Về vấn đề Đảng lãnh đạo tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình trong
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) mà tác giả luận án tập trung
nghiên cứu luận giải là một vấn đề khó, chưa có công trình khoa học nào nghiên
cứu, đề cập đến một cách đầy đủ, hệ thống, cũng không có một văn kiện, nghị
quyết hay chỉ thị chuyên đề nào của Đảng đề cập trực tiếp tới. Tuy nhiên, từ
chủ trương của Đảng và những hoạt động cụ thể, chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí
Minh - người đứng đầu Đảng, đã thể hiện rất rõ chủ trương tranh thủ thực hiện
các khả năng hòa bình. Bằng sự nghiên cứu tìm tòi, sự khảo cứu các tài liệu của
các học giả trong, ngoài nước và đặc biệt là từ kết quả của những sự kiện đã
diễn ra trong cuộc kháng chiến, với cách tiếp cận từ chính thực tiễn cuộc kháng
chiến, tác giả luận án phân tích, khái quát quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ
thực hiện các khả năng hòa bình, khẳng định rõ đây là một nội dung lãnh đạo
của Đảng trong cuộc kháng chiến và là một trong những nhân tố có vai trò quan
trọng trong việc nhanh chóng kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. Qua đó, luận
án làm rõ một số vấn đề cơ bản:
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đảng lãnh đạo tranh thủ thực hiện các khả năng hoà bình trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với Trung Hoa Dân quốc những năm 1945-1946, của Nguyễn Mạnh Hà,
Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 277-2015, tr.67-72; Về nguyên nhân nổ ra chiến
tranh Đông Dương của Nguyễn Mạnh Hà (Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 8+9-
8
1995, tr. 133-138); Điện Biên Phủ - động lực của mối quan hệ Việt - Pháp, tác giả
Nguyễn Mạnh Hà (trong sách Đ ện Biên Phủ từ góc nhìn của các nhà khoa học
Việt - Pháp, Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005); “Chiến tranh Việt Nam- những cơ hội
hòa bình bị bỏ lỡ” của Nguyễn Mạnh Hà (in trong Đặc s n 50 năm Ủy ban Hòa
bình Việt Nam, tr.43-45; 49-50, Hà Nôi, 2000); “Liệu có thể tránh được cuộc chiến
này không” của Vũ Dương Ninh (Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 11-2016, tr.27-33);
Về công tác ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân Pháp của Hoàng Bích
Sơn (Tạp chí Lịch sử Đảng, số 4-1986, tr.38-42); Đàm và đánh trong kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) của Ngô Văn Minh (Tạp chí Lịch sử
Quân sự, số 11-2004); Paris - Bắc Kinh - Hà Nội ba cuộc gặp với Hồ Chí Minh để
tìm kiếm hòa bình của Raymond Aubrac (Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 7-2006, tr.
4-6); Những nỗ lực vãn hồi hòa bình của Việt Nam trước mùa Đông năm 1947
của Vũ Quang Hiển (Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 12-2007, tr. 23-28); Câu chuyện
về một nền hòa bình bị bỏ lỡ và Đối diện Hồ Chí Minh của thiếu tá tình báo Pháp -
Jean Sainteny (Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2004); Paris - Saigon - Hanoi, tài
liệu lưu trữ về cuộc chiến tranh 1944-1947 của tác giả Phillipe Devillers (Nxb
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh); Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến
tranh Đông Dương lần thứ nhất (Giơ-ne-vơ 1954) của tác giả Francoise Joyaux
(Nxb Thông tin lý luận Hà Nội,1981); De Gaulle và Việt Nam (1945-1969) của
tác giả Pierre Journoud (Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2019)
1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG
TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ GIỚI THIỆU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN
TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT
1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học
Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát các nguồn tư liệu sưu tầm được, tác giả
luận án nhận thấy các công trình khoa học đó đã có những đóng góp trên ba
phương diện mà luận án có thể kế thừa:
- Về nội dung: Các nghiên cứu nói trên đã góp phần làm rõ: bản chất thực
dân của Pháp; nguồn gốc sự kiện ngày 19-12-1946; diễn biến, kết quả cuộc
chiến tranh; bối cảnh quốc tế và những tác động của cuộc chiến tranh đối với
tình hình chính trị, xã hội Pháp, những mâu thuẫn trong nội bộ Chính phủ Pháp;
các nội dung xoay quanh Hội nghị Giơnevơ; chủ trương kháng chiến kiến quốc
9
và sách lược đối ngoại theo phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” để tranh
thủ mọi khả năng nhằm ngăn chặn chiến tranh của Việt Nam; vai trò cá nhân
Hồ Chí Minh, và những khả năng có thể tránh được chiến tranh từ phía Pháp.
