Tóm tắt Luận án Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thành phố Hà Nội nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng

Đồng bằng châu thổ sông Hồng, thành phố Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh

Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc

Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía

Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8/2008, thành phố có

diện tích 3.324,92 km².

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Kinh tế Hà Nội, năm 2013 duy trì tăng trưởng 8,25%, trong đó: Giá

trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,46%; Giá trị tăng

thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,57%; Giá trị tăng thêm ngành

dịch vụ tăng 9,42%. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội

ước là 279.200 tỷ đồng, tăng 12%. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu ước

tăng 0,2%, trong đó xuất khẩu tăng 0,1%, nhập khẩu giảm 3,7%.

Mục tiêu về sử dụng đất: Đất nông nghiệp đến năm 2020 là 152.248

ha. Diện tích đất lúa trung bình khoảng 92.000 ha. Đất phi nông nghiệp đến

năm 2020 là 178.830 ha và đất chưa sử dụng đến năm 2020 là 1.811 ha.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạo ra môi trường pháp lý cho thị trường lao động 6 tính đa dạng cũng khác nhau; nông thôn có tính cộng đồng làng - xã - thôn - bản rất chặt chẽ. 1.1.3. Các tác động của đô thị hóa tới tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn Quá trình đô thị hóa khu vực nông thôn sẽ làm diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, người lao động thiếu đất để canh. Lao động nông thôn phần lớn rơi vào tình trạng thất nghiệp hay thiếu việc làm trầm trọng. Cơ cấu kinh tế thay đổi dẫn đến chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Gia tăng số người di cư tự do từ nông thôn ra thành thị, các khu, cụm công nghiệp để làm thuê bằng đủ thứ nghề với tiền công thấp. 1.1.4. Đặc điểm của lao động nông thôn Lao động nông thôn sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng; Lao động nông thôn có trình độ văn hoá và chuyên môn thấp hơn so với thành thị; Việc làm của lao động nông thôn mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các vùng thuần nông; Lao động nông thôn có khả năng tiếp cận và tham gia thị trường kém, thiếu khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường, khả năng hạch toán hạn chế. 1.1.5. Các lý thuyết về tạo việc làm khu vực nông thôn Một số lý thuyết được đề cập trong luận án: Lý thuyết J.M Keynes; Thất nghiệp, việc làm ở các nước đang phát triển theo quan điểm của E Wayne Nafziger; Mô hình phát triển của Lewis; Mô hình Harry T. Oshima; Lý thuyết kinh tế học hiện đại với Mankiw (1997). Lý thuyết “Vòng đời của ngành” (Jovanovic, 1994 and Klepper, 1996), 1.1.6. Nội dung các hoạt động tạo việc làm cho lao động nông thôn và các biện pháp tạo việc làm - Tạo việc làm thông qua các chương trình kinh tế - xã hội - Tạo việc làm qua một số các chương trình: Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ; chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm; chương trình Quốc gia giải quyết việc làm. - Tạo việc làm thông qua việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 7 - Tạo việc làm thông qua vốn đầu tư nước ngoài: Tạo việc làm trong khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài; Tạo việc làm từ nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức. - Tạo việc làm thông qua phát triển các Hội nghề nghiệp - Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động: Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động là một trong những kênh tạo việc làm đem lại hiệu quả và giá trị cao. 1.1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn - Cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội - Điều kiện tự nhiên, vốn và công nghệ - Nhân tố thuộc về sức lao động 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở một số nước  Thực trạng và kinh nghiệm tạo việc làm của Trung Quốc Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển; Thực hiện các chính sách đô thị hóa thích hợp; Ra sức phát triển sự nghiệp giáo dục; Giải quyết sức lao động dư thừa ở nông thôn.  