Chương 3
ĐẶC ĐIỂM CỦA DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ
3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ
MÙA VỤ
3.1.1. Số người di cư mùa vụ của hộ gia đình
Hộ gia đình có người di cư mùa vụ tham gia vào điều tra là các hộ đầy đủ
vợ chồng, có ít nhất 1 người là vợ hoặc chồng đã và đang di cư mùa vụ trong 5
năm qua (2011 – 2015). Đề tài chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên danh sách thống
kê có sẵn các hộ di cư mùa vụ, do đó, kết quả cho thấy với quãng thời gian
tương đối dài (5 năm), phần lớn các gia đình đều có 2 người di cư mùa vụ
(56%), còn lại là các gia đình có 1 người (44%). Tuy nhiên, tại thời điểm điều
tra, số hộ có 1 người di cư mùa vụ chiếm tỉ lệ lớn hơn cả với 93,3%, chỉ có
6,7% số hộ có 02 người hiện đang di cư mùa vụ
3.1.2. Loại hình gia đình có người di cư mùa vụ
Các gia đình cho biết để có điều kiện chăm sóc nhà cửa, con cái, và các hoạt
động sản xuất, vợ và chồng thường lựa chọn phương án thay phiên nhau đi làm xa để
đảm bảo sự hiện diện tại gia đình và cộng đồng. 51,7% số hộ gia đình “hai vợ chồng
đều di cư nhưng thay phiên nhau”, 37% hộ gia đình thuộc nhóm “chồng di cư, vợ ở
nhà”, 6,7% hộ gia đình thuộc nhóm “vợ di cư, chồng ở nhà” và 4,7% là các trường
hợp khác.
24 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Di cư mùa vụ nông thôn - Đô thị và vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn hải phòng hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã quốc tuấn và xã Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đình thuộc mẫu nghiên cứu với các tiêu chí giới hạn như sau:
i) “Gia đình” được xác định là gia đình nông thôn, có ít nhất 01 người là vợ
hoặc chồng đã từng di cư mùa vụ trong 5 năm trở lại đây (2011 – 2015); ii) “Hộ
gia đình” trong nghiên cứu là các hộ gia đình nông dân có đầy đủ vợ chồng
(không chọn các trường hợp ly dị hoặc có vợ/chồng đã qua đời) và có con đang
tuổi đi học, trong hộ gia đình đó gồm các thành viên có thể có quan hệ huyết
thống hoặc không có quan hệ huyết thống, có ít nhất 01 thành viên (vợ hoặc
chồng) di cư mùa vụ trong 5 năm gần đây (2011 – 2015); iii) “Vai trò giới”
được xác định gồm vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất và vai trò cộng đồng.
Trong đó vai trò sản xuất là được xác định là sự tham gia của vợ hoặc chồng
vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản xuất kinh doanh của hộ gia đình;
vai trò tái sản xuất được xác định là sự tham gia của vợ hoặc chồng vào các
hoạt động chăm sóc con cái và công việc nội trợ, việc nhà; vai trò cộng đồng
được xác định là sự tham gia của vợ hoặc chồng vào các hoạt động dòng họ,
thôn, xóm, đoàn thể địa phương.
Đề tài xác định người di cư mùa vụ tại địa bàn nghiên cứu có một số đặc
điểm sau: Một là, người di cư từ địa bàn nông thôn đến đô thị làm việc; Hai là,
người di cư đến và cư trú ở địa bàn đô thị mỗi lần không quá 3 tháng; Ba là,
trong vòng 3 tháng đó họ phải quay trở lại quê cũ ít nhất 1 lần.
8
2.2. LÝ THUYẾT VỀ DI CƯ VÀ CÁCH TIẾP CẬN
2.2.1. Tiếp cận lý thuyết hút - đẩy
Ravenstein trong cuốn “Law of Migration” (1889) đưa ra mô hình “hút –
đẩy” và bảy qui luật động thái dân số, trong đó, ông cho rằng di cư để tìm kiếm
cơ hội mới và để gạt bỏ rủi ro ở nơi đang sống, lực hút bao giờ cũng lớn hơn
lực đẩy đối với những người di cư bởi có người di cư vì họ bị đẩy khỏi nơi sinh
sống. Thông thường người di cư sẽ lựa chọn giữa lực hút và lực đẩy, cuối cùng
họ thường chọn lực hút bởi con người thường bị ước muốn tốt đẹp hơn thôi
thúc di cư thay vì chạy khỏi tình thế không thỏa mãn hiện thời. Ravenstein
(1889) chứng minh rằng dòng di cư bao giờ cũng gắn với sự di chuyển đến các
trung tâm công nghiệp và thương mại. Tiếp nối và phát triển lý thuyết của
Raveinstein, Everett S.Lee đã đưa ra các phân tích về di cư lao động được trình
bày trong công trình nghiên cứu “Lý thuyết về di cư” xuất bản năm 1966 tại
Mỹ. Ông lập luận rằng các quyết định di cư được dựa trên 4 nhóm dân tố: 1/
Các nhân tố gắn bó với nơi ở gốc; 2/ Các yếu tố gắn với nơi sẽ đến; 3/ Các trở
ngại của quá trình di cư; 4/ Các nhân tố thuộc về người di cư.