- Về tư l ệu: Danh mục tài liệu tham khảo của các công trình là đường dẫn
giúp nghiên cứu sinh tìm kiếm tư liệu; có nhiều tư liệu gốc mới được công bố;
bản thân các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tin cậy, có giá trị hữu
ích đối với luận án.
- Về phương pháp: Ngoài hai phương pháp chủ yếu là lịch sử và lôgic, các
công trình trên đã gợi mở cho nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên
cứu liên ngành, tổng hợp đối sánh để tiếp cận, giải quyết vấn đề theo hướng
tư duy mở.
1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết
Có thể khẳng định chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu toàn diện
về Đảng lãnh đạo tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp. Vì thế, những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết
làm rõ là:
Một là, kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 là cuộc chiến Việt
Nam buộc phải tiến hành, là lựa chọn duy nhất, không còn lựa chọn nào khác
để giành lấy hòa bình, độc lập dù rằng cả phía Việt Nam và Pháp đều có những
yếu tố không muốn chiến tranh xảy ra.
Hai là, khẳng định rõ thiện chí, khát vọng hòa bình của Việt Nam, chỉ ra
bản chất hiếu chiến của thực dân Pháp.
Ba là, chứng minh việc Đảng lãnh đạo tranh thủ thực hiện các khả năng
hòa bình trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là một chủ
trương đúng đắn, có cơ sở lý luận, thực tiễn và đã diễn ra trên thực tế. Hệ thống
hóa các Chỉ thị, Nghị quyết, văn kiện của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí
Minh có liên quan tới vấn đề đó
Bốn là, Làm rõ các khả năng hòa bình trong suốt cuộc kháng chiến chống
Pháp và chủ trương, sách lược, của Đảng, vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong từng thời điểm cụ thể. Trong đó, vấn đề tranh thủ khả năng hòa bình được
xét trên hai bình diện: tranh thủ các khả năng có sẵn do các điều kiện thuận lợi
đem tới và chủ động thúc đẩy, tạo ra, làm xuất hiện các khả năng hòa bình có
thể tranh thủ để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
10
Năm là, rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm về quá trình Đảng lãnh đạo
tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp 1945-1954.
Tiểu kết chư ng 1
Những công trình, bài viết, nguồn tư liệu nêu trên là nguồn tài liệu tham
khảo rất quan trọng của luận án. Có nhiều nội dung, vấn đề luận án có thể kế
thừa. Từ đó, tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn những vấn đề luận
án đặt ra về chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng tranh thủ thực hiện các khả năng
hòa bình trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 và rút ra những
nhận xét, kinh nghiệm về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với vấn đề này.
Chư ng 2
ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ THỰC HIỆN KHẢ NĂNG HÒA BÌNH
TỪ THÁNG 9 - 19 ĐẾN HẾT NĂM 19 9
2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÃNH ĐẠO TRANH
THỦ THỰC HIỆN KHẢ NĂNG HÒA BÌNH CỦA ĐẢNG
2.1.1. Bối cảnh tình hình
T ng nước: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời, đã
phải đối mặt với những thách thức tồn vong, ở vào thế không đồng minh, không
tiền và hầu như không có vũ khí, vận mệnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”.
Tuy nhiên, từ trong muôn vàn khó khăn đó, Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nhìn thấy khát vọng hòa bình, độc lập và ý chí quyết tâm thực hiện
khát vọng đó của nhân dân.