Thực trạng và kinh nghiệm tạo việc làm của Malaysia Phát triển hài hòa nông nghiệp - công nghiệp và ứng dụng khoa học kỹ thuật; Mở rộng sản xuất nông nghiệp ở những vùng đất mới; Đẩy mạnh thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp; Thực hiện liên kết các bên, từ nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo và chính quyền địa phương đến các doanh nghiệp. 1.2.2. Các chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn của Việt Nam - Quan điểm của Đảng - Chính sách việc làm - Chính sách hỗ trợ tạo việc làm - Luật việc làm 2013 1.2.3. Tạo việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương Việt Nam - Kinh nghiệm của Hà Nam - Kinh nghiệm của Hải Dương - Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc 8 1.3. Các nghiên cứu có liên quan Nguyễn Hữu Dũng (1997), Trong nghiên cứu "Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” đã nêu khá chi tiết về phương pháp luận, cách tiếp cận về chính sách việc làm, hệ thống khái niệm về lao động - việc làm và phương pháp tính các chỉ tiêu tạo việc làm. Hoàng Kim Cúc (2001), để tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn cần nâng cao chất lượng lao động nông thôn, Phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa các hình thức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn. Nguyễn Tiệp (2008), để giải quyết việc làm cần thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích thị trường lao động phát triển thông qua hệ thống môi giới, tư vấn việc làm và nghề nghiệp để kết nối cung - cầu lao động; Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Thành phố Hà Nội nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, thành phố Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8/2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km². 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Kinh tế Hà Nội, năm 2013 duy trì tăng trưởng 8,25%, trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,46%; Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,57%; Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 9,42%. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội ước là 279.200 tỷ đồng, tăng 12%. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu ước tăng 0,2%, trong đó xuất khẩu tăng 0,1%, nhập khẩu giảm 3,7%. Mục tiêu về sử dụng đất: Đất nông nghiệp đến năm 2020 là 152.248 ha. Diện tích đất lúa trung bình khoảng 92.000 ha. Đất phi nông nghiệp đến năm 2020 là 178.830 ha và đất chưa sử dụng đến năm 2020 là 1.811 ha. 9 2.1.3. Khái quát dân số khu vực nông thôn Hà Nội Từ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, có thể thấy mật độ dân số chung toàn thành phố là 1.926 người/km2, (cao hơn 7,4 lần mật độ dân số cả nước 256 người/km2) và phân bố không đều giữa các quận, huyện, thị xã. Nơi có mật độ dân số cao nhất là quận Đống Đa 36.550 người/km2, quận Hai Bà Trưng 29.368 người/km2; nơi có mật độ dân số thấp nhất là huyện Ba Vì 576 người/km2. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích Thực trạng tạo việc làm Các nhân tố ảnh hưởng Nhóm giải pháp Tạo việc làm Tổng nhu cầu việc làm - Thông qua chương trình phát triển kinh tế xã hội - Chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn - Chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ - Chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm - Các nhân tố thuộc về chính sách - Các nhân tố thuộc về đầu tư - Các nhân tố thuộc về tăng trưởng Giải pháp về xác định nhu cầu việc làm theo hướng tăng trưởng Các chính sách hỗ trợ tạo việc làm - Chính sách về đào tạo nghề - Chính sách về vốn - Chính sách về phát triển thị trường lao động Tạo việc làm qua xuất khẩu lao động - Các nhân tố thuộc về chính sách - Các nhân tố thuộc về bản thân người lao động Giải pháp mở rộng xuất khẩu lao động Tạo việc làm thông qua phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - Các nhân tố thuộc về chính sách - Các nhân tố thuộc về công nghệ - Các nhân tố thuộc về vốn - Giải pháp về vốn - Giải pháp về phát triển sản xuất - Giải pháp về đào tạo nghề Các bên liên quan đến vấn đề tạo việc làm - Ủy ban nhân dân TP Hà Nội. - Sở LĐTBXH Hà Nội - UBND Quận, huyện, thị xã Tạo việc làm thông qua phát triển các hội nghề nghiệp Tạo việc làm thông qua vốn đầu tư nước ngoài - Các nhân tố thuộc về chính sách - Các nhân tố thuộc về vốn Giải pháp về thu hút đầu tư Sơ đồ 2.1. Khung nghiên cứu phân tích tổng thể của luận án 10 (i) Nghiên cứu có sự tham gia của các bên liên quan được sử dụng như là một phương pháp tiếp cận hữu hiệu trong nghiên cứu chuyên đề. (ii) Tiếp cận hệ thống; tiếp cận thực trạng - giải pháp. 2.2.2. Phương pháp tiếp cận - Tiếp cận hệ thống - Tiếp cận có sự tham gia - Tiếp cận thể chế 2.2.3. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu Mẫu khảo sát được lựa chọn sau khi có tham khảo/nghiên cứu tổng quan về các địa bàn nghiên cứu. Tiêu thức chọn: Huyện có tỷ lệ đất chuyển đổi từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, phục vụ cho đô thị hóa cao; Luận án chọn địa bàn nghiên cứu gồm: Hà Đông; Chương Mỹ; Ứng Hòa; Phúc Thọ; Quốc Oai; Đan Phượng; Hoài Đức; Mỹ Đức; Phú Xuyên; Sơn Tây; Thạch Thất; Thanh Oai và Thường Tín. Với số hộ là 325 (540 thành viên) cho toàn bộ địa bàn Một số đặc điểm chính của các hộ gia đình được phỏng vấn: Bảng 2.1. Tỷ lệ các hộ bị ảnh hưởng từ dự án Ảnh hưởng Số hộ Tỷ lệ (%) Hộ bị thu hồi đất để làm mặt bằng dự án 317 97,5 Hộ bị thu hồi đất để làm mặt bằng khu tái định cư. 2 0,6 Hộ phải tái định cư do dự án 6 1,8 Tổng 325 100,0 Đa phần những hộ được hỏi đều có nguồn thu chính từ lĩnh vực chăn nuôi, làm ruộng và trồng trọt. Bảng 2.2. Nguồn thu nhập/sinh kế chính của các hộ được phỏng vấn Nghề nghiệp Số hộ Tỷ lệ (%) Chăn nuôi và làm ruộng 201 61,85 Chăn nuôi và trồng trọt 76 23,38 Thu nhập từ tiền lương 10 3,08 Buôn bán 2 0,62 Hưởng trợ cấp và chăn nuôi 1 0,31 Kinh doanh, buôn bán và làm nông nghiệp 4 1,23 Ngư nghiệp 4 1,23 Làm nông nghiệp, nghề thủ công nghiệp 19 5,85 Thợ xây, phụ hồ 5 1,54 Tiền lương hưu 3 0,92 Tổng 325 61,85 11 Tỷ lệ hộ có thu nhập chính từ chăn nuôi và làm ruộng tương ứng với gần 66% tổng số hộ được hỏi. Số hộ có thu nhập chính từ chăn nuôi và trồng trọt là 76 hộ, chiếm 24,76%. Số hộ có thu nhập chính từ tiền lương là 10 hộ tương đương 3,26%. Các hộ có nguồn thu chính từ các ngành nghề khác chiếm tỷ lệ nhỏ dưới 2%. Có đến 47,53% hộ có thu nhập 1 đến 2 triệu một tháng từ nguồn thu nhập/sinh kế chính. Số hộ có thu nhập dưới 1 triệu là 84 tương đương với 25,93% tổng số hộ được điều tra. Bảng 2.3. Tỷ lệ hộ gia đình phân theo mức thu nhập Số tiền hàng tháng Số hộ Tỷ lệ (%) Dưới 1 triệu 84 25,93 1-2 triệu 154 47,53 3-4 triệu 60 18,21 5-6 triệu 20 6,17 7-10 triệu 4 1,23 Trên 20 triệu 1 0,31 Khác 2 0,62 Tổng 325 100,00 2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin - Nghiên cứu tài liệu liên quan đến nội dung cần khảo sát và dữ liệu từ các cuộc điều tra của Tổng Cục