Giải pháp về liên kết và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm
(1) Phổ biến kiến thức và cách tiếp cận chuỗi đối với các hộ trồng cam. Thực hiện
ký kết hợp đồng kinh tế, thỏa thuận thương mại giữa các tác nhân.
(2)Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị giữa 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà
nông và doanh nghiệp, giúp 4 nhà có sự chia sẻ, đề đạt nguyện vọng, thúc đẩy liên kết.
(3) Hình thành các tổ hợp tác trồng, chăm sóc cam, các tổ hợp tác, hợp tác xã về
dịch vụ, thu mua, hợp tác giữa trung gian thương mại và người sản xuất tạo điều kiện
để các tác nhân tham gia trong chuỗi liên kết chặt chẽ.
(4) Phát triển quan hệ liên kết ngang giữa các hộ sản xuất với nhau để hình thành
vùng sản xuất cam hàng hóa tập trung.
(5) Phát triển các mối quan hệ liên kết dọc giữa các hộ trồng cam với các tác nhân
khác trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t thích nghi trồng cam của tỉnh là 5.726 ha.
- Tình hình dân số, lao động: Năm 2016, dân số của tỉnh đạt 760.289 người, với
198.175 hộ gia đình, trong đó dân số nông thôn chiếm 86,6%; có 23 dân tộc cùng sinh
sống, đông nhất là dân tộc Kinh chiếm 48,21%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Tày,
Dao, Sán Chay, Mông, Nùng, Sán Dìu... lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là
485.504 người, chiếm 63,85% dân số.
- Tình hình cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ
thống ngân hàng, hệ thống giáo dục, đào tạo đang ngày càng phát triển, tuy nhiên chưa
8
đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa.
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội: Tuyên Quang là một tỉnh còn kém phát triển,
GDP bình quân đầu người thấp, dân số chủ yếu sống ở nông thôn, trình độ sản xuất
thấp, quản lý kinh tế còn nhiều bất cập. Mặc dù tiềm năng phát triển kinh tế dồi dào
nhưng các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, bảo quản, chế biến nông
sản chưa được quan tâm.
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích
Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận sau: Tiếp cận có sự tham gia; Tiếp cận
thể chế; Tiếp cận theo quy mô sản xuất; Tiếp cận theo quan điểm phát triển; Tiếp cận
theo chuỗi giá trị sản phẩm. Khung phân tích tích trình bày theo sơ đồ 3.1.
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích giải pháp phát triển sản xuất cam
theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang
Cơ sở khoa học
Cơ sở thực
tiễn về phát
triển sản
xuất cam
theo hướng
hàng hóa
Thực trạng giải pháp phát triển
sản xuất cam hàng hóa ở tỉnh
Tuyên Quang
Chủ trương, chính sách
Quy hoạch
và quản lý quy hoạch
Phát triển
nguồn nhân lực
Cơ sở lý
luận về phát
triển sản
xuất cam
theo hướng
hàng hóa
Các yếu tố ảnh hƣởng
Nhóm yếu tố
thuộc về nguồn
lực phục vụ sản
xuất cam hàng
hóa
Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang
Đầu tư cơ sở hạ tầng
Ứng dụng khoa học,
công nghệ, kỹ thuật
Đánh giá kết quả, hiệu quả
sản xuất cam hàng hóa
Nhóm yếu tố thuộc
về thị trường tiêu
thụ sản phẩm
Phát triển thương hiệu,
thị trường tiêu thụ sản
phẩm
Nhóm yếu tố thuộc
về tiêu chuẩn, kỹ
thuật sản xuất cam
hàng hóa
Nhóm yếu tố thuộc
về tổ chức và liên
kết trong sản xuất
và tiêu thụ sản
phẩm
Cung ứng vật tư
9
3.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp: khảo sát bằng bảng hỏi, thảo luận nhóm,
phỏng vấn sâu các tác nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ cam của tỉnh. Tổng số phiếu
điều tra là 330 phiếu, trong đó: Hộ trồng cam (150 hộ); Nhóm chủ thể sản xuất cam
điển hình tiên tiến (03 nhóm); Người cung cấp đầu vào cho sản xuất cam (30 người);
Các trung gian thu mua, tiêu thụ cam (45 người); Cán bộ địa phương, nhà khoa học (15
người); Người tiêu dùng cam (90 người).