2.2.2. Tiếp cận lý thuyết “thay thế vai trò giới”
Mallika Pinnawala (2008) trong nghiên cứu về đời sống và khía cạnh giới ở
các gia đình có phụ nữ di cư ở Sri Lanka chỉ ra rằng các hộ gia đình luôn thảo luận
trước khi di cư và thảo luận có 2 mục tiêu: thứ nhất, tìm người thay thế thích hợp
cho công việc nội trợ trong gia đình; thứ hai, tìm người tin cậy để chăm sóc, giữ
gìn hạnh phúc gia đình của người di cư. Vấn đề sắp xếp (phân công lao động)
trong gia đình, vai trò của nam và nữ, của người trẻ tuổi - người già, các quan hệ
của họ trong gia đình, và các hàm ý của những sắp xếp này đối với các tổ chức xã
hội khác là “mức độ mà theo đó các dàn xếp trong gia đình phụ thuộc vào cấu tạo
sinh học của nam và nữ, và mức độ mà theo đó các quan hệ gia đình bị quy định
bởi các yếu tố xã hội và văn hóa”.
2.2.3. Tiếp cận lý thuyết “chiến lược hộ gia đình”
Di cư thường được coi là một phần trong chiến lược kinh tế của các hộ gia
đình, Stark và Bloom (1985) nhìn nhận di cư là vấn đề không thể tách rời trong
các tính toán của hộ gia đình để có thể tối ưu hoá phần thu nhập và giảm thiểu
rủi ro kinh tế, cải thiện tình trạng kinh tế của hộ gia đình. Simmons (1981)
trong nghiên cứu lý thuyết về di cư đã nhấn mạnh rằng lý thuyết “chiến lược hộ
gia đình” là lý thuyết có tính ứng dụng tốt nhất đối với các quốc gia kém phát
triển bởi nó đã dự đoán đến sự trở về của người di cư theo mùa, vấn đề tiền gửi
về để đầu tư và quan hệ cộng đồng.
Tóm lại, lý thuyết “hút – đẩy” được áp dụng để xác định rõ nguyên nhân di
cư mùa vụ. Trong khi đó, lý thuyết về “chiến lược hộ gia đình” và lý thuyết
“thay thế vai trò giới” có thể được áp dụng cho nghiên cứu về tổ chức cuộc
sống gia đình, phân công lại công việc trong gia đình khi một hay một vài lao
động chính di cư mùa vụ.
2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.3.1. Tình hình di cư của thành phố Hải Phòng (2011 – 2015)
Trong số các thành phố trực thuộc Trung ương, Hải Phòng có dân số đứng
thứ 7 và đứng thứ 2 ở khu vực đồng bằng sông Hồng. So sánh với kết quả điều
9
tra Dân số và Nhà ở quốc gia năm 2009, dân số của thành phố tăng 5,65% so
với cùng kỳ, tốc độ tăng dân số 5 năm qua (2010 – 2015) trung bình là 1,11%,
cao hơn so với tốc độ tăng dân số của cả nước (1,06%), như vậy, mỗi năm
thành phố có thêm 20,756 người. GDP năm 2015 ước gấp 1,52 lần năm 2010,
GDP bình quân đầu người đạt 2.857 USD/người (khoảng hơn 63 triệu
đồng/người/năm), gấp 1,8 lần so với năm 2010. Tỉ trọng GDP Hải Phòng trong
GDP cả nước từ 2,7% năm 2010 tăng lên 3,5% năm 2015. Tỉ trọng GDP của
các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng từ 90,3% năm 2011
lên 92,8% năm 2015 (trong đó dịch vụ tăng từ 53,4% lên 55%).
Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội và đô thị hoá, vấn đề di cư của
thành phố được ghi nhận trong điều tra mới nhất cho thấy đến năm 2014, thành
phố có 139.874 người di cư với 37,47% là nam và 62,53% là nữ. Cường độ di cư
của thời kỳ 2009-2014 đã giảm đi so với thời kỳ 2004-2009, từ 88,0 người di
cư/1.000 dân năm 2009 xuống 79,1 người di cư/1000 dân năm 2014. Trong giai
đoạn 2009 - 2014, số người di cư đã giảm hơn 8,9 nghìn người so với thời kỳ
2004-2009. Trong số các quận, huyện của thành phố, Vĩnh Bảo và An Dương là
hai huyện có số lượng người di cư đi nơi khác tìm kiếm việc làm lớn hơn cả.
Sau đó là các huyện An Lão, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng.
2.3.2. Tình hình di cư mùa vụ tại địa bàn nghiên cứu
Quang Trung và Quốc Tuấn là hai xã liền kề nằm về phía Tây Nam huyện An
Lão, thành phố Hải Phòng. Trong 5 năm qua (2011 – 2015) cả hai xã đã đạt
được những bước tiến quan trọng. Thu ngân sách hàng năm đều tăng từ 50 –
60%, tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới cũng giảm xuống. Tuy nhiên, một số
thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội của 2 xã (2015) còn khá thấp so với kết
quả của huyện An Lão và có khoảng cách rất xa so với các kết quả thống kê
cùng chuyện mục của toàn thành phố Hải Phòng. Về thu nhập, mức thu nhập
bình quân theo đầu người của hai xã (23 triệu đồng/người/năm) thấp hơn toàn
huyện An Lão 5,5 triệu đồng và thấp hơn gần 3 lần so với toàn thành phố (hơn
63 triệu đồng/người/năm). Tỉ lệ hộ nghèo của hai xã cao hơn so với tỉ lệ hộ
nghèo của toàn huyện và thành phố Hải Phòng.
Gần đây nhất (2014), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hải Phòng kết hợp cùng tổ
chức Act!Aid đã tiến hành điều tra 150 hộ gia đình có số đất bị thu hồi nhiều
nhất (gồm các xã Quốc Tuấn, Quang Trung và An Thắng). Kết quả cho thấy
125/150 hộ nhận xét chất lượng cuộc sống của họ sau khi bị thu hồi đất không
khá hơn. Nghiên cứu này đi đến kết luận việc mất đất canh tác dẫn đến người nông
dân mất đi tư liệu sản xuất và không có nghề thay thế, do đó, việc họ sử dụng tiền
đền bù cho các mục đích mua lại đất canh tác, đầu tư học nghề hay đầu tư cho sản
xuất là điều dễ hiểu.
Báo cáo điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 1/4/2014 của Hải Phòng cũng
chỉ ra: các huyện Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo, An Lão...là những huyện dẫn đầu
thành phố về số lượng người di cư đi nơi khác tìm việc làm do thiếu đất canh
tác và dư thừa lao động. Nói cách khác, di cư giúp địa phương giải quyết được
số lao động nhàn rỗi và giúp họ kiếm thêm thu nhập.
10
Tiểu kết chương 2
Chương 2 trình bày cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài. Luận án sử dụng các
khái niệm “gia đình”, “hộ gia đình”, “di cư”, “vai trò giới” với các nội dung cơ
bản: i) “gia đình” nông thôn có vợ hoặc chồng hoặc cả 2 vợ chồng di cư mùa vụ
trong 5 năm qua (2010 – 2015); ii) “hộ gia đình” được xác định là các hộ có ít
nhất 01 lao động chính di cư mùa vụ trong 5 năm qua (2010 -2015), hộ còn đầy
đủ cả 2 vợ chồng (không chọn trường hợp đã ly hôn, ly thân hoặc 1 trong 2
người qua đời); iii) “Di cư” được hiểu là di cư từ nông thôn ra đô thị và “di cư
mùa vụ” là sự di chuyển lao động từ nông thôn ra đô thị trong thời gian nông
nhàn, rỗi rãi hoặc theo mùa đối với một số việc đặc thù, người di cư thường
xuyên giữ liên lạc và trở về gia đình.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM CỦA DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ
3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ
MÙA VỤ
3.1.1. Số người di cư mùa vụ của hộ gia đình
Hộ gia đình có người di cư mùa vụ tham gia vào điều tra là các hộ đầy đủ
vợ chồng, có ít nhất 1 người là vợ hoặc chồng đã và đang di cư mùa vụ trong 5
năm qua (2011 – 2015). Đề tài chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên danh sách thống
kê có sẵn các hộ di cư mùa vụ, do đó, kết quả cho thấy với quãng thời gian
tương đối dài (5 năm), phần lớn các gia đình đều có 2 người di cư mùa vụ
(56%), còn lại là các gia đình có 1 người (44%). Tuy nhiên, tại thời điểm điều
tra, số hộ có 1 người di cư mùa vụ chiếm tỉ lệ lớn hơn cả với 93,3%, chỉ có
6,7% số hộ có 02 người hiện đang di cư mùa vụ
3.1.2. Loại hình gia đình có người di cư mùa vụ
Các gia đình cho biết để có điều kiện chăm sóc nhà cửa, con cái, và các hoạt
động sản xuất, vợ và chồng thường lựa chọn phương án thay phiên nhau đi làm xa để
đảm bảo sự hiện diện tại gia đình và cộng đồng. 51,7% số hộ gia đình “hai vợ chồng
đều di cư nhưng thay phiên nhau”, 37% hộ gia đình thuộc nhóm “chồng di cư, vợ ở
nhà”, 6,7% hộ gia đình thuộc nhóm “vợ di cư, chồng ở nhà” và 4,7% là các trường
hợp khác.
