Hoàn thiện t ch c dữ liệu cho hệ thống thông tin kế toán.
- Thứ nhất, tổ chức xây dựng thống nhất danh mục chứng từ kế toán và biểu
mẫu chứng từ kế toán. Hoàn thiện hệ thống chứng từ áp dụng tại đơn vị theo hướng
dẫn của chế độ kế toán hiện hành, bổ sung một số mẫu biểu chứng từ làm căn cứ hạch
toán một số đối tượng kế toán phát sinh trong đơn vị.
- Thứ hai, hoàn thiện tổ chức lập chứng từ kế toán về: thời điểm xuất hóa đơn
thanh toán viện phí, các thông tin, chứng từ thanh toán viện phí, chứng từ thanh toán
khác như bảng thanh toán tiền thủ thuật, phẫu thuật, việc tính và phân bổ giá trị hao
mòn, khấu hao TSCĐ, chứng từ thanh toán chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất,
vật tư tiêu hao cho bệnh nhân.
- Thứ ba, tổ chức kiểm tra chứng từ kế toán.
+ Xây dựng phương pháp phân loại và sắp xếp chứng từ một cách hợp lý.
+ Cần phân loại và mã hoá chứng từ kế toán nhằm tổ chức theo các loại chứng
từ, đáp ứng việc thu nhận số liệu của mỗi phần hành kế toán.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán các bệnh viện y học cổ truyền trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện này trong cơ chế tự chủ hiện nay.
* Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu tổng quan, có thể thấy đối với các nghiên cứu ở nước
ngoài thường tập trung đề cập đến thực hiện các nguyên tắc kế toán, việc áp dụng
chuẩn mực kế toán trong thực hiện công tác kế toán hay nêu ra lý luận trong tổ chức
công tác kế toán,... các nghiên cứu này được thực hiện ở hầu hết các nước có nền kinh
tế phát triển cao và là những nghiên cứu về lĩnh vực kế toán công nói chung. Đối với
các nghiên cứu trong nước, các công trình đã công bố thường chỉ tập trung cho nghiên
cứu những lý luận chung và khảo sát thực trạng về tổ chức công tác kế toán trong các
đơn vị sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp có thu có thu thuộc các bộ ngành đặc thù.
Trong luận án này tác giả đã kế thừa các nghiên cứu lý luận về tổ chức công tác
kế toán ở các đơn vị nói chung và trong các đơn vị sự nghiệp nói riêng ở các công
trình đã công bố, tuy nhiên nghiên cứu của tác giả được đặt trong môi trường mới, đó
là tổ chức công tác kế toán các bệnh viện YHCT trên địa bàn thành phố Hà Nội, do đó
tác giả nhận thấy còn tồn tại khoảng trống chưa được nghiên cứu, cụ thể như sau:
- Các công trình nghiên cứu này đều tiếp cận lý luận tổ chức công tác kế toán
theo quan điểm truyền thống: Kế toán là một công việc, là một nghề bao gồm tổ chức
chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán,nhưng luận án của tác giả tiếp cận
việc tổ chức công tác kế toán theo quan điểm mới đó là: tổ chức công tác kế toán là hệ
thống thông tin bao gồm tổ chức nguồn nhân lực kế toán, tổ chức thu thập dữ liệu cho
hệ thống thông tin kế toán, tổ chức xử lý dữ liệu, tổ chức phân tích và cung cấp thông
tin, tổ chức công tác kiểm tra thông tin kế toán.
- Chưa có những nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán riêng trong ngành
YHCT, những yếu tố đặc thù trong hoạt động, tổ chức quản lý, chính sách tài chính
chi phối đến tổ chức công tác kế toán các bệnh viện YHCT trên địa bàn thành phố Hà
Nội.
