2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM
2.3.1. Yếu tố về chính trị
Yếu tố về chính trị có ảnh hưởng mang tính định hướng, chỉ đạo quan trọng đối
với việc hoàn thiện pháp luật về gia đình. Ở Việt Nam, yếu tố về chính trị thể hiện chủ
yếu trong chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những quan điểm đó
là định hướng quan trọng cho việc hoàn thiện pháp luật về gia đình. Các cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền xây dựng pháp luật về gia đình cần quán triệt đầy đủ, toàn diện,
đúng đắn và kịp thời các chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về gia
đình để pháp luật về gia đình đạt được mục đích điều chỉnh hướng tới xây dựng và
phát triển gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ.
2.3.2. Trình độ, năng lực xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật
về gia đình
Kết quả việc hoàn thiện pháp luật về gia đình phụ thuộc rất nhiều vào trình độ,
năng lực xây dựng pháp luật. Trước hết, các cơ quan xây dựng pháp luật về gia đình
phải nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng về gia đình. Trên cơ sở đó, xác định rõ
ràng mục tiêu của văn bản, phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh của văn bản quy
phạm pháp luật mà mình có trách nhiệm xây dựng. Đặc biệt, năng lực phân tích chính
sách, xây dựng báo cáo tác động của văn bản pháp luật về gia đình tới đời sống có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật.
Việc xây dựng các phương án điều chỉnh, phân tích, so sánh các phương án, cung cấp
số liệu, dữ liệu cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân đóng góp ý kiến cho dự thảo văn
bản pháp luật cũng lý văn bản là khâu cần thiết để bảo đảm tính phù hợp và khả thi của
văn bản pháp luật về gia đình. Tiếp đó, trình độ, kỹ năng tiếp thu, chỉnh lý văn bản, kỹ
thuật trình bày các quy phạm pháp luật sao cho hợp lý, khoa học, lô gic là yếu tố chi
phối chất lượng pháp luật về gia đình.
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình là một phạm trù có tính lịch sử, là một khái niệm phức hợp bao gồm
các yếu tố sinh học, tâm lý, kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân văn; gia đình là một thiết
chế đặc biệt, bao gồm một cộng đồng người có quan hệ mật thiết với nhau, có quan hệ
mật thiết với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng; có sự gắn kết với nhau
trên cơ sở đạo đức và niềm tin; có các quyền, nghĩa vụ tương ứng về nhân thân và tài
sản. Theo đó: Gia đình được hiểu là một thiết chế xã hội đặc thù, bao gồm một cộng
đồng người có quan hệ mật thiết với nhau bởi hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc
quan hệ nuôi dưỡng, có sự gắn kết với nhau để cùng chung sống, quan tâm, chia sẻ và
giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở của đạo đức, niềm tin và thực hiện các quyền, nghĩa vụ về
nhân thân và về tài sản, nhằm thỏa mãn những ước muốn, lợi ích về vật chất và tinh
thần của mỗi cá nhân và của cả gia đình.
2.1.1.2. Đặc trưng của gia đình Việt Nam
Gia đình Việt Nam có các đặc trưng cơ bản: Gia đình phải sống chung một mái
nhà; trong một gia đình phải có giới tính (nam, nữ); quan hệ trong gia đình phải là quan
8hệ ruột thịt, huyết thống nghĩa là có quan hệ tái sản xuất con người; các thành viên
trong gia đình phải gắn bó với nhau về đặc điểm tâm sinh lý; gia đình phải có ngân
sách chung. Do đó gia đình phải là một nhóm xã hội ít nhất có từ 02 người trở lên.
Trong xã hội hiện đại, sự tác động của các yếu tố khách quan như nền kinh tế thị
trường, quá trình giao lưu hợp tác quốc tế, sự thâm nhập của những giá trị mới, cùng
với việc bản thân giá trị truyền thống trong gia đình Việt Nam chưa có những cơ chế
vững chắc để có thể tự bảo lưu, tiếp tục phát triển là những nguyên nhân dẫn đến sự
biến đổi của gia đình truyền thống. Sự bảo lưu phải vừa tích cực, giữ lại được những
tinh hoa của giá trị gia đình truyền thống, vừa phải biết bổ sung thêm những giá trị tích
cực của thời đại mới.
