Tóm tắt Luận án Hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca trù của một số câu lạc bộ, giáo phường tại Hà Nội

- Hát ả đào: Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên: Đời

vua Lý Thái Tổ (1010-1028) có người ca nương tên là Đào Thị giỏi

nghề ca hát, thường được nhà vua ban thưởng. Người thời bấy giờ

ngưỡng mộ danh tiếng của Đào Thị nên phàm con hát đều gọi là Đào

nương. Theo đó, Ả đào được coi là tên gọi cổ xưa nhất của thể loại âm

nhạc ca trù.

- Hát ca trù: Theo Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề trong Việt Nam

ca trù biên khảo: ở cửa đền ngày xưa có lệ hát thẻ. Thẻ gọi là Trù, làm

bằng mảnh tre ghi mức tiền ứng với giá trị mỗi thẻ, dùng để thưởng ả

đào thay cho tiền mặt. Khi hát, quan viên thị lễ chia ngồi hai bên, một

bên đánh chiêng (cồng) và một bên đánh trống. Chỗ nào ả đào hát hay,

bên trống thưởng một tiếng chát, bên chiêng đánh một tiếng chiêng rồi

thưởng cho một cái trù (thẻ).

- Hát cửa quyền: Đây là hình thức sinh hoạt nghệ thuật ca trù

trong nghi thức cung đình thời phong kiến.

