Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua
làm quen với văn học thiếu nhi
2.3.1. Nhận thức của giáo viên sử dụng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi
Hầu hết giáo viên đều thấy được tầm quan trọng của việc GDHVĐĐ cho
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua việc cho trẻ làm quen với văn học thiếu nhi. Cụ thể,
93,1% giáo viên được hỏi cho rằng: Làm quen với tác phẩm văn học rất quan
trọng trong việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ nhỏ và chỉ có 6,9% giáo viên
cho rằng quan trọng. Không có giáo viên nào cho rằng làm quen với tác phẩm
văn học không quan trọng trong việc giáo dục hành vi đạo đức. Văn học thiếu
nhi rất quan trọng góp phần giáo dục trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, lòng
nhân ái và hình thành thói quen, cách ứng xử đúng đắn.
Kết quả này khẳng định, giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng và
sự cần thiết phải tổ chức cho trẻ làm quen với văn học thiếu nhi, qua đó
GDHVĐĐ cho trẻ để hình thành và phát triển những thói quen tốt cho trẻ.
a) Nhận thức về nội dung giáo dục hành vi đạo đức qua văn học thiếu nhi
cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Nhận thức về nội dung giáo dục hành vi đạo đức qua văn học thiếu nhi
cho trẻ 5 – 6 tuổi của giáo viên. Nhìn chung, giáo viên đều cho rằng làm quen
với văn học thiếu nhi giúp phát triển các hành vi đạo đức. Tuy nhiên, chỉ có nội
dung giáo dục trẻ có “Hành vi bày tỏ tình cảm với người thân, hành vi nhường
nhịn, cảm thông với em nhỏ” là hai trong số nội dung GDHVĐĐ được đưa vào
nhiều nhất với ý kiến của giáo viên. Các nội dung GDHVĐĐ “Trẻ có tính ngăn
nắp gọn gàng, hành vi tự phục vụ, hành vi giúp đỡ bạn” ít được đưa vào giáo
dục hơn hoặc chưa thực sự được giáo viên quan tâm đưa vào nội dung trọng
tâm hoạt động.
b) Nhận thức về phương pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6
tuổi qua văn học thiếu nhi.
Nhìn chung, các giáo viên cũng có ý thức đưa các phương pháp vào để
giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ nhưng còn hời hợt chưa chú trọng đến từng
phương pháp đặc biệt là phương pháp luyện tập các hành vi đạo đức và biện
pháp để nâng cao phương pháp mang lại hiệu quả giáo dục cao thì chưa có hoặc
chưa triệt để.
2.3.2. Thực trạng sử dụng thể loại tác phẩm văn học giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ 5 – 6 tuổi
Đa số giáo viên tập trung vào thể loại thơ truyện viết cho thiếu nhi. Điều
này cho thấy, việc sử dụng thường xuyên các tác phẩm văn học viết trong hoạt
động văn học hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả cao trong giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ mẫu giáo.13
2.3.3. Thực trạng tổ chức làm quen với văn học thiếu nhi để giáo dục hành vi
đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi
a)Thực trạng tổ chức giáo dục hành vi đạo đức qua làm quen với văn học thiếu
nhi
Kết quả cho thấy, nhìn chung giáo viên có sử dụng tất cả các thời điểm tổ
chức LQVVH để GDHVĐĐ cho trẻ. Tuy nhiên, về cơ bản thời điểm tổ chức
nhiều nhất vẫn là trong giờ hoạt động học.
b)Thực trạng sử dụng phương thức giáo dục hành vi đạo đức qua làm quen với
văn học thiếu nhi
Kết quả cho thấy, giáo viên có sử dụng các phương thức GDHVĐĐ qua
LQVHTN nhưng còn rất hạn chế và chưa thường xuyên. Còn rất nhiều giáo
viên không bao giờ sử dụng các phương thức để giáo dục hành vi đạo đức cho
trẻ và tỷ lệ này còn rất cao. Điều đó cho thấy giáo viên chỉ quen sử dụng các
phương thức “truyền thống” trong các việc tổ chức hoạt động giáo dục ở bậc
học mầm non, mà chưa chú trong sử dụng các phương thức khác để nâng cao
các hành vi, thói quen đạo đức cho trẻ.
