Chương 2
LỐI SỐNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG
MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
2.1. LỐI SỐNG, TẦM QUAN TRỌNG, NỘI DUNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG
LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.1. Khái niệm lối sống, lối sống mới, xây dựng lối sống mới cho
sinh viên Việt Nam hiện nay
2.1.1.1. Khái niệm lối sống
“Lối sống” từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học như tâm lí học, giáo dục học, đạo đức, triết học, văn hóa học. Từ lối
sống trong tiếng Pháp là mode de vie, trong tiếng Anh là mode of life hoặc way
of life, còn trong tiếng Đức là Lebensweise. Mặc dù có nhiều tác giả, nhiều tài
liệu đề cập đến khái niệm lối sống, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định
nghĩa thống nhất về vấn đề này.
Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Mác - Ăngghen viết: không nên
nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản
xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân. Mà hơn thế, nó là một phương thức
hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt
động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ.
Như vậy, Mác đã cho thấy, sản xuất là yếu tố quyết định sự tồn tại của cá
nhân và phương thức sản xuất là hình thức hoạt động cơ bản của con người, là
phương thức sinh sống của con người, là mặt cơ bản của lối sống.
Tiếp cận lối sống trên phương diện phương thức hoạt động và tổng thể
những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của những cá nhân trong một
hình thái kinh tế - xã hội, Rútkêvích cho rằng “Lối sống là một tổng thể, một
hệ thống những đặc điểm chủ yếu nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai
cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái
kinh tế - xã hội nhất định”.
Trong tiếng Việt, lối sống là một danh từ ghép gồm lối và sống. Lối là lề
lối, thể thức, kiểu cách, phương thức. Sống là sinh hoạt, là quá trình hoạt động
sinh vật và xã hội của con người. Trong từ điển tiếng Việt và Hán - Việt cũng
chỉ đề cập khái niệm “lối sống giản dị” làm ví dụ minh họa cho từ “lối” và dẫn
“nếp sống” khi đề cập đến khái niệm “sống”.
28 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, các nhà khoa học đã chỉ ra nguyên nhân suy thoái đạo đức trong
xã hội và đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng đạo đức xã hội.
Các tác giả tiếp cận khái niệm lối sống như là một phạm trù đạo đức học
trong quyển “Về giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên hiện nay
- Thực trạng và giải pháp”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Võ Văn
Thắng có đưa ra một số giải pháp trong xây dựng lối sống hiện nay, thông qua
việc nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của giá trị văn hóa truyền
thống với bài viết “Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của giá trị văn
hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống hiện nay”, (Tạp chí Giáo
dục, số 234, 2010).
1.5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỂ LUẬN ÁN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT
Một là, các công trình bàn về đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống, lối
sống sinh viên được thể hiện chủ yếu dưới dạng bài báo khoa học hay đề tài
khoa học nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống dưới
góc độ triết học về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối
sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Những công trình nghiên cứu trong giai đoạn vừa qua cũng chỉ chủ yếu
mô tả được một bức tranh chung về lối sống, lối sống sinh viên với các mặt
biểu hiện còn dàn đều, chưa làm nổi bật và đi sâu vào yếu tố nào là cơ bản,
quyết định nhất, đặc trưng cho lối sống sinh viên và chưa xem xét mối liên kết,
tác động qua lại giữa các yếu tố đó và các yếu tố liên quan.
Vấn đề đặt ra cho luận án là tiếp tục kế thừa, bổ sung, làm sâu sắc hơn
khái niệm lối sống, lối sống mới, xây dựng lối sống mới cho sinh viên; xác
định rõ tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng lối
sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
9
Hai là, trong các công trình đã công bố, các tác giả đã cố gắng phân tích,
làm rõ thực trạng lối sống sinh viên nhưng không nhiều và còn mờ nhạt. Ở
đây, các tác giả chủ yếu bàn về thực trạng lối sống con người Việt Nam.
