2.2. CÁCH MỞ ĐẦU TRUYỆN
Phổ biến nhất là mở đầu bằng cụm từ ngày xửa ngày xưa. Cách mở đầu này mở ra “trường cổ tích”, mời gọi người nghe nhập cuộc để cùng tưởng tượng, sáng tạo. Truyện của châu Mỹ, CU&CĐD thời gian nghệ thuật còn được đẩy lùi đến cái “thuở ban đầu” hay “khi tạo lập ra trái đất”. Cách mở đầu này mang âm hưởng thần thoại, là dấu vết cho thấy sự giao thoa thể loại. Truyện dân gian châu Phi có cách mở đầu bằng thông báo về nạn đói. Không gian truyện là khu rừng, cánh đồng. Liền sau phần trên, dân gian trực tiếp dẫn vào truyện, giới thiệu trực tiếp tính hình, đặc điểm của nhân vật.
26 trang |
Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tôi thực sự có thể tiến hành nghiên cứu những truyện kể này với tư cách là một tập hợp những cốt truyện của một đề tài độc lập.
1.3.2. Sự phân loại
Vận dụng lý thuyết của trường phái Lịch sử - Địa lý, Aarne đã phân loại truyện dân gian theo type và motif. Cách phân loại này rất tiện lợi cho việc lập các bảng tra cứu, là cơ sở để đối chiếu truyện kể các nước với nhau. Propp thì cho rằng truyện cổ tích về loài vật có hai dạng: “Dạng thứ nhất là những truyện được coi là hoàn chỉnh, đầy đủ các yếu tố như “thắt nút, cao trào, mở nút” và nhóm còn lại là các truyện tồn tại “như một quy luật, không bao giờ trùng lặp với bất kỳ cốt truyện nào khác, tồn tại như một tác phẩm riêng biệt, có nghĩa là trở thành một type độc lập trong thể loại truyện cổ tích về loài vật” [210, tr. 310]. Paulme mã hóa, đặt A là thành công cao trào và D là thất bại - thoái trào hoàn toàn và dấu cộng (+) là mưu mẹo thành công, dấu trừ (-) là mưu mẹo thất bại, dấu (0) là không có mưu mẹo rồi phân chia các truyện kể thành sáu loại khả năng cho sườn chính của một câu chuyện về kẻ bịp bợm:
A+ Mưu mẹo của kẻ bịp thành công; A- Mưu mẹo đối phương thất bại
D+ Mựu mẹo đối phương thành công; D- Mưu mẹo kẻ bịp thất bại
Ao Thành công mà không có mưu mẹo; Do Thất bại mà không có mưu mẹo
Một truyện đơn giản nhất là sự kết hợp của hai tình tiết, hai mã hóa trên. Về lý thuyết, có 36 khả năng diễn ra nhưng thực tế có nhiều loại không bao giờ xuất hiện như dạng mã hóa: Do Do hay D- D-.
Tiếp thu các luận điểm của Nôvicôva, Lê Trường Phát “phân lập nội dung thành những môtíp, tức thành những chi tiết mang ý nghĩa chủ đề” [140, tr. 64] và “lập sơ đồ kết cấu cốt truyện bằng cách căn cứ vào những tình tiết hợp thành truyện” [sđd, tr. 65]. Ở kiểu phân loại thứ 2, theo ông có những hình thức kết cấu như: kết cấu đơn tiết, kết cấu đa tình tiết và hình thức kết cấu xâu chuỗi. Cách phân loại này cũng được Phạm Thu Yến tiếp thu [200, tr. 87 - 88].
Trước đây, dựa vào đặc trưng của mưu mẹo, chúng tôi cũng đã phân loại kiểu truyện con vật tinh ranh thành nhóm truyện trợ thủ và nhóm truyện chơi khăm.
Bài viết Mưu mẹo: những nguyên tắc tra cứu [207] của Braymond ít nhiều chịu ảnh hưởng cách phân loại của Paulme. Braymond phân loại dựa vào mục đích mà cái bẫy (mưu mẹo) hướng đến, theo đó, mưu mẹo có hai mục tiêu chính: lừa để mà lừa (hoặc vì một mục tiêu không xác định) và lừa để đạt các mục tiêu như cải thiện số phận của mình (hay người cùng phe) hoặc để tự bảo vệ mình (hay người cùng phe).
