Tình hình nghiên cứu trong nước
Năm 1998, Đoàn Long Vân - Lê Chí Dũng - Nguyễn Văn Thắng
báo cáo kết quả điều trị BĐB đầu dưới xương quay gồm 22 trường hợp
bằng phương pháp cắt rộng bướu kèm ghép thân và chỏm xương mác tự
thân không có cuống mạch máu, ghép xương trụ tự thân không có
cuống mạch máu, cắt nạo bướu kèm ghép xương, hoặc xi măng. Trong
đó, kết quả của nhóm cắt rộng bướu kèm ghép xương là rất hạn chế.
Năm 1999, Lê Chí Dũng, Diệp Thế Hòa và cộng sự báo cáo kết
quả điều trị 188 trường hợp bướu đại bào xương, trong đó có 34 trường
hợp bướu đại bào đầu dưới xương quay đã được cắt rộng bướu kèm
ghép xương tự thân và kết hợp xương bằng nẹp ốc.
Năm 2000, Nguyễn Văn Thắng báo cáo kết quả nghiên cứu đặc
tính giải phẫu bệnh của BĐBX - đối chiếu với lâm sàng và Xquang
trong 135 trường hợp. Trong đó có 35 trường hợp BĐB đầu dưới xương
quay.
Năm 2004, Nguyễn Văn Thắng - Lê Chí Dũng - Diệp Thế Hòa báo
cáo kết quả điều trị 225 trường hợp bướu đại bào xương. Trong đó, có
52 trường hợp ở đầu dưới xương quay.
Năm 2010, Nguyễn Văn Thắng - Lê Chí Dũng báo cáo nghiên cứu
332 trường hợp BĐBX, trong đó có 66 trường hợp BĐB đầu dưới
xương quay.
Cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu về tái tạo dây
chằng “quay - trụ dưới”, sau cắt rộng bướu kèm ghép thân và chỏm
xương mác tự thân không có cuống mạch máu trong điều trị BĐB đầu
dưới xương quay được báo cáo trong nước
28 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Điều trị bướu đại bào đầu dưới xương quay bằng cắt rộng bướu, ghép chỏm xương mác tự thân và tái tạo dây chằng quay trụ dưới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột trong những biến chứng hay gặp khi ghép thân và chỏm
xương mác tự thân trong điều trị BĐB đầu dưới xương quay là trật hoặc
bán trật khớp cổ tay và nguyên nhân là do mất vững khớp cổ tay. Nhiều
nghiên cứu cho thấy phức hợp sụn sợi tam giác (PHSSTG) đóng vai trò
quan trọng trong giữ vững cổ tay với cẳng tay.
Sấp ngửa cổ tay thông qua sấp ngửa cẳng tay là quan trọng trong
hầu hết các hoạt động hàng ngày. Cẳng tay bị giới hạn sấp ngửa là một
trở ngại thực sự, hầu hết là do mất vững khớp quay trụ dưới nghiêm
trọng. Nhiều nghiên cứu cơ sinh học cho thấy dây chằng quay trụ dưới
(DCQTD) là thành phần của PHSSTG có vai trò giữ vững chính của
khớp quay trụ dưới. Như vậy, để phục hồi tối đa chức năng chi sau ghép
thân và chỏm xương mác tự thân không có cuống mạch máu trong điều
trị BĐB đầu dưới xương quay cần phải tái tạo các cấu trúc giải phẫu ở
cổ tay, đặc biệt là DCQTD. Tái tạo DCQTD thường được thực hiện sau
chấn thương và gây mất vững khớp quay trụ dưới (KQTD) dẫn đến đau,
giảm sức cầm nắm và có các triệu chứng cơ học.
Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy công trình nghiên cứu báo cáo
về tái tạo dây chằng “quay - trụ dưới” (DCQTD) sau cắt rộng bướu
vùng đầu dưới xương quay kèm ghép thân và chỏm xương mác tự thân
không có cuống mạch máu trong điều trị BĐB đầu dưới xương quay.
3
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu điều trị bướu đại
bào đầu dưới xương quay bằng ghép chỏm xương mác tự thân kèm tái
tạo dây chằng quay trụ dưới”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định kết quả điều trị về ung bướu học của phẫu thuật cắt rộng
BĐB đầu dưới xương quay.
Xác định kết quả điều trị BĐB đầu dưới xương quay về tạo hình và
chỉnh hình.
