Hoạt động tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh diễn ra
trong một hoàn cảnh đặc biệt, một môi trường đặc biệt. Mỹ và chính
quyền Sài Gòn dùng một hệ thống cai tù tàn bạo là những tên tay sai
trung thành, có lai lịch thâm thù cách mạng, nợ máu với nhân dân,
được huấn luyện bài bản, tinh vi cách diệt cộng, âm mưu thâm độc,
hèn hạ và đặc biệt có kinh nghiệm coi giữ tù. lại được hỗ trợ bởi các
chủ trương đảm bảo về pháp lý như huấn thị, quyết định, chỉ thị của
chính quyền Sài Gòn nhằm tạo điều kiện cho chúng thẳng tay đánh
giết tù binh mà không sợ vi phạm luật pháp quốc tế bởi chúng được
che giấu kín đáo, bưng bít dư luận. .
Tổ chức Đảng luôn là đối tượng chính để giám thị trại giam truy
lùng, tiêu diệt. Vì thế, tổ chức Đảng ở trong trại giam tù binh hoạt
động trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Địch thường cài cắm người
của chúng vào hàng ngũ tù binh để dò la, tìm hiểu tổ chức Đảng.
Biện pháp phổ biến nhất của địch là tra tấn tù binh để truy tìm tổ
chức Đảng, chúng luôn tìm cách chia tách, cô lập, luôn luôn gây xáo
trộn các cơ sở cách mạng, các hạt nhân trung kiên của cách mạng
trong các lao tù. Nơi nào có phong trào đấu tranh, nơi nào nghi là có
tổ chức Đảng là địch tìm mọi cách để chống phá, đàn áp phong trao
và chia tách tù nhân trong từng trại hoặc chuyển sang nhà tù khác
28 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoạt động của tổ chức đảng trong các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền nam từ năm 1966 đến năm 1973, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cuốn Người bị CIA cưa chân sáu lần, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh, 2006 của tác giả Mã Thiện Đồng; sách Tù chính trị tại
miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Pari tập 1, xuất bản năm 1973,
của Ban Vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu về nhà tù, trại giam của Mỹ và chính
quyền Sài Gòn, trình bày khái quát quá trình hình thành và chế độ
lao tù của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, chế độ cai trị hà khắc, thủ
đoạn thâm độc của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với tù binh.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu của Ban Tuyên giáo và Hội
Tù yêu nước các tỉnh, thành về các cuộc đấu tranh của các chiến
sĩ cách mạng trong nhà tù, trại giam của Mỹ và chính quyền Sài
Gòn.
Tập hợp các bài viết, các công trình nghiên cứu của Hội Tù yêu
nước Thừa Thiên Huế; Hội Tù yêu nước Thành phố Đà Nẵng; Hội
Tù yêu nước tỉnh Quảng Nam; Ban Liên lạc tù chính trị yêu nước
Quảng Ngãi; Hội Cựu tù chính trị cách mạng tỉnh Bình Định; Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên, Hội Tù chính trị yêu nước tỉnh Phú
Yên; Hội cựu tù chính trị Bình Thuận; Ban Liên lạc tù chính trị yêu
nước tỉnh Gia Lai; Ban Liên lạc tù chính trị tỉnh Kon Tum; Ban Liên
lạc tù chính trị tỉnh Khánh Hòa; Ban Liên lạc cựu tù chính trị, tù binh
tỉnh Kiên Giang; Ban Liên lạc cựu tù chính trị, tù binh tỉnh An
Giang; Ban Tuyên giáo-Ban liên lạc các chiến sĩ cách mạng bị địch
bắt và tù đày đang sinh hoạt tại Hà Nội.
Các công trình khái quát hệ thống nhà tù, trại giam của Mỹ và
chính quyền Sài Gòn trên toàn miền Nam từ cấp Trung ương đến địa
phương. Các tác giả cũng miêu tả một cách khách quan và chân thực
những gì mà các tác giả phải trải trong khi bị giam giữ trong các nhà
tù, trại giam tù binh của địch. Các bài viết đó lên án, tố cáo tội ác dã
man, phi nhân tính của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong việc đối xử
với tù nhân, tù binh, không tôn trọng Công ước Giơnevơ năm 1949
về việc đối xử với tù binh.
