Để đạt đến đỉnh cao như Trăm năm cô đơn của G. Marquez thì khó mà tìm thấy được trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực - huyền ảo nhưng kiểu không gian huyền thoại mang dáng dấp như kiểu làng Macondo thì hẳn không phải là không có. Trong Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương, ngôi làng Phan với bao câu chuyện kì dị ma quái và câu chuyện huyền thoại về kho báu bí ẩn của người xưa để lại cũng đủ làm dậy sóng chất huyền thoại hư ảo tại ngôi làng này. Muốn mở kho báu phải có ba cái chết đặt trên đỉnh đồi sau nhà cụ Liêm, phải có đầu con Nghê, sao chổi xuất hiện trên bầu trời. Chẳng có huyền thoại nào hơn câu chuyện huyền thoại về kho báu bí ẩn này.
24 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Khuynh hướng hiện thực – Huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuyết trong từng giai đoạn văn học cụ thể. Tiểu thuyết sau năm 1986, về bản chất thể loại có nhiều thay đổi so với tiểu thuyết giai đoạn 1945 – 1975. Theo Hoàng Cẩm Giang sự thay đổi này thể hiện mạnh mẽ “về độ dài, đề tài, chủ đề và phương thức tự sự, đặc biệt ẩn sâu trong đó là sự thay đổi quan niệm tự sự, quan niệm về hiện thực”. Những thay đổi này tất yếu sẽ dẫn đến những thay đổi về nội dung và cấu trúc tiểu thuyết đương đại, làm phá vỡ những đường biên truyền thống của tiểu thuyết truyền thống.
- Đổi mới về bút pháp nghệ thuật
Với chủ trương đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật, cổ vũ tinh thần sáng tạo, các nhà văn, các nhà lí luận – phê bình nhận ra: “Không thể khuôn tiểu thuyết vào một số nguyên tắc nghệ thuật cứng nhắc, bất biến, mà chính là phải mở ra những khả năng tiềm tàng vốn có của thể loại này”. Nhằm phát huy tính “sự thật”, tinh thần sáng tạo trong văn chương, mở ra nhiều tiềm năng mới, cơ hội mới cho tiểu thuyết đương đại thì việc đổi mới bút pháp là việc rất thích đáng và phù hợp. Trong bài Sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, Mai Hải Oanh đã đưa ra bốn bút pháp: “Bút pháp tả thực mới; Bút pháp phúng dụ, huyền thoại; Bút pháp trào lộng, giễu nhại; Bút pháp tượng trưng”. Một số nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình, Bùi Thanh Truyềncũng đề cập đến vấn đề bút pháp của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
2.2.3. Sự đa dạng về khuynh hướng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Vấn đề nghiên cứu, phân chia các khuynh hướng trong văn học nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng thường có nhiều tiêu chí khác nhau. Theo Nguyễn Thị Bình việc phân chia này có thể “căn cứ theo phạm vi, đề tài được khai thác, có thể căn cứ theo cảm hứng, chủ đề chính, có thể theo mô hình trần thuật”. Trong công trình Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới đến nay, Nguyễn Thị Bình căn cứ vào “cách thức xử lý chất liệu hiện thực” trong tác phẩm, chia tiểu thuyết Việt Nam từ thời điểm đổi mới đến nay thành năm khuynh hướng chính: Khuynh hướng tiểu thuyết theo phong cách lịch sử hóa; Khuynh hướng tiểu thuyết theo phong cách tự thuật; Khuynh hướng tiểu thuyết tư liệu – báo chí; Khuynh hướng tiểu thuyết hiện thực kiểu truyền thống; Khuynh hướng tiểu thuyết theo phong cách hậu hiện đại.
Dựa vào đặc trưng mĩ học của chủ nghĩa hậu hiện đại, Thái Phan Vàng Anh trong công trình Các khuynh hướng tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI đã xếp tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI thành bốn khuynh hướng:
1. Tiểu thuyết tân lịch sử - sự phản tư lịch sử
2. Tiểu thuyết hiện sinh - sự phân rã những mảnh hiện tồn
3. Tiểu thuyết tính dục - sự phì đại của dòng văn chương thân xác
4. Tiểu thuyết nữ quyền - phụ nữ không phải là “cái khác vắng mặt”.
Tất nhiên, những phân chia trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối vì trong thực tế, luôn có sự lấn biên và chồng biên giữa các khuynh hướng tiểu thuyết.
