Do gặp nhiều trở ngại, phải đến cuối năm 1944, Mặt trận Việt
Minh mới từng bước mở rộng liên lạc với phong trào dân tộc chống
phát xít Nhật ở một số nước như Miến Điện, Mã Lai, Philíppin, Thái
Lan, Inđônêxia. Ở Thái Lan, Việt Minh cùng với các lực lượng yêu
nước chống Nhật lập khu căn cứ chung ở Phu Khan. Tại đây, Việt
Minh đã huấn luyện quân đội, lập kho vũ khí và tiếp nhận viện trợ vũ
khí từ lực lượng Đồng minh.
Ở Lào, từ năm 1943, “Ban vận động Việt kiều Lào - Thái” được
thành lập và tiến hành gây dựng cơ sở trên địa bàn Lào. Đầu 1945,
“Tổng hội Việt kiều cứu quốc toàn Thái - Lào”, một chi nhánh của
Mặt trận Việt Minh, được thành lập. Cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi
ở Việt Nam đã đập tan bộ máy thống trị đầu não của phát xít Nhật và
thực dân Pháp ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền của nhân dân Lào. Ở Campuchia, trước khi
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, cán bộ cộng sản Việt Nam bắt
đầu có những hoạt động nhỏ lẻ. Ban Vận động Việt kiều cũng được
thành lập trong cộng đồng Việt kiều Campuchia. Tuy vậy, hoạt động
của Đảng ở Campuchia không thu được nhiều kết quả như ở Lào.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoạt động đối ngoại của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sâu sắc đến tình hình kinh tế, xã hội của các nước
tư bản chủ nghĩa. Giữa các cường quốc tư bản chủ nghĩa hình thành
hai khối đối lập. Tại Pháp, cuộc khủng hoảng diễn ra muộn hơn
nhưng kéo dài. Pháp đẩy sức ép kinh tế, tài chính và những bất ổn cơ
bản trong xã hội đến các nước thuộc địa, đặc biệt là Đông Dương.
2.1.1.2. Tình hình trong nước
Nền kinh tế Việt Nam gánh thêm hậu quả của khủng hoảng ở
“chính quốc”, càng suy sụp hơn bao giờ hết. Thực dân Pháp thi hành
chính sách khủng bố trắng tàn bạo. Người dân Việt Nam phải chịu
đựng sư ̣áp bức bóc lột, mong muốn đấu tranh giành độc lập.
Giai đoạn này, tư tưởng vô sản theo chủ nghĩa Mác-Lênin dần
trở thành tư tưởng chủ đạo. Với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam tháng 2-1930, lần đầu tiên, Việt Nam có một tổ chức Đảng
vững vàng về chính trị, đúng đắn về đường lối để dẫn dắt toàn dân
tộc trên con đường tìm kiếm độc lập tự do.
2.1.2. Sự ra đời của Đảng năm 1930 và bước đầu xác định
đường lối đối ngoại của Đảng
Nhờ sự hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc, tư tưởng Mác-
Lênin được truyền bá về Việt Nam. Cuối năm 1929, đầu năm 1930, ở
Việt Nam lần lượt thành lập ba tổ chức cộng sản, sau đó hợp nhất
thành một đảng cộng sản duy nhất trong cả nước.
Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng đã họp từ ngày 6 tháng 1 đến
ngày 7 tháng 2 năm 1930 ở bán đảo Cửu Long (Hồng Kông), do
Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Tại Hội nghị, các đại biểu nhất trí tán thành
8
hợp nhất, thành lập một chính đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản
Việt Nam, thông qua các văn kiện quan trọng như: Chánh cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng...
Về mặt đối ngoại, Sách lược vắn tắt xác định cách mạng Việt
Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới nên cần phải liên kết với
cách mạng của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới.
Sau đó, Nguyễn Ái Quốc viết báo cáo gửi Quốc tế cộng sản, viết
thư gửi các tổ chức quốc tế để giới thiệu về Đảng Cộng sản Việt Nam
mới được thành lập và đề nghị thiết lập mối quan hệ, sự giúp đỡ lẫn
nhau trong đấu tranh cách mạng.