thống kê bao gồm tổng điều tra doanh nghiệp. - Phỏng vấn trực tiếp các nhóm hộ gia đình ở khu vực nông thôn Hà Nội, các chuyên gia, cán bộ liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Tổng hợp và xử lý số liệu từ các cuộc điều tra của TCTK và số liệu, tài liệu của Sở Lao động thương binh và xã hội Hà Nội. 2.2.5. Phương pháp phân tích Phương pháp thống kê kinh tế gồm: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp phân tổ thống kê; Phương pháp thống kê so sánh; Phương pháp tổng hợp; Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo; Phương pháp phân tích mô hình. 2.2.6. Các chỉ tiêu phân tích Luận án sẽ sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản (định tính và định lượng) theo đặc đặc điểm của người lao động sau đây: - Theo giới tính: Nam; Nữ. - Theo tuổi: Độ tuổi, độ tuổi bình quân, tỉ lệ các độ tuổi - Theo thành phần kinh tế, theo vùng kinh tế. - Số lao động có việc làm của lao động nông thôn - Theo ngành nghề, theo trình độ chuyên môn, tay nghề. 12 Chương 3. THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA 3.1. Khái quát về lao động và việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội 3.1.1. Khái quát về dân số, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội Giai đoạn 2010-2013, dân số nông thôn tăng chậm, tốc độ 0,87%/năm, bằng ¼ so với tốc độ tăng của khu vực thành thị và đến năm 2014 dân số nông thôn giảm hẳn xuống so với các năm trước. Bảng 3.1. Dân số trung bình và nông thôn của Hà Nội (Đơn vị: người) Năm Thành thị Nông thôn Tổng 2010 2.709.905 3.852.041 6.561.946 2011 2.893.499 3.806.062 6.699.561 2012 2.986.254 3.827.125 6.813.379 2013 3.006.402 3.957.682 6.964.084 2014 3.573.700 3.691.900 7.265.600 Tỷ trọng dân cư nông thôn vẫn ở mức cao, song đang có xu hướng giảm, từ 58,5% năm 2010 xuống còn 56,1% năm 2012, nhưng tăng ngược trở lại 56,8% vào năm 2013 và giảm mạnh xuống 52,8% trong năm 2014. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2010, 2011, 2012, 2013, 2014), bảng 3.2 cho thấy phần lớn dân số trong độ tuổi lao động (15+) ở khu vực nông thôn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Năm 2010 lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm đến 85,6% vào năm 2014 giảm còn 79,73% mức giảm khá chậm. Bảng 3.2. Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số trên 15 tuổi khu vực nông thôn Hà Nội giai đoạn 2010 - 2014 Trình độ chuyên môn kỹ thuật Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Cơ cấu (%) Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Không có CMKT 85,60 85,54 82,20 81,47 79,73 Sơ cấp nghề 3,01 1,69 4,07 5,40 5,37 Trung cấp nghề 1,60 2,18 2,37 1,54 1,88 Trung cấp chuyên nghiệp 4,16 4,41 4,38 3,98 4,01 Cao đẳng nghề 0,27 0,32 0,31 0,56 0,48 Cao đẳng 1,49 2,00 2,06 1,97 2,49 Đại học 3,87 3,86 4,62 5,08 6,04 13 Giai đoạn 2010-2014, lao động nông thôn học nghề có sự gia tăng về số lượng trong đó tập trung chủ yếu ở trình độ sơ cấp nghề (tăng 25.029 người so với cao đẳng nghề 2.110 người) mặc dù năm 2014 có giảm so với các năm trước. Hình 3.1. Lực lượng lao động và nông thôn của thành phố Hà Nội, giai đoạn 2010 - 2013 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Hà Nội năm 2014, lực lượng lao động (LLLĐ) nông thôn của Hà Nội đạt 2,12 triệu người, chiếm 76,6% dân số nông thôn (15 tuổi trở lên), không thay đổi nhiều so với năm 2013 và chiếm 55,5% trong tổng LLLĐ, giảm mạnh so với giai đoạn 2010-2013 (xem hình 3.1). Tuy nhiên, do tác động của đô thị hóa và di dân nông thôn - đô thị, tốc độ tăng lực lượng lao động nông thôn thấp hơn thành thị (2,26%/năm). Kết quả, tỷ trọng lao động nông thôn trong tổng lực lượng lao động thành phố Hà Nội giảm từ 62,2% xuống 60,6% trong