Như vậy, cần có kế hoạch cụ thể để đưa các tình huống xảy ra trong tác
phẩm văn học vào các hoạt động hàng ngày để trẻ có cơ hội luyện tập thường
xuyên để GDHVĐĐ trở thành những thói quen tốt đẹp cho trẻ
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uật của văn học dành cho trẻ mầm
non thường không quá cầu kỳ phức tạp; Mỗi tác phẩm văn học thiếu nhi đều là
một bài học đạo đức sâu sắc nhưng lại rất gần gũi giúp trẻ hiểu rõ ràng.
1.4.3. Cơ hội hình thành biểu tượng hành vi đạo đức qua làm quen với văn
học thiếu nhi.
a. Văn học thiếu nhi giúp trẻ biết cách ứng xử và hình thành hành vi lễ độ
b. Làm quen với văn học thiếu nhi giúp hình thành hành vi chia sẻ, nhường
nhịn giúp đỡ bạn bè, giúp đỡ những người thân, những hoàn cảnh khó khăn.
c. Làm quen với văn học thiếu nhi giúp trẻ hình thành hành vi gọn gàng ngăn
nắp: Biết cách thu dọn gọn gàng, sắp xếp khoa học, đúng nơi quy định
d. Làm quen với văn học thiếu nhi giúp trẻ hình thành hành vi vệ sinh sạch sẽ,
văn minh nơi công cộng.
e. Làm quen với văn học thiếu nhi giúp trẻ hình thành hành vi ứng xử với thiên
nhiên và vật nuôi
1.4.3. Giáo dục hành vi đạo đức qua làm quen với văn học thiếu nhi
Dựa trên Chương trình giáo dục mầm non 2009 được ban hành theo thông tư
17/2009/TT – BGDĐT[7], mà chúng tôi đưa ra mục tiêu, nguyên tắc, nội dung,
8
phương pháp, hình thức giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi qua làm
quen với văn học thiếu nhi.
a. Mục tiêu
Làm quen với văn học thiếu nhi giúp trẻ nhận biết cái gì là đúng, là tốt.
Giúp trẻ yêu thích và bắt chước những hành vi đúng, tốt của các nhân vật trong
tác phẩm văn học;Giúp trẻ hình thành sự hứng thú, tự tin thể hiện những hành
vi tốt với mọi người trong cuộc sống hàng ngày;Bước đầu gúp trẻ hình thành
những hành vi đúng, hành vi tốt.
b. Các nguyên tắc giáo dục hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Cần xác định rõ mục đích giáo dục, hiểu rõ đối tượng; Giáo dục hành vi
đạo đức mang tính tập thể; Giáo dục hành vi muốn có hiệu quả thì cần phải tiến
hành trên tất cả các trẻ trong lớp, trong nhóm khi tham gia hoạt động.
Các nội dung giáo dục hành vi đạo đức gắn liền với thực tiễn va phù hợp
với thực tiễn, phù hợp với các hành động, cách cư xử, thái độ hàng ngày của trẻ.
Giáo dục hành vi đạo đức đảm bảo thường xuyên, liên tục mới đạt hiệu
quả.
Cần có sự quan tâm đặc biệt với trẻ: Với những trẻ cá biệt có những hành
vi chưa phù hợp thông qua các hoạt động giáo dục hàng ngày giáo viên cần
quan tâm nhiều hơn đến trẻ.
c. Nội dung
Chúng tôi xác định nội dung giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi qua văn học thiếu nhi gồm những nội dung sau:
Giáo dục trẻ hành vi lễ độ; Giáo dục trẻ có hành vi giúp đỡ, chia sẻ; Giáo
dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong lớp và nơi công cộng; Giáo dục trẻ biết
yêu thiên nhiên, chăm sóc và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống và
một số con vật.
c. Phương pháp tổ chức
Phương pháp đọc kể diễn cảm; Phương pháp đàm thoại và nêu gương:
Phương pháp sử dụng giáo cụ trực quan; Phương pháp luyện tập:
d. Hình thức tổ chức
Giáo viên tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học bằng nhiều hình
thức khác nhau: Chia nhóm, tập trung trẻ trong lớp dưới sự hướng dẫn của giáo
viên không gian rộng rãi thoáng mát, yên tĩnh, giúp trẻ cảm nhận dễ dàng hơn.