Tóm lại, đặc trưng của gia đình Việt Nam có quy luật phát triển mang tính chất
và đặc thù riêng với tư cách là một thể thống nhất, một tế bào hoàn chỉnh và là một đơn
vị cơ sở của một xã hội cụ thể.
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về gia đình ở Việt Nam
2.1.2.1. Khái niệm pháp luật về gia đình
Pháp luật về gia đình là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật chứa
đựng trong các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành theo hình thức, trình tự, thủ tục nhất định và các tập quán tốt đẹp được nhà
nước thừa nhận, thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, không trái với những
nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình và các điều cấm của Hiến pháp và
pháp luật, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội về gia đình, hướng tới xây dựng gia
đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
2.1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về gia đình
Pháp luật về gia đình có những đặc điểm của pháp luật nói chung, đồng thời có
những điểm đặc thù.
Thứ nhất, về tính chất: Pháp luật về gia đình cùng loại với pháp luật dân sự,
nhưng không đồng nhất với pháp luật dân sự. Sự khác biệt đó thể hiện rõ nét ở đối
tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của pháp luật hôn nhân và gia đình.
Thứ hai, về nguồn pháp luật: Pháp luật về gia đình có hệ thống nguồn pháp luật
rất phong phú, chủ yếu trong Hiến pahps và các văn bản quy phạm pháp luật về gia
đình, các tập quán tốt đẹp của các dân tộc.
Thứ ba, về phạm vi điều chỉnh: Pháp luật về gia đình có hệ thống các nguyên
tắc, quy phạm đặc trưng bao gồm: những quy định về chế độ hôn nhân và gia đình; về
những chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; về quyền và
9trách nhiệm của gia đình, của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây
dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ ở Việt Nam.
Thứ tư, về mục đích: Pháp luật về gia đình quy định, xây dựng và bảo vệ một
trật tự pháp luật về gia đình hợp lý, bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích của cá nhân, gia
đình và xã hội; phản ánh, bảo vệ và bảo đảm các giá trị xã hội lớn như an toàn, bình
đẳng, tiến bộ, nhân ái, phát huy các giá trị đạo đức, các phong tục tập quá tốt đẹp của
các địa phương, dân tộc để điều chỉnh và hướng tới xây dựng gia đình no ấm, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
Thứ năm, về mối quan hệ của pháp luật về gia đình với pháp luật quốc tế: Ở
những mức độ khác nhau, pháp luật về gia đình còn phản ánh mối quan hệ giữa pháp
luật quốc gia và quốc tế trong lĩnh vực gia đình, phù hợp với xu hướng phát triển
chung pháp luật quốc tế về gia đình, hướng tới những mục tiêu chung về gia đình của
nhân loại trên thế giới.
2.1.3. Nội dung của pháp luật về gia đình
Pháp luật về gia đình là một bộ phận trong hệ thống pháp luật nói chung, nhưng
đồng thời với vị trí, vai trò là một lĩnh vực pháp luật chuyên ngành, có những đặc điểm
riêng, có đối tượng và phương pháp điều chỉnh đặc thù, đến lượt mình, pháp luật về gia
đình cũng là một hệ thống có hình thức biểu hiện khá phong phú với những bộ phận
hợp thành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bao gồm:
Thứ nhất: Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về gia đình.
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về gia đình là những nguyên lý, tư tưởng
chỉ đạo quán xuyến và xuyên suốt trong tổng thể hệ thống quy phạm pháp luật về
gia đình.
Thứ hai: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ về gia đình.
Xét ở góc độ chung, hệ thống các quy phạm pháp luật về gia đình bao gồm các
nhóm lớn để điều chỉnh các nhóm quan hệ tương ứng là: các quan hệ nhân thân và
quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và các con và giữa những người thân
thích, ruột thịt khác trong gia đình; và nhóm quan hệ xã hội mà gia đình là chủ thể.