2.3. Khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam trước và sau 1986
2.3.1. Khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong văn học Việt Nam trước 1986
Trong lịch sử văn học Việt Nam, vấn đề sử dụng cái “ảo” trong sáng tác văn chương đã có từ lâu, nhất là trong lĩnh vực văn xuôi. Vào những năm đầu của thế kỉ XX, những biến động về lịch sử, văn hóa xã hội đã làm thay đổi tư duy và cấu trúc văn học, đưa văn học bước vào phạm trù nghệ thuật hiện đại. Giao lưu văn hóa Đông – Tây đã đem đến cho văn học Việt Nam những phẩm tính tư tưởng và nghệ thuật mới. Khuynh hướng hiện thực- huyền ảo đã manh nha xuất hiện. Trong văn học giai đoạn này, bên cạnh việc chịu ảnh hưởng “cái ảo” của văn học phương Đông mà rõ nhất là Bồ Tùng Linh, một số nhà văn khác còn chịu ảnh hưởng “cái ảo” của văn học phương Tây, trong đó đáng chú ý là E. Poe Tự sự của Phạm Cao Củng, Thế Lữlà những trường hợp thể hiện rõ ảnh hưởng này.
Đến thời kỳ đổi mới, để vượt qua những quy phạm của chủ nghĩa hiện thưc truyền thống và tính công thức trong miêu tả hiện thực, sự xuất hiện của khuynh hướng hiện thực - huyền ảo trong văn học đương đại có thể coi là bước phát triển mới của văn học. Nó không đơn giản là hình thức né tránh kiểm duyệt hay thoát ly thế sự mà là một phương cách đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết. Sự đổi mới này đã góp phần làm gia tăng sức hấp dẫn của tiểu thuyết, đáp ứng được nhu cầu của con người hiện đại, khi mà mà ranh giới giữa “thực, ảo bị nhòe mờ”, cái “nhìn nghiêng” là phương cách khác của cái “nhìn thẳng”, cái phi lý là mặt tồn tại khác của cái hữu lý... 2.3.2. Khuynh hướng hiện thực – huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986
Dưới cảm quan mới về thực tại, thêm vào đó là sự cộng hưởng từ các kĩ thuật viết, các trào lưu nghệ thuật văn học phương Tây du nhập vào nước ta, đặc biệt là tác động của Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latin đã đem đến một hướng tiếp cận hiện thực mới trong văn xuôi Việt Nam đương đại. Khuynh hướng hiện thực - huyền ảo không chỉ thu hút các nhà văn thế hệ 4x, 5x mà còn thu hút các nhà văn trẻ thuộc thế hệ 6x, 7x, 8x. Có thể kể đến một số tác phẩm như: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Mẫu Thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Tàn đen đốm đỏ (Phạm Ngọc Tiến), Lời nguyền hai trăm năm (Khôi Vũ), 3.3.3.9 – [những mảnh hồn trần] (Đặng Thân), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Ma làng (Trịnh Thanh Phong), Thần thánh và bươm bướm (Đỗ Minh Tuấn), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh), Người sông Mê (Châu Diên) Càng về sau thì chất huyền ảo được sử dụng càng linh hoạt, phóng túng khiến cho tiểu thuyết đương đại có khả năng thu hút người đọc. Điều đó có thể nhìn thấy qua các trường hợp: Người đi vắng, Ngồi, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kì thủy (Nguyễn Bình Phương), Cõi người rung chuông tận thế, SBC là săn bắt chuột, Trong sương hồng hiện ra (Hồ Anh Thái), Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà), T.mất tích, Paris 11 tháng 8, Chinatown (Thuận), Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau (Đoàn Minh Phượng), Xác phàm, Hoang tâm, Kín (Nguyễn Đình Tú) Nam Phương trong bài Văn học huyền ảo: món ăn không thể chối bỏ đã khẳng định: “Hiếm có dòng văn học nào sở hữu nền tảng đáng ngưỡng mộ như hiện thực huyền ảo và có lẽ ai cũng đều không thể chối bỏ thứ văn học tạo nên sự hưng phấn đến cực điểm này”. Tính đến nay, khuynh hướng hiện thực - huyền ảo chưa cho thấy sự thoái trào, thậm chí khuynh hướng văn học này còn đang phát triển khá toàn diện. Trong những năm gần đây tại các lễ trao giải thưởng văn học lớn đều có những tác phẩm mang đậm khuynh hướng hiện thực - huyền ảo được xướng tên lên bục giải thưởng.