3.1.3. Giới tính của người di cư mùa vụ
Nhìn chung, nam giới trong các hộ tham gia khảo sát đi di cư mùa vụ nhiều
hơn nữ giới, 60,7% người di cư thứ 1 là nam giới, so sánh với 39,3% nữ giới di
cư. Hơn nữa, phần lớn gia đình thuộc nhóm “chồng di cư, vợ ở nhà” và “hai vợ
chồng cùng di cư nhưng khác thời điểm” nên có thể thấy người thứ 2 di cư mùa
vụ trong gia đình tương đối ít và phần nhiều cũng là nam giới (37,3%).
3. 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG DI CƯ MÙA VỤ
3.2.1. Chiến lược di cư của hộ gia đình
3.2.1.1. Quyết định di cư
Các gia đình tham gia điều tra đều có vợ hoặc chồng hoặc cả 2 vợ chồng di
cư mùa vụ trong 3 năm qua (2012 – 2015), kết quả điều tra cho thấy hầu hết
người di cư đều đưa ra quyết định dựa trên sự thống nhất ý kiến của gia đình
11
(cụ thể ở đây là thống nhất ý kiến của 2 vợ chồng) với 92,7%, tỉ lệ nhỏ 7,3% tự
ý quyết định di cư.
Kết quả nghiên cứu các gia đình có người di cư mùa vụ cho thấy 58%
người trả lời quyết định di cư dựa trên ưu tiên “người có khả năng mang lại thu
nhập cao nhất”, sau đó là “người có sức khoẻ tốt” (13,7%), “người dễ kiếm việc
làm nhất” (7,7%)...Như vậy, lý do di cư chủ yếu liên quan đến yếu tố kinh tế,
tương đồng với các nhận định của các cuộc điều tra về di cư nội địa của Việt
Nam năm 2004 và 2016.
3.2.1.2. Lựa chọn thời gian, nghề nghiệp và nơi di cư
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân tán về thời gian di cư mùa vụ của
người dân. 28,3% di cư vào “những tháng giữa năm”, 23,3% di cư vào các
tháng cuối năm, 24,3% di cư vào “thời gian nông nhàn”, trong khi đó, số người
di cư vào “những tháng đầu năm” và “bất kỳ thời điểm nào trong năm” có tỉ lệ
thấp hơn là 12,7%. 64,3% người di cư mùa vụ chọn điểm đến là nội thành Hải
Phòng, 17% di chuyển đến các “thị xã, thị trấn lân cận”, 18,7% chọn điểm đến
là “nơi khác”. Việc lựa chọn nơi di cư có mối liên hệ chặt chẽ với các tính toán
về trách nhiệm của người di cư đối với gia đình và với thời gian lựa chọn di
chuyển.
