Tóm tắt Luận án Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973

Chương 1

ĐẢNG LÃNH ĐẠO KIỀM CHẾ VÀ ĐÁNH THẮNG ĐẾ QUỐC

MỸ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG CHÍNH MIỀN NAM (1965 - 1968)

1.1. Yêu cầu khách quan kiềm chế và đánh thắng đế quốc

Mỹ trên chiến trường chính miền Nam

1.1.1. Âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mỹ đối với Việt Nam

Mỹ đưa quân vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam và nguy cơ

về cuộc chiến tranh trên bộ ở miền Bắc Việt Nam

Tháng 4-1965, Mỹ quyết định đưa quân chiến đấu trên bộ vào trực

tiếp tham chiến ở MNVN, tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”.

Cùng với việc đưa quân vào MNVN, Mỹ đã tổ chức tung gián

điệp, biệt kích ra miền Bắc, điều hành các hoạt động tuyên truyền tâm

lý chiến và tiến hành phá hoại kinh tế, quân sự miền Bắc, trong đó có

kế hoạch tấn công tập kích ven biển miền Bắc Việt Nam.

Sau hai năm thực hiện“chiến tranh cục bộ”, cuộc chiến đó đã

vượt quá rất nhiều về quy mô, tính chất, lực lượng, vũ khí, mục tiêu

chiến lược và phạm vi chiến tranh theo kế hoạch của Mỹ. Ở thời

điểm đó Mỹ đang tăng cường chiến tranh phá hoại bằng không quân,

hải quân với miền Bắc Việt Nam và có ý định mở rộng chiến tranh ra

toàn Đông Dương. Một số tướng lĩnh Mỹ thuộc đã có kế hoạch “vượt

khu phi quân sự”, tiến công miền Bắc Việt Nam bằng lục quân. Có

thời điểm, Lầu Năm Góc đã cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân

chiến thuật.

