Tóm tắt Luận án Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010

Đánh giá khái quát những vấn đề mà luận án kế thừa từ

các công trình đã công bố

Từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án,

có một số điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, các công trình khoa học nghiên cứu về những vấn đề liên

quan đến phát triển KTNN rất phong phú và đa dạng, với nhiều cách tiếp

cận khác nhau từ góc độ lịch sử, kinh tế, chính trị.Trên phạm vi cả nước,

ở các vùng, miền khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định rõ vị trí, vai

trò, tầm quan trọng của KTNN đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước, của các vùng, miền và của từng tỉnh riêng biệt.

Thứ hai, các công trình khoa học nói trên đã nêu được quan điểm,

đường lối chủ trương của Đảng về phát triển KTNN trong thời kỳ đổi mới

đẩy mạnh CNH, HĐH. Các công trình đã dựng lại bức tranh khá toàn diện

về tình hình phát triển KTNN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong

thời kỳ đổi mới.

Thứ ba, một số công trình đã nghiên cứu, tổng kết, đánh giá kết quả,

đúc rút kinh nghiệm, đề xuất được các chủ trương, giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả phát triển KTNN trên phạm vi cả nước, ở một số vùng và

một số địa phương trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chủ

động, tích cực hội nhập quốc tế. Từ tổng quan các công trình nghiên cứu

liên quan đến đề tài luận án, có một số điểm nổi bật sau mà luận án có thể

kế thừa:

Thứ tư, nhiều tư liệu về Đảng bộ Hưng Yên, trong đó có đề cập đến

sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện trong phát triển KTNN; về

sự phát triển của nông nghiệp Hưng Yên đã được nêu ra. Luận án kế thừa

nhiều tư liệu về vấn đề này.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tìm hiểu các công trình khoa học trình10

bày trong tổng quan thì chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu

quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 1997

đến năm 2010. Do vậy, đây vẫn là một vấn đề lớn chưa được nghiên cứu,

đặt ra cho tác giả luận án cần đi sâu nghiên cứu và làm rõ. Các công trình

nghiên cứu trên là tư liệu quan trọng cung cấp những luận cứ khoa học để

tác giả tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện luận án.