Tình hình th giới: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới,
mối quan hệ quốc tế có những biến đổi lớn. Thế giới hình thành hai hệ thống
chính trị - xã hội mâu thuẫn, đối lập nhau, đó là hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa và hệ thống các nước tư bản, đế quốc chủ nghĩa. Liên Xô và Mỹ trở thành
hai cường quốc có vai trò ảnh hưởng, chi phối thế giới. Chiến tranh lạnh lan
rộng, tác động mạnh mẽ đến cơ cấu quyền lực quốc tế của Liên Xô, Mỹ và quan
hệ quốc tế của từng nước, từng khu vực. Các lực lượng dân chủ, hòa bình trên
thế giới, các dân tộc thuộc địa tiến công mạnh mẽ vào chủ nghĩa thực dân, đế
quốc. Tình hình nước Pháp cũng có nhiều biến động
11
Bối cảnh trên là cơ sở thực tiễn quan trọng để Đảng, đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh hoạch định chủ trương tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình.
2.1.2. Nhận thức của Đảng về tranh thủ khả năng hòa bình trước Cách
mạng th ng T nă 19
Thời kỳ từ 1930 đến 1945 là 15 năm Đảng vừa nhận thức, tìm tòi và xác
định con đường đi cho dân tộc, vừa lãnh đạo nhân dân tranh thủ mọi cơ hội,
điều kiện thuận lợi, đấu tranh giành độc lập dân tộc. Biểu hiện cụ thể ở các thời
điểm 1936-1939; 1939-1945. Thực tiễn đó là kinh nghiệm, yếu tố quan trọng
tác động đến chủ trương lãnh đạo tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình của
Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
2.2. CHỦ TRƯƠNG TRANH THỦ THỰC HIỆN CÁC KHẢ NĂNG
HÒA BÌNH CỦA ĐẢNG TỪ THÁNG 9 - 19 ĐẾN HẾT NĂM 19 9
2.2.1. Từ sau ngày 2-9-19 đến ngày 19-12-1946
Đây là thời gian miền Bắc có hòa bình, đất nước ở trong tình thế vừa kháng
chiến ở miền Nam, vừa kiến quốc ở miền Bắc để cùng thực hiện một mục tiêu
chung, cuối cùng là giành lại và bảo vệ nền độc lập, hòa bình thực sự và trọn vẹn
cho Tổ quốc. Chủ trương tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình của Đảng
lúc này chính là từ các điều kiện, khả năng khách quan, trên cơ sở thực lực cách
mạng, xác định đúng kẻ thù chính, hiểu rõ toan tính của từng đối tượng, của lực
lượng Đồng minh ở Việt Nam, đề ra sách lược ngoại giao phù hợp nhằm phân
hóa, triệt để khai thác mâu thuẫn giữa các tập đoàn đế quốc, lực lượng tay sai,
tránh cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù Cụ thể là cần tranh thủ sự đồng
tình ủng hộ của Liên Xô, Mỹ, nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ các nước. Đối
với quân Trung Hoa Dân quốc thì chủ trương nhân nhượng với phương châm xử
thế “đại sự thì biến thành trung sự, trung sự biến thành tiểu sự, tiểu sự biến thành
vô sự”, với thực dân Pháp thì tìm cách hòa hoãn, tránh chiến tranh, nhân nhượng
trên nguyên tắc “dĩ bất biến ứng vạn biến”, đồng thời nỗ lực thể hiện thiện chí
thành thật muốn hợp tác, khát vọng hòa bình tránh chiến tranh.