Chúng tôi cho rằng khi phân loại phải bám vào đặc điểm nổi trội của kiểu truyện là các mưu mẹo. Nhưng mưu kế này được con vật tinh ranh dùng cho nhiều kiểu nhân vật với nhiều mục đích khác nhau; và ứng với từng mục đích của mưu mẹo thì đặc điểm nhân vật, các chủ đề, motif cũng có nhiều thay đổi. Xét về một khía cạnh khác, chúng ta thấy, các mưu mẹo vừa hướng đến chủ thể - con vật tinh ranh, vừa hướng cả về khách thể - đối thủ và các nhân vật khác. Mưu kế hướng về chủ thể thể hiện trong hành động tự vệ cũng như trong việc đánh lừa đối thủ để thủ lợi cho bản thân. Mưu kế hướng về khách thể cũng chia thành hai nhóm: một nhóm đứng ra bảo vệ cho nhân vật nạn nhân (trợ thủ); nhóm còn lại nhằm mục đích chơi khăm đối thủ - các con vật khác. Tựu trung, mưu mẹo hướng đến bốn mục đích là: tự vệ, thủ lợi, chơi khăm và trợ thủ.
Tự vệ
Chủ thể
Thủ lợi
Mưu kế
Chơi khăm
Khách thể
Trợ thủ
Về số lượng nhân vật, ở nhóm truyện tự vệ, nhóm truyện thủ lợi và nhóm truyện chơi khăm thường có nhân vật tinh ranh và nhân vật đối thủ tham gia vao diễn tiến truyện. Trong nhóm truyện trợ thủ, ngoài hai nhân vật trên, có thêm nhân vật nạn nhân. Trong truyện dân gian châu Phi còn có nhân vật trợ thủ tư tế. Như vậy, kiểu truyện này gồm có nhân vật tinh ranh, nhân vật đối thủ, nhân vật nạn nhân và nhân vật trợ thủ tư tế.
Chúng tôi xem các đặc điểm trên như là những tiêu chí để phân loại kiểu truyện con vật tinh ranh thành bốn nhóm chính:
Nhóm truyện tự vệ: có 168 truyện, chiếm 33%
Nhóm truyện thủ lợi: có149 truyện, chiếm 29 %
Nhóm truyện chơi khăm: có 77 truyện, chiếm 15 %
Nhóm truyện trợ thủ: có 118 truyện, chiếm 23%.
Tiểu kết
Kiểu truyện con vật tinh ranh là kiểu truyện mà tính duy lý chiếm ưu thế, nó chi phối quá trình hình thành cốt truyện, xây dựng nhân vật. Nhân vật chính thường sử dụng các mưu kế để đánh lừa, chơi khăm hoặc giúp đỡ các nhân vật khác. Tuy được biết đến khá sớm (1865), tình hình sưu tầm, biên dịch cũng nhiều, nhưng đến nay kiểu truyện này vẫn chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo. Từ 103 tập truyện, tuyển tập truyện, chúng tôi tập hợp được 512 truyện kể. Kiểu truyện này xuất hiện ở hầu khắp các châu lục, dân tộc, đất nước, trong đó xuất hiện nhiều nhất là các khu vực như châu Phi, Nga và các nước Đông Âu, khu vực Đông Nam Á, Căn cứ vào các mưu mẹo, mục đích mưu mẹo, số nhân vật tham gia vào diễn tiến truyện, các motif, chủ đề, các truyện kể được chia thành bốn nhóm: nhóm tự vệ, nhóm thủ lợi, nhóm chơi khăm và nhóm trợ thủ. Liên quan và để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi lần lượt giới thiệu một số khái niệm như tinh ranh, kết cấu, nhân vật, motif, kiểu truyện, Bảng tra cứu A - T
CHƯƠNG 2
KẾT CẤU CỦA KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH
2.1. VỀ TÊN GỌI CỦA TRUYỆN
Tên gọi của truyện tuân thủ hai yêu cầu tối thiểu của việc đặt tên là ít trùng lặp (để phân biệt truyện này với truyện khác và để khỏi lẫn lộn) và phải có quan hệ với chủ đề của kiểu truyện ở một phạm vi, mức độ nhất định.
2.1.1. Cách gọi tên theo mối quan hệ của các nhân vật: Tên truyện là tên gọi mối quan hệ của nhân vật chính với các nhân vật khác trong truyện. Công thức của cách gọi tên này như sau:
Tên nhân vật chính + “và” + Tên các nhân vật khác
2.1.2. Cách gọi tên theo công việc mà nhân vật tinh ranh thực hiện: Tên truyện là tên sự việc chủ yếu mà con vật tinh ranh thực hiện. Công thức khái quát của cách gọi tên này là:
Tên nhân vật chính + Tên công việc (+ Tên nhân vật bị chơi khăm/được giúp đỡ)
2.1.3. Cách gọi tên theo tính cách của nhân vật: Tên truyện là tên nhân vật chính cộng với tính từ chỉ tính cách, phẩm chất của nhân vật. Công thức của dạng gọi tên này là:
Tên nhân vật chính + Tính từ chỉ tính cách của nhân vật
2.1.4. Cách gọi tên theo kiểu giải thích nguyên nhân: Tên truyện là những câu hỏi về một đặc điểm nào đó của con vật tinh ranh hoặc các con vật khác.