1.1.4. Một số luận văn, luận án có liên quan đến đề tài
Luận văn Vấn đề cải huấn tại Việt Nam, tại Học viện Quốc gia
Hành chánh Sài Gòn năm 1969 của tác giả Nguyến Tiến Thịnh, Luận
văn Chế độ cải huấn tại trung tâm cải huấn Chí Hòa của tác giả Lạc
Thái Hiền và Luận văn Trại giam nữ tội phạm, Luận văn Đốc sự
hành chánh, Học viện Hành chính Sài Gòn năm 1971 của tác giả
Thái Công Thú; Bản luận án Tiến sĩ y khoa Nhận xét về bệnh lý tại
một nhà lao (năm 1972) của Nguyễn Minh Triết; Luận án tiến sĩ lịch
sử của Nguyễn Đình Thống Đấu tranh chính trị của các chiến sĩ
cách mạng trong nhà tù Côn Đảo (1955-1975), bảo vệ tại Thành phố
Hồ Chí Minh năm 1994; Luận án tiến sĩ lịch sử Phong trào đấu
tranh của nữ tù chính trị tại các nhà tù của Mỹ - Ngụy ở miền Nam
(1954-1975), của tác giả Nguyễn Thị Hiển Linh, bảo vệ tại Thành
phố Hồ Chí Minh năm 2004.
1.1.5. Các bài nghiên cứu trên các tạp chí
Trước năm 1975, ngay dưới chế độ của chính quyền Sài Gòn đã
có nhiều công trình nghiên cứu trên báo chí, xuất hiện một chuyên đề
phản ảnh tình hình chính trị, đời sống xã hội của người tù ở miền
Nam, đăng trên nhiều tạp chí, nội san thông tin: Tạp chí lao tù của
Ủy ban đòi quyền sống.
Sau năm 1975, các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu nghiên cứu về
chế độ lao tù của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, tiêu biểu như:
Nguyễn Xuân Minh, Biến trại giam của đế quốc thành nơi rèn
luyện tinh thần, ý chí cách mạng của các chiến sĩ cộng sản, Tạp chí
Lịch sử Đảng, tháng 6-1996; Phùng Đức Thắng, Phú Quốc - Những
chặng đường đấu tranh cách mạng 1930 - 1975), Tạp chí Lịch sử
Đảng, tháng 2-2001; Trần Tiến Hoạt, "Chuồng cọp kẽm gam trại
giam tù binh cộng sản ở Phú Quốc, Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 12-
2001; Trần Minh Sơn, Đường dây Côn Đảo - Trung ương Cục, một
thành công của công tác an ninh trong nhà tù thời Mỹ - nguỵ. Tạp
chí Lịch sử Đảng, tháng 2-1996; Ngô Đình Trí, Bản di chúc của Bác
Hồ ở nhà lao Hội An trong những năm 1969 - 1975. Tạp chí Lịch sử
Đảng, Số 11 - 2004
Những bài viết trên đã trình bày khái quát hoặc đề cập một số
khía cạnh về hệ thống nhà tù của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Âm
mưu thủ đoạn đàn áp và các hình thức tra tấn tù binh của địch. Đồng
thời các bài viết cũng đề cập phần nào hoạt động của các tổ chức
Đảng trong nhà tù, trại giam của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
1.1.5. Sách, báo nước ngoài viết về nhà tù
Jean Pierre Debris, Andre Menras, Thoát khỏi ngục tù Sài Gòn,
chúng tôi tố cáo (Dịch: Nguyễn Vĩnh, Thu Hà), Nxb.Trẻ, 2004; cuốn
Những con tin chiến tranh - các tù chính trị ở Sài Gòn, tác giả
Holmes Bown và Don Luce.
Một số tuần báo nước ngoài cũng góp sức lên án chế độ nhà tù
của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam như: Life Asia,
Times vào các năm 1970-1973. Nội dung các bài báo trên nêu thực
trạng các nhà tù, trại giam tù binh, đặc biệt nhà tù Côn Đảo, cảnh bắt
bớ những người dân vô tội tại các vùng đất ở miền Nam có quân Mỹ
chiếm đóng..., cùng nhiều tư liệu quý rải rác trong thư khố của các
trung tâm lưu trữ. Tất cả đều nhất loạt nói lên sự quan tâm, ủng hộ tù
nhân của hầu hết người dân Sài Gòn, đồng bào cả nước và bạn bè
quốc tế, qua đó, lên án chế độ lao tù nghiệt ngã của chính quyền Sài
Gòn.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TẬP TRUNG NGHIÊN
CỨU
- Hệ thống hóa tư liệu, tập hợp tư liệu, tài liệu lịch sử về chế độ
giam giữ tại các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở
miền Nam.
- Làm rõ quá trình hình thành các trại giam tù binh của Mỹ và
chính quyền Sài Gòn ở miền Nam từ năm 1966 đến năm 1973.