- Chưa có nghiên cứu cụ thể nào về việc ứng dụng CNTT ảnh hưởng trực tiếp
đến tổ chức công tác kế toán các bệnh viện YHCT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Chưa có nghiên cứu, đánh giá về thực trạng tổ chức công tác kế toán ở các
bệnh viện YHCT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, tìm ra những nhân tố ảnh
hưởng đến tổ chức công tác kế toán, những vấn đề tồn tại khi các bệnh viện này áp
dụng chế độ kế toán mới để hạch toán doanh thu, chi phí, khi áp các quy định của
pháp luật về hóa đơn, chứng từ,...; từ đó đề ra các giải pháp phù hợp tổ chức công tác
kế toán các bệnh viện này trong cơ chế tự chủ hiện nay.
Do đó, luận án sẽ nghiên cứu sâu về tổ chức công tác kế toán trong đơn vị
SNCL, gắn với cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính; cùng thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các bệnh viện YHCT trên địa
bàn thành phố Hà Nội, những ưu điểm và hạn chế, xác định nguyên nhân, các nhân tố
ảnh hưởng để đưa các các giải pháp khắc phục và hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
các bệnh viện YHCT trên địa bàn thành phố Hà Nội trong cơ chế tự chủ.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện t ch c công tác kế toán
các bệnh viện Y học c truyề tr địa bàn thành phố Hà Nội”. Có thể thấy đề tài
9
nghiên cứu của tác giả có tính độc lập và không hoàn toàn tr ng lặp với bất kỳ công
trình nghiên cứu nào trước đây về đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu.
7. Khung nghiên cứu của luận án (hình 1)
8. Kết quả đạt đƣợc và những đóng góp mới của luận án
8.1. Kết quả đạt đƣợc
Luận án đã phân tích, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức
công tác kế toán các đơn vị sự nghiệp công lập; nêu đặc điểm tổ chức hoạt động, đặc
điểm tổ chức công tác kế toán, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện tổ chức công tác kế toán các bệnh viện Y học cổ truyền trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
8.2. Những đóng góp mới của luận án
Về cách tiếp cận: Tác giả tiếp cận tổ chức công tác trên góc độ là hệ thống
thông tin kế toán.
Về nội dung: Luận án nghiên cứu đặc điểm tổ chức hoạt động, đặc điểm tổ chức
công tác kế toán, các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán các bệnh viện y
học cổ truyền trên địa bàn Hà Nội.
Về bối cảnh: Luận án nghiên cứu tổ chức công tác kế toán các bệnh viện y học
cổ truyền trên địa bàn Hà Nội trong bối cảnh các đơn vị này đang thực hiện cơ chế tự
chủ để giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước và công cuộc cách mạng công
nghệ thông tin 4.0.
Hình 1. Khung nghiên cứu của luận án
10
9. Bố cục của luận án
Nội dung của luận án được chia làm 3 chương ngoài lời mở đầu, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và các phần kết cấu khác.
Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán đơn vị SNCL.
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện YHCT trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện
YHCT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
a chương này có mối quan hệ logic để thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1. Tổng quan về các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL)
2.2. Thực trạng tổ chức công
tác kế toán các bệnh viện
YHCT trên địa bàn Hà Nội
2.3. Đánh giá thực trạng
Tổ chức công tác kế toán trên góc độ
kế toán quản trị.
Các nhân tố ảnh hưởng
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU, VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC
BỆNH VIỆN YHCT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
2.1.Tổng quan về các bệnh
viện YHCT trên địa bàn Hà
Nội
Quá trình hình thành và phát triển
Tổ chức hoạt động, Tổ chức bộ máy
Cơ chế tài chính
quản lý
Ưu điểm, nhược điểm, những nguyên
nhân của những hạn chế
Tổ chức công tác kế toán tiếp cận theo
góc độ kế toán là hệ thống thông tin.
11
1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.2. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
1.2. Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập.