Nhưng chưa có công trình nào luận chứng một cách toàn diện, hệ thống với đối
tượng cụ thể dưới góc độ triết học về thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền
thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay.
Ba là, các công trình của các nhà khoa học đã công bố cũng đã đưa ra hệ
thống giải pháp nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong giáo dục đạo
đức cho sinh viên hay trong xây dựng lối sống hiện nay. Hệ thống những giải
pháp đưa ra sâu sắc và toàn diện, mang tính khả thi, tập trung kế thừa và phát
huy các giá trị đạo đức truyền thống hiện nay. Tuy nhiên, chưa có công trình
nào tập trung luận chứng toàn diện, mang tính khả thi và tập trung vào đối
tượng mang tính cụ thể đó là đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ
yếu nhằm phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng
lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Những công trình trên đã đề cập các vấn đề có liên quan đến đề tài luận
án ở những góc độ khác nhau, cách tiếp cận khác nhau, phương pháp khác
nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống dưới
góc độ triết học vấn đề giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống
cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Xuất phát từ
những nội dung trên, luận án đi sâu nghiên cứu dưới góc độ triết học vấn đề:
Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh
viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Chương 2
LỐI SỐNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG
MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
2.1. LỐI SỐNG, TẦM QUAN TRỌNG, NỘI DUNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG
LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.1. Khái niệm lối sống, lối sống mới, xây dựng lối sống mới cho
sinh viên Việt Nam hiện nay
2.1.1.1. Khái niệm lối sống
“Lối sống” từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học như tâm lí học, giáo dục học, đạo đức, triết học, văn hóa học... Từ lối
sống trong tiếng Pháp là mode de vie, trong tiếng Anh là mode of life hoặc way
of life, còn trong tiếng Đức là Lebensweise. Mặc dù có nhiều tác giả, nhiều tài
10
liệu đề cập đến khái niệm lối sống, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định
nghĩa thống nhất về vấn đề này.
Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Mác - Ăngghen viết: không nên
nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản
xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân. Mà hơn thế, nó là một phương thức
hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt
động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ.
Như vậy, Mác đã cho thấy, sản xuất là yếu tố quyết định sự tồn tại của cá
nhân và phương thức sản xuất là hình thức hoạt động cơ bản của con người, là
phương thức sinh sống của con người, là mặt cơ bản của lối sống.
Tiếp cận lối sống trên phương diện phương thức hoạt động và tổng thể
những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của những cá nhân trong một
hình thái kinh tế - xã hội, Rútkêvích cho rằng “Lối sống là một tổng thể, một
hệ thống những đặc điểm chủ yếu nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai
cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái
kinh tế - xã hội nhất định”.
Trong tiếng Việt, lối sống là một danh từ ghép gồm lối và sống. Lối là lề
lối, thể thức, kiểu cách, phương thức. Sống là sinh hoạt, là quá trình hoạt động
sinh vật và xã hội của con người. Trong từ điển tiếng Việt và Hán - Việt cũng
chỉ đề cập khái niệm “lối sống giản dị” làm ví dụ minh họa cho từ “lối” và dẫn
“nếp sống” khi đề cập đến khái niệm “sống”.
Khái niệm “lối sống” bắt đầu được đề cập trong Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng và tiếp tục được đề cập đến ở các kỳ đại
hội tiếp theo. Đại hội XI khẳng định: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và
tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội
chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạplàm giảm
lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước”. Sự suy thoái về đạo đức
không chỉ diễn ra ở một bộ phận cán bộ, đảng viên mà còn diễn ra ở nhiều tầng
lớp dân cư, đặc biệt là trong giới trẻ.
Trên cơ sở tiếp cận quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về lối sống,
GS Vũ Khiêu trong tác phẩm “Văn hóa Việt Nam, xã hội và con người” đã
định nghĩa: Lối sống là phạm trù xã hội, khái quát toàn bộ hoạt động của các
dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của
một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời
sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong
sinh hoạt tinh thần và văn hóa.