Trong kiểm định tương quan giữa nghề nghiệp của người hiện đang di cư
mùa vụ với thời gian lưu trú của họ ở đô thị cho thấy: 42% (126/300) người trả
lời cho biết người di cư lựa chọn phương án “đi về trong ngày”, đối tượng làm
các nghề “thợ xây, thợ sắt” thuộc nhóm đối tượng lựa chọn phương án này
nhiều nhất, sau đó là “công nhân thời vụ”. 31,3% người trả lời (94/300 hộ)
khẳng định người di cư lưu trú tại điểm làm việc từ “2 – 3 tháng”, trong đó, đối
tượng làm “công nhân thời vụ” lựa chọn phương án này nhiều nhất (53/94
trường hợp tương đương 56,38%). Số lao động lưu trú từ “1 – 2 tháng” chiếm tỉ
lệ 15% (45/300 hộ), trong đó, đối tượng “nhân viên phục vụ” chiếm tỉ lệ lớn
hơn cả với 14/45 trường hợp (31%).
3.2.1.3. Cách thức liên lạc với gia đình của người di cư mùa vụ
Phần lớn người trả lời trong điều tra chọn phương án “đi về trong ngày
hoặc lưu trú từ “1 – 2 tháng”, do đó có thể đi đến kết luận hầu hết người di cư
mùa vụ tại hai xã Quốc Tuấn, Quang Trung thường xuyên giữ mối liên hệ với
gia đình, không tách rời gia đình quá lâu. 42% người di cư mùa vụ “hầu như
không gọi” về gia đình, đây là nhóm đối tượng thường lựa chọn phương án lưu
trú “đi về trong ngày”, do đó, kết quả này là dễ hiểu. 21% người trả lời chọn
phương án gọi điện thoại “1 lần/tháng”, 7,3% gọi từ “1 – 2 lần/tuần” và 26,3%
người trả lời chọn phương án “khác”.
3.2.3. Đời sống kinh tế của hộ gia đình có người di cư mùa vụ
3.2.3.1. Nguồn thu nhập chính của gia đình có người di cư mùa vụ
Kết quả nghiên cứu trong cho thấy, 57,7% hộ gia đình nhận xét thu nhập
chính của họ từ hoạt động “làm thuê”, 19% xác định từ “kinh doanh, buôn
bán”, 14% trả lời thu nhập chính của hộ từ “nhiều nguồn khác nhau”, chỉ có
6,7% cho rằng thu nhập chính của hộ từ “sản xuất nông nghiệp”.
3.2.3.2. Bình quân thu nhập hàng tháng của gia đình có người di cư mùa vụ
* Đóng góp kinh tế của người di cư mùa vụ trong hộ gia đình
12
Người di cư mùa vụ đóng góp hơn một nửa tổng thu nhập hàng tháng đối
với nhóm gia đình có mức thu nhập bình quân từ “3 – dưới 4 triệu”. 38% tổng
số hộ (114/300 hộ) có mức thu nhập bình quân hàng tháng “trên 4 triệu đồng”.
Phần lớn người trả lời đánh giá khoản đóng góp kinh tế của người di cư
mùa vụ là “tương đối nhiều” (53%), 43,3% cho rằng khoản đóng góp đó là
khoản chính/chủ yếu trong thu nhập của hộ hàng năm, tỉ lệ nhỏ 0,7% và 3,7%
người trả lời đánh giá khoản đóng góp đó là “nhỏ” và “tạm được”.
* So sánh thu nhập trước và sau khi có người di cư mùa vụ trong hộ gia đình.
Kết quả điều tra cho thấy trước khi gia đình có người di cư mùa vụ, 37,3%
số hộ (112/300 hộ) có điều kiện kinh tế “khó khăn hơn”, 48,3% số hộ (145/300
hộ) có điều kiện kinh tế “bình thường”, và 14,3% số hộ (43/300 hộ) có điều
kiện “khá”. Tuy nhiên, trong khi gia đình có người di cư mùa vụ, 62% số hộ
(186/300 hộ) đánh giá kinh tế gia đình “khá hơn trước”, 34,7% số hộ (56/300
hộ) cho rằng kinh tế gia đình “khá hơn trước nhiều”, tỉ lệ rất nhỏ đánh giá “vẫn
như cũ” và “khó khăn hơn” (lần lượt là 1,7 và 3,3%). Trong 5 năm qua (2010 –
2015), tất cả các hộ gia đình tham gia điều tra đều mua sắm thêm các vật dụng
đắt tiền trong gia đình. Cùng với đó, 81,3% số hộ của hai xã đã làm mới hoặc
sửa lại nhà cửa. Đây là những kết quả tiến bộ trong điều kiện 5 năm trước thời
điểm 1/1/2010, xã Quang Trung có tỉ lệ hộ nghèo là 9,1%, xã Quốc Tuấn có tỉ
lệ hộ nghèo 8,27%.