1.2.1. Những vấn đề chung về tổ chức công tác kế toán đơn vị SNCL
1.2.1.1. Khái niệm về tổ chức công tác kế toán đơn vị SNCL
Theo “Giáo trình nguyên lý kế toán” của Học viện Tài chính thì “Tổ chức công
tác kế toán cần được hiểu như một hệ thống các yếu tố cấu thành gồm: tổ chức bộ
máy kế toán, tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán, kỹ thuật hạch toán, tổ chức
vận dựng chế độ, thể lệ kế toán,mối liên hệ và sự tác động giữa các yếu tố đó với
mục đích đảm bảo các điều kiện cho việc phát huy tối đa chức năng của hệ thống các
yếu tố đó”.
1.2.1.2. Yêu cầu, nhiệm vụ và ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán đơn vị SNCL
1.2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán đơn vị SNCL.
Môi trường pháp lý, cơ chế tài chính của đơn vị SNCL.
Nhu cầu thông tin kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Cơ chế quản lý tài chính và đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị sự
nghiệp công lập.
1.2.2. Nội dung cơ bản của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị SNCL.
Có nhiều quan điểm tiếp cận nội dung tổ chức công tác kế toán nhưng theo tác
giả hệ thống thông tin kế toán quan trọng nhất trong công tác quản lý kinh tế tài chính
của một đơn vị. Việc tính đúng, tính đủ các yếu tố đầu vào và tổ chức tốt nguồn nhân
lực kế toán, tổ chức dữ liệu, xử lý dữ liệu, phân tích, cung cấp thông tin kế toán và
công tác kiểm tra kế toán để phục vụ yêu cầu quản lý có ý nghĩa to lớn trong việc
nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị SNCL có thu. Như vậy, bên cạnh việc
phân tích nhu cầu của xã hội đối với các dịch vụ công, thì hệ thống thông tin kế toán
là công cụ quan trọng để các đơn vị SNCL xác định thế mạnh của mình và xây dựng
chiến lược phát triển lâu dài. Bởi vậy tác giả chọn cách tiếp cận tổ chức công tác kế
toán theo góc độ kế toán là hệ thống thông tin. Nghiên cứu nội dung của tổ chức công
tác kế toán ở các đơn vị SNCL là xác định những công việc chủ yếu và cơ bản cần
tiến hành khi tổ chức công tác kế toán.
1.2.2.1.Tổ chức công tác kế toán tiếp cận theo góc độ kế toán là hệ thống thông tin.
Tổ chức nguồn nhân lực trong hệ thống thông tin kế toán.
Tổ chức thu thập dữ liệu cho hệ thống thông tin kế toán.
Tổ chức xử lý dữ liệu cho hệ thống thông tin kế toán.
Tổ chức phân tích, cung cấp thông tin của hệ thống thông tin kế toán.
Tổ chức công tác kiểm tra kế toán.
Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT.
1.2.2.2.Tổ chức công tác kế toán đơn vị SNCL trên góc độ kế toán quản trị.
Trong nội dung này, luận án lựa chọn cách tiếp cận tổ chức công tác KTQT theo
quy trình quản lý gắn liền với các loại hoạt động làm phát sinh các khoản thu chi của
một đơn vị SNCL, cách tiếp cận này cung cấp được các thông tin hữu ích của KTQT
cho từng khâu của quy trình quản lý, phục vụ chức năng quản trị trong kiểm soát từng
12
loại hoạt động của một đơn vị SNCL, gồm: phân loại chi phí, xây dựng định mức và
dự toán chi phí.
1.2.3. Tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế tại Việt Nam .
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC BỆNH
VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về các bệnh viện YHCT trên địa bàn Hà Nội.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Các bệnh viện YHCT trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm:
- Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế gồm 3 bệnh viện: Bệnh viện Y học cổ truyền
Trung ương, ệnh viện Châm cứu Trung ương, ệnh viện Tuệ Tĩnh
- Bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội gồm 2 bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa Y
học cổ truyền Hà Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông
- Bệnh viện trực thuộc Bộ Công an gồm 1 bệnh viện: Bệnh việnYHCT Bộ Công
an
- Bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm 1 bệnh viện: Viện YHCT Quân đội