2.1.5. Cách gọi tên theo tên nhân vật tinh ranh: Tên truyện gồm một cấu tố cấu thành, đó là tên của con vật tinh ranh hoặc tên loài của con vật tinh ranh.
2.2. CÁCH MỞ ĐẦU TRUYỆN
Phổ biến nhất là mở đầu bằng cụm từ ngày xửa ngày xưa. Cách mở đầu này mở ra “trường cổ tích”, mời gọi người nghe nhập cuộc để cùng tưởng tượng, sáng tạo. Truyện của châu Mỹ, CU&CĐD thời gian nghệ thuật còn được đẩy lùi đến cái “thuở ban đầu” hay “khi tạo lập ra trái đất”. Cách mở đầu này mang âm hưởng thần thoại, là dấu vết cho thấy sự giao thoa thể loại. Truyện dân gian châu Phi có cách mở đầu bằng thông báo về nạn đói. Không gian truyện là khu rừng, cánh đồng. Liền sau phần trên, dân gian trực tiếp dẫn vào truyện, giới thiệu trực tiếp tính hình, đặc điểm của nhân vật.
2.3. KẾT CẤU CỦA CÁC NHÓM TRUYỆN
2.3.1. Kết cấu nhóm truyện tự vệ
Nhân vật tinh ranh phải đối mặt với những thử thách, do vậy nó dùng mưu trí để tự vệ. Sơ đồ nhóm truyện tự vệ như sau: Bị đe dọa bởi nhân vật đối thủ/gặp tai họa à Nhân vật tinh ranh dùng mưu kế để tự vệ.
2.3.2. Kết cấu của nhóm truyện thủ lợi
2.3.2.1. Dạng xác định chủ sở hữu. Có miếng mồi/quyền lợi nhưng chưa xác định, chưa có chủ nhân. Nhân vật tinh ranh dùng mưu mẹo để giành quyền sở hữu. Sơ đồ kết cấu như sau: Miếng mồi/quyền lợi chưa xác định chủ sở hữu à Nhân vật tinh ranh và nhân vật đối thủ cạnh tranh miếng mồi/quyền lợi à Nhân vật tinh ranh giành được bằng mưu mẹo.
2.3.2.2. Dạng giành giật quyền sở hữu. Miếng ăn/quyền lợi thuộc sở hữu của đối thủ hoặc sở hữu chung. Nhân vật tinh ranh dùng mưu kế để giành miếng ăn/quyền lợi. Sơ đồ kết cấu như sau: Miếng mồi/quyền lợi thuộc sở hữu chung/sở hữu của đối thủ à Nhân vật tinh ranh dùng mưu mẹo và cướp được miếng mồi/giành được quyền lợi.
2.3.2.3. Dạng hợp tác bất công. Nhân vật tinh ranh và đối thủ hợp tác sản xuất. Nhân vật tinh ranh khéo léo gợi ý cho đối thủ chọn phần không ăn được. Nó giành được phần có lợi. Kết cấu như sau: Nhân vật tinh ranh và đối thủ thỏa thuận hợp tác sản xuất à Cùng nhau canh tác à Phân chia hoa lợi: Nhân vật tinh ranh hưởng lợi; Nhân vật đối thủ thất bại.
2.3.2.4. Dạng tái lập quyền sở hữu. Nhân vật tinh ranh đang sở hữu miếng ăn/quyền lợi nhưng bị nhân vật đối thủ cướp mất à Nhân vật tinh ranh dùng mưu kế để giành lại quyền sở hữu.
2.3.3. Kết cấu của nhóm truyện chơi khăm
2.3.3.1. Dạng chơi khăm đơn giản là: Nhân vật tinh ranh xuất hiện và dùng mưu kế để chơi khăm đối thủ.
2.3.3.2. Dạng chơi khăm bằng sự lôi cuốn. Nhân vật tinh ranh đưa “miếng mồi” làm cho nhân vật đối thủ thèm muốn được sở hữu. Khi nhân vật đối thủ sử dụng thì cũng đồng nghĩa với việc nó bị chơi khăm. Sơ đồ kết cấu như sau: Nhân vật tinh ranh đưa miếng mồi à Nhân vật đối thủ ước ao được sở hữu/sử dụng à Nhân vật đối thủ bị chơi khăm.