3.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu
- Công cụ xử lý: Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel; Phân tích
mô hình kinh tế lượng hồi quy đa biến bằng phần mềm SPSS 22.0.
- Phương pháp phân tích: Phương pháp thống kê; Phương pháp hạch toán kinh tế;
Phương pháp phân tích hồi quy đa biến; Phương pháp phân tích SWOT.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cam;
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện các giải pháp phát triển sản
xuất cam theo hướng hàng hóa;
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam theo
hướng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM THEO HƢỚNG
HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
4.1.1. Diện tích sản xuất cam hàng hóa của tỉnh
Năm 2005, cây cam được trồng chủ yếu ở huyện Hàm Yên với diện tích 2.572 ha,
đến năm 2017, diện tích trồng cam của toàn tỉnh đạt 8.331 ha, diện tích cam cho thu
hoạch là 4.926 ha, với trên 4.000 hộ trồng cam.
Bảng 4.1. Diện cam toàn tỉnh giai đoạn 2005 - 2015
Năm
Diện tích trồng
cây ăn quả
(ha)
Diện tích
trồng cam
(ha)
Diện tích cam
cho thu hoạch
(ha)
DT cam/ DT
cây ăn quả
(%)
2005 8.506 2.572 1.868 30,2
2010 8.193 2.582 2.307 31,5
2015 12.630 7.243 3.995 57,3
2016 13.818 7.732 4.301 56,0
2017 15.821 8.331 4.926 52,7
TĐPT (%) 6,3 11,4 8,7 4,5
Trong vòng 12 năm, diện tích trồng cam của tỉnh tăng gấp 3,24 lần, tỉ trọng diện
tích trồng cam tăng từ 30,2% lên 52,7% trong tổng diện tích cây ăn quả. Phân tích trên
cho thấy cam là loại cây ăn quả có thế mạnh của tỉnh và không ngừng được mở rộng về
diện tích. Năm 2017, diện tích trồng cam của tỉnh Tuyên Quang là 8.331 ha, trong đó
diện tích cam ở huyện Hàm Yên chiếm 86%, các huyện khác trong tỉnh có diện tích
cam không đáng kể.
10
4.1.2. Năng suất và sản lƣợng cam hàng hóa của tỉnh
Năng suất cam của tỉnh tăng nhanh chóng, năm 2005 năng suất cam bình quân đạt
7,2 tấn/ha, đến năm 2017 tăng lên 13,8 tấn/ha, tăng gấp 1,92 lần. Tuy nhiên, năng suất
cam cũng không ổn định và xuống thấp ở các năm 2007, 2009- 2011 do thời tiết không
thuận lợi và do tình trạng sâu bệnh hại.
Cùng với sự mở rộng diện tích trồng cam, chuyển đổi cây trồng và sự gia tăng năng
suất, sản lượng cam hàng hóa của tỉnh tăng nhanh chóng với tốc độ bình quân là
17,4%/năm. Năm 2017, sản lượng cam hàng hóa đạt 67.783 tấn, tăng 5,06 lần sau 12
năm (năm 2005 đạt 13.395 tấn).
4.1.3. Tình hình tiêu thụ cam hàng hóa của tỉnh
Trước năm 2010, cam ở Tuyên Quang chủ yếu thu hoạch đúng vụ khi quả bắt đầu
chín và chỉ được bán tại địa phương và một số tỉnh phía Bắc. Vậy nên sản phẩm thu
hoạch ồ ạt, xảy ra tình trạng “được mùa. mất giá”, giá bán chỉ dao động khoảng
5.000đ/kg. Từ năm 2010, nhờ các hoạt động mở rộng thị trường, giá bán cam của các
hộ đã tăng mạnh, và đỉnh điểm là năm 2012, giá bình quân cam sành của hộ trồng cam
là 12.000đ/kg. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này vùng trồng cam đã xảy ra tình trạng
“tăng trưởng nóng”, do tăng năng suất và mở rộng diện tích trồng cam đã làm cho sản
lượng cam tăng mạnh, từ 21.227 tấn/năm (năm 2012) tăng lên 43.048 tấn/năm (năm
2014) làm cho giá cam giảm mạnh.