2.1.2. Tổ chức hoạt động.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý.
2.1.4. Cơ chế quản lý tài chính.
- Nội dung thu hoạt động tài chính: Nguồn kinh phí NSNN cấp (bao gồm nguồn
kinh phí thường xuyên, nguồn kinh phí không thường xuyên); Nguồn thu từ KCB bảo
hiểm y tế (bao gồm nguồn BHYT chi trả và nguồn bệnh nhân chi trả); Nguồn thu từ
KCB dịch vụ và các nguồn thu khác (nguồn viện trợ, tài trợ, hợp đồng hợp tác kinh
doanh, đào tạo, cho thuê mặt bằng trông xe, căng tin,),
- Nội dung các hoạt động chi tài chính: Nguồn kinh phí NSNN cấp; Chi bằng
nguồn thu KCB BHYT, nguồn KCB dịch vụ và các nguồn thu khác.
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng.
Môi trường pháp lý, cơ chế tài chính đối với các Bệnh viện YHCT trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
Nhu cầu thông tin kế toán của các bệnh viện YHCT ở Hà Nội.
Nguồn tài chính đầu tư cho các bệnh viện YHCT trên địa bàn Hà Nội.
Cơ chế quản lý tài chính và đổi mới cơ chế quản lý tài chính.
2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán các bệnh viện YHCT trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
2.2.1. Tổ chức công tác kế toán tiếp cận theo góc độ kế toán là hệ thống thông tin.
Căn cứ đặc điểm tổ chức cũng như quy mô hoạt động và tình hình phân cấp
quản lý tài chính trong đơn vị, cũng như khối lượng, tính chất và mức độ các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh, bộ máy kế toán của các bệnh viện YHCT ở Hà Nội hoạt động
theo hình thức tập trung (chiếm 71,44%), theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán
(chiếm 28,56%).
2.2.1.1. Thực trạng tổ chức nguồn nhân lực trong hệ thống thông tin kế toán.
* Tổ chức bộ máy kế toán.
Theo kết quả khảo sát cho thấy 100% các bệnh viện YHCT trên địa bàn Hà Nội
không tổ chức bộ phận KTQT riêng biệt mà do bộ phận KTTC thực hiện.
13
* Tổ chức nhân sự trong bộ máy kế toán.
Lao động kế toán tại các bệnh viện này: có trình độ sau đại học chiếm 5%, đại
học chiếm 85%, trung cấp chiếm 10%. Trình độ chuyên môn của các nhân viên kế
toán không đồng đều tại các đơn vị, được đào tạo tại nhiều cơ sở đào tạo khác nhau,
có những bệnh viện sử dụng nhân viên kế toán không đúng chuyên ngành đào tạo
2.2.1.2. Tổ chức dữ liệu cho hệ thống thông tin kế toán
*Về nội dung và mẫu chứng từ kế toán: các bệnh viện YHCT ở Hà Nội thực
hiện theo nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ kế toán theo Luật kế toán và Nghị
định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán và các văn bản pháp luật có liên quan.
* Về hệ thống mẫu biểu chứng từ kế toán: thực hiện các mẫu biểu chứng từ
thuộc hệ thống chứng từ kế toán chung bắt buộc mà chế độ kế toán quy định. Việc
thực hiện phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của đơn vị thể hiện đầy
đủ ở 4 chỉ tiêu: chỉ tiêu lao động tiền lương gồm: ; chỉ tiêu vật tư; chỉ tiêu tiền tệ gồm:
Phiếu thu tiền mặt, phiếu chi tiền mặt, séc rút tiền mặt, giấy đề nghị tạm ứng, bảng kê
đề nghị thanh toán, giấy đề nghị thanh toán; chỉ tiêu TSCĐ gồm: phiếu xuất kho, nhập
kho, phiếu lĩnh thuốc, vật tư, của từng khoa phòng.