- Hát cửa đình: Đây là hình thức sinh hoạt ca trù phục vụ cho

nghi thức tế lễ thần thánh ở các đình hay đền làng.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca trù của một số câu lạc bộ, giáo phường tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào, bởi các công trình, luận án trước đây đều chỉ đề cập đến nghệ thuật ca trù, lịch sử ca trù hay văn hóa ca trù. Về lý thuyết áp dụng cụ thể, tác giả sẽ áp dụng lý thuyết bảo tồn dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy giá trị di sản, nhằm phát triển bền vững di sản ca trù, qua hoạt động biểu diễn nghệ thuật của một số CLB, giáo phường tại Hà Nội, chưa có bất kì công trình nào đề cập chuyên sâu vấn đề đó. - Về mặt thực tiễn Trước hết, đề tài “Hoạt động biễu diễn nghệ thuật ca trù của một số câu lạc bộ, giáo phường tại Hà Nội” chưa trở thành đối tượng nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu của công trình khoa học nào trước đó đã nghiên cứu về các vấn đề liên quan, đặc biệt là ở cấp độ luận án TS. Nói cách khác, đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về di sản ca trù qua hoạt động của các CLB, giáo phường tại Hà Nội. - Đối với các công trình đã nghiên cứu trước đây và hiện nay Tư liệu để nghiên cứu ca trù bao gồm nhiều nguồn khác nhau, hiện đang tồn tại trong dân gian như: tượng thờ, tự khí, câu đối, hoành phi, sắc phong, văn bia, ca phả trong các di tích, cùng những tín ngưỡng, tập tục, kiêng kị; các bài ca lưu truyền trong các giáo phường... Những tuyển tập như Việt Nam ca trù biên khảo của Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề; Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Hát ả đào của Trần Văn Khê, Tuyển tập thơ ca trù của Ngô Linh Ngọc, Ngô Văn Phú, Ca trù nhìn từ nhiều phía của Nguyễn Đức Mậu,phải nói là 6 những tư liệu đặc biệt về nghệ thuật ca trù, lịch sử ca trù; Tuy nhiên, không có công trình nào đề cập chuyên sâu đến vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản ca trù và hoạt động biểu diễn nghệ thuật của một số CLB, giáo phường tại Hà Nội hiện nay. Trên phương diện luận án hoặc công trình có liên quan, đối với nhóm các công trình nghiên cứu về ca trù thì ở Việt Nam và trên thế giới, tính đến hiện nay, đã có 02 luận án tiến sĩ nghiên cứu riêng biệt về nghệ thuật ca trù và đã được bảo vệ thành công năm 2007 của một nghiên cứu sinh Việt Nam (Nguồn tư liệu Hán Nôm với việc nghiên cứu ca trù của Nguyễn Xuân Diện) và năm 2012 của một nghiên cứu sinh người nước ngoài (Lịch sử và âm nhạc của ca trù - Alienor Anisensel - Đại học Paris Ouest-Nanterre - Pháp, do GS.TS. Trần Văn Khê và GS.TS. Trần Quang Hải hướng dẫn). Hai luận án này tập trung nghiên cứu học thuật và lịch sử, nguồn gốc nghệ thuật ca trù, nhằm làm rõ và sáng tỏ lịch sử ca trù cũng như nhiều quan điểm nghệ thuật ca trù tại Việt Nam. Ngoài ra, còn có công trình cấp độ luận văn thạc sĩ văn hóa học của thạc sĩ Lê Thị Bạch Vân, Chủ nhiệm CLB ca trù Hà Nội là Đào nương và nghệ thuật hát ca trù, hiện đang được nghệ sĩ tiếp nối thành luận án tiến sĩ đang trong quá trình nghiên cứu. 7. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu (17 trang), kết luận (4 trang), các danh mục, bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham khảo (8 trang), luận án được kết cấu thành 3 chương: - Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan các vấn đề nghiên cứu (51 trang); - Chương 2. Thực trạng biểu diễn nghệ thuật ca trù của một số CLB, giáo phường tại Hà Nội (50 trang); - Chương 3. Nghệ thuật biểu diễn ca trù, một số vấn đề bàn luận (41 trang). 