Xác định tỉ lệ các biến chứng trong và sau điều trị.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân BĐB đầu dưới xương quay, có Xquang độ III
theo phân độ Xquang của Campanacci kể cả các trường hợp bướu tái
phát, được phẫu thuật cắt rộng bướu kèm ghép thân và chỏm xương
mác tự thân không có cuống mạch máu và tái tạo dây chằng “quay - trụ
dưới” bằng gân gan tay dài tại Khoa Bệnh học Cơ - Xương - Khớp
Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh trong thời gian
nghiên cứu từ 01/2010 - 06/2020.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng, tiến cứu.
4. Những đóng góp mới của nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn
Giảm tỉ lệ tái phát, bên cạnh việc ghép xương còn thực hiện tái tạo
dây chằng “quay - trụ dưới” nên mang lại kết quả tốt về tạo hình, chỉnh
hình và phục hồi chức năng.
4
Tỉ lệ tái phát giảm, cải thiện tầm vận động cổ tay - cẳng tay và sức
cầm nắm, giảm các biến chứng như thoái hoá khớp “quay - cổ tay”, mất
vững khớp “quay - trụ dưới”, trật hoặc bán trật khớp “quay - cổ tay”.
5. Bố cục của luận án
Luận án gồm 148 trang (không kể phần tài liệu tham khảo và phụ
lục) với các phần chính như sau:
Mở đầu: 3 trang; Chương 1. Tổng quan tài liệu: 50 trang; Chương
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 28 trang; Chương 3. Kết quả
nghiên cứu: 27 trang; Chương 4. Bàn luận: 36 trang; Hạn chế của
nghiên cứu: 1 trang; Kết luận: 2 trang; Kiến nghị: 1 trang;
Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến đề tài nghiên
cứu: 2 trang, 5 bài 16 bảng, 87 hình, 13 biểu đồ
Tài liệu tham khảo: 173 tài liệu gồm 9 tài liệu tiếng Việt và 164 tài
liệu tiếng Anh.
5
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu phức hợp sụn sợi tam giác
Phức hợp sụn sợi tam giác là một phức hợp mô mềm bao gồm dây
chằng quay trụ mặt lưng và mặt lòng, đĩa khớp, dây chằng cổ tay trụ,
mạc giữ gân duỗi cổ tay trụ và sụn chêm.
1.1.1. Sụn sợi tam giác
1.1.2. Sụn chêm
1.1.3. Dây chằng quay trụ dưới
Dây chằng quay trụ dưới (DCQTD) có điểm bám từ bờ trong rìa
mặt lưng và rìa mặt lòng của khuyết trụ đầu dưới xương quay đến mỏm
trâm trụ và có 2 phần nông và sâu.
1.1.4. Dây chằng bên cổ tay trụ
Dây chằng bên cổ tay trụ và sụn sợi tam giác được gộp chung và
gọi là phức hợp sụn sợi tam giác. Nghiên cứu của Ekenstam và Hagert
cho thấy phức hợp sụn sợi tam giác là thành phần giữ chính của cổ tay
trụ và khớp quay trụ dưới.
1.2. Giải phẫu và cơ sinh học của khớp quay trụ dưới
1.2.1. Giải phẫu khớp quay trụ dưới
Khớp quay trụ dưới được xác định như khớp đôi, thành lập bởi
rãnh xích ma lõm nông của đầu dưới xương quay với hình dáng lồi bất
đối xứng của đầu dưới xương trụ. Các thành phần giữ vững KQTD đạt
được qua các cấu trúc ngoại lai ngoài khớp và nội tại trong khớp. Độ
vững ngoại lai được cung cấp chính bởi : (1) sức căng động của gân
duỗi cổ tay trụ khi gân vượt qua rãnh xương ở xương trụ, (2) khoang
6
giữ gân duỗi cổ tay trụ, (3) nâng đỡ động được cung cấp bởi đầu nông
và sâu của cơ sấp vuông, (4) màng gian cốt ở cẳng tay.
1.2.2. Cơ sinh học khớp quay trụ dưới
Ekenstam và Hagert phát hiện rằng phần sau của dây chằng quay
trụ dưới là thành phần giữ vững chính bên trong của khớp quay trụ dưới.
Do đó Hagert đúc kết lại rằng khi cẳng tay sấp, sợi nông ở mặt lưng
căng và sợi sâu ở mặt lòng căng; ngược lại khi cẳng tay ở tư thế ngửa,
sợi nông ở mặt lòng và sợi sâu ở mặt lưng căng.