2.4. Tiểu kết
Sự ra đời và phát triển của khuynh hướng hiện thực – huyền ảo đã tạo nên một ngoặt mới cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại, làm thay đổi diện mạo tiểu thuyết Việt Nam so với tiểu thuyết các giai đoạn trước đó. Những thay đổi về đời sống xã hội sau năm 1986 đã kéo theo những thay đổi trong tư duy tiểu thuyết tạo nên những tiền đề nhất định cho sự ra đời khuynh hướng này. Những tác phẩm có ý thức gia tăng yếu tố kỳ, ảo đã từng bước xác lập sự hình thành của một khuynh hướng nghệ thuật mới trong văn học Việt Nam đương đại: khuynh hướng hiện thực - huyền ảo.
CHƯƠNG 3
KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC – HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM VỚI CHỨC NĂNG MIÊU TẢ THẾ GIỚI
3.1. Hiện thực – huyền ảo với việc xử lí đề tài
3.1.1. Đề tài chiến tranh
Trong thế kỉ XX, Việt Nam đã phải trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ hết sức khốc liệt. Đó là chưa nói đến hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và chiến tranh biên giới Tây Nam dù ngắn hơn nhưng mức độ ác liệt không hề thua kém. Vị trí địa lí chính trị và lịch sử khiến cho Việt Nam luôn phải ý thức phòng vệ đất nước, bảo vệ chủ quyền. Cũng bởi thế, đến nay, đề tài chiến tranh vẫn luôn là đề tài lớn, là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà tiểu thuyết. Nếu như trong giai đoạn 1975- 1985, tiểu thuyết viết về chiến tranh xuất hiện với một số lượng phong phú nhưng quán tính tư duy nghệ thuật sử thi vẫn còn thì từ sau Đổi mới (1986), diễn ngôn tiểu thuyết chiến tranh có nhiều thay đổi quan trọng. Tinh thần nhân bản, nhân văn trở thành lõi cốt của cái nhìn nghệ thuật. Điều đó có thể thấy trong hàng loạt tự sự về chiến tranh như Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Tàn đen đốm đỏ (Phạm Ngọc Tiến), Mình và họ (Nguyễn Bình Phương), Xác phàm (Nguyễn Đình Tú), Bến đò xưa lặng lẽ (Nguyễn Xuân Đức)
3.1.2. Đề tài nông thôn
Tiếp nối những thành tựu trong các giai đoạn văn học trước với những tên tuổi làm nên sức mạnh đề tài viết về nông thôn như: Hồ Biểu Chánh, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Bùi Hiển, Tô Hoài, Kim Lân,, văn học sau 1975 tiếp tục khám phá bức tranh nông thôn dưới một góc nhìn đậm màu sắc hiện đại. Sau năm 1986, cùng với sự xuất hiện khuynh hướng hiện thực - huyền ảo, tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn có sự thay đổi về phương diện nhận thức, khám phá và biểu đạt. Theo Bùi Việt Thắng: “Các nhà tiểu thuyết hôm nay đã từ bỏ lối nhìn dễ dãi về đời sống con người Họ đã thôi nhìn nông thôn với cảnh điền viên, trống dong cờ mở. Nông thôn đích thực hiện ra trong tiểu thuyết của các anh trong khung cảnh “long trời lở đất” rối rắm và cũng nhìn vào nông thôn ấy ta sẽ thấy cả xã hội Việt Nam mấy chục năm qua”. Dưới màu sắc khuynh hướng hiện thực - huyền ảo, nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường đúng là đã diễn ra dưới một khung cảnh “long trời lở đất” bởi sự xung đột giữa hai dòng họ Trịnh – Vũ, đây là một câu chuyện khá phổ biến khắp các làng quê Việt Nam những năm giữa thế kỉ XX.
