Tóm tắt Luận án Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên

Đặc điểm tự nhiên

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du - miền núi

Đông Bắc. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng sơn,

Bắc Giang, phía nam giáp thủ đô Hà Nội, phía tây giáp các tỉnh Vĩnh

Phúc, Tuyên Quang. Với vị trí địa lý này, Thái Nguyên trở thành điểm

tiếp giáp, cầu nối giữa vùng đồng bằng sông Hồng với các tỉnh vùng núi

phía Bắc, là trung tâm của khu vực Việt Bắc. Đây là một lợi thế lớn để

Thái Nguyên mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập các

loại hình doanh nghiệp nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa

phương, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, đào tạo của vùng trung

du miền núi Đông Bắc, tiếp giáp với Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ thuận

lợi cho việc giao lưu trao đổi buôn bán hàng hóa, thu hút vốn đầu tư,12

khoa học - công nghệ. Tỉnh cũng là trung tâm công nghiệp lớn với các

khu công nghiệp như: Giang Thép, Sông Công, Yên Bình thu hút một

số lượng lớn lao động góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói,

giảm nghèo cho nhân dân.

Thái Nguyên là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn thứ ba cả nước sau

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh hệ thống giáo và dục tạo khá

phát triển với 9 trường đại học, 12 trường cao đẳng và 446 trường phổ

thông đáp ứng nhu cầu họp tập không chỉ của con em trong tỉnh mà còn

của các địa phương trong cả nước. Là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn,

nên Thái Nguyên có mặt bằng dân trí tương đối cao, nguồn nhân lực có

chất lượng tốt, đây là một yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của

tỉnh phát triển.