1.3. Khớp quay cổ tay
1.3.1. Giải phẫu khớp quay cổ tay
Khớp quay cổ tay là loại khớp ổ chảo bao gồm 2 thành phần: (a) ổ
chảo cẳng tay được thành lập bởi mặt khớp đầu dưới xương quay và
phần kéo dài của xương trụ, đĩa sụn của sụn sợi tam giác, (b) phần lồi
cổ tay được thành lập bởi mặt khớp lồi của xương thuyền, nguyệt, tháp.
Cổ tay có một hệ thống dây chằng phức tạp, đa số dây chằng nằm trong
bao khớp.
Dây chằng quay cổ tay
Kinh điển, dây chằng cổ tay được chia thành 2 nhóm lớn: dây
chằng ngoại lai và dây chằng nội tại. Dây chằng ngoại lai: gồm dây
chằng ngoại lai mặt lòng và dây chằng ngoại lai mặt lưng.
1.3.2. Cơ sinh học cổ tay
1.3.2.1. Vận động cổ tay
1.3.2.2. Biên độ chức năng
Theo Ryu, biên độ chức năng của cổ tay: gập 40º, duỗi 40º,
nghiêng quay 10º, nghiêng trụ 30º.
1.3.2.3. Động học cổ tay
7
1.4. Khớp chày mác trên
1.4.1. Giải phẫu học
Khớp chày mác trên là khớp hay thay đổi hình thái và có dạng
trượt nằm giữa lồi cầu ngoài xương chày và chỏm xương mác. Bề mặt
khớp có thể thay đổi về kích thước, hình dáng và độ nghiêng. Diện tích
mặt khớp ở xương chày trung bình là 3.26 cm2 ± 0.43 và ở xương mác
là 2.57 cm2 ± 0.36.
1.4.2. Chức năng của khớp chày mác trên
Chức năng của khớp chày mác trên là làm giảm lực xoắn trên khớp
cổ chân và mô men bẻ ở mặt ngoài xương chày, truyền lực dọc trục khi
mang sức nặng, chịu 1/6 lực chuyển từ đùi xuống qua khớp chày mác
trên.
1.5. Xương ghép tự thân
1.5.1. Sinh học của xương ghép tự thân
Xương ghép tự thân là chất liệu tiêu chuẩn vàng trong ghép xương
do khả năng dẫn nhập xương, cảm ứng xương và cung cấp những tế bào
tạo xương. Ngoài ra, loại xương ghép này không có nguy cơ lây truyền
các bệnh lý nhiễm trùng và không kèm theo một đáp ứng miễn dịch
thường gặp khi sử dụng xương ghép đồng loại.
1.5.2. Xương ghép vỏ tự thân
Xương ghép vỏ tự thân khác với xương ghép xốp tự thân chủ yếu ở
tốc độ tái lập mạch máu, cơ chế tu sửa và sự tu sửa hoàn toàn. Các đại
bào hủy xương có thể tiêu hủy xương với tốc độ 50 μm / ngày, trong khi
những nguyên bào xương có thể tổng hợp mô xương mới với tốc độ l
μm / ngày.
1.6. Cơ gan tay dài
8
Cơ gan tay dài có nguyên ủy ở lồi cầu trong xương cánh tay và
bám tận ở cân gan tay và mạc giữ gân gấp giúp căng cân gan tay, gấp
nhẹ cổ tay và do thần kinh giữa chi phối. Nguyễn Văn Hiến (2021) đo
được các chỉ số trung bình về chiều dài gân là 12,5 ± 1,3 cm, chiều dài
toàn bộ gân (gồm phần gân trong và ngoài cơ) là 17,6 ± 1,9 cm, chiều
rộng gân là 3,4 ± 1,0 mm, lực gân là 80,1 ± 31,4 N.
1.7. Sự bám của gân vào xương và sinh học của liền gân trong
đường hầm xương
1.8. Các phương pháp tái tạo dây chằng quay trụ dưới
Loại 1: Một vòng quay trụ trực tiếp và nằm ngoài khớp.
Loại 2: Một vòng xích xương quay và xương trụ gián tiếp qua một
dải trụ cổ tay hoặc chuyển gân.
Loại 3: tái tạo dây chằng quay trụ dưới. Phương pháp tái tạo dây
chằng quay trụ dưới mặt lưng và mặt lòng với mảnh ghép được đặt
đúng vị trí giải phẫu, an toàn với hiệu quả cao và ít bóc tách mô
mềm.
Phương pháp tái tạo dây chằng quay trụ dưới của Adams -
Berger.
Kỹ thuật cải tiến trong phương pháp tái tạo dây chằng của
Adams - Berger.