Tuy giá bán cam không ổn định, nhưng giá trị sản phẩm cam hàng hóa vẫn tăng
nhanh chóng. Năm 2010, tổng giá trị sản phẩm cam hàng hóa đạt 79,7 tỉ đồng, nhưng
đến năm 2017 tổng giá trị sản phẩm cam hàng hóa của tỉnh đã tăng lên hơn 630 tỉ đồng,
tăng gấp 4,68 lần sau 7 năm phát triển.
4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM THEO
HƢỚNG HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
4.2.1. Chủ trƣơng, chính sách phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa
Các chủ trương, chính sách của Trung ương: Xây dựng nền nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa lớn; Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm; Chú trọng ngành công nghiệp chế biến; Khuyến khích
phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Các chủ trương, chính sách của địa phương: Khuyến khích phát triển kinh kế trang trại;
hỗ trợ sản xuất hàng hóa; Xây dựng Đề án phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên
Quang giai đoạn 2014-2020; Dự án “Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng phát triển vùng trồng
cam sành Hàm Yên; Dự án phát triển chuỗi giá trị cam Hàm Yên; Dự án xây dựng chợ đầu
mối cam sành tại xã Tân Thành, huyện Hàm Yên; Quy hoạch sử dụng đất trồng cam huyện
Hàm Yên và huyện Chiêm Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Chính quyền các cấp đã có sự quan tâm, chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ
trương, chính sách cho phát triển sản xuất cam hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. Tuy
nhiên, các chính sách mới chỉ mang tính định hướng chung, chưa thực sự gắn kết, chưa
cụ thể hóa, chưa thực sự phù hợp, cần thiết phải bổ sung, hoàn thiện. Các hoạt động hỗ
trợ của Đề án phát triển vùng sản xuất cam tập trung của tỉnh chủ yếu tập trung vào
khâu sản xuất, chưa chú ý đến việc đầu tư cho chế biến và xuất khẩu cam.
tấn/ha
11
4.2.2. Đánh giá công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch sản xuất cam theo hƣớng
hàng hóa
Tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng nhiều quy hoạch nhằm phát triển vùng sản xuất
cam, mang lại những kết quả, góp phần cho sự phát triển chung của tỉnh. Tuy nhiên,
hiện trạng cho thấy công tác quy hoạch vẫn còn một số bất cập và thiếu đồng bộ, cụ
thể: Công tác quy hoạch sản xuất cam chưa ổn định, chưa bền vững và có sự thay đổi
liên tục theo sự phát triển “nóng“ và tự phát của người dân địa phương; Việc quản lý
quy hoạch chưa chặt chẽ dẫn đến tính trạng người dân ồ ạt mở rộng diện tích trồng cam
ngoài vùng quy hoạch, dẫn đến những nguy cơ bất ổn về sản lượng, giá bán và chất
lượng cam. Các quy hoạch chưa đầy đủ, chi tiết và thiếu tính đồng bộ: chưa gắn kết
chặt chẽ sản xuất cam với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ; chưa
xây dựng quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển sản
xuất cam hàng hóa; chưa đề cập đến xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển sản
xuất như đường giao thông, hệ thống thủy lợi, kho bảo quản, cơ sở chế biến; chưa có
các giải pháp cụ thể nhằm huy động các nguồn lực, thu hút vốn đầu tư hay tích tụ ruộng
đất để thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch.
4.2.3. Đánh giá công tác đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất cam hàng hóa
Để đánh giá về mức độ đáp ứng, những thuận lợi và khó khăn về cơ sở hạ tầng
trong phát triển sản xuất cam ở tỉnh, nghiên cứu đã tổng hợp ý kiến của 150 phiếu khảo
sát hộ trồng cam đánh giá về giao thông, thủy lợi, hệ thống điện, thông tin liên lạc, chợ
đầu mối, cơ sở bảo quản, chế biến cam. Kết quả khảo sát cũng cho thấy cơ sở hạ tầng
giao thông và hệ thống các công trình thuỷ lợi của tỉnh còn yếu, chưa đáp ứng được yêu
cầu của sản xuất cam nói riêng và sản xuất, đời sống nói chung, sản xuất còn gặp khó
khăn trong việc cung cấp nước tưới, hầu hết các khu vực trồng cam không được tưới
tiêu, chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào lượng mưa. Do vậy đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để
phục vụ cho phát triển sản xuất cam hàng hóa ở tỉnh là nhu cầu cấp thiết.
