Chương 2
ĐỐI TưỢNG, PHẠM VI VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TưỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu chung của đề tài luận án là tài nguyên nước mặt
lưu vực sông Srepok. Đối tượng nghiên cứu cụ thể là những XĐMT bao
gồm: mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột liên quan đến việc khai thác, sử dụng
tài nguyên nước mặt LVS Srepok.
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu: LVS Srepok, là lưu vực điển hình ở Tây
Nguyên về mặt khai thác, sử dụng và quản lý TNN, do đó luận án tập trung
vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến khai thác, sử dụng và quản lý
TNN và môi trường nước trên lưu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam.
2.3. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quá trình thực hiện nghiên cứu của luận án sử dụng các cách tiếp cận
và phương pháp nghiên cứu như sau: sơ đồ tiếp cận vấn đề nghiên cứu,
khung logic các bước thực hiện nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứucụ thể.
2.3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu thể hiện mối quan hệ của quá trình khai
thác, sử dụng tài nguyên nước ở lưu vực sông Srepok với các bên liên quan
và XĐMT liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở lưu vực
sông Srepok.
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 877 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đánh giá và dự báo các xung đột môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước khu vực Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến tài
nguyên và môi trường nước, điển hình là các nghiên cứu “Khả năng nguồn
nước, sử dụng nước và khuynh hướng ở LVS Srepok” (Viện Quy hoạch
Thủy lợi, 2013), “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình
vận hành liên hồ chứa cấp nước trong mùa cạn – LVS Srepok” (Nguyễn Thị
Mai, 2012), hay “Nghiên cứu tính toán các đặc trưng thủy văn, thủy vực
làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa LVS Srepok
trong mùa lũ” (Trịnh Văn Tường, 2012); “Quy hoạch sử dụng tổng hợp và
bảo vệ nguồn nước lưu vực Srepok” (Viện Quy hoạch thủy lợi, 2006), hay
“Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2009-2015 và định
hướng đến 2020” (Viện Quy hoạch Thủy lợi, 2012); “Báo cáo giám sát chất
lượng nước sông SrePok trước khi chảy sang đất Campuchia từ năm 2006
đến năm 2010” (Viện Quy hoạch thủy lợi, 2006 - 2010); “Đánh giá tác
động MT dự án bậc thang thủy điện trên LVS Srepok trong quản lý tổng
hợp LVS” (Chu Duy Tuyền, 2004),...
Như vậy có thể thấy tất cả các nghiên cứu nêu trên mới dừng lại ở
đánh giá tiềm năng TNN, quy hoạch và đề xuất các giải pháp khai thác, sử
dụng chứ chưa có nghiên cứu nào về đánh giá XĐMT trong khai thác, sử
dụng TNN trên các LVS. Do đó đề tài luận án về “Đánh giá và dự báo các
XĐMT trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước khu vực Tây Nguyên”
là rất cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tế về khai thác và bảo vệ TNN
của khu vực.
1.4. TỔNG QUAN LƢU VỰC SÔNG SREPOK
1.4.1. Điều kiện tự nhiên: Tập trung vào Vị trí địa lý, hệ thống song trong
LVS Srepok, chế độ nhiệt, độ ẩm, lượng mưa và chế độ mưa.
8
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số: Theo thống kê năm 2011 tổng dân số trên lưu vực là
2.108.214 người với mật độ dân số 116 người/km2, phần lớn là người kinh,
dân tộc bản địa gồm người Ê Đê, Mơ Nông, Gia Rai, Ba Na, Cill, Dân
tộc di cư từ vùng núi phía Bắc gồm Mông, Tày, Nùng, Thái, Dao, [23].
Đặc điểm văn hóa – xã hội:
Trên LVS Srepok có khoảng gần 50 dân tộc cùng chung sống. Trong
đó đông nhất là dân tộc Kinh chiếm tới 72 dân số, 28 còn lại là các dân
tộc ít người, trong đó chủ yếu là người Êđê chiếm khoảng 15,65 dân số
trên lưu vực, còn lại là người Jarai, Banar, Mnông,... và các dân tộc ít người
khác.