Hóa đơn tại các bệnh viện YHCT tại Hà Nội chỉ được xuất một lần khi bệnh
nhân kết thúc đợt điều trị, như vậy chưa phản ánh đúng doanh thu - chi phí. Vì các
khoản thu cho các dịch vụ cận lâm sàng của bệnh nhân đã được thực hiện nhưng bệnh
viện lại chưa xuất hóa đơn cho các hoạt động cận lâm sàng này. Như vậy các bệnh
viện chưa thực hiện theo quy định về thời điểm xuất hóa đơn tại Điểm 2, Điều 16 của
TT39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014.
* Về tiếp nhận chứng từ kế toán như sau: tất cả các chứng từ kế toán lập ở nơi
khác đều được chuyển về Phòng Tài chính kế toán của bệnh viện kiểm tra và xử lý.
* Kiểm tra chứng từ kế toán và luân chuyển chứng từ kế toán: các bệnh viện
này đều được kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi
chép trên chứng từ kế toán, tính hợp lý và tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh
Theo kết quả khảo sát cho thấy các bệnh viện đều ứng dụng phần mềm kế toán
vào công tác kế toán, do đó phần lớn các mẫu chứng từ có sẵn. Nhân viên kế toán chỉ
cần bổ sung vào chứng từ các công tác cần thiết về nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Theo khảo sát, 100% các bệnh viện này chưa có ộ phận kiểm soát nội bộ, công
tác kiểm tra chứng từ kế toán thường được thực hiện trực tiếp bởi bộ phận kế toán sử
dụng chứng từ để ghi sổ và đơn vị kiểm toán đối với các chứng từ đã thực hiện việc
ghi sổ kế toán nên không tránh khỏi nhầm lẫn, sai sót.
* Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán. Các chứng từ kế toán của các bệnh viện
phân thành 2 loại: Chứng từ gốc (chứng từ ban đầu) và chứng từ tổng hợp (chứng từ
trung gian). Các chứng từ kế toán bao gồm các chứng từ mua sắm TSCĐ, thanh toán
lương, thuốc, vật tư y tế, hóa chất,các chứng từ phản ánh việc ghi nhận các hoạt
động thu viện phí: thu viện phí BHYT, thu viện phí KCB dịch vụ,...
* Lưu trữ và bảo quản chứng từ: Các chứng từ kế toán được lưu trữ, bảo quản
theo đúng nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ
14
Việc lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán của các bệnh viện YHCT ở Hà Nội do
phòng Tài chính - kế toán đảm nhận. Theo khảo sát, 85,72% các bệnh viện này đều có
kho lưu trữ bảo quản chứng từ đảm bảo đúng quy định về lưu trữ, bảo quản chứng từ
kế toán, chỉ còn 14,28% chưa có kho bảo quản lưu trữ chứng từ riêng (bệnh viện Tuệ
Tĩnh chưa có kho lưu chữ chứng từ riêng việc bảo quản chứng từ ngay tại phòng tài
chính kế toán)
2.2.1.3. Tổ chức xử lý dữ liệu cho hệ thống thông tin kế toán.
Các thông tin kế toán của các bệnh viện YCHT trên địa bàn thành phố Hà Nội
sau khi được tiếp nhận sẽ được kế toán phân loại theo nhóm các thông tin:
- Thông tin về lập dự toán và tình hình sử dụng các nguồn kinh phí: nguồn kinh
phí thường xuyên, nguồn kinh phí không thường xuyên, nguồn thu viện phí và các
nguồn thu khác;
- Thông tin về tài sản, trang thiết bị;
- Thông tin về lao động tiền lương, các khoản phụ cấp ưu đãi của nghề như: phụ
cấp trực, độc hại, phụ cấp phẫu thuật thủ thuật,
- Thông tin về tình hình sử dụng thuốc, vật tư, hóa chất,
* Tổ chức áp dụng hình thức kế toán: Qua khảo sát thực tế tại các bệnh viện
YHCT ở Hà Nội cho thấy100% áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính.