4.2.4. Cung ứng vật tƣ cho phát triển sản xuất cam hàng hóa
Hầu hết các cơ sở kinh doanh cung cấp vật tư cho sản xuất cam đều gặp những khó
khăn trong kinh doanh. 100% ý kiến đều lo lắng về những rủi ro cháy nổ hay ô nhiễm
môi trường, mất an toàn cho những người liên quan đến sản xuất kinh doanh ngành
cam nói riêng, dân cư sinh sống trong vùng và người tiêu dùng cam nói chung. Do sử
dụng quá mức các loại hóa chất nông nghiệp dẫn đến thoái hóa đất, ô nhiễm nguồn
nước, không khí hay dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm cam gây ảnh hưởng đến sức
khỏe con người từ người cung ứng vật tư, người sản xuất, người kinh doanh đến tiêu
dùng. Ngoài ra, những khó khăn trong cạnh tranh, thiếu thông tin về thị trường, thiếu
vốn, thiếu cơ sở vật chất và mặt bằng kinh doanh hay sự thay đổi không ngừng về
chủng loại sản phẩm dẫn đến sự tồn đọng những sản phẩm cũ không bán được gây thua
lỗ ... là những vấn đề cần được quan tâm, tháo gỡ để giúp những người cung cấp vật tư
cho ngành cam phát triển kinh doanh bền vững.
4.2.5. Ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật phát triển sản xuất cam theo
hƣớng hàng hóa
Về sử dụng giống cam: Cam sành vẫn là giống cam chiếm ưu thế trên địa bàn. Một
số ưu điểm nổi bật của giống cam này là cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu của
12
vùng; thích hợp trên đất dốc và độ ẩm thấp; là cây trồng bản địa nên nguồn cung cấp
giống sẵn có tại địa phương; cây cho năng suất cao và kích thước quả lớn, chất lượng
quả thơm, ngon. Tuy nhiên, so với một số giống cam khác thì cam sành vẫn còn tồn tại
một số nhược điểm như khả năng chống chịu sâu bệnh chưa cao; hình thức mẫu mã quả
chưa đẹp; sản phẩm thu hoạch ồ ạt vào 3 tháng cuối năm nên giá bán chưa cao; chưa có
sản phẩm trái vụ mà một số hộ do chờ giá bán tăng nên kéo dài thời gian để quả chín
trên cây, gây ảnh hướng đến năng suất cam vụ sau và tuổi thọ của cây.
Về đầu tư trang thiết bị: Số lượng và giá trị đầu tư dụng cụ, thiết bị phục vụ cho sản
xuất cam tăng với tốc độ gia tăng bình quân lần lượt là 25% và 19%. Đến năm 2017,
mức đầu tư trang thiết bị, dụng cụ bình quân đạt 161,1 triệu đồng/hộ. Các số liệu cho
thấy mức đầu tư trang thiết bị, dụng cụ đã gia tăng đáng kể cho phát triển sản xuất cam
hàng hóa của các hộ điều tra. Tuy nhiên các hoạt động sản xuất chủ yếu bằng thủ công,
mức đầu tư cho công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị cho sản xuất chưa nhiều, có đến
60% ý kiến khảo sát cho rằng hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn trong đầu tư trang
thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến cho sản xuất cam do nguồn lực vốn còn
thiếu, đất đai manh mún và địa hình đồi núi chia cắt nên rất khó khăn trong cơ giới hóa,
khoa học kỹ thuật cũng chưa phát triển đáp ứng yêu cầu về máy móc, thiết bị cho chăm
sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến cam tại vùng sản xuất.