Hiện thực nông thôn trong cái nhìn của thời đương đại mang màu sắc ảo hóa, sức mạnh về tâm linh đã chi phối ít nhiều đến lối suy nghĩ và hành động con người làng quê, nhưng cũng nhờ chất ảo hóa này dần dần một bức tranh hiện thực trần tục được bóc mẽ một cách thẳng thắn trong từng giai đoạn lịch sử. Không riêng gì Mảnh đất lắm người nhiều ma, nhiều tác phẩm khác viết về nông thôn dưới màu sắc hiện thực - huyền ảo cũng đem đến những khám phá mới về nông thôn và nông dân. Chất huyền ảo đã giúp các nhà văn mở rộng chiều kích khám phá hiện thực, mở rộng phạm vi đề tài chủ đề tác phẩm. Mượn thế giới ảo để khám phá thế giới thực, mượn những câu chuyện có tính chất tâm linh để soi chiếu lương tâm con người là điều dễ nhận thấy trong nhiều tác phẩm viết về đề tài nông thôn như: Lời nguyền hai trăm năm (Khôi Vũ), Giã biệt bóng tối (Tạ Duy Anh), Những đứa trẻ chết già (Nguyễn Bình Phương), Thần thánh và bươm bướm (Đỗ Minh Tuấn), Ma làng (Trịnh Thanh Phong), Trăm năm thoáng chốc (Vũ Huy Anh)
3.1.3. Đề tài về đô thị
Đô thị là chủ đề lớn của văn học hiện đại. Tuy nhiên, thành tựu văn học đô thị ở Việt Nam chưa nhiều, ngoại trừ một vài trường hợp xuất sắc như Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Trong các tiểu thuyết của họ, đô thị chủ yếu vẫn được miêu tả theo nguyên tắc tả thực kiểu chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX hoặc miêu tả tâm lý thị dân dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn. Đến thời kỳ đổi mới, khi mà tốc độ đô thi hóa tăng nhanh, nhiều nhà văn đã chuyển mối quan tâm đến đề tài đô thị. Một số nhà văn khá thành công khi viết về sự phức tạp của xã hội và con người đô thị thông qua bút pháp hiên thực huyền ảo như Cõi người rung chuông tận thế, SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, China town của Thuận, Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng,Mỗi nhà văn tuy liều lượng “huyền ảo” khác nhau, nhưng đều cố gắng nhìn đời sống đô thị bằng cái nhìn nghệ thuật giàu tính cách tân.
3.2. Hiện thực – huyền ảo trong xây dựng nhân vật
3.2.1. Kiểu nhân vật nghịch dị
Nhân vật nghịch dị có mặt trong tiểu thuyết đương đại của các tác giả như: Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài Các nhà tiểu thuyết đương đại đã kiến tạo nên một thế giới nghệ thuật mà ở đó hiện thực được tiếp cận thông qua lăng kính nghịch dị. Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, loại nhân vật nghịch dị xuất hiện với nhiều hình dạng, trạng thái, tâm lý khác nhau nhưng đều phản ánh một thực tại khiếm khuyết trong bản thể người như Tính trong Thoạt kì thủy, những đứa trẻ mới sinh ra đã thành người già trong Những đứa trẻ chết giàNgoài ra còn có nhân vật Hoài, bé Hon trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Quềnh trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường Thiên sứ của Phạm Thị Hoài xây dựng hình ảnh cô bé Hoài với quyết định ngừng tăng trưởng, không muốn trở thành “đàn bà”, một quyết định biểu hiện sự phản kháng đầy phẫn nộ, một cuộc chiến âm thầm nhưng khốc liệt, đau đớn và tuyệt vọng trong nỗi cô đơn của tính nhân bản – muốn chống lại xã hội tẻ nhạt, xơ cứng của nhân loại. Ngược lại với Hoài, nhân vật Quang lùn không nổi loạn, không phản kháng lại sự tăng trưởng của cơ thể nhưng sự đình tăng trưởng trong anh là do “thiếu hóocmôn”, một chứng cứ khoa học khiến anh mãi phải mang một âm “lùn” đi bên cạnh cuộc đời mình. Việc kiến tạo nhân vật nghịch dị và biến dạng trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam viết theo khuynh hướng hiện thực - huyền ảo đã khắc họa được sự tha hóa của con người đương thời, những bi kịch mang tính chất thời đại.