Tiểu kết Chương 3
Chương 3 khái quát về thực trạng di cư mùa vụ tại địa bàn xã Quang Trung
và Quốc Tuấn, huyện An Lão, Hải Phòng. Trong đó, đề tài trình bày một số đặc
điểm của hộ gia đình có người di cư mùa vụ; đặc điểm của hoạt động di cư mùa
vụ và đời sống kinh tế của hộ gia đình có người di cư mùa vụ.
Chương 4
SỰ THAY ĐỔI VAI TRÒ GIỚI
TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ MÙA VỤ
4.1. VAI TRÒ GIỚI TRONG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
4.1.1. Người đảm nhiệm chính các hoạt động sản xuất, kinh doanh
trong gia đình
Khảo sát tại hai xã Quang Trung và Quốc Tuấn cho thấy trước khi hộ gia
đình có người di cư mùa vụ, đa số các công việc việc sản xuất, kinh doanh do 2 vợ
chồng cùng làm (55,3%). Sau khi gia đình có người di cư mùa vụ, tỉ lệ này đã giảm
xuống còn 8,3%. Cùng với đó, vai trò của người vợ trong lĩnh vực này tăng lên
nhanh chóng, trước kia, người vợ đảm nhiệm chính chỉ chiếm 25% thì trong khi gia
đình có người di cư, tỉ lệ này tăng lên 67,7%.
4.1.2. Vai trò giới trong các loại việc nông nghiệp
Trước khi gia đình có người di cư mùa vụ (sau đây gọi là “trước di cư”),
loại việc “cày bừa” được phân công tương đối đồng đều, 31,3% người trả lời
nhận xét do “vợ đảm nhiệm chính”, 24,3% “do chồng đảm nhiệm chính”, 44%
người trả lời cho biết “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm, không có hộ gia đình
nào thuê người làm. Còn từ khi trên địa bàn nghiên cứu có nhiều nam giới di cư
mùa vụ, loại việc này được chuyển sang người phụ nữ - với tỉ lệ đảm nhận tăng
lên đến 46,7%, tỉ lệ người chồng đảm nhận hoặc cả hai vợ chồng đảm nhận
13
giảm xuống tương ứng chỉ còn 16,7% và 12,3%. Đối với loại việc “trồng cấy”,
hơn 50% người trả lời cho biết đảm nhiệm chính loại việc “trồng cấy” là người
vợ, trong khi đó, tỉ lệ này ở người chồng là 1,7%, 43% loại việc này do “cả hai
vợ chồng” cùng đảm nhiệm. Tuy nhiên, khi gia đình có lao động chính di cư
mùa vụ, tỉ lệ đảm nhiệm loại việc này ở người vợ và người chồng đều tăng lên
lần lượt là 71% và 19%, kéo theo đó là sự giảm vai trò của “cả hai vợ chồng”
với 8,7%.
Thu hoạch cây trồng là loại công việc đòi hỏi nhiều nhân lực nên trước khi
gia đình có người di cư mùa vụ, 61,7% do “cả hai vợ chồng” đảm nhiệm chính,
tỉ lệ này giảm xuống trong khi gia đình có người di cư mùa vụ là 43,7%, cùng
với đó, tỉ lệ đảm nhiệm chính của người vợ trong loại việc này tăng từ 27,7%
lên 40,0% kèm theo là sự có mặt của hình thức thuê mướn người làm (0,7%
trước di cư lên 13,3% sau di cư). “Phun thuốc trừ sâu” là loại việc tương đối
độc hại trong nông nghiệp, mặc dù đã có nhiều các khuyến cáo từ các cơ quan
hữu quan, hoạt động này rất phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Tại địa bàn nghiên
cứu, 55,3% loại việc này do “chồng” đảm nhiệm chính trước di cư và giảm
xuống còn 22,3% trong di cư, cùng với đó là tỉ lệ đảm nhiệm của người vợ tăng
lên nhanh chóng, từ 12,7% trước di cư lên 55,3% trong di cư. Một số gia đình
còn có sự tương trợ của người thân với tỉ lệ 5%.
Trong hoạt động chăn nuôi và chế biến, cất trữ nông sản cũng tồn tại sự
khác biệt trong vai trò của vợ - chồng trước và sau khi gia đình có người di cư
mùa vụ: Trước di cư, tỉ lệ người vợ đảm nhiệm chính loại việc chăn nuôi là
34,3% - trong di cư, tỉ lệ này tăng lên lần lượt là 71,3%. Nếu trước đây cả hai
vợ chồng cùng thực hiện loại việc này là 45% thì trong di cư, tỉ lệ này giảm
xuống còn 12,3%.