Về thu hoạch, bảo quản, chế biến cam: Tình trạng thu hoạch thủ công bằng dụng
cụ thô sơ làm cho chất lượng quả cam bị suy giảm nhanh chóng do bị trầy xước, dập
nát, tỉ lệ thối hỏng cao. Không có cơ sở đóng gói và kho lạnh cho quả cam sau thu
hoạch, việc vận chuyển từ hộ sản xuất đến thị trường hoàn toàn là quả thô. Chưa có
hoạt động bảo quản, chế biến cam.
4.2.6. Phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất cam hàng hóa
Nghiên cứu đã khảo sát 330 người là tác nhân tham gia các khâu trong sản xuất và
tiêu thụ cam của tỉnh. Nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất cam đang bị “già hóa”, hạn
chế về trình độ văn hóa và phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số trên địa bàn
tỉnh, ít lao động có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa. Tỉnh đã làm tốt công tác khuyến nông,
chuyển giao kỹ thuật và tăng cường tập huấn, tạo thuận lợi cho người sản xuất phát huy
được các nguồn lực sẵn có, áp dụng triển khai sản xuất một cách khoa học, giúp tăng
năng suất, chất lượng và hiệu quả trồng cam. Tuy nhiên, việc tham gia tập huấn của
người dân cũng chưa đầy đủ và hiệu quả, chủ yếu tập trung đối với các chủ hộ trồng
cam điển hình tiên tiến, còn những người trồng cam ở khu vực sâu xa hoặc do trình độ
nhận thức thấp nên chưa tích cực, chủ động tham gia tập huấn, nhận chuyển giao kỹ
thuật. Nội dung tập huấn mới chỉ tập trung vào các khâu trong quá trình trồng, chăm
sóc cây cam, chưa chú trọng đến các nội dung về thu hoạch, bảo quản, chế biến, mở
rộng thị trường tiêu thụ hay xuất khẩu cam.
4.2.7. Phát triển thƣơng hiệu và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm
Năm 2007, tỉnh đã xây dựng thành công thương hiệu “Cam sành Hàm Yên”, đã
được công bố tiêu chuẩn cơ sở cam sành Hàm Yên và được chứng nhận phù hợp tiêu
chuẩn Quốc gia TCVN 1973:2007. Cam sành Hàm Yên đã được bình chọn là 1 trong
13
50 loại trái cây đặc sản Việt Nam, Top 10 thương hiệu - nhãn hiệu nổi tiếng do Tạp chí
Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo bình chọn, được tôn vinh là một trong những sản phẩm
nông nghiệp tiêu biểu 2013. Tuy nhiên việc tiêu thụ cam chủ yếu dưới dạng quả thô,
hầu hết chưa chưa đực dán tem mác, bao bì và thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm
nên gặp phải sự nghi ngại của người tiêu dùng về nguồn gốc và an toàn thực phẩm.
Về thị trường tiêu thụ sản phầm: Trước năm 2010, sản lượng cam của tỉnh được thu
hoạch và tiêu thụ hoàn toàn tại địa phương và các tỉnh miền Bắc. Tuy nhiên từ năm
2010, thị trường tiêu thụ cam bắt đầu mở rộng đến các tỉnh miền Trung và và miền
Nam. Những khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Các kênh tiêu thụ còn ít, mối
liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng cam còn lỏng lẻo;Điều kiện vận chuyển
và phân phối gặp khó khăn về giao thông, phương tiện, dụng cụ và bao bì; Các hoạt động
bảo quản và chế biến chưa có dẫn đến tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch cao và việc tiêu thụ
mang tính mùa vụ; Thông tin về thị trường và giá cả còn chưa đầy đủ và kịp thời; Sản
phẩm mới chỉ hoàn toàn tiêu thụ ở các thị trường trong nước, chưa mở rộng thị trường
xuất khẩu; Việc thu mua cam hiện nay chưa có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tiêu thụ
qua nhiều khâu trung gian dẫn đến nhiều rủi cho người sản xuất và người kinh doanh.
4.2.8. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cam hàng hóa
Nghiên cứu tính toán, tổng hợp kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cam hàng hóa
của hộ trồng cam trên địa bàn nghiên cứu qua 3 năm (bảng 4.2).