cùng giai đoạn (Hình 3.1). Có việc làm, 75.04 Thất nghiệp, 1.58 Không hoạt động kinh tế, 23.39 Hình 3.2. Tình trạng hoạt động kinh tế của dân số khu vực nông thôn của thành phố Hà Nội năm 2014 % % % 14 Lực lượng lao động nông thôn có xu hướng già hóa rõ rệt, tỷ lệ lực lượng lao động trong các nhóm tuổi dưới 40 giảm dần, đặc biệt là nhóm tuổi từ 15 - 19 do tác động tích cực từ các chương trình giáo dục phổ thông, đại học và các chính sách hỗ trợ lao động nghèo, lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề (Tổng cục Thống kê, 2014). 3.1.2. Khái quát về việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội Năm 2014, khu vực nông thôn có 2,08 triệu người làm việc, chiếm 56,61% tổng việc làm của thành phố Hà Nội. Giai đoạn 2010-2014, tốc độ tăng việc làm nông thôn là 0,97%/năm, cao hơn tốc độ tăng lực lượng lao động nông thôn, tuy nhiên, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng việc làm chung của Hà Nội (1,35%/năm). Tính đến năm 2014, tỷ lệ lao động làm trong ngành nông nghiệp ở nông thôn năm 2010 chiếm 93,92%, giảm xuống 92,59%. Năm 2014, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 35,6% so với ngành Công nghiệp và xây dựng (33,9%) và Thương mại và Dịch vụ (30,5%) thì không có sự chênh lệch quá cao đối với một thành phố như Hà Nội. Bảng 3.3. Lao động có việc làm của Hà Nội theo ngành kinh tế, giai đoạn 2010-2014 Năm Tổng số lao động có việc làm (người) 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số 3.506.987 3.485.620 3.606.878 3.649.029 3.682.869 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 820.130 878.113 867.394 891.899 800.473 Công nghiệp và xây dựng 1.103.743 979.739 1.026.671 1.038.567 992.779 Thương mại và dịch vụ 1.583.114 1.627.768 1.712.813 1.718.563 1.889.618 Trong đó nông thôn 2.194.195 2.108.153 2.207.450 2.254.461 2.084.798 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 770.302 798.623 806.071 833.524 741.182 Công nghiệp và xây dựng 798.350 685.427 749.600 753.775 706.720 Thương mại và dịch vụ 625.543 624.104 651.779 667.161 636.896 15 3.2. Thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội 3.2.1. Các chính sách và giải pháp tạo việc làm đã thực hiện cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội  Về việc làm - Quyết định số 5117/QĐ-UBND, ngày 14/11/2006, phê duyệt chương trình giải quyết việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010. - Quyết định số 3602/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 phê duyệt “Đề án phát triển thị trường lao động Thành phố Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. - Quyết định số 4883/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2014 về việc phê duyệt đề án tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020.  Về dạy nghề - Quyết định số 1893/QĐ-UBND ngày 25/4/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc quy định mức chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg giai đoạn 2011-2015 (đợt 1). - Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 25/9/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc hỗ trợ học nghề, tạo việc làm và tín dụng cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Quyết định số 52/2012/QĐ-Ttg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ. 