Tái tạo dây chằng theo phương pháp Adams - Berger dưới sự
hỗ trợ của nội soi.
1.9. Lược sử về bướu đại bào xương và các vấn đề có liên quan
trong điều trị bướu đại bào xương
1.9.1. Lược sử về bướu đại bào xương
1.9.2. Các vấn đề có liên quan trong điều tri bướu đại bào xương
9
1.9.3. Lâm sàng, hình ảnh y học, giải phẫu bệnh, sinh học phân tử,
di truyền học và chẩn đoán của bướu đại bào xương
1.10. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về điều trị bướu
đại bào đầu dưới xương quay
1.10.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.10.1.1. Nạo bướu kết hợp điều trị hỗ trợ và tái tạo khuyết hổng
xương
Nạo bướu
Điều trị hỗ trợ: các tác nhân hoá học (phenol, ethanol khan, nước
muối ưu trương), các tác nhân vật lý (máy mài cao tốc, liệu pháp nhiệt,
liệu pháp lạnh).
Tái tạo khuyết hổng xương: xương tự thân, xương đồng loại và
các vật liệu thay thế xương tổng hợp.
1.10.1.2. Cắt rộng bướu kèm tái tạo khuyết hổng xương
1.10.1.3. Các phương pháp điều trị hỗ trợ khác: Bisphophonate,
Denosumab
1.10.1.4. Hướng điều trị tiềm năng mới: Simvastatin
1.10.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Năm 1998, Đoàn Long Vân - Lê Chí Dũng - Nguyễn Văn Thắng
báo cáo kết quả điều trị BĐB đầu dưới xương quay gồm 22 trường hợp
bằng phương pháp cắt rộng bướu kèm ghép thân và chỏm xương mác tự
thân không có cuống mạch máu, ghép xương trụ tự thân không có
cuống mạch máu, cắt nạo bướu kèm ghép xương, hoặc xi măng. Trong
đó, kết quả của nhóm cắt rộng bướu kèm ghép xương là rất hạn chế.
Năm 1999, Lê Chí Dũng, Diệp Thế Hòa và cộng sự báo cáo kết
quả điều trị 188 trường hợp bướu đại bào xương, trong đó có 34 trường
10
hợp bướu đại bào đầu dưới xương quay đã được cắt rộng bướu kèm
ghép xương tự thân và kết hợp xương bằng nẹp ốc.
Năm 2000, Nguyễn Văn Thắng báo cáo kết quả nghiên cứu đặc
tính giải phẫu bệnh của BĐBX - đối chiếu với lâm sàng và Xquang
trong 135 trường hợp. Trong đó có 35 trường hợp BĐB đầu dưới xương
quay.
Năm 2004, Nguyễn Văn Thắng - Lê Chí Dũng - Diệp Thế Hòa báo
cáo kết quả điều trị 225 trường hợp bướu đại bào xương. Trong đó, có
52 trường hợp ở đầu dưới xương quay.
Năm 2010, Nguyễn Văn Thắng - Lê Chí Dũng báo cáo nghiên cứu
332 trường hợp BĐBX, trong đó có 66 trường hợp BĐB đầu dưới
xương quay.
Cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu về tái tạo dây
chằng “quay - trụ dưới”, sau cắt rộng bướu kèm ghép thân và chỏm
xương mác tự thân không có cuống mạch máu trong điều trị BĐB đầu
dưới xương quay được báo cáo trong nước.
CHƯƠNG 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng, tiến cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ 01/2010 - 06/2020 tại Khoa Khoa Bệnh học Cơ - Xương -
Khớp Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
11
Dân số mục tiêu: Các bệnh nhân BĐB đầu dưới xương quay đã
được chẩn đoán xác định, kể cả các trường hợp bướu tái phát.
Dân số chọn mẫu: Tất cả các bệnh nhân BĐB đầu dưới xương quay,
có Xquang độ III theo phân độ Xquang của Campanacci được phẫu
thuật cắt rộng bướu kèm ghép thân và chỏm xương mác tự thân
không có cuống mạch máu và tái tạo dây chằng “quay - trụ dưới”
bằng gân gan tay dài.
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Chọn cỡ mẫu thuận tiện và lấy mẫu liên tục.