2.3.3.3. Dạng “kẻ thứ ba bị lừa” có hai nhân vật đối thủ cùng tham gia vào diễn tiến truyện. Để chơi khăm đối thủ, nhân vật tinh ranh phải lừa thêm “kẻ thứ ba”; và vô tình “kẻ thứ ba” giúp nhân vật tinh ranh đạt được mục đích. Kết cấu như sau: Nhân vật tinh ranh lừa “kẻ thứ ba” à “Kẻ thứ ba” (vô tình) giúp nhân vật tinh ranh chơi khăm đối thủ. Dạng này còn có trường hợp đặc biệt, đó là trong cùng một thời điểm, cùng một mưu kế, nhân vật tinh ranh đã chơi khăm hai đối thủ (xuất hiện khá nhiều trong trò chơi kéo co - type 291).
2.3.3.4. Dạng đôi co, trả đũa có hai nhân vật tinh ranh tham gia vào diễn tiến truyện. Nhân vật tinh ranh chơi khăm đối thủ và bị đối thủ trả đũa. Kết cấu như sau: Nhân vật tinh ranh chơi khăm đối thủ à Nhân vật đối thủ “trả đũa”.
2.3.4. Kết cấu của nhóm truyện trợ thủ
2.3.4.1. Dạng kết cấu có một nhân vật trợ thủ: Nhân vật đối thủ gây nên những thử thách cho nhân vật nạn nhân. Sự xuất hiện của bộ đôi nhân vật này tạo tính huống truyện cho nhân vật tinh ranh - kẻ trợ thủ xuất hiện. Kết cấu như sau: Nhân vật đối thủ và nhân vật nạn nhân xuất hiện tạo tình huống truyện à Nhân vật tinh ranh xuất hiện và giúp nhân vật nạn nhân vượt qua tai họa; nhân vật đối thủ thất bại.
2.3.4.2. Dạng kết cấu có hai nhân vật trợ thủ. Dạng này có sự hoán đổi giữa nhân vật nạn nhân và nhân vật trợ thủ: Nhân vật nạn nhân của tình huống truyện này sẽ là nhân vật trợ thủ của tình huống truyện kế tiếp. Sơ đồ kết cấu như sau: Nhân vật tinh ranh giúp nhân vật nạn nhân vượt qua tai họa và (do vậy) bị gặp nạn à Nhân vật nạn nhân giúp nhân vật tinh ranh vượt qua tai nạn.
Như vậy, kiểu truyện này có 11 sơ đồ kết cấu. Không có truyện kể của dân tộc, quốc gia, châu lục nào có đầy đủ các dạng kết cấu trên. Riêng truyện kể của Việt Nam xuất hiện 9/11 dạng kết cấu (thiếu dạng kết cấu hợp tác xã bất công và kết cấu đôi co trả đũa). Xét trong từng dạng kết cấu, chúng ta thấy rằng các kết cấu khá “đơn giản” [74, tr.33; 186, tr.52], “không phức tạp, ít biến cố” [138, tr.281]. Diễn tiến truyện diễn ra nhanh chóng và được dẫn dắt bởi các mưu kế của nhân vật chính. Đặt trong mối tương quan với nhân vật chính, cũng như trong tương quan với kiểu truyện, kết cấu trên góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng tác phẩm, triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện. Bởi một mặt nó phản ánh đúng tính cách ranh mãnh, giỏi ứng biến của nhân vật tinh ranh, mặt khác cũng góp phần thể hiện nghệ thuật kể chuyện của dân gian. Ngoài ra, cũng cần phải nói thêm rằng các sơ đồ kết cấu trong kiểu truyện luôn có sự vận động, giao thoa. Các sự kiện trong truyện nối tiếp nhau một cách liên tục, nhanh chóng. Các tình huống truyện trong kiểu truyện rất đa dạng, phong phú. Phần lớn tình huống truyện là do nhân vật đối thủ tạo nên; Và nhân vật tinh ranh là kẻ gỡ giải. Nhưng cũng có trường hợp nhân vật tinh ranh là kẻ đưa ra tình huống truyện (thắt nút) và cũng chính nó là kẻ mở nút.