Từ định nghĩa này đã khái quát được những nét đặc trưng cơ bản của lối
sống, từ phương diện vật chất của lối sống: phương thức sản xuất vật chất và
hình thái kinh tế - xã hội đến phương diện sinh hoạt tinh thần của lối sống.
11
Xét lối sống gắn liền với hoạt động sống của con người và gắn với một
hình thái kinh tế - xã hội, thì GS Thanh Lê đã định nghĩa: “Lối sống là một hệ
thống những nét căn bản nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các
tập đoàn xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế -
xã hội nhất định”. TS Nguyễn Viết Chức cho rằng: “Lối sống là tổng hòa
những dạng hoạt động sống điển hình và tương đối ổn định của con người
được vận hành theo một bảng giá trị xã hội nào đó trong sự thống nhất với các
điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định”.
Như vậy, trên cơ sở những quan điểm mà các tác giả đưa ra khi định nghĩa
về lối sống, từ đó chúng ta có thể đưa ra một số đặc điểm cơ bản của lối sống:
- Lối sống là tổng hòa những hoạt động sống của con người trong sự
thống nhất với các điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
- Lối sống chịu sự quy định của phương thức sản xuất và điều kiện sống
của xã hội.
- Lối sống là sự tổng hòa các mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, cá
nhân và xã hội, dân tộc và quốc tế.
- Lối sống nói chung đều mang tính văn hóa.
Vậy lối sống là phương thức sống của con người trong một chế độ xã hội nhất
định được biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống như lao động, sản xuất, hoạt
động chính trị, hoạt động văn hóa tinh thần và hoạt động giao tiếp hàng ngày.
Ở những góc độ tiếp cận khác nhau, khái niệm lối sống có liên quan chặt
chẽ với các khái niệm lẽ sống, nếp sống, mức sống...
2.1.1.2. Lối sống mới - lối sống xã hội chủ nghĩa, xây dựng lối sống
mới ở Việt Nam hiện nay
Sự xuất hiện của những quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã mở đầu cho
sự hình thành trong thực tế của lối sống xã hội chủ nghĩa. Lối sống xã hội chủ
nghĩa là lối sống đáp ứng với những nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp
phần vào việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra; những nét điển hình trong
hành vi của con người đều được đánh giá theo thước đo ấy.
Theo GS Thanh Lê: “Lối sống xã hội chủ nghĩa là lối sống trong những
điều kiện đặc thù của hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa, gắn với
phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa”.
Lối sống xã hội chủ nghĩa là sự kết hợp giữa những giá trị truyền thống
tốt đẹp với những giá trị, tư tưởng mới của thời đại, trong mọi hoạt động, hành
vi... Lối sống mới, nếp sống mới không chỉ là những biểu hiện đơn thuần về
phương thức sản xuất, về mặt kinh tế, đó còn là sự phản ánh đời sống tinh thần
của dân tộc, trong văn hóa, trong lối ứng xử...
Xây dựng lối sống mới ở Việt Nam hiện nay
Lối sống mới là phương thức sống của con người thể hiện ở sự lựa chọn
các hoạt động và cách thức thực hiện các hoạt động đó mang tính dân tộc,
12
hiện đại, nhân văn trong quá trình xây dựng CNXH nhằm thực hiện mục tiêu
phát triển con người toàn diện trên các lĩnh vực đức, trí, thể, mỹ.
Xây dựng lối sống mới chính là quá trình tác động đến con người nhằm
hình thành và hoàn thiện ở mỗi cá nhân những nguyên tắc, chuẩn mực đúng
đắn trong lối sống phù hợp với yêu cầu quá trình xây dựng đất nước theo định
hướng XHCN. Nhờ đó, mà cá nhân có thể tự điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn
và kiểm soát hành vi lối sống của mình hướng tới các quá trình hiện thực xã
hội và con người mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn.