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt Nam và Trung Quốc 6 do Hội đồng Lý luận Trung ương và Nxb Chính trị quốc gia phối hợp thực hiện; Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp và nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đặng Kim Sơn; Nguyễn Thị Tố Quyên đã viết cuốn Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020; Đường Hồng Dật với cuốn sách Phát triển nông nghiệp bền vững; Trương Thị Tiến với cuốn sách Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp ở một số tỉnh, thành phố Phạm Thị Khanh với bài Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giải pháp cơ bản phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong Tạp chí Phát triển Kinh tế (9/1998); Lâm Quang Huyên, Nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ hướng tới thế kỷ XXI; Phạm Hùng, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở miền Đông Nam Bộ hiện nay; Đặng Văn Thắng và Phạm Ngọc Dũng, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng - thực trạng và triển vọng; Mai Thị Thanh Xuân, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung Bộ (qua khảo sát các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh); Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của tác giả Lê Quang Phi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ 1991 đến 2000; Luận án tiến sĩ lịch sử của Đặng Kim Oanh về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006; Luận án tiến sĩ lịch sử của Vũ Quang Ánh (2012), về Thực hiện đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng từ năm 1997 đến năm 2010; Luận án tiến sĩ Kinh tế của Lê Anh Vũ về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Đăng Bằng, về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại 7 hóa; Luận án tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Văn Thông với đề tài Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010; Luận án tiến sĩ lịch sử Lê Thị Hồng, Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010; Luận án tiến sĩ lịch sử của Trần Thị Thái, Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1997 đến năm 2005; Luận án tiến sĩ lịch sử của Ngô Thị Lan Hương, Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững từ năm 2001 đến năm 2017; Luận án tiến sĩ lịch sử của Vũ Trọng Hùng, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010; Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, tác giả Nguyễn Văn Vinh tiến hành đề tài Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến năm 2005; Các Tỉnh ủy vùng Đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Tố Uyên Các công trình tập trung phân tích, làm rõ chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề KTNN... Nghiên cứu các công trình khoa học trên đã gợi mở cho tác giả luận án hướng nghiên cứu, tiếp cận các nguồn tư liệu liên quan đến đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về KTNN và những luận cứ khoa học trong quá trình triển khai luận án. 1.1.3. Những công trình nghiên cứu về nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên Luận án tiến sỹ của Trần Thị Thanh Thuỷ, Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên; Luận văn thạc sỹ của Đào Thị Vân, Đảng bộ Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997-2003; Lich sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, tập 3, (1975-2005); Luận án tiến sĩ tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014), Nghiên cứu tác động của quá trình 8 chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông nghiệp nông thôn ở huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên; Luận văn Thạc sỹ của tác giả Đoàn Văn Trường (2015), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 đến năm 2013; Phạm Đức Kiên, Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, Cuốn Xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên một số vấn đề lý luận và thực tiễn; Trần Lệ Phương, Nguyễn Thị Nguyệt Ánh với bài viết Một số kinh nghiệm và giải pháp của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong lãnh đạo xây dựng nông thôn mới (2010-2015), Tạp chí Lịch sử Đảng (2015); Luận án tiến sĩ của Bùi Thế Cử (2016), Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên; Luận án tiến sỹ của tác giả Tạ Thuyết Thái (2016), Nghiên cứu của ảnh hưởng đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến sử dụng đất và kinh tế nông hộ ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên; Cục thống kê tỉnh Hưng Yên, Thực trạng Kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên sau 20 năm tái lập (1997-2016); Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Thị Thu Huyền (2017), nghiên cứu rủi ro trong chăn nuôi lợi của nông dân tỉnh Hưng Yên; Đề tài Tổng kết các loại hình hợp tác xã dịch vụ và sản xuất nông nghiệp, đề xuất các biện pháp triển khai ra diện rộng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên(1998), Chủ nhiệm TS Ngô Mạnh Hùng; Đề tài: Xây dựng mô hình khoa học công nghệ, phát triển chăn nuôi gia cầm, trồng cây ăn quả vào hộ nông dân tại hai xã Tân Dân và Phan Sào Nam tỉnh Hưng Yên, Chủ nhiệm do TS Ngô Mạnh Hùng Các công trình nghiên cứu khoa học nói trên, kết quả của các công trình đã giúp tác giả luận án có thêm những hiểu biết về thực tiễn của nền KTNN Hưng Yên cũng như những tác động của nó đối với sự phát triển xã hội cho đến thời điểm mà Luận án nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu trên được tác giả chọn lọc, kế thừa trong việc nghiên cứu và trình bày trong luận án của mình; đồng thời những công trình nghiên cứu trên đây đã giúp tác giả có thêm nhiều tài liệu có giá trị khoa học. 9 1.2. KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ MÀ LUẬN ÁN KÊ THỪA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT 1.2.1. Đánh giá khái quát những vấn đề mà luận án kế thừa từ các công trình đã công bố Từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, có một số điểm nổi bật sau: Thứ nhất, các công trình khoa học nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến phát triển KTNN rất phong phú và đa dạng, với nhiều cách tiếp cận khác nhau từ góc độ lịch sử, kinh tế, chính trị....Trên phạm vi cả nước, ở các vùng, miền khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của KTNN đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các vùng, miền và của từng tỉnh riêng biệt. Thứ hai, các công trình khoa học nói trên đã nêu được quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng về phát triển KTNN trong thời kỳ đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH. Các công trình đã dựng lại bức tranh khá toàn diện về tình hình phát triển KTNN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Thứ ba, một số công trình đã nghiên cứu, tổng kết, đánh giá kết quả, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất được các chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển KTNN trên phạm vi cả nước, ở một số vùng và một số địa phương trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, có một số điểm nổi bật sau mà luận án có thể kế thừa: Thứ tư, nhiều tư liệu về Đảng bộ Hưng Yên, trong đó có đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện trong phát triển KTNN; về sự phát triển của nông nghiệp Hưng Yên đã được nêu ra. Luận án kế thừa nhiều tư liệu về vấn đề này. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tìm hiểu các công trình khoa học trình 10 bày trong tổng quan thì chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 1997 đến năm 2010. Do vậy, đây vẫn là một vấn đề lớn chưa được nghiên cứu, đặt ra cho tác giả luận án cần đi sâu nghiên cứu và làm rõ. Các công trình nghiên cứu trên là tư liệu quan trọng cung cấp những luận cứ khoa học để tác giả tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện luận án. 1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết. Qua việc khảo sát những công trình trên, Luận án nhận thấy có những vấn đề cần làm sáng rõ hơn như: - Luận án cầm làm rõ hơn, một cách hệ thống những nhân tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển KTNN (1997-2010); bao gồm các nhân tố chủ quan, khách quan, đặc biệt là quá trình đổi mới nhận thưc của Đảng bộ về nông nghiệp, phát triển KTNN. - Luận án hệ thống, phân tích, luận giải làm rõ sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên vận dụng chủ trương của Đảng về phát triển KTNN vào thực tiễn của địa phương từ năm 1997 đến năm 2010, đề ra chủ trương, sự chỉ đạo phát triển KTNN phù hợp. - Luận án đưa ra nhận xét về quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển KTNN (1997-2010); đúc rút một số kinh nghiệm để vận dụng vào hiện thực, góp phần thúc đẩy KTNN tỉnh Hưng Yên phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠOPHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ 1997 ĐẾN NĂM 2000 2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên tác động đến kinh tế nông nghiệp Tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. 11 Là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, Hưng Yên có 23 km quốc lộ 5A và trên 20 km tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua. Điều kiện tự nhiên của Hưng Yên trong đồng bằng Bắc bộ, đồng thời có điều kiện thuận lợi để các sản phẩm nông nghiệp của Hưng Yên được tiêu thụ ở các thị trường lớn, ổn định, nhất là thị trường Hà Nội, Hải Phòng. 2.1.2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Hưng Yên trước năm 1997 Trước khi tách tỉnh, nông nghiệp trên địa bàn Hưng Yên nói riêng, Hải Hưng nói chung là ngành kinh tế chủ lực, hàng đầu, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên nông nghiệp trên địa bàn Hưng Yên vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, lạc hậu. Địa bàn tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng, song chưa được phát huy tốt. Kinh tế nông nghiệp phát triển chậm, không ổn định, xét cả về năng suất, sản lượng. Giá trị sản xuất hàng hóa còn thấp, không đều, chưa có sản phẩm chủ lực và sản lượng ổn định: cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn mất cân đối, qui hoạch vùng sản xuất nông nghiệp chưa thật rõ. Kinh tế hợp tác xã gặp nhiều khó khăn. 2.1.3. Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đến năm 1996, Việt Nam cơ bản đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, dù một số mặt còn chưa vững chắc. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng quyết định chuyển đất nước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. 2.2. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN 2.2.1. Phát triển kinh tế nông nghiệp một cách toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nghị quyết số 03 NQ/TU ngày 26-4-1997 của Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Hưng Yên Về Chương trình công nghiệp hóa nông 12 nghiệp và nông thôn tỉnh Hưng Yên nêu rõ quan điểm: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là một nội dung, đồng thời cũng là bước đi, biện pháp quan trọng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một tỉnh nông nghiệp như Hưng Yên”. 2.2.2. Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp bằng việc quan tâm toàn diện và đồng bộ đến các khâu trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đảng bộ Hưng Yên chủ trương hướng đến mục tiêu cuối cùng là hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp. Đây là tư duy mới, gắn sản xuất nông nghiệp với cơ chế thị trường. Nghị quyết 03 NQ/TU xác định rõ mục tiêu đến năm 2000 đạt 10% diện tích có giá trị trên 100 triệu đồng/ha/năm, 35% diện tích đất nông nghiệp cho giá trị thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm. Cơ sở để đạt được mục tiêu trên là tăng cường đến tất cả các khâu của quy trình sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm. 2.2.3. Huy động nguồn lực, phát huy vai trò của các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế nông nghiệp Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong quá trình chỉ đạo luôn xác định rõ ngay từ đầu chủ trương huy động các nguồn lực, tập trung ngân sách đầu tư phát triển nông nghiệp. Tỉnh uỷ chủ trương tập trung nguồn ngân sách cho thuỷ lợi, các xí nghiệp cơ khí nông nghiệp và khuyến nông. Bên cạnh đó, Đảng bộ thể hiện nhất quán quan điểm khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vốn và công sức vào nông nghiệp, nông thôn, đồng thời đưa ra chủ trương cụ thể đối với từng thành phần kinh tế. 2.2.4. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hướng vào những ngành nghề, vùng miền có lợi thế nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế Nghị quyết 02NQ/TU ngày 21/01/1997 nêu: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2000 và 2010. Chuyển diện tích đất một vụ sang trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản có giá trị cao. Nghị quyết xác 13 định phải đẩy nhanh quy hoạch các vùng nông sản theo dự án với việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tiếp tục thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở. 2.3. ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Trong quá trình chỉ đạo, Tỉnh uỷ luôn quán triệt quan điểm Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân thực hiện.Một loạt văn bản có tính chất chỉ đạo kịp thời được ban hành, như: Chỉ thị số 26-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tập trung chỉ đạo sản xuất vụ động xuân 1999-2000; Thông báo số 50-TB/TU về kế hoạch tu bổ đê điều năm 1999, công tác thủy lợi nội đồng năm 1998-1999 và sản xuất chiêm xuân 1999; Thông báo số 21-TB/TU ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đổi mới tổ chức quản lý các xí nghiệp thủy nông và các doanh nghiệp giống cây trồng vật nuôi. 2.3.1. Chỉ đạo phát triển các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp gắn với đổi mới cơ cấu ngành nông nghiệp Đảng bộ tỉnh Hưng Yên bám sát mục tiêu đổi mới cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị chăn nuôi, thủy sản, cây ăn quả; gia tăng giá trị của những lĩnh vực, cây, con có nhiều lợi thế, giá trị cao. Trên cơ sở đó, tất cả các khâu, các lĩnh vực sản xuất đều được quan tâm chỉ đạo toàn diện 2.3.2. Chỉ đạo tăng cường kết cấu hạ tầng kỹ thuật gắn với quy hoạch, xây dựng các vùng chuyên canh nông nghiệp Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh, để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu KTNN theo vùng, sát với lợi thế từng vùng, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên quan tâm chỉ đạo quy hoạch các vùng chuyên canh trên địa bàn các huyện. 