2.4. VỀ KẾT THÚC TRUYỆN
Mỗi đơn vị truyện là một mẩu kể ngắn nhưng nhiều lúc một truyện là tập hợp xâu chuỗi của nhiều mẩu truyện. Kết thúc của truyện này là mở đầu của truyện khác. Kết thúc của kiểu truyện là kết thúc mở. Xét trong từng mẩu truyện lại thấy nhiều kết thúc khác nhau như kết thúc kiểu “hậu tạ” (nhân vật nạn nhân “hậu tạ” nhân vật tinh ranh vì đã được cứu), kết thúc mang tính giáo huấn (nhân vật tinh ranh gây hại cho các con vật khác nên nếm mùi thất bại, thể hiện triết lý quả báo của dân gian), kết thúc mang tính giải thích nguyên nhân (nêu ra một đặc điểm sinh học nào đó của con vật tinh ranh cũng như của các con vật khác để chứng minh truyện kể là có thật, có cơ sở).
Tiểu kết
Kiểu truyện nhân vật tinh ranh có năm cách gọi tên khác nhau. Các cách gọi tên này tuân thủ quy luật của phương pháp sáng tác dân gian, đó là ít trùng lặp và tên truyện phải có quan hệ với chủ đề của kiểu truyện ở một mức độ nhất định.
Kiểu truyện này có các cách mở đầu như ngày xửa ngày xưa; thuở ban đầu (chủ yếu xuất hiện trong truyện kể châu Mỹ, CU&CĐD); hay mở đầu bằng việc thông báo về nạn đói (châu Phi). Sau câu mở đầu là phần giới thiệu nhân vật. Các hành động của nhân vật thường diễn ra tại không gian của rừng núi, đồng cỏ. Kiểu truyện này có kết thúc mở, không có kết thúc có hậu một cách rõ nét. Trong từng mẩu chuyện có nhiều cách kết thúc khác nhau như: kết thúc kiểu hậu tạ, kết thúc mang tính giáo huấn, kết thúc mang tính giải thích nguyên nhân.
Kết cấu của kiểu truyện con vật tinh ranh khá đơn giản, thường chỉ gồm vài ba tình tiết nhưng trong từng nhóm truyện lại có những sơ đồ kết cấu khác nhau. Chúng tôi đã lập ra 11 sơ đồ kết cấu của kiểu truyện (1 kết cấu của nhóm truyện tự vệ, 4 kết cấu của nhóm truyện thủ lợi, 4 kết cấu của nhóm truyện chơi khăm và 2 kết cấu của nhóm truyện trợ thủ). Không có truyện kể của dân tộc, quốc gia, châu lục nào có đầy đủ các dạng kết cấu trên. Riêng truyện kể của Việt Nam xuất hiện 9/11 dạng kết cấu. Diễn tiến truyện diễn ra liên tục, nhanh chóng. Kết cấu trên góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Một mặt nó phản ánh tính ranh mãnh, ứng biến của nhân vật tinh ranh, mặt khác góp phần thể hiện nghệ thuật kể chuyện của dân gian.Các sơ đồ kết cấu cũng chỉ mang tính tương đối, ranh giới giữa các nhóm truyện không thực sự rạch ròi. Nhiều khi kết cấu các nhóm truyện có sự vận động, giao thoa với nhau. Các sự kiện trong truyện nối tiếp nhau một cách liên tục, nhanh chóng. Các tình huống truyện trong kiểu truyện rất đa dạng, phong phú. Phần lớn tình huống truyện là do nhân vật đối thủ tạo nên; Và nhân vật tinh ranh là kẻ gỡ giải. Nhưng cũng có trường hợp nhân vật tinh ranh là kẻ đưa ra tình huống truyện (thắt nút) và cũng chính nó là kẻ mở nút.
CHƯƠNG 3
NHÂN VẬT CỦA KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH
3.1. NHÂN VẬT TINH RANH
Nhân vật tinh ranh có nguồn gốc từ nhân vật văn hóa – nhân vật trung tâm của thần thoại mang tính nguyên hợp nguyên thủy. Đây là những con vật mà trong quan niệm dân gian được xem là thông minh. Nó dùng mưu mẹo để đánh lừa, chơi khăm hoặc giúp đỡ các nhân vật khác. Nhân vật này mang tính hai mặt (lưỡng tính): Nó tích cực khi dùng mưu kế chống lại kẻ bề trên, giúp đỡ các con vật khác; nhưng nó không đáng yêu khi lạm dụng mưu mẹo để chơi khăm “bạn bè”, thậm chí là người thân. Những hạn chế này không phải là “tiêu biểu đối với folklore” nhưng mặt khác, nó càng làm cho nhân vật tinh ranh “có tính thực tế hơn”; và do vậy tạo nên sự hấp dẫn hơn cho kiểu truyện. Ở từng khu vực, châu lục khác nhau sẽ có những con vật tinh ranh điển hình. Chẳng hạn như con thỏ xuất hiện nhiều trong truyện kể của Việt Nam, Lào và Campuchia; con cáo xuất hiện nhiều trong truyện kể của Nga và các nước Đông Âu; Con nhện xuất hiện nhiều trong truyện dân gian châu Phi; Con hươu/hoẵng xuất hiện nhiều trong truyện dân gian Mã Lai – Inđônêxia, Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong các truyện kể của châu Phi, châu Mỹ, châu Úc và châu Đại Dương còn chịu ảnh hưởng thi pháp huyền thoại khá đậm nét.