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ
ngày 14 đến ngày 31-10-1930 tại Hồng Kông. Hội nghị thông qua
Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, dự thảo Luận
cương Chính trị, Điều lệ các tổ chức quần chúng; đổi tên Đảng Cộng
sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
So với Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt, Luận cương
Chính trị có chỗ khác biệt, nhất là trong sách lược tập hợp lực lượng
cách mạng trong nước. Song cả văn kiện tháng 2-1930 và tháng 10-
1930 đều nhất quán trong việc xác định những nhân tố chủ yếu hình
thành đường lối quốc tế của cách mạng Việt Nam nên nhiệm vụ cốt
yếu của cách mạng tư sản dân quyền được xác định trong Luận
cương vẫn là ủng hộ Liên bang Xôviết; liên kết với giai cấp vô sản
toàn thế giới và phong trào cách mạng thuộc địa,
2.1.3. Hoạt động đối ngoại của Đảng từ năm 1930 đến năm 1935
Ngay sau khi thành lập, Đảng đã lãnh đạo quần chúng công
nông làm nên cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô viết
Nghệ-Tĩnh. Để đáp trả, thực dân Pháp đẩy mạnh khủng bố trắng,.
Nguyễn Ái Quốc đã đề nghị với Quốc tế cộng sản, Quốc tế Nông
dân... giúp đỡ phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Từ năm
1930 đến năm 1935, Quốc tế Cộng sản nhiều lần ra chỉ thị cho Đảng,
nhất là về mặt tổ chức, và Đảng đều nghiêm túc tuân thủ. Đầu năm
1932, Lê Hồng Phong và một số đồng chí nhận chỉ thị của Quốc tế
cộng sản về việc tổ chức Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng. Tháng
9
3-1934, theo chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, Ban Chỉ huy ở ngoài của
Đảng được thành lập.
Quốc tế Cộng sản cũng là cầu nối giúp Đảng liên hệ với các
Đảng Cộng sản anh em. Đảng Cộng sản Đông Dương và các Đảng
Cộng sản anh em cũng trao đổi thư từ, thể hiện sự ủng hộ lẫn nhau,
đoàn kết vì phong trào cách mạng thế giới.
Đặc biệt, Đảng Cộng sản Pháp đã có nhiều hoạt động giúp đỡ
Đảng ta như công bố bản Chương trình hành động của Đảng Cộng
sản Đông Dương trên báo chí ở Pháp và ra Lời kêu gọi Vì sự nghiệp
giải phóng Đông Dương (7-1932); thành lập Ủy ban vận động tòa án
ân xá tù chính trị Đông Dương (9-3-1933); ủng hộ cách mạng Đông
Dương tại các phiên họp của Hạ nghị viện Pháp (3-1933).
Ở Lào, trước năm 1930, chưa có tổ chức cách mạng quần chúng,
nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng Lào ra đời
và ngày càng lan rộng. Xứ ủy Lào thành lập vào tháng 9-1934.
Thời kỳ này, vai trò của Nguyễn Ái Quốc không được phát huy
mạnh mẽ như trước: bị chính quyền Anh ở Hồng Kông bắt giam (6-
1931 đến 1-1933); vấp phải một số nghi vấn trong Quốc tế cộng sản;
bị cho là mang nặng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc. Dù vậy, Người vẫn
đặc biệt quan tâm đến phong trào cách mạng trong nước và quốc tế
và luôn mong muốn được hòa mình vào dòng chảy cách mạng.
Tháng 7-1935, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương gồm
3 người sang tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế cộng sản ở
Mátxcơva. Nguyễn Ái Quốc chỉ được tham gia với tư cách là đại biểu
tư vấn. Tại phiên họp bế mạc, Đại hội chuẩn y Nghị quyết của Hội
nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản chính thức công
nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một phân bộ của Quốc tế cộng
sản và bầu đồng chí Tổng Bí thư Lê Hồng Phong làm Ủy viên Ban
Chấp hành Quốc tế cộng sản.
2.2.HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO VỊ THẾ CỦA ĐẢNG, ĐOÀN
KẾT VỚI CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN, ĐẤU TRANH VÌ HÒA BÌNH
DÂN CHỦ TỪ NĂM 1936 ĐẾN THÁNG 8 NĂM 1939
2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử
2.2.1.1. Tình hình thế giới
10
Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, Ý, Nhật, chúng liên kết với
nhau lập ra phe “Trục”, tuyên bố chống Quốc tế cộng sản và phát
động chiến tranh chia lại thế giới.
