Tóm tắt Luận án Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2015

Trong giai đoạn 1996-2015, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên

Quang về thực hiện đại đoàn kết dân tộc đã có sự đổi mới toàn diện,

mạnh mẽ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh nhận thức

ngày càng sâu sắc chủ trương, đường lối phát huy sức mạnh đại đoàn

kết toàn dân tộc của Đảng. Sự chỉ đạo toàn diện của các cấp ủy đảng,

sự chủ động điều hành của các cấp chính quyền, sự phối hợp thống

nhất của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò vận động quần

chúng của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt

nhiệm vụ chính trị của địa phương

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược công bố liên quan đến đề tài luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án - Cung cấp thêm nguồn tư liệu, nhất là tư liệu của địa phương về công tác lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang. - Góp phần làm sáng tỏ tính đúng đắn, sáng tạo trong đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp đổi mới qua thực tế địa bàn tỉnh Tuyên Quang. - Đánh giá quá trình lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, cung cấp thêm cơ sở thực tiễn giúp Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách đại đoàn kết dân tộc. - Những kết quả nghiên cứu của luận án, nhất là những kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc của Tuyên Quang, có thể tham khảo vận dụng ở các địa phương miền núi, nhất là khu vực miền núi phía Bắc. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 8 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu chung về đại đoàn kết dân tộc Cuốn sách Đại đoàn kết dân tộc phát huy nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của tác giả Vũ Oanh (1998); Luận án Quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm 1976-1994 của Hoàng Thị Điều (1999); Đề tài cấp bộ Kế thừa và phát triển truyền thống đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay của Nguyễn Quốc Bảo (2004); Cuốn sách Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết các dân tộc của Lê Ngọc Thắng (2005); Bài viết Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc-một phương thức thực hành dân chủ tạo sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc của Phạm Xuân Hằng (2010); bài viết Quan điểm của Ph.Ăngghen về đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc của Vũ Thị Xuân Mai (2015); Béatrice Boufoy-Bastick (2012), Preserving National Unity: Culturometric Rapid Appraisals of Ethnic Inequalities (Giữ gìn đoàn kết dân tộc: Đánh giá nhanh về sự bất bình đẳng dân tộc) của các tác giả: Beatrice Boufoy-Bastick (Đại học Tây Ấn, Khoa Nghiên cứu Tự do) 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đại đoàn kết dân tộc ở các vùng miền trong cả nước Đề tài cấp bộ Một số đặc điểm tâm lý chủ yếu của tộc người H’Mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và sự ảnh hưởng của chúng đến việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc hiện nay của Lê Hữu Xanh (2005); Đề tài cấp 6 bộ Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới của Trương Minh Dục (2008); Cuốn sách Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên của Trương Minh Dục (2008); Kỷ yếu hội thảo khoa học Xây dựng, củng cố và phát triển khối đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay (2009); Luận án Quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng ở Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1991 đến năm 2006 của Phạm Văn Búa (2010); Luận án Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc ở một số tỉnh Tây Bắc từ năm 1996 đến năm 2006 của Trần Thị Mỹ Hường (2012); Luận án Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010 của Hoàng Thu Thủy (2014; Bài viết Một số kết quả xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc tỉnh Sơn La (1986- 2000) (2015) của Phạm Xuân Thu 1.1.3. Các công trình khoa học nghiên cứu về Tuyên Quang và đại đoàn kết dân tộc ở Tuyên Quang Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Dương (1941-2000) (2005); Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ huyện Chiêm Hóa (1940-2005) (2008); Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (giai đoạn 1976-2005) (2009); Cuốn Kỷ yếu hội thảo Đại hội II của Đảng tại Tuyên Quang Thủ đô Kháng chiến (2011); Kỷ yếu Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2014-2019 (2014); Kỷ yếu hội thảo Tuyên Quang Thủ đô Khu giải phóng trong cách mạng Tháng Tám và cách mạng Tháng Tám với công cuộc đổi mới đất nước (2015); Cuốn sách Các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (2015); Luận án Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 1991 đến năm 2010 của Lý Thị Thu (2016) 7 1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. Những nội dung liên quan đến đề tài luận án đã được đề cập Thứ nhất, các công trình nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đại đoàn kết dân tộc trong tiến trình xây dựng và phát triển qua 30 năm đổi mới đất nước. Thứ hai, các công trình đề cập khá sâu sắc về vị trí, vai trò của chiến lược đại đoàn kết dân tộc đối với sự phát triển kinh tế-văn hóa, xã hội, quốc phòng-an ninh, bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Thứ ba, các công trình nghiên cứu về đại đoàn kết dân tộc ở các vùng miền, địa phương khác nhau nhưng đều khẳng định vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc Thứ tư, một số công trình nghiên cứu trên đã phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời nêu ra một số kinh nghiệm đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ đổi mới đất nước. Thứ năm, các công trình nghiên cứu về Tuyên Quang đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến luận án, làm rõ vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong phát triển kinh tế-xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. 