- Làm rõ yêu cầu khách quan sự ra đời tổ chức Đảng trong các
trại giam tù binh.
- Làm rõ những tội ác, sự vi phạm luật pháp quốc tế về tù binh
của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong việc giam giữ, tra tấn tù binh .
- Tái hiện, phân tích, luận giải quá trình lãnh đạo và hoạt động
của tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh trong các phong trào
đấu tranh để bảo vệ khí tiết người cộng sản, đòi thực hiện công ước
Gieneve về tù binh, chống chế độ lao tù khắc nghiệt, đấu tranh được
học tập để sau này tiếp tục cống hiến phục sự cho các mạng...
- Đánh giá những thành công và hạn chế của hoạt động tổ chức
Đảng trong các trại giam tù binh.
- Đúc kết những kinh nghiệm có ý nghĩa lịch sử, lý luận và thực
tiễn từ hiện thực hoạt động lãnh đạo của tổ chức Đảng, giam của Mỹ
và chính quyền Sài Gòn.
Chương 2
SỰ HÌNH THÀNH TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG CÁC TRẠI
GIAM TÙ BINH TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1973
2.1. CHẾ ĐỘ GIAM CẦM VÀ CÁC HÌNH THỨC GIAM
CẦM, TRA TẤN CỦA MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN
TRONG CÁC TRẠI GIAM TÙ BINH
2.1.1 Quá trình hình thành các trại giam tù binh
Từ ngày 1-5-1966 đến ngày 18-9-1967, Mỹ và chính quyền Sài
Gòn lần lượt xây dựng và đưa vào sử dụng các trại giam tù binh tại
các vùng chiến thuật: Trại giam tù binh Phú Quốc (Kiên Giang),
Trại giam tù binh Phú Tài (Bình Định), Trại giam tù binh Hố Nai
(Biên Hòa), Trại giam tù binh Pleiku (Gia Lai), Trại giam tù binh
Non Nước (Đà Nẵng); Trại giam tù binh Trà Nóc (Cần Thơ). Về cơ
bản, các trại giam này tồn tại cho đến năm 1973, khi đế quốc Mỹ và
chính quyền Sài Gòn buộc phải thực hiện việc trao trả tù binh theo
quy định của Hiệp định Pari.
2.1.2. Chế độ giam cầm và các hình thức giam cầm trong các
trại giam tù binh
Âm mưu xuyên suốt nhất quán đối với tù binh là: Hủy diệt tinh
thần lẫn thể xác, dùng mọi thủ đoạn vô hiệu hóa người tù binh cộng
sản, tù đày tra tấn tàn phế, bôi lem về chính trị, nếu còn sống trở về
không thể tiếp tục hoạt động cách maṇg, không còn tín nhiệm với
Đảng với dân, là xác không hồn gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì
vậy, Mỹ và chính quyền Sài Gòn sử dụng các hình thức giam cầm,
tra tấn vô cùng tàn bạo và khắc nghiệt
Một số hình thức giam cầm tù binh điển hình: "Chuồng cọp";
giam tù bằng thùng “cát xô” sắt; giam nhiều người ở cùng một
phòng; tách biệt từng người, từng phòng, từng trại; cấm cố, biệt
giam...
2.1.3 Các hình thức tra tấn của chính quyền Sài Gòn đối với
tù binh
Trong các trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn áp
dụng nhiều hình thức tra tấn cực kỳ dã man, từ những hình thức tra
tấn hiện đại đến những hình thức tra tấn kiểu trung cổ: nhốt vào
chuồng cọp, lộn vỉ sắt, đánh bằng chày vồ, đánh bằng gậy và dùi cui,
đánh bằng roi cá đuối, gõ thùng, treo lên trần nhà, trấn nước, đục
răng và bẻ răng, lấy móng tay, móng chân, chiếu đèn cho mù mắt,
ném người vào chảo nước sôi, dội nước sôi lên người; nướng người
tù trên lửa, đốt vào mặt người tù cho mù mắt, đổ nước xà phòng sôi
vào miệng người tù, đốt miệng và đốt cháy bộ hạ người tù, chôn
sống tù binh...
Đối với tù binh nữ, ngoài những đòn tra tấn dã man, chúng tận
dụng cả quan niệm về lối sống, đạo đức của dân tộc làm phương tiện
để tra tấn tù binh. Chúng gọi đó là những hình thức tra tấn “đặc biệt”
dành cho nữ tù binh như: Bắt nữ tù cởi hết quần áo, tra tấn, đánh đập
họ trước mặt những người thân chồng, con, cha mẹ; bắt mẹ lìa con...