Đại hội VII Quốc tế cộng sản (tháng 7-1935) xác định kẻ thù
nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít.
Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ngày càng mạnh mẽ.
Tháng 4-1936, Mặt trận Bình dân Pháp giành thắng lợi trong
cuộc bầu cử Quốc hội, tạo ảnh hưởng tích cực tới phong trào dân chủ
Đông Dương những năm 1936-1939.
2.2.1.2. Tình hình trong nước
Do hậu quả của khủng hoảng kinh tế mà thế lực cầm quyền phản
động ở Đông Dương ra sức vơ vét, bóc lột. Đời sống của đại đa số
nhân dân khó khăn nên hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, cơm áo
dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong thời gian này, Chính phủ Pháp cử phái đoàn sang điều tra
tình hình Đông Dương, cử Toàn quyền mới, ân xá tù chính trị, nới
rộng quyền tự do báo chí Một loạt động thái này đã khiến cho cao
trào đấu tranh dân chủ bùng lên sôi nổi.
2.2.2. Hoạt động đối ngoại của Đảng từ năm 1936 đến tháng 8
năm 1939
Cùng thực tiễn tình hình cách mạng, những năm 1936-1939,
theo chủ trương chuyển hướng chiến lược do Đại hội lần thứ VII
Quốc tế Cộng sản đề ra, hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến
được Đảng cụ thể hóa bằng nhiệm vụ: chống phát xít, chống phản
động thuộc địa, đòi tự do dân chủ. Trong quá trình thực hiện những
nhiệm vụ này, Đảng luôn chú trọng việc báo cáo, nhận chỉ thị từ
Quốc tế cộng sản cũng như sự giúp đỡ từ các Đảng Cộng sản, phong
trào tiến bộ của các nước anh em.
Trong khi hoạt động, nhất là sau các Hội nghị, Hội nghị mở
rộng, Ban Chấp hành hoặc Ban Chỉ huy ở ngoài thường gửi báo cáo
đến Quốc tế cộng sản về tình hình công tác, xin ý kiến chỉ đạo về tổ
chức, đề nghị cấp kinh phí, yêu cầu gửi sinh viên đi đào tạo ở nước
ngoài, (7-1936, 9-1937, 4-1938,)
11
Trong giai đoạn này, hoạt động đối ngoại của Đảng chủ yếu với
Chính phủ và các Đảng của nước Pháp, nêu rõ quan điểm, mục tiêu đấu
tranh của Đảng và phong trào cách mạng Việt Nam; kêu gọi sự ủng hộ
trong phong trào đấu tranh chống phát xít, đòi hòa bình, dân chủ. Đảng đã
gửi thư cho Chính phủ, Mặt trận Nhân dân Pháp (3-10-1936, 8-1937) kêu
gọi chấm dứt chế độ khủng bố, đề nghị cho các tổ chức cách mạng được
hoạt động hợp pháp, yêu cầu tiến hành cải cách dân chủ ở Đông Dương.
Đảng chủ trương ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp và Chính phủ
Bơ-lum, xem họ là người bạn của nhân dân Đông Dương. Đảng kêu
gọi quần chúng đoàn kết với các tổ chức của người Pháp là thành
phần của Mặt trận nhân dân Pháp; vận động kiều dân các nước tham
gia Đông Dương Đại hội và Mặt trận nhân dân Đông Dương, đoàn
kết đấu tranh cho tự do, cơm áo và hoà bình, chống chủ nghĩa phát
xít, chống chiến tranh đế quốc.
Trước những đòi hỏi hợp lý của nhân dân và từ tình hình thực tế
tại Đông Dương, nhằm xoa dịu dư luận phản đối từ Mặt trận Nhân dân
Pháp, Chính phủ Pháp buộc phải ban hành tại thuộc địa một số quyền
tự do dân chủ hạn chế. Trong năm 1937, nhân dịp đại diện Quốc hội
Pháp Gôđa sang Đông Dương tìm hiểu tình hình và Bre-vi-e nhậm
chức Toàn quyền Đông Dương, nhiều hoạt động của quần chúng và các
tổ chức xã hội diễn ra mạnh mẽ. Người dân biểu tình đòi chính quyền
Pháp ở Đông Dương tiến hành những cải cách cho phù hợp với việc
Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền ở chính quốc.