Chủ trương đó được thể hiện qua hàng loạt các văn kiện, Chỉ thị của Đảng
như: “Thông cáo về chính sách ngoại giao ngày 3-10-1945 của Chính phủ Lâm
thờ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hò ” xác định rõ đối sách với từng đối
tượng, lực lượng cụ thể; Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày 25-11-1945, chỉ
rõ đường lối đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ cụ thể của kháng chiến, kiến quốc;
12
Chỉ thị “Tình hình và chủ trương” ngày 3-3-1946, khẳng định lập trường, mục
tiêu độc lập dân tộc trước sau không thay đổi, nhưng để có hòa bình, độc lập
hoàn toàn là một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, phải tranh thủ điều kiện
hòa bình hiện tại để chuẩn bị thực lực cho cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ khi
khả năng hòa bình không còn nữa; Chỉ thị “Hòa để tiến” ngày 9-3-1946 nhằm
tránh tình thế bất lợi, phải cô lập chiến đấu cùng lúc với nhiều lực lượng phản
động, kéo dài thời gian hòa hoãn, tranh thủ hòa bình để bảo toàn, xây dựng thực
lực; bên cạnh đó là hàng loạt các văn kiện, Tuyên bố, trả lời báo chí của Chủ
tịch Hồ Chí Minh: trả lời phóng viên các báo về vấn đề đoàn kết ngày 26-12-
1945; “Công việc khẩn cấp bây giờ” ngày 5-11-1946, xác định rõ hai nhiệm vụ
kháng chiến và kiến quốc; Tuyên bố ngày 12-12-1946 với đại biểu các báo Việt
Nam; trả lời phóng viên báo Pari - Sài Gòn ngày 13-12 -1946 đều thể hiện
một tư tưởng nhất quán, xuyên suốt là Việt Nam thành thực muốn hòa bình,
không muốn chiến tranh và cuộc chiến tranh này Việt Nam muốn tránh bằng đủ
mọi cách. Vì hòa bình, Việt Nam sẵn sàng nhân nhượng, thành thật hợp tác với
Pháp, ủng hộ Đồng minh. Nhưng cũng vì hòa bình, để có hòa bình, Việt Nam
kiên quyết chiến đấu đến cùng, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“muốn đi tới hòa bình có khi phải chiến tranh”.
2.2.2. Từ sau ngày 19 - 12 - 19 6 đến hết nă 19 9
Trong bối cảnh kháng chiến toàn quốc bùng nổ, mọi khả năng thương
thuyết, đàm phán dần khép lại, chủ trương tranh thủ các khả năng hòa bình thể
hiện trong quan điểm về hoạt động đối ngoại, đàm phán nhằm tranh thủ cơ hội
chấm dứt xung đột, đồng thời thể hiện sự cương quyết kháng chiến để giành lấy
nền độc lập thực sự. Chính sách đối ngoại vì hòa bình, tìm kiếm đồng minh,
tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp, dư luận thế giới đối với cuộc
kháng chiến chính nghĩa của Việt Nam.
Chủ trương trên được thể hiện qua hàng loạt các tuyên bố, thư, điện của
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đi các nơi như: Tuyên bố ngày 21-12-1946 “Chúng
tôi, Chính phủ và dân chúng Việt Nam nhất định đấu tranh giành độc lập và
thống nhất toàn quốc, nhưng sẵn sàng hợp tác thân thiện với dân chúng Pháp”;
Điện văn trả lời Thủ tướng Pháp Léon Blum ngày 23-12-1946; thư gửi tướng
Leclerc ngày 01-01-1947; thư gửi Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Pháp ngày
07-01-1947 và ngày 18-2-1947; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng như Nghị quyết
13
của Hội nghị cán bộ Trung ương từ 3-4 đến 6-4-1947, Chỉ thị ngày 22-5-1947
khẳng định quan điểm của Việt Nam sau khi Hồ Chí Minh gặp Paul Mus (cố vấn
chính trị của Cao ủy Bollaert) tại Thái Nguyên, chỉ thị Bô la nói gì? Ta phải làm
gì? Ngày 10-9-1947 Đặc biệt, Thông cáo ngày 12-12-1947 của Ban Thường
vụ Trung ương Đảng nêu rõ phải tìm bạn bên ngoài nữa. Mục đích của ta lúc này
là tự do, độc lập. Ý chí của ta lúc này là dân chủ, hòa bình. Là bạn của ta trong
giai đoạn này tất cả những nước nào, những dân tộc hay lực lượng nào trên thế
giới tán thành mục đích ấy, cùng ta chung một ý chí ấy. Tiếp đó, Nghị quyết Hội
nghị Trung ương mở rộng ngày 15, 16, 17-1-1948, Báo cáo tại Hội nghị cán bộ
lần thứ V (từ 8-8 đến 16-8-1948), Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu (14-
18-1-1949) tiếp tục khẳng định chủ trương, ý chí ấy. vừa phản ánh mục tiêu cuộc
đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam, vừa khẳng định với nhân dân Pháp, nhân
dân thế giới thiện chí của Việt Nam muốn thúc đẩy quan hệ với các lực lượng
hòa bình, dân chủ trên thế giới nhằm tranh thủ sự đồng tình, công nhận, ủng hộ
của các nước trên thế giới, sự đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân
trong nước nhằm thực hiện mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc.