Có rất nhiều hình thức tổ chức: Tổ chức hoạt động học theo chương trình;
trong các hoạt động khác hàng ngày lồng ghép vào các hoạt động khác
1.4.4. Quá trình hình thành hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua
làm quen với văn học thiếu nhi
Trẻ bắt chước hành vi của những sự vật hiện tượng mà trẻ thích chưa hiểu
đó là gì sau đó thông qua việc trẻ được trải nghiệm qua các hoạt động giáo dục
và trẻ mới hiểu những hành vi từ đó trẻ có thái độ phù hợp với những hành vi
9
đó theo quy trình: Cảm xúc - hành vi (bắt chước) - nhận thức – thái độ - hành vi
(bền vững).
a. Lựa chọn tác phẩm văn học có những nhân vật gần gũi trẻ yêu thích, hành vi
đạo đức mẫu mực trẻ dễ bắt chước làm theo.
a. Đưa trẻ vào thực hành trải nghiệm những hành vi tình huống của nhân
vật trong văn học để trẻ nhận biết đánh giá những hành vi ấy.
c. Củng cố những hành vi qua TPVHTN và các hoạt động hàng ngày.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi
1.5.1. Về giáo viên
Giáo viên có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức hoạt động làm quen văn học
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo viên đóng vai trò là
người tổ chức, hướng dẫn trẻ theo mục đích giáo dục. Giáo viên không chỉ cần
nắm vững nội dung chương trình mà còn cần phải biết sử dụng phương pháp,
biện pháp phù hợp với tình huống và hoàn cảnh cụ thể, dẫn dắt trẻ tiếp cận kiến
thức, kĩ năng theo mục đích giáo dục.
1.5.2.Cơ sở vật chất thiết bị và môi trường giáo dục
Để hành vi đạo đức của trẻ được luyện tập thường xuyên, đúng đắn thì
việc đảm bảo đủ cơ sở vật chất phù hợp như trang thiết bị đầy đủ, an toàn, phù
hợp với đặc điểm lứa tuổi.
Ngoài điều kiện môi trường vật chất, yếu tố môi trường xã hội rất quan
trọng.
1.5.3. Gia đình và sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường
Gia đình là một trong các yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đến trẻ. Trẻ
mẫu giáo có thời gian sống, giao tiếp với các thành viên trong gia đình nhiều
hơn với trường mầm non và xã hội.
Gia đình tạo ra khung chung cho các quan hệ và sự phát triển tâm lý của
mỗi thành viên. Mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái, giữa các anh chị em ruột
thịt tạo ra các kiểu quan hệ, cách cư xử của trẻ đối với mỗi thành viên trong gia
đình và xã hội.
1.5.4. Yếu tố về chất lượng nội dung tác phẩm
Chất lượng nội dung tác phẩm văn học có ảnh hưởng lớn đến giờ hoạt
động làm quen văn học để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Lứa tuổi này cần lựa chọn những tác phẩm có nội dung phong phú câu văn hay,
rõ ràng, mạch lạc và ngôn ngữ trong tác phẩm đẹp, giàu hình ảnh. Nội dung
phong phú, nhân vật trong tác phẩm sống động giúp trẻ mở rộng về tư duy vốn
kinh nghiệm sống và những nhân vật có nhiều cảnh sắc khác nhau để trẻ có thể
tư duy logic và nhận thức những hành vi nhân vật rõ nét. Lựa chọn tác phẩm
văn học có nội dung hay phong phú, có ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục
hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi.
10
Kết luận chương 1
1. Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi góp phần phát triển hoàn
thiện nhân cách trẻ. Làm quen với tác phẩm văn học có những tác động to lớn
đến quá trình hình thành và phát triển hành vi đạo đức của trẻ. Văn học giúp trẻ
phát triển và hình thành những tình cảm và hành vi đạo đức của các nhân vật
trong tác phẩm.
2. Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ là quá trình giáo dục không giống các
quá trình khác mà đi từ những từ xúc cảm – hành vi (bắt chước) – hành vi có ý
thức. Trẻ yêu thích sau đó bắt chước những hành vi của những nhân vật mình
yêu thích từ đó cô giáo dục cho trẻ những hành vi tốt và tạo tình huống cơ hội
để trẻ được đóng vai, luyện tập những nhân vật trẻ yêu thích, ấn tượng và đưa
trẻ vào những hoạt động thực tiễn hàng ngày để trẻ kiểm nghiệm thực hành và
trở thành thói quen hành vi đạo đức.
3. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ. Trong
đó giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học, cách truyền thụ nội dung tác phẩm, phân tích những tấm gương đạo đức
tiêu biểu những hành vi điển hình, đồ dùng trực quan là những phương tiện
góp phần thành công của hoạt động giáo dục.
4. Quy trình làm quen với tác phẩm văn học để giáo dục hành vi đạo đức là
một quy trình mở linh hoạt tùy từng tác phẩm mà cụ thể giáo viên có thể lựa
chọn sao cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO
5 - 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI
2.1. Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo trong Chương trình Giáo
dục mầm non
2.1.1. Mục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo trong Chương trình Giáo dục mầm non
- Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non hướng đến giáo dục hài hòa
nhân cách trẻ chưa có mục tiêu giáo dục hành vi đạo đức cụ thể cho trẻ
2.1.2. Nội dung giáo dục hành vi đạo đức trong Chương trình giáo dục mầm
non cho trẻ 5 – 6 tuổi
Trong chương trình giáo dục mầm non có đề cập đến nội dung giáo dục hành
vi đạo đức cho trẻ, tuy nhiên còn nhiều nội dung chưa cụ thể và đầy đủ do đó
cần làm rõ các vấn đề này trong quá trình giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ.
2.1.3. Phương pháp giáo dục hành vi đạo đức trong Chương trình giáo dục
mầm non
Chương trình giáo dục mầm non sử dụng các nhóm phương pháp : nhóm
phương pháp thực hành, trải nghiệm, nhóm phương pháp trực quan minh họa,
nhóm phương pháp dùng lời nói, nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và
11
khích lệ, nhóm phương pháp nêu gương đánh giá. Tùy từng hoạt động giáo dục
cụ thể mà giáo viên áp dụng các phương pháp linh hoạt.
2.1.4. Đánh giá kết quả giáo dục hành vi đạo đức trong Chương trình giáo
dục mầm non
Đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn đánh giá theo các
lĩnh vực phát triển để giáo viên kịp thời lên kế hoạch điều chỉnh phù hợp cuối
mỗi tháng hoặc chủ đề giáo viên căn cứ vào kết quả mong đợi để đánh giá trẻ
đã phù hợp chưa từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể tác động kịp thời để trẻ đạt
mục tiêu giáo dục trong chương trình đặt ra. Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
được đánh giá lồng ghép với các lĩnh vực khác.
2.2. Khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Tiến hành khảo sát nhằm thu thập thông tin để có căn cứ và có cơ sở đánh
giá thực trạng hành vi đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5-
6 tuổi qua văn học thiếu nhi ở một số trường mầm non. Trên cơ sở đó đề xuất
một số biện pháp giáo dục và tổ chức thực nghiệm các biện pháp giáo dục hành
vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua văn học thiếu nhi.
2.2.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát
- Mẫu khảo sát: 290 giáo viên mầm non.
- Địa bàn khảo sát: Trường Mầm non Thực hành Hoa Hồng, Trường Mầm non
Thực hành Hoa Sen, Trường Mầm non Hoa Thủy Tiên, Trường Mầm non Hoa
hồng thuộc Thành phố Hà Nội, Trường Mầm non Thực hành Nha Trang,
Trường Mầm non Thực hành Thành phố Hồ Chí Minh, một số trường mầm non
vùng núi phía Bắc (Tỉnh Điện Biên).
2.2.3. Nội dung khảo sát
- Nhận thức của giáo viên mầm non về tầm quan trọng của giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ 5 – 6 tuổi qua văn học thiếu nhi.
- Nhận thức về nội dung giáo dục hành vi đạo đức qua văn học thiếu nhi cho trẻ
5 – 6 tuổi.
- Nhận thức về phương pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi qua
văn học thiếu nhi.
- Đánh giá của giáo viên về những biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi qua văn học thiếu nhi.
- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên về việc giáo dục hành vi đạo đức
cho trẻ 5 – 6 tuổi qua văn học thiếu nhi.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
b. Phương pháp quan sát:
c. Phương pháp phỏng vấn sâu:
d. Phương pháp sử dụng bài tập tình huống để đo nghiệm biểu hiện hành
vi dạo đức của trẻ 5-6 tuổi
12
(1) Lễ độ: (2) Giúp đỡ, chia sẻ, nhường nhịn; (3) Gọn gàng, ngăn nắp;
(4) Giữ vệ sinh sạch sẽ;(5) Biết yêu thiên nhiên và các con vật nuôi:
2.3. Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua
làm quen với văn học thiếu nhi
2.3.1. Nhận thức của giáo viên sử dụng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi
Hầu hết giáo viên đều thấy được tầm quan trọng của việc GDHVĐĐ cho
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua việc cho trẻ làm quen với văn học thiếu nhi. Cụ thể,
93,1% giáo viên được hỏi cho rằng: Làm quen với tác phẩm văn học rất quan
trọng trong việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ nhỏ và chỉ có 6,9% giáo viên
cho rằng quan trọng. Không có giáo viên nào cho rằng làm quen với tác phẩm
văn học không quan trọng trong việc giáo dục hành vi đạo đức. Văn học thiếu
nhi rất quan trọng góp phần giáo dục trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, lòng
nhân ái và hình thành thói quen, cách ứng xử đúng đắn.
Kết quả này khẳng định, giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng và
sự cần thiết phải tổ chức cho trẻ làm quen với văn học thiếu nhi, qua đó
GDHVĐĐ cho trẻ để hình thành và phát triển những thói quen tốt cho trẻ.
a) Nhận thức về nội dung giáo dục hành vi đạo đức qua văn học thiếu nhi
cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Nhận thức về nội dung giáo dục hành vi đạo đức qua văn học thiếu nhi
cho trẻ 5 – 6 tuổi của giáo viên. Nhìn chung, giáo viên đều cho rằng làm quen
với văn học thiếu nhi giúp phát triển các hành vi đạo đức. Tuy nhiên, chỉ có nội
dung giáo dục trẻ có “Hành vi bày tỏ tình cảm với người thân, hành vi nhường
nhịn, cảm thông với em nhỏ” là hai trong số nội dung GDHVĐĐ được đưa vào
nhiều nhất với ý kiến của giáo viên. Các nội dung GDHVĐĐ “Trẻ có tính ngăn
nắp gọn gàng, hành vi tự phục vụ, hành vi giúp đỡ bạn” ít được đưa vào giáo
dục hơn hoặc chưa thực sự được giáo viên quan tâm đưa vào nội dung trọng
tâm hoạt động.
b) Nhận thức về phương pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6
tuổi qua văn học thiếu nhi..
Nhìn chung, các giáo viên cũng có ý thức đưa các phương pháp vào để
giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ nhưng còn hời hợt chưa chú trọng đến từng
phương pháp đặc biệt là phương pháp luyện tập các hành vi đạo đức và biện
pháp để nâng cao phương pháp mang lại hiệu quả giáo dục cao thì chưa có hoặc
chưa triệt để.
2.3.2. Thực trạng sử dụng thể loại tác phẩm văn học giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ 5 – 6 tuổi
Đa số giáo viên tập trung vào thể loại thơ truyện viết cho thiếu nhi. Điều
này cho thấy, việc sử dụng thường xuyên các tác phẩm văn học viết trong hoạt
động văn học hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả cao trong giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ mẫu giáo.
13
2.3.3. Thực trạng tổ chức làm quen với văn học thiếu nhi để giáo dục hành vi
đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi
a)Thực trạng tổ chức giáo dục hành vi đạo đức qua làm quen với văn học thiếu
nhi
Kết quả cho thấy, nhìn chung giáo viên có sử dụng tất cả các thời điểm tổ
chức LQVVH để GDHVĐĐ cho trẻ. Tuy nhiên, về cơ bản thời điểm tổ chức
nhiều nhất vẫn là trong giờ hoạt động học.
b)Thực trạng sử dụng phương thức giáo dục hành vi đạo đức qua làm quen với
văn học thiếu nhi
Kết quả cho thấy, giáo viên có sử dụng các phương thức GDHVĐĐ qua
LQVHTN nhưng còn rất hạn chế và chưa thường xuyên. Còn rất nhiều giáo
viên không bao giờ sử dụng các phương thức để giáo dục hành vi đạo đức cho
trẻ và tỷ lệ này còn rất cao. Điều đó cho thấy giáo viên chỉ quen sử dụng các
phương thức “truyền thống” trong các việc tổ chức hoạt động giáo dục ở bậc
học mầm non, mà chưa chú trong sử dụng các phương thức khác để nâng cao
các hành vi, thói quen đạo đức cho trẻ.
