Tóm tắt Luận án Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn Nhà nước

Thực trạng về quản lý và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng

theo Nghị định 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây

dựng qua tổng hợp báo cáo của các Bộ, Ngành địa phương

3.4.1 Thực trạng về hệ thống định mức và giá xây dựng

3.4.2 Thực trạng thực hiện các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

3.4.3 Thực trạng về kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng

- Kiểm soát chi phí khi xác định tổng mức đầu tư.

Nguyên nhân: tổng mức đầu tư xây dựng có độ tin cậy không cao,

nhiều trường hợp chưa được tính đúng tính đủ. Điều này xảy ra có

thể do quy trình lập tổng mức đầu tư không phù hợp với đặc điểm

công trình, thiếu những thông tin đủ độ tin cậy về chi phí khi xác13

định tổng mức đầu tư và có cả nguyên nhân chủ quan về năng lực,

trình độ của người lập tổng mức đầu tư.

- Kiểm soát chi phí khi xác định dự toán.

+ Không có một quá trình liên tục và kế thừa trong việc lập dự

toán xây dựng.

+ Dự toán được lập căn cứ theo thiết kế và đi sau thiết kế.

+ Do người xác định chi phí không đủ trình độ chuyên môn yêu cầu.

+ Do thiếu hệ thống thông tin dữ liệu về chi phí đủ độ tin cậy và

phù hợp với điều kiện, đặc thù công trình.

- Kiểm soát chi phí giai đoạn đấu thầu, ký kết hợp đồng, tạm ứng

và thanh toán hợp đồng.

+ Giai đoạn đấu thầu.

+ Giai đoạn ký kết hợp đồng và thanh toán hợp đồng.