1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu Một là, Luận án nghiên cứu những yếu tố tác động đến quá trình thực hiện đại đoàn kết dân tộc ở Tuyên Quang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là từ năm 1996 đến năm 2015. 8 Hai là, Luận án khái quát chủ trương của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2015, phân tích bước phát triển về nhận thức và chủ trương của Đảng bộ tỉnh về thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Ba là, Luận án làm rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2015. Bốn là, Luận án phân tích những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2015. Năm là, Luận án đúc kết một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2015. Tiểu kết chương 1 Những công trình nghiên cứu trên là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh có được hướng tiếp cận đúng đắn về mặt tư liệu, phương pháp nghiên cứu; đánh giá các nguồn tài liệu để có cái nhìn tổng quan về đại đoàn kết dân tộc, tiếp cận đúng đắn về nguồn tư liệu, những tiền đề về lý luận, phương pháp luận và có thêm cơ sở thực tiễn, nhận xét và đúc kết kinh nghiệm trong nghiên cứu đề tài Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ năm 1996 đến năm 2015. 9 Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC (1996-2005) 2.1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QÚA TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 2.1.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về đại đoàn kết dân tộc thời kỳ đổi mới 2.1.1.1. Khái niệm về đại đoàn kết dân tộc Đoàn kết là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người và đã được sử dụng rộng rãi. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, quan niệm về đoàn kết cũng có sự phát triển cả trong nhận thức và hành động. Đại đoàn kết toàn dân tộc là ở mức độ bền chặt, tính thống nhất cao, phạm vi rộng rãi, tập hợp đối tượng đa dạng, gồm mọi người Việt Nam phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, không phân biệt thành phần tộc người, tín ngưỡng, tôn giáo, giai cấp, địa vị xã hội, chính kiến, người trong nước hay người định cư ở nước ngoài. Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về đại đoàn kết dân tộc là khi các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ chính trị, Ban Bí thư; chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết dân tộc ban hành, triển khai; căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương Đảng bộ tỉnh quán triệt, chấp hành đề ra chủ trương; lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong tỉnh thực hiện đại đoàn kết dân tộc có hiệu quả. 10 2.1.1.2. Chủ trương của Đảng về đại đoàn kết dân tộc (1996-2005) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996), tổng kết 10 năm đổi mới, Đại hội làm rõ 6 bài học trong đó có bài học “mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cả dân tộc”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) khẳng định tiếp tục phát huy sức mạnh toàn dân tộc; thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, các thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và ngoài Đảng, người đang công tác và người nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài góp sức vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cụ thể hóa những nội dung cơ bản của Đại hội IX về chiến lược đại đoàn kết dân tộc từ ngày 13 đến ngày 21/01/2003, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tiến hành Hội nghị lần thứ bảy và ban hành Nghị quyết “về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nghị quyết khẳng định: “Đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam”. Ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc; Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo. Ngày 26/03/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. 11 2.1.2. Các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện đại đoàn kết dân tộc và thực trạng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tuyên Quang trước năm 1996 2.1.2.1. Thuận lợi trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở tỉnh Tuyên Quang * Điều kiện địa lý tự nhiên Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc bộ Việt Nam, có 7 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 6 huyện (Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và Lâm Bình). Địa hình Tuyên Quang với trên 70% diện tích là đồi núi, Tuyên Quang được coi là mái nhà xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Nhiều thung lũng chạy dọc theo các con sông, bãi soi rộng có tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến, trồng trọt, chăn nuôi. Đất đai phù hợp với sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú, khí hậu phù hợp phát triển kinh tế rừng. * Đặc điểm văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo Tuyên Quang có 22 dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có những phong tục, tập quán riêng nhưng trong quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa khiến cho các sinh hoạt lễ hội có xu hướng pha trộn và xích lại gần nhau hơn. Nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang có truyền thống yêu nước, chí căm thù giặc sâu sắc, đoàn kết một lòng theo cách mạng. Các đồng bào tôn giáo về cơ bản luôn phát huy truyền thống đoàn kết tôn giáo; giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc, hoạt động theo đúng đường hướng hành đạo, hiến