Tiêu chí chọn mẫu:
Tiêu chí chọn vào: các bệnh nhân được chẩn đoán BĐB đầu dưới
xương quay có Xquang độ III, được phẫu thuật cắt rộng bướu đầu dưới
xương quay kèm ghép thân và chỏm xương mác tự thân không có cuống
mạch và tái tạo dây chằng “quay - trụ dưới” bằng gân gan tay dài và
đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại ra: dưới 18 tuổi; có chống chỉ định phẫu thuật do các
bệnh lý nội khoa; không có gân gan tay dài ở tay bị bướu; kết quả giải
phẫu bệnh trong lần mổ điều trị không phải là BĐBX; không thể liên lạc
để tái khám và theo dõi dự hậu; tính đến thời điểm cuối cùng của nghiên
cứu sẽ bị loại khỏi nghiên cứu.
Kiểm soát sai lệch chọn lựa
Kiểm soát sai lệch thông tin
2.5. Xác định các biến số
2.5.1. Các biến số về đặc điểm của mẫu nghiên cứu (biến số độc
lập): tuổi, giới, kích thước bướu, gãy xương bệnh lý, độ Xquang, tái
12
phát trước phẫu thuật, tay thuận bị bướu, vị trí lấy xương ghép, chiều
dài đoạn xương ghép, thời gian theo dõi sau phẫu thuật.
2.5.2. Các biến số phụ thuộc trong nghiên cứu
2.5.2.1. Về kết quả ung bướu: tái phát, thời gian theo dõi, vị trí và điều
trị tái phát, hoá ác, di căn và tử vong.
2.5.2.2. Về kết quả tạo hình và chỉnh hình: chiều dài gân, chiều dài
toàn bộ gân và đường kính chập đôi của gân gan tay dài, mức độ đau,
tầm vận động cổ tay - cẳng tay, sức cầm nắm, chức năng chi, đánh giá
mức độ suy giảm chức năng của cánh tay, vai và bàn tay (DASH), độ
vững bên ngoài gối, đánh giá liền xương ghép trên Xquang, độ vững
khớp “quay - trụ dưới”.
2.5.2.3. Biến chứng trong và sau phẫu thuật
Trong lúc phẫu thuật:
- Nơi lấy xương ghép: tổn thương thần kinh hông khoeo ngoài.
- Vùng phẫu thuật cắt bướu, ghép xương và tái tạo dây chằng: tổn
thương mạch máu, thần kinh, gân.
Sau phẫu thuật: nhiễm trùng, không liền xương, gãy xương ghép,
thoái hóa khớp “quay - cổ tay”, trật và bán trật khớp “quay - cổ tay”,
sụp đầu dưới “xương quay”.
2.6. Phương pháp đo lường, thu thập số liệu
2.6.1. Vật liệu nghiên cứu, dụng cụ đo lường
Hồ sơ bệnh án với đầy đủ các dữ kiện lâm sàng, hình ảnh y học
(Xquang, cắt lớp điện toán, cộng hưởng từ)
Dụng cụ đo lường: thước đo sức cầm nắm (Jamar), thước đo đường
kính gân chập đôi, thước đo góc, thước đo chiều dài.
2.6.2. Thu thập và đo lường số liệu
13
Lập mẫu bệnh án cho từng bệnh nhân về lâm sàng, hình ảnh y học
(Xquang, cắt lớp điện toán, cộng hưởng từ), chẩn đoán và điều trị.
Xquang qui ước: dựa vào bảng phân độ của Campanacci
Khi không có sự thống nhất giữa hình ảnh Xquang và cắt lớp điện
toán, kết luận sau cùng dựa vào cắt lớp điện toán.
Xác định chẩn đoán: dựa vào kết quả giải phẫu bệnh qua 2 lần mổ
sinh thiết và điều trị, kết hợp với hình ảnh y học và lâm sàng.
Phương pháp điều trị
Phương pháp phẫu thuật
Chuẩn bị tiền phẫu
Kỹ thuật phẫu thuật:
- Vô cảm: gây tê tủy sống và tùng nách
- Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa, vai dạng 90 độ, ngửa cẳng bàn tay
- Ga rô hơi ở cánh tay (không băng ép) và đùi cùng bên
- Chia làm 2 nhóm: lấy thân và chỏm xương mác tự thân không có
cuống mạch máu và cắt bướu được thực hiện cùng 1 lúc.
+ Lấy thân và chỏm xương mác tự thân không có cuống mạch
máu.