Ngoài ra, Đảng tổ chức nhiều hoạt động đối ngoại thiết thực, như:
Tham gia các hoạt động trong phong trào đấu tranh dân chủ từ 1936-
1938; Phối hợp với Đảng Xã hội Pháp tổ chức các cuộc sinh hoạt quần
chúng nhân ngày 1-5, tổ chức Hội chợ quyên góp giúp nạn nhân chiến
tranh ở Trung Quốc, phối hợp với tổ chức dân chủ của người Pháp tổ
chức các hoạt động quốc tế trên đất Đông Dương
Trong năm 1938, Đảng đã mở cuộc vận động ủng hộ nhân dân
Trung Quốc kháng chiến chống phát xít Nhật, tạo ra phong trào ở
nhiều địa phương trong cả nước. Phong trào ủng hộ nhân dân Trung
Quốc kháng Nhật thể hiện tình đoàn kết quốc tế cao cả, tinh thần yêu
12
chuộng hòa bình chống chiến tranh phát xít của nhân dân ta, góp
phần nâng cao uy tín của Đảng ở Đông Nam Á và thế giới.
Từ cuối năm 1938, tình hình quốc tế và trong nước nhiều bất lợi,
Đảng rút vào bí mật trước khi địch ra tay khủng bố truy lùng. Ngày
29-10-1938, Đảng ra Tuyên ngôn đối với thời cuộc, cho thấy nhãn
quan chính trị sắc bén trước tình hình thế giới, tình hình Đông Dương
và thể hiện rõ lập trường quan điểm của Đảng.
Cuối năm 1938, sau một thời gian nghiên cứu, học tập tại Liên
Xô, Nguyễn Ái Quốc trở lại Trung Quốc. Người viết nhiều bài báo
ủng hộ cách mạng Trung Quốc và có ý kiến sâu sắc đối với phong
trào cách mạng Việt Nam, đăng trên tuần báo Notre Voix.
Tiểu kết chương 2
Từ năm 1930 đến năm 1939 là thời gian đường lối đối ngoại của
Đảng được hình thành. Dù là một Đảng non trẻ, mới ra đời, bị thực dân
Pháp đàn áp, khủng bố nặng nề nhưng Đảng Cộng sản Đông Dương đã
dần từng bước xây dựng mối quan hệ với Quốc tế cộng sản và các
Đảng Cộng sản khác.
Những chủ trương, đường lối và hoạt động đối ngoại của Đảng
thời kỳ 1930-1939 bước đầu định hình rõ nét đường lối đối ngoại của
Đảng; thể hiện sự sáng suốt và linh hoạt trước bối cảnh, tình hình,
đặc biệt là trước mỗi đối tượng đối ngoại mà Đảng thực hiện. Qua
việc ngày càng chủ động phát triển các mối quan hệ, có thể thấy từng
bước trưởng thành trong đối ngoại của Đảng. Đó là cơ sở để Đảng
tiếp tục vận dụng, phát triển trong hoạt động đối ngoại giai đoạn
1939-1945.
Chương 3
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG
TRONG CAO TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ
THÁNG 9 NĂM 1939 ĐẾN THÁNG 8 NĂM 1945
3.1. HOÀN CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC
3.1.1. Hoàn cảnh quốc tế
Chiến tranh thế giới thứ hai giữa Khối Trục theo chủ nghĩa phát
xít (Đức, Ý, Nhật Bản) và phe Đồng minh (nhiều quốc gia, trong đó
các nước giữ vai trò chính yếu là Liên Xô, Anh, Mỹ và Pháp) diễn ra
13
từ 1-9-1939 đến 2-9-1945, gồm nhiều mặt trận. Trong đó, ngoài mặt
trận chủ yếu, quyết định đối với toàn bộ tiến trình của Chiến tranh thế
giới thứ hai là mặt trận Xô-Đức, tác động đến số phận của Việt Nam,
là mặt trận Tây Âu (cụ thể là Pháp) và trực tiếp nhất là mặt trận châu
Á-Thái Bình Dương. Trong chiến tranh, năm 1943, Quốc tế cộng sản
- tổ chức lãnh đạo phong trào vô sản quốc tế đã tự giải tán, gây ảnh
hưởng không nhỏ tới hoạt động của các Đảng Cộng sản trên thế giới.