2.3. ĐẢNG CHỈ ĐẠO TRANH THỦ THỰC HIỆN CÁC KHẢ NĂNG
HÒA BÌNH TỪ THÁNG 9 - 19 ĐẾN HẾT NĂM 19 9
2.3.1. Thực hiện kháng chiến miền Nam, kiến quốc miền Bắc, hạn
chế ng y c chiến tranh lan rộng ra cả nước.
Nhiệm vụ kháng chiến ở Nam Bộ được thể hiện qua các hoạt động cụ thể
của Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh, của quân và dân cả nước. Đó là
quyết tâm “bảo vệ nền độc lập của Việt Nam đến cùng”. Ủy ban ủng hộ Nam
Bộ được thành lập ở khắp các tỉnh. Các đoàn quân Nam tiến được tổ chức và
gấp rút vào Nam chiến đấu. Phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến phát triển
sôi nổi khắp miền Bắc, miền Trung
Với công cuộc kiến thiết nước nhà, Đảng, Chính phủ đã ra sức tìm mọi biện
pháp đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt”, khắc phục khó khăn về tài chính, ngân quỹ
quốc gia, xây dựng, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, trấn áp, trừng trị nội
phản, xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang nhân dân và an ninh quốc gia
Thắng lợi của công cuộc kháng chiến kiến quốc khẳng định sự chỉ đạo đúng
đắn của Đảng, Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; khẳng định khát
vọng, ý chí quyết tâm, kiên quyết đấu tranh cho hòa bình, độc lập và niềm tin
14
tuyệt đối của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là
cơ sở vững chắc, quan trọng đưa đất nước tiếp tục giành được thắng lợi trong sự
nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc muôn vàn gian nan tiếp theo.
2.3.2. Thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình, đẩy lùi nguy cơ
chiến tranh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ của Đảng, của dân tộc, đã cùng với Đảng,
Chính phủ đề ra chủ trương, đường lối đối ngoại nhằm tranh thủ các khả năng
hòa bình và chính Hồ Chí Minh đã chủ động hiện thực hóa chủ trương đó.
+ Với Pháp: Đảng nhìn nhận rõ âm mưu xâm lược, những yếu tố có khả
năng tránh được chiến tranh từ phía Pháp, Việt Nam đã tỏ rõ ý muốn thật thà
hợp tác với Pháp và không bỏ lỡ bất kỳ một khả năng nào dù là nhỏ nhất có thể
tranh thủ để tránh chiến tranh như: Ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946; Tạm ước 14-
9-1946; Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Paul Mus tại Thái Nguyên tháng 5-1947
+Với lực lượng Đồng m nh và các nước khác: Đảng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh căn cứ vào chủ trương đối ngoại “thêm bạn bớt thù”, đã thực hiện những
sách lược ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt đối với từng đối tượng, lực lượng cụ
thể như: với quân Trung Hoa Dân quốc thì giao thiệp thân thiện, tránh xung đột,
nhân nhượng về kinh tế, chính trị; với cách mạng Trung Quốc thì cố gắng
giúp đỡ để tạo ra khả năng thuận lợi cho mình; chủ động tìm kiếm sự công
nhận, giúp đỡ của Liên Xô; tranh thủ thái độ trung lập của Mỹ, sự đồng tình,
ủng hộ của Liên hợp quốc và lực lượng hòa bình dân chủ trên thế giới.