14 2.3.3. Chỉ đạo đổi mới, nâng cao hiệu quả các thành phần kinh tế trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp Ngày 15/4/1998, Tỉnh ủy Hưng Yên ra Thông báo số 21-TB/TU về đổi mới tổ chức quản lý các xí nghiệp thủy nông và các doanh nghiệp giống cây trồng vật nuôi. Tỉnh đã có Chỉ thị 06, Nghị quyết 04B, Ủy ban nhân dân tỉnh có Kế hoạch số 19 hướng dẫn cụ thể việc thi hành luật, trong tổng số 157 xã phường, thị trấn, toàn tỉnh có 155 đơn vị hoàn thành chuyển đổi và xây dựng mới. 2.3.4. Đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực trong nông nghiệp Nghị quyết 03 -NQ/TU ngày 26/4/1997 đưa ra quan điểm khá toàn diện về phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp với một phương châm phù hợp: Thực hiện cơ cấu công nghệ kết hợp nhiều trình độ, lấy hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn. 2.3.5. Cân đối vốn, khuyến khích đầu tư, mở rộng thị trường, xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp, nông thôn Tuy nhiên đây là giai đoạn tỉnh mới tái lập, còn nhiều khó khăn, nhưng Tỉnh ủy đã chỉ đạo đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành nông nghiệp, tăng cường hỗ trợ vốn cho các hộ nông dân trong quá trình sản xuất kinh doanh. Riêng năm 1999, Tỉnh ủy đã đầu tư trên 40 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách cho ngành nông nghiệp. Trong chương trình công tác của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên có nội dung kiếm tìm và mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp như gạo, ngô, thịt lợn, nhãn, đay, lạc, tơ tằm, các loại rau, dưa chuột, cà chua, tỏi, ớt nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chế biến nông sản. 15 Chương 3 ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 3.1. CHỦ TRƯƠNG ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN 3.1.1. Chủ trương của Đảng và những yêu cầu đối với nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp Những năm đầu thế kỷ XXI, bối cảnh thế giới đã có những biến đổi to lớn và sâu sắc, ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội của các quốc gia. Những thời cơ và thách thức trên vừa xuất phát từ chính nội tại nền kinh tế địa phương, vừa có sự tác động không nhỏ của những biến động từ tình hình thế giới và trong nước, nhất là những biến động về kinh tế. Đây cũng sẽ là cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp của Hưng Yên đến năm 2020. Những yêu cầu mới trong công tác lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên Một là, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Hưng Yên diễn ra chậm, việc triển khai chủ trương của Đảng về nông nghiệp vào thực tiễn còn nhiều lúng túng, hiệu quả thấp; trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, chủ yếu là sản xuất thủ công phân tán, manh mún, chưa tập trung thành vùng chuyên canh hàng hóa lớn nên năng suất, chất lượng thấp, sức cạnh tranh kém.. Hai là, sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn nuôi chưa đảm bảo sạch, an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng, ô nhiễm môi trường, thiếu bền vững; Chính sách giải tỏa, giá đền bù đất đai chưa hợp lý, việc thu hồi đất, giao đất tràn lan vừa gây lãng phí tài nguyên đất nông nghiệp vừa gây khó khăn trong lao động, việc làm. Ba là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chậm, quy mô sản xuất nhỏ do đất đai manh mún chưa có tích tụ ruộng 16 đất, chi phí sản xuất cao, sản xuất chưa gắn kết với chế biến và tiêu thụ,chuyển dịch chưa đều khắp các vùng, các địa phương. Bốn là, các công trình thủy lợi nhiều nơi xuống cấp yếu kém, lạc hậu, cơ giới hóa chưa phát triển rộng khắp, người nông dân lao động nặng nhọc, thủ công còn phổ biến. Năm là, quan hệ sản xuất trong nông thôn còn nhiều bất cập chưa thúc đẩy trình độ sản xuất phát triển, kinh tế hộ là lực lượng chủ yếu lại phân tán, ít khả năng đầu tư sản xuất quy mô lớn, các chủ trang trại chưa mạnh dạn đầu tư phát triển dài hạn. Sáu là, cơ cấu chuyên ngành được đào tạo, bồi dưỡng ở nông thôn mất cân đối, số lao động được đào tạo chuyên về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản thiếu. Nông dân cần cù sáng tạo nhưng chưa được đào tạo nên bộc lộ nhiều hạn chế: chưa có kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, kinh nghiệm quản lý yếu kém 3.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên Thực hiện Nghị quyết số 15 tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV, Tỉnh ủy Hưng Yên ra Nghị quyết số 06- NQ/TU của Tỉnh ủy về Đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001-2005 3.1.2.1. Tiếp tục phát triển mạnh nông nghiệp toàn diện lên một trình độ mới Chủ trương “Tiếp tục phát triển mạnh nông nghiệp toàn diện lên một trình độ mới” lần đầu tiên được nêu ra tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XV nhiệm kỳ 2001 - 2005, ngày càng làm sáng rõ về nội hàm trong những nghị quyết sau đó. Nội dung cốt lõi của chủ trương này là áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đưa những cây con có năng suất và giá trị kinh tế cao vào sản xuất trên những vùng chuyên canh lớn