Rạch da ở 1/3T ngoài cẳng chân và kéo dài lên phía trên và sau
ngoài đùi. Cắt mô dưới da, cân. Bộc lộ và cô lập thần kinh hông
khoeo ngoài. Vào xương mác theo vách gian cơ sau. Cưa thân xương
mác, bóc tách vùng gân cơ nhị đầu đùi và cơ mác dài bám ở chỏm
xương mác thành một khối liên tục và tách chỗ bám của cơ dép ở
phía sau thân và chỏm xương mác. Lấy thân và chỏm xương mác
kèm một phần dây chằng bên mác (d = 0,5 cm) và bao khớp chày
mác trên. Khoan đường hầm xương chày và khâu đính dây chằng
14
bên mác vào gân nhị đầu đùi vào xương chày bằng chỉ Hi-Fi với gối
gập 20º. Rửa vùng mổ xả ga rô cầm máu, có thể đặt dẫn lưu kín (tùy
trường hợp), đóng vết mổ từng lớp, nẹp bột đùi bàn chân với gối gập
khoảng 20º.
+ Lấy gân cơ gan tay dài và cắt rộng bướu.
Rạch da ở 1/3D trước cẳng tay, cắt mô dưới da, lấy gân cơ gan
tay dài bằng dụng cụ lấy gân và khâu 2 đầu gân. Sau đó cắt dây
chằng ngang cổ tay, vào xương quay qua khoảng giữa gân gấp cổ tay
quay và gân gấp các ngón. Cắt bó mạch - thần kinh gian cốt trước rồi
cột bó mạch máu. Cưa xương quay cách bờ trên bướu khoảng 1 cm -
1,5 cm (dựa trên hình ảnh y học và quan sát lúc mổ). Cắt chỗ bám
của cơ sấp vuông vào xương trụ. Cắt bao khớp quay cổ tay và
DCQTD phía trước, dây chằng quay cổ tay, mạc giữ gân ở các
khoang gân duỗi, bao khớp sau và DCQTD phía sau. Rửa vùng mổ,
xả garo cầm máu và garo lại sau 10 phút để thực hiện phẫu thuật kết
hợp xương và tái tạo dây chằng.
+ Ghép xương và tái tạo dây chằng “quay - trụ dưới” bằng gân
gan tay dài theo phương pháp của Adams -Berger.
Ghép thân và chỏm xương mác tự thân không có cuống mạch
máu vào xương quay theo kiểu bậc thang và kết hợp xương bằng
một nẹp cẳng tay 6 - 7 lỗ có nén ép, với đỉnh của chỏm xương mác ở
vị trí của mỏm trâm quay và mặt khớp chỏm mác phía trụ bằng với
mặt khớp của đầu dưới xương trụ (khớp trụ- cổ tay). Khoan đường
hầm hố trụ bằng mũi khoan 3.5 mm (không làm bong chỗ bám
SSTG vào xương trụ) và chỏm xương mác bằng mũi khoan 2.5 mm.
Luồn gân gan tay dài qua đường hầm chỏm xương mác, hố trụ. Khâu
15
chỉ chờ bao khớp sau cổ tay với bao khớp chày mác trước, SSTG với
phần mềm chỏm xương mác. Sau đó luồn một đầu gân qua mặt sau
và nằm ngoài màng xương của xương trụ. Nắn khớp “quay - cổ tay”
và xuyên kim Kirchner (1.6mm) cố định khớp “quay - cổ tay” ở tư
thế duỗi cổ tay từ 15º đến 20º, khớp “quay - trụ dưới” với cẳng tay ở
tư thế trung tính. Khâu cột bao khớp sau, SSTG, bao khớp trước, dây
chằng bên mác với dây chằng bên quay nhưng không làm căng các
dây chằng này khi khâu. Kéo 2 đầu gân gan tay dài để làm căng dây
chằng “quay- trụ dưới” ở mặt lưng và mặt lòng. Sau đó thắt 2 đầu
gân và khâu giữ phần thắt của 2 đầu gân bằng chỉ nylon 3.0. Khâu
đính lại chỗ bám của gân cơ cánh tay quay vào xương mác. Rửa
vùng mổ, xả ga rô cầm máu, đặt dẫn lưu kín. Đóng vết mổ từng lớp,
nẹp bột cánh bàn tay. Nếu thời gian phẫu thuật kéo dài > 2 giờ, phải
xả garo trước mỗi 2 giờ và sau 10 phút mới garo trở lại.
Vật lý trị liệu
Trở về với công việc: công việc nhẹ sau 12 tuần, công việc nặng sau 2
năm.
Theo dõi sau mổ theo lịch: tái khám và chụp Xquang định kỳ.
Đánh giá kết quả điều trị: ở từng thời điểm trong lúc phẫu thuật cũng
như trong những lần tái khám. Để khách quan, có sự tham gia đánh giá
của các bác sĩ chuyên khoa bệnh học, chi trên, chi dưới vào thời điểm
sau kết thúc thời gian theo dõi trong nghiên cứu.