chương, điều lệ đã được Nhà nước công nhận. 12 2.1.2.2. Khó khăn trong việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc ở Tuyên Quang Vị trí địa lý không thuận lợi để phát triển kinh tế, quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp; khó khăn trong thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kinh tế. Về mặt nhận thức, trình độ dân trí giữa các dân tộc thiểu số chưa đồng đều; ở những nơi vùng sâu, vùng xa, đội ngũ cán bộ cơ sở còn thiếu; hệ thống trường học, trạm y tế, đường giao thông, điện lưới quốc gia đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Các yếu tố tâm lý dân tộc ảnh hưởng đến nhận thức của một số đồng bào dân tộc trong tỉnh; các đối tượng phản động đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kích động đồng bào Mông tư tưởng ly khai, hướng về “Vua Mông” 2.1.2.3. Kết quả xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tuyên Quang trước năm 1996 Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đại hội VII (1991) và đặc biệt là nghị quyết 07/NQ-TW ngày 17/11/1993 của Bộ Chính về “Đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất”. Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã triển khai đồng bộ, tích cực đạt một số kết quả tích cực. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã làm tốt công tác vận động quần chúng phát triển kinh tế-xã hội bằng những hình thức, biện pháp phong phú như các phong trào: thanh niên lập nghiệp; phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình; đoàn viên công đoàn thi đua lao động giỏi, phong trào phát huy truyền thống “Anh bộ đội Cụ Hồ” trong hội viên cựu chiến binh 13 2.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG VỀ THỰC HIỆN ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC (1996-2005) 2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về đại đoàn kết dân tộc (1996-2005) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XII (1996) xác định phát huy cao độ truyền thống cách mạng, ý chí tự lực tự cường, chủ động sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn thử thách, thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đề ra, để Tuyên Quang thoát được đói nghèo, nhanh chóng hội nhập với sự phát triển chung của cả nước, xứng đáng với truyền thống quê hương cách mạng Tân Trào lịch sử. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIII (2000) xác định phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh; sử dụng hiệu quả mọi lợi thế, nguồn lực ở địa phương. Tập trung phát triển kinh tế với nhịp độ tăng trưởng cao và bền vững; trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp-nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;... Ngày 22/4/2003 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU triển khai Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) “về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 2.2.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang thực hiện đại đoàn kết dân tộc và một số kết quả chủ yếu 2.2.2.1. Chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền làm tốt công tác tuyên truyền về đại đoàn kết dân tộc Sau khi chủ trương, nghị quyết của Trung ương Đảng, Đảng bộ về đại đoàn kết dân tộc ban hành, Tỉnh ủy đã kịp thời chỉ đạo, Ban Tuyên giáo phối hợp với Mặt trận Tổ quốc biên soạn chương trình, tài liệu tuyên 14 truyền, phổ biến nội dung chủ trương, Nghị quyết về đại đoàn kết dân tộc, đặc biệt là nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) “về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” sát với từng đối tượng. 2.2.2.2. Đảng bộ chú trọng xây dựng Mặt trận Tổ quốc tỉnh để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các giai cấp, tầng lớp nhân dân Đảng bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở. Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận đã đổi mới phương thức hoạt động; nội dung thiết thực, hiệu quả. Mặt trận tổ quốc tỉnh đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, năng động, sáng tạo của nhân dân các dân tộc trong tỉnh; tập hợp, vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tham gia phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng- an ninh 2.2.2.3. Thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế-văn hóa, xã hội Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo quy hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp và xây dựng, đẩy mạnh phát triển du lịch, phát triển mạnh giao thông chỉ đạo phát triển văn hóa, y tế, giáo dục-đào tạo và khoa học- công nghệ, nâng cao trình độ dân trí và mức hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, đặc biệt là các vùng sâu vùng xa; giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong tỉnh; phát huy sức mạnh tổng hợp, gắn việc xóa đói giảm nghèo. 15 2.2.2.4. Nâng cao chất lựơng hoạt động của hệ thống chính trị; bảo đảm quốc phòng-an ninh, giữ vững trật tự xã hội Đảng bộ chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phân công trách nhiệm cụ thể cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, xây dựng và thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh; các cấp ủy đảng, các cơ quan, ban, ngành đã cụ thể hóa và thực hiện tốt các nội dung, quy định cụ thể về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa-tư tưởng. Tiểu kết chương 2 Trong điều kiện tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, giai đoạn 1996- 2005, thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của Trung ương về đại đoàn kết dân tộc; về dân tộc, tôn giáo, mặt trận và các đoàn thể; về tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân... Đảng bộ đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, động