Trước di cư, 52% số hộ gia đình có “cả hai vợ chồng” đảm nhiệm chính
việc “sơ chế, cất trữ nông sản” và giảm xuống còn 10,3% khi người chồng di
cư. Tương tự, 26,3% do “vợ” là người đảm nhiệm chính loại việc này trước di
cư và trong di cư tỉ lệ này tăng lên lần rất cao là 73,7%.
4.1.2. Đánh giá mức độ khó khi thay thế vai trò trong sản xuất nông nghiệp
Kết quả nghiên cứu thực tế tại hai xã chỉ ra rằng, với mỗi nhóm gia đình di
cư sẽ có sự đánh giá khác nhau về mức độ khó của việc làm thay các công việc
sản xuất nông nghiệp. Bảng 4.3 cho thấy: 51,7% số hộ nhận xét làm thay các
loại việc nông nghiệp này là “khá khó”, trong đó nhóm gia đình có “Vợ di cư,
chồng ở nhà” và nhóm gia đình có “chồng di cư, vợ ở nhà” có sự đánh giá mức
độ khó tương đối đồng đều với tỉ lệ lần lượt là 61,3% và 58,6%. Bên cạnh đó,
41% người trả lời nhận xét việc đảm nhận thay sản xuất nông nghiệp là “bình
thường”. Tỉ lệ nhỏ 1,7% người trả lời cho rằng “dễ” đảm nhận thay các loại
việc sản xuất nông nghiệp.
4.2. VAI TRÒ GIỚI TRONG LĨNH VỰC NỘI TRỢ
4.2.1. Đảm nhiệm chính việc nội trợ trong gia đình
Phần lớn người di cư mùa vụ ở hai xã Quang Trung và Quốc Tuấn là người
chồng nên có thể thấy loại việc nội trợ hầu hết do người vợ đảm nhiệm chính
(trước di cư: 91,3%), trong quá trình gia đình có người di cư, với số lượng nhỏ
nữ giới đi làm xa nhà nên tỉ lệ nữ đảm nhận chính việc nội trợ giảm xuống còn
14
74,3%. Bên cạnh đó, một số gia đình người chồng buộc phải đảm nhiệm việc
nhà (bao gồm nội trợ) sau khi người vợ đi làm vắng nhà với tỉ lệ 13,0%.
4.2.2. Đảm nhận chính việc thu chi của gia đình
Kết quả điều tra tại địa bàn nghiên cứu cho thấy hộ gia đình có sự thay đổi
vai trò trong đảm nhiệm thu chi. Nếu như trước khi có người di cư mùa vụ,
59,7% số hộ có người đảm nhiệm chính thu chi gia đình là người vợ; 11,3% là
người chồng, thì trong khi có lao động chính di cư, tỉ lệ này tăng lên lần lượt là
71,7% và 16%. Kèm theo đó là vai trò của “cả hai vợ chồng” đối với loại việc
này giảm xuống từ 29% còn 16% và xuất hiện sự tham gia quản lý thu chi của
người thân với 2,7%.
4.2.3. Đánh giá mức độ khó của việc nội trợ
32.9% người trả lời trong số 85 nam giới (người chồng trong gia đình) nhận
định đảm nhiệm thay việc nội trợ của người vợ là “khá khó”, 3,5% cho rằng loại
việc này “khó”, trong khi đó 56,5% người trả lời nghĩ đảm nhiệm thay công việc
nội trợ là “bình thường” và tỉ lệ nhỏ 2,4% đánh giá nội trợ là việc “dễ”. 5,6% nữ
giới đánh giá đảm nhiệm thay việc nội trợ là “khó”, 19,5% nêu ý kiến “khá khó”,
44,2% cho rằng thực hiện loại việc này “bình thường”, 19,5% thấy đảm nhiệm
thay việc nội trợ là “dễ”. 65,7% người trả lời cho biết họ có thể “làm thay được
ngay” công việc nội trợ khi gia đình có người đi di cư mùa vụ, 28,7% cần “dưới
1 tháng” để thích nghi dần, tỉ lệ nhỏ 5,0% cần thời gian “trên 1 tháng”.