2.6.3. Quy trình thu thập và cách phân tích số liệu
Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án, phân tích và tổng hợp số liệu.
2.7. Quy trình nghiên cứu
16
17
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu
Nhập liệu các số liệu qua mẫu bệnh án và nhập liệu bằng phần
mềm Epidata 3.1.
Phân tích bằng phần mềm thống kê Stata 13.0.
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu đã được Hội đồng khoa học chấm đề cương nghiên
cứu sinh thông qua.
Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của Đại học Y
Dược TP.HCM chấp thuận cho tiến hành nghiên cứu theo quyết định số
449/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 17/07/2020 (đính kèm trong phần phụ lục).
Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều tự nguyện và được quyền
không tiếp tục tham gia nghiên cứu.
Các thông tin của bệnh nhân cung cấp được bảo mật và chỉ dùng
cho mục đích nghiên cứu.
CHƯƠNG 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới của mẫu nghiên cứu
Bệnh nhân có tuổi trung bình là 33,4 ± 8,7; trong đó bệnh nhân <
20 tuổi và > 50 tuổi có tỉ lệ bằng nhau là 4%, 20 - < 30 tuổi là 34%, 30 -
< 40 tuổi là 38%, 40 - < 50 tuổi là 20%.
Tỉ lệ bệnh nhân nam là 58% và nữ là 42%.
3.1.2. Vị trí bướu
Tỉ lệ bệnh nhân bị bướu ở tay phải và tay trái là bằng nhau 50%
(25 trường hợp ở tay phải và 25 trường hợp ở tay trái).
18
3.1.3. Tay thuận bị bướu
Có 48% bệnh nhân (24 trường hợp) thuận tay phải và bị bướu ở tay
thuận.
3.1.4. Gãy xương bệnh lý
Tỉ lệ bệnh nhân bị gãy xương bệnh lý trước phẫu thuật là 4% (2
trường hợp).
3.1.5. Tái phát trước phẫu thuật
Tỉ lệ bệnh nhân bị tái phát trước phẫu thuật là 4% (2 trường hợp).
3.1.6. Kích thước bướu
Kích thước trung bình của bướu là 4,1cm ± 1,5cm. Tỉ lệ bệnh nhân
có kích thước bướu 1cm - < 3cm là 8% (4 trường hợp), 3cm - < 5cm
chiếm tỉ lệ cao nhất 64% (32 trường hợp), 5cm - < 7cm là 26% (13
trường hợp) và ≥ 7cm là 2% (1 trường hợp).
3.1.7. Độ Xquang
Tất cả các bệnh nhân đều có Xquang độ III.
3.1.8. Thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật trung bình là 3,9±0,3 giờ (3,5 - 5,4 giờ).
3.1.9. Thời gian theo dõi sau phẫu thuật
Thời gian theo dõi sau phẫu thuật của bệnh nhân là 51,9 ± 27,9
tháng, (6 - 121 tháng).
Tỉ lệ bệnh nhân sau phẫu thuật BĐB đầu dưới xương quay được
theo dõi trên 2 năm là 78% và trên 5 năm là 40%.
3.2. Kết quả điều trị về ung bướu học của phẫu thuật cắt rộng bướu
đại bào đầu dưới xương quay
3.2.1. Tái phát sau phẫu thuật
19
Có 2 trường hợp tái phát sau phẫu thuật đều ở phần mềm. Một
trường hợp được đoạn chi 1/3 trên cẳng tay do bướu xâm lấn gần toàn
bộ cẳng tay, 1 trường hợp được cắt bỏ khối tái phát.
3.2.2. Thời gian sống còn không tái phát sau phẫu thuật
Thời gian sống còn không tái phát sau phẫu thuật của các bệnh
nhân là 51,0 ± 27,8 tháng với tỉ lệ không tái phát là 96%.
3.2.3. Mối liên quan giữa tái phát sau phẫu thuật với đặc điểm của
mẫu nghiên cứu
Kết quả phân tích cho thấy không có mối liên quan giữa tuổi, giới
tính, tái phát trước phẫu thuật, kích thước bướu, gãy xương bệnh lý, tay
thuận bị bướu với tái phát sau phẫu thuật (p > 0,05).
3.2.4. Hóa ác, di căn và tử vong
Không có trường hợp nào.