3.2.2. Kiểu nhân vật tâm linh, vô thức
Để thể hiện cảm quan mới về hiện thực, các nhà văn đã sử dụng yếu tố tâm linh như một chiều kích mới để xây dựng nhân vật nhằm khám phá ra những bí ẩn, hoang đường, phi lí, khó lí giải được bên trong con người. Thế giới ấy thường mang vẻ linh thiêng, huyền bí bởi nó gắn liền với thế giới tiềm thức, vô thức của con người. Việc kiến tạo nên một thế giới nghệ thuật hiện thực - huyền ảo qua cách xây dựng nhân vật hướng đến chiều kích tâm linh cũng là một phương diện đổi mới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Các nhân vật có trong các tác phẩm như: Cô Thống Biệu trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Thánh Chấn trong Thần thánh và bươm bướm, Hộ Hiếu trong Mẫu Thượng ngàn, Mai Trừng trong Cõi người rung chuông tận thế. Nhân vật chứa đựng chiều kích tâm linh đáng quan tâm nhất là Mai Trừng trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái. Đây là một tác phẩm mang tính luận đề về vấn đề thiện – ác trong xã hội, nhưng lại mang dấu ấn tâm linh khá rõ nét qua nhân vật có một sức mạnh siêu nhiên bí ẩn ngay từ khi cô mới sinh ra.
Một kiểu nhân vật khác trong thế giới huyền ảo đó là lớp nhân vật đi giữa tiềm thức và vô thức. Lớp nhân vật này không thiên về vai trò thần thánh, họ là những con người đời thường nhưng lại có những chuyến tàu vô định, những giấc mơ hư ảo, những chấn thương về mặt tâm lí. Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một kiểu nhân vật chấn thương về mặt tâm lí của thời hậu chiến. Cuộc sống của Kiên từ ngày trở về sau chiến tranh là chuỗi ngày với những kí ức đau buồn, với Kiên tương lai là một cái gì đó xa mờ và tăm tối, cuộc sống hiện tại của Kiên bây giờ chỉ còn lại những hồi ức đau thương của chiến tranh. Sau cái chết của chồng, An Mi trong Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng chọn cuộc sống trên những chuyến tàu, lang thang khắp châu Âu để cố quên đi quá khứ đau buồn, cô mang tâm trạng của một người chạy trốn thực tại. Cô rơi vào cảm giác mất dần những đường viền ngăn chia và khoảng không, mất dần nỗi cô đơn, nỗi buồn và cảm xúc. Kiểu nhân vật này cũng dễ bắt gặp nhiều trong các tiểu thuyết của Thuận như Phượng trong Made in VietNam, Tôi trong Chinatown, Liên trong Paris 11 tháng 8. Họ là những phụ nữ xa xứ, mang nỗi buồn hiện tại cả nỗi buồn trong quá khứ.