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Những khái niệm liên quan đến di sản - Di sản văn hóa: Theo Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 và Luật di sản văn hóa: “Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. - Di sản văn hóa vật thể: Theo Luật di sản văn hóa thì di sản văn hóa vật thể bao gồm: hệ thống di tích lịch sử - văn hóa; hệ thống danh lam thắng cảnh; hệ thống di vật; hệ thống cổ vật; và bảo vật quốc gia. - Di sản văn hóa phi vật thể: Theo Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 và Luật di sản văn hóa: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,”. - Di sản văn hóa thế giới: Hiện nay, Việt Nam đã có 16 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận (tác giả sắp xếp theo không gian vị trí địa lý), bao gồm 01 di sản hỗn hợp thế giới (quần thể danh thắng Tràng An); 05 di sản văn hóa thế giới (Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Quần thể di tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn); 10 di sản văn hóa phi vật thể gồm nhóm di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (7 di sản, xếp theo không gian địa lý): Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa 8 Cồng chiêng Tây Nguyên, Đờn ca tài tử Nam Bộ; nhóm di sản cần được bảo vệ khẩn cấp (2 di sản): Nghệ thuật Ca trù và Hát Xoan Phú Thọ và 01 di sản đa quốc gia là Nghi lễ và trò chơi kéo co. - Quản lý di sản văn hóa: Quản lý di sản văn hóa là sự chăm sóc có hệ thống được sử dụng nhằm gìn giữ các giá trị văn hóa của các di sản văn hóa cho sự hưởng thụ của thế hệ hiện tại và cả tương lai. - “Báu vật nhân văn sống”: UNESCO đã có định nghĩa như sau: “Báu vật nhân văn sống” là những người có kiến thức và kỹ thuật ở cấp độ rất cao, cần thiết cho việc biểu diễn hay sáng tạo các yếu tố của di sản văn hoá phi vật thể mà các quốc gia thành viên (của UNESCO) đã lựa chọn như một bằng chứng cho truyền thống văn hoá sống của mình và cho tinh thần sáng tạo của các nhóm, các cộng đồng, cá nhân” 1.1.2. Những khái niệm, quan điểm liên quan đến trình diễn nghệ thuật, bảo tồn, phát huy giá trị di sản ca trù - Nghệ thuật biểu diễn: Khái niệm nghệ thuật diễn xuất, hay nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật biểu diễn... được dùng chỉ một nghệ thuật vốn tồn tại bằng phương thức "diễn" trên sàn diễn bởi con người (performance). Nó - Bảo tồn: Bảo tồn di sản được hiểu là các nỗ lực nhằm bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó. - Phát huy: Phát huy giá trị di sản có nghĩa là những hành động nhằm đưa di sản văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như là nguồn nội lực, tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, thể hiện tính mục tiêu của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội. - Phát triển bền vững:Được coi là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai khi đáp ứng nhu cầu của chính họ, tức là phát triển bền vững 9 là một quá trình đảm bảo rằng chúng ta sẽ để lại cho thế hệ sau một lượng các tài sản vốn [tự nhiên và con người tạo nên] không ít hơn lượng các tài sản chúng ta có hiện nay. - Xung đột và hợp tác: Phần lớn các nghiên cứu trong và ngoài nước về mối quan hệ giữa di sản văn hóa phi vật thể và phát triển du lịch đều nghiêng theo quan điểm lưỡng phân xung đột/hợp tác (conflict/co-operation dichotomy) hay hệ hình khoa học xung đột (conflict paradigm). - Biến đổi: Biến đổi là một thuộc tính, đồng thời cũng là phương thức tồn tại của mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan. “Tất cả mọi vật đều vận động, không có cái gì tồn tại mà lại cố định” và ngay cả “Mặt Trời cũng mỗi ngày một mới ”. 