Xét ở mức độ cụ thể, hệ thống các quy phạm pháp luật về gia đình bao gồm các
nhóm quy phạm sau:
- Các quy định của Hiến pháp. Hiến pháp là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lý
cao nhất, những quy định của Hiến pháp là cơ sở để hình thành và phát triển hệ thống
pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về gia đình nói riêng. Các Hiến pháp của
nước ta đều có các quy định chung về những nguyên tắc, những giá trị mà Hiến pháp
và pháp luật bảo vệ và bảo đảm thực hiện, về các quyền cơ bản của con người, quyền
10
công dân và những quy định trực tiếp về gia đình là cơ sở cho việc xây dựng và phát
triển gia đình. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 có rất nhiều quy định cụ thể về các
nguyên tắc và về những quyền cơ bản của của con người, công dân làm cơ sở cho việc
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về gia đình.
- Các quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Đây là hệ thống các quy phạm
pháp luật chuyên ngành thể hiện một cách toàn diện và có hệ thống để điều chỉnh các
nhóm quan hệ cụ thể trong lĩnh vực gia đình.
- Các quy phạm được ghi trong các văn bản pháp luật khác có chứa các quy
định có liên quan để điều chỉnh quan hệ về gia đình. Ví dụ, các quy định có liên quan
được quy định trong Bộ luật dân sự, Luật giáo dục, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân,
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống
bạo lực gia đình...
- Các quy định được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật để
hướng dẫn thi hành các văn bản luật liên quan đến gia đình hoặc cụ thể hóa và bổ sung
những quy định cụ thể, cần thiết để kịp thời điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh
trong lĩnh vực gia đình.
- Bên cạnh hệ thống các quy phạm pháp luật có tính truyền thống của pháp luật
về gia đình được phân tích ở trên, trong những thập kỷ gần đây, để phù hợp với trình
độ phát triển chung của pháp luật về gia đình của nhiều nước trên thế giới và phù hợp
với các công ước quốc tế về bình đẳng giới, về phòng chống bạo lực gia đình và tăng
cường trách nhiệm của nhà nước, các quốc gia có xu hướng tăng cường các giải pháp
hài hòa hóa, bổ sung và hoàn thiện các nhóm quy phạm về bình đẳng giới; về phòng
chống bạo lực gia đình; về trách nhiệm của nhà nước trong việc quản lý và ngăn chặn
các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình; cung cấp các dịch vụ gia đình và hỗ trợ các
gia đình khó khăn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội
Như vậy, xét về nội dung, pháp luật về gia đình điều chỉnh các nhóm quan hệ xã
hội như sau:
Nhóm 1: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ về bình đẳng giới trong
gia đình.
Nhóm 2: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ về phòng, chống bạo lực
gia đình.
Nhóm 3: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ về trách nhiệm của gia
đình trong ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình
Nhóm 4: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ về dịch vụ gia đình.
11
Nhóm 5: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hỗ trợ các gia đình có
hoàn cảnh khó khăn.
Nhóm 6: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ phát triển kinh tế gia đình.
Nhóm 7: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh trong quá trình
quản lý nhà nước về gia đình.
Như trong phần phạm vi nghiên cứu đã nêu, Luận án tập trung nghiên cứu 4
nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ 1,2,3,7 bởi vì việc hoàn thiện
pháp luật điều chỉnh 4 nhóm quan hệ này trực tiếp góp phần hoàn thành mục tiêu quan
trọng hàng đầu được nêu trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn 2030, đó là: “Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình
và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về
hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ
nạn xã hội xâm nhập vào gia đình”.
2.1.4. Vai trò của pháp luật về gia đình
Một là: Pháp luật về gia đình là phương tiện để thể chế hoá quan điểm, chủ
trương của Đảng về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam.
Hai là: Pháp luật về gia đình là phương tiện bảo đảm hiệu lực và hiệu quả quản
lý nhà nước về gia đình.
Ba là: Pháp luật về gia đình là phương tiện góp phần xây dựng gia đình no ấm,
hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ, làm nền tảng cho cộng đồng xã hội văn minh.
Bốn là: Pháp luật về gia đình có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền
con người, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của các thành viên gia đình; đảm
bảo sự phát triển lành mạnh của trẻ em; đồng thời đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
2.2. KHÁI NIỆM VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM
2.2.1. Khái niệm về tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về
gia đình
Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về gia đình là những chuẩn
mực, thước đo hay là những tính chất, những dấu hiệu làm căn cứ để tiến hành hoàn
thiện pháp luật về gia đình.