viên nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang hăng hái thi đua phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, giữ vững trật tự xã hội. 16 Chương 3 ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC (2005-2015) 3.1. NHỮNG YẾU TỐ MỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LÃNH ĐẠO VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC 3.1.1. Yêu cầu mới cần đẩy mạnh thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tuyên Quang 3.1.1.1. Những biến đổi của tình hình thế giới và trong nước Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế luôn chứa đựng nhiều cơ hội và nhiều thách thức. Cách mạng khoa học-công nghệ phát triển mạnh mẽ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp toàn dân, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Kinh tế thị trường và mặt trái của kinh tế thị trường tạo nên không ít thách thức đối với tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và chương trình mục tiêu quốc gia. Yêu cầu đặt ra cho đất nước là huy động, tập trung mọi nguồn lực từ tỉnh đến cơ sở để hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ. Các thế lực thù địch ra sức lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 17 3.1.1.2. Tình hình ở Tuyên Quang Vượt qua nhiều khó khăn thử thách, phát huy truyền thống đoàn kết và cách mạng, ý chí tự lực, tự cường đồng tâm đổi mới, khai thác thế mạnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã giành được những thắng lợi về kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và xây dựng hệ thống chính trị đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tỉnh. 3.1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc từ năm 2005 đến năm 2015 Đại hội X (2006) khẳng định vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày 03/11/2009, Bộ Chính trị (khóa X) ban hành Kết luận số 57-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), Đảng khẳng định tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 18 3.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC (2005-2015) 3.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV (2005) khẳng định Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã đoàn kết, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thử thách, vận dụng chủ trương, nghị quyết của Trung ương vào hoàn cảnh thực tiễn của địa phương, tạo sự chuyển biến quan trọng trên các lĩnh vực. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV (2010) xác định mục tiêu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới; sớm đưa Tuyên Quang thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển và phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc. Ngày 15/4/2010, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 3.2.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về đẩy mạnh thực hiện đại đoàn kết dân tộc và kết quả chủ yếu 3.2.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện đại đoàn kết dân tộc Giai đoạn 2005-2015, Đảng bộ tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện tốt chủ trương, nghị quyết của Trung ương Đảng về đại đoàn kết dân tộc đặc 19 biệt là tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 57- KL/TW của Bộ Chính trị (Khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 3.2.2.2. Chú trọng xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vững mạnh Đảng bộ tỉnh chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức hoạt động gắn với việc đánh giá kết quả thực hiện Chương trình số 03-Ctr/TU ngày 28/3/2006 về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân giai đoạn 2006-2010, Mặt trận Tổ quốc tỉnh không ngừng được mở rộng và đổi mới cả về tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, tích cực vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước 3.2.2.3. Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội Để đoàn kết nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế-xã hội, Đảng bộ chỉ đạo các cấp chính quyền nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý, điều hành phát triển kinh tế-xã hội; Mặt trận Tổ quốc tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh phong trào chăm lo, phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội. Các ngành chức năng đã phối hợp phát động các phong trào thi đua yêu nước với nội dung thiết thực. 20 3.2.2.4. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng, củng cố quốc phòng- an ninh, trật tự, an toàn xã hội Chỉ đạo các cấp, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia góp ý, xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Gắn phát triển kinh tế-xã hội với xây dựng nền quốc phòng toàn dân... nắm chắc tình hình, chủ động xử lý kịp thời, có hiệu quả, làm thất bại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Tiểu kết chương 3 Trong giai đoạn 2005-2015, trước những tác động của tình hình thế giới và trong nước tác động trực tiếp đến việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tuyên Quang. Đảng bộ tỉnh nhận thức cần đẩy mạnh đoàn kết nhân dân các dân tộc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị. Các cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã tổ chức, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân đoàn kết tham gia các phong trào thi đua yêu nước phát triển kinh tế-xã hội góp phần phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, nỗ lực vươn lên hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. 21 Chương 4 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 4.1. MỘT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_dang_bo_tinh_tuyen_quang_lanh_dao_thuc_hien.pdf
Tài liệu liên quan