- Kiểm soát chi phí giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình

của dự án vào khai thác sử dụng

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tư xây dựng - Nội dung: Kiểm soát chi phí trước thi công xây dựng, kiểm soát chi phí khi thực hiện xây dựng công trình, kiểm soát chi phí giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. - Phương pháp kiểm soát chi phí: Sử dụng phương pháp so sánh giữa kế hoạch và thực tế (độ lệch về chi phí) bằng các công cụ kiểm soát tuân theo quy trình kiểm soát chi phí phù hợp để tìm ra các nguyên nhân và có giải pháp khống chế được chi phí đầu tư xây dựng theo mục tiêu đề ra. 2.1.4 Mục đích và điều kiện thực hiện kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng - Mục đích: + Giám sát sự hình thành chi phí và bảo đảm chi phí của các hạng mục công trình, công việc, gói thầu và toàn bộ công trình được xác định đúng, đủ, phù hợp với yêu cầu thiết kế, tiến độ, quy định về quản lý chi phí và các yêu cầu cần thực hiện khác của dự án. + Khống chế các chi phí thực hiện đầu tư xây dựng, hạng mục công trình, (gói thầu nằm trong dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu tương ứng đã xác định trước). + Dự báo khả năng biến động chi phí và thực hiện các biện pháp nhằm điều chỉnh, khống chế các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng. + Đối với công trình sử dụng vốn ngân sách phải khống chế chi phí đầu tư xây dựng công trình nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt. - Điều kiện thực hiện kiểm soát chi phí: 6 + Có phương pháp kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng theo trình tự đầu tư xây dựng để kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng cho từng hạng mục công trình, gói thầu, công việc và toàn bộ dự án. + Kiểm soát chi phí được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực về quản lý chi phí. + Có các công cụ hỗ trợ thích hợp để kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng cũng như quy trình kiểm soát chi phí do chủ đầu tư lập phù hợp với đặc điểm, nội dung chi phí của từng dự án, công trình, hạng mục công trình, gói thầu của dự án. 2.1.5 Một số khái niệm về dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước và vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng. - Khái niệm về vốn nhà nước: + Theo quy định tại Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013. + Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 26/11/2013. + Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015. + Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014. Hình 2.2: Mục đích kiểm soát chi phí (Nguồn: Tác giả đề xuất) * Khái niệm chung: Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách và vốn nhà nước ngoài ngân sách. - Vai trò của các cơ quan quản lý nguồn vốn nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn các hoạt động trong đầu tư xây dựng (quản lý chi phí đầu tư xây dựng). Ngoài chức năng ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý chi phí, nhà nước còn thực hiện các chức năng kiểm tra, giám sát các quy định do mình đề ra cũng như tổ chức bộ máy để đảm bảo thực hiện chức năng đó trong lĩnh vực quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 2.1.6 Phân biệt giữa kiểm soát chi phí và quản lý chi phí đầu tư xây dựng Quyết toán VĐT Tổng mức đầu tư < = Mục đích kiểm soát chi phí 7 Kiểm soát chi phí là một hoạt động quan trọng của quản lý chi phí. Đối với nhà quản lý, để kiểm soát được chi phí phát sinh theo thời gian (hàng ngày, tháng ) phải nhận diện được các khoản mục chi phí để đề ra những biện pháp thích hợp của dự án ngoài phạm vi kiểm soát để đảm bảo chi phí nằm trong giới hạn ngân sách được duyệt. Kiểm soát chi phí là một bộ phận của quản lý chi phí. Quản lý chi phí là một hoạt động có cách thức kiểm soát để đạt được mục tiêu chi phí khi đó quản lý chi phí được coi là thành công. Quản lý chi phí bao hàm rộng hơn gồm nhiều hành động của cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo sử dụng vốn nhà nước một cách có hiệu quả, tiết kiệm. 2.2 Kinh nghiệm kiểm soát chi phí của một số nước trên thế giới 2.2.1 Kiểm soát chi phí xây dựng của Mỹ 2.2.2 Kiểm soát chi phí xây dựng của Trung Quốc 