Đó là lối sống có tính dân tộc - hiện đại - nhân văn, phải gắn liền với quá
trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Ở đây,
khi đặt ra nội dung xây dựng lối sống mới cần quán triệt quan điểm lịch sử - cụ
thể, làm sao bảo đảm thống nhất biện chứng giữa trước mắt và lâu dài, giữa
truyền thống và hiện đại.
Xuất phát từ những yêu cầu trên cần chú ý một số nội dung sau:
Thứ nhất, lối sống mới ở Việt Nam mà chúng ta xây dựng là lối sống có
chuẩn mực đạo đức, lý tưởng cao đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống
tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Thứ hai, xây dựng lối sống mới chính là nhằm thực hiện mục tiêu phát
triển con người toàn diện, có nhân cách phong phú.
Thứ ba, xây dựng lối sống mới hiện nay là sống và làm việc theo hiến
pháp và pháp luật.
2.1.2. Tầm quan trọng, nội dung xây dựng lối sống mới cho sinh viên
Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
2.1.2.1. Sinh viên và đặc điểm hoạt động của sinh viên Việt Nam
Sinh viên Việt Nam là những người đang theo học tại các trường Đại
học, cao đẳng của Việt Nam. Họ là một tầng lớp xã hội đặc thù, đang trên con
đường học tập, rèn luyện và định hình nhân cách, đạo đức, lối sống. Mặc dù có
trình độ nhận thức, trình độ khoa học cơ bản, có năng lực tư duy, nhưng ở độ
tuổi còn rất trẻ, độ tuổi từ 18 đến 25 và kinh nghiệm sống chưa nhiều, họ chịu
sức ép rất lớn từ nhiều hướng khác nhau, dễ bị dao động trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay.
Sinh viên, ở cấp độ xã hội, là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt. Ở
cấp độ cá nhân, sinh viên là người đang trưởng thành về mặt xã hội, chín muồi về
thể lực, định hình về nhân cách, đang học tập tiếp thu những tri thức, kỹ năng của
một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định. Đây là thời kỳ sinh viên phát triển tư duy
trừu tượng, đặc biệt là sự phát triển thế giới quan, nhân sinh quan, chứa đựng hoài
bão vươn tới lý tưởng cao đẹp, phát triển hứng thú nghề nghiệp
Mặc dù có trình độ nhận thức, trình độ khoa học cơ bản, có năng lực tư
duy, nhưng tuổi còn rất trẻ và kinh nghiệm sống chưa nhiều, họ chịu sức ép rất
lớn từ nhiều hướng khác nhau, dễ bị dao động trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
13
nay. Một số sinh viên thụ động chưa thích nghi với môi trường thay đổi. Một
số sinh viên, do tâm lý của tuổi trẻ chưa thật sự ổn định, lại ham thích và chạy
theo cái mới, chịu ảnh hưởng của lối sống đua đòi, thực dụng, hay thay đổi.
Những khát khao, mơ ước của tuổi trẻ nếu không được định hướng đúng đắn,
sẽ được thực hiện bởi những hành vi tiêu cực, nhất là với đối tượng ít kinh
nghiệm sống, ý thức chưa thật sự ổn định như sinh viên.
Phần lớn sinh viên đã không ngừng học tập, nâng cao trình độ và phát
huy những truyền thống tốt đẹp mà cha anh đã dựng xây. Sinh viên đang theo
học ở các trường rất đa dạng về thành phần, phong phú về nghề nghiệp tương
lai, trình độ khoa học cao, là lớp người năng động sáng tạo, nhạy bén, thích
ứng nhanh với cơ chế mới. Đa số sinh viên ngày nay là những người sống có lý
tưởng, có ước mơ và hoài bão lớn lao. Họ sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử
thách để thực hiện ước mơ của mình.