1.2. Khái lược sự hình thành và phát triển nghệ thuật ca trù 1.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ của ca trù Thời Tiền Lê, năm Thiên Phúc thứ 8 (987), Đại Hành Hoàng đế sai Khuông Việt chế khúc để hát tiễn sứ thần phương Bắc Lý Giác về nước. Khác với lối làm thơ, chế khúc là viết ca từ cho một ca điệu có sẵn, ca nương dựa vào điệu mà “bẻ thành làn hát”. Thời Lý, năm Thuận Thiên thứ 16 (1025) tại Thăng Long vua Lý Thái Tổ định ra hát xướng, con trai gọi là Quản giáp, con gái gọi là Ả đào (dân gian vẫn gọi là quản - đào). Do vậy mà nghệ thuật quản - đào ngày càng phát triển và hoàn thiện. Thời Trần (1225 - 1400), âm nhạc có quản giáp, ả đào ngày càng thịnh hành, ngày càng thể hiện vai trò “bao sân” trong đời sống xã hội. Thời Lê Sơ, Thiệu Bình năm thứ 4 (1437), vua Lê Thái Tông sai Lương Đăng định ra quy chế lễ nhạc. Quy chế đó được vua chấp thuận, từ đấy triều đình cấm không được dùng tục nhạc (tức nhạc giáo phường) song song với nhã nhạc như những thời đại trước đó. 10 Từ niên hiệu Hồng Đức (1470) đến niên hiệu Đức Nguyên (1675), nhà Lê đã định lệ và thi hành định lệ: Bộ Lễ trông coi thự Đồng văn, Nhã nhạc và cả tục nhạc (còn gọi là dân nhạc). Ngoài dân gian, những người hành nghề âm nhạc phải sinh hoạt trong một tổ chức mới gọi là ty giáo phường. Riêng Hà Nội, chỉ trong ít năm đầu thế kỷ XX, vài chục nhà hát, quán hát đã mọc ra ở các phố Khâm Thiên, Ngã Tư Sở, Long Biên, Cầu Giấy, Gia Lâm, Gia Quất, Hà Đông. Thế là cô đầu và nhà hát cô đầu bị dư luận xã hội lên tiếng công kích rất mạnh mẽ. Có lúc, có nơi người ta gọi nhà hát cô đầu là “cô đầu nhà thổ”, cô đầu bị xã hội khinh rẻ. 1.2.2. Danh xưng trong nghệ thuật biểu diễn ca trù - Hát ả đào: Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên: Đời vua Lý Thái Tổ (1010-1028) có người ca nương tên là Đào Thị giỏi nghề ca hát, thường được nhà vua ban thưởng. Người thời bấy giờ ngưỡng mộ danh tiếng của Đào Thị nên phàm con hát đều gọi là Đào nương. Theo đó, Ả đào được coi là tên gọi cổ xưa nhất của thể loại âm nhạc ca trù. - Hát ca trù: Theo Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề trong Việt Nam ca trù biên khảo: ở cửa đền ngày xưa có lệ hát thẻ. Thẻ gọi là Trù, làm bằng mảnh tre ghi mức tiền ứng với giá trị mỗi thẻ, dùng để thưởng ả đào thay cho tiền mặt. Khi hát, quan viên thị lễ chia ngồi hai bên, một bên đánh chiêng (cồng) và một bên đánh trống. Chỗ nào ả đào hát hay, bên trống thưởng một tiếng chát, bên chiêng đánh một tiếng chiêng rồi thưởng cho một cái trù (thẻ). - Hát cửa quyền: Đây là hình thức sinh hoạt nghệ thuật ca trù trong nghi thức cung đình thời phong kiến. - Hát cửa đình: Đây là hình thức sinh hoạt ca trù phục vụ cho nghi thức tế lễ thần thánh ở các đình hay đền làng. 11 - Hát nhà trò: Vì vừa hát vừa làm trò nên gọi là hát nhà trò. Cách gọi này phổ biến ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh. - Hát cô đầu: Sau người ta dùng tiếng cô thay tiếng ả cho rõ ràng và tiếng đầu thay tiếng đào để tỏ ý tán tụng là bậc danh ca lão luyện đã dạy nhiều con em thành tài và được tặng nhiều món tiền đầu nên gọi là Cô đầu". - Quản giáp: Theo Việt Nam ca trù biên khảo thì người đứng đầu trong giáo phường gọi là ông trùm, đứng đầu các trùm là các quản giáp. - Giáo phường là một tổ chức của hát ca trù gồm nhiều họ. Cô đầu và kép từng vùng đều có một tên họ riêng, đào, kép ở họ nào mang tên họ ấy kèm theo tên của mình. - Ty giáo phường là một sự liên kết, tập hợp của các giáo phường các địa phương các xã, các giáp, các họ. - Ngoài ra còn có các khái niệm về: Kép, kép đàn, Quan viên, cầm chầu; Cỗ phách; Đàn đáy; Trống chầu 1.2.3. Các CLB, giáo phường ca trù ở Việt Nam Hiện nay, cả nước có 16 tỉnh, thành phố có hoạt động của các CLB, giáo phường ca trù. Đại đa số nằm ở các tỉnh, thành Bắc Bộ đến Hà Tĩnh, Quảng Bình và TP.HCM. Tổng cộng có hơn 60 CLB, giáo phường, nhóm ca trù đang hoạt động. Tại Hà Nội, có gần 20 CLB, giáo phường ca trù đã và đang hoạt động ở cả nội và ngoại thành. Ở một số địa phương lân cận Hà Nội, có thể kể đến các CLB như: tỉnh Hưng Yên có làng ca trù Đào Đặng ở xã Trung Nghĩa, TP. Hưng Yên; Ninh Bình có CLB ca trù đền thờ Nguyễn Công Trứ, CLB ca trù Cố Viên Lầu; tỉnh Hà Tĩnh có CLB ca trù Nguyễn Công Trứ, CLB ca trù Cổ Đạm; tỉnh Bắc Ninh có CLB ca trù Thanh Tương, làng Thanh Khương (Thuận Thành), CLB ca trù Tiểu Than (Gia Bình) và CLB ca trù Đông Tiến (Yên Phong) 12 1.2.4. Các CLB, giáo phường ca trù ở Hà Nội Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI, một số CLB do các cá nhân, gia đình, làng xã tổ chức xuất hiện. Nghệ thuật ca trù tại Hà Nội chủ yếu vẫn được hoạt động trong các CLB, giáo phường, các nhóm, trung tâm như: CLB ca trù Hà Nội, Giáo phường ca trù Thái Hà, Giáo phường ca trù Lỗ Khê, nhóm ca trù Tràng An, Giáo phường ca trù Thăng Long, CLB ca trù Chanh Thôn, CLB ca trù Ngãi Cầu, Trung tâm văn hóa ca trù Thăng Long Và với sự chỉ dạy của các lão làng thế hệ trước, thế hệ ngày nay đã có những ca nương, kép đàn là niềm tự hào của ca trù Hà Nội như nghệ sĩ Lê Thị Bạch Vân, Phạm Thị Huệ, Nguyễn Thúy Hòa, 1.3. Giá trị di sản ca trù 1.3.1. Giá trị âm nhạc, nghệ thuật trình diễn, văn học, giải trí - Giá trị văn học: Ca trù với lịch sử lâu đời nên đã để lại cho đời sau một kho tàng vô giá về giá trị văn học. Ca trù được các nhà sử học, các nhà nghiên cứu âm nhạc nghiên cứu, tìm tòi chủ yếu qua các tài liệu Hán Nôm. - Giá trị âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn: Có thể nói, về nghệ thuật âm nhạc, ca trù là tên gọi chung của rất nhiều điệu hát bài bản cần phân loại như: bắc phản, mưỡu, hát nói, gửi thư, đọc thơ, thổng, dồn, đọc phú, chừ khi, hát ru... Số lượng điệu hát đến nay vẫn chưa được xác định. Giá trị nghệ thuật của ca trù còn thể hiện trên phương diện ngoại giao, khía cạnh giải trí. 1.3.2. Giá trị phản ánh một số giai đoạn lịch sử, văn hóa, xã hội ở một số phạm vi nhất định Ca trù xuất hiện trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỷ thứ XI, sau đó được thể hiện rõ nét ở thế kỷ XV thời nhà Lê, thể hiện những giai đoạn lịch sử khác nhau, những không gian văn hóa khác nhau ở nông thôn, làng xã phong kiến Việt Nam thời xưa hay ở các đô 13 thị với các tổ chức giáo phường, nhóm, hội, đều phần nào đó phản ánh thực trạng lịch sử văn hóa giải trí của xã hội phong kiến Việt Nam. Tất nhiên, có thể nói, phạm vi phản ánh những giá trị đó không lớn, chỉ hạn hẹp trong một số không gian cung đình, đô thị, giáo phường, làng thôn có nghệ thuật ca trù. 1.3.3. Giá trị văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng Ca trù là nghệ thuật truyền thống độc đáo trong văn hóa Việt Nam. Sự linh hoạt trong cách trình diễn ca trù cũng như lối thưởng độc đáo bằng thẻ (trù) được coi là một nét văn hóa đặc biệt, đó là nét đẹp trong văn hóa thưởng thức nghệ thuật của ông cha. 1.4. Kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị di sản và di sản ca trù - Kinh nghiệm trên thế giới đối với một số di sản văn hóa phi vật thể là nghệ thuật biểu diễn truyền thống - Kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị di sản phi vật thể và di sản ca trù - Một số bài học vận dụng cho