Tóm tắt Luận án Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ỏ Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc)

Những thành tựu cơ bản trong đạo đức nghề nghiệp của

giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay

3.1.1.1. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non

trong quan hệ với trẻ mầm non

Qua khảo sát phần lớn GVMN đã có sự nhìn nhận đúng về nghề sư

phạm, nghề GVMN, coi đây là tình cảm thiêng liêng, không chỉ dừng lại ở

nhận thức mà phải được hiện thực hóa bằng hành động, cử chỉ, ánh mắt

trìu mến dành cho trẻ mầm non.

Giáo viên mầm non là những người có phong cách lối sống lành

mạnh, gương mẫu trong ăn mặc, nói năng đi đứng cư xử với trẻ, có ý thức

về trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục và chăm sóc trẻ.14

Giáo viên mầm non đã chủ động xây dựng cách thức phòng chống các

dịch bệnh theo mùa như bệnh tay chân miệng, quai bị, thủy đậu, sốt xuất

huyết, vệ sinh lớp học sạch sẽ; tích cực phòng chống các tai nạn thương

tích thường gặp.

3.1.1.2. Chuẩn mực đạo đức của giáo viên mầm non biểu hiện trong

quan hệ với đồng nghiệp

Đội ngũ GVMN tại các trường mầm non trên cả nước đã hợp tác chặt

chẽ với đồng nghiệp trên tất cả các mặt công tác. Luôn tôn trọng và đảm

bảo uy tín của đồng nghiệp; hòa nhã, bình đẳng, không phân biệt đối xử về

chức vụ, trình độ chuyên môn. Các cô luôn ân cần giúp đỡ, trao đổi kinh

nghiệm chuyên môn, hiểu biết về cuộc sống giúp đỡ đồng nghiệp hoàn

thành tốt công việc được giao.

3.1.1.3. Chuẩn mực đạo đức của giáo viên mầm non biểu hiện trong

quan hệ với phụ huynh, cộng đồng và xã hội

GVMN tại các trường đã chủ động phối hợp, cộng tác với phụ huynh

học sinh về công tác giáo dục trẻ, kết hợp các lực lượng gia đình - nhà

trường - xã hội cùng tham gia giáo dục hình thành nhân cách trẻ. Chủ động

tham gia xây dựng các phong trào "xã hội học tập" trong cộng đồng. Ý

thức, trách nhiệm của người GVMN được nâng cao, đi đầu trong các

phong trào xã hội.

3.1.1.4. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non

biểu hiện trong quan hệ với bản thân mình

Đa số GVMN có lối sống trong sạch, không tư lợi cá nhân, có lòng tự

trọng, có trách nhiệm với bản thân, ngay thẳng trung thực trong công việc,

biết giữ gìn phẩm chất nhân cách nhà giáo. Nhiều cô giáo mầm non đã

vượt lên chính bản thân mình, nỗ lực quyết tâm học tập, phấn đấu để có

kiến thức sâu rộng.