4.3. VAI TRÒ GIỚI TRONG CHĂM SÓC CON CÁI VÀ BỐ MẸ GIÀ
4.3.1. Vai trò giới trong chăm sóc con cái
4.3.1.1. Thay đổi vai trò giới trong hoạt động chăm sóc con cái
Trước và trong khi gia đình có người di cư mùa vụ, vai trò của người vợ
đối với việc chăm sóc con cái vẫn chiếm tỉ trọng lớn, tỉ lệ lần lượt là 78,7%
(trước di cư mùa vụ) 57,7% (trong di cư mùa vụ). Kết quả này không quá khó
hiểu khi một số hộ có vợ là người di cư – chồng ở nhà, trong khi đó, một số hộ
khác cả hai vợ chồng thay phiên nhau di cư, vai trò giới trong lĩnh vực này
chuyển sang người chồng hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của họ hàng, người thân...Vì
thế, trong khi gia đình có người di cư mùa vụ, sự tham gia của người chồng đối
với loại việc này tăng nhẹ từ 2,0% trước di cư lên 7,3% trong di cư và sự xuất
hiện của người thân trong hoạt động chăm sóc con cái tăng từ 0,0% (trước di cư)
lên 7,7% (trong di cư).
Dạy dỗ con học hành là việc thực hiện các chức năng không thể thiếu được
trong thiết chế gia đình: chức năng giáo dục và chức năng xã hội hoá. Trước di
cư, cả người vợ và người chồng đều thực hiện tích cực chức năng này, tỉ lệ đảm
nhiệm chính việc dạy dỗ con học hành của người vợ và người chồng lần lượt là
33,7% và 34,0%, 32% số hộ “cả hai vợ chồng” cùng chung trách nhiệm này.
Tuy nhiên, trong di cư, vai trò có sự thay đổi rõ rệt, người vợ phải đảm nhiệm
nhiều hơn với 72,0%, sự tham gia của người chồng và của “cả hai vợ chồng”
giảm xuống lần lượt là 23,0% và 5,0%.
Trước di cư, 31,3% số hộ có “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm chính việc
“đưa đón con đi học”, nhưng trong di cư, tỉ lệ đã giảm xuống rất thấp còn 1,3%.
Hoạt động này được chuyển sang người vợ với tỉ lệ từ 40,0% (trước di cư mùa
vụ) lên 64,7% (trong di cư mùa vụ). Sự tham gia của người chồng giảm xuống
15
từ 28,7% còn 17,7%, xuất hiện đáng kể sự tham gia của người thân trong loại
việc này từ 0,0% (trước di cư mùa vụ) lên 16,3% trong khi gia đình có người di
cư mùa vụ.
“Trước khi di cư, 63,3% số hộ có “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm chính
loại việc “đi họp phụ huynh”, nhưng tỉ lệ này đã giảm xuống còn 26% từ trong
khi gia đình có người di cư. Người vợ không thể tránh khỏi việc gánh thêm
trách nhiệm với tỉ lệ tăng từ 26% trước di cư lên 58,7% trong di cư.
Trước khi gia đình có người di cư mùa vụ, 82,3% loại việc “chăm sóc con
lúc ốm” do “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm chính và đã giảm xuống còn
51,3% trong khi gia đình có người di cư. Một lần nữa, người vợ lại gánh thêm
trách nhiệm khi tỉ lệ đảm nhiệm chính việc chăm con ốm tăng từ 17,7% trước di
cư lên 44,3% trong di cư. Để nắm bắt kịp thời tình hình học hành và sinh hoạt ở
trường lớp của con cái, người di cư mùa vụ lựa chọn nhiều cách thức khác
nhau. 23% thường trao đổi với vợ hoặc chồng để biết được thông tin của con,
24,7% lựa chọn cách trao đổi trực tiếp với con cái, 30% người trả lời cho biết
người di cư thường gọi điện nói chuyện với thầy cô giáo của con, 13% tìm hiểu
thông tin qua bạn bè, người quen của con và 9,3% nắm bắt tình hình con qua
nhiều nguồn khác nhau.
4.3.1.2. Đánh giá việc đảm nhiệm thay chăm sóc con cái
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Phần lớn các hộ gia đình có người di cư mùa
vụ đều có thể quen việc ngay lập tức và số khác mất thời gian ngắn dưới 1
tháng để tiếp nhận phần việc liên quan đến chăm sóc, giáo dục con cái (tỉ lệ lần
lượt là 45% (135/300 hộ) và 46,3% (139/300 hộ). Trong đó, nhóm gia đình
“chồng di cư, vợ ở nhà” có tỉ lệ thích
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_tieng_viet_4387_2003241.pdf