Đặc biệt trầm trọng, chính quyền đã ra lệnh cho lính quân cảnh
xả súng giết một lúc hàng loạt tù binh Cộng sản Việt Nam.
2.2. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC ĐẢNG
TRONG CÁC TRẠI GIAM TÙ BINH
2.2.1 Thành lập các tổ chức Đảng trong trại giam tù binh
Trước yêu cầu bức thiết của tình hình, với ý thức trách nhiệm
của người đảng viên cộng sản, những chiến sĩ cách mạng kiên trung
đứng lên thành lập các tổ chức Đảng trong các trại giam, phòng giam
mà không chờ sự hướng dẫn, sự chỉ đạo nào của các tổ chức Đảng
cấp trên, và thực tế cũng không thể có sự chỉ đạo từ các tổ chức
Đảng bên ngoài đối với việc thành lập tổ chức Đảng trong các trại
giam tù binh.
- Thành lập tổ chức Đảng trong Trại giam nữ tù binh Phú
Tài: nhân ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Tám thành công 19-8-
1968, lấy biệt hiệu là BK1968 (BK có nghĩa là Bất khuất). Đảng bộ
gồm 10 chi bộ theo từng huyện, huyện nào không đủ số lượng đảng
viên thì lập chi bộ ghép. Mỗi chi bộ khoảng 15-17 đảng viên, bầu ra
một Chi ủy để lãnh đạo chi bộ.
- Thành lập tổ chức Đảng trong Trại giam tù binh Phú Quốc
Trong Trại giam tù binh Phú Quốc, mỗi phân khu thành lập 1
Đảng bộ. Để bảo đảm bí mật, Đảng bộ được gọi là Liên chi, dưới là
chi bộ, tổ đảng. Ban Chấp hành Liên chi gồm 5 đồng chí: 1 Bí thư, 1
Phó Bí thư và 3 ủy viên. Do điều kiện hoạt động bí mật nên phải áp
dụng hình thức gần như đơn tuyến.
Các tổ chức Đảng ở trại giam tù binh Phú Quốc đều sinh hoạt
độc lập trong từng phân khu giam và từng phòng giam. Sự liên kết
giữa các liên chi bộ và tập hợp thành cấp cao hơn là Đảng ủy cũng có
thể liên kết với nhau. Khi địch chuyển từ trại này sang trại khác, các
tổ chức Đảng bị xáo trộn, tổ chức Đảng phải mất thời gian móc nối
lại. Bộ phận nào còn ít thì gia nhập vào một tổ chức khác.
- Thành lập tổ chức Đảng trong Trại giam tù binh Pleiku:
Ngày 3-2-1967, tại nhà bếp (phòng số 1), Chi bộ trại giam tù binh
Pleiku được thành lập, mang tên chi bộ "Ba tháng Hai". Đến cuối
tháng 9-1967, Trại giam Pleiku có 5 chi bộ và 4 chi đoàn gồm: Chi
bộ "Ba tháng Hai", Chi bộ phòng Y tá, Chi bộ phòng chuyên nghiệp,
Chi bộ phòng thương binh và Chi bộ đại đội hai.
- Thành lập tổ chức Đảng trong Trại giam tù binh Non Nước
(Đà Nẵng). Từ năm 1967, ở Trại giam Non Nước đã có tổ chức
Đảng, đến ngày 14-2-1969, thành lập Đảng bộ chung của toàn trại
với bí số là 1402. Đảng bộ gồm 6 chi bộ: Chi bộ miền Bắc, Chi bộ
Quảng Trị, Chi bộ Thừa Thiên, Chi bộ Quảng Đà, Chi bộ Quảng Tín
và Chi bộ Quảng Ngãi.
- Thành lập tổ chức Đảng trong trại giam tù binh Hố Nai
(Biên Hòa). Tại nhà tù Hố Nai (Biên Hòa), các tù binh lợi dụng được
đi chung một khu vệ sinh, nên đã bí mật móc nối với nhau, tuy bị an
ninh theo dõi rất chặt chẽ. Tổ chức Đảng “Khu nan y tàn phế” đã
được hình thành từ trước, với nguyên tắc bảo đảm bí mật. Toàn khu
hình thành một Ban Chấp hành Đảng bộ.
Hoạt động của các tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh đều
căn cứ Điều lệ Đảng, tổ chức Đảng trong trại giam cũng tổ chức theo
nguyên tắc tập trung dân chủ với nội dung chính là cá nhân phục
tùng tổ chức, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên,
toàn Đảng bộ phục tùng Đảng ủy của phân khu.