3.2. NHÂN VẬT ĐỐI THỦ
Nhân vật đối thủ là chủ nợ, là địch thủ, là nạn nhân hay là kẻ gây nên những thử thách cho nhân vật tinh ranh. Hay nói cách khác, đây là đối tượng, là những con vật mà các mưu kế hướng đến. Nhân vật này xuất hiện trong thế đối kháng với nhân vật tinh ranh. Ở từng khu vực, châu lục khác nhau sẽ có những con vật đối thủ điển hình. Chẳng hạn như con hổ xuất hiện nhiều trong truyện kể khu vực Đông Nam Á, con sói, con gấu, con sư tử xuất hiện nhiều trong truyện kể của Nga và các nước Đông Âu, con báo xuất hiện chủ yếu trong truyện dân gian châu Phi, Bên cạnh những nhân vật là con vật, kiểu nhân vật này còn có sự xuất hiện của con người, đó là những chủ buôn, chủ làng, lão nhà giàu hay ông cậu. Nhìn chung, nhân vật đối thủ là những kẻ hống hách, độc ác, tham lam nhưng vô ơn, nóng nảy, khờ dại, ngu ngốc. Trong tương quan với nhân vật tinh ranh, nhân vật đối thủ là kẻ có ngoại hình to lớn, có sức mạnh vượt trội nhưng lại ngu dốt. Hay nói theo cách nói của dân gian Việt, đây là con vật hữu dũng vô mưu. Trong những lần đối đầu với nhân vật tinh ranh, nhân vật đối thủ thường là kẻ bại trận.
3.3. NHÂN VẬT NẠN NHÂN
Nhân vật nạn nhân là những con người, con vật phải hứng chịu những thử thách, tai họa mà nhân vật đối thủ gây ra. Đây là những kẻ hiền lành, chăm chỉ, không có địa vị, có hoàn cảnh đáng thương. Nhân vật nạn nhân thường xuất hiện trong những truyện có ba nhân vật tham gia vào diễn tiến truyện: Nhân vật đối thủ và nhân vật nạn nhân xuất hiện tạo tình huống truyện để nhân vật trợ thủ xuất hiện. Con người với nhiều thành phần, độ tuổi khác nhau xuất hiện nhiều trong kiểu nhân vật này. Đó là những con người hiền lành, tốt bụng, thật thà – thậm chí là nhẹ dạ như cậu học trò, ông sãi, đạo sĩ, ông thợ săn, ông tiều phu, Xuất hiện nhiều nhất là các trẻ mồ côi và người nông dân. Sự xuất hiện khá nhiều của con người trong kiểu nhân vật này là điều đặc biệt và ấn tượng. Điều này một lần nữa nói lên rằng kiểu truyện là một cách thể hiện sự đồng cảm với những kẻ thấp cổ bé miệng nhất trong xã hội, “là một hình thức thể hiện sự khôn ngoan vượt trội của kẻ yếu so với kẻ mạnh”. Nhân vật nạn nhân hay gặp nhất trong truyện dân gian châu Phi là cô vợ nhện. Việc nhân vật tinh ranh dùng mưu mẹo lừa chính người thân (vợ con) là một điểm khá đặc biệt trong truyện dân gian châu Phi.