1.4.3. Đặc điểm và hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nƣớc mặt
lƣu vực sông Srepok
Tập trung vào các nội dung: Đặc điểm tài nguyên nước mặt LVS
Srepok; Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trên LVS Srepok.
1.4.4. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt lƣu vực sông Srepok
1.4.5. Một số tồn tại trong khai thác và sử dụng tài nguyên nƣớc mặt
LVS Srepok: Những tồn tại cơ bản như: Trong công tác quy hoạch; Công
tác quản lý tài nguyên nước; Việc khai thác, sử dụng nguồn nước quá mức;
Từ đó dẫn đến XĐMT trong khai thác, sử dụng và quản lý TNN LVS Srepok
1.5. Tóm tắt chƣơng 1: Chương 1 đã trình bày tổng quan về các vấn đề:
1. Cơ sở lý luận về xung đột (khái niệm, phân loại, các mức độ
phân loại XĐMT, nguyên nhân XĐMT, các bên liên quan trong XĐMT,
quản lý XĐMT, phương pháp nghiên cứu và giải quyết XĐMT); XĐMT
trong khai thác sử dụng TNN (các dạng XĐMT trong khai thác, sử dụng
TNN như: XĐMT liên quan đến số lượng nước, các XĐMT liên quan đến
chất lượng nước, XĐMT liên quan đến cơ chế, chính sách quản lý, khai
thác TNN); XĐMT trong khai thác, sử dụng TNN trên LVS; cơ sở pháp lý
giải quyết XĐMT.
2. Một số nghiên cứu về XĐMT và XĐMT trong khai thác, sử dụng
TNN trên thế giới và ở Việt Nam, một số nghiên cứu về khai thác, sử dụng
TNN đã triển khai trên địa bàn Tây Nguyên, LVS Srepok, có thể thấy ở khu
vực Tây Nguyên nói chung, LVS Srepok nói riêng cho đến nay đã có nhiều
kết quả nghiên cứu về đánh giá TNN và khai thác sử dụng nước nhưng chưa
có nghiên cứu nào về các XĐMT trong khai thác, sử dụng TNN.
3. Điều kiện tự nhiên, KT - XH của LVS Srepok có vai trò rất quan
trọng trong phát triển KT - XH, an ninh quốc phòng, quan hệ quốc tế và
BVMT của khu vực Tây Nguyên. LVS Srepok có TNN dồi dào nhưng phân
bố không đồng đều theo không gian và thời gian.
9
4. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước LVS Srepok: Trên LVS
Srepok hiện nay đang có nhiều hoạt động liên quan đến phát triển và sử
dụng TNN mặt, từ thủy lợi tưới tiêu phục vụ nông nghiệp và cấp nước, đến
thủy điện, công nghiệp, dịch vụ du lịch, Tuy nhiên hiện nay các hoạt
động khai thác, sử dụng và quản lý TNN mặt trên lưu vực có một số tồn tại,
do đó gây ra một số XĐMT làm giảm hiệu quả khai thác, gây cạn kiệt và
xuống cấp TNN.
5. LVS Srepok có liên quan đến khu vực hạ lưu thuộc Campuchia
nên cần phải nâng cao hiệu quả trong quản lý và khai thác TNN để tránh
XĐMT xuyên biên giới, đặc biệt là phải làm giảm mức độ các xung đột
đang xảy ra trong sử dụng TNN trên lưu vực. Do đó, việc nghiên cứu các
XĐMT trong khai thác, sử dụng TNN trên LVS Srepok là rất cần thiết
nhằm góp phần nhận dạng, giải quyết, quản lý XĐMT, bảo vệ và phát triển
bền vững TNN trên LVS Srepok.
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu chung của đề tài luận án là tài nguyên nước mặt
lưu vực sông Srepok. Đối tượng nghiên cứu cụ thể là những XĐMT bao
gồm: mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột liên quan đến việc khai thác, sử dụng
tài nguyên nước mặt LVS Srepok.
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu: LVS Srepok, là lưu vực điển hình ở Tây
Nguyên về mặt khai thác, sử dụng và quản lý TNN, do đó luận án tập trung
vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến khai thác, sử dụng và quản lý
TNN và môi trường nước trên lưu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quá trình thực hiện nghiên cứu của luận án sử dụng các cách tiếp cận
và phương pháp nghiên cứu như sau: sơ đồ tiếp cận vấn đề nghiên cứu,
khung logic các bước thực hiện nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu
cụ thể.