2.2.2 Tập hợp đảng viên và phát triển đảng viên trong các tổ
chức Đảng
Tất cả các đảng viên được tập hợp vào tổ chức Đảng, đều phải
trải qua một thời gian bí mật tìm hiểu, xác minh lai lịch. Việc xác
minh rất thật thận trọng, người nào đạt được các quy định ấy mới
được tập hợp vào tổ chức Đảng, tránh trường hợp kẻ địch gài người
vào phá hoại cơ sở các mạng.
Trong quá trình đấu tranh trong trại giam, các chi bộ, Đảng ủy
phát hiện ra những tù binh trung kiên, có tinh thần đoàn kết, gương
mẫu trong đấu tranh, lý lịch rõ ràng, trường hợp bị bắt, bị thẩm vấn
và thái độ đối với địch trong trại giam không có vấn đề gì. Sau đó,
chi bộ cử người kèm cặp, giúp đỡ, thử thách và cho học một lớp theo
chương trình dành cho đối tượng Đảng. Khi các mặt đã đạt, hai
người giới thiệu báo cáo với chi bộ, chi ủy thông qua và đề nghị
Đảng ủy ra quyết định kết nạp vào Đảng. Thời gian dự bị tính theo
Điều lệ Đảng.
Tiểu kết: Dưới chế độ lao tù hết sức tàn bạo, với những âm mưu,
thủ đoạn chống phá tổ chức liên tục và tinh vi, vượt lên những khó
khăn, thử thách để đáp ứng yêu cầu bức thiết của đòi hỏi tình hình, tổ
chức Đảng trong các trại giam tù binh được thành lập. Tù binh đã
xây dựng được hàng trăm tổ chức Đảng, giữ vững vai trò lãnh đạo
của Đảng trong các hoạt động đấu tranh chống chế độ lao tù dã man,
tàn bạo, giữ vững khí tiết cách mạng, bảo vệ người tù cho đến ngày
chiến thắng trở về là thắng lợi to lớn. Kẻ địch không thể lường được,
ngay trong vòng vây của những hàng rào thép gai dày đặc, sự kiểm
soát gắt gao của bộ máy cai ngục với đủ loại công cụ tra tấn dã man,
tàn bạo nhất, các tổ chức Đảng của cán bộ, chiến sĩ đã hình thành,
ngày càng được củng cố và hoạt động lãnh đạo đấu tranh chống lại
chế độ lao tù tàn bạo của chúng.
Chương 3
TỔ CHỨC ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH
TRONG CÁC TRẠI GIAM TÙ BINH
TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1973
3.1. LÃNH ĐẠO TÙ BINH ĐẤU TRANH BẢO VỆ LÝ
TƯỞNG, BẢO VỆ KHÍ TIẾT NGƯỜI CỘNG SẢN, CHỐNG
CƯỠNG ÉP, CHIÊU HỒI
3.1.1. Đấu tranh bảo vệ lý tưởng, bảo vệ khí tiết, chống
cưỡng ép chiêu hồi.
Trong Trại giam tù binh, một trong những hoạt động đấu tranh
đầu tiên là phản đối cách gọi miệt thị, xúc phạm cán bộ, chiến sĩ bị
bắt làm tù binh như: “phiến cộng", “quân đột nhập” hay “Trại giam
tù binh phiến cộng Trung ương”. Cuộc đấu tranh đó là vì danh dự
của người chiến sĩ cách mạng, vì quyền lợi về mặt chính trị của tù
binh theo Công ước quốc tế. Các tổ chức Đảng trong các phòng
giam, các phân khu đã vận động, giải thích ý nghĩa sâu sắc đó của
cuộc đấu tranh, nên thu hút sự tham gia ngày càng đông đảo của tù
binh buộc địch phải công nhận họ là tù binh và đối xử theo công ước
Quốc tế về tù binh năm 1949.
Cuộc đấu tranh chống cưỡng ép, chiêu hồi diễn ra vô cùng ác
liệt, địch dùng mọi thủ đọan để cưỡng ép tù binh vào khu "Tân sinh
hoạt", dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, tù binh liên tục đấu tranh
nhiều cuộc đấu tranh thắng lợi, nhưng bên cạnh đó, nhiều tù binh
chấp nhận vào khu Tân sinh hoạt. Số này phần đông là dân thường
đang làm ăn bị địch càn quét, bắt bớ, một số người mới tham gia du
kích, tham gia giúp đỡ cách mạng chưa có rèn luyện, không chịu
được gian khổ và số ít là cán bộ, chiến sĩ đầu hàng. Trại giam tù binh
Phú Quốc ước tính có gần 10.000 người vào khu tân sinh hoạt.