2.2.3 Kiểm soát chi phí xây dựng của Anh 2.2.4 Kiểm soát chi phí xây dựng của Úc 2.2.5 Kiểm soát chi phí xây dựng của Singapore 2.2.6 Bài học đối với Việt Nam rút ra từ kinh nghiệm về kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng của các nước Thứ nhất, quá trình kiểm soát chi phí được thực hiện một cách liên tục từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Trong một số trường hợp quá trình này được thực hiện ở cả giai đoạn bảo hành bảo trì công trình. Thứ hai, mục đích của việc kiểm soát chi phí được xác định rõ ràng bảo đảm các chi phí thực hiện dự án phải nằm trong giới hạn ngân sách được phê duyệt (quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được phê duyệt). Thứ ba, để thực hiện mục đích kiểm soát chi phí cần có các công cụ để thực hiện. Thứ tư, việc tổ chức kiểm soát chi phí thường do tổ chức hoặc cá nhân tư vấn đảm nhiệm. Thứ năm và thứ 6: một số vấn đề lưu ý khác. CHƯƠNG III THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 3.1 Thực trạng quản lý nhà nước về kiểm soát chi phí đầu tư xây 8 dựng 3.1.1 Thực trạng về kiểm soát chi phí quy định các văn bản hướng dẫn a) Đề án Đổi mới cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng đã được Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1585/TTg-CN ngày 09/10/2006. b) Luật Xây dựng số 50/QH13/2014 ngày 18/6/2014 và Nghị định số 59/2015/ND-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng. c) Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Chính phủ. 3.1.2 Thực trạng về cơ sở thực hiện kiểm soát chi phí và mô hình kiểm soát chi phí - Về cơ sở thực hiện kiểm soát chi phí. - Thực trạng về mô hình kiểm soát chi phí. 3.1.3 Thực trạng về tổ chức thực hiện kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước của chủ đầu tư - Thứ nhất, nhận thức của các chủ đầu tư về trách nhiệm kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng chưa đầy đủ. Mặc dù trách nhiệm kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng đã được quy định nhưng chủ đầu tư lúng túng trong việc triển khai vì quá phụ thuộc vào hướng dẫn cụ thể của nhà nước. - Thứ hai, đối với công trình sử dụng vốn nhà nước thì chủ đầu tư thực chất không phải quản lý vốn của chính mình mà chỉ là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình do vậy không mặn mà với việc thực hiện kiểm soát chi phí. - Thứ ba, trình độ chủ đầu tư trong kiểm soát chi phí còn nhiều bất cập trong đó đa số không đáp ứng được với yêu cầu kiểm soát chi phí, do là lĩnh vực chuyên sâu đòi hỏi có kinh nghiệm. Hiện tại, việc kiểm soát chi phí của chủ đầu tư mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí do nhà nước quy định chứ chưa có một quy trình cụ thể để kiểm soát và khống chế chi phí. - Thứ tư, chưa có hướng dẫn về kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình trong đó đưa ra yêu cầu cần đạt được trong từng giai đoạn thực hiện dự án, cách xử lý và biện pháp kiểm soát, khống chế chi phí làm cơ sở cho chủ đầu tư tham khảo thực hiện cũng như để chủ đầu tư có cơ sở thuê các tổ chức tư vấn có năng lực thực hiện trong trường hợp cần thiết. 3.2 Thực trạng kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng đối với một số công trình sử dụng vốn nhà nước 3.2.1 Dự án xây dựng Đường 5 kéo dài 9 Bảng 3.2: So sánh tổng mức đầu tư dự án đường 5 kéo dài Đơn vị: đồng Nội dung Tổng mức đầu tư điều được duyệt theo quyết định 1881/QĐ-UB Tổng mức đầu tư điều chỉnh lập tháng 9 năm 2012 Chênh lệch (+) tăng; (-) giảm (1) (2) (3) (4)=(3)-(2) Chi phí xây dựng 2.182.599.736.995 4.531.349.937.810 2.348.750.200.815 Chi phí QLDA, TVĐTXD, chi phí khác 167.669.985.194 254.326.948.079 86.656.962.885 Chi phí đền bù GPMB 947.100.000.000 1.232.444.068.024 285.344.068.024 Chi phí dự phòng 234.900.000.000 1.242.024.444.220 1.007.124.444.220 TỔNG CỘNG 3.532.269.722.189 7.260.145.398.132 3.727.875.676.943 (Nguồn: Báo cáo thẩm tra của Viện Kinh tế xây dựng) 3.2.2 Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành-Tham Lương Bảng 3.4: So sánh tổng mức đầu tư Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành-Tham Lương Đơn vị: triệu USD T Hạng mục chi phí Tổng mức đầu tư điều chỉnh Tổng mức đầu tư được duyệt Chênh lệch (giá trị) Chênh