Bảng 4.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất cam hàng hóa giai đoạn 2015 - 2017
(tính cho 1 ha cam sành thời kỳ kinh doanh)
TT Chỉ tiêu ĐVT
Giá trị So sánh (%)
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
2016/
2015
2017/
2016
BQ
1 Kết quả sản xuất
1.1 Năng suất bình quân Kg/ha 13.500 15.000 17.700 111,1 118,0 114,6
1.2 Giá bán bình quân đ/kg 8.400 9.100 9.302 108,3 102,2 105,3
1.3
Giá trị sản xuất hàng
hóa (GO)
tr.đ/ha 113,4 136,5 164,9 120,4 120,8 120,6
1.4 Chi phí trung gian (IC) tr.đ/ha 44 45,8 47,8 103,2 104,5 103,8
1.5 Chi phí lao động(CL) tr.đ/ha 26,1 26,9 28,3 103,1 105,2 104,1
1.6 Tổng chi phí (TC) tr.đ/ha 70,5 72,7 76,2 103,1 104,7 103,9
1.7 Giá trị gia tăng (VA) tr.đ/ha 69,0 90,7 117,0 131,4 129,0 130,2
1.8 Thu nhập hỗn hợp (MI) tr.đ/ha 42,9 63,8 88,7 148,7 139,0 143,9
2 Hiệu quả kinh tế
2.1 GO/IC Lần 2,6 3,0 3,4 116,7 115,6 116,2
2.2 VA/IC Lần 1,6 2,0 2,4 127,4 123,5 125,5
2.3 MI/IC Lần 1,0 1,4 1,9 144,2 133,1 138,6
2.4 GO/TC Lần 1,6 1,9 2,2 116,7 115,3 116,0
2.5 VA/TC Lần 1,0 1,2 1,5 127,5 123,2 125,3
2.6 MI/TC Lần 0,6 0,9 1,2 144,2 132,7 138,5
14
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất cam hàng hóa đều tăng qua các năm. Mặc dù
các khoản mục chi phí sản xuất đều tăng, nhưng do sự gia tăng nhanh chóng về năng
suất và giá bán, dẫn đến các chỉ tiêu về giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp đều tăng
nhanh với tốc độ tăng bình quân là 30,2% và 43,9%. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
kinh tế sản xuất cam hàng hóa cũng tăng đều và nhanh qua các năm, với tốc độ tăng
bình quân của các chỉ tiêu GO/TC là 16%/năm, VA/TC tăng 25,3%/năm, MI/TC tăng
38,5%/năm, số liệu trên cho thấy sản xuất cam hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM THEO
HƢỚNG HÀNG HÓA
4.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về nguồn lực phục vụ sản xuất
4.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên phù hợp và thuận lợi cho phát triển sản xuất cam hàng hóa. Nghiên
cứu cũng khảo sát 150 hộ trồng cam trên địa bàn các huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa và
Yên Sơn. Sử dụng thang đo 10 để đánh giá mức độ thuận lợi của các điều kiện tự nhiên
ảnh hưởng đến sản xuất cam của hộ. Kết quả khảo sát được tổng hợp qua bảng 4.3.
Bảng 4.3. Mức độ thuận lợi của điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng đến phát triển
sản xuất cam hàng hóa (thang đo 10)
TT Chỉ tiêu
Tính
chung
Huyện
Hàm Yên
Huyện
Chiêm Hóa
Huyện
Yên Sơn
1 Thổ nhưỡng 8,4 8,8 8,5 7
2 Địa hình 5,9 6,5 4,5 5,4
3 Nguồn nước 7,9 8,5 7,6 6,4
4 Thời tiết 8,3 8,4 8,2 8,1
5 Sâu bệnh hại 7,8 7,7 8,2 7,8
Bình quân 7,7 8,0 7,4 6,9
4.3.1.2. Điều kiện sản xuất của hộ trồng cam
Tuổi bình quân của chủ hộ trồng cam là 49,6 tuổi, đây là độ tuổi già so với tuổi lao
động bình quân, sẽ là yếu tố hạn chế sự năng động, nhạy bén trong phát triển kinh tế
hàng hóa, thị trường, sự hạn chế về thể lực trong lao động sản xuất.