Như vậy, cần có kế hoạch cụ thể để đưa các tình huống xảy ra trong tác
phẩm văn học vào các hoạt động hàng ngày để trẻ có cơ hội luyện tập thường
xuyên để GDHVĐĐ trở thành những thói quen tốt đẹp cho trẻ
2.4.Thực trạng biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ 5 – 6 tuổi
Lễ độ: Trẻ không thuờng xuyên sử dụng hành vi lễ độ trong giao tiếp với mọi
người. Vì thế, giáo viên cần có biện pháp để giúp hành vi này của trẻ trở nên
thường xuyên, bền vững và trở thành thói quen tốt.
Hành vi giúp đỡ, chia sẻ, nhường nhịn: Qua trao đổi trực tiếp giáo viên cho
rằng nguyên nhân ở chủ yếu là do trẻ em hiện nay hầu hết các gia đình chỉ có 1
đến 2 con các con thường được bố mẹ rất chiều chuộng nên trẻ thường không
nhường nhịn giúp đỡ ai cả và hầu như các gia đình đều thuê người chăm sóc
hoặc ở cùng ông, bà. Do đó, trẻ thường được chăm sóc, đáp ứng quá mức và
không biết bảo vệ bản thân mình và em mình khi bị bạn bắt nạt. Chính vì vậy,
nhà giáo dục cần có các biện pháp và cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm để
trẻ có những hành vi tốt biết ứng xử trong cuộc sống hàng ngày.
Gọn gàng, ngăn nắp
Nguyên nhân của tiêu chí này các giáo viên cho rằng trẻ ở các gia đình hiện nay
có ít con và trẻ được chăm sóc quá mức nên không tự làm việc gì cả và chỉ làm
khi có người lớn nhắc nhở nên khi trẻ đến lớp giáo viên thường xuyên nhắc trẻ
mới làm, chưa làm tự giác, làm qua loa. Chính vì thế cần thiết phải có các biện
pháp tác động để trẻ làm một cách vui vẻ, tự giác.
Giữ vệ sinh sạch sẽ: Trẻ không bao giờ xếp hàng khi đi vệ sinh còn chen lấn xô
đẩy và làm tràn nước ra ngoài chiếm tỷ lệ cao.Trao đổi với giáo viên cho rằng,
trẻ đã có ý thức tự giác giữ vệ sinh nơi công cộng và ít khi vứt rác bừa bãi.
14
Biết yêu thiên nhiên và các con vật: Biểu hiện hành vi ở mức thường xuyên ở
ba tiêu chí này là không đều nhau và có sự chênh lệch. Khi khảo sát tình huống
đặt ra: “Tại sao con không nhắc bạn khi bạn ngắt hoa, lá cây” trẻ trả lời “Con
không biết”. Như vậy, qua kết quả khảo sát cho thấy phần lớn trẻ không hiểu
được ý nghĩa của hành vi và chỉ thỉnh thoảng làm khi có sự nhắc nhở của người
lớn.
2.5. Đánh giá của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi đạo
đức
- Ưu điểm
Qua khảo sát thực trạng cho thấy hầu hết các giáo viên đều đánh giá cao
vai trò của giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong tổ chức các hoạt động giáo
dục hàng ngày của trẻ ở trường mầm non và có ý thức vận dụng để giáo dục trẻ
nhưng mới chỉ vận dụng trong một số tình huống cụ thể chứ chưa đưa vào mục
đích giáo dục cụ thể trong hoạt động giáo dục có mục đích.
- Hạn chế
Các biểu hiện hành vi của trẻ có tỷ lệ không thường xuyên còn nhiều,
giáo viên có sử dụng một số phương thức giáo dục hành vi đạo đức nhưng chưa
cụ thể còn lúng túng, phương pháp có được sử dụng nhưng còn nhiều hạn chế.
Hầu hết giáo viên chưa có biện pháp cụ thể để đưa vào nội dung hoạt
động giúp cho việc làm quen với tác phẩm văn học phát huy được hiệu quả cao
trong GDHVĐĐ cho trẻ.