lệch (Tỷ lệ %) [1] [2] [3]=[1]-[2] [3]/[2]*10 0% I Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng 197,88 119,38 78,5 65,8 II Chi phí xây lắp và mua sắm (Chi phí cơ sở) 1.198,57 748,11 450,46 60,2% 2.1 CPO: Di dời công trình hạ tầng kỹ thuật 29,55 7,55 22,00 291,4% 2.2 CP1: Tòa nhà văn phòng tại depot Tham Lương 7,12 7,7 -0,58 -7,5% 2.3 CP2: Hạ tầng cơ sở depot Tham Lương 3,48 17,3 -13,82 -79,9% 2.4 CP3a: Hầm và các đoạn ga hầm (Đoạn từ Km1+024.7 đến Km 6+330.4) 430,23 227,78 202,45 88,9% 2.5 CP3b: Hầm và các đoạn nhà ga hầm 38,98 176,01 162,97 92,6% 10 (Đoạn từ Km 6+330.4 đến Km 10+306.7) 2.6 CP4: Cầu cạn, nhà ga trên cao, kết cấu chuyển tiếp và đường dẫn vào depot 53,5 21,17 32,33 152,7% 2.7 CP5: Cơ & Điện hệ thống 200,07 186,62 13,45 7,2% 2.8 CP6: Công trình đường ray 46,99 35,59 11,40 32,0% 2.9 CP7: Cơ & Điện không hệ thống 88,66 68,39 20,27 29,6% III Chi phí quản lý dự án 11,31 2,62 8,69 331,7% IV Chi phí tư vấn 86,76 64,7 22,06 34,1% V Các chi phí khác 22,25 14,08 8,17 58,0% VI Thuế giá trị gia tăng 130,76 81,9 48,86 59,7% VII Chi phí dự phòng 368,64 263,31 105,33 40% VII I Chi phí tài chính 136,18 80,4 55,78 69,4% TỔNG 2.152,36 1.374,5 777,86 56,6% (Nguồn: Phụ lục kèm theo tờ trình số 4024/TTr-BQLĐSĐT ngày 30/12/2016) 3.3 Thực trạng kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước theo trình tự đầu tư xây dựng 3.3.1 Kiểm soát chi phí trong giai đoạn chuẩn bị dự án Kiểm soát chi phí trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng được kiểm soát một lần duy nhất (thường mang tính hình thức) khi thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư xây dựng. 3.3.2 Kiểm soát chi phí giai đoạn thực hiện dự án - Kiểm soát chi phí khi xác định dự toán xây dựng: + Một là, không có một quá trình liên tục và kế thừa trong việc xác định chi phí đầu tư xây dựng. Tổng mức đầu tư ở giai đoạn lập dự án và dự toán ở giai đoạn thực hiện dự án được xác định bằng các tổ chức hoặc bộ phận khác nhau. Như vậy việc xác định và quản lý chi phí không được liên tục. + Hai là, dự toán được lập căn cứ theo thiết kế và đi sau thiết kế. Khi thiết kế được hoàn chỉnh, chấp thuận thường mới xác định dự toán do vậy không có khả năng so sánh chi phí của các phương án thiết kế khác nhau để lựa chọn phương án có thiết kế đáp ứng yêu cầu mà lại thấp hơn tổng mức đầu tư đã duyệt. 11 + Ba là, do những sai sót về mặt chủ quan của người lập dự toán, như: người xác định chi phí không đủ trình độ chuyên môn yêu cầu (một số tổ chức tư vấn thiết kế sử dụng người đo bóc khối lượng, lập dự toán là người mới vào nghề, người không quan trọng ở các bộ phận khác) dẫn tới việc đo bóc thiếu khối lượng, định giá không đúng, không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật công trình. + Bốn là, do những nguyên nhân khách quan như: hệ thống giá xây dựng vừa thiếu về bề rộng để có thể bao phủ hết loại hình sản phẩm, công trình lại vừa thiếu độ chính xác phù hợp với đặc điểm từng công trình do mang tính bình quân, cứng nhắc không đáp ứng những thay đổi, biến động của thị trường. + Vai trò của chủ đầu tư là người kiểm soát chi phí chưa được thể hiện rõ và chưa hiệu quả. Hầu như không có sự xem xét, khống chế chi phí của chủ đầu tư trong quá trình xác định dự toán, tổng dự toán của các tổ chức tư vấn thiết kế. Hiện tại đã có cơ chế thẩm tra nhưng việc thẩm tra dự toán, tổng dự toán chỉ có tác dụng kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chi phí và sau đó sự chính xác của dự toán đề nghị thẩm tra mà ít có tác dụng khống chế chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Kiểm soát chi phí khi xác định giá gói thầu, giá ký kết hợp đồng + Giai đoạn đấu thầu. . Giá gói thầu được xác định căn cứ trên dự toán gói thầu được thẩm tra, phê duyệt. Một khi dự toán được xác định không chính xác dẫn tới giá gói thầu không phù hợp. . Thiếu sự đồng nhất về một số cơ sở xác định giá dự thầu của nhà thầu và dự toán dùng để làm giá gói thầu. Trong khi dự toán dùng làm giá gói thầu chỉ căn cứ theo bản vẽ thiết kế, hệ thống đơn giá xây dựng tỉnh, thành phố, các quy định về lợi nhuận định mức và chi phí chung cứng nhắc thì nhà thầu lập giá dự thầu ngoài yêu cầu thiết kế còn phải đáp ứng các yêu