pdf27 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững kế hoạch của Mỹ mở rộng chiến tranh ra ngoài phạm vi MNVN. - Trình bày hệ thống, chuyên sâu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam trong những năm 1965 - 1973. - Nhận xét, đánh giá về việc Đảng lãnh đạo kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam thời kỳ 1965 - 1973. - Đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam thời kỳ này. 7 3. Các công trình này là nguồn tư liệu quý với những số liệu, nhận định, đánh giá, kết luận tác giả có thể tham khảo, kế thừa trong quá trình xây dựng và hoàn thiện đề tài luận án “Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973” 3.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả xác định đề tài luận án “Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973” tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản là: Cung cấp một số tư liệu mới về âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong thời kỳ 1965 - 1973, đặc biệt là các tư liệu về kế hoạch mở rộng chiến tranh ra miền Bắc và Đông Dương. Trình bày một cách lôgic, hệ thống về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam trong những năm 1965 - 1973. Nhận xét những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; Đúc rút những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam trong thời kỳ lịch sử này. Chương 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO KIỀM CHẾ VÀ ĐÁNH THẮNG ĐẾ QUỐC MỸ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG CHÍNH MIỀN NAM (1965 - 1968) 1.1. Yêu cầu khách quan kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam 1.1.1. Âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mỹ đối với Việt Nam Mỹ đưa quân vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam và nguy cơ về cuộc chiến tranh trên bộ ở miền Bắc Việt Nam Tháng 4-1965, Mỹ quyết định đưa quân chiến đấu trên bộ vào trực tiếp tham chiến ở MNVN, tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Cùng với việc đưa quân vào MNVN, Mỹ đã tổ chức tung gián điệp, biệt kích ra miền Bắc, điều hành các hoạt động tuyên truyền tâm lý chiến và tiến hành phá hoại kinh tế, quân sự miền Bắc, trong đó có kế hoạch tấn công tập kích ven biển miền Bắc Việt Nam. Sau hai năm thực hiện“chiến tranh cục bộ”, cuộc chiến đó đã vượt quá rất nhiều về quy mô, tính chất, lực lượng, vũ khí, mục tiêu chiến lược và phạm vi chiến tranh theo kế hoạch của Mỹ. Ở thời điểm đó Mỹ đang tăng cường chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân với miền Bắc Việt Nam và có ý định mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. Một số tướng lĩnh Mỹ thuộc đã có kế hoạch “vượt 8 khu phi quân sự”, tiến công miền Bắc Việt Nam bằng lục quân. Có thời điểm, Lầu Năm Góc đã cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ nhất với miền Bắc Việt Nam. Về không quân, Mỹ thực hiện chiến dịch Sấm rền (Rolling Thunder), huy động lực lượng lớn không quân, đánh phá quy mô lớn và liên tục trên Bắc Việt Nam qua ba bước leo thang. Đồng thời, Mỹ sử dụng lực lượng hải quân thực hiện thả thuỷ lôi nhằm phong toả, triệt phá giao thông đường thuỷ miền Bắc. Thực hiện “chiến tranh cục bộ”, Mỹ đã đặt cách mạng Việt Nam trước thử thách mới. 1.1.2.Tình hình quốc tế tác động đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam Những nhân tố mới của tình tình quốc tế thập kỷ 60 cơ bản thuận lợi cho cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam cũng phải đương đầu với những khó khăn, thử thách phát sinh từ sự bất hoà trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Liên Xô yêu cầu Nam - Bắc Việt Nam cần chung sống hoà bình