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 1974 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ỏ Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn Thuấn "V.I.Lênin bàn về đạo đức cách mạng" của Trần Ngọc Linh 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên và giáo viên mầm non Nghiên cứu về đạo đức của người giáo viên nói chung có một số công trình nghiên cứu. Đề tài khoa học cấp nhà nước "Xác định hệ thống các chỉ báo về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thanh Bình. Cuốn sách: "Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn" của tác giả Trần Bá Hoành. Các bài viết Ngô Văn Hà với "Quan điểm Hồ Chí Minh về đạo đức của người thày giáo"; Hà Thị Thùy 5 Dương với bài "Từ lời dạy của Bác đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người giảng viên". Bài viết "Vai trò của đoàn kết, mô phạm và gương mẫu trong nhân cách người giáo viên" của tác giả Bùi Văn Mạnh, Bùi Mạnh Phong. Trên quan điểm của các nhà quản lí, những yêu cầu về phẩm chất đạo đức cơ bản của người giáo viên được khẳng định các văn bản pháp quy như: trong Luật Giáo dục (2005, sửa đổi 2018). Quyết định số 16/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 quy định về Đạo đức nhà giáo với 3 yêu cầu cơ bản. Khi đề cập tới đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non có các công trình nghiên cứu. Ở nước ngoài tác giả V.A Xukhomlinxki trình bày trong cuốn sách "Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ". Ở trong nước, có các công trình nghiên cứu như: "Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em" của tác giả Ngô Công Hoàn, Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn sách "Giáo dục mầm non, những vấn đề lí luận và thực tiễn", Hồ Lam Hồng: "Nghề giáo viên mầm non". Các bài báo: tác giả Phan Thị Hoa với bài viết: "Văn hóa giao tiếp ứng xử của người giáo viên trong trường mầm non"; bài viết "Bàn về nhân cách người giáo viên mầm non đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non" của tác giả Trần Thị Thanh. Các tác giả đều coi vấn đề đạo đức nghề nghiệp là một trong yếu tố nền tảng hình thành nhân cách bền vững của người GVMN. Đối với người GVMN, Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 1 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Trong đó tại Điều 5 chương II quy định cụ thể về chuẩn nghề nghiệp GVMN ở các mặt tư tưởng chính trị, các qui định của ngành, nhà trường, lối sống... 6 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN VÀ GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Đề tài cấp nhà nước: "Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới" của tác giả Phạm Minh Hạc. Thái Duy Tuyên với đề tài: "Nghiên cứu con người Việt Nam trong kinh tế thị trường: Các quan điểm và phương pháp tiếp cận"; "Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới" của tác giả Phạm Minh Hạc. Tác giả Lê Thị Tuyết Ba với công trình "Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay"; cuốn "Mấy vấn đề về đạo đức học mácxit và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thế Kiệt. Các công trình nghiên cứu này đều đi sâu phân tích tác động của nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa đến con người Việt Nam hiện nay, hình thành các chuẩn mực giá trị mới, đạo đức mới. Bàn về đạo đức người GVMN có bài: "Ảnh hưởng của văn hóa đến việc đào tạo giáo viên mầm non" của tác giả Hoàng Thị Phương, “Mức độ stress của giáo viên mầm non" của nhóm tác giả Trịnh Viết Then và Nguyễn Thị Minh, chỉ ra những ảnh hưởng tác động tới ĐĐNN của GVMN như: mặt trái của nền KTTT, khác biệt nền văn hóa, áp lực công việc gây trạng thái căng thẳng, dễ vi phạm đạo đức nghề giáo. 1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Đề tài KX. 04-06 do tác giả Phạm Tất Dong chủ nhiệm (được viết thành sách "Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng"), "Giáo dục nhân cách đào tạo nhân lực" của Phạm Minh Hạc, cuốn “Những vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giáo dục mầm non” của tác giả Đặng Bá Lâm. 7 Cuốn sách "Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp" của tác giả Nguyễn Duy Quý, cuốn sách: “Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của tác giả Trịnh Duy Hưng. Khi đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao đạo đức người giáo viên các tác giả Nguyễn Thị Thu Hà với bài viết "Những giải pháp chủ yếu để nâng cao đạo đức nhà giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh"; bài viết "Xây dựng đội ngũ nhà giáo vì sự phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay" của Lê Thị Thu Huyền; tác giả Nguyễn Văn Tỵ với bài "Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo trong tình hình hiện nay". Đề cập các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao ĐĐNN cho GVMN có Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng chính phủ về “Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025”. 1.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 1.4.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu Từ tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên, có thể thấy, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã có những đóng góp khoa học, có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn khi nghiên cứu vấn đề đạo đức và đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay. Những đóng góp đó thể hiện trên một số phương diện cơ bản sau: Một là, các công trình nêu trên, từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau đã một phần nào đó đã đưa ra lý luận căn bản về đạo đức. Hai là, các công trình và đề tài nêu trên đã từng bước làm sáng tỏ khái niệm đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non; đồng thời chỉ ra những nhân tố tác động tới đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non. Ba là, ở một mức độ nhất định các công trình đã đề cập tới thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non, các nguyên nhân cơ bản, bước đầu gợi ý một số giải pháp nhằm khắc phục thực trạng trên. 8 1.4.2. Những vấn đề đặt ra đối với luận án Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và bổ sung các kết quả nghiên cứu nêu trên, luận án sẽ tiếp tục giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Một là, trên cơ sở khái niệm đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, tác giả đưa ra khái niệm đạo đức nghề nghiệp của GVMN; chỉ rõ tính đặc thù và tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non. Từng bước đi sâu phân tích nội dung các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ này trong bốn mối quan hệ cơ bản: với trẻ mầm non; với đồng nghiệp; với phụ huynh học sinh, cộng đồng và xã hội; với bản thân mình. Hai là, phân tích thực trạng việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những nguyên nhân cơ bản, đặt ra các vấn đề cần giải quyết từ thực trạng trên. Ba là, đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non trong thời gian tới. Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM 2.1. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MẦM NON 2.1.1. Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống dân tộc và sức mạnh của dư luận xã hội. 9 Đạo đức nghề nghiệp là hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức của một nghề nghiệp cụ thể mà các thành viên của ngành nghề đó tự đánh giá, điều chỉnh nhận thức và hành vi của bản thân mình cho phù hợp với nhu cầu, lợi ích, mục đích và sự tiến bộ xã hội. 2.1.2. Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non GVMN là người làm việc tại một trong các loại cơ sở giáo dục mầm non, đảm nhận công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi. Đặc điểm về ĐĐNN của GVMN bao gồm các nội dung sau: Thứ nhất, GVMN phải quý trẻ, yêu nghề. Đây là tố chất cơ bản nhất trong đạo đức nghề của người GVMN. Thứ hai, kiên nhẫn biết tự kiềm chế. Thứ ba, có tinh thần trách nhiệm cao. Thứ tư, có kĩ năng ứng xử sư phạm khéo léo. Đạo đức nghề nghiệp của GVMN là một hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức mà GVMN cần có khi hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ mầm non, qui định, điều chỉnh nhận thức, hành vi ứng xử, thái độ của