cầu, chỉ dẫn trong hồ sơ mời thầu, giá xây dựng phù hợp với thời điểm thị trường và điều kiện cụ thể của công trình... Giá gói thầu xác định theo dự toán không hề tính đến những yếu tố quy định trong hồ sơ mời thầu. + Giai đoạn ký kết hợp đồng và thanh toán hợp đồng. . Việc đánh giá lựa chọn nhà thầu được thực hiện bởi tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu mà các chuyên gia này đôi khi không phải của chủ đầu tư. Điều này có nghĩa là trách nhiệm với các phát sinh có thể có sau này ít được xem xét một cách kỹ càng hơn. 12 . Việc thương thảo hợp đồng thường chỉ chú ý tới việc giải quyết các vấn đề về mặt kỹ thuật mà ít chú ý tới các vấn đề liên quan tới giá hợp đồng và các điều kiện thương mại, tài chính có thể ảnh hưởng tới việc thanh toán hợp đồng. . Thiếu những cá nhân thuộc chủ đầu tư có trình độ chuyên môn đủ khả năng. . Việc kiểm soát thanh toán chưa được chú trọng đúng mức. Việc đối chiếu các điều kiện thanh toán, kiểm tra khối lượng thực hiện để thanh toán, xác định giá trị thanh toán hầu như phụ thuộc vào sự xác nhận của tư vấn giám sát hoặc tư vấn quản lý xây dựng, những người này thường ít chú ý tới chi phí cuối cùng của hợp đồng cũng như trách nhiệm khống chế chi phí thực hiện hợp đồng trong giá hợp đồng đã ký kết. + Việc kiểm soát, khống chế các chi phí có khả năng phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng thực hiện không tốt. Thường không có cảnh báo nào hoặc biện pháp nào được đưa ra để hạn chế khả năng này do vậy chủ đầu tư thường bị động với các vấn đề về chi phí phát sinh và hầu như các hợp đồng đều có chi phí phát sinh do vậy giá thanh lý hợp đồng thường cao hơn giá ký kết hợp đồng ban đầu. 3.3.3 Kiểm soát chi phí giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. - Chưa xác định được giá trị quyết toán cuối cùng của các hợp đồng đối với các nhà thầu do chưa thống nhất được cách thức giải quyết các chi phí bổ sung, phát sinh trong việc thực hiện hợp đồng. - Chưa thống nhất về các trách nhiệm, nghĩa vụ cần giải quyết liên quan đến chi phí của các nhà thầu và của chủ đầu tư theo hợp đồng (thưởng, phạt, bảo hành sửa chữa). 3.4 Thực trạng về quản lý và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng theo Nghị định 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng qua tổng hợp báo cáo của các Bộ, Ngành địa phương 3.4.1 Thực trạng về hệ thống định mức và giá xây dựng 3.4.2 Thực trạng thực hiện các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng 3.4.3 Thực trạng về kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng - Kiểm soát chi phí khi xác định tổng mức đầu tư. Nguyên nhân: tổng mức đầu tư xây dựng có độ tin cậy không cao, nhiều trường hợp chưa được tính đúng tính đủ. Điều này xảy ra có thể do quy trình lập tổng mức đầu tư không phù hợp với đặc điểm công trình, thiếu những thông tin đủ độ tin cậy về chi phí khi xác 13 định tổng mức đầu tư và có cả nguyên nhân chủ quan về năng lực, trình độ của người lập tổng mức đầu tư. - Kiểm soát chi phí khi xác định dự toán. + Không có một quá trình liên tục và kế thừa trong việc lập dự toán xây dựng. + Dự toán được lập căn cứ theo thiết kế và đi sau thiết kế. + Do người xác định chi phí không đủ trình độ chuyên môn yêu cầu. + Do thiếu hệ thống thông tin dữ liệu về chi phí đủ độ tin cậy và phù hợp với điều kiện, đặc thù công trình. - Kiểm soát chi phí giai đoạn đấu thầu, ký kết hợp đồng, tạm ứng và thanh toán hợp đồng. + Giai đoạn đấu thầu. + Giai đoạn ký kết hợp đồng và thanh toán hợp đồng. - Kiểm soát chi phí giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. 3.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng dự án sử dụng vốn nhà nước 3.5.1 Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước 3.5.2 Chiều hướng tác động của các nhân tố ảnh hưởng - Tính chính xác của tổng mức đầu tư do chủ đầu tư lập/thuê tư vấn lập (TT1). - Tính phù hợp của hệ thống định mức do nhà nước quy định sử dụng để lập chi phí đầu tư xây dựng (TT2). Tính chính xác của dự toán do chủ đầu tư/thuê tư vấn lập (TT3 - Số lượng của đội ngũ kiểm soát chi phí thuộc đơn vị của chủ đầu tư (TT4). - Trình độ chuyên môn của người kiểm soát thuộc đơn vị chủ đầu tư (TT5). - Tinh thần trách nhiệm của đội ngũ kiểm soát chi phí thuộc đơn vị của chủ đầu tư (TT6). - Sự hợp lý của quy trình kiểm soát chi phí do đơn vị chủ đầu tư lập và áp dụng (TT7). - Các biểu mẫu thu thập thông tin chi phí đầu tư xây dựng do chủ đầu tư lập sẵn sử dụng cho việc ghi chép thông tin trong kiểm soát chi phí (TT8). - Các quy định pháp luật của nhà nước có liên quan (TT9). - Nguồn vốn của dự án (TT10). 