2.1.2.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Khái niệm lối sống mới sinh viên nói riêng không vượt ra ngoài nội hàm
của khái niệm xây dựng lối sống con người Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, do
đặc điểm tâm, sinh lý, điều kiện sống mà việc xây dựng lối sống sinh viên cần
chú ý đến đặc điểm của họ. Do đó, lối sống mới của sinh viên là phương thức
hoạt động đặc trưng của sinh viên, thể hiện ở sự lựa chọn các hoạt động và
cách thức thực hiện các hoạt động đó mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn
trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay bao gồm tất cả các mặt
hoạt động của sinh viên, từ học tập đến sinh hoạt cá nhân, từ quan niệm sống,
định hướng giá trị đến hành vi ứng xử hàng ngày, trong quan hệ giữa người
với người của sinh viên.
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc xây dựng lối sống mới cho sinh
viên có tầm quan trọng đặc biệt mang ý nghĩa chiến lược bởi các lý do sau:
Một là: lối sống mới vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển của xã hội, hoàn thiện con người nói chung, sinh viên nói riêng.
Hai là: lối sống mới góp phần quan trọng trong việc “phòng ngừa” “miễn
dịch” cho toàn xã hội, đặc biệt là sinh viên trước tác động của mặt trái kinh tế
thị trường và toàn cầu hóa, cũng như âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế
lực thù địch....
Ba là: việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên bắt nguồn từ yêu cầu,
nhiệm vụ của chính bản thân sinh viên Việt Nam hiện nay.
2.1.2.3. Nội dung cơ bản của việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên
Xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay, trước hết chúng
ta phải xác định rõ ràng tiêu chí mà sinh viên cần hướng tới thực hiện hàng
ngày trong cuộc sống:
Một là, xây dựng lối sống mới cho sinh viên trước hết là có tình yêu quê
hương đất nước, yêu CNXH, ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn
lạc hậu, thái độ say mê, trung thực trong học tập, lao động.
14
Hai là, xây dựng lối sống vì cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, lương tâm
trong sáng, lòng nhân ái bao dung cho sinh viên. Xây dựng lối sống có lý
tưởng, ước mơ, hoài bão lớn lao vì ngày mai lập thân lập nghiệp, có nghị lực
và tự tin trong cuộc sống, niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Ba là, xây dựng lối sống văn minh, có văn hóa trong ứng xử, nghiêm
chỉnh thực hiện pháp luật tôn trọng kỷ cương phép nước, có ý thức bảo vệ môi
trường sinh thái, dám đứng lên bảo vệ cái đúng, cái thiện.
Bốn là, xây dựng thái độ đúng mực trong tình bạn, tình yêu cho sinh
viên, thói quen, ứng xử văn hóa đạo đức trong lối sống của họ.
2.2. GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VÀ VAI TRÒ CỦA
NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
2.2.1. Giá trị, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam
Giá trị là những thành tựu của con người góp vào sự phát triển đi lên của
lịch sử xã hội, phục vụ cho lợi ích và hạnh phúc của con người. Giá trị xuất hiện
từ mối quan hệ xã hội giữa chủ thể và đối tượng, nghĩa là từ thực tiễn và chiến
đấu của con người xã hội. Giá trị vì thế được xác định bởi sự đánh giá đúng đắn
của con người, xuất phát từ thực tiễn và được kiểm nghiệm qua thực tiễn.
Cho nên, "nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính
diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt,
cái hay, cái đẹp; là nói đến cái có khả năng thôi thúc con người hành động và
nỗ lực vươn tới".
Giá trị đạo đức là một trong những yếu tố cấu thành hệ thống các giá trị
tinh thần của đời sống xã hội. Giá trị đạo đức là những chuẩn mực, những
khuôn mẫu lý tưởng, qui tắc ứng xử được lựa chọn nhằm điều chỉnh và đánh
giá hành vi ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội.
Truyền thống, xét về mặt đặc trưng, là những gì mang tính ổn định, đã
được cộng đồng thừa nhận và ăn sâu vào tâm lý, tập quán xã hội từ thế hệ này
sang thế hệ khác của dân tộc.