3.2.2. Các bên có liên quan trong hoạt động tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phụ trách chỉ tiêu tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn. Nắm được quy mô, cơ cấu lao động khu vực nông thôn của thành phố Hà Nội. Thu thập số liệu về tình trạng việc làm của lao động nông thôn, đặc biệt là các đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp. Ủy ban Nhân dân các Quận/huyện/thị xã hằng năm chỉ đạo các cấp xã/phường/thị trấn khảo sát đối tượng lao động thuộc diện thu hồi đất về nhu cầu học nghề và hỗ trợ vốn,báo cáo với Ủy ban nhân dân thành phố để lên kế hoạch đào tạo và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. Các cơ sở đào tạo nghề, cập nhật và có những điều chỉnh về ngành nghề đào tạo, có những ưu tiên đối với lao động trên địa bàn thành phố, đặc 16 biệt là lao động khu vực nông thôn, vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đánh giá là tạo ra nhiều việc làm hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Hà Nội, có vai trò và thực hiện đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và thông tin thị trường lao động cho người dân, đặc biệt đối với đối tượng lao động khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố. 3.2.3. Kết quả của các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội Kế hoạch của thành phố Hà Nội là hằng năm tạo việc làm mới cho khoảng 60.000 lao động. Tổng kinh phí ngân sách Thành phố dạy nghề cho lao động nông thôn là 136.805 tỷ đồng, có 72,9% lao động nông thôn làm đúng với nghề được đào tạo; Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề toàn thành phố đạt 87%. Các huyện đạt được mục tiêu tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề, đạt 80% trở lên như: Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba Vì, Hà Đông, Thanh Trì, Chương Mỹ, Đông Anh, Đan Phượng, Từ Liêm, Thanh Oai, Hoài Đức. Khoảng 2,22% lao động sau khi học nghề đã thành lập được tổ hợp tác, doanh nghiệp; 53,9% số lao động học nghề tự tạo việc làm; 24% số lao động học nghề được doanh nghiệp tuyển dụng; 7% số lao động học nghề được bao tiêu sản phẩm; 40% số lao động học nghề thuộc hộ nghề tham gia học nghề thoát nghèo. Tạo việc làm thông qua quy hoạch, xây dựng phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp và làng nghề, số dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, thu hút và tạo ra hơn 100.000 việc làm. 3.2.4. Đánh giá chung về thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa Nguồn vốn hỗ trợ giải quyết việc làm từ ngân sách của địa phương cũng như Quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Thủ tục, hồ sơ vay vốn được đơn giản hóa, thuận tiện người lao động có cơ hội tự tạo việc làm. Tuy nhiên, hầu hết vốn vay tập trung cho hộ vay gia đình nên chỉ tăng thêm thời gian làm việc của các thành viên trong gia đình mà không tạo thêm nhiều việc làm; Lao động khu vực nông thôn còn chưa mặn mà với việc học nghề; 17 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội 3.3.1. Chính sách tạo việc làm Các chính sách về việc làm được ban hành tương đối đầy đủ như: Các chính sách chung về việc làm quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động về việc làm, trách nhiệm của Nhà nước về việc làm; hỗ trợ để tạo và tự tạo việc làm cho người lao động thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, dự án cho vay giải quyết việc làm; đưa người lao động đi làm việc ờ nước ngoài, bồi dưỡng kiến thức, nghề nghiệp trước khi đi lao động ở nước ngoài,.... 3.3.2. Mức độ phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn Công nghiệp nông thôn của Hà Nội đạt được tốc độ tăng trưởng và khắc phục được những hạn chế. Hơn 37.000 lao động nông thôn được tạo việc làm trực tiếp và hàng chục nghìn lao động khác được tạo việc làm gián tiếp thông qua các hoạt động khuyến công. 3.3.3. Mức độ phát triển của các ngành trong khu vực nông thôn Cơ cấu lao động nông thôn Hà Nội (năm 2013), ngành Nông, lâm và thủy sản 38,7%, ngành công nghiệp và xây dựng 32,2% và ngành Thương mại và dịch vụ 29,1%. 