Bảng 4.4. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra
TT Chỉ tiêu ĐVT
Vùng
QH
Vùng
ngoài QH
BQ/hộ
1 Số hộ điều tra hộ 90 60 150
2 Tuổi chủ hộ tuổi 49,6 49,5 49,6
3 Trình độ văn hóa lớp 8,1 4,9 7,0
4 Số năm kinh nghiệm trồng cam năm 11,4 10,2 12,3
5 Số khẩu người 5,6 4,8 4,8
6 Số lao động người 3,2 2,9 2,9
7 Diện tích đất trồng cam ha 1,6 1,4 1,5
8 Hộ có vay vốn cho sản xuất cam % 53 51 53,0
9 Thu nhập từ trồng cam/Tổng thu nhập % 83 55 72,0
15
Thu nhập chủ yếu của các hộ điều tra là từ sản xuất cam, chiếm 72% trong tổng số thu
nhập hàng năm của hộ, điều này cho thấy xu hướng tập trung, chuyên môn hóa trong sản
xuất cam của các hộ điều tra. So sánh các chỉ tiêu giữa hai nhóm hộ cho thấy đa số các chỉ
tiêu của nhóm hộ ngoài vùng quy hoạch thấp hơn so với nhóm hộ trong vùng quy hoạch,
điều đó cho thấy nhóm hộ trong vùng quy hoạch có các điều kiện sản xuất tốt hơn.
4.3.1.3. Trình độ, kinh nghiệm của chủ hộ trồng cam
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam hàng hóa của các nhóm hộ phân
theo trình độ văn hóa, số năm kinh nghiệm và số lần tham gia tập huấn năm 2017.
Nhóm hộ có chủ hộ có trình độ văn hóa càng cao thì hiệu quả kinh tế trong sản xuất
cam hàng hóa cang cao. Nhóm hộ có kinh nghiệm trồng cam trên 10 năm chiếm tỉ lệ
cao nhất là 44%, điều này cũng thể hiện cây cam đã được phát triển lâu đời bởi người
dân bản địa, với kinh nghiệm tích lũy được qua thực tế trồng cam nhiều năm, nhóm hộ
này đạt được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam hàng hóa cao nhất so
với các nhóm hộ còn lại. Tập huấn cũng là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả sản
xuất cam hàng hóa của hộ điều tra.
4.3.1.4. Quy mô sản xuất
Diện tích vườn cam, mức độ đầu tư chi phí, số lao động của hộ tham gia trực tiếp
sản xuất là các chỉ tiêu đánh giá quy mô, năng lực sản xuất hàng hóa của hộ trồng cam.
Số liệu ở bảng 4.5 tổng hợp nhằm phân tích ảnh hưởng của quy mô sản xuất đến hiệu
quả kinh tế
Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của quy mô sản xuất đến hiệu quả sản xuất cam hàng hóa
TT Chỉ tiêu
Số
hộ
(hộ)
Tỉ lệ
(%)
Năng
suất
(tấn/
ha)
Sản
lƣợng
(tấn/
hộ)
GO
(tr.đ/
hộ)
IC
(tr.đ/
hộ)
MI
(tr.đ/
hộ)
1 Diện tích vƣờn cam
1.1 Quy mô nhỏ (dưới 1 ha) 58 38,7 16,8 10,9 100,7 46,9 53,8
1.2 Quy mô TB (từ 1 đến 2 ha) 58 38,7 17,8 29,1 272,8 123,5 149,3
1.3 Quy mô lớn (trên 2 ha) 34 22,7 18,9 53,0 496,4 232,3 264,1
2 Chi phí đầu tƣ
2.1 Dưới 100 triệu/ năm 66 44,0 16,8 12,0 113,1 51,7 61,3
2.2 Từ 100 triệu đến 200 triệu/ năm 60 40,0 17,3 30,8 286,7 135,7 151
2.3 Trên 200 triệu/năm 24 16,0 20,9 61,3 578,3 259,3 319
3 Lao động của hộ
3.1 Dưới 3 người 66 44,0 17 12,8 119,5 55,3 64,3
3.2 Từ 3 đến 4 người 60 40,0 17,9 31,0 290,3 132,5 157,8
3.3 Trên 4 người 24 16,0 19,3 57,6 541,7 248 293,7
Tính chung 150 100,0 17,7 27,5 257 118,5 138,5
Diện tích vườn cam, mức độ đầu tư chi phí, số lao động của hộ tham gia trực tiếp
sản xuất là các chỉ tiêu đánh giá quy mô, năng lực sản xuất hàng hóa của hộ.