3.3. Kết quả điều trị bướu đại bào đầu dưới xương quay về tạo hình
và chỉnh hình
3.3.1. Tái tạo khuyết hổng xương, vị trí lấy xương ghép
Tất cả các trường hợp đều lấy xương mác cùng bên với bên bị
bướu và tạo khuyết hổng xương bằng ghép thân và chỏm xương mác tự
thân không có cuống mạch máu.
3.3.2. Chiều dài đoạn xương ghép
Chiều dài đoạn xương ghép trung bình là 6,4 ± 1,2 cm, tỉ lệ đoạn
xương ghép có chiều dài 6cm - <8cm chiếm phần lớn (58%).
3.3.3. Tạo hình khớp “quay - cổ tay” và tái tạo dây chằng “quay -
trụ dưới” bằng gân gan tay dài
100% bệnh nhân đều được tạo hình khớp “quay - cổ tay” và tái tạo
dây chằng quay trụ dưới bằng gân gan tay dài.
20
Chiều dài trung bình gân gan tay dài của các bệnh nhân là 12,5cm
± 1,2 cm, trong đó gân có chiều dài từ >14 cm -15 cm chiếm 46%.
Chiều dài trung bình toàn bộ gân gan tay dài bao gồm phần gân trong cơ
là 17,5cm ± 1,9 cm, trong đó gân có chiều dài từ >17cm -18 cm chiếm
34%. Đường kính chập đôi của gân gan tay dài là 3,1mm ± 0,1 mm,
trong đó hầu hết có đường kính ≥ 3 mm (94%).
3.3.4. Đánh giá đau sau phẫu thuật (VAS)
Chỉ có 3/50 trường hợp có cảm nhận đau nhẹ sau phẫu thuật (chiếm
tỉ lệ là 6%).
3.3.5. Kết quả về tầm vận động cổ tay - cẳng tay, sức cầm nắm và
liền xương ghép
Kết quả đo tầm vận động cổ tay của các bệnh nhân có trung bình
gập là 25,9º ± 16,1, duỗi là 49,7º±21,2, nghiêng quay 12,8º± 3,0,
nghiêng trụ 29,7º± 10,4.
Kết quả đo tầm vận động cẳng tay của các bệnh nhân có trung bình
sấp là 52,3º± 18,3, ngửa 68,4º± 21,0.
Kết quả về sức cầm nắm
Sức cầm nắm trung bình của tay bị bướu là 15,4 kgf. Sức cầm nắm
của tay bị bướu so với tay khác bên có tỉ lệ trung bình là 70%, so với
tay cùng bên không bị bướu là 69,9%. Một trường hợp tái phát sau điều
trị được phẫu thuật đoạn chi, do đó không ghi nhận về tầm vận động
khớp và sức cầm nắm.
Kết quả về liền xương ghép
Tất cả các bệnh nhân đều liền xương ghép. Thời gian trung bình
liền xương ghép của bệnh nhân là 7,2 ± 1,2 tháng (6 - 10 tháng).
21
3.3.6. Đánh giá chức năng chi
Chức năng chi rất tốt và tốt chiếm tỉ lệ lần lượt là 82% và 14%,
chức năng trung bình và xấu có tỉ lệ như nhau là 2%.
3.3.7. Đánh giá mức độ suy giảm chức năng của cánh tay, vai và
bàn tay bên tay bị bướu
Điểm trung bình mức độ suy giảm chức năng DASH của các bệnh
nhân sau phẫu thuật là 9,7±13,1 (1,7 - 91,7).
3.3.8. Độ vững bên ngoài gối
100% trường hợp không mất vững.
3.3.9 Độ vững khớp “quay - trụ dưới”
Không có trường hợp nào bị mất vững khớp “quay - trụ dưới”.
(Một trường hợp tái phát sau điều trị được đoạn chi, do đó không ghi
nhận về độ vững khớp “quay - trụ dưới”.
3.4. Các biến chứng trong và sau phẫu thuật
3.4.1. Biến chứng trong phẫu thuật
Vị trí lấy xương ghép: không
Vị trí cắt rộng bướu - tái tạo khuyết hổng xương và dây chằng
khớp quay trụ dưới: không
3.4.2. Biến chứng sau phẫu thuật
3.4.2.1. Nhiễm trùng: không
3.4.2.2. Không liền xương: không
3.4.2.3. Gãy xương ghép
Có 7 bệnh nhân sau phẫu thuật có biến chứng gãy xương ghép
chiếm tỉ lệ 14%. Tất cả các trường hợp này đều bị gãy xương ngoài nẹp,
với nguyên nhân gãy là do chấn thương và thời gian bị gãy xương trung
22
bình là 17,0 ± 6,6 tháng. Kết quả điều trị