3.3.4. Công tác dạy nghề và nâng cao chất lượng lao động Giai đoạn 2010-2013, thành phố đầu tư hơn 50 tỷ đồng để thực hiện chương trình dạy nghề cho lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. 3.3.5. Hoạt động của thị trường lao động Hà Nội là một trong những địa phương có thị trường lao động phát triển nhất cả nước. Thị trường lao động của thành phố Hà Nội phát triển tốt hơn nhờ nguồn cung - cầu lao động lớn và hệ thống các Trung tâm giới thiệu việc làm khá đầy đủ, linh hoạt. 3.3.6. Các yếu tố từ bản thân người lao dộng Khả năng của người lao động tác động đáng kể đến vấn đề tạo việc làm việc làm. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, độ tuổi, giới tính của người lao động nông thôn là có cơ sở để địa phương quyết định các hình thức hỗ trợ việc làm và tạo việc làm. 18 Đơn vị: % 83.4 5.9 1.9 2.3 .5 1.2 4.6 Không CMKT Sơ cấp nghề Trung cấp nghề Trung cấp chuyên nghiệp Cao đẳng nghề Cao đẳng chuyên nghiệp Đại học trở lên Hình 3.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực nông thôn năm 2014 (%) 3.3.7. Một số kết quả phân tích mô hình a) Một số yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm phi nông nghiệp cho lao động khu vực nông thôn Sử dụng số liệu VHLSS, ước lượng mô hình Probit đối với số liệu của Hà Nội, kết quả nghiên cứu như sau: Bảng 3.5. Kết quả ước lượng mô hình xác định khả năng có việc làm phi nông nghiệp Biến Giải thích (1)Emp1 Tác động biên sodn Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất 0.000*** .00009 (0.000) tytrongnn Tỷ trong GDP nông nghiệp trong tổng GDP -0.062** -0.02288 (0.027) taovlam Có chương trình tạo việc làm 0.128*** 0.04705 (0.041) schooling Số năm học tập, đào tạo 0.082*** 0.03019 (0.004) age Tuổi 0.004*** 0.00147 (0.001) gender Giới tính 0.199*** 0.07309 (0.035) Constant Hệ số chặn -0.959*** (0.064) *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1 19 Kết quả ước lượng cho thấy các hệ số đều có ý nghĩa thống kê, dấu của các hệ số ước lượng phù hợp với kỳ vọng. + Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn mà người lao động sinh sống, có tác động tích cực tới tạo việc làm phi nông nghiệp cho lao động ở khu vực nông thôn. + Đô thị hóa nông thôn cũng sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng kinh tế trong nông nghiệp và tăng trong khu vực công nghiệp, dịch vụ. + Kết quả ước lượng mô hình cho thấy các chương trình tạo việc làm đã tác động tích cực đến khả năng tìm được việc làm của người lao động. + Trình độ học vấn và trình độ CMKT của người lao động là yếu tố quan trọng giúp người lao động tìm kiếm được việc làm, cứ một năm tăng thêm về số năm đi học so với số năm đi học bình quân của lao động ở khu vực nông thôn thì tăng khả năng có việc làm phi nông nghiệp thêm 3%. + Hệ số của biến tuổi mang dấu dương cho thấy khả năng có việc làm phi nông nghiệp của người lao động có xu hướng tăng khi tuổi tăng. Như vậy, thông qua mô hình hồi quy xác suất, nghiên cứu đã chỉ ra một số kết luận sau: b) Mô hình xác định tác động của một số yếu tố tới tạo việc làm Kết quả ước lượng mô hình được thể hiện trong bảng 3.4. + Tăng trưởng và đầu tư luôn là động lực và là kênh quan trọng tạo ra các vị trí việc làm. Nếu tăng trưởng tăng thêm 1%, các yếu tố khác trong mô hình không đổi, nhu cầu lao động tăng 0.28%, hay sẽ tạo thêm 0,28% vị trí việc làm ở khu vực nông thôn Hà Nội. Hệ số co giãn nhu cầu lao động theo vốn đầu tư thấp hơn so với hệ số co giãn của nhu cầu lao động theo tăng trưởng, cứ 1% tăng thêm của vốn đầu trong khi các yếu tố khác không đổi thì việc làm tăng thêm 0.12%. + Các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp hoặc khu chế xuất có nhu c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfttla_ktpt_tran_thi_minh_phuong_9387_2005185.pdf
Tài liệu liên quan