Giá trị đạo đức truyền thống chính là những giá trị tốt đẹp, thể hiện trong
những chuẩn mực đạo đức phổ biến, có tác động tích cực tới cộng đồng, điều
chỉnh hành vi cá nhân cũng như mọi mối quan hệ trong xã hội, được đông đảo
thừa nhận, mang tính ổn định tương đối và ăn sâu vào tâm lý, tập quán xã hội
từ thế hệ này nối tiếp thế hệ khác của dân tộc.
Phát huy giá trị đạo đức truyền thống là làm cho những giá trị chuẩn
mực, cái hay, cái đẹp, cái có ý nghĩa và đã được khẳng định trong đời sống tiếp
tục tồn tại, thích nghi và phát triển theo thời gian.
Các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
Nói đến các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta là nói đến đặc thù
của đạo đức Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp đã hình thành và được lưu
15
truyền, chọn lọc, kế thừa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Đó là các giá trị nhân
văn mang tính cộng đồng, tính ổn định tương đối, thể hiện trong các chuẩn
mực mang tính phổ biến có tác dụng điều chỉnh hành vi của con người.
Dựa trên những quan điểm của các nhà khoa học cũng như của Đảng ta,
có thể cho rằng các giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm:
Chủ nghĩa yêu nước là tình yêu đối với đất nước, lòng trung thành với Tổ
quốc biểu hiện ở khát vọng và hành động tích cực để phục vụ cho Tổ quốc.
Lòng nhân ái, bao dung là truyền thống mang giá trị đạo đức của dân tộc
ta. Từ ngàn xưa, trong cuộc sống lao động sản xuất cũng như trong quá trình
đấu tranh dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã sống hết lòng vì nghĩa
cả, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau để cùng vượt qua khó khăn, gian khổ...
Ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết là nhân tố tinh thần được bắt nguồn
từ chủ nghĩa yêu nước và nó trở thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển
của lịch sử dân tộc.. Nhờ đoàn kết mà cha ông ta đã tạo nên sức mạnh tổng hợp
của cả cộng đồng dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Truyền thống cần cù, tiết kiệm, sáng tạo trong lao động: cần cù, sáng tạo
là một truyền thống đạo đức có từ bao đời của dân tộc ta, là biểu hiện thái độ
của con người trong hoạt động sáng tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh
thần. Đây còn là một đức tính quý báu của dân tộc ta được các thế hệ nối tiếp
nhau giữ gìn, bồi đắp và phát triển.
Lòng dũng cảm, tinh thần bất khuất của người Việt Nam là những phẩm
chất khá nổi bật trong hệ giá trị đạo đức truyền thống. Chính những phẩm chất
này mà dân tộc ta luôn thắng lợi trước mọi thiên tai, địch họa tưởng chừng
không vượt qua nổi.
Truyền thống hiếu học của người Việt Nam được hình thành từ rất lâu đời
và đã trở thành nét đẹp trong truyền thống dân tộc. Hiếu học là một truyền
thống của người Việt từ xưa đến nay, ngay từ rất sớm con người đã nhận thức
được học hành không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của mỗi cá nhân.
Truyền thống khát khao hòa bình, yêu hòa bình
Là một dân tộc từng chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh, hơn
ai hết, người Việt Nam thấm thía giá trị của hòa bình, đó là bình yên và hạnh
phúc cho mỗi con người, ổn định và phát triển cho mỗi quốc gia, dân tộc. Và
khát khao hòa bình, yêu hòa bình trở thành giá trị truyền thống của dân tộc
Việt Nam, trở thành nguyên tắc sống, đạo lý của người Việt Nam.
2.2.2. Vai trò của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đối với việc
xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Giá trị đạo đức truyền thống có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
lối sống mới (lối sống xã hội chủ nghĩa) nói chung và xây dựng lối sống mới
cho sinh viên Việt Nam nói riêng.
Một là, giá trị đạo đức truyền thống là cơ sở giữ vị trí nền tảng để xây
dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
16
Hai là, giá trị đạo đức truyền thống được kế thừa, phát huy, gia nhập cấu trúc
nhân cách trở thành các phẩm chất mới, lối sống mới tích cực của sinh viên.