3.1.2. Hoàn cảnh trong nước
Trong chiến tranh, Đông Dương càng bị thực dân Pháp bóc lột
ghê gớm và từ tháng 9-1940 trở thành căn cứ quân sự cho Nhật.
Nhân dân phải chịu thêm một tầng áp bức, vô cùng khổ cực. Ngày 9-
3-1945, Nhật đảo chính Pháp, trực tiếp cai trị ở Đông Dương.
Cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào kháng Nhật cứu nước
sục sôi, chỉ đợi thời cơ vùng dậy. Ngày 12-8-1945, được tin Nhật
hàng Đồng minh, Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương họp quyết
định lập tức phát động Tổng khởi nghĩa. Ngày 13-8, Trung ương
Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn
quốc, ra Lệnh khởi nghĩa. Nhân dân cả nước nổi dậy giành chính
quyền. Đến cuối tháng 8, cuộc tổng khởi nghĩa của nhân dân ta dưới
sự lãnh đạo của Đảng đã giành thắng lợi hoàn toàn.
3.2. SỰ CHUYỂN HƯỚNG CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC VÀ
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG TỪ THÁNG 9 NĂM
1939 ĐẾN THÁNG 8 NĂM 1945
3.2.1. Chủ trương về đối ngoại của Đảng
Để ứng phó với tình hình thế giới và trong nước luôn biến đổi
nhanh chóng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ
sáu (ngày 6-11-1939) và thứ bảy (ngày 6 đến 9-11-1940). Nhìn
chung, đường lối đối ngoại của Đảng qua hai hội nghị đều thống nhất
ở hai nội dung: đấu tranh chống đế quốc xâm lược và liên hệ, ủng hộ
phong trào cách mạng thế giới.
3.2.1.1. Đấu tranh chống đế quốc xâm lược
Trước khi Nhật vào, Đảng xác định đế quốc Pháp là kẻ thù mà
cách mạng phải đánh bại để giành độc lập. Đảng cũng dự báo nguy
cơ Pháp và Nhật hợp tác với nhau.
14
Từ khi Nhật vào Đông Dương, Đảng nhận rõ bản chất của đế
quốc Pháp và Nhật khi chúng hợp tác với nhau cũng như chỉ ra mâu
thuẫn ngầm giữa hai đế quốc sẽ khiến chúng không thể mãi hòa hoãn.
Bất kỳ kẻ thù là Nhật hay Pháp, hay là cả hai, Đảng đều xác định chỉ
có dân tộc Đông Dương mới giải thoát được Đông Dương. Đảng còn
thông qua Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế vận động nhân dân
chống lại chính sách của Pháp và Nhật.
3.2.1.2. Liên hệ, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ sáu khẳng định tầm
quan trọng của việc liên lạc với các lực lượng cách mạng toàn thế
giới, coi phong trào cách mạng thế giới là chỗ dựa cũng như tuyên
truyền ủng hộ Liên Xô, ủng hộ cách mạng. Với Lào và Campuchia,
Nghị quyết nêu ra việc thi hành quyền dân tộc tự quyết ở một Đông
Dương hoàn toàn độc lập.
Nghị quyết Trung ương lần thứ bảy, bên cạnh việc chủ trương
liên minh với Liên Xô và ủng hộ Liên Xô, còn đặc biệt nhấn mạnh
ủng hộ cách mạng Trung Quốc.
Đến Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương ĐCSĐD
xác định trong cuộc cách mạng Đông Dương, lực lượng phản cách
mạng là hai đối tượng: “1. Thống trị Pháp ở Đông Dương và bọn tay
sai của chúng; 2. Phát xít Nhật và bọn tay sai của chúng nó” [42,
tr.118]. Xác định đúng kẻ thù có ý nghĩa lớn trong đường lối cách
mạng giải phóng dân tộc và thể hiện cách mạng Việt Nam là một bộ
phận của lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít:
“Cuộc cách mạng Đông Dương là một bộ phận cách mạng thế
giới và giai đoạn hiện tại là một bộ phận dân chủ chống phát xít. Bởi
vì Pháp – Nhật hiện nay là một bộ phận đế quốc xâm lược và là một
bộ phận phát xít thế giới.” [42, tr.114].
Về công tác đối ngoại (ngoại giao), chính phủ đó sẽ:
“1. Hủy bỏ tất cả mọi hiệp ước mà Pháp đã ký với bất kỳ nước nào;
...4. Mật thiết liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản
trên thế giới” [42, tr.150-151].