2.3.1. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu
Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu thể hiện mối quan hệ của quá trình khai
thác, sử dụng tài nguyên nước ở lưu vực sông Srepok với các bên liên quan
và XĐMT liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở lưu vực
sông Srepok.
2.3.2. Các bƣớc tiến hành nghiên cứu
(1). Xác định vấn đề nghiên cứu
10
(2). Nhận diện và xác định các loại XĐMT
(3). Lựa chọn XĐMT điển hình
(4). Phân tích XĐMT
(5). Phân tích nguyên nhân XĐMT và dự báo một số XĐMT trong
tương lai
(6). Đề xuất một số giải pháp
2.3.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
2.3.3.1. Xác định vấn đề nghiên cứu
- Cơ sở khoa học
- Cơ sở thực tiễn
2.3.3.2. Nhận diện và xác định các loại XĐMT: Đối với quá trình nhận
diện các loại hình mâu thuẫn/xung đột liên quan đến sử dụng TNN mặt cần
tiến hành theo các phương pháp sau:
- Xác định các bên liên quan đến xung đột, bước đầu tiên có thể
tham vấn các bên liên quan cùng khai thác, sử dụng nước ở LVS Srepok
- Căn cứ vào các nguồn tài liệu sẵn có: tài liệu, báo cáo, nguồn
thông tin từ các cơ quan MT, cơ quan có liên quan đến quản lý tài nguyên
nước. Đối với nghiên cứu này đã thu thập tài liệu ở các cơ quan như:
Trường ĐH Thủy Lợi, Viện Khoa học Thủy Lợi, Viện quy hoạch Thủy Lợi,
Phân viện quy hoạch Thủy Lợi tại Tây Nguyên, Sở Tài nguyên và môi
trường Đắk Lắk, phòng tài nguyên – môi trường các huyện Krông Ana,
Krong No và Buôn Đôn, Bên cạnh đó là các nguồn tài liệu thống kê và
các báo cáo KT - XH.
- Tham vấn các chuyên gia: Bao gồm các chuyên gia về MT,
chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, quy hoạch TNN. Thu thập ý kiến của các
chuyên gia địa phương của 4 tỉnh trên LVS Srepok.
- Trong giai đoạn này một số công cụ điều tra xã hội học được áp
dụng để thống kê và nhận diện các loại xung đột như các kỹ thuật quan sát,
phỏng vấn.
2.3.3.3. Lựa chọn XĐMT điển hình
a. Ma trận xung đột
b. Cơ sở đánh giá để phân loại xung đột, lựa chọn các xung đột điển hình:
Việc phân loại để xác định XĐMT điển hình trong khai thác, sử dụng TNN
mặt ở LVS Srepok căn cứ vào những phương pháp sau:
- Nghiên cứu, phân loại xung đột theo đặc điểm của các xung đột
để xây dựng bảng hỏi
- Tham vấn chuyên gia
- Sử dụng phiếu hỏi về XĐMT (Phiếu hỏi được nêu trong phụ
lục)
c. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
11
d. Một số vấn đề khác nghiên cứu này đã tập trung làm rõ khi phân tích các
loại xung đột điển hình như sau:
- Xung đột trong khai thác, sử dụng TNN mặt LVS Srepok trong
mối quan hệ với phát triển kinh tế và BVMT.