và thi đua kinh tế. Trung Quốc chỉ một mực nhấn mạnh là Việt Nam phải đánh lâu dài, đánh du kích, không đánh lớn. Liên Xô và Trung Quốc không thống nhất với nhau về quan điểm, hành động chống Mỹ xâm lược Việt Nam. Sự chia rẽ và mâu thuẫn Xô - Trung ảnh hưởng lớn đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Về quan hệ của Trung Quốc với Campuchia, thời gian này cũng có những vấn đề gây khó khăn cho sự đoàn kết ba nước Đông Dương. Nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam nhưng chưa tin chắc nhân dân Việt Nam thắng Mỹ. Họ lo ngại việc Mỹ sẽ mở rộng chiến tranh bằng lục quân ra miền Bắc Việt Nam như với chiến tranh Triều Tiên, họ đặc biệt lo ngại sâu sắc sợ chiến tranh lan rộng thành cuộc chiến tranh thế giới mới. Vì, thực tế cuộc chiến có nguy cơ lan rộng. 1.1.3. Yêu cầu đặt ra với cách mạng Việt Nam Mỹ đưa quân tham chiến ở MNVN, cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã trở thành vấn đề nóng, nổi bật, thành trung tâm theo dõi, chú ý của cộng đồng quốc tế. Vì, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược diễn ra trong một khu vực tập trung toàn bộ mâu thuẫn lớn nhất của thời đại, là mâu thuẫn gay gắt giữa hai ý thức hệ: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Việt Nam tiếp tục cuộc kháng chiến, quyết tâm 9 đánh Mỹ, Việt Nam sẽ trở thành nơi diễn ra cuộc đụng đầu lịch sử của thời đại. Nhân dân Việt Nam quyết tâm đánh Mỹ giành độc lập dân tộc, nhưng yêu cầu đặt ra là làm thế nào để hạn chế không cho chiến tranh lan rộng thành cuộc chiến tranh giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và đế quốc chủ nghĩa? Làm thế nào để vừa xử lý tốt các mối quan hệ, giữ vững đường lối độc lập, tự chủ tiến hành kháng chiến vừa làm yên lòng bạn bè quốc tế và tranh thủ được sự nhất trí, ủng hộ của họ? Có tiếp tục đánh Mỹ hay không? Làm thế nào để đánh Mỹ và thắng Mỹ? Đây là những vấn đề rất mới đặt ra cho Đảng. 1.2. Chủ trương của Đảng 1.2.1. Nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ Nội dung: Hạn chế quy mô, tính chất chiến tranh, hạn chế phạm vi chiến trường và đánh thắng Mỹ trong phạm vi chiến trường chính được xác định là MNVN. Mục tiêu: Làm thất bại chính sách xâm lược, đánh tan ý chí xâm lược của Mỹ, làm cho Mỹ không thể mở rộng và tiếp tục kéo dài chiến tranh xâm lược được nữa, chịu thua và rút quân. Về nhiệm vụ, tập trung lực lượng của cả nước giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong thời gian tương đối ngắn. Trong mối quan hệ giành thắng lợi quyết định ở miền Nam càng nhanh thì càng có khả năng hạn chế, ngăn chặn Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Nhiệm vụ chiến trường chính: Tiêu diệt và tiêu hao một bộ phận quan trọng quân đội Mỹ. Tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quân Sài Gòn. Miền Bắc là hậu phương lớn,nhiệm vụ là vừa xây dựng, vừa trực tiếp chiến đấu, vừa chi viện cho tiền tuyến miền Nam. 1.2.2. Các biện pháp Xây dựng các vành đai diệt Mỹ để kiềm chế quân Mỹ trong các khu vực, tổ chức thế trận vây hãm và tiến công địch ngay tại căn cứ. Miền Bắc sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu mở rộng chiến tranh, tích cực chi viện cho miền. Đấu tranh ngoại giao là biện pháp đấu tranh “vòng ngoài”, dùng sức mạnh quốc tế tạo áp lực kiềm chế Mỹ. 1.3. Đảng chỉ đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam (1965 - 1968) 1.3.1. Chỉ đạo kiềm chế và đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam trong những năm 1965 - 1967 Phát triển lực lượng ba thứ quân, xây dựng các “vành đai diệt Mỹ” kiềm chế Mỹ trong các khu vực. 10 Các vành đai diệt Mỹ đầu tiên được xây dựng chiến