Để thực hiện nhiệm vụ đánh đuổi Pháp - Nhật, Việt Minh hiệu triệu
nhân dân với khẩu hiệu hành động là “phản Pháp - kháng Nhật - liên
15
Hoa - độc lập” [42, tr.123]. Xác định và phân biệt rõ nhân dân lao động
các nước và kẻ thù cần đánh đuổi (chỉ có phát xít). Từ việc Hội nghị lần
thứ tám xác định phát xít Nhật- Pháp là kẻ thù của phong trào cách mạng
giải phóng dân tộc ở Đông Dương, Đảng và Mặt trận Việt Minh hiệu
triệu nhân dân “đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp, Nhật”.
3.2.2. Hoạt động đối ngoại của Đảng từ tháng 9 năm 1939 đến
tháng 3 năm 1945
3.2.2.1. Hoạt động đấu tranh chống đế quốc xâm lược
Thực hiện đường lối chống đế quốc xâm lược đề ra trong Nghị
quyết Trung ương sáu, bảy, đảng bộ các nơi tích cực lãnh đạo nhân dân
chống giặc, tiêu biểu là khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940), khởi nghĩa
Nam Kỳ (23-11-1940). Ngày 22-9-1940, quân Nhật đánh vào Lạng
Sơn, quân Pháp trên đường thua chạy đã rút lui qua châu Bắc Sơn.
Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy tước khí giới của tàn quân
Pháp để tự vũ trang cho mình, giải tán chính quyền địch và thành lập
chính quyền cách mạng (27-9-1940). Đội du kích Bắc Sơn được thành
lập và lớn dần. Sau đó, Nhật thỏa hiệp để Pháp quay lại. Cuộc khởi
nghĩa Bắc Sơn thất bại, nhưng để lại những bài học quý về khởi nghĩa
vũ trang. Tháng 10-1940, quân Xiêm, được phát xít Nhật xúi giục, gây
xung đột dọc biên giới với Lào và Cam-pu-chia. Chiến tranh với Xiêm
nổ ra, thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam ra trận làm bia đỡ đạn.
Nhân dân Nam Kỳ bí mật liên lạc với Đảng bộ Nam Kỳ. Trước tình
thế cấp bách, Đảng bộ Nam Kỳ quyết định khởi nghĩa dù chưa có sự
đồng ý của Trung ương. Nhận thấy thời cơ chưa chín muồi, Trung
ương Đảng ra lệnh hoãn, nhưng cán bộ truyền lệnh bị Pháp bắt nên
Nam Kỳ vẫn tiến hành khởi nghĩa. Khởi nghĩa thất bại dưới sự đàn áp
khốc liệt của thực dân, nhưng đây là cuộc khởi nghĩa rộng và mạnh mẽ
nhất so với các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp trước đó, để lại
những bài học quý báu để thực hiện Cách mạng Tháng Tám 1945.
3.2.2.2. Tranh thủ mối quan hệ với Trung Quốc
Trở lại Trung Quốc từ đầu tháng 10-1938, Nguyễn Ái Quốc vừa
hoạt động ở các tỉnh biên giới sát Việt Nam vửa tìm cách về nước.
Tận dụng danh nghĩa hợp pháp của Việt Nam độc lập đồng minh
hội (Việt Minh) do chí sĩ yêu nước Hồ Học Lãm thành lập, Nguyễn Ái
16
Quốc bước đầu gây dựng quan hệ với chính quyền Tưởng Giới Thạch.
Người cũng xác định mục tiêu chủ yếu là để chúng tạo điều kiện,
không cản trở công việc của ta; về bản chất quân Quốc dân Đảng vẫn
là kẻ thù, dù có vào Việt Nam để đánh Nhật cũng chỉ là đồng minh
tạm thời. Cuối năm 1940, Người còn viết báo đăng trên Cứu
vong nhật báo (Trung Quốc) để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân
Trung Quốc với cách mạng Việt Nam. Nhờ các mối quan hệ với
Trung Quốc, ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc.
Sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ tám
Trung ương Đảng tại Pắc Bó (Cao Bằng), từ ngày 10 đến 19-5-1941.