3.1.3 Đấu tranh được để tang Chủ tịch Hồ Chí Minh
Gắn liền với cuộc đấu tranh bảo vệ lý tưởng cộng sản, bảo vệ
Đảng, bảo vệ cách mạng là cuộc đấu tranh bảo vệ thanh danh Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Nội dung đấu tranh này xuất hiện trong trại giam
tù binh và được coi như một thước đo về lòng kiên trung cách mạng.
Cuộc đấu tranh này mang tính tự giác rất cao, được thực hiện không
chỉ trong bộ phận đảng viên mà cả trong những quần chúng ưu tú.
Cuộc đấu tranh bảo vệ thanh danh Bác Hồ còn được thể hiện trong
các nhà tù, trại giam trong việc để tang, tổ chức truy điệu Người vào
tháng 9-1969. Trước sự đàn áp, khủng bố của địch, nhưng với bản
lĩnh, khí phách và tình cảm của những chiến sĩ cách mạng đối với vị
lãnh tụ kính yêu của dân tộc không gì lay chuyển nổi, buộc địch phải
chấp nhận để các chiến sỹ được để tang Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3.2. ĐẤU TRANH BẢO VỆ TÙ BINH, CHỐNG CHẾ ĐỘ
LAO TÙ KHẮC NGHIỆT
3.2.1 Đấu tranh đòi thực hiện công ước về tù binh, đòi dân
sinh, dân chủ, cải thiện chế độ lao tù, chống tra tấn, đánh đập tù
binh
Đấu tranh đòi thực hiện công ước về tù binh và cải thiện dân
sinh, đòi quyền dân chủ gồm nhiều nội dung: yêu cầu chính quyền
Sài Gòn công nhận là tù binh, yêu cầu cấp phát quần áo đầy đủ, chỗ
ở thoáng mát, được chữa bệnh có đủ thuốc men, được ăn cơm no,
thêm chất rau tươi, chống đánh đập, biệt giam, chống cai ngục bắt đi
lao động nặng nhọc, chống việc làm “khổ sai”, tạp dịch như đi đào
đắp công sự, rào kẽm gai, giúp việc cho gia đình giám thị và lãnh
đạo trại giam... Ở hầu hết trại giam tù binh, tù binh đều chống lại
hình thức này, ít thì trốn tránh, lãn công, khi có điều kiện thì tuyên
bố chống đi làm những việc đó. Họ cũng chống lại cả những việc có
tính nô dịch hạ thấp nhân phẩm như bổ củi, gánh nước làm việc sai
vặt cho gia đình chỉ huy trại giam hoặc cai ngục Nhiều phong trào
đấu tranh gây được tiếng vang, ảnh hưởng rộng về mặt chính trị, góp
phần tố cáo tội ác chính quyền Sài Gòn rất có hiệu quả. Các cuộc đấu
tranh mang nội dung này diễn ra liên tục hằng ngày, hằng giờ ở khắp
các hệ thống trại giam tù binh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
3.2.2 Diệt mật báo và trật tự ác ôn bảo vệ tổ chức Đảng, bảo
vệ tù binh
Để ngăn chặn mật báo và trật tự, tổ chức Đảng trong các trại
giam ra nghị quyết trừng trị những tên phản bội đó. Tùy theo tội ác
của chúng mà tổ chức Đảng có kế hoạch đối phó: nếu tội còn nhẹ thì
cảnh cáo răn đe và giáo dục, mở đường cho họ trở về phía tù binh;
những trường hợp phá hoại gây tổn thất lớn cho tù binh thì có kế
hoạch tiêu diệt; những tên trật tự đi lẻ mà giám thị cài vào, tù binh
theo dõi, phát hiện sẽ đánh đuổi chúng ra khỏi phân khu và tuyên bố
thẳng không cho ở chung cùng tù binh, còn nếu cứ vào thì không
đảm bảo tính mạng cho chúng. Trong đấu tranh, thái độ của tù binh
rất kiên quyết nên đã làm giám thị sợ trách nhiệm nếu có án mạng
xảy ra, mật vụ cũng sợ bị giết nên không dám ở trong trại, buộc giám
thị phải chuyển những tên này đi nơi khác.