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về gia đình
2.2.2.1. Tiêu chí về tính toàn diện của pháp luật về gia đình
2.2.2.2. Tiêu chí về tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật về gia đình
2.2.2.3. Tiêu chí về tính phù hợp của pháp luật về gia đình
12
2.2.2.4. Tiêu chí về tính khả thi của pháp luật về gia đình
2.2.2.5. Về trình độ, kỹ thuật xây dựng và hoàn thiện pháp luật về gia đình
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM
2.3.1. Yếu tố về chính trị
Yếu tố về chính trị có ảnh hưởng mang tính định hướng, chỉ đạo quan trọng đối
với việc hoàn thiện pháp luật về gia đình. Ở Việt Nam, yếu tố về chính trị thể hiện chủ
yếu trong chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những quan điểm đó
là định hướng quan trọng cho việc hoàn thiện pháp luật về gia đình. Các cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền xây dựng pháp luật về gia đình cần quán triệt đầy đủ, toàn diện,
đúng đắn và kịp thời các chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về gia
đình để pháp luật về gia đình đạt được mục đích điều chỉnh hướng tới xây dựng và
phát triển gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ.
2.3.2. Trình độ, năng lực xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật
về gia đình
Kết quả việc hoàn thiện pháp luật về gia đình phụ thuộc rất nhiều vào trình độ,
năng lực xây dựng pháp luật. Trước hết, các cơ quan xây dựng pháp luật về gia đình
phải nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng về gia đình. Trên cơ sở đó, xác định rõ
ràng mục tiêu của văn bản, phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh của văn bản quy
phạm pháp luật mà mình có trách nhiệm xây dựng. Đặc biệt, năng lực phân tích chính
sách, xây dựng báo cáo tác động của văn bản pháp luật về gia đình tới đời sống có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật.
Việc xây dựng các phương án điều chỉnh, phân tích, so sánh các phương án, cung cấp
số liệu, dữ liệu cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân đóng góp ý kiến cho dự thảo văn
bản pháp luật cũng lý văn bản là khâu cần thiết để bảo đảm tính phù hợp và khả thi của
văn bản pháp luật về gia đình. Tiếp đó, trình độ, kỹ năng tiếp thu, chỉnh lý văn bản, kỹ
thuật trình bày các quy phạm pháp luật sao cho hợp lý, khoa học, lô gic là yếu tố chi
phối chất lượng pháp luật về gia đình.
2.3.3. Yếu tố về ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý
Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật, là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội, là cơ sở
bảo đảm áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật.
Văn hóa pháp lý (còn gọi là văn hóa pháp luật) được hiểu “là sự hiểu biết và
chuyển hóa các quy phạm pháp luật vào hành vi ứng xử của con người”.
13
Ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của các chủ thể có tác động ảnh hưởng tích
cực hoặc tiêu cực đến hoàn thiện pháp luật về gia đình.
2.3.4. Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan, tổ chức xã
hội tham gia cong tác gia đình
Pháp luật về gia đình hiện hành quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà
nước và một số cơ quan, tổ chức khác trực tiếp liên quan đến gia đình. Đó là các cơ
quan: Bộ LĐTB&XH, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội LHPN Việt Nam,
UBVCVĐXH của Quốc hội, UBQGVSTBCPN Việt Nam...
2.4. PHÁP LUẬT VỀ GIA ĐÌNH Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ
NHỮNG GIÁ TRỊ CÓ THỂ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM
Qua nghiên cứu pháp luật về gia đình của một số nước, luận án rút ra một số bài
học có giá trị tham khảo đối với Việt Nam hiện nay: Đề cao vị thế của gia đình trong
xã hội và khẳng định nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về gia đình; tuân thủ đầy đủ các
chuẩn mực của pháp luật quốc tế về gia đình; pháp luật về gia đình phải quy định rõ
ràng phạm vi, đối tượng điều chỉnh, làm cơ sở cho các chủ thể có liên quan thực hiện
pháp luật; quy định rõ ràng các nguyên tắc bình đẳng giới và phòng, chống BLGĐ; bảo
đảm “lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật”; quy
định rõ biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống BLGĐ; quy định việc
thành lập hệ thống cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về gia đình; tổ chức giám
sát công tác gia đình.