3.2.3. Kiểu nhân vật hư ảo, ma quái
Trong thế giới hiện thực - huyền ảo kiểu nhân vật hư ảo, ma quái cũng là kiểu nhân vật đặc tả khuynh hướng này, nó xuất hiện nhiều trong các tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Ngoài những yếu tố mang tính tâm linh bản địa, thêm vào đó là sự tác động từ các luồng tư tưởng văn học nước ngoài, nhất là kiểu nhân vật ma quái trong văn học hiện thực huyền ảo của Mĩ Latin đã tạo nên một cú huých lớn cho sự xuất hiện kiểu nhân vật này. Nhân vật trong Người sông Mê của Châu Diên đều là những hồn ma hoặc được hiện lên qua sự cảm nhận của hồn ma. Các nhân vật trong Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh, Hiếu trong Mình và họ của Nguyễn Bình PhươngKhông chỉ riêng tiểu thuyết Mình và họ, rất nhiều tiểu thuyết khác của Nguyễn Bình Phương cũng xây dựng một thế giới ma tràn ngập. Những đứa trẻ chết già là một câu chuyện huyền thoại về ngôi làng Phan với kho báu bí ẩn, song song với mạch truyện huyền thoại này lại có một mạch truyện khác miêu tả cuộc hành trình không có điểm khởi đầu của bốn hồn ma trên một chiếc xe trâu. Họ hiện lên vừa thực vừa ảo, ở đó nhà văn như dẫn dắt người đọc vào một thế giới mê cung, kì bí và huyễn hoặc, có khi người đọc nghĩ họ đang sống, nhưng ở một lúc khác lại nghĩ họ không tồn tại thế giới này mà ở một thế giới khác, đó là thế giới của hồn ma.
3.3. Hiện thực – huyền ảo với việc kiến tạo không gian và thời gian nghệ thuật
3.3.1. Không gian nghệ thuật
3.3.1.1. Không gian mộng ảo
Với kiểu cốt truyện mang tính phân rã, song tuyến, đa tuyến, tiểu thuyết đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực - huyền ảo kiến tạo nên những kiểu không gian khác nhau ngoài không gian thực tại. Chúng tồn tại song hành, đan cắt và đối lập nhau trong cùng một tác phẩm. Khi bị ám ảnh, bế tắc với thế giới hiện thực, nhân vật bắt đầu hành trình tìm kiếm sự cứu rỗi hoặc truy tầm bản ngã ở một thực tại khác, nơi mà cái huyền ảo lên ngôi. Toàn bộ câu chuyện trong Chinatown của Thuận là một giấc mơ dài của nhân vật “tôi”, giấc mơ về Thụy. Trong mơ nhân vật “tôi” luôn đặt câu hỏi trong mười hai năm qua “tôi không biết Thụy ở đâu, gặp ai, làm gì?” cứ lặp đi lặp lại. Trong Paris 11 tháng 8, trên chuyến tàu điện ngầm chỉ “đúng năm phút không giây một tích tắc”, Liên có nhiều giấc mơ lạ. Sự méo mó hình dạng trong giấc mơ của Liên phản ánh một thế giới phi trật tự, không logic, ranh giới cá nhân bị nhòe mờ. thông qua thế giới của giấc mơ, Thuận bắt đầu khám phá ra những giải tần tâm lí đang tiềm ẩn trong con người. Đó là nỗi ám ảnh về quá khứ, trạng thái bất an trước thực tại, khát vọng hạnh phúc trong tình yêu, hôn nhân, gia đình của những người phụ nữ mang thân phận tha hương.
Cuộc sống của Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh từ ngày trở về sau chiến tranh dường như đêm nào anh cũng mơ. Ngay cả khi tỉnh đi giữa phố phường anh cũng cảm giác mình đang lạc vào một thế giới khác, đó là thế giới của giấc mơ. Trong cái thế giới mộng ảo đó, Kiên luôn bị chìm đắm trong trạng thái hoảng loạn, nỗi bất an ám ảnh về cuộc chiến tranh đã qua. Kiên luôn mơ về truông núi Gọi Hồn, nơi có những câu chuyện huyền thoại về loài ma núi, ma ỏm, nơi ghi dấu một thời trận mạc của anh. Trong các sáng tác của Nguyễn Bình Phương, truyện thường có kết cấu đan cài giữa thực và mộng khá nhiều, ranh giới giữa thực và ảo trong mộng cũng trở nên nhập nhòa, hư ảo. Khẩn trong Ngồi luôn sống giữa hai thế giới, một thực một mộng đan xen vào nhau. Giấc mơ của Khẩn càng trở nên huyền ảo, huyễn hoặc hơn khi trong thế giới đó, Khẩn lại có một giấc mơ khác, đó là hiện tượng “giấc mơ lồng trong giấc mơ”.