GVMN nhằm hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ mầm non. 2.1.3. Tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non Thứ nhất, đạo đức nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát triển, hoàn thiện nhân cách người giáo viên mầm non. Thứ hai, đạo đức nghề nghiệp là mục tiêu, động lực để giáo viên mầm non vượt qua khó khăn, quyết tâm thực hiện chiến lược "trồng người" trong giáo dục. Thứ ba, đạo đức nghề nghiệp có tác dụng giáo dục, nêu gương, xây dựng các giá trị đạo đức mới cho người giáo viên mầm non. 10 2.2. NỘI DUNG NHỮNG CHUẨN MỰC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM 2.2.1. Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non trong quan hệ với trẻ mầm non Thứ nhất, GVMN phải như "người mẹ hiền" hết lòng chăm sóc, thương yêu trẻ, tôn trọng đối xử công bằng với trẻ, đồng thời luôn thiết tha với nghề dạy học. Thứ hai, GVMN phải là "nhà sư phạm mẫu mực", tấm gương sáng cho học sinh noi theo.. Thứ ba, giáo viên mầm non phải là "người bác sĩ" tận tâm vì cuộc sống và sự tiến bộ của trẻ mầm non. Thứ tư, giáo viên mầm non phải là "người nghệ sĩ" tài hoa trong giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non. GVMN như một người nghệ sĩ đa tài. Thứ năm, giáo viên mầm non phải là "người cấp dưỡng" cần cù, tận tụy, chăm sóc trẻ mầm non. Có kiến thức về dinh dưỡng, có kỹ năng trong chế biến các món ăn, có hiểu biết về đặc điểm thể chất, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. 2.2.2. Các chuẩn mực đạo đức của giáo viên mầm non trong quan hệ với đồng nghiệp Trong quan hệ với đồng nghiệp, giáo viên mầm non phải luôn chân thành, giúp đỡ lẫn nhau, bình đẳng, trung thực, ý thức tập thể đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung. 2.2.3. Các chuẩn mực đạo đức của giáo viên mầm non trong quan hệ với phụ huynh học sinh, cộng đồng và xã hội Thứ nhất, với phụ huynh học sinh, GVMN cần chân thành lắng nghe những nguyện vọng của phụ huynh, tư vấn kiến thức chăm sóc và giáo dục trẻ khoa học tại gia đình. 11 Thứ hai, với xã hội, cộng đồng, tích cực tham gia vào hoạt động chung nơi dân cư, hướng dẫn cộng đồng giữ gìn vệ sinh môi trường; nhiệt tình trong giao tiếp, thân thiện và gần gũi trong quan hệ để tạo dựng lòng tin cho mọi người. 2.2.4. Các chuẩn mực đạo đức của giáo viên mầm non trong quan hệ với bản thân mình Xuất phát từ đặc thù nghề nghiệp yêu cầu người GVMN phải có đức tính tự giác, ngay thẳng, trung thực, khiêm tốn, dũng cảm. 2.3. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN MẦM NON 2.3.1. Đường lối, quan điểm đúng đắn của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non Đường lối đúng đắn của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước có tác dụng định hướng cho công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp, là động lực mạnh mẽ thôi thúc GVMN hăng hái tự giác rèn luyện để trở thành người GVMN mẫu mực. 2.3.2. Hoạt động của nhà trường sư phạm, trường mầm non Thứ nhất, trường sư phạm với vai trò đào tạo theo hướng tăng cường năng lực thực tiễn cho sản phẩm của nhà trường. Trường sư phạm có trách nhiệm đào tạo ban đầu và đào tạo lại đội ngũ GVMN, do đó chất lượng GVMN thể hiện chất lượng của chính hệ thống sư phạm này. Thứ hai, trường mầm non là nơi thực hành ĐĐNN của người GVMN. Dựa theo chuẩn nghề nghiệp GVMN, trường MN đánh giá GVMN và yêu cầu cụ thể của thực tế công việc tại cơ sở trên các mặt phẩm chất, kiến thức, kĩ năng, tìm ra những điểm hạn chế về ĐĐNN so với yêu cầu mới của thực tế để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng định kỳ thường xuyên hoặc bồi dưỡng thông qua hướng dẫn GVMN thực hiện công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ hàng ngày. 12 2.3.3. Vấn đề tự giáo dục, tự giác học tập, rèn luyện của bản thân giáo viên mầm non Tự giáo dục, tự giác học tập là một quá trình "tự thân vận động", một sự hướng nội, là sự chiến thắng bản thân mình, đòi hỏi người giáo viên phải có ý chí nghị lực và quyết tâm cao trong việc rèn đức, luyện tài. Đây là một đòi hỏi hết sức nghiêm túc của quá trình tự giáo dục, đặc