Tiểu kết chư ng 2
Đây là giai đoạn mà bối cảnh tình hình thế giới, trong nước, thực tế mối quan
hệ Việt - Pháp đem đến những khả năng hòa bình, nên chủ trương tranh thủ thực
hiện khả năng hòa bình của Đảng từ 1945 - 1949 là phải tranh thủ các khả năng
thuận lợi có sẵn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc. Từ đó, kìm
chế, ngăn chặn chiến tranh sớm mở rộng ra toàn quốc, tranh thủ xây dựng thực lực
về mọi mặt, sẵn sàng, chủ động trong mọi tình huống. Trong đó, một trong những
chỉ đạo quan trọng để kháng chiến, kiến quốc thắng lợi là thực hiện chính sách đối
ngoại thể hiện thiện chí, khát vọng hòa bình, tránh chiến tranh, phù hợp với từng
đối tượng, lực lượng, tranh thủ mọi sự ủng hộ và thời gian hòa bình nhiều nhất có
thể. Tuy nhiên, khi mọi khả năng đàm phán hòa bình không còn nữa, Đảng kiên
quyết chỉ đạo tiến hành kháng chiến, dùng sức mạnh quân sự, dùng con đường
15
chiến tranh để kết thúc chiến tranh, giành lấy hòa bình, độc lập. Đảng lãnh đạo
tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình là một chủ trương đúng đắn, có cơ sở lý
luận, thực tiễn và diễn ra trong thực tế cuộc kháng chiến.
Chư ng 3
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG TRANH THỦ THỰC
HIỆN CÁC KHẢ NĂNG HÒA BÌNH TỪ NĂM 19 0 ĐẾN NĂM 19
3.1. CHỦ TRƯƠNG TRANH THỦ THỰC HIỆN CÁC KHẢ NĂNG
HÒA BÌNH CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 19 0 ĐẾN NĂM 19
3.1.1. Những yếu tố mới t c động đến quá trình hoạch định chủ trư ng
tranh thủ thực hiện khả năng hòa bình của Đảng giai đoạn 1950-1954
Tình hình qu c t : từ cuối năm 1949, tình hình thế giới, châu Á có nhiều
biến đổi to lớn: sự vươn lên mạnh mẽ của Liên Xô; hệ thống xã hội chủ nghĩa
mở rộng nối liền từ châu Âu sang châu Á; chiến tranh lạnh lan rộng và ảnh
hưởng đến nhiều nước; cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc với Thỏa thuận
Bàn Môn Đ ếm; thực dân Pháp ngày càng gặp nhiều khó khăn ở cả trong nước
và tại chiến trường Việt Nam; Mỹ trực tiếp can thiệp vào chiến tranh Việt Nam
và cuộc chiến tranh Việt Nam, Đông Dương bị quốc tế hóa
T nh h nh ng nước:
Từ cuối năm 1949, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã có bước
phát triển mạnh mẽ. Cuộc kháng chiến đã được sự công nhận, ủng hộ, giúp đỡ
của Liên Xô, Trung Quốc và bạn bè quốc tế, nhân dân tiến bộ thế giới. Thế và
lực của cách mạng có bước phát triển, Việt Nam đã chủ động mở các chiến dịch
lớn và giành được những thắng lợi nhất định, mở ra những khả năng mới cho
cuộc kháng chiến.
Đó là những yếu tố tác động trực tiếp đến chủ trương tranh thủ thực hiện
khả năng hòa bình của Đảng giai đoạn 1950-1954.
3.1.2. Chủ trư ng của Đảng tranh thủ thực hiện các khả năng hòa
bình từ nă 19 0 đến nă 19
Ngay từ tháng 12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức và khẳng định
“muốn đ tới hòa bình có khi phải chiến tranh”. Thế nên, trước những biến
động to lớn của tình hình thế giới, khu vực và trong nước những năm 1950-
16
1954, chủ trương tranh thủ thực hiện các khả năng hòa bình của Đảng chính là
tranh thủ sự công nhận, ủng hộ quốc tế, chủ động đẩy mạnh các hoạt động quân
sự, dùng thắng lợi quân sự để mở ra khả năng kết thúc chiến tranh bằng giải
pháp hòa bình, giành lấy hòa bình Đó là quá trình chủ động thúc đẩy, làm
xuất hiện và tạo ra khả năng thuận lợi để tranh thủ.