3.3.1.2. Không gian huyền thoại
Để đạt đến đỉnh cao như Trăm năm cô đơn của G. Marquez thì khó mà tìm thấy được trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực - huyền ảo nhưng kiểu không gian huyền thoại mang dáng dấp như kiểu làng Macondo thì hẳn không phải là không có. Trong Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương, ngôi làng Phan với bao câu chuyện kì dị ma quái và câu chuyện huyền thoại về kho báu bí ẩn của người xưa để lại cũng đủ làm dậy sóng chất huyền thoại hư ảo tại ngôi làng này. Muốn mở kho báu phải có ba cái chết đặt trên đỉnh đồi sau nhà cụ Liêm, phải có đầu con Nghê, sao chổi xuất hiện trên bầu trời. Chẳng có huyền thoại nào hơn câu chuyện huyền thoại về kho báu bí ẩn này.
Một kiểu không gian huyền thoại khác ngoài không gian làng đó là không gian rừng núi. Truông núi “Gọi Hồn” trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh trở nên huyền thoại hơn bởi những câu chuyện ly kì đậm chất huyền bí. Người ta bảo “đi đêm ở vùng này có thể nghe thấy chim chóc khóc than như người” đến “các loại măng nhuốm một màu đỏ dễ sợ đến vậy, đỏ như những tảng thịt ròng ròng máu”, những “con đom đóm thì to kinh dị quầng sáng đom đóm lớn tày cái mũ cối, có khi hơn”. Cũng lấy cảm hứng bi kịch người lính trở về sau chiến tranh nhưng Nguyễn Đình Tú lại mang đến một tác phẩm Hoang tâm đầy siêu thực. Một không gian mang màu sắc huyền thoại, cổ xưa được mở ra trong giấc mơ của nhân vật Anh khi đến ga Nguyên Thủy. Nhân vật Anh đã cùng Son Phấn - một cô gái điếm tại Nguyên Thủy nhưng cũng là một nữ tộc trưởng của người Mụ, trải qua nhiều vùng đất hoang sơ khác nhau với những tập tục, nếp sống văn hóa vừa xa lạ nhưng lại vừa quen thuộc. Tất cả như xa xôi mà gần gũi vô ngần. Nó hoàn toàn xa lạ với thế giới văn minh hiện đại tiện nghi nhưng lại chứa đựng nhiều trầm tích văn hóa của người xưa.
3.3.2. Thời gian nghệ thuật
3.3.2.1. Thời gian mang tính phi thời
Một trong những đặc trưng cơ bản kiến tạo nên thời gian trong khuynh hướng hiện thực - huyền ảo là thời gian mang tính phi thời “không đầu không cuối, quay vòng để phát triển đến điểm tiếp tục quay vòng. Thời gian luôn gợi nhớ về lịch sử, nhưng đấy là kiểu lịch sử nửa có nửa không, như thể là sản phẩm thuần túy của trí tưởng tượng nhưng lại không thể phủ nhận là không có dấu ấn hiện thực”. Khác với thời gian tự sự theo lối biên niên, ở đó các mốc thời gian được xác định rõ ràng và có một ý nghĩa nhất định trong tiến trình phát triển của cốt truyện. Để kiến tạo nên kiểu thời gian này, các tác giả thường sử dụng các thủ pháp như mơ hồ hóa hoặc ảo hóa thời gian thực; mở rộng chiều kích thời gian về phía phi thực; tẩy trắng hoặc chồng tầng nhiều lớp thời gian, tạo độ lệch lớn giữa thời gian văn bản và thời gian truyện kể. Các tác phẩm sử dụng kiểu thời gian này như: Lời nguyền hai trăm năm, Người sông Mê, Những đứa trẻ chết già, Thoạt kì thủy
Do quan niệm thời gian bị phá vỡ nên những sự kiện cũng trở nên nhảy cóc, đan xen, bất định tạo nên bức tranh vô cùng phức tạp trong tiểu thuyết đương đại. Tuy nhiên, mỗi lớp thời gian đều hàm ẩn một ý nghĩa nhất định mà nhà văn muốn hướng đến. Tính mơ hồ là một biểu hiện rõ nét cho kiểu thời gian này, đồng thời phù hợp cho việc miêu tả lối viết hiện thực - huyền ảo trong tiểu thuyết đương đại.
