luận chính trị hệ tại chức niên học 2005-2007 tại tỉnh Đắk Lắk. Ba là: Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với Sở Nội vụ phân bổ chỉ tiêu khoảng 10% cán bộ dân tộc thiểu số cho từng sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và các, địa phương. Bốn là: Các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp cần có quá trình chuẩn bị lâu dài như quan tâm đến đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trưởng thành từ cơ sở, từ các phong trào quần chúng. Năm là: Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với các ban, ngành liên quan, nghiên cứu tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh có cơ chế về chủ trương, chính sách cùng liên kết đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số và điều chỉnh, bổ sung các chế độ, chính sách đối với học sinh, sinh viên và cán bộ dân tộc thiểu số. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIV nhiệm kỳ 2005-2010 chỉ rõ: "Quan tâm đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số, phấn đấu tăng tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số đạt 15% trong tổng biên chế; Tổ chức tốt việc giáo dục và nuôi dưỡng học sinh dân tộc tại các trường nội trú, trường dạy nghề. Đồng thời huy động sự giúp đỡ của cộng đồng đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ bằng nhiều hình thức thích hợp". Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIV, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết số 05, ngày 14/1/2005 về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Đây là sự phát triển tiếp nối Chỉ thị số 19 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về việc đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc. 14 Nghị quyết nêu rõ quan điểm về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số: Một là, các cấp ủy Đảng, tổ chức và cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của công tác cán bộ dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay. Hai là, nhiệm vụ thường xuyên, đồng thời là trách nhiệm của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và của các tổ chức kinh tế, xã hội là xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Ba là, xây dựng chương trình và kế hoạch hành động để quán triệt trong toàn thể cán bộ, đảng viên và tổ chức thực hiện. Bốn là, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ cán bộ ở cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ các cấp. Nghị quyết đề ra những giải pháp trọng tâm về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số những năm (2005-2010): Thứ nhất, các cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị và địa phương từ tỉnh đến cơ sở tiến hành đánh giá sát đúng thực trạng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đương chức, trong mối quan hệ với đội ngũ cán bộ của địa phương, đơn vị. Thứ hai, tiếp nhận, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vào công tác tại các cơ quan Đảng, nhà nước và các đoàn thể ở các cấp, nhất là đề bạt bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản. Thứ ba, thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhằm trang bị những kiến thức về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, về năng lực thực tiễn, phẩm chất chính trị, ý thức tổ chức. Thứ tư, nghiên cứu ban hành các chế độ, chính sách đối với học sinh, sinh viên và cán bộ dân tộc thiểu số. 2.2.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số 2.2.2.1. Về quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số Công tác quy hoạch cấp uỷ các cấp cho nhiệm kỳ 2010-2015 đạt được kết quả cụ thể như sau: 15 - Ở cấp tỉnh Đối với Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2010-2015 gồm 115 đồng chí, trong đó: Ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm có 38 đồng chí, chiếm tỷ lệ 33,04% trên tổng số nguồn nhân sự dự kiến quy hoạch. Đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XV nhiệm kỳ 2010-2015 gồm 31 đồng chí, trong đó: Thường vụ Tỉnh uỷ đương nhiệm có 8 đồng chí, chiếm tỷ lệ 25,81% trên tổng số nguồn nhân sự dự kiến quy hoạch. - Ở cấp huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Đối với Ban chấp hành các huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc: đã thực hiện quy trình quy hoạch được 1.093 đồng chí. Đối với Ban Thường vụ: đã thực hiện quy trình quy hoạch được 281 đồng chí; trong đó, nữ có 29 đồng chí, chiếm tỷ lệ 10,3%; dân tộc thiểu số có 48 đồng chí, chiếm tỷ lệ 17%. 2.2.2.2. Về đạo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số Quán triệt quan điểm Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị. Trên cơ sở làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, xây dựng kế hoạch quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, trước mắt, Tỉnh ủy chỉ đạo tập trung đào tạo cán bộ dự nguồn và đào tạo cán bộ theo chức danh cán bộ. 2.2.2.3. Về sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số Việc bố trí cán bộ dân tộc thiểu số vào các chức danh chủ chốt cũng được các cấp uỷ đảng quan tâm. Tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số công tác ở các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị tuy tăng lên nhưng không nhiều, đạt tỷ lệ 11,62%; cán bộ dân tộc thiểu số ở các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có tỷ lệ thấp hơn so với cơ quan đảng, đoàn thể; càng lên cấp cao thì tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số giảm dần ở các vị trí chủ chốt. Tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số đang công tác ở các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa vào Đảng vẫn còn nhiều, chiếm tỷ lệ trên 10%. Ở một số địa phương, đơn vị, tình trạng hẫng hụt về sự kế thừa giữa các thế hệ cán bộ còn phổ biến, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý dân tộc thiểu số tại chỗ. 16 2.2.2.4. Về chính sách cán bộ dân tộc thiểu số Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VII đã thông