trường Khu V ngay sau khi quân Mỹ sau phát triển ra khắp Tây Nguyên và Nam Bộ. Giữ quyền chủ động, tìm ra cách đánh quân Mỹ. Đảng chỉ đạo đánh trận Núi Thành đánh vào ý chí xâm lược và rút bài học kinh nghiệm, tìm ra cách tốt nhất để đánh bại quân đội Mỹ. Chiến thắng Vạn Tường củng cố quyết tâm đánh thắng Mỹ, tìm ra chỗ yếu của quân Mỹ và đã tìm ra cách “bám thắt lưng địch mà đánh” Đánh bại kế hoạch “tìm diệt” trong cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất mùa khô 1965 - 1966 của Mỹ Cuộc phản công chiến lược lần 1, Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ huy động 720.000 quân. Mục tiêu chủ yếu: Tìm diệt một bộ phận quân giải phóng, giành quyền chủ động trên chiến trường. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, các lực lượng vũ trang và nhân dân dựa vào hệ thống địa đạo, làng xã chiến đấu tiêu hao quân địch, các đơn vị chủ lực quân giải phóng liên tiếp mở các cuộc tiến công quân Mỹ và đồng minh. Mục tiêu tìm diệt chủ lực quân giải phóng không thực hiện được. Mỹ buộc phải kết thúc cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất sớm hơn 2 tháng so với dự định. Làm thất bại kế hoạch “Tìm diệt và bình định” trong cuộc phản công chiến lược lần thứ 2, mùa khô 1966 - 1967 của Mỹ. Mùa khô 1966 - 1967, Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ 2. Từ “tìm diệt” là chủ yếu, Mỹ chuyển sang chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt và “bình định”. Qua từng bước đấu tranh, quân và dân ở các vùng nông thôn miền Nam đã kết hợp chặt chẽ quá trình chống phá bình định với xây dựng làng xã chiến đấu liên hoàn. Nhờ vậy, lực lượng cách mạng ở cơ sở vẫn trụ bám địa bàn tổ chức đánh quân Mỹ và đồng minh Với cuộc phản công mùa khô lần thứ hai, Mỹ đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam lên đỉnh cao, đồng thời đã leo những bước thang mới trong cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam. Nhưng Mỹ đã thất bại nặng. 1.3.2. Chỉ đạo đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc góp phần quan trọng kiềm chế, đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam Dự kiến các tình huống Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, tăng cường lực lượng quốc phòng Đầu năm 1965, BCHTƯ Đảng quyết định chuyển toàn bộ hoạt động của nền kinh tế miền Bắc từ thời bình sang thời chiến. Tăng cường lực lượng quốc phòng, năm 1965, khối bộ đội chủ lực ở miền Bắc tăng từ 195.000 lên 400.000 quân. 11 Quân chủng Phòng không - Không quân được chỉ đạo hoàn chỉnh phương án chiến đấu, triển khai lực lượng bảo vệ các mục tiêu chủ yếu, đồng thời triển khai các lực lượng chiến đấu tại chỗ rộng khắp. Các lực lượng phòng thủ trên biển của miền Bắc cũng được chỉ đạo bố trí khắp nơi, kết hợp chặt chẽ giữa hải quân và các lực lượng vũ trang ven biển. Quân chủng Hải quân và các đơn vị pháo bờ biển miền Bắc chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ Tháng 3-1965, Mỹ mở chiến dịch Sấm rền (Rolling Thunder) ném bom quy mô lớn trên toàn miền Bắc. Đầu năm 1966, Mỹ tiếp tục mở rộng leo thang, giữa năm 1966, đánh phá vào các trung tâm dân cư đô thị lớn. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, do đã chủ động sẵn sang chiến đấu, quân và dân miền Bắc đã phát huy cao độ trí tuệ khoa học quân sự để đánh Mỹ, miền Bắc bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, trong có cả những máy bay hiện đại, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân và hải quân Mỹ. Để chi viện cho miền Nam, hệ thống đường 559 được chỉ đạo mở rộng và nối dài không ngừng. Năm 1965, mức chi viện của miền Bắc so với năm 1964 tăng ba lần về người và tăng năm lần về vũ khí, đạn dược. Trong bốn năm (1965-1968) miền Bắc đã đưa hơn 300.000 cán bộ, bộ đội vào Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, gửi vào Nam hàng chục vạn tấn hàng, gồm vũ khí, đạn dược. 1.3.3. Đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao kiềm chế, ngăn chặn âm mưu leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ Đầu năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới nguyên thủ và thủ tướng của 60 nước trên thế giới, tố cáo chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ, trình bày lập trường hoà bình của Việt Nam. Tháng 1-1967, Đảng xác định đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận, giữ một vai trò quan trọng, tích cực, chủ động. Hoạt động ngoại giao cách mạng Việt Nam đã góp phần tạo sức mạnh đấu tranh đẩy Mỹ vào thế chính trị “bị kẹt ở bên trong, bị tiến công bên ngoài”. Cuộc đấu tranh ngoại giao trực diện giữa Chính phủ Việt Nam DCCH và Mỹ tại Paris diễn ra từ ngày 13-5-1968. Trên cơ sở những thắng lợi của đấu tranh quân sự trên chiến trường, ngoại giao linh hoạt, mềm dẻo của Việt Nam. Mỹ buộc phải chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, chấp nhận đàm phán. 1.3.4. Chỉ đạo Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 tạo bước ngoặt trong quá trình kiềm chế và đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam Đợt I (Tết Mậu Thân) quân giải phóng đã tiến công làm chủ nhiều ngày, nhiều giờ một số đô thị, yếu khu, đặc biệt những mục tiêu quan trọng giữa thủ đô Sài Gòn đều bị tiến công với cường độ rất cao. Quân đội 12 Mỹ và Sài Gòn bị tổn thất nặng nề về người và phương tiện chiến tranh. Hệ thống chính quyền Sài Gòn ở cơ sở nhiều vùng nông thôn, đồng bằng, rừng núi bị phá vỡ. Điều bất ngờ gây “sửng sốt cả nước Mỹ” ở Tết Mậu Thân không phải là những con số mà chính là sự đảo lộn mọi thứ trong phút chốc, từ vị thế đến trận địa giao tranh giữa hai phía, từ “tìm diệt” thành kẻ “bị tìm diệt”. Tổng tiến công Tết Mậu Thân góp phần to lớn ảnh hưởng chính trị và ngoại giao cho cách mạng. Tổng tiến công và nổi dậy đợt II: Từ đầu tháng 5 đến giữa tháng-6-1968. Trong thời gian đợt II tổng tiến công diễn ra cũng đồng thời chiến sự quyết liệt ở mặt trận Khe Sanh - Đường 9. Khe Sanh thu hút và giam chân 17/33 lữ đoàn quân Mỹ. Khe Sanh là một mẫu mực về nghi binh của Bộ chỉ huy Bắc Việt Nam. Tiến công đợt III: Tháng 8 đến tháng 9-1968. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 đã tạo bước ngoặt của cuộc kháng chiến, buộc Mỹ hạn chế chiến tranh, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, rút dần quân Mỹ về nước. Kết luận chương 1 Giai đoạn 1965-1968 đế quốc Mỹ đưa quân chiến đấu trực tiếp tham chiến ở MNVN đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại đánh phá miền Bắc. Chiến tranh có nguy cơ lan rộng về phạm vi, không gian, tăng về tính chất và cường độ. ĐCSVN đã kiên định đường lối kháng chiến, quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, nhưng cũng thấy rằng đây sẽ là một cuộc đọ sức gay go, quyết liệt, chiến tranh có nguy cơ kéo dài và lan rộng. Vì vậy, Đảng chủ trương kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam. Chủ trương này làm yên lòng các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, các tổ chức quốc tế, khắc phục vấn đề tư tưởng hữu khuynh trong một bộ phận quân và dân cách mạng Việt Nam. Thực hiện chủ trương, trên chiến trường chính miền Nam, Đảng chỉ đạo xây dựng các vành đai diệt Mỹ, kìm chân và hạn chế sức mạnh, sức cơ động của quân Mỹ, lần lượt đánh bại các biện pháp chiến lược: “tìm diệt”, “tìm diệt và bình định” trong hai mùa khô 1965 - 1966, 1966 - 1967 của