- Những nguyên nhân chủ yếu
Giáo viên chưa vận dụng hết được những lợi thế của tác phẩm văn học để
giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ. Chưa chọn được tác phẩm phù hợp để có nội
dung, nhân vật có những hành vi đạo đức tiêu biểu. Khả năng diễn cảm, biểu
cảm, thể hiện nội dung tác phẩm chưa đồng đều. Vận dụng các tình huống nhân
vật trong tác phẩm để giáo dục cho trẻ còn lúng túng. Giáo viên không tận dụng
triệt để các phương tiện dạy học chiếm tỷ lệ rất cao.
Đồ dùng trực quan còn nghèo nàn chưa hấp dẫn, phong phú, sử dụng
không triệt để. Chưa chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng để tăng hiệu quả
của tác phẩm văn học vào các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Kết luận chương 2
Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy hầu hết các giáo viên đã nhận thức
được vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6
tuổi qua làm quen với tác phẩm văn học. Giáo viên đã biết sử dụng các phương
pháp để mang lại hiệu quả trong giáo dục hành vi đạo đức nhưng chưa đồng
đều. Việc sử dụng không thường xuyên dẫn đến các hành vi chưa được vận
dụng vào thực tiễn hàng ngày và chưa trở thành thói quen đạo đức tốt. Chính vì
vậy, cần thiết đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ qua làm
quen với tác phẩm văn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo.
15
Cần kết hợp giữa gia đình và nhà trường để quan tâm tạo cơ hội trẻ được
trải nghiệm những hành vi tốt trong tác phẩm văn học để từ đó hướng trẻ hiểu
những hành vi xã hội phân biệt những hành vi tốt có thái độ, có cách ứng xử
phù hợp, trở thành thói quen đạo đức hàng ngày.
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức
3.1.1. Nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm
- Xây dựng biện pháp GDHVĐĐ cho trẻ phải phù hợp với sự phát triển
tâm, sinh lý trẻ đảm bảo hình thành nét nhân cách ban đầu cho trẻ để tạo điều
kiện cho phát triển hành vi đạo đức của trẻ 5 – 6 tuổi.
- Các biện pháp phù hợp với nhận thức, tình cảm đạo đức của trẻ thúc đẩy
phát triển các hành vi đạo đức tốt đẹp.
- Đưa trẻ vào hoạt động trải nghiệm, khám phá đời sống các mối quan hệ
của xã hội để trẻ có cơ hội bắt chước, thể hiện và hiểu được từ đó có thái độ
đồng tình với những hành vi tốt đẹp và thích được biểu hiện những hành vi đó
trong sinh hoạt hàng ngày.
3.1.2. Nguyên tắc dựa vào và phát huy lợi thế của tác phẩm văn học thiếu nhi
- Xây dựng các biện pháp phải khai thác triệt để các thế mạnh của tác
phẩm văn học để GDHVĐĐ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
- Khai thác tối ưu nội dung, nhân vật những hành động cử chỉ điệu bộ và
giáo cụ trực quan để xây dựng các biện pháp phù hợp nhằm GDHVĐĐ cho trẻ
mẫu giáo.
3.1.3.Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
- Xây dựng biện pháp đảm bảo áp dụng hiệu quả trong tổ chức hoạt động
cho trẻ làm quen với văn học và giúp trẻ thường xuyên thể hiện trong cuộc sống
hàng ngày.
- Tạo nhiều cơ hội để trẻ được luyện tập và trải nghiệm phát huy hiệu quả
của biện pháp đề xuất.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cần khai thác triệt để các giá trị
đạo đức và hướng chúng tác động vào thế giới tâm hồn của trẻ, từ đó gợi ý và
khuyến khích trẻ thực hiện hành vi đạo đức phù hợp với lí trí và tình cảm đạo
đức của trẻ.
3.2. Các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi
qua làm quen với văn học thiếu nhi
Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực trạng được trình bày ở trên chúng tôi
đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua
làm quen với văn học thiếu nhi.
16
3.2.1. Biện pháp 1: Nêu gương đạo đức qua các nhân vật trong các tác phẩm
văn học.
Mục đích và ý nghĩa:
Trong tác phẩm văn học, có các nhân vật điển hình mang đến cho trẻ nhiều
xúc cảm và có ấn tượng sâu sắc, có những hành vi đạo đức tốt đẹp rất kích thích
trẻ bắt chước làm theo. Nêu gương những nhân vật điển hình trong các tác
phẩm văn học để trẻ bắt chước những hành động cử chỉ thái độ, biểu lộ xúc cảm
tình cảm giống các nhân vật mà trẻ yêu thích mang màu sắc tích cực. Những
nhân vật làm gương cho trẻ luôn ghi dấu ấn rất lâu trong tâm hồn trẻ kích thích
trẻ tự giác, tích cực điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh.