- Việc sử dụng không hợp lý TNN mặt LVS Srepok và những ảnh
hưởng đến việc bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Vấn đề liên vùng, liên ngành, liên quốc gia
- Cơ chế chính sách
2.3.3.4. Phân tích XĐMT trong khai thác, sử dụng TNN mặt LVS sông
Srepok
Quá trình phân tích các đặc điểm của XĐMT trong khai thác, sử
dụng TNN mặt LVS Srepok đã sử dụng các công cụ phân tích sau:
(1). Thu thập thông tin, số liệu phục vụ phân tích xung đột (a. Thu thập số
liệu sẵn có; b. Khảo sát để thu thập thêm số liệu để phục vụ phân tích sâu;
c. Tham vấn chuyên gia; d. Tham vấn key-informant (những người trực tiếp
và có trình độ để trả lời câu hỏi – thường là cán bộ địa phương); e. RRA
(Rapid Rural Appraisal) – Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn; f. PRA
(Participatory Rural Appraisal) Phương pháp đánh giá nông thôn có sự
tham gia của người dân
(2). Phương pháp phân tích các bên liên quan
(3). Sử dụng mô hình DPSIR để phân tích các XĐMT liên quan đến khai
thác, sử dụng TNN mặt LVS Srepok: Các yếu tố trong mô hình như sau:
Các khía cạnh liên quan đến động lực (D- Driving force); Các khía cạnh
liên quan đến áp lực (P- Pressure); Các khía cạnh liên quan đến hiện trạng
(S- State); Các khía cạnh liên quan đến tác động (I – Impact); Các hoạt
động chính của đáp ứng (R – Respond)
2.4. Tóm tắt chƣơng 2.
Chương II của luận án tập trung vào phân tích và làm rõ các
phương pháp áp được áp dụng đối với toàn bộ luận án. Khung logic của
toàn bộ các phương pháp áp dụng trong luận án được xây dựng trên cách
tiếp cận hệ thống bao gồm các bước cơ bản như:
(1). Xác định vấn đề nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết
và thực tiễn trong và ngoài nước và vùng nghiên cứu để đi đến quyết định
vấn đề nghiên cứu và hình thành kế hoạch nghiên cứu;
(2). Nhận diện các loại XĐMT liên quan đến khai thác, sử dụng
TNN mặt ở LVS Srepok;
(3). Lựa chọn XĐMT điển hình để nghiên cứu, phân tích: Đối với
nội dung này ma trận xung đột được sử dụng kết hợp với việc xử lý, tổng
12
hợp kết quả các phiếu điều tra và tham vấn chuyên gia để phân loại và lựa
chọn các XĐMT điển hình, mang tích chất cấp thiết cần giải quyết;
(4). Phân tích các XĐMT liên quan đến khai thác và sử dụng nước
ở LVS Srepok: Việc phân tích được thực hiện trên cơ sở các phương pháp
như: Các phương pháp điều tra xã hội học để thu thập số liệu, phương pháp
phân tích các bên liên quan và mô hình phân tích DPSIR;
(5). Phân tích các nguyên nhân gây XĐMT và dự báo một số loại
XĐMT điển hình trong tương lai: Căn cứ vào các kết quả điều tra, khảo sát
và các công cụ phân tích để tìm ra các nguyên nhân và dự báo một số loại
XĐMT điển hình trong tương lai trên cơ sở: hiện trạng, điều tra khảo sát,
nghiên cứu các định hương phát trển KT-XH và các định hướng của các
ngành liên quan đến khai thác, sử dụng TNN mặt LVS Srepok;
(6). Hình thành các giải pháp: Các giải pháp được để xuất từ việc
phân tích các nguyên nhân và dự báo một số loại XĐMT điển hình và tập
trung theo các nhóm cơ bản như: Giải pháp về kinh tế; Giải pháp về cơ chế,
chính sách và quản lý; Giải pháp về xã hội: thỏa hiệp, dung hòa lợi ích, phối
hợp cùng khai thác; Giải pháp về nhận thức, tuyên truyền, phổ biến,...
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. NHẬN DIỆN CÁC LOẠI XUNG ĐỘT
3.1.1. Nhận diện XĐMT trong khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên
nƣớc mặt lƣu vực sông Srepok: XĐMT trong khai thác, sử dụng và quản
lý tài nguyên nước mặt LVS Srepok có thể được phân loại thành:
- Các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước mặt
lưu vực sông Srepok
- Các tranh chấp, XĐMT trong khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên
nước mặt lưu vực sông Srepok.