3.3.2.2. Thời gian đồng hiện
Một trong những phương diện mở rộng giới hạn thời gian của truyện kể trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực - huyền ảo là các tác giả sử dụng kĩ thuật đồng hiện thời gian theo dòng ý thức. Khi dòng ý thức nhân vật được đẩy lên cao, cũng là lúc bức tranh đồng hiện về mặt thời gian chảy theo tâm trạng của nhân vật hiện lên với những chiều kích thời gian khác nhau. Như vậy, sự đồng hiện về mặt thời gian ở đây được biểu thị qua trục thời gian cả quá khứ, hiện tại, tương lai cùng xuất hiện một lúc nhưng để có được kiểu thời gian này thì các tác phẩm thường xây dựng theo kiểu kết cấu dòng ý thức, lắp ghép, phân mảnh là chính. Kiểu thời gian đồng hiện thường được biểu hiện qua những giấc mơ, những hồi tưởng, hồi ức của nhân vật như những giâc mơ, hồi ức của Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh, Hoàn trong Người đi vắng, Anh trong Hoang tâm, Tân trong Trong sương hồng hiện ra
Trong thời gian đồng hiện, yếu tố giấc mơ giữ vai trò quan trọng trong việc kiến tạo nên lớp thời gian có độ nhòe ảo cao giữa quá khứ và hiện tại, đẩy yếu tố thời gian trong vô thức, tiềm thức tăng lên. Vào những năm gần đây, dạng tiểu thuyết ngắn xuất hiện mạnh mẽ với tần số cao. Sự xuất hiện các giấc mơ trong truyện có thể đồng hiện được nhiều mảng thời gian khác nhau và thời gian trong giấc mơ thường là thời gian ảo, khó xác định được điểm nhìn. Trong Hoang tâm, Nguyễn Đình Tú đem đến người đọc ba điểm nhìn, cùng ba thời điểm khác nhau. Một điểm nhìn hiện tại nhân vật Anh là một thầy giáo bị chấn thương về mặt tâm lí sau chiến tranh, từ điểm nhìn đau thương, tổn thất, mất mát ở hiện tại của nhân vật Anh, Nguyễn Đình Tú đưa người đọc quay về điểm nhìn quá khứ qua hồi ức, những đêm mộng mị của nhân vật Anh về chiến trường K. Một trục thời gian ảo khác là thời gian qua giấc mơ của nhân vật Anh khi đến ga Nguyên Thủy để tìm cách chữa bệnh mất ngủ, những chấn thương về mặt tâm lí trong anh. Thời gian trong giấc mơ của nhân vật Anh khi đến ga Nguyên Thủy không đầu, không cuối, tuột hẳn vào thế giới của huyền thoại, ở đó nhân vật trôi chảy theo dòng cảm xúc trong cõi vô thức, tất cả trở nên xa lạ và đầy huyền bí.
3.4. Tiểu kết
Khuynh hướng hiện thực - huyền ảo đã tác động và chi phối mạnh mẽ đến việc xây dựng hệ đề tài, chủ đề, hệ thống nhân vật, các kiểu không gian và thời gian trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Vẫn là những đề tài khá quen thuộc đã có ở các giai đoạn trước nhưng bằng phương thức sáng tác mới, tiểu thuyết đương đại đã có sự mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực sang nhiều khía cạnh khác nhau mà tiểu thuyết 1945 – 1975 chưa làm được. Nhờ có sự mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực, các nhà tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – huyền ảo đã khám phá ra nhiều kiểu nhân vật và kiểu không gian, thời gian khác nhau, kiến tạo nên một thế giới khá mới mẻ so với tiểu thuyết truyền thống. Vượt lên lối mòn phản ánh hiện t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_khuynh_huong_hien_thuc_huyen_ao_trong_tieu_t.doc