14 - Quy mô của dự án, loại dự án, tính chất của dự án (TT11). - Sự biến động giá của các yếu tố chi phí (Vật liệu, nhân công, máy thi công) (TT12). 3.6 Các công cụ trợ giúp công tác kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng của chủ đầu tư dự án sử dụng vốn nhà nước - Quy trình kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng được pháp luật quy định (CC1). - Quy trình kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng được chủ đầu tư thiết kế chung cho các dự án sử dụng vốn nhà nước (CC2). - Quy trình kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng được chủ đầu tư thiết kế riêng cho từng dự án sử dụng vốn nhà nước (CC3). - Hệ thống bảng biểu ghi chép các thông tin cần thu thập trong quá trình kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng được thiết lập sẵn để sử dụng chung cho các dự án sử dụng vốn nhà nước của chủ đầu tư (CC4). - Hệ thống bảng biểu ghi chép các thông tin cần thu thập trong quá trình kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng được thiết lập sẵn để sử dụng riêng cho từng dự án sử dụng vốn nhà nước của chủ đầu tư (CC5). - Hệ thống định mức, đơn giá, suất vốn đầu tư do nhà nước công bố (CC6). - Tài liệu hướng dẫn xử lý các tình huống thường xảy ra trong quá trình kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng (CC7). CHƯƠNG IV KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI PHÍ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC 4.1 Khảo sát thu thập số liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng kiểm soát chi phí của chủ đầu tư dự án sử dụng vốn nhà nước 4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng phương pháp khảo sát trực tiếp thông qua phiếu điều tra khảo sát tới các cơ quan đơn vị về quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng, chủ đầu tư, doanh nghiệp xây dựng tham gia quản lý thực hiện các dự án giao thông. 4.1.2 Phương pháp phân tích Bước 1: Phân nhóm sử dụng phương pháp khám phá các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thu thập và xử lý thông tin của chủ đầu tư dự án sử dụng vốn nhà nước.. 15 Bước 2: Đánh giá độ tin cậy của các nhóm bằng phương pháp Cronbach’S Alpha. Hệ số Cronbach’S Alpha được đánh giá độ tin cậy của các nhóm cũng như kết quả phân tích. Bước 3: Đánh giá mức độ đáp ứng của từng nhân tố. Bước 4: Thiết lập phương trình hồi quy để phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập tới biến phụ thuộc (sau khi xác định được các biến này). 4.1.3 Thu thập và phân tích - Lựa chọn mẫu khảo sát Bảng 4.1: Cơ cấu các đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát Số lượng Tỷ lệ Cơ quan quản lý nhà nước 31 9,09% Chủ đầu tư 160 46,92% Tư vấn 69 20,23% Doanh nghiệp xây dựng 64 18,77% Tổng cộng 341 100% (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu khảo sát) Thông qua phương pháp khảo sát trực tiếp tác giả đã thu thập được 341 phiếu. Trong đó Số lượng phiếu điều tra khảo sát thu về là 341 phiếu, số lượng phiếu sử dụng được là 321 phiếu, số phiếu không sử dụng được là 20 phiếu. Số lượng mẫu trên đảm bảo yêu cầu để phân tích. -Thiết lập phương trình hồi quy Trên cơ sở phân tích khám phá nhân tố và tương quan ta thiết lập được phương trình hồi quy trên cơ sở mức độ cần thiết của các công cụ kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng của chủ đầu tư sử dụng vốn nhà nước với các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thu thập và xử lý thông tin của chủ đầu tư dự án sử dụng vốn nhà nước. 4.2 Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thu thập và xử lý thông tin của chủ đầu tư dự án sử dụng vốn nhà nước trong kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình Bảng 4.4: Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thu thập và xử lý thông tin của chủ đầu tư dự án sử dụng vốn nhà