Chương 3
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT
VỀ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIA ĐÌNH
3.1.1. Giai đoạn trước đổi mới (năm 1986)
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, pháp luật về gia đình
được xác lập, tiếp thu được những tư tưởng pháp lý tiến bộ của thời đại, trong đó đã
khẳng định nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ. Hiến pháp năm 1980 quy định
quyền bình đẳng nam, nữ trong gia đình và xã hội rõ ràng, đầy đủ hơn; quy định rõ
ràng, cụ thể hơn trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với việc bảo đảm bình đẳng
giới. Đây là những điểm mới, tiến bộ, phát triển về nhận thức, là căn cứ rất quan
trọng bảo đảm cho quyền bình đẳng nam, nữ ở Việt Nam được thực hiện một cách
thực chất hơn.
14
3.1.2. Giai đoạn sau đổi mới
Pháp luật về gia đình ở Việt Nam giai đoạn sau đổi mới đã có những quy định
tương đối rõ về vị trí và vai trò của gia đình, quản lý nhà nước về gia đình, bình đẳng
giới, phòng chống bạo lực gia đình. Những quy định đó được thể hiện trong Hiến
pháp, luật và các văn bản dưới luật.
Tuy nhiên, pháp luật về gia đình giai đoạn này còn nhiều bất cập: Nhiều quy
định của pháp luật về gia đình chưa phù hợp điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Một
số quy định thể hiện sự nóng vội, tính duy ý chí, tính bao cấp của Nhà nước trong
nhiều lĩnh vực. Pháp luật về gia đình chưa phát huy được tiềm năng, sự đóng góp và
trách nhiệm của gia đình trong xây dựng và thực hiện pháp luật về gia đình; Nhiều quy
định không khả thi, quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Điều kiện bảo
đảm cho việc thực hiện pháp luật về gia đình, đặc biệt là pháp luật về bình đẳng nam,
nữ trong giai đoạn này là rất khó khăn nên kết quả thực hiện pháp luật về bình đẳng
giới còn hạn chế.
Mặt khác, trình độ năng lực quản lý nhà nước, điều hành kinh tế, xã hội của
nhiều cán bộ các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị còn hạn chế, lúng túng, nặng theo
Nghị quyết, mang tính phong trào, chưa tuân theo pháp luật; những vi phạm pháp luật
về gia đình trên các lĩnh vực chưa được thống kê, xem xét, xử lý đúng pháp luật. Đặc
biệt, về mặt nhận thức, định kiến giới, “trọng nam khinh nữ” vẫn tồn tại trong suy nghĩ
và thói quen của nhiều cán bộ, nhân dân, kể cả đối với không ít phụ nữ. Nhìn chung
pháp luật về gia đình giai đoạn này vẫn còn thiếu tính hệ thống, thiếu đầy đủ và toàn
diện. Chẳng hạn như thiếu các quy phạm pháp luật quy định cụ thể, chi tiết về các chức
năng của gia đình và chế độ pháp lý của việc thực hiện các chức năng của gia đình.
Những quy phạm pháp luật về vị trí và vai trò của gia đình thường được quy định đơn
lẻ, rải rác trong các văn bản điều chỉnh những quan hệ xã hội khác nhau mà chưa được
quy định độc lập, tập trung trong văn bản riêng.
3.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIA ĐÌNHỞ VIỆT NAM HIỆN NAY
3.2.1. Thành tựu của pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay
3.2.1.1. Về nội dung quản lý nhà nước về gia đình
Thứ nhất: Pháp luật quản lý nhà nước về gia đình đã thể chế hóa quan điểm xây
dựng gia đình tiến bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, phù hợp với các công ước, điều
ước quốc tế về gia đình mà Việt Nam là thành viên
Thứ hai: Pháp luật quản lý nhà nước về gia đình đã bước đầu xây dựng đồng bộ,
thống nhất và phù hợp với thực tiễn nước ta.