3.4. NHÂN VẬT TRỢ THỦ TƯ TẾ
Thông thường, nhân vật trợ thủ trong truyện kể các nước, các khu vực là con vật – con vật tinh ranh. Trong truyện dân gian châu Phi còn xuất hiện một nhân vật trợ thủ khác, đó là nhân vật trợ thủ tư tế. Đây là các nhân vật thuộc chức sắc “tư tế” như phù thủy, thầy lang, thầy bói, là những con người “làm công việc chữa bệnh và những việc bói toán, tiên tri khác”. Nhân vật này biết sử dụng phép thần thông, ma thuật để giúp đỡ nhân vật nạn nhân. Có khi, nhân vật trợ thủ tư tế có những “chất bột đen” thần kỳ để giúp nhân vật nạn nhân trừng trị đối thủ. Có khi, nhân vật nạn nhân tìm đến nhân vật trợ thủ tư tế để xin những lời khuyên, nhằm tìm một lối thoát, một giải pháp cho bế tắc đang gặp phải. Có khi nhân vật tìm đến nhân vật trợ thủ tư tế để xem vận mạng của mình. Cũng có khi nhân vật trợ thủ tư tế tìm đến để giúp đỡ nhân vật nạn nhân. Nhờ sự giúp đỡ của nhân vật trợ thủ tư tế mà nhân vật nạn nhân vượt qua khó khăn, thử thách. Nhân vật trợ thủ tư tế còn chịu ảnh hưởng của thi pháp huyền thoại. Chính những điều này đã góp phần làm nên nét đặc sắc của hệ thống nhân vật của kiểu truyện trong truyện dân gian châu Phi cũng như kiểu truyện này.
***
Tuy được dụng công trong việc mô tả ngoại hình, tập tính loài vật nhưng khi sáng tạo những truyện kể này, dân gian không dừng lại ở những truyện loài vật mà nội dung chính hướng đến là những vấn đề của con người. Ban đầu, ý nghĩa tư tưởng, giá trị nhân văn của kiểu truyện hướng đến mục đích mưu sinh – mong cho người đi săn được “thành công”; khi xã hội thị tộc tan rã, kiểu truyện là nơi dân gian – nhất là người nông dân và những kẻ thấp cổ bé miệng gởi gắm mơ ước về một xã hội bình đẳng, dân chủ.
TIỂU KẾT
Kiểu truyện này có 2 nhân vật chính tham gia vào diễn tiến truyện, đó là nhân vật tinh ranh và nhân vật đối thủ. Nhân vật tinh ranh có nguồn gốc từ nhân vật văn hóa – nhân vật trung tâm của thần thoại mang tính nguyên hợp nguyên thủy. Nhân vật này dùng mưu mẹo để đánh lừa, chơi khăm hoặc giúp đỡ các nhân vật khác. Nhân vật này mang tính hai mặt. Nhân vật đối thủ là những kẻ gây nên những thử thách cho nhân vật tinh ranh. Đây là những kẻ hữu dũng vô mưu. Bên cạnh những nhân vật là con vật, kiểu nhân vật này còn có sự xuất hiện của con người, đó là những chủ buôn, chủ làng, lão nhà giàu hay ông cậu.
Trong nhóm truyện trợ thủ còn xuất hiện nhân vật nạn nhân – những kẻ nhỏ bé, hiền lành nhưng phải chịu những thử thách do đối thủ tạo nên; Truyện dân gian châu Phi còn có sự xuất hiện của nhân vật trợ thủ tư tế (phù thủy, thầy bói, ), là nhân vật sử dụng ma thuật để giúp đỡ nhân vật nạn nhân.
Các nhân vật trong kiểu truyện con vật tinh ranh xoay quanh tuyến nhân vật ngu dốt, to lớn, hung dữ và thông minh, nhỏ bé, hiền lành. Phần thắng trong mối quan hệ này thường nghiêng về nhân vật tinh ranh – con vật nhỏ bé, yếu đuối hơn. Kết thúc này khẳng định chiến thắng của lý trí. Qua việc xây dựng tuyến nhân vật này, dân gian cũng nói lên sự đồng cảm của dân gian với những con người nhỏ bé, có hoàn cảnh đáng thương, qua đó thể hiện ước mơ về một xã hội bình đẳng, dân chủ. Như vậy, hệ thống nhân vật trong kiểu truyện con vật tinh ranh khá phong phú, đa dạng. Nó vừa mang đặc điểm chung của kiểu truyện, lại vừa có những đặc điểm riêng của từng dân tộc, từng quốc gia, khu vực, châu lục.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ MOTIF THƯỜNG GẶP TRONG KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH
MOTIF SUY NGUYÊN
Motif suy nguyên là lý giải của dân gian để "tìm cho đến nguyên nhân” về một tập tính hay một đặc điểm nào đó của các con vật. Trong kiểu truyện này, suy nguyên là những biến đổi, biến hóa liên quan đến mưu mẹo chứ không có những hóa thân, ít yếu tố thần kỳ. Các dạng biến hóa hay xuất hiện là: Biến hóa do cam kết của cuộc thi tài, biến hóa do kết quả của mưu mẹo, biến hóa do hậu quả của mưu kế, biến hóa do dấu vết của thử thách mà con vật tinh ranh đã vượt qua. Các biến hóa này nhằm giải thích một đặc điểm ngoại hình hay một tập tính nào đó của con vật. Các truyện có motif này thường có cách gọi tên là một câu hỏi (cách gọi tên thứ tư – 2.1.4); Và ứng với nó thì kết thúc truyện hướng đến việc giải thích nguyên nhân – cách kết thúc thứ tư (mục 2.4.4).