Hội nghị đề ra những phương hướng lớn về đường lối và hoạt động đối
ngoại. Sau đó, căn cứ tình hình thực tế, Đảng liên tục linh hoạt ứng biến
đề ra hoạt động đối ngoại đúng đắn, góp phần vào cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa phát xít, ủng hộ Liên bang Xôviết, và liên hiệp có điều kiện với
Trung Hoa dân quốc và Anh-Mỹ.
3.2.2.3. Đấu tranh chống phát xít Nhật – Pháp
Hội nghị lần thứ tám xác định phát xít Nhật- Pháp là kẻ thù của
phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Đông Dương. Đảng và Mặt
trận Việt Minh hiệu triệu nhân dân đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp,
Nhật. Đảng nhận ra xu hướng Đờ Gôn trong những người Pháp ở Đông
Dương và tinh thần chống Nhật trong Hoa kiều nên đề ra đường lối liên
minh với các đảng phái chống phát xít của người ngoại quốc ở Đông
Dương, thành lập Mặt trận dân chủ chống Nhật ở Đông Dương.
3.2.2.4. Liên hệ, ủng hộ Liên bang Xôviết và phong trào cách
mạng thế giới
Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám và nhiều văn kiện sau đó,
Đảng luôn khẳng định tầm quan trọng của cuộc đấu tranh chống lại
phát xít của Liên Xô. Đảng đưa ra nhiều biện pháp thiết thực để ủng
hộ Liên Xô như tuyên truyền giải thích cho nhân dân hiểu lý do cần
ủng hộ, phổ biến khẩu hiệu bằng nhiều hình thức, quyên góp.
Tháng 6-1943, Quốc tế cộng sản tự giải thể. Nhất trí với chủ
trương của Quốc tế cộng sản, ngày 1-6-1943, Trung ương Đảng Cộng
sản Đông Dương ra thông cáo Đẩy mạnh cuộc chiến tranh chống
phát xít xâm lược, vừa thông báo chính thức với các đảng viên, vừa
17
thể hiện quan điểm của Đảng về sự kiện này. Sau khi chỉ ra sự đúng
đắn trong quyết định tự giải tán của Quốc tế cộng sản, Đảng khẳng
định mục đích, tôn chỉ của Đảng không thay đổi, Đảng vẫn đứng
vững, mọi đường lối đối ngoại của Đảng vẫn như cũ.
3.2.2.5. Liên hiệp có điều kiện với Trung Hoa dân quốc và Mỹ, Anh
Với vấn đề “Hoa quân nhập Việt”, Đảng xác định phương
châm chiến thuật là liên minh với quân Tưởng đánh Nhật - Pháp
theo nguyên tắc “bình đẳng tương trợ”. Chuẩn bị cho tình thế “Hoa
quân nhập Việt”, Đảng có những chỉ đạo cụ thể. Đối với quân Anh -
Mỹ, Đảng xác định cùng họ nhân nhượng liên hiệp có điều kiện. Nếu
họ chịu giúp cách mạng Đông Dương, thì có thể để cho họ hưởng một
phần quyền lợi ở Đông Dương; nhưng nếu họ giúp đế quốc Pháp khôi
phục lại chính quyền ở Đông Dương, Đảng phải cương quyết cự tuyệt
và tiếp tục chiến đấu giành quyền độc lập.
Ngày 13-8-1942, Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc liên hệ
với Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trung ương Quốc dân Đảng Trung
Quốc, các lực lượng cách mạng người Việt Nam và Đồng minh, nhằm
tranh thủ sự viện trợ từ bên ngoài. Không may, đến phố Túc Vinh,
Thiên Bảo, Quảng Tây thì Người bị quân Quốc dân Đảng bắt.
3.2.3. Hoạt động đối ngoại của Đảng từ tháng 3 năm 1945 đến
tháng 8 năm 1945
3.2.3.1. Quan điểm của các nước Đồng minh về vấn đề Việt Nam
* Quan điểm của Pháp
“Chính phủ Pháp tự do” của Đờ Gôn không ngừng tuyên bố ý
định khôi phục chế độ thuộc địa của Pháp ở Đông Dương.
* Quan điểm của các nước Đồng minh khác
Tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven chủ trương thiết lập chế độ thác quản
để trao dần nền độc lập cho các nước Đông Dương và được Xit-ta-lin
tán thành. Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng Giới Thạch
hưởng ứng nhưng với âm mưu một mình chiếm Đông Dương. Thủ
tướng Anh Sớc-Sin phản đối vì lo ngại nếu Việt Nam độc lập, thì các
thuộc địa của Anh ở châu Á cũng vùng lên đòi độc lập. Anh hứa giúp
đỡ Pháp khi quân đội Anh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật.