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện nay, của Nguyễn Hữu Thắng; Cuốn sách: Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa, của Trần Ngọc Bút; Hồ Văn Vĩnh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta; Hoàng Thị Thành: Sự tồn tại và phát triển khách quan của kinh tế tư nhân ở nước ta; Vũ Hùng Cường: Những rào cản phát triển đối với khu vực kinh tế tư nhân và những vấn đề phát huy vai trò động lực của nó thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010; Trần Nguyễn Tuyên: Đảng viên làm kinh tế tư nhân , thực trạng và giải pháp ; Nguyễn Thị Hồng Mai: Nhận thức của Đảng về kinh tế tư nhân qua 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới. Đề tài: Quá trình hình thành quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò kinh tế tư nhân , của Trần Thị Bình ; Luận án tiến sĩ: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1986 đến năm 2005, của Phạm Thị Lương Diệu; Đề tài: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, của Trần Thị Tố Linh; Cuốn sách: Chủ trương, chính sách 7 của Đảng và Nhà nước Việt Nam về kinh tế tư nhân (1986 - 2005), của Phạm Thị Lương Diệu. Những công trình khoa học trên đã phân tích, đánh giá quá trình hình thành chủ trương, đường lối của Đảng về KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Kết quả nghiên cứu từ các đề tài giúp cho tác giả luận án có thể tham khảo phục dựng lại một cách khách quan quá trình Đảng bộ tỉnh Thái nguyên lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm chủ yếu từ thực tiễn đưa KTTN của tỉnh ngày càng phát triển hơn trong giai đoạn tiếp theo. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân ở các địa phương trong cả nước Cuốn sách: Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội, của Nguyễn Minh Phong; Đề tài: Kinh tế tư nhân ở thành phố Đà Nẵng - thực trạng và giải pháp, của Trần Văn Năm; Đề tài: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, của Hà Quốc Việt; Luận án tiến sĩ: Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010, của Nguyễn Huy Phương; Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần từ 1986 đến 2001, của Đặng Thị Dư; Đề tài: Đảng bộ tỉnh Quảng Ng ãi lãnh đạo phát triển thành phần kinh tế tư nhân từ năm 1989 đến 2005, của Trần Thị Bích Liên ; Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 2000 đến năm 2010, của Hoàng Nam Hưng. Công trình: Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, của Phạm Thị Thương; Đề tài: Phát triển kinh tế tư nhân ở Thái Bình giai đoạn 2001 - 2010 và giải pháp đến năm 2020, của Nguyễn Thị Luyến; Công trình: Vai trò động lực của kinh tế tư nhân trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An hiện nay, của Trần Thị Bình; Đề tài: phát triển kinh tế tư nhân ở các tỉnh miền 8 núi Tây Bắc nước ta hiện nay, của Đỗ Quang Vinh; Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, của Hồ Trọng Viện. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân ở Thái Nguyên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005): Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1965 - 2000); Cuốn sách: Thái Nguyên - Thế và lực mới trong thế kỉ XXI, của Chu Viết Luân; Cuốn: Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên sau 15 năm tái lập (1997 - 2011); Đề tài: Tác động của Nhà nước trong quá trình chuyển kinh tế hộ nông dân lên sản xuất hàng hóa ở tỉnh Thái Nguyên, của Lê Quang Dực; Đề tài: Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế, của Lê Văn Tâm; Bài báo: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chè tại tỉnh Thái Nguyên, của Đỗ Thị Phương Thúy; Đề tài: Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế tư nhân trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở tỉnh Thái Nguyên, của Trần Đình Tuấn. Luận án tiến sĩ: Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên từ 1997 đến năm 2010, của Hoàng Thị Mỹ Hạnh; Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Thái Nguyên theo hướng phát triển bền vững, của Phạm Thị Nga; Đề tài: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, của Nguyễn Minh Tuấn. 1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan và nội dung luận án tập trung nghiên cứu 1.2.1. Kết quả nghiên cứu của các nhóm nghiên cứu Thứ nhất, KTTN là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả. Đến nay, đã có nhiều các sách báo, bài viết, công trình nghiên cứu về thành phần kinh tế này. Các công trình nghiên cứu trên đã cho thấy sự năng động của thành phần KTTN ở nước ta. Dưới góc 9 độ nghiên cứu, các tác giả đều khẳng định KTTN là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Trong đó các chủ thể của nó tự chủ tiến hành sản xuất kinh doanh vì lợi ích trực tiếp của cá nhân hay tập thể cá nhân hoạt động dưới những hình thức kinh tế khác nhau, dù có thuê hay không thuê lao động. KTTN bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thế và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân. Việc phát triển KTTN là vấn đề chiến lược trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN ở nước ta. Bộ phận này, được Đảng và Nhà nước coi trọng và chỉ đạo phát triển, góp phần tạo động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội thực hiện CNH, HĐH đất nước. Thứ hai, KTTN là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nước, thúc đẩy xuất khẩu và các thành phần kinh tế khác phát triển, bồi dưỡng và thu hút nhân tài. Tuy nhiên, KTTN cũng còn nhiều hạn chế, vướng mắc như: quy mô còn nhỏ bé, vốn ít, cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu, năng lực quản lý chưa cao, hiệu quả kinh tế không ổn định, việc tuân thủ pháp luật còn chưa tốt, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều hạn chế. Thứ ba, các công trình nghiên cứu trên cũng chỉ ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo phát triển KTTN. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa những tiềm năng, thế mạnh của KTTN, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và hạn chế những mặc tiêu cực của KTTN. Thứ tư, các công trình trên, đã cung cấp một nguồn tư liệu phong phú, đa dạng nhiều góc độ khác nhau về KTTN, tạo nên bức tranh sinh động, nhiều mặt về thành phần kinh tế này. Từ đó, giúp cho việc nghiên cứu về KTTN được thuận lợi trên bình diện cả nước cũng như từng địa phương cụ thể. 10 Thứ năm, qua các công trình, đã cung cấp những phương pháp nghiên cứu khoa học (phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, phân tích, so sánh, thống kê, điều tra thực tế) khi nghiên cứu về KTTN, giúp cho tác giả luận án thuận lợi hơn khi thực hiện đề tài. Như vậy, qua tìm hiểu tác giả thấy rằng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, chuyên sâu về Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015 như đề tài luận án mà tác giả đã chọn. Các công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu quan trọng để tác giả thực hiện đề tài luận án. 1.2.2. Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu Từ quá trình phân tích, đánh giá các bài viết và công trình khoa học nghiên cứu về KTTN trên phạm vi cả nước cũng như các địa phương tác giả luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau: Phân tích, làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015. Hệ thống hóa các các quan điểm, chủ trương của Đảng và quá trình vận dụng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015 được gắn kết trong không gian chung của cả nước. Phân tích quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015, trong đó tập trung ở các lĩnh vực: ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển KTTN; xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp; phát triển nguồn lực (nhân lực và cơ sở vật chất) cho phát triển KTTN; kiểm tra, giám sát và biểu dương khen thưởng. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, phân tích nguyên nhân) đối với thành phần KTTN từ 1997 đến năm 2015. Trên cơ sở đó, đúc kết những kinh nghiệm, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với KTTN trong thời gian tiếp theo. 11 Chƣơng 2 CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 2.1. Những nhân tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế tƣ nhân 2.1.1. Khái niệm kinh tế tư nhân KTTN là thành phần kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về toàn bộ các yếu tố sản xuất được đưa vào sản xuất kinh doanh . Những người là KTTN hoàn toàn tự chủ , tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh , dịch vụ , cụ thể là : tự chủ về vốn , tự chủ về quản lý , tự chủ về phân phối sản phẩm , tự chủ lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô, phương hướng sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước pháp luật của Nhà nước. 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên Đặc điểm tự nhiên Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du - miền núi Đông Bắc. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng sơn, Bắc Giang, phía nam giáp thủ đô Hà Nội, phía tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. Với vị trí địa lý này, Thái Nguyên trở thành điểm tiếp giáp, cầu nối giữa vùng đồng bằng sông Hồng với các tỉnh vùng núi phía Bắc, là trung tâm của khu vực Việt Bắc. Đây là một lợi thế lớn để Thái Nguyên mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập các loại hình doanh nghiệp nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc điểm kinh tế - xã hội Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, đào tạo của vùng trung du miền núi Đông Bắc, tiếp giáp với Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi buôn bán hàng hóa, thu hút vốn đầu tư, 12 khoa học - công nghệ. Tỉnh cũng là trung tâm công nghiệp lớn với các khu công nghiệp như: Giang Thép, Sông Công, Yên Bình thu hút một số lượng lớn lao động góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân. Thái Nguyên là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn thứ ba cả nước sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh hệ thống giáo và dục tạo khá phát triển với 9 trường đại học, 12 trường cao đẳng và 446 trường phổ thông đáp ứng nhu cầu họp tập không chỉ của con em trong tỉnh mà còn của các địa phương trong cả nước. Là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn, nên Thái Nguyên có mặt bằng dân trí tương đối cao, nguồn nhân lực có chất lượng tốt, đây là một yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. 2.1.3. Tình hình kinh tế tư nhân tỉnh Thái Nguyên trước năm 1997 Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, từ năm 1991 đến năm 1996 Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã đề ra nhiều chủ trương thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và KTTN nói riêng. Sự phát triển của KTTN ở Thái Nguyên trước năm 1997 đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuấ t và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, KTTN của Thái Nguyên trước năm 1997 còn tồn tại những hạn chế như: số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước còn hạn chế; nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh còn ít; trình độ công nghê, trang thiết bị, máy móc còn lạc hậu; một số các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh chưa chấp nghiêm những quy định của pháp luật. 2.1.4. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế tư nhân Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6/1996) chủ trương thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã 13 dần dần trở thành nền tảng. Tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư làm ăn lâu dài. Đại hội lần thứ IX của Đảng (4/2001) xác định, kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển; khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn. Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa IX đã ra Nghị quyết 14-NQ/TW ngày 18/3/2002 về Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân đã chỉ rõ: KTTN là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển KTTN là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, CNH, HĐH, nâng cao nội lực của đát nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên 2.2.1. Chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (11/1997) trên tinh thần quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII (6/1996), Đại hội xác định: chú trọng đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế, có chính sách ưu tiên về vốn, miễn giảm tiền thuế đất đối với các doanh nghiệp tư nhân. Các cá nhân và doanh nghiệp mua lại mặt bằng xây dựng của các doanh nghiệp nhà nước bị giải thể sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi về thuế và quyền sử dụng đất. 14 Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI (3/1/2001) nhấn mạnh chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân và các thành phần kinh tế phát huy được nội lực, tiền năng và thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội. 2.2.2. Xác định những nhiệm vụ và giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (1997) và lần thứ XVI (2001) về phát triển kinh tế tư nhân, ngày 30/10/2001 Tỉnh ủy Thái Nguyên ra báo cáo số 16-BC/TU về Tình hình phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo đã khẳng định vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xác định những giải pháp thúc đẩy KTTN phát triển. Ngày 12/11/2002 Tỉnh ủy Thái Nguyên ra báo cáo số 43-BC/TU Một số tình hình về phát triển kinh tế tư nhân và đảng viên làm kinh tế tư nhân tại địa phương. Ngày 30/8/2004 Tỉnh ủy Thái Nguyên tổng kết kết quả 2 năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đánh giá quá trình thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh về phát triển KTTN, báo cáo cũng đề ra một số giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết. 2.3. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên 2.3.1. Chỉ đạo xây dựng cơ chế, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Thái Nguyên, cuối năm 1997 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã trình UBND tỉnh Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Ngày 14/4/1998 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thông qua Báo cáo tình hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 1997 trên cơ sở đánh giá tình hình báo cáo đã đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển hơn trong giai đoạn tiếp theo. Năm 2001, Tỉnh ủy đã tỉnh thông qua chương trình "Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái 15 Nguyên giai đoạn 2001 - 2005". Năm 2002 thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại trực thuộc Sở Thương mại - Du lịch. Năm 2003 thành lập Trung tâm tư vấn xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. 2.3.2. Chỉ đạo xây dựng nguồn nhân lực, phát triển các tổ chức đoàn thể và giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo xây dựng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phần KTTN. Thái Nguyên là trung tâm giáo dục, đào tạo lớn thứ ba cả nước nên có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn nhân lực và đào tạo người lao động năng lực, trình độ cao. Các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên trong các doanh nghiệp cũng từng bước được thành lập nhằm tăng cường sự đoàn kết, bảo vệ quyền lợi của người lao động, tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, người lao động yên tâm lao động sản xuất. 2.3.3. Chỉ đạo xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế tư nhân Từ năm 1997 đến năm 2005 Tỉnh ủy Thái Nguyên đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và KTTN nói riêng. Ngày 21/11/1998 Tỉnh ủy Thái Nguyên thông qua chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Năm 2001 Tỉnh ủy Thái Nguyên ban hành chương trình phát triển triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005. 2.3.4. Sự phát triển của kinh tế tư nhân Thực hiện chủ trương chủ chương của Đảng về phát triển KTTN, từ năm 1997 đến năm 2005 KTTN của Thái Nguyên có sự phát triển mạnh mẽ, dần khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế. Sự phát triển của thành phần kinh tế này được thể hiện ở những phương diện về: số lượng doanh nghiệp và hộ kinh tế đăng ký sản xuất kinh doanh; nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp và hộ kinh tế cá thể; lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh; nguồn lao động trong các doanh nghiệp cũng như các hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ. 16 Chƣơng 3 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 3.1. Yêu cầu mới về phát triển kinh tế tƣ nhân và chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên 3.1.1. Những nhân tố mới tác động đến kinh tế tư nhân 3.1.1.1. Những biến động về kinh tế - xã hội Tình hình thế giới có nhiều biến động cả về kinh tế, chính trị. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tác động sâu rộng đến sản xuất và đời sống của mỗi quốc gia, khu vực trên thế giới. Sự phát triển của KTTN ở Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2005 đã chứng minh kinh tế tư nhân trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, là động lực để phát huy những tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Vì vậy, phát triển KTTN là nhiệm vụ chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm CNH, HĐH của tỉnh. 3.1.1.2. Chủ trương mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân Đại hội Đảng lần thứ X (4/2006) xác định: KTTN có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế . Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình KTTN đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật, không hạn chế về quy mô , ngành nghề , lĩnh vực , địa bàn . Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với KTTN. Đại hội cũng chủ trương cho phép đảng viên làm KTTN trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đại hội lần thứ XI của Đảng (1/2011) chủ trương: Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh KTTN trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình KTTN ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Tạo 17 điều kiện hình thành một số tập đoàn KTTN và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. 3.1.2. Chủ trương mới của Đảng bộ 3.1.2.1. Chủ trương xây dựng, củng cố tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (1/2006) xác định, công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy đảng. Chú trọng xây dựng, phát triển tổ chức đảng ở khu vực ngoài quốc doanh, doanh nghiệp nhà nước tổ chức lại sản xuất, cổ phần hóa. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (12/2010) nhấn mạnh, công tác phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp, quan tâm xây dựng, phát triển tổ chức đảng ở khu vực doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và lần thứ XVIII, ngày 8/8/2012 Tỉnh ủy Thái Nguyên thông qua Đề án số 10-ĐA/TU xây dựng, củng cố, phát triển đảng viên, tổ chức đảng trong doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020. Ngày 16/5/2013 Tỉnh ủy Thái Nguyên thông qua Đề án số 14-ĐA/TU sắp xếp hệ thống tổ chức đảng trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014. 3.1.2.2. Xác định nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII (2006) và lần thứ XVIII (2010) về đẩy mạnh phát triển KTTN. Từ năm 2006 đến năm 2015 Tỉnh ủy Thái Nguyên đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp nhằm thúc đẩy KTTN của tỉnh phát triển. Ngày 18/7/2006 Tỉnh ủy Thái Nguyên thông qua chương trình số 05-CTr/Tu phát triển thương mại và du lịch, giai đoạn 2006 - 2010. Ngày 30/10/2006 Tỉnh ủy Thái Nguyên thông qua chương trình số 08-CTr/TU chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2006 - 2010. Ngày 2/5/2008 Tỉnh ủy Thái Nguyên thông qua Chương trình hành 18 động số 21-CTr/TU về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 3.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế tƣ nhân 3.2.1. Chỉ đạo ban hành cơ chế, chính sách và xây dựng kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế tư nhân Từ năm 2006 đến năm 2015 Tỉnh ủy Thái Nguyên đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương, nghiên cứu ban hành các cơ chế và chính sách thúc đẩy KTTN phát triển. Ngày 30/10/2006 Tỉnh ủy thông qua chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2006 - 2010. Ngày 15/11/2012 UBND tỉnh ra quyết định ban hành quy định về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ngày 18/3/2013 UBND tỉnh ra quyết định thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Cũng trong năm 2013, phòng Doanh nghiệp, kinh tế tập thể và KTTN trực thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư được thành lập. Từ năm 2006 đến năm 2015 Tỉnh ủy chủ trương đầu tư xây dựng hạ tầng cở sở khu công nghiệp Sông Công, Núi Pháo (Đại Từ), mở rộng và nâng cấp quốc lộ 3 và quốc lộ 37. Triển khai xây dựng dự án đường cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội, cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới. Năm 2009 khu công nghiệp Điềm Thụy được thành lập, năm 2012 khu công nghiệp Bình Yên được đầu tư xây dựng. 3.2.2. Chỉ đạo công tác xây dựng, phát triển tổ chức đảng và đoàn thể trong các doanh nghiệp Từ năm 2006 đến năm 2015 công tác xây dựng đảng và đoàn thể trong các doanh nghiệp luôn được Tỉnh ủy Thái Nguyên đẩy mạnh phát triển. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, có tầm quan trọng đặc biệt nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo cho các doanh nghiệp thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của 19 Nhà nước. Góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ doanh nghiệp, người lao động theo quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với nhà nước. 3.2.3. Chỉ đạo xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị ngày 09/12/2011 về việc xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ Doanh nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tỉnh ủy Thái Nguyên đã chỉ đạo các sở, ban, ngành tạo điều kiện thuận lợi, phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Hàng năm Tỉnh ủy, UBND tỉnh đều tổ chức các buổi gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh nhằm lắng nghe những ý kiến đóng góp, đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Cùng với đó, tỉnh cũng tổ chức kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 và vinh danh những doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu của tỉnh. 3.2.4. Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và bi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_dang_bo_tinh_thai_nguyen_lanh_dao_phat_trien.pdf
Tài liệu liên quan