qua Nghị quyết số 28/2007/NQ-HĐND ngày 17/10/2007 về việc ban hành chính sách cán bộ công chức cấp tỉnh và cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008-2010. Từ đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 31/1/2008 về việc ban hành chính sách cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện của tỉnh, giai đoạn 2008-2010 theo tinh thần của Nghị quyết số 28/2007/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh. Chương 3 ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015 3.1. YÊU CẦU MỚI VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ 3.1.1. Những yêu cầu mới đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung vẫn là địa bàn trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch. Xây dựng vùng Tây nguyên thanh bình, no ấm là một yêu cầu đặt ra, vì có như vậy mới đẩy lùi được mọi âm mưu, thủ đoạn của bất kỳ thế lực thù địch nào dù trong giai đoạn nào. Muốn vậy, phải có những biện pháp để khắc phục hạn chế hiện đang tồn tại ở Tây Nguyên đó là: hệ thống chính trị cơ sở còn nhiều vấn đề bất cập, hạn chế như nhiều buôn làng có chi bộ, tổ đảng nhưng chất lượng sinh hoạt thấp, nặng về hình thức, vai trò nòng cốt của đảng viên chưa cao. Trình độ, năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế và chưa đồng đều. Cán bộ chuyên trách cấp xã chưa qua các chương trình đào tạo còn nhiều. Công tác quy hoạch, tạo nguồn, sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số nhiều nơi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và xây dựng đội ngũ kế cận lâu dài. 17 3.1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 10/2002/NQ-BCT của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, Ban Chấp hành Trung ương ra Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24/10/2011, về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10- NQ/TW của Bộ chính trị khóa IX về phát triển vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-2020. Nghị định số 05 của Chính phủ về công tác dân tộc được ban hành ngày 14/1/2011 đã nhấn mạnh những việc cần làm đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số: Nhất thiết phải có cán bộ chủ chốt người dân tộc thiểu số ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số; tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp phải đảm bảo được tính hợp lý về số lượng. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/1/2012 về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay đề ra những giải pháp cho ba vấn đề cấp bách, trong đó có vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Thực hiện Quyết định số 449/QĐ-TTg, ngày 12/3/2013 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và Quyết định số 2356/QĐ-TTg, ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020. 3.1.3. Chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk đáp ứng tình hình mới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV nhiệm kỳ 2010- 2015 đè ra chủ trương thực hiện 4 mục tiêu trọng điểm và 3 đột phá chiến lược nhằm tạo những bước đi vững chắc trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển chiến lược đến năm 2020. 18 Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015 xác định: “Quan tâm đào tạo đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số, tạo việc làm cho sinh viên là người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; mở rộng quy mô trường dân tộc nội trú tỉnh và huyện, tăng chế độ đối với học sinh dân tộc thiểu số”. Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU và Nghị quyết số 05- NQ/TU của Tỉnh uỷ về lãnh đạo, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV, ngày 5/01/2011, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ra Kết luận số 05-KL/TU trong Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005-2010. Kết luận số 05 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể của tỉnh tiếp tục thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: Nhiệm vụ 1: Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ đảng, toàn thể cán bộ, đảng viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cán bộ dân tộc thiểu số trước mắt và lâu dài. Nhiệm vụ 2: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Nhiệm vụ 3: Việc đào tạo phải gắn với bố trí, sử dụng hợp lý. Nhiệm vụ 4: Nghiên cứu ban hành, bổ sung các chế độ, chính sách đối với cán bộ dân tộc thiểu số được cử đi học. Nhiệm vụ 5: Các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể tiến hành rà soát, bổ sung, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể của cơ quan, đơn vị mình tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của Tỉnh uỷ. 19 3.2. QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ 3.2.1. Về quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Kế hoạch số 22-KH/TU, ngày 1/2/2012 về rà soát bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2010-2015 và xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2015-2020; Kế hoạch số 16-KH/TU ngày 31/8/2016 về xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. 3.2.2. Về đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số Tiếp tục thực hiện Kết luận số 57-KL/TW ngày 3/11/2009 của Bộ Chính trị về công tác dân tộc, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND, ngày 31/12/2010 về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị nhấn mạnh, chính sách cử tuyển được thực hiện theo hướng phân cấp cho các địa phương, ngành, doanh nghiệp đăng ký nhu cầu đào tạo về số lượng và ngành nghề. 3.2.3. Về sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số Tổng số cán bộ cấp huyện trở lên trên địa bàn tỉnh đến ngày 31/11/2015 là 41.209 cán bộ, bao gồm: công chức là 4.031 cán bộ, trong đó có 390 cán bộ dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 9,7%, viên chức là 37.178

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_dang_bo_tinh_dak_lak_lanh_dao_xay_dung_doi_n.pdf
Tài liệu liên quan