bảo tồn, phát huy và cho hoạt động biểu diễn ca trù tại Hà Nội: Thứ nhất, Hà Nội nên học tập kinh nghiệm của Phú Thọ ở 2 nội dung: Học tập kinh nghiệm tổ chức hoạt động sinh hoạt, bảo tồn, phục dựng cấp CLB, phường Xoan Phú Thọ; Học tập những kết quả thành công mà các dự án thành phần mà Phú Thọ đã hoàn thành giai đoạn 2013-2015. Thứ hai, Hà Nội cần phải bám sát chương trình hành động này, nhưng phải biết vận dụng, áp dụng vào những đặc điểm thực tế của Hà Nội. Thứ ba, các tỉnh đều rất quan tâm đến hoạt động kiểm kê nghệ nhân, tư liệu, làn điệu, công tác phục dựng, truyền dạy, đào tạo, tức là rất quan tâm đến các yếu tố để phục vụ cho công tác bảo tồn. Điều 14 này thì Hà Nội có thể áp dụng thực tế vào những làng, thôn, giáo phường ca trù ngoại thành. Tiểu kết chương 1 Bên cạnh phần mở đầu với lý do chọn đề tài, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu với hệ thống các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra và quan điểm lý thuyết áp dụng xuyên suốt trong nội dung nghiên cứu đề tài luận án để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, thì cơ sở lý luận và tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án là những vấn đề có tính bản lề, cơ sở để qua đó áp dụng hệ thống lý thuyết, bản chất các khái niệm, các quan điểm vào trong nghiên cứu luận án. Các khái niệm, quan điểm được đưa ra nhằm làm rõ hơn những luận điểm, bản chất của các vấn đề gắn với ca trù, giá trị di sản ca trù, không gian văn hóa giáo phường, CLB của ca trù xưa và nay, những quan điểm về bảo tồn, phát huy, phát triển bền vững, những xung đột, mâu thuẫn, những kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị di sản, nhằm liên kết các vấn đề cần nghiên cứu trong luận án để tìm ra mô hình và giải pháp phát huy hiệu quả hoạt động của các CLB, giáo phường ca trù tại Hà Nội, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới này. Chương 2 HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CA TRÙ CỦA MỘT SỐ CÂU LẠC BỘ, GIÁO PHƯỜNG TẠI HÀ NỘI 2.1. Thực trạng hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca trù của một số CLB, giáo phường tại Hà Nội 2.1.1. Các loại hình tổ chức CLB, giáo phường tại Hà Nội - Nhóm thứ nhất: Các giáo phường ca trù hoạt động theo tổ nghề truyền đời những vẫn giữ được bản sắc giáo phường: giáo phường ca 15 trù Lỗ Khê (ngoại thành), giáo phường Thái Hà (nội thành); Hai giáo phường này cũng đã thành lập các CLB ca trù Thái Hà, CLB ca trù Lỗ Khê để phục vụ việc sinh hoạt văn hóa, biểu diễn giới thiệu là chính. - Nhóm thứ hai: Các giáo phường ca trù xưa và bây giờ chỉ còn hoạt động dưới hình thức CLB: giáo phường Đồng Trữ, Phượng Cách, Phú Đô, Thượng Mỗ, Yên Nghĩa,... (đều ở ngoại thành Hà Nội); - Nhóm thứ ba: Các giáo phường nhưng phát triển từ hình thức CLB ngày nay thì chỉ có giáo phường Thăng Long; - Nhóm thứ tư: Các CLB ca trù thành lập mới: CLB ca trù Hà Nội, trung tâm văn hóa ca trù Thăng Long, CLB ca trù UNESCO, CLB ca trù Phú Thị,... 2.1.2. Nghệ nhân, nghệ sĩ ca trù với bảo tồn, phát huy di sản Năm 2009 (trước thời điểm UNESCO công nhận là di sản thế giới), cả nước có 21 nghệ nhân ca trù tuổi cao ở độ 70 - 90 tuổi, hiện nhiều nghệ nhân đã mất, chỉ còn khoảng vài nghệ nhân ca trù lão làng, trong đó riêng Hà Nội chiếm khoảng 40-50% số lượng nghệ nhân. Nghệ nhân lão làng, nổi tiếng như Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Chúc, Nguyễn Thị Phúc, Phạm Thị Mùi, Đinh Thị Bản, Phạm Kim Đức hay ghi lại những tiếng đàn, tiếng trống chầu của các nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, Nguyễn Văn Mùi. Thế