* Tài khoản kế toán:
- Tổ chức lựa chọn và xây dựng danh mục tài khoản kế toán. Các bệnh viện
YHCT ở Hà Nội sử dụng hệ thống tài khoản theo TT107/2017. Tuy nhiên, kế toán tại
các bệnh viện YHCT trên địa bàn thành phố Hà Nội khi áp dụng hệ thống tài khoản
kế toán này còn một số hạn chế:
+ Việc mở chi tiết cho TK131 chưa có sự thống nhất giữa các bệnh viện. Đây sẽ
là khó khăn khi ộ Y tế thực hiện tổng hợp số liệu của các bệnh viện. Tại bệnh viện
Tuệ Tĩnh giữ nguyên tên gọi TK131- Phải thu của khách hàng và mở chi tiết cho từng
đối tượng tạm ứng, không mở chi tiết tài khoản tạm ứng; còn bệnh viện Đa khoa
YHCT Hà Nội TK131 chi tiết tài khoản tạm ứng TK1311-Phải thu của bệnh nhân,
TK1312-Phải thu của BHYT.
+ Tài khoản kế toán phản ánh ấn chỉ chuyên môn của các bệnh viện này không
tách bạch rõ kho ấn chỉ phục vụ hoạt động hành chính sự nghiệp và kho ấn chỉ phục
vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, và chưa có sự đối chiếu để kiểm soát chặt
chẽ hoạt động này giữa các khoa, phòng.
+ Khoản doanh thu các lớp đào tạo ngắn hạn thường được thu một lần ngay khi
hoạt động này phát sinh, hoặc thu cho thuê mặt bằng trông xe được đóng trước nhiều
kỳ, kế toán ghi nhận doanh thu một lần ngay khi thu được tiền, nhưng các chi phí lại
phát sinh ở kỳ sau.
+ Các bệnh viện gặp khó khăn trong việc ghi sổ kế toán số kinh phí quyết toán
KCB quý 4 từ cơ quan HXH do số kinh phí quý 4 thường quyết toán chậm.
- Tổ chức mã hóa chi tiết các tài khoản kế toán.
các bệnh viện YHCT ở Hà Nội chưa thực hiện tốt việc mã hóa các tài khoản chi
tiết, ví dụ mã hóa chi tiết các tài khoản doanh thu còn chưa chi tiết được từng loại
doanh thu như doanh thu các lớp đào tạo, doanh thu cho thuê mặt bằng trông
xe,...Việc mã hóa chi tiết tài khoản nguyên liệu, vật liệu chưa theo quy chuẩn chung
15
mà t y theo trình độ cả từng đơn vị kế toán dẫn tới việc không thống nhất khi mã hóa
chi tiết các tài khoản kế toán.
* Hệ thống sổ kế toán.
Hệ thống sổ kế toán các bệnh viện YHCT trên địa bàn thành phố Hà Nội đang sử
dụng căn cứ vào nhu cầu quản lý để xác định số lượng sổ tương đối phù hợp.
2.2.1.4. Tổ chức phân tích, cung cấp thông tin của hệ thống thông tin kế toán.
* Tổ chức cung cấp thông tin trên báo cáo kế toán: Các bệnh viện YHCT ở Hà
Nội nộp báo cáo tổng hợp hàng năm cho các cơ quan chủ quản như ộ Y tế, Bộ Công
an, Sở Y tế Hà Nội vào tháng tư hàng năm, nhưng CTC, CQT thường nộp muộn
hơn so với thời gian quy định.
* Tổ chức phân tích thông tin báo cáo kế toán:
- Đối với phân tích tình hình thực hiện dự toán chi: được đánh giá cả hai mặt đó
là hiệu quả và hiệu năng.
- Đối với phân tích tình hình thực hiện dự toán thu: sử dụng các chỉ tiêu các
khoản thu và nguồn kinh phí để đánh giá. Các chỉ tiêu này được theo dõi chi tiết từ đó
có chính sách trả lương và thưởng theo quy định
2.2.1.5. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán.