Đối với trật tự, nhất là ở những nơi chúng đã tập hợp thành đội,
việc đối phó với chúng khó khăn hơn, nhiều lúc phải dùng đến bạo
lực, chấp nhận đổ máu và không phải tất cả các cuộc đấu tranh đều
thu được thắng lợi trọn vẹn.
3.3. ĐẤU TRANH BIẾN NHÀ TÙ THÀNH TRƯỜNG HỌC
CÁCH MẠNG
3.3.1 Học tập văn hóa trong tù
Biến nhà tù thành trường học cách mạng, học tập để tự nâng cao
trình độ học lực và chuyên môn là một cuộc đấu tranh một mất, một
còn như các cuộc đấu tranh sinh tồn khác. Dưới sự lãnh đạo của các
tổ chức Đảng trong nhà lao, cuộc đấu tranh này đã góp phần quan
trọng, như chất keo đặc biệt bó kết các chiến sĩ bị địch bắt tù đày lại
với nhau, giúp nhau nâng cao hiểu biết, không sa ngã, cùng nhau giữ
vững khí tiết và niềm tin cho đến ngày chiến thắng. Nhưng để tổ
chức được việc học tập trong tù là việc làm không đơn giản. Địch tìm
mọi cách để phá hoại phong trào học tập văn hóa trong tù. Tuy nhiên,
dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, trong các trại giam tù binh,
phong trào học tập vẫn diễn ra sôi nổi, được đông đảo tù binh tham
gia.
3.3.2 Hoạt động văn nghệ trong tù
Trong các trại giam tù binh, hoạt động văn hóa, văn nghệ của
các chiến sĩ cách mạng luôn bị kiểm soát nghiêm ngặt. Những người
tham gia các hoạt động này là cái cớ để kẻ thù tra tấn dã man như: xé
mồm, rạch miệng Mặc dù vậy, hoạt động văn hóa, văn nghệ vẫn
được tổ chức Đảng trong các trại giam đưa vào thành nghị quyết, trở
thành phong trào hoạt động sôi nổi như phong trào học tập. Tổ chức
Đảng trong các trại giam tù binh chủ trương tập hợp các đồng chí
văn nghệ sỹ; chỉ đạo tổ chức sưu tầm và phổ biến thơ, ca cách mạng;
động viên tù binh sáng tác thơ, kịch, tấu, hài để biểu diễn... Tù binh
vừa là người sáng tác kịch bản, vừa là đạo diễn, diễn viên và khán
giả, giúp tù binh giải trí, lạc quan yêu đời, tin tưởng hơn vào thắng
lợi của cách mạng.
3.4. ĐẤU TRANH VỚI ĐỊCH ĐỂ TRỞ VỀ VỚI CÁCH
MẠNG
3.4.1 Tổ chức cho tù binh vượt ngục trở về với cách mạng
Vượt ngục tự giải thoát là hình thức đấu tranh mạo hiểm, quyết
liệt, có khi bị địch bắt lại hoặc bắn chết ngang đường, kể cả khi
những người trốn thoát được, người còn trong trại giam bị khủng bố,
trả thù rất dã man. Song, đấu tranh tự giải thoát vượt ngục bằng
nhiều hình thưc vẫn được thực hiện với quyết tâm rất cao, hành động
rất quả cảm, giành được thắng lợi, nhưng cũng chịu tổn thất lớn.
Những cuộc đi lẻ, tự phát bị tổn thất, những cuộc có chuẩn bị, có
lãnh đạo giảm được thiệt hại hơn. Tại Phú Tài, từ năm 1967 đến năm
1972 có 5 cuộc vượt ngục.
Từ năm 1967 đến tháng 4-1972, tù binh tại Trại giam tù binh
Phú Quốc đã tổ chức hơn 40 cuộc vượt ngục, có khoảng 400 người
vượt ngục, nhưng số vượt ngục thắng lợi, về tới được căn cứ 239
người. Số còn lại bị địch bắt hoặc hy sinh trên đường vượt ngục.
Trong 42 cuộc vượt ngục, có 17 cuộc đi lẻ, vượt rào có 15 cuộc;
đánh quân cảnh cướp súng để vượt ngục có 7 cuộc.
3.4.2. Đấu tranh đòi Mỹ và chính quyền Sài Gòn nghiêm
chỉnh thi hành Hiệp định Pari
Bên cạnh hình thức vượt ngục, tự giải thoát, tổ chức Đảng, các
đảng viên, chiến sĩ yêu nước và cách mạng tại các nhà tù, trại giam
đã sử dụng căn cứ pháp lý để đấu tranh với địch, buộc chúng phải
trao trả tù nhân. Đó là cuộc đấu tranh đòi địch trao trả theo Hiệp định
Pari năm 1973.