Ba là, các giá trị đạo đức truyền thống là động lực, là ngọn nguồn phát
triển dân tộc, tạo nên sức mạnh tinh thần và bản lĩnh cho thế hệ thanh niên -
sinh viên vươn lên trong giai đoạn mới trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Bốn là, phát huy giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên góp phần xây
dựng hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho họ, giúp họ đứng
vững trước tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa hiện nay.
Như vậy, đối với sinh viên, lực lượng trí thức tương lai, việc xây dựng
ngay từ đầu lối sống mới có tính định hướng, mở đường. Trong bối cảnh toàn
cầu hóa, việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên có tầm quan trọng đặc biệt
mang ý nghĩa chiến lược.
Chương 3
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC XÂY
DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY - THỰC TRẠNG
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. TOÀN CẦU HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆC PHÁT HUY GIÁ
TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO
SINH VIÊN HIỆN NAY
3.1.1. Thực chất của toàn cầu hóa
Dưới góc độ triết học, chúng tôi nhìn nhận toàn cầu hóa như là một xu
hướng vận động tất yếu của xã hội loài người; nó diễn ra trong suốt quá trình
phát triển và ngày nay đã đạt đến trình độ cao của nó. Loài người tồn tại và
phát triển trước hết là bằng và dựa vào sản xuất vật chất. Vì thế, toàn cầu hóa
bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội
hóa sản xuất.
3.1.2. Những tác động của toàn cầu hóa đối với việc phát huy giá trị
đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay
3.1.2.1. Tác động tích cực của toàn cầu hóa
Thứ nhất, thông qua tự do hóa thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng thị
trường xuất khẩu, kích thích nền kinh tế thị trường phát triển.
Thứ hai, toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng lối sống
mới, hiện đại đối với sinh viên vừa kế thừa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Thứ ba, toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu
văn hóa, khoa học, nắm bắt thông tin, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại làm
phong phú nền văn hóa dân tộc, nền tảng của việc xây dựng lối sống mới cho
sinh viên.
17
3.1.2.2. Những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa
Một là, toàn cầu hóa kinh tế tạo ra nguy cơ lệ thuộc về kinh tế, văn hóa sẽ
dẫn đến lệ thuộc về chính trị, đe dọa an ninh các quốc gia, dân tộc, tạo sự
khủng hoảng lòng tin vào những giá trị nhân văn, khuyến khích con người
chạy theo lối sống thực dụng, xa rời các giá trị truyền thống dân tộc.
Hai là, toàn cầu hóa cũng đặt ra những thách thức, thậm chí đe dọa phá
vỡ những giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam, nền văn hóa đứng trước nguy
cơ mai một, mất bản sắc.
Ba là, toàn cầu hóa làm cho cuộc sống con người có thể phải đối mặt với
nhiều thách thức và trở nên kém an toàn hơn.
Bốn là, toàn cầu hóa còn tạo ra sự bất bình đẳng giữa các nước phát triển
và các nước đang phát triển, khoảng cách giữa giàu và nghèo ngày càng xa,
dẫn đến hình thành các lối sống khác nhau.
3.2. THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN
THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
3.2.1. Thực trạng của việc phát huy các giá trị “lòng yêu nước, ý chí
tự cường dân tộc”, nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới
là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Khi cuộc chiến tranh giành độc lập dân
tộc, thống nhất đất nước kết thúc, Đảng ta quan tâm sâu sắc đến việc xây dựng mọi
mặt của đời sống xã hội, trong đó xây dựng nền văn hóa mới, đạo đức mới và lối
sống mới cho thanh niên sinh viên được xe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_gia_tri_dao_duc_truyen_thong_dan_to_c_voi_viec_xay_dung_loi_song_mo_i_cho_sinh_vien_viet_nam_tron.pdf