Phần lớn các bệnh viện chưa có ộ phận kiểm soát nội bộ, công tác kiểm tra
chứng từ kế toán thường được thực hiện trực tiếp bởi bộ phận kế toán sử dụng chứng
từ để ghi sổ và đơn vị kiểm toán đối với các chứng từ đã thực hiện việc ghi sổ kế toán.
Hiện tại các bệnh viện YHCT trên địa bàn Hà Nội đều đủ điều kiện để thực hiện
công tác kiểm toán nội bộ theo NĐ 05/2019, tuy nhiên theo khảo sát chưa có bệnh
viện YHCT ở Hà Nội nào thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.
2.2.1.6. Thực trạng tổ chức ứng dụng CNTT vào tổ chức công tác kế toán.
Việc ứng dụng CNTT vào tổ chức công tác kế toán các bệnh viện YHCT ở Hà
Nội đã được thực hiện 100% ở các bệnh viện và thực hiện tốt việc áp giá thuốc, giá
dịch vụ tự động bằng phần mềm. Mức độ lựa chọn mức độ ứng dụng CNTT ở các
bệnh viện này đều ở mức tự động hóa công tác kế toán.
Ứng dụng CNTT trong các khâu: tổ chức nguồn nhân lực của hệ thống thông tin
kế toán, trong tổ chức dữ liệu, xử lý dữ liệu cho hệ thống thông tin, phân tích và cung
cấp thông tin, tổ chức kiểm tra kế toán.
2.2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán của các bệnh viện YHCT trên địa bàn
Hà Nội trên góc độ kế toán quản trị.
2.2.2.1. Thực trạng về phân loại chi phí.
Theo kết quả khảo sát thì 100% bệnh viện YHCT trên địa bàn Hà Nội phân loại
chi phí theo nội dung chi, theo tính chất hoạt động và theo quyền tự chủ nhằm thực
hiện kế toán theo mục lục NSNN, chưa quan tâm đến các tiêu thức phân loại chi phí
khác với mục đích sử dụng trong báo cáo quản trị.
2.2.2.2. Thực trạng về xây dựng định mức và dự toán chi phí
(1).Thực trạng về xây dựng định mức chi phí
Xây dựng định mức chi phí là một công việc quan trọng nhất đối với các bệnh
viện YHCT ở Hà Nội khi mà các bệnh viện được giao quyền tự chủ, qua khảo sát cho
thấy 100% bệnh viện này đều xây dựng định mức chi phí và được cụ thể hóa trong
quy chế chi tiêu nội bộ thông qua đại hội cán bộ công nhân viên hàng năm, sau khi
16
các góp ý hoàn thiện sẽ tiến hành thực hiện. Nội dung các định mức chi phí cụ thể và
cơ sở xây dựng thường bao gồm hệ thống định mức về lượng và hệ thống định mức
chi (tiền).
(2)Về dự toán chi phí
Theo khảo sát, 100% các bệnh viện này lập dự toán trên cơ sở quá khứ. Kế toán
căn cứ vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trước và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng
trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến để lập dự toán cho kỳ tiếp theo.
2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán các bệnh viên YHCT trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
2.3.1. Những ƣu điểm.
Nhìn chung công tác tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện YHCT trên địa
bàn Hà Nội đã tuân thủ các quy định của Luật kế toán; Chế độ kế toán Việt Nam. Thể
hiện qua việc vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ
thống sổ kế toán và hệ thống CTC để nâng cao hiệu quả quản lý. Trên cơ sở chế độ
kế toán hiện hành các bệnh viện đã hướng dẫn hạch toán kế toán riêng cho đơn vị
mình phù hợp với yêu cầu và trình độ của đội ngũ kế toán trong các bệnh viện.
2.3.2. Nhƣợc điểm:
(1). Hạn chế t ch c công tác kế toán tiếp cậ t eo ó độ kế toán là hệ thống
thông tin.