Ngày 12-4-1945, Tổng thống Ru-dơ-ven qua đời, Tổng thống
18
Tru-man không phản đối việc Pháp trở lại Đông Dương. Liên Xô sau
khi ký Hiệp ước Liên minh trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát
xít và tương trợ sau chiến tranh giữa Liên Xô và Pháp (12-1944) giữ
thái độ im lặng. Sự thay đổi thái độ của các nước lớn đã để ngỏ cửa
cho thực dân Pháp quay lại Đông Dương.
3.2.3.2. Hoạt động đối ngoại của Đảng từ tháng 3 năm 1945
đến tháng 8 năm 1945
* Với Nhật
Phát xít Nhật dần trở thành đối tượng đấu tranh chính của Đảng
và Mặt trận Việt Minh. Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, trở
thành kẻ thù cụ thể trước mắt duy nhất của nhân dân Đông Dương.
Khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng nhận thấy thời cơ đã đến, phải
tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Do chênh lệch lực lượng, Đảng
dùng lực lượng quần chúng cách mạng tạo ra khí thế cách mạng áp
đảo để giành chính quyền. Mặt khác, gửi tối hậu thư, ra điều kiện
buộc Nhật nằm yên và trao vũ khí để được an toàn tính mạng. Cách
làm vừa cương quyết, vừa mềm dẻo này đã giúp cách mạng tránh
được nhiều thương vong, thu được kết quả quan trọng là giành được
chính quyền trong thời gian ngắn.
* Với Pháp
Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp, vị trí của Pháp trong sách lược
đối ngoại của Đảng đã có thay đổi đáng kể. Đảng nêu ra cần sẵn sàng
liên minh với những người Pháp chống Nhật.
* Với lực lượng Đồng minh
Chủ trương của Đảng là cần sẵn sàng hưởng ứng quân Đồng
minh bằng cách biểu tình, lập dân quân cùng chiến đấu, mở rộng
chiến tranh du kích; đồng thời, lợi dụng sự mâu thuẫn của Trung Quốc
- Mỹ và Anh - Pháp Đờ Gôn.
Hồ Chí Minh thông qua những người Mỹ có mặt ở Tân Trào giao
thiệp với Pháp nhằm làm cho người Mỹ thấy thiện chí của Việt Minh
muốn tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề Đông Dương sau chiến
tranh, đồng thời, thăm dò thái độ của các nước đối với Việt Nam.
Nhận ra ý đồ của Pháp vẫn là không để Đông Dương được độc lập,
phía Việt Nam tỏ thái độ cương quyết.
19
* Với chính quyền Tưởng Giới Thạch
Ngày 10-9-1943, Trương Phát Khuê mời Hồ Chí Minh tham gia
Ban trù bị của Đại hội toàn quốc của Việt Cách. Để được tự do, Hồ
Chí Minh đã nhận lời. Cuối tháng 3-1944, Hội nghị đại biểu hải
ngoại Việt Cách họp kín tại Liễu Châu do Trương Phát Khuê chủ trì.
Sau cuộc họp, Tưởng Giới Thạch chấp nhận để Đảng Cộng sản
Đông Dương và Việt Minh trong Mặt trận liên minh Trung-Việt
chống chủ nghĩa phát xít. Tướng Trương Phát Khuê ghi nhận uy tín
và những đóng góp của Hồ Chí Minh trong việc liên kết các lực
lượng quốc tế chống phát xít đang có mặt trên địa bàn của ông ta.
Tuy nhiên, trong mối quan hệ này, Hồ Chí Minh cũng không hề
ảo tưởng về “thiện chí” của chính phủ Tưởng với Việt Nam. Người
tranh thủ sự ủng hộ của lực lượng Quốc dân Đảng, nhưng cũng biết
những âm mưu, nguy cơ của kế hoạch “Hoa quân nhập Việt”.
* Với Mỹ
Cuối năm 1944, Việt Minh cứu một Trung úy phi công Mỹ thoát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_hoat_dong_doi_ngoai_cua_dang_tu_nam_1930_den.pdf