Mỹ. Tạo và nắm thời cơ, Đảng phát động cuộc tổng tiến công chiến lược năm 1968 làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Đấu tranh ngoại giao của Việt Nam đã góp phần quan trọng buộc Mỹ hạn chế ném bom miền Bắc, đến chấm dứt ném bom không điều kiện, rút dần quân Mỹ về nước. 13 Chương 2 KIỀM CHẾ VÀ ĐÁNH THẮNG ĐẾ QUỐC MỸ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG CHÍNH MIỀN NAM (1969 -1973) 2.1. Tình hình sau năm 1968 2.1.1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và nguy cơ chiến tranh mở rộng, kéo dài Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” “Việt Nam hóa chiến tranh” là một chiến lược toàn diện về quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu cơ bản của Mỹ là bám giữ lấy MNVN. Nguy cơ chiến tranh mở rộng và kéo dài. Mỹ quyết thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh” bằng mọi giá vì “Việt Nam hóa chiến tranh” thất bại, sẽ mở đầu cho sự phá sản của học thuyết Nixon và chiến lược toàn cầu của Mỹ Trên thực tế, thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh” Mỹ rút quân ở MNVN, nhưng lực lượng quân sự hỗ trợ cho chính quyền Sài Gòn rất lớn. Gồm cả hạm đội 7 hùng mạnh nhất thế giới, các lực lượng không quân Mỹ đóng ở Biển Đông và các nước Đông Nam Á. Lực lượng hải quân Mỹ được tập trung cao nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh. “Việt Nam hóa chiến tranh” đã đưa quân đội Sài Gòn trở thành đội quân đông, được trang bị tối tân bậc nhất Đông Nam Á với sự hỗ trợ của một đội quân lớn mạnh và hiện đại bậc nhất thế giới. Nằm trong kế hoạch này, Mỹ tăng cường chiến tranh ở Lào và từng bước mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Như vậy, “Việt Nam hóa chiến tranh” với việc Mỹ rút dần quân ra khỏi Việt Nam nhưng chiến tranh lại lan rộng ra Đông Dương và nguy cơ cao mở rộng hơn về phạm vi, gia tăng về tính chất và cường độ. 2.1.2. Tình hình quốc tế diễn biến phức tạp gây những khó khăn cho cách mạng Việt Nam Từ năm 1969, chính quyền Mỹ đồng thời thực hiện các hoạt động ngoại giao nước lớn nhằm làm suy giảm sự ủng hộ về tinh thần lẫn vật chất của Liên Xô và Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam ở giai đoạn khó khăn thì mâu thuẫn hai nước lớn trong khối XHCN phát triển gay gắt đến mức xung đột quân sự. Mâu thuẫn Xô - Trung giai đoạn này ảnh hưởng trực tiếp, quan trọng tới cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. 2.1.3. Thực lực cách mạng miền Nam sau năm 1968 Từ cuối năm 1968 đến cuối năm 1971 là thời điểm khó khăn của cách mạng miền Nam. Qua các đợt tiến công và nổi dậy trong 14 năm 1968, cách mạng miền Nam bị tổn thất nghiêm trọng cả về thế và lực. Lực lượng vũ trang bị thiệt hại nặng. Nhiều cơ sở quần chúng cách mạng bị Mỹ, quân đội Sài Gòn phát hiện và đàn áp thẳng tay, vùng giải phóng bị thu hẹp dần. Thế trận chiến tranh nhân dân bị suy giảm, chỗ đứng chân của quân giải phóng bị mất và thu hẹp dần. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và chiến sĩ cách mạng xuất hiện tư tưởng bi quan, ngại hy sinh gian khổ, có hiện tượng đào, bỏ ngũ về phía sau, thậm chí có người ra đầu hàng. Cục diện thực tế trên chiến trường miền Nam tạm thời có lợi cho Mỹ và chính quyền Sài Gòn. 2.2. Đảng chủ trương kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam 2.2.1. Mục tiêu nhiệm vụ Mục tiêu giai đoạn này được Đảng xác định: “Đánh bại âm mưu của Mỹ xuống thang từng bước, kéo dài chiến tranh; làm thất bại chiến lược phòng ngự của địch, tạo nên chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh, giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi quyết định, đánh cho Mỹ phải rút hết quân”. Vị trí vai trò và nhiệm vụ cho từng chiến trường: Chiến trường MNVN là chiến trường quan trọng nhất. Nhiệm vụ cụ thể của chiến trường miền Nam là kiên trì đẩy mạnh kháng chiến, kết hợp chặt chẽ hơn nữa ba mũi giáp công, tiếp tục xây dựng thế tấn công. Chiến trường Campuchia là nơi yếu nhất của Mỹ. Cách mạng Việt Nam cần giúp đỡ và phối hợp với bạn, nắm vững thời cơ, tiếp tục thế tiến công. Chiến trường Lào ngày càng trở nên có vị trí quan trọng, hiểm yếu nhất là vùng Trung, Hạ Lào. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam: ra sức giúp đỡ, phối hợp với bạn, tiếp tục khuếch trương thắng lợi, kiên quyết tiến công địch. Miền Bắc Việt Nam là hậu phương lớn của cách mạng ba nước Đông Dương. Miền Bắc phải chi viện cao nhất cho tiền tuyến, đồng thời, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu khiêu khích và mở rộng chiến tranh của Mỹ 2.2.2. Các biện pháp kiềm chế và đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam Kiềm chế, phân tán quân Mỹ trên các vùng chiến lược ở miền Nam Trên chiến trường trọng điểm Sài gòn- Chợ Lớn: Cầm chân lực lượng lớn Mỹ- ngụy trong thế phòng ngự bị động. Đối với các thành phố và thị xã khác: Bao vây làm rối loạn hậu phương địch, kìm giữ chủ lực của chúng. 15 Trên chiến trường nông thôn đồng bằng: Nhằm căng đối phương, phân tán mỏng ra để tiêu hao và tiêu diệt một cách rộng rãi. Trên chiến trường rừng núi: Kéo quân Mỹ ra để tiêu diệt. Tăng cường đoàn kết liên minh chiến đấu với Lào, Campuchia để kiềm chế, đánh thắng Mỹ trên chiến trường MNVN Đảng xác định: tích cực giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia, giúp quân đội và nhân dân nước bạn đánh bại mọi âm mưu lấn chiếm vùng giải phóng, mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ. Quyết tâm giành thắng lợi trên chiến trường chính khi có thời cơ Giữa năm 1971, Bộ Chính trị xác định: “Kịp thời nắm lấy thời cơ lớn... giành thắng lợi quyết định trong năm 1972 buộc đế quốc Mỹ phải thương lượng trên thế thua” Sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu leo thang chiến tranh ra miền Bắc để kiềm chế đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam Cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc lần 2 của Mỹ cũng được Đảng nhận định trước. Cuối tháng 3-1971, Ban Bí thư có công điện nhắc việc chuẩn bị đánh địch và làm tốt nhiệm vụ chi viện tiền tuyến. Cuối năm 1971, Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ thị: tăng cường hơn nữa tinh thần cảnh giác và tổ chức sẵn sàng chiến đấu trên toàn miền Bắc. Vừa đánh vừa đàm kiềm chế Mỹ leo thang chiến tranh Đảng xác định: Vấn đề có đánh có đàm là một sách lược gắn liền với đường lối chính trị và quân sự. Mục tiêu và thời điểm để “đàm”được xác định: không đợi phải giành được thắng lợi một cách căn bản rồi mới đàm, mà đến một lúc nào đó, trong những điều kiện nhất định sẽ có thể vừa đánh vừa đàm. 2.3. Chỉ đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam (1969 -1973) 2.3.1. Chống phá “bình định”, từng bước khôi phục lực lượng và thế trận từ đầu năm 1969 đến năm 1971 Chương trình “bình định” được coi là biện pháp then chốt của “Việt Nam hóa chiến tranh”, giải quyết vấn đề sống còn của bản thân chính quyền Sài Gòn. Tháng 1-1969, Trung ương Cục chỉ thị và chỉ đạo chuyển thế phong trào nông thôn bằng 3 mũi giáp công ở cơ sở, tự lực từ xã, huyện. Tháng 5-1969, BCT, BCHTƯ Đảng chỉ thị: Khôi phục thế và lực cho cách mạng từ địa bàn nông thôn. Trung ương Cục chỉ đạo cho các chiến trường tập trung chống phá bình định cấp tốc, xây dựng và củng cố cơ sở cách mạng ở nông thôn. Đầu năm 1970, lực lượng cách mạng đã giữ vững được căn cứ, duy trì được lực lượng cơ động tại chỗ ở chiến trường. 