15
3.2.1.2. Về nội dung pháp luật phòng chống bạo lực gia đình
Thứ nhất: Đã xây dựng được một hệ thống nguyên tắc phòng, chống bạo lực
gia đình.
Thứ hai: Đã hình thành các biện pháp pháp lý phòng ngừa bạo lực gia đình phù
hợp với đặc điểm gia đình Việt Nam.
Thứ ba: Pháp luật về PCBLGĐ đã quy định cụ thể, chi tiết, rõ ràng về quyền và
nghĩa vụ của các nạn nhân BLGĐ và người có hành vi BLGĐ.
Thứ tư: Đã hình thành hệ thống các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực
gia đình khá đồng bộ, hợp lý, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của việc bảo vệ, hỗ trợ
nạn nhân bạo lực gia đình.
Thứ năm: Đã có các quy định cụ thể về trách nhiệm của gia đình trong phòng,
chống bạo lực gia đình.
Thứ sáu: Đã hình thành các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống
bạo lực gia đình hợp lý, có tác dụng ngăn chặn một cách hiệu quả.
3.2.1.3. Về nội dung pháp luật về bình đẳng giới
Thứ nhất: Pháp luật về bình đẳng giới đã thể chế được mục tiêu bình đẳng
giới nói chung và bình đẳng giới trong gia đình nói riêng theo xu hướng tiến bộ của
nhân loại.
Thứ hai: Pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình đã thể hiện chính sách đúng
đắn, toàn diện của Nhà nước về bình đẳng giới:
Thứ ba: Pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình quy định rõ ràng, đầy đủ các
nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình, phù hợp Hiến pháp, tương thích với
các công ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thứ tư: Pháp luật hiện hành đã quy định rõ ràng, cụ thể về các hành vi vi phạm
pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình.
3.2.1.4. Pháp luật về vai trò và trách nhiệm của gia đình trong phòng chống tệ
nạn xã hội xâm nhập vào gia đình
Thứ nhất: Pháp luật về gia đình đã đề cao vai trò của gia đình trong phòng,
chống tệ nạn ma tuý
Thứ hai: Về vai trò và trách nhiệm của gia đình trong đấu tranh phòng chống tệ
nạn mại dâm
Thứ ba: Pháp luật về gia đình đề cao vai trò và trách nhiệm của gia đình trong
đấu tranh phòng chống HIV/AID
16
3.2.2. Hạn chế của pháp luật về gia đình.
Thứ nhất: Một số quy định pháp luật về gia đình còn thiếu rõ ràng, minh bạch.
Pháp luật về gia đình còn tồn tại một số quy định chưa rõ ràng về các hành vi
bạo lực gia đình và đối tượng của bạo lực gia đình.
Chưa có sự tổng hợp những hành vi bị coi là “bạo lực gia đình” được quy định
tại những văn bản pháp luật khác nhau để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật về
PCBLGĐ.
Thứ hai: Pháp luật về gia đình còn tồ tại một số quy định thiếu hợp lý.
Ví dụ: Quy định về nguồn ngân sách Nhà nước cho công tác quản lý nhà nước
về gia đình chưa hợp lý và chưa được quan tâm đúng mức; quy định về hình thức phạt
tiền trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình
hiện nay là chưa hợp lý.
Quy định của pháp luật chưa đề cập đến trách nhiệm của gia đình trong việc
giáo dục phòng ngừa chung
Thứ ba: Pháp luật về gia đình còn có các quy định chưa khả thi.
Pháp luật về gia đình còn một số quy định thiếu tính khả thi, chẳng hạn:
về biện pháp cấm tiếp xúc giữa người có hành vi BLGĐ và nạn nhân; về những
điều kiện áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền trong phòng, chống bạo lực gia đình còn rất mờ nhạt, chưa có quy
định chặt chẽ để ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan này; trình tự xử lý hành vi
BLGĐ còn rườm rà, phức tạp, dẫn đến việc bảo vệ nạn nhân BLGĐ không kịp thời.
Thứ tư: Pháp luật về gia đình trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình và
bình đẳng giới trong gia đình chưa thật đầy đủ.