3.1.1.1. Các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên
nước mặt lưu vực sông Srepok
a. Mâu thuẫn giữa các ngành liên quan
Hiện nay, trên LVS Srêpok có khoảng 10 nhóm ngành liên quan
đến khai thác sử dụng và quản lý TNN mặt, bao gồm: nông nghiệp, công
nghiệp, du lịch, thủy điện, thủy lợi (tưới, phòng chống lũ lụt, hạn hán), thủy
sản (đánh bắt/ nuôi cá lồng), khai thác các dạng tài nguyên trên LVS (cát
sỏi, rừng, vàng,...), cấp nước sinh hoạt, quản lý bảo vệ hệ sinh thái và môi
trường LVS (QL MT/chất lượng nước, QL bảo vệ rừng và đa dạng sinh
học, kiểm soát lũ lụt, hạn hán), giao thông (đường thủy/đường bộ). Thực tế
13
trên LVS Srepok có 2 ngành sử dụng nước nhiều nhất là thủy điện và nông
nghiệp.
Như vậy các nhóm ngành có tiềm năng lớn gây mâu thuẫn với
nhiều nhóm ngành khác là: thủy điện, công nghiệp, khai thác tài nguyên,
nông nghiệp, thủy sản. Các nhóm ngành có ít tiềm năng gây mâu thuẫn với
các nhóm ngành khác gồm: cấp nước sinh hoạt; quản lý, bảo vệ HST và MT
LVS; du lịch; thủy lợi; giao thông.
Phân tích mâu thuẫn giữa các ngành liên quan
(i). Mâu thuẫn trong việc khai thác tài nguyên:
(ii). Mâu thuẫn liên quan đến phát triển công nghiệp
+ Mâu thuẫn giữa công nghiệp và nuôi trồng thủy sản
+ Mâu thuẫn giữa công nghiệp và nông nghiệp
(iii). Mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước giữa thủy lợi và
nông nghiệp (khai thác nguồn nước quá mức cho phép
(iv). Mâu thuẫn trong phát triển nông nghiệp
(v). Mâu thuẫn trong quản lý
+ Mâu thuẫn trong quản lý phát triển thủy điện:
+ Mâu thuẫn trong quản lý nguồn nước thải:
Lựa chọn các mâu thuẫn điển hình: mâu thuẫn giữa các nhóm
ngành có mục tiêu sử dụng nước khác nhau hầu hết được đánh giá tỷ lệ cao ở
mức độ ít nghiêm trọng và không nghiêm trọng. Một số ít mâu thuẫn được
đánh giá ở mức độ nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, trong đó mâu thuẫn
giữa thủy điện và các ngành khác có tỷ lệ đánh giá cao nhất ở mức độ
nghiệm trọng và rất nghiêm trọng. Do vậy, luận án đã lựa chọn mâu thuẫn
giữa thủy điện và các ngành khác là mâu thuẫn điển hình để phân tích sâu.
Phân tích mâu thuẫn điển hình
-Tác động tích cực của phát triển thủy điện:
+ Đóng góp vào quá trình phát triển KT - XH: Cung cấp điện, đóng
góp vào quá trình nâng cao năng suất lao động, hiện đại hóa nền sản xuất
+ Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân
+ Ngoài việc phát điện, các hồ chứa thủy điện trên LVS Srepok còn
có tác dụng điều hòa dòng chảy, giảm đỉnh lũ, tăng cường dòng chảy mùa
cạn, bổ cập thêm lượng nước ngầm,
- Tác động tiêu cực của phát triển thủy điện: (1)- Dòng sông bị
chia cắt thành nhiều đoạn, chế độ thủy văn bị thay đổi rõ rệt; (2)- Tạo ra
khúc sông chết ở đoạn hạ lưu đập; (3)- Ảnh hưởng đến các hoạt động ở hạ
lưu; (4)- Việc xây dựng các hồ chứa thủy điện đã làm tăng tổn thất; (5)- Hồ
chứa thủy điện đã xâm phạm đến diện tích đất rừng của các Vườn Quốc Gia
và khu bảo tồn thiên nhiên; (6)- Giảm lượng nước ngầm cung cấp cho sông
14
về mùa cạn do việc phá rừng xây dựng hồ chứa; (7)- Gây xói lở bờ sông;
(9)- Thay đổi xấu chất lượng nước
Một số mâu thuẫn giữa phát triển thủy điện và các nhóm sử dụng
nước khác: (1) Mâu thuẫn giữa thủy điện và thủy điện; (2) Mâu thuẫn
trong sử dụng nước giữa thuỷ điện và thuỷ lợi; (3). Mâu thuẫn giữa thủy
điện và du lịch; (4). Mâu thuẫn giữa Thủy điện và nuôi trồng, đánh bắt thủy
sản; (5) Mâu thuẫn giữa thủy điện và nông nghiệp; (6). Mâu thuẫn giữa
thủy điện với bảo vệ và phát triển rừng; (7). Mâu thuẫn giữa thủy điện và
giao thông.
b. Mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước giữa thượng và hạ lưu LVS
Srepok (trên lãnh thổ Việt Nam)
Việc khai thác, sử dụng TNN mặt giữa thượng lưu và hạ lưu trên
LVS thiếu sự phối hợp chặt chẽ, chưa xuất phát từ lợi ích và hiệu quả xã
hội của toàn lưu vực mà chỉ xuất phát từ lợi ích của cá nhân, của từng
ngành, từng địa phương. Trong khi ở khu vực hạ lưu với những cây trồng
có giá trị kinh tế cao, hiệu quả lớn, đang bị đe dọa bởi hạn hán, thiếu nước,
cây trồng có nguy cơ bị chết thì những vùng ở thượng lưu người dân vẫn
khai thác và sử dụng nước lãng phí, không tiết kiệm.
3.1.1.2. Các tranh chấp, XĐMT trong khai thác, sử dụng và quản lý tài
nguyên nước mặt lưu vực sông Srepok.
a. XĐMT giữa người dân ở một số địa phương và nhà máy thủy điện
(1) XĐMT giữa người dân xã Quảng Phú và nhà máy thủy điện Buôn
Tua Srah
(2)- XĐMT giữa người dân, doanh nghiệp, VQG Yok Đôn (huyện Buôn
Đôn) và thủy điện Srepok 4A
XĐMT giữa người dân huyện Buôn Đôn và thủy điện Srepok 4A do
một số hậu quả do thủy điện Srepok 4A gây ra
- Do xây cầu dân sinh Nà Ven không đảm bảo an toà
- Do vỡ kênh dẫn dòng
- Do tác động đến sinh kế và nguồn lợi thủy sản:
XĐMT giữa Vườn Quốc Gia Yok Đôn và thủy điện Srepok 4A
XĐMT giữa các công ty dịch vụ - du lịch và thủy điện Srepok 4A
XĐMT giữa Vườn Quốc Gia Yok Đôn, các công ty dịch vụ - du
lịch với thủy điện Srepok 4A mới biểu hiện ở mức độ mâu thuẫn,
tranh chấp chưa tới mức độ xung đột.
b. Vụ tranh chấp do Công ty TNHH MTV Thành Vũ Đak Lak.
15
3.1.2. Đặc trƣng của XĐMT ở lƣu vực sông Srepok: Đặc điểm của
XĐMT trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt LVS Srepok gắn liền
với đặc điểm về con người, văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, đặc
điểm về tài nguyên trên LVS Srepok,
3.1.2.1. Đặc điểm xã hội của LVS Srepok
a. Sự đa dạng về văn hóa, sắc tộc
LVS sông Srepok là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, nơi cư trú của
gần 50 dân tộc sinh sống, với rất nhiều đặc trưng, sắc thái của nhiều tộc
người, nhiều địa phương trong cả nước hội tụ. Trong đó đông nhất là dân
tộc Kinh chiếm tới 72 dân số, 28 còn lại là các dân tộc ít người, trong
đó chủ yếu là người Êđê chiếm khoảng 15,65 dân số trên lưu vực, còn lại
là người Jarai, Banar, Mnông,... và các dân tộc ít người khác,... Cộng đồng
các dân cư trên địa bàn lưu vực chia làm 4 nhóm:
Chính vì sự đa dạng về văn hóa, sắc tộc nên có sự khác biệt nhau về
quan điểm, nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử trong khai thác, sử dụng
tài nguyên nói chung và tài nguyên nước nói riêng. Với sự khác nhau như
vậy nên tất yếu này sinh những bất đồng quan điểm và có thể dẫn đến
XĐMT trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
b. Sự phụ thuộc và cuộc sống gắn chặt với tài nguyên thiên nhiên
Các loại tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với đời
sống và văn hóa của nhiều cộng đồng (điển hình như những khu rừng
thiêng, nguồn nước thiêng... mà họ có ý thức bảo vệ rất nghiêm ngặt).