* Tổ chức nguồn nhân lực trong hệ thống thông tin kế toán.
Nguồn nhân lực trong BMKT tại các bệnh viện YHCT trên địa bàn thành phố
Hà Nội chưa khai thác hết được năng lực kỹ năng chuyên môn của lao động kế toán,
chưa xây dựng được vị trí việc làm phù hợp với chức danh chuyên môn.
Việc tuyển hợp đồng lao động kế toán thông qua xét hồ sơ, qua các mối quan hệ
quen biết giới thiệu, không đăng tuyển rộng rãi, nên không đánh giá chính xác được
năng lực, trình độ chuyên môn của hợp đồng lao động kế toán, chưa có sự cạnh tranh
nhiều trong việc tuyển hợp đồng kế toán.
* Tổ chức dữ liệu cho hệ thống thông tin kế toán.
Khâu thu nhận thông tin ban đầu chưa kịp thời, chậm trễ, còn nhiều thiếu sót
dẫn đến các sai sót trong việc tổ chức dữ liệu cho hệ thống thông tin kế toán.
+ Hiện tại, các bệnh viện YHCT trên địa bàn Hà Nội chỉ xuất hóa đơn 1 lần khi
bệnh nhân kết thúc đợt điều trị, KCB và thanh toán ra viện. Như vậy, các bệnh viện
này chưa thực hiện đúng về thời điểm xuất hóa đơn theo quy định của thông tư
39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ.
+ Việc tổ chức lập chứng từ kế toán còn nhiều thiếu sót như các thông tin ngày
tháng năm, số tiền bằng chữ,chưa được điền đầy đủ trên chứng từ kế toán.
+ Trên các phơi thanh toán viện phí của bệnh nhân bảo hiểm còn nhiều thiếu sót
về chữ ký, sai về số lượng sử dụng thuốc, vật tư y tế,... dẫn đến khó khăn trong khâu
thanh toán viện phí với cơ quan bảo hiểm y tế.
+ Các bệnh viện này chưa xây dựng được mã khám chữa bệnh cho từng bệnh
nhân để theo dõi thông tin bệnh nhân trọn đời.
+ Chứng từ thu viện phí chưa tách bạch khoản thu viện phí bảo hiểm y tế và thu
viện phí tự nguyện trên cùng một phơi thanh toán bệnh nhân nội trú. Dẫn đến hệ quả
là khó tách bạch một cách chính xác các nguồn thu và các chi phí của từng hoạt động.
17
Hơ nữa, nhiều TSCĐ được d ng chung đồng thời cho cả hoạt động sự nghiệp và hoạt
động dịch vụ. Bởi vậy, kế toán không phân bổ được chính xác giá trị khấu hao TSCĐ
theo đúng nguồn gốc TSCĐ.
+ Nhiều bệnh viện còn thiếu chứng từ đối chiếu các chi phí thuốc, máu, dịch
truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao với bệnh nhân. Nên khi thanh toán bệnh nhân không
rõ mình đã được điều trị những loại thuốc gì, chi phí như thế nào,...
Việc bảo quản vẫn do kế toán phần hành tự bảo quản, việc lưu trữ chưa khoa
học, chưa có tính hệ thống, một số chứng từ đã quá hạn lưu trữ chưa được hủy
* Tổ chức xử lý dữ liệu trong hệ thống thông tin kế toán.
Từ năm 2018, các bệnh viện YHCT ở Hà Nội áp dụng chế độ kế toán theo
TT107, kế toán thực hiện vận dụng hệ thống tài khoản chưa thống nhất về nội dung,
tổ chức hạch toán, vận dụng chế độ trong đơn vị, đôi khi vẫn còn mang tính chủ quan
của mỗi người làm ở các bộ phận khác nhau.
- Về tổ chức hệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_hoan_thien_to_chuc_cong_tac_ke_toan_cac_benh.pdf