Cuộc đấu tranh của tù binh tại Trại giam tù binh Phú Quốc, Trại
giam tù binh Hố Nai trong những ngày đầu trao trả tù binh theo Hiệp
định Paris là cuộc đấu tranh điển hình của tù binh. Qua đó, chúng ta
có thể thấy rằng dù ở đâu, tù binh cũng thể hiện bản lĩnh và phẩm
chất chính trị, những phẩm chất đó được quân đội cách mạng đào tạo
và được trải nghiệm qua đấu tranh, đặc biệt là cuộc đấu tranh trên
mặt trận lao tù khốc liệt.
Tiểu kết, trong các cuộc đấu tranh, tổ chức Đảng giữ vai trò lãnh
đạo, là chỗ dựa về tinh thần của tù binh, là trung tâm, hạt nhân đoàn
kết, tập hợp lực lượng, là người định ra đường hướng, cách thức đấu
tranh với kẻ địch gian ác, bảo vệ người tù. Tuy nhiên không phải tất
cả các cuộc đấu tranh của tù binh đều thu được thắng lợi. Có cuộc
đấu tranh giành được thắng lợi gần như hoàn toàn, có cuộc thắng lợi
từng phần, như cũng có cuộc bị tổn thất lớn, phải trả giá đắt... Hoạt
động lãnh đạo đấu tranh đã củng cố niềm tin về sự thắng lợi của cách
mạng, niềm tin vào sức mạnh của Đảng trong hoàn cảnh khó khăn
nhất.
Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.1 NHẬN XÉT
4.1.1 Sự ra đời, hoạt động tổ chức Đảng đáp ứng yêu cầu
khách quan của cuộc đấu tranh trong tù, thể hiện sự chủ động,
sáng tạo của tù binh
Để tiếp tục chiến đấu với kẻ thù khi trong tay không một tấc sắt,
đòi hỏi tù binh phải được cố kết lại, được tổ chức lại để có sức mạnh.
Trong điều kiện không nhận được sự chỉ đạo của các tổ chức Đảng
bên ngoài, nhưng với ý thức trách nhiệm của người đảng viên cộng
sản, tinh thần quyết tâm, kiên định lý tưởng của Đảng, sự sáng tạo,
những người đảng viên và chiến sỹ cách mạng trung kiên đã tìm ra
nhiều hình thức phù hợp để tập hợp đảng viên, thành lập các tổ chức
Đảng, vận dụng những kinh nghiệm ở ngoài đời và tận dụng, khai
thác các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động lãnh đạo. Đây cũng là kết
quả của quá trình giáo dục, rèn luyện của Đảng và là kết quả phấn
đấu, tự rèn luyện của mỗi cán bộ, đảng viên, tạo nên “chất” cộng sản
trong người cán bộ, chiến sỹ cách mạng, giúp cho họ tỏa sáng ngay
trong những hoàn cảnh đen tối nhất. Kết quả sự ra đời của các tổ
chức Đảng đã thể hiện sự vận dụng sáng tạo các nguyên tắc tổ chức,
hoạt động của Đảng trong môi trường, điều kiện đặc biệt, để bảo đảm
cho sự tồn tại, phát triển của tổ chức Đảng, giữ vững vai trò hạt nhân
lãnh đạo trong nỗi phòng giam, mỗi phân khu giam.
4.1.2. Hoạt động của tổ chức Đảng diễn ra trong hoàn cảnh
vô cùng khó khăn
Hoạt động tổ chức Đảng trong các trại giam tù binh diễn ra
trong một hoàn cảnh đặc biệt, một môi trường đặc biệt. Mỹ và chính
quyền Sài Gòn dùng một hệ thống cai tù tàn bạo là những tên tay sai
trung thành, có lai lịch thâm thù cách mạng, nợ máu với nhân dân,
được huấn luyện bài bản, tinh vi cách diệt cộng, âm mưu thâm độc,
hèn hạ và đặc biệt có kinh nghiệm coi giữ tù... lại được hỗ trợ bởi các
chủ trương đảm bảo về pháp lý như huấn thị, quyết định, chỉ thị của
chính quyền Sài Gòn nhằm tạo điều kiện cho chúng thẳng tay đánh
giết tù binh mà không sợ vi phạm luật pháp quốc tế bởi chúng được
che giấu kín đáo, bưng bít dư luận. .
T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_hoat_dong_cua_to_chuc_dang_trong_cac_trai_gi.pdf