hệ sau đó như Lê Thị Bạch Vân, Phạm Thị Huệ, Nguyễn Thị Thúy Hòa, Phạm Thị Mận, 2.1.3. Công tác giữ gìn, đào tạo và phục dựng di sản ca trù Giáo phường ca trù Thăng Long hiện là nơi mà có nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ ca trù ở Hà Nội và các tỉnh lân cận tham gia với tư cách thành viên hoặc cộng tác viên dài hạn nhất. Trong khi đó, đất tổ ca trù Lỗ Khê thì vẫn còn giữ được truyền thống của một làng (giáo phường) ca trù theo nếp xưa. Các CLB, giáo phường như Thái Hà, Thăng Long, 16 Lỗ Khê, Chanh Thôn, Đồng Trữ, Yên Lộ... cũng rất chú trọng tập trung vào việc bảo tồn, gìn giữ giá trị nguyên gốc của ca trù cổ. 2.1.4. Thực trạng tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật của một số CLB, giáo phường ca trù tại Hà Nội Hiện nay, tại Hà Nội, khu vực phố cổ và nội thành có 2 CLB, giáo phường nổi bật nhất trong làng ca trù Thủ đô được đề cập đến thường xuyên trên báo chí và được du khách quan tâm, đến thưởng thức, đó là CLB ca trù Hà Nội và Giáo phường ca trù Thăng Long và phần nào đó là giáo phường ca trù Thái Hà do nghệ nhân trống chầu nổi tiếng Nguyễn Văn Mùi làm chủ. Qua nghiên cứu tìm hiểu, điền dã, phỏng vấn sâu, quan sát trực tiếp với vai trò khán giả và như một nhà nghiên cứu, tác giả luận án nhận thấy dù cho đây là các đơn vị hoạt động đều đặn nhất Hà Nội, hay theo thuật ngữ của giới biểu diễn nghệ thuật thì là “đỏ đèn” thường xuyên, nhưng thực tế, các CLB, giáo phường này hoạt động khá khó khăn và luôn phải tự mày mò, tìm hướng đi cho mình. Hoạt động của phát huy, quảng bá của CLB ca trù Hà Nội, giáo phường ca trù Thăng Long và giáo phường ca trù Thái Hà chủ yếu tập trung vào: Biểu diễn nghệ thuật ca trù phục vụ du khách tại 2 địa điểm chính ở phố cổ Hà Nội và tại chính không gian giáo phường ca trù Thái Hà; Biểu diễn tại những nơi khách có nhu cầu và các chương trình quảng bá, biểu diễn ở nước ngoài; Xây dựng thương hiệu, marketing, quảng bá sản phẩm để các đối tác gửi khách đến và du khách đi lẻ biết đến và thưởng thức. 2.1.4.1. Lịch biểu diễn ca trù hàng ngày 2.1.4.2. Nội dung một buổi biểu diễn 17 Thời gian CLB Hà Nội Giáo phường Thăng Long Thời gian/1 ca diễn 60 phút 60 phút Mở đầu (giới thiệu bằng song ngữ Việt - Anh) 5 phút 5 phút Trình diễn phần 1 20-25 phút 20-25 phút Giới thiệu về nghệ thuật ca trù 10-15 phút 10-15 phút Trình diễn phần 2 15 phút 15-20 phút Kết thúc, xin ý kiến, chia tay khách 5-10 phút 5-10 phút 2.1.4.3. Nguồn nhân lực cho một buổi diễn ca trù 2.1.4.4. Lượng khách Đánh giá của du khách quốc tế qua trang du lịch hàng đầu thế giới hiện nay tripadvisor.com với tên miền tại Việt Nam là Tripadvisor.com.vn (trang web uy tín hàng đầu Việt Nam về tìm kiếm thông tin và đánh giá của du khách về các điểm du lịch. CLB ca trù Hà Nội đứng số 1 trong nhiều tháng năm 2014): 60% rất hài lòng khi nghe ca trù; 40% hài lòng. 2.2. Những khó khăn, thuận lợi trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật di sản ca trù tại Hà Nội 2.2.1. Những khó khăn - Liên quan đến chế độ đãi ngộ, sự ủng hộ và chia sẻ khó khăn với các nghệ nhân ca trù - Trong công tác truyền nghề, đào tạo nghệ thuật ca trù - Về không gian, địa điểm biểu diễn nghệ thuật ca trù - Về nguồn thu, nguồn khách trong biểu diễn nghệ thuật ca trù 18 - Khó khăn trong việc đưa nghệ thuật ca trù đến với công chúng người Việt Nam của các CLB, giáo phường Hà Nội - Trong công tác tuyên truyền, quảng bá hoạt động biểu diễn - Trong công tác tổ chức quản lý 2.2.2. Những thuận lợi - Đảng và Nhà nước, đại diện là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với đơn vị chức