Những yếu tố này sẽ dẫn đến mâu thuẫn và XĐMT trong khai thác sử dụng
tài nguyên thiên nhiên nói chung và đặc biệt là tài nguyên nước trong đó
lưu vực sông Srepok là nguồn nước được nhiều cộng đồng cùng khai thác,
sử dụng.
c. Trình độ văn hóa hạn chế và phương thức canh tác lạc hậu
Trình độ nhận thức hạn chế cộng với những khó khăn trong cuộc
sống và sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên nên khi cùng khai thác
một loại tài nguyên thiên nhiên nào đó mà có sự ảnh hưởng về lợi ích khai
thác, sử dụng thì người dân của các cộng đồng sẽ có sự mâu thuẫn với
nhau, trong đó tài nguyên nước là điển hình với đặc điểm nhiều cộng đồng
đều phụ thuộc vào nguồn tài nguyên này và có quyền lợi liên quan trực
tiếp đến tài nguyên nước, đặc biệt là khi ngày càng gia tăng số lượng người
Kinh.
d. Dễ chịu tác động của văn hóa bên ngoài cũng như tôn giáo
Với việc nhạy cảm về văn hóa, tôn giáo và sự chống phá của các
thế lực thù địch nên rất dễ dẫn đến việc này sinh các mâu thuẫn, XĐMT
liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nói chung và
tài nguyên nước nói riêng. Vì vậy, việc phòng ngừa, ngăn chặn những mâu
16
thuẫn, XĐMT giữa các cộng đồng và giữa người dân với các cơ quan quản
lý là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm và giải quyết để tránh
những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra (điển hình như vụ xây dựng nhà
nước Đề Ga).
e. Đặc điểm về quản lý của các cộng đồng địa phương
Một là, ở LVS Srepok, đất đai thuộc sở hữu của cộng đồng buôn
làng, quản lý bằng luật tục.
Hai là, nền kinh tế trên LVS Srepok đang diễn ra quá trình cơ cấu
lại với sự chuyển biến từ sở hữu ruộng đất cộng đồng buôn làng sang đa
hình thức sở hữu đan xen nhau,
Ba là, buôn làng là đơn vị duy nhất, có tính độc lập tương đối.
Tuy vậy, không phải lúc nào cũng đạt được sự thống nhất trong
quản lý nói chung và quản lý trong khai thác sử dụng tài nguyên nước nói
riêng. Việc đi đến thống nhất và thuyết phục đội ngũ quản lý của các già
làng, trưởng bản đôi khi còn gặp khó khăn do có sự không thống nhất về
quan điểm, lợi ích trong khac thác, sử dụng tài nguyên. Vì thế việc tiềm ẩn
những mâu thuẫn và XĐMT là tất yếu xảy ra liên quan đền việc quản lý,
khai thác, sử dụng TNN ở Tây Nguyên và lưu vực sông Srepok.
3.1.2.2. Đặc điểm XĐMT trong khai, sử dụng tài nguyên nƣớc mặt LVS
Srepok
(1) LVS Srepok có thể có XĐMT giữa cộng đồng người Kinh,
người dân tộc di cư và người bản địa
(2). Sự di cư gây sức ép lớn cho nguồn tài nguyên, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tài nguyên rừng và nguồn nước tại Tây Nguyên.
(3). Một bộ phận người dân tộc tại chỗ bản tính hiền lành và luôn
tránh mâu thuẫn và sẵn sang di cư, thậm chí họ có thể sang Campuchia để
sinh sống, điều này ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng.
(4). XĐMT chịu ảnh hưởng lớn của các vấn đề văn hóa, đa sắc tộc
và tôn giáo.
(5). Là mái nhà của Đông Dương, mọi tác động và chuyển động
trên vùng đất này đều ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn.
(6). XĐMT trong khai thác, sử dụng tài nguyên tài nguyên nước lưu
vực sông Srepok là tất yếu xảy ra vì nó gắn với nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội và đời sống người dân của các cộng đồng ở Tây Nguyên.