MOTIF THI TÀI
Thi tài là một “sân chơi”để nhân vật tinh ranh thể hiện sự thông minh. Xuất hiện nhiều là các cuộc thi liên quan đến sức mạnh thể chất (thi xô cây đổ, thì thi dẫm lún đất, thi nhấc chân voi, thi nhảy, thi bay cao, thi đánh nhau,... ), cuộc thi về ăn uống, thi về sự khéo léo (bắn cung, thi tạo ra lửa...). Hình thức thi tài được nhắc đến nhiều nhất là cuộc thi chạy nhanh giữa thỏ, cáo, hoẵng với ốc/sên hoặc rùa. Phần lớn các môn thi không phải là sở trường của nhân vật tinh ranh nhưng nhờ mưu trí, kết quả chung cuộc lại thuộc về con vật này.
MOTIF PHÂN XỬ
Motif này gồm phần “kiện” là sự mâu thuẫn, là tình huống truyện có sự tham gia của nhân vật đối thủ và nhân vật nạn nhân; Phần “xử” được thể hiện bởi các mưu mẹo của nhân tinh ranh. Ứng với từng mâu thuẫn khác nhau thì sẽ có những cách phân xử khác nhau. Chẳng hạn, với dạng phân xử tranh chấp quyền sở hữu tài sản thì quan tòa lấy việc vô lý tương tự để bác bỏ điều vô lý được chấp nhận. Phần lớn, các dạng xử kiện xuất hiện khi mà xã hội đã có sự phân hóa giai cấp. Qua motif này, chúng ta thấy được trí tuệ cũng như sự nuối tiếc của dân gian về một xã hội bình đẳng, công bằng.
MOTIF HOÃN BINH
Hoãn binh là kế làm “chậm lại khoan đánh”. Nó được xem như là một giải pháp tự vệ, là khâu trung gian của các kế tiếp theo. Có khi hoãn binh là cách cầu viện, là cách phát tín hiệu tìm kẻ trợ thủ. Đôi khi, nhân vật tinh ranh hoãn binh bằng cách yêu cầu đối thủ thực hiện trước một nhiệm vụ khác hoặc có khi hoãn binh như là một cách giả vờ thể hiện sự cộng tác, giúp đỡ đối thủ thực hiện ý đồ. Motif hoãn binh còn có dạng khá đặc biệt là giả chết/giả bị thương để đánh lạc hướng giúp đồng minh trốn thoát.
MOTIF GIẢ MẠO
Giả mạo là đóng vai nhân vật khác để tự vệ hoặc để giúp đỡ các con vật khác thoát khỏi tai nạn. Motif giả mạo gồm dạng: Giả mạo thành vật lạ (xuất hiện nhiều trong truyện kể châu Phi), sự giả giọng, mạo xưng là kẻ có uy quyền, Các cuộc giả mạo đều do con vật tinh ranh “sắm vai”, “đạo diễn”, nó tạo nên sự khiếp sợ. Vấn đề này có nguồn gốc từ dân tộc học: Đối với người nguyên thủy, người bộ lạc khác được coi là “kẻ lạ”, bọn ăn thịt người, thù địch với bộ lạc. Việc giả mạo thành vật lạ, giả mạo là kẻ có uy quyền đã đánh vào tâm lý hiếu chiến nhưng nhát gan của nhân vật đối thủ. Bên cạnh đó, cũng có việc giả mạo tạo nên sự thích thú, cuốn hút.
MOTIF XUI BẨY
Xui bẩy là hành vi xui khiến kẻ khác làm bậy, làm hại đối thủ. Một số dạng xui bẩy như: Xui nguyên giục bị. Nhân vật tinh ranh phao tin khiến các đối thủ nghi ngờ lẫn nhau để chúng triệt tiêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kieu_truyen_con_vat_tinh_ranh_trong_truyen_dan_gian_viet_nam_va_the_gioi_tt_4159_1925035.doc