4.3.1.5. Nguồn vốn đầu tư
Số liệu ở bảng 4.8 cho thấy so với các hộ không vay vốn thì các hộ sử dụng vốn vay
16
có chi phí sản xuất bình quân cao hơn, nhưng giá trị sản phẩm cam hàng hóa và thu nhập
hỗn hợp bình quân lại đạt được ở mức cao hơn, có hiệu quả kinh tế hơn. Kết quả khảo sát
các cơ sở kinh doanh cung cấp vật tư đầu vào cho hộ trồng cam cũng cho thấy có tới 52%
CSKD còn gặp khó khăn do thiếu vốn, 60% hộ kinh doanh gặp khó khăn do khách hàng
nợ đọng, nghĩa là do hộ trồng cam thiếu tiền vốn để mua vật tư đầu vào dẫn đến phải mua
nợ và chấp nhận chi phí tiền lãi trả chậm. 60% ý kiến chuyên gia cho rằng khâu sản xuất
còn gặp khó khăn về vốn lưu động, 87% ý kiến chuyên gia đề xuất giải pháp về hỗ trợ
vay vốn cho các hoạt động phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa.
4.3.2. Nhóm yếu tố thuộc quy trình, kỹ thuật sản xuất cam hàng hóa
4.3.2.1. Kỹ thuật chăm sóc vườn cam
Trong việc thâm canh chăm sóc cây cam, hộ trồng cam đã áp dụng kỹ thuật canh tác
mới như cắt tỉa, tạo hình, tạo tán, bón phân hữu cơ, kích thích cây ra hoa, đậu quả. Tuy
nhiên, mức độ đầu tư chưa đồng đều, hầu hết các hộ trồng cam không sử dụng phân
chuồng, chủ yếu dùng phân vô cơ để thay thế bằng cách bón tăng lượng phân NPK cho
cây cam (80,5%). Đối với quả cam sau thu hoạch, chỉ có 21,3% hộ sử dụng thùng gỗ
hoặc hộp carton để đóng cam, còn lại chủ yếu cam được gánh gồng và đổ xô ở các điểm
tập kết giao cho các chủ buôn. Tình trạng này làm cho chất lượng quả cam bị suy giảm do
bị trầy xước, dập nát, tỉ lệ thối hỏng cao. Số liệu khảo sát cũng cho thấy tỉ lệ hộ áp dụng
các biện pháp kỹ thuật ở nhóm hộ có quy mô lớn cao nhất. Điều đó cho thấy, hộ có diện
tích trồng cam lớn hơn sẽ có điều kiện đầu tư thâm canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật
đầy đủ hơn các nhóm hộ khác ở các khâu chọn giống, chăm sóc và thu hoạch.
4.3.2.2. Mô hình sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP
Kết quả khảo sát cho thấy với nhóm hộ sản xuất cam theo mô hình VietGAP có chi
phí đầu tư sản xuất cao hơn so với nhóm hộ sản xuất theo mô hình truyền thống là 1,2
triệu đồng/ha, do mức đầu tư cho giống, vật tư, công chăm sóc cao hơn. Tuy nhiên
năng suất cam của nhóm hộ này cũng cao hơn 19,8 tạ/ha. Cùng với các yếu tố có lợi
khác từ sản xuất cam theo mô hình VietGAP mang lại như chất lượng sản phẩm tốt,
liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm nên nhóm hộ này có
giá bán sản phẩm cao hơn là 168đ/kg. Kết hợp với các yếu tố về quy mô diện tích, sản
lượng hàng hóa cao hơn làm cho các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất cam
hàng hóa của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_giai_phap_phat_trien_san_xuat_cam_theo_huong.pdf