(7). Trên LVS Srepok hiện nay có rất nhiều hoạt động liên quan
đến nước mặt LVS Srepok, đặc biệt là thủy điện và nông nghiệp.
(8). Hiện nay, XĐMT trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên
LVS Srepok chủ yếu là ở dạng mâu thuẫn, thậm chí là mâu thuẫn xuyên
biên giới. Bên cạnh đó, có một số XĐMT có sự leo thang từ mâu thuẫn lên
tranh chấp, xung đột. Vì LVS Srepok có tầm quan trọng trong phát triển
17
KT- XH và đảm bảo an ninh quốc phòng nên việc quản lý và giải quyết
XĐMT là rất quan trọng.
3.2. TÁC ĐỘNG CỦA XĐMT TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ MÔI TRƢỜNG LƢU VỰC SÔNG SREPOK
Qua nghiên cứu cho thấy những tác động của XĐMT như sau:
- Ảnh hưởng XĐMT đến năng suất lao động.
- XĐMT ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như: môi trường
nước bị ảnh hưởng, thu nhập giảm suất.
- XĐMT ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cộng đồng dân cư,
lĩnh vực kinh tế, gây căng thẳng và làm xấu đi mối quan hệ tốt đẹp giữa các
cộng đồng dân cư.
- XĐMT gây khó khăn cho quản lý, làm giảm hiệu quả cho quá
trình quản lý, gây khó khăn cho công tác quản lý tài nguyên, môi trường.
- XĐMT ảnh hưởng an ninh quốc gia: Tây Nguyên là địa bàn nhạy
cảm về trật tự an toàn xã hội và là vùng giáp với các nước láng giềng nên
XĐMT gây mâu thuẫn giữa các chủ thể, cộng đồng, con người sẽ ảnh
hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
3.3. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN XUNG ĐỘT VÀ DỰ BÁO MỘT
SỐ XUNG ĐỘT TRONG TƢƠNG LAI
3.3.1. Phân tích các nguyên nhân XĐMT
Nghiên cứu này đã sử dụng mô hình DPSIR để phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến XĐMT liên quan đến khai thác, sử dụng TNN mặt LVS
Srepok. Các yếu tố trong phần “Động lực” và “Áp lực” được phân tích để
làm sáng tỏ những nguyên nhân gây ra XĐMT.
3.3.1.1. Các yếu tố động lực là nguyên nhân gây ra XĐMT trên LVS
Srepok
a. Phân bố tài nguyên nước không đồng đều
b. Phát triển KT – XH:
- Gia tăng dân số;
- Suy giảm độ che phủ rừng và phát triển nông nghiệp;
- Phát triển thủy điện;
- Phát triển công nghiệp;
- Phát triển năng lượng...
b. Tác động của biến đổi khí hậu:
- Gia tăng nền nhiệt
- Thay đổi lượng mưa và cường độ mưa
c. Phương thức quản lý TNN
- Công tác quy hoạch:
- Công tác quản lý TNN
18
d. Những đặc điểm văn hóa truyền thống ảnh hưởng đến việc hình thành
XĐMT liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước LVS Srepok:
e. Sự khác biệt cơ bản giữa các khu vực mang tính xuyên biên giới
3.3.1.2. Những yếu tố áp lực là nguyên nhân của XĐMT
a. Áp lực đến hoạt động khai thác và sử dụng nguồn nước (số lượng nước):
Nhu cầu cấp nước tại lưu vực Srepok ngày càng tăng đối với hầu hết các
ngành đặc biệt là cấp nước sinh hoạt, nước cho sản xuất nông nghiệp, nước
cho các KCN, thuỷ sản, du lịch và MT,...
- Áp lực từ sản xuất nông nghiệp
- Áp lực do Nhu cầu cấp nước sinh hoạt
- Áp lực từ nhu cầu nước cho phát triển thuỷ điện
- Áp lực do nhu cầu cấp nước cho các KCN
b. Áp lực đến chất lượng nước:
- Áp lực của phát triển nông nghiệp đến MT
- Áp lực của phát triển công nghiệp đến chất lượng nước
c. Áp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_danh_gia_va_du_bao_cac_xung_dot_moi_truong_trong_khai_thac_su_dung_tai_nguyen_nuoc_khu_vuc_tay_ng.pdf