16 Đến cuối năm 1971, chương trình bình định của Mỹ và chính quyền Sài Gòn bắt đầu bị đẩy lùi ở nhiều nơi, nhất là trong vùng trọng điểm. Ở nông thôn, lực lượng cách mạng đã vượt qua thời kỳ khó khăn nghiêm trọng nhất. 2.3.2. Đánh bại hành động mở rộng chiến tranh ra Đông Dương kiềm chế Mỹ trên chiến trường chính Thực hiện mở rộng chiến tranh ra Đông Dương, Mỹ và quân đội Sài Gòn tập trung mở gần như đồng thời 3 cuộc hành quân chiến lược trong thời gian ngắn (trong mùa khô 1971), nhằm tạo thế và lực mới cho việc thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh”. Sự đoàn kết liên minh quân dân cách mạng ba nước Đông Dương theo sự chỉ đạo của Đảng đã đánh bại cả ba cuộc hành quân của địch. Thắng lợi đó góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường, thực hiện đúng ý đồ chủ trương kiềm chế đế quốc Mỹ trên chiến trường quan trọng nhất là MNVN. 2.3.3. Tiến công chiến lược 1972 trên chiến trường chính miền Nam Tháng 3-1972, cuộc tiến công chiến lược trên toàn chiến trường chính bắt đầu. Trên toàn chiến trường miền Nam, qua gần 3 tháng tiến công, đến tháng 6-1972, quân giải phóng giành thắng lợi lớn, các khu vực phòng ngự mạnh nhất của quân Mỹ và quân Sài Gòn bị phá vỡ, quân chủ lực giải phóng đứng vững trên các địa bàn chiến lược như vùng rừng núi, vùng giáp ranh và một số vùng quan trọng ở đồng bằng. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 làm thay đổi một phần quan trọng trong so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng, mở ra cục diện mới trên chiến trường chính miền Nam. 2.3.4. Miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần hai của Mỹ và tăng cường chi viện cho miền Nam Các lực lượng phòng không ba thứ quân miền Bắc Việt Nam vừa đánh vừa rút kinh nghiệm, tích cực tìm hiểu các quy luật hoạt động của địch, nâng cao trình độ tác chiến hiệp đồng. Đặc biệt có những thành công bước đầu trong việc cải tiến kỹ thuật, áp dụng phương pháp mới để phát huy tính năng các loại vũ khí. Do vậy, hiệu suất chiến đấu của lực lượng vũ trang miền Bắc không ngừng được nâng cao. Việc Mỹ sử dụng B.52 đánh phá Hà Nội đã được tiên đoán trước. Do có sự chuẩn bị chu đáo về tư tưởng, lực lượng và tổ chức, quân dân miền Bắc đã kiên quyết đánh trả có hiệu quả cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn của không quân Mỹ. Thất bại liên tiếp trên chiến trường MNVN và thất bại trong 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 17 buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc. 2.3.5. Đẩy mạnh “đánh và đàm” buộc Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam Cuộc đấu trí quyết liệt với Mỹ tại Hội nghị Paris, Việt Nam thể hiện rõ lập trường và nguyên tắc chiến lược là kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước nhưng cũng linh hoạt về sách lược, tạo điều kiện mở đường cho Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Đầu năm 1969, Trung ương Đảng chỉ đạo đẩy tiến công quân sự tạo thế và lực hỗ trợ cho đấu tranh trên bàn đàm phán. Năm 1971, kết hợp với đấu tranh quân sự trên chiến trường, Đảng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh với Mỹ trên mặt trận ngoại giao. Thất bại trên chiến trường miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc, Mỹ phải buộc phải chấm dứt ném bom, nối lại đàm phán trên thế yếu tại Hội nghị Paris. Trên thế mạnh, thế thắng nhưng Việt Nam cũng không đưa ra những yêu sách cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdang_lanh_dao_kiem_che_va_danh_thang_de_quoc_my_tren_chien_truong_chinh_mien_nam_tu_nam_1965_den_nam.pdf
Tài liệu liên quan