Chủ trương trên của Đảng thể hiện rõ trong: Chỉ thị tháng 1-1950 về Tuyên
truyền gây thiện cảm vớ nước Trung Hoa Dân chủ nhân dân và Quân giải
phóng; Tuyên bố về chính sách ngoại giao của Chính phủ ngày 14-1-1950; Hội
nghị toàn quốc lần thứ ba củ Đảng họp từ ngày 21-1 đến 3-2-1950, xác định
rõ cuộc kháng chiến “phải cần có sự giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, của
dân chủ thế giới mới có thể giành được thắng lợi cuối cùng. Vấn đề tuyên
truyền quốc tế và vấn đề ngoại giao với các nước phải được đặt ra cấp thiết hơn
lúc nào hết”; Đại hộ đại biểu lần thứ II, từ 11 đến 19-2-1951 tại Chiêm Hóa,
Tuyên Quang; Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo Expressen, Thụy Điển ngày
26-11-1953; Chỉ thị ngày 2-12-1953 của Đảng giải thích Lời tuyên bố của phái
đoàn ệt Nam ở Hội nghị Hộ đồng hòa bình thế giới (11-1953); Thông tri
ngày 27-12-1953 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Lời Tuyên bố của Chủ
tịch với nhà báo Thụy Đ ển tiếp tục khẳng định Chủ trương của Đảng và
Chính Phủ ta muốn kết thúc cuộc chiến tranh bằng đàm phán hòa bình không
phải chỉ là để tuyên truyền đối ngoại. Chủ trương đó xuất phát từ bối cảnh quốc
tế, đường lối hiện tại của phe xã hội chủ nghĩa là hòa hoãn quốc tế và trong tiền
lệ, đã có nhiều cuộc chiến tranh do thương lượng hòa bình mà đi đến đình
chiến. Mặc dù còn phức tạp, nhưng vấn đề Việt Nam vẫn có thể giải quyết bằng
cách thương lượng hòa bình. Chủ trương của ta là “Ngọn cờ hòa bình phải do
tay ta nắm lấy và dương cao lên”.
Bên cạnh đó, Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đề ra chủ trương cụ thể đối
với Hội nghị Giownevơ. Trên cơ sở nhận thức rõ bản chất, thủ đoạn của thực dân
Pháp, so sánh lực lượng giữa ta và địch, hiểu hòa bình, độc lập hoàn toàn phải
đấu tranh gian khổ mới giành được, Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
chỉ rõ: “Ta phải đẩy mạnh kháng chiến, tiêu diệt cho thật nhiều sinh lực địch hơn
nữa thì địch mới chịu nhận thương lượng để giải quyết hòa bình vấn đề Việt
Nam, tôn trọng quyền tự do, độc lập của dân tộc ta”. Từ đó, có thái độ hoan
nghênh việc triệu tập Hội nghị Giơnevơ nhưng cũng hiểu rõ vấn đề ngoại giao
17
trên thế mạnh, hiểu Hội nghị Giơnevơ là một bước tiến tới làm cho tình hình thế
giới và Viễn Đông bớt căng thẳng, việc khôi phục hòa bình ở Việt Nam chỉ có
thể thực hiện được khi Việt Nam chiến thắng địch, thế nên: Ta không đánh giá
cao Hội nghị Giơnevơ nhưng không bỏ lỡ cơ hội tranh thủ dư luận và tranh thủ
Hội nghị Giơnevơ có thể bắt đầu đi đến các cuộc gặp sau. Như vậy, với Hội nghị
Giơvevơ, Đảng chủ trương: “Phải tranh thủ một thời gian ngắn đi đến ký kết
Hiệp định đình chiến với Chính phủ Mendès France. Không bỏ lỡ cơ hội tốt”.