Đây là một trong những biện pháp quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức
cho trẻ để trẻ noi gương học tập làm theo và biết cư xử phù hợp trong sinh hoạt
hàng ngày.
Nội dung và cách tiến hành:
- Giáo viên cần lựa chọn những tác phẩm văn học có những nhân vật tiêu
biểu và hành vi tích cực: cử chỉ, hành động đẹp để trẻ dễ dàng bắt chước làm
theo. Giáo viên giảng giải, giải thích giúp trẻ hiểu ý nghĩa tác dụng của hành vi
tích âcực, tác hại hoặc những điều nguy hiểm, hành vi chưa tốt. Nhân vật trong
tác phẩm văn học nên là những nhân vật gần gũi với trẻ và được nhân cách hóa
để trẻ yêu quý. Nhân vật đáng yêu và có những hành động đẹp trẻ mới yêu quý
và mong muốn làm theo.Trong sinh hoạt hàng ngày, giáo viên nêu gương
những nhân vật có hành vi tốt để trẻ học tập làm theo. Khi nêu gương giáo viên
cần trò chuyện, giải thích ý nghĩa xã hội của những hành động tốt của nhân vật
trong tác phẩm văn học.
Điều kiện thực hiện:
- Các tấm gương được đề cập trong tác phẩm văn học phải có những hành
vi đạo đức điển hình mẫu mực và phù hợp với trẻ, trẻ thích tìm hiểu và mong
muốn bắt chước làm theo.Những nhân vật trong tác phẩm phải ấn tượng dễ ghi
nhớ, gần gũi với trẻ. Giáo viên khích lệ, động viên trẻ để trẻ mạnh dạn bắt
chước những hành vi tốt trong tác phẩm văn học và áp dụng vào hoạt động
hàng ngày của trẻ.
3.2.2. Biện pháp 2: Luyện tập thực hành các hành vi đạo đức qua đóng kịch
các tác phẩm văn học.
Mục đích và ý nghĩa:
- Đóng vai các nhân vật trong tác phẩm văn học là cơ hội để trẻ trải nghiệm
và thể hiện lại các hành vi của nhân vật một cách rõ nét nhất. Trải nghiệm đóng
kịch các nhân vật trong tác phẩm giúp trẻ thuộc lời thoại, lĩnh hội ngôn ngữ
mạch lạc, những lời hay ý đẹp được trẻ học thuộc ghi nhớ một cách tự nhiên.
Khi đóng vai các nhân vật, tính cách của trẻ cũng được bộc lộ và cải thiện trong
quá trình chọn vai chơi.
17
- Khi đóng vai các nhân vật, trẻ được trải nghiệm các vai khác nhhau và có
những cử chỉ hành động phù hợp, từ đó trẻ biết điều chỉnh hành vi, thái độ ứng
xử khi hành động.
Nội dung và cách tiến hành:
- Việc cho trẻ chơi trò chơi đóng vai để trẻ được trải nghiệm và hiểu được
sâu hơn về tác phẩm và trẻ bắt chước được những hành vi của nhân vật mình
yêu thích. Trẻ bắt chước được lời thoại của các nhân vật và còn sáng tạo thêm
ngôn ngữ và hành động của nhân vật. Giọng kể của giáo viên phải nhẹ nhàng,
truyền cảm đảm bảo dẫn dắt trẻ tham gia trò chơi đóng vai các nhân vật có hiệu
quả..
Điều kiện thực hiện:
- Nhân vật trong tác phẩm gần gũi với trẻ, để dễ đóng vai, thể hiện các
hành vi.Những vai chơi của trẻ có những hành vi đạo đức tiêu biểu hấp dẫn lôi
cuốn trẻ có mong muốn bắt chước làm theo. Củng cố cho trẻ những hành vi của
nhân vật mà trẻ đóng vai. Khuyến khích trẻ vận dụng vốn kinh nghiệm của
mình vào để thể hiện có hiệu quả các hành vi đạo đức. Giáo viên khuyến khích,
động viên trẻ tham gia vào các vai chơi và sáng tạo theo n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_giao_duc_hanh_vi_dao_duc_cho_tre_mau_giao_5.pdf