nước trong kiểm soát chi phí Ký hiệu các nhân tố TT QT Mức độ ảnh hưởng có tính đến tầm quan trọng Xếp hạng nhân tố theo mức độ ảnh hưởng (1) (2) (3) (4)=(2)x(3) (5) 16 TT1 0,733 0,791 0,580 7 TT2 0,814 0,769 0,626 3 TT3 0,721 0,818 0,590 6 TT4 0,770 0,784 0,604 5 TT5 0,595 0,670 0,399 10 TT6 0,621 0,647 0,401 9 TT7 0,752 0,732 0,551 8 TT8 0,774 0,801 0,620 4 TT9 0,595 0,622 0,370 12 TT10 0,864 0,824 0,713 1 TT11 0,809 0,853 0,690 2 TT12 0,627 0,621 0,389 11 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu khảo sát) 4.3 Các thống kê mô tả Hình 4.1: tỷ trọng theo giới tính (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu khảo sát) Hình 4.2: Tỷ trọng theo độ tuổi (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu khảo sát) 17 Hình 4.3: tỷ trọng theo trình độ (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu khảo sát) Hình 4.4: Tỷ trọng theo loại hình công việc (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu khảo sát) 18 Hình 4.5: Tỷ trọng ý kiến đánh giá của từng nội dung KSCP (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu khảo sát) Hình 4.6: Tỷ trọng ý kiến đánh giá của các giai đoạn KSCP (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu khảo sát) Bảng 4.5: Đánh giá nhân tố chủ quan và khách quan Ký hiệu nhân tố Đánh giá Chủ quan Khách quan Xếp loại nhân tố TT1 75,1% 24,9% Nhân tố chủ quan TT2 32,2% 67,8% Nhân tố khách quan 19 TT3 77,0% 23,0% Nhân tố chủ quan TT4 70,3% 29,7% Nhân tố chủ quan TT5 87,3% 13,7% Nhân tố chủ quan TT6 81,3% 18,7% Nhân tố chủ quan TT7 68,7% 31,3% Nhân tố chủ quan TT8 61,3% 38,7% Nhân tố chủ quan TT9 24,2% 75,8% Nhân tố khách quan TT10 24,6% 75,4% Nhân tố khách quan TT11 26,1% 73,9% Nhân tố khách quan TT12 13,3% 86,7% Nhân tố khách quan (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu khảo sát) 4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thu thập và xử lý thông tin của chủ đầu tư dự án sử dụng vốn nhà nước trong kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng 4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA 4.4.2 Kiểm định sự tin cậy thang đo của các nhóm trên bằng Cronbach’s Alpha 4.4.3 Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn Đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn được sử dụng để đánh giá mức độ của các nhân tố trong mô hình. 4.4.4 Phân tích các công cụ trợ giúp công tác kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng của chủ đầu tư dự án sử dụng nhà nước Trong quá trình điều tra khảo sát tác giả có đưa phần đánh giá mức độ cần thiết đối với các công cụ trợ giúp công tác kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng của chủ đầu tư dự án sử dụng vốn nhà nước. Phân tích tương quan cho thấy có mối quan hệ giữa các biến (bảng 4.25). Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng hai mô hình với biến phụ thuộc QDC_Quy định chung và QDR_Quy định riêng để phân tích. QDC=o + 1CX + 2TH + 3PL QDR= o + 1CX + 2TH + 3PL Bảng kiểm định (bảng 4.26) của phân tích phương sai có P-value <0,5 cho thấy từ dữ liệu nghiên cứu có tối thiểu một biến độc lập trong mô hình có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc chứng tỏ mô hình phân tích bằng phương pháp hồi quy là phù hợp Bảng 4.25: Kết quả phân tích tương quan các biến Nhân tố CX TH PL CXA THA PLA QDC QDR Tính chính xác (CX) 1 20 TH .355** 1 PL .614** .342** 1 CXA .546** .284** .558** 1 THA .321** .599** .316** .440** 1 PLA .426** .253** .802** .630** .419** 1 QDC .403** .323** .469** .596** .468** .515** 1 QDR -.011 .400** -.147** .126* .406** -.095 .211** 1 **. Hệ số tương quan có ý nghĩa ở mức 1% *. Hệ số tương quan có ý nghĩa ở mức 5% (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu khảo sát) . Phương trình hồi quy có thể được viết như sau: QDC= 1,951+0,14CX +0,139TH + 0,260PL. Các hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập mô hình đều nhỏ hơn 10 cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến không ảnh hưởng tới kết quả ước lượng. Hay nói cách khác mô hình phân tích không chênh và hiệu quả. Bảng 4.26: Kết quả phân tích hồi qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_kiem_soat_chi_phi_dau_tu_xay_dung_cong_trinh.pdf
Tài liệu liên quan