năng là Cục Di sản văn hóa và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương có ca trù, trong đó có Hà Nội, đã phần nào đó bắt đầu quan tâm đến công tác bảo tồn di sản ca trù. - Một số công ty, doanh nghiệp lữ hành cũng bắt đầu quan tâm, lồng ghép những buổi biểu diễn ca trù vào chương trình du lịch của mình, vừa tạo một điểm mới trong chương trình du lịch văn hóa, vừa góp phần giữ gìn và bảo tồn ca trù. Tất nhiên, không thể không nhắc đến những thuận lợi từ chính chủ thể văn hóa ca trù đem lại, đó là niềm tự hào, tinh thần, ý thức giữ gìn giá trị truyền thống của các nghệ nhân, những CLB, giáo phường ca trù ở Hà Nội đang ngày đêm tìm cách gìn giữ, bảo tồn nghệ thuật truyền thống, đồng thời khai thác, phát huy giá trị di sản ca trù. Vai trò đó vừa là động lực, vừa là cơ hội để các CLB, giáo phường phát triển. Tiểu kết Công tác bảo tồn ca trù Hà Nội cơ bản vẫn được thực hiện nhờ nỗ lực của các giáo phường, làng thôn ca trù như Thái Hà, Thăng Long, Lỗ Khê, Chanh Thôn, nhưng thực tế, đó vẫn là sự bảo tồn của từng thiết chế làng xã, giáo phường riêng lẻ, chưa có nhiều dấu ấn của định hướng, hỗ trợ bài bản, khoa học của các cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh một số thời cơ, thuận lợi, sau 5 năm, ca trù Hà Nội vẫn gặp quá nhiều khó khăn, thách thức, thể hiện ở các khía cạnh như: Chưa quan 19 tâm, hỗ trợ nghệ nhân, nghệ sĩ ca trù; khoá khăn về các điểm biểu diễn, không gian biểu diễn, nhân lực biểu diễn, nguồn thu hạn chế, khó khăn trong quảng bá và thiếu sự liên kết hợp tác của các công ty lữ hành, vấn đề đào tạo, truyền nghề, khó khăn trong phục dựng hương ước, quy ước, nền nếp giáo phường, khó khăn khi công chúng Việt Nam, giới trẻ thờ ơ với ca trù và một số nghệ thuật truyền thống Chương 3 BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CA TRÙ, MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÀN LUẬN 3.1. Bàn luận về quan điểm bảo tồn, phát huy di sản ca trù qua hoạt động biểu diễn nghệ thuật của một số CLB, giáo phường tại Hà Nội Có nhiều quan điểm khác nhau về bảo tồn và phát huy giá trị di sản nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng. Trước đây, trên thế giới và tại Việt Nam vẫn tồn tại 2 quan điểm cơ bản là được nhiều học giả, chuyên gia thống nhất, đó là Bảo tồn nguyên vẹn và Bảo tồn trên cơ sở kế thừa. Với quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa thì được coi là cần phải có cách thức quản lý di sản tương tự với cách thức quản lý của một ngành công nghiệp văn hóa với những logic quản lý đặc biệt, phù hợp với tính đặc thù của các di sản hoặc cụ thể hơn là quan tâm di sản văn hóa để phát triển du lịch, để khẳng định tính đa dạng trong sáng tạo của con người. Nhìn chung, theo quan điểm của tác giả luận án và cũng là khung lý thuyết áp dụng xuyên suốt trong luận án, bảo tồn di sản cần được bảo vệ khẩn cấp như ca trù thì cần phải kế thừa, đi kèm với khai thác, 20 phát huy giá trị của nó trong đời sống xã hội cụ thể, nhưng phải dựa trên những xung đột, biến đổi đã diễn ra và đảm bảo tính bền vững. 3.2. Bàn luận những biến đổi của các CLB, giáo phường tại Hà Nội 3.2.1. Tổ chức làng xã, giáo phường ca trù thời xưa - Thứ nhất, giáo phường xưa thể hiện tính nền nếp, tổ chức hoạt động chặt chẽ, quy củ và có thiết chế văn hóa cụ thể, được cộng đồng và xã hội thừa nhận. Hầu hết các tổ chức giáo phường đều có nhà thờ tổ ca công và tổ chức các hoạt độn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoat_dong_bieu_dien_nghe_thuat_ca_tru_cua_mot_so_cau_lac_bo_giao_phuong_tai_ha_noi_7661_1916229.pdf
Tài liệu liên quan