3.2. ĐẢNG CHỈ ĐẠO TRANH THỦ TẠO KHẢ NĂNG HÒA BÌNH
TỪ NĂM 19 0 ĐẾN NĂM 19
3.2.1. Tranh thủ sự công nhận, ủng hộ của quốc tế
* Tranh thủ sự công nhận, ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô.
Ngay sau khi Cách mạng Trung Quốc thành công, Đảng chú trọng đẩy
mạnh các hoạt động ngoại giao nhân dân. Các tổ chức, đoàn thể, lao động,
thanh niên, phụ nữ đã tổ chức mít tinh, gửi điện chúc mừng nhân dân và
Chính phủ Trung Quốc. Tiếp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ động, bí mật đi
Trung Quốc, Liên Xô để tìm kiếm sự ủng hộ, giúp đỡ đối với cuộc kháng chiến
của Việt Nam.
* Tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới.
Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động tiếp xúc, trao đổi, tích cực tham gia vào
phong trào vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ trên thế giới đã làm cho vị
trí quốc tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được đề cao, làm rõ tính chính
nghĩa, tất thắng của cuộc kháng chiến, tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của
bạn bè quốc tế, các tầng lớp nhân dân ở nhiều quốc gia khác nhau trong và
ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, tăng cường sức mạnh, thực lực
của cách mạng.
* Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp.
Đảng, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng việc phối hợp đấu tranh với
nhân dân Pháp, coi sự đấu tranh của nhân dân Pháp vì hòa bình, dân chủ, phản
đối chính quyền Pháp gây chiến tranh ở Việt Nam, Đông Dương, đòi Pháp rút
quân về nước là nhân tố quan trọng thúc đẩy việc thương lượng đình chiến, mở
ra khả năng hòa bình ở Đông Dương. Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để khơi
dậy và duy trì phong trào phản chiến của nhân dân Pháp nhằm tranh thủ sự
đồng tình, ủng hộ của họ.
18
3.2.2. Chỉ đạo tiến công quân sự để m ra khả năng hòa bình
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
ngày 19-12-1946: “Chúng t muốn hòa bình, chúng ta phả nhân nhượng” và
trong Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất
cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cả để giữ vững quyền tự do, độc
lập ấy”. Nhận rõ bản chất kẻ thù, không thể nhân nhượng được hơn nữa, không
thể có giải pháp hòa bình nếu không có thắng lợi quân sự trên chiến trường hỗ
trợ, thậm chí đóng vai trò quyết định, Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận
định tình hình, phân tích âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, từ đó đề ra chủ trương,
sách lược cụ thể, phù hợp. Chủ động tạo ra khả năng, cơ hội đàm phán bằng
việc mở hàng loạt các chiến dịch quân sự ở các cấp độ khác nhau, nhằm “tìm
kiếm thắng lợi quân sự để đàm phán hòa bình”, kết thúc chiến tranh. Chiến dịch
Biên Giới Thu - Đông năm 1950 và Đ ện Biên Phủ là hai thắng lợi quân sự điển
hình có tính chất bước ngoặt của cuộc kháng chiến, tạo ra khả năng thuận lợi
đưa đến các điều kiện kết thúc cuộc chiến bằng giải pháp hòa bình.
3.2.3. Tranh thủ khả năng hòa bình tại Hội nghị Gi nev từ 8- đến
21-7-1954
Với Việt Nam, chiến tranh là sự tự vệ, khi không còn sự lựa chọn nào khác.
Hiệp định Giơnevơ đã hiện thực hóa chủ trương hòa bình của Đảng và khát vọng
của nhân dân. Thế nên, Việt Nam tiến hành đàm phán trên cơ sở “nhân nhượng có
nguyên tắc” và chấp nhận ký Hiệp định khi điều bất biến là độc lập dân tộc đã
được thừa nhận. tại Giơnevơ, Việt Nam đã tranh thủ được hòa bình, đã buộc đối
phương phải ký Hiệp định đình chỉ chiến sự trên toàn cõi Việt, Lào, Miên. Tranh
thủ được hòa bình là một thắng lợ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_dang_lanh_dao_tranh_thu_thuc_hien_cac_kha_na.pdf