Một số hành vi bạo lực gia đình, một số hành vi bóc lột sức lao động của trẻ em,
đối xử tàn nhẫn với trẻ em vẫn chưa có các quy định mang tính cưỡng chế mạnh mẽ
để răn đe.
Thứ năm: Pháp luật về gia đình còn chứa đựng các quy định thiếu cụ thể, rõ
ràng, minh bạch.
Pháp luật về gia đình còn tồn tại một số quy định chưa bảo đảm tính cụ thể, chi
tiết, rõ ràng, gây khó khăn cho công tác tổ chức thực hiện; chưa có văn bản quy định rõ
ràng về biểu mẫu báo cáo, thống kê về PCBLGĐ cho nên việc thực hiện chế độ báo
cáo, thống kê về PCBLGĐ của các địa phương, các cơ quan thiếu thống nhất.
17
Thứ sáu: Pháp luật về gia đình còn tản mạn, kỹ thuật lập pháp còn hạn chế, tiến
độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành còn chậm.
Hệ thống pháp luật về PCBLGĐ và bình đẳng giới trong gia đình tản mạn trong
nhiều văn bản pháp luật nên thiếu tập trung, thống nhất; còn nhiều quy định dưới dạng
Công văn, Hướng dẫn, Quy chế nên giá trị pháp lý thấp. Một số quy định trong các
văn bản luật chỉ dừng ở mức độ nguyên tắc chung, mang tính luật khung, thiếu các quy
định cụ thể và tính quy phạm chưa cao.
3.2.3. Đánh giá kết quả và hạn chế trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về
gia đình
3.2.3.1. Những kết quả đạt được
- Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về gia đình được quan
tâm với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
- Việc tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình được tăng cường.
- Hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về gia đình được
chú trọng.
3.2.3.2. Một số hạn chế trong thực hiện pháp luật về gia đình
Thứ nhất: Công tác tổng kết báo cáo đánh giá của Chính phủ, Bộ, ngành cũng
như chính quyền địa phương về công tác quản lý nhà nước về gia đình, về công tác gia
đình chưa được coi trọng đúng mức.
Thứ hai: Việc thực hiện các quy định pháp luật về bình đẳng giới còn nhiều
bất cập.
Thứ ba: Thực hiện pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình chưa có sự
chuyển biến mạnh mẽ.
Những hạn chế trên là do các nguyên nhân sau đây:
Một là: Một số đơn vị, địa phương chưa quan tâm thúc đẩy công tác gia đình,
chưa thực sự gắn công tác này với hoạt động quản lý của các cấp, ngành.
Hai là: Các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp không thường xuyên kiểm tra,
phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời đối với những vi phạm pháp luật về gia đình. Đặc
biệt, chế tài đối với hành vi bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới và vi phạm pháp luật
PCBLGĐ và bình đẳng giới về gia đình khác chưa mạnh, chưa đủ mức nghiêm minh
để ngăn ngừa và chống hành vi bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới.
Ba là: Việc xây dựng đội ngũ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác gia đình
chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.
18
Bốn là: Hội LHPN các cấp, nhất là ở cơ sở hoạt động chưa hiệu quả, chưa phát
huy vai trò là tổ chức tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ.
Năm là: Công tác thống kê về BLGĐ còn nhiều hạn chế do các địa phương chưa
xác định rõ ràng hành vi nào là hành vi BLGĐ.
Sáu là: Công tác tuyên truyền, PBGDPL về gia đình, giám sát thực hiện pháp
luật về gia đình còn gặp nhiều khó khăn.
3.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế của pháp luật về gia đình
3.2.4.1. Nguyên nhân khách quan
Do chịu ảnh hưởng bởi truyền thống, phong tục tập quán xã hội nên trong quá
trình xây dựng pháp luật về gia đình, các cơ quan có thẩm quyền chưa quan tâm đầy đủ
và kịp thời việc phân tích chính sách, đánh giá tác động của các văn bản quy phạm
pháp luật về gia đình tới đời sống xã hội, tới đối tượng tác động của văn bản. Đồng
thời, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên Nhà nước và các cấp chính quy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_hoan_thien_phap_luat_ve_gia_dinh_o_viet_nam_hien_nay_4509_1917160.pdf