biệt là ý thức tự giác. Giáo viên thường xuyên tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi của bản thân mình. 2.3.4. Tác động của nền kinh tế thị trường đến đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non Nền KTTT, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tạo ra đội ngũ GVMN có tư duy năng động, nhạy bén, biết sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học hiện đại, không ngừng trau dồi chuyên môn, đạo đức nhà giáo. Khả năng nhận thức và hành động theo các chuẩn mực đạo đức nhà giáo trong lĩnh vực giáo dục của đội ngũ GVMN được nâng lên, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục ĐĐNN của GVMN. 2.3.5. Tác động của dư luận xã hội đến đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ. Dư luận xã hội sẽ giúp GVMN tự điều chỉnh được các hành vi đạo đức của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội; phát huy mặt mạnh, tự hoàn thiện, hạn chế những khuyết điểm của bản thân. 13 2.3.6. Các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ảnh hướng đến đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non Chủ nghĩa yêu nước; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng dân tộc; lòng nhân ái, hiếu học là nền tảng tinh thần giúp GVMN định hướng đúng đắn về thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng khi tiếp thu các giá trị đạo đức mới từ bên ngoài làm phong phú nền văn hóa đạo đức Việt Nam. Chương 3 ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA (Qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc) 3.1. THÀNH TỰU VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1.1. Những thành tựu cơ bản trong đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 3.1.1.1. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non trong quan hệ với trẻ mầm non Qua khảo sát phần lớn GVMN đã có sự nhìn nhận đúng về nghề sư phạm, nghề GVMN, coi đây là tình cảm thiêng liêng, không chỉ dừng lại ở nhận thức mà phải được hiện thực hóa bằng hành động, cử chỉ, ánh mắt trìu mến dành cho trẻ mầm non. Giáo viên mầm non là những người có phong cách lối sống lành mạnh, gương mẫu trong ăn mặc, nói năng đi đứng cư xử với trẻ, có ý thức về trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục và chăm sóc trẻ. 14 Giáo viên mầm non đã chủ động xây dựng cách thức phòng chống các dịch bệnh theo mùa như bệnh tay chân miệng, quai bị, thủy đậu, sốt xuất huyết, vệ sinh lớp học sạch sẽ; tích cực phòng chống các tai nạn thương tích thường gặp. 3.1.1.2. Chuẩn mực đạo đức của giáo viên mầm non biểu hiện trong quan hệ với đồng nghiệp Đội ngũ GVMN tại các trường mầm non trên cả nước đã hợp tác chặt chẽ với đồng nghiệp trên tất cả các mặt công tác. Luôn tôn trọng và đảm bảo uy tín của đồng nghiệp; hòa nhã, bình đẳng, không phân biệt đối xử về chức vụ, trình độ chuyên môn. Các cô luôn ân cần giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, hiểu biết về cuộc sống giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành tốt công việc được giao. 3.1.1.3. Chuẩn mực đạo đức của giáo viên mầm non biểu hiện trong quan hệ với phụ huynh, cộng đồng và xã hội GVMN tại các trường đã chủ động phối hợp, cộng tác với phụ huynh học sinh về công tác giáo dục trẻ, kết hợp các lực lượng gia đình - nhà trường - xã hội cùng tham gia giáo dục hình thành nhân cách trẻ. Chủ động tham gia xây dựng các phong trào "xã hội học tập" trong cộng đồng. Ý thức, trách nhiệm của người GVMN được nâng cao, đi đầu trong các phong trào xã hội. 3.1.1.4. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non biểu hiện trong quan hệ với bản thân mình Đa số GVMN có lối sống trong sạch, không tư lợi cá nhân, có lòng tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, ngay thẳng trung thực trong công việc, biết giữ gìn phẩm chất nhân cách nhà giáo. Nhiều cô giáo mầm non đã vượt lên chính bản thân mình, nỗ lực quyết tâm học tập, phấn đấu để có kiến thức sâu rộng. 15 3.1.2. Những hạn chế trong đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 3.1.2.1. Về các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non trong quan hệ với trẻ mầm non Trong giao tiếp, ứng xử với trẻ mầm non có một số GVMN còn hạn chế nhất định, thiếu sự gương mẫu chuẩn mực trong phát ngôn, trong hành vi chưa đúng với tư cách của người giáo viên, một số ít GVMN đôi lúc còn biểu hiện thiếu trách nhiệm, lạnh nhạt, hờ hững, vô cảm. Việc tự trang bị kiến thức chăm sóc trẻ khuyết tật, trẻ tự kỉ, hiểu biết về các bệnh một số dịch bệnh nguy hiểm như sởi, thủy đậu, viêm não của GVMN còn yếu và kém. Một số GVMN còn lúng túng trong việc lựa chọn thực đơn hàng ngày cho trẻ. Việc sắp xếp các món ăn chưa cân đối, lựa chọn nguồn thực phẩm dinh dưỡng còn qua loa, đại khái. 3.1.2.2. Về các chuẩn mực đạo đức của giáo viên mầm non biểu hiện trong quan hệ với đồng nghiệp Một số GVMN đôi khi có biểu hiện chưa thực sự đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp. Họ luôn đề cao vị trí, vai trò của mình ở nơi công tác, gây khó khăn cho đồng nghiệp trong quá trình công tác, không muốn đào tạo đội ngũ những người kế cận, từ đó dễ tạo ra những khoảng trống, gây thiệt thòi cho học sinh, ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường. 3.1.2.3. Về các chuẩn mực đạo đức của giáo viên mầm non biểu hiện trong quan hệ với phụ huynh học sinh, cộng đồng và xã hội Khi tham gia sinh hoạt cộng đồng, có những cô giáo còn thờ ơ, không tự giác nhận thức trách nhiệm của mình đối với địa phương nơi cư trú. Số ít GVMN có lối sống buông thả, không trong sáng, thiếu lành mạnh trong các mối quan hệ cá nhân gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh nhà giáo mẫu mực trong truyền thống của dân tộc ta. 16 3.1.2.4. Về các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non biểu hiện trong quan hệ với bản thân mình Một số GVMN chưa thực sự yên tâm, phấn khởi nơi công tác của mình, ngại khó, ngại khổ khi bị phân công công tác đến những vùng khó khăn. Lí tưởng nghề nghiệp, lòng yêu nghề, yêu trẻ phần nào xa rời họ, thay vào đó là lối sống vị kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình, có lợi cho bản thân. Một số GVMN hiện nay có biểu hiện ngại học tập, thiếu tích cực trong rèn luyện và đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp, kết quả hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao còn thấp. 3.2. NGUYÊN NHÂN CỦA THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.2.1. Nguyên nhân của những thành tựu trong đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, sự chủ động về mặt nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể giáo dục về tầm quan trọng về ĐĐNN của GVMN. Qua các thời kì, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản thực sự quan tâm đến việc giáo dục ĐĐNN cho GVMN như: Luật Giáo dục, Luật Viên chức, Chuẩn nghề nghiệp GVMN, Thông tư liên tịch 20/2015/ TT-BGDĐT-BNV... Sự chủ động của các trường sư phạm và trường mầm non trong việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho người giáo viên mầm non. Thứ hai, sự tích cực chủ động, tự giác của bản thân người GVMN trong việc hình thành các phẩm chất ĐĐNN. 17 Thứ ba, các trường mầm non đã chủ động đổi mới nội dung, hình thức nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non, thông qua những phong trào chính trị - xã hội thực tiễn. Thứ tư, tác động tích cực của KTTT, do đổi mới mở cửa, hội nhập, sự phát triển đất nước. 3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, mặt nhận thức các chủ thể chưa thường xuyên, liên tục, nhiều nơi còn coi nhẹ ĐĐNN của GVMN. Công tác quản lí, việc cấp phép và quản lí GVMN của các phòng giáo dục còn lỏng lẻo cũng là một vấn đề dẫn đến những vi phạm ĐĐNN. Thứ hai, một bộ phận giáo viên mầm non còn thiếu ý thức tự rèn luyện, trau dồi đạo đức nhà giáo, có thái độ thụ động ỷ lại lười suy nghĩ, thiếu ý chí phấn đấu trong học tập. Thứ ba, nội dung giáo dục và nâng cao ĐĐNN cho GVMN còn nghèo nàn, chậm đổi mới, thiếu những nội dung có tính thực tiễn xã hội. Hình thức, phương pháp chưa phong phú, đa dạng, tồn tại nhiều nhược điểm. 3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Một là, mâu thuẫn giữa yêu cầu xây dựng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non với hiện thực cuộc sống đang diễn biến phức tạp, tồn tại với nhiều bất công trong xã hội. Hai là, mâu thuẫn giữa yêu cầu về chất lượng giáo dục mầm non ngày càng cao với cơ sở vật chất, chính sách đãi ngộ cho giáo viên mầm non còn hạn chế. 18 Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1. PHƯƠNG HƯỚNG 4.1.1. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non gắn liền với chiến lược xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non vừa “hồng” vừa “chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh Quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về những yêu cầu, chuẩn mực ĐĐNN cho GVMN ở nước ta hiện nay cần đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục những nội dung cụ thể được xác định trong 10 điều đã quy định tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Đạo đức nhà giáo”; giáo dục những chuẩn mực đạo đức nhà giáo trong truyền thống của dân tộc, không ngừng tiếp thu những giá trị chuẩn mực mới trong thế giới, hướng tới xây dựng người GVMN vừa có “đức”, có “tài” hay vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Trước hết, đó là phẩm chất yêu thương học sinh, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù, chịu khó, tận dụng tối đa thời gian để học tập, rèn luyện; không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức nhà giáo. Cần kết hợp các nguyên tắc nhất quán, xuyên suốt trong quá trình giáo dục: nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; nguyên tắc xây đi đôi với chống; rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời. 4.1.2. Phát triển kinh tế - xã hội tạo môi trường tích cực cho việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non Cần xây dựng và hoàn thiện từng bước thể chế nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước khắc phục mặt trái của nền KTTT, lấy tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện công bằng xã hội. 19 Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh bằng cách xây dựng nền văn hóa mới, lối sống văn minh, đồng thời tích cực đấy tranh chống các những tệ nạn xã hội; những yếu tố lạc hậu, bảo thủ cần bị thủ tiêu. 4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4.2.1. Nâng cao nhận thức của các chủ thể giáo dục về tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non Đảng phải coi việc nâng cao ĐĐNN của GVMN là nhiệm vụ mang tính chiến lược, thường xuyên nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng và đảng viên về công tác này. Cấp ủy đảng các cấp cần có kế hoạch cụ thể về công tác này, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao ĐĐNN của GVMN. Nhà nước với hệ thống pháp luật và chính sách, chủ trương của mình tạo môi trường pháp lý cho việc điều tiết các quan hệ lợi ích của GVMN trong xã hội, đảm bảo sự bình đẳng về lợi ích cho họ, từ đó tạo sự ổn định về đời sống đạo đức, tạo điều kiện thuận lợi để các chuẩn mực ĐĐNN của GVMN tồn tại, phát triển. Bộ Giáo dục và Đào tạo tư vấn với trường sư phạm lựa chọn những sinh viên ưu tú nhất từ các lĩnh vực khác vào sư phạm, có chế độ ưu đãi đặc biệt về tiền lương, chỗ ở; chăm lo giáo dục ý thức pháp luật cho người giáo viên trong đó có đội ngũ GVMN. Đối với các trường sư phạm, ngoài việc trang bị cho sinh viên mầm non các chuẩn mực ĐĐNN thông qua học lý thuyết, thực tập sư phạm thì cần quan tâm đến khâu tuyển sinh, tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Các trường mầm non cần thường xuyên nắm vững nghị quyết, văn bản chỉ đạo của phòng giáo dục về việc nâng cao ĐĐNN của GVMN nhằm đạt hiệu quả cao. 20 4.2.2. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non Thứ nhất, xây dựng các chuẩn mực ĐĐNN của GVMN hiện nay phải dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những giá trị đạo đức nhà giáo truyền thống, lý tưởng cách mạng. Thứ hai, công tác giáo dục ĐĐNN của GVMN hiện nay cần đẩy mạnh hơn nữa việc giảng dạy những chuẩn mực đạo đức nhà giáo, kiến thức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_dao_duc_nghe_nghiep_cua_giao_vien_mam_non_o.pdf
Tài liệu liên quan