nhằm tạo ra giá trị kinh tế cao, tăng giá trị thu được trên một 1 ha canh 17 tác;tr iển nông nghiệp toàn diện gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, cây ăn quả và cây đặc sản.. 3.1.2.2. Hoàn thiện quy hoạch nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo ra vùng chuyên canh lớn; đẩy nhanh dồn diền đổi thửa tạo cơ sở để phát triển nông nghiệp hàng hoá Tỉnh uỷ chủ trương đẩy nhanh tốc độ dồn điền đổi thửa, tạo thuận lợi cho đầu tư, sử dụng máy móc, áp dụng khoa học công nghệ mới, tạo ra hàng hoá nông sản quy mô lớn. Để khai thác thế lợi của từng vùng, Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 16- NQ/TU Về khuyến khích chuyển đổi cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Hưng Yên đến năm 2005; Để sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp trong toàn tỉnh, Tỉnh ủy ra Quyết định số 2623/QĐ-UB phê duyệt Qui hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 nhằm đạt tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-2005. 3.1.2.3. Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng, bền vững, gắn với thị trường Xây dựng hệ thống dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tập trung vào các khâu thiết yếu như: dịch vụ vật tư kỹ thuật và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đảm bảo cung ứng kịp thời các loại vật tư sản xuất giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thú y, tăng cường kiểm tra, quản lý về chất lượng, tránh thiệt hại cho người sản xuất. Đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm thị trường,tạo điều kiện mở rộng thị trường nông thôn. 3.1.2.4. Tăng cường đầu tư, thực hiện các chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp Để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, Nghị quyết số 06- NQ/TU của Tỉnh ủy đã đưa ra một số chủ trương quan trọng: Hỗ trợ phát triển mạnh kinh tế hợp tác đa dạng theo nguyên tắc tự nguyện, khuyến khích các hợp tác xã liên kết rộng rãi, phát triển hợp tác xã kinh doanh tổng hợp nhiều khâu hoặc chuyên ngành để kinh doanh dịch vụ về sản 18 xuất, chế biến, tiêu thụ và tín dụng đầu tư,tiếp tục chuyển đổi hoạt động của các hợp tác xã theo đúng luật, hoạt động có hiệu quả. 3.2. CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP 3.2.1. Thực hiện dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp gắn với quy hoạch vùng nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Về việc tiếp tục thực hiện dồn thừa, đổi ruộng đất nông nghiệp trong toàn tỉnh, Chỉ thị 05-CT/TU ngày 10/8/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Về dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện, thị xã và cơ sở triển khai thực hiện thí điểm ở 35 xã. 3.2.2. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, bồi dưỡng nguồn nhân lực;thực hiện tốt công tác khuyến nông và các khâu trong sản xuất nông nghiệp Lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Đảng bộ luôn xác định ngoài việc định hướng phát triển, tăng cường quản lý nhà nước, phát huy các nguồn lực và vai trò của các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, việc xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách phù hợp đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Từ nhận thức đó, các khâu sản xuất, công tác hỗ trợ sản xuất nông nghiệp được quan tâm, nhất là công tác khuyến nông. 3.2.3. Chỉ đạo phát triển toàn diện các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất Trong chỉ đạo phát triển trồng trọt, Đảng bộ tiếp tục đột phá về giống, gắn với chuyển dịch về mùa vụ và các biện pháp thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật. 3.2.4. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số 03/2002/QĐ-UB về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên. 19 Theo đó các huyện, thị xã đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp hàng năm và dài hạn theo hướng: Đảm bảo an toàn lương thực, thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 3.2.5. Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với hiện đại hóa nông thôn Trong Chương trình phát triển nông nghiệp- nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2010 Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 20/10/2006 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI nêu ra các giải pháp khá toàn diện như: Củng cố hệ thống khuyến nông, tăng cường về tổ chức và cán bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng vào việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, giữa các nhà chuyên môn, nhà khoa học và nông dân. Hệ thống thú y được kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở; công tác kiểm dịch động vật, khoanh vùng, dập dịch có tiến bộ, cơ bản khống chế được dịch bệnh ở gia súc, gia cầm. Thực hiện Quyết địn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_dang_bo_tinh_hung_yen_lanh_dao_phat_trien_ki.pdf
Tài liệu liên quan