Tóm tắt Luận án Kinh tế đàng trong (1558 - 1777)

Tôn giáo: Các chúa Nguyễn đã khéo léo sử dụng quan điểm "cư Nho

mộ Thích" trong quản lý vùng đất Đàng Trong. Trong đó Phật giáo được

sử dụng làm tôn giáo chính, chùa chiền mọc lên khắp nơi với sự đóng góp

từ các thương nhân ngoại quốc và thương nhân trong nước. Nho giáo

cũng được quan tâm với việc xây dựng Văn Miếu, xây nhà quốc học, tàng

trữ sách nho. Thiên chúa giáo là tôn giáo mới du nhập vào Đàng Trong

theo các thuyền buôn phương Tây và cũng có cơ hội phát triển nhờ vào

chính sách ưu ái của các chúa Nguyễn đối với các giáo sỹ.

- Tín ngưỡng: Quá trình hội nhập kinh tế cũng tác động không nhỏ

đến văn hóa tín ngưỡng ở Đàng Trong. Các vị thần người Chăm đã được

người Kinh việt hóa trong các điểm thờ tự. Người Khmer cũng ảnh hưởng

phong tục thờ cúng tổ tiên trong nhà của người Kinh và người Hoa.

- Văn hóa làng xã có nhiều thay đổi, không có tính khép kín trong

phạm vi làng như ở Đàng Ngoài. Đồng thời ảnh hưởng bởi văn hóa

phương Tây và sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Giáo Dục cũng được

chú trọng thông qua hệ thống trường học ở dinh phủ và các địa phương.

Các khoa thi được mở rộng và tăng nhanh về số người đỗ đạt so với các

thế kỷ trước. Nội dung học và thi tập trung vào phát triển kinh tế và xây

dựng chính quyền ở Đàng Trong.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Kinh tế đàng trong (1558 - 1777), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa các tác giả như: Sơn Nam, “Lịch sử khẩn hoang miền Nam”; Thái Quang Trung,“Công cuộc khẩn hoang xứ Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn”, Huỳnh Công Bá,“Công cuộc khẩn hoang và phát triển làng xã Bắc Quảng Nam từ giữa thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII";Đỗ Quỳnh 6 Nga,"Công cuộc mở đất Tây Nam Bộ”. Bên cạnh đó là các công trình chuyên khảo về vấn đề ruộng đất và sản xuất nông nghiệp ở Đàng Trong, như: J.Lan "Cây lúa: pháp chế, thờ cúng, tín ngưỡng" in trong Những người bạn cố đô Huế (B.A.V.H) năm 1998. Phạm Văn Kính, “Tìm hiểu tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng Trong qua tác phẩm Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn”; Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất và một số vấn đề lịch sử Việt Nam; Bùi Thị Tân "Về một hình thức phân chia ruộng công ở làng Phú Kinh (Triệu Hải – Bình Trị Thiên) hồi thế kỷ XVIII"; Nguyễn Đình Đầu “Chế độ công điền, công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh”; Trần Thị Thu Lương “Chế độ sở hữu ruộng đất ở Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX”. Các công trình nghiên cứu này đã bước đầu chỉ ra một số đặc điểm trong chính sách của chúa Nguyễn đối với việc quản lý và ban cấp ruộng đất đặc biệt là ruộng đất tư ở vùng đất Nam Bộ. 1.2.2.Nghiên cứu về thủ công nghiệp Nghiên cứu về các nghề và làng nghề thủ công ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu mang tính văn hóa dân gian về các nghề, làng nghề truyền thống của các tỉnh,như: Huế, nghề và làng nghề thủ công truyền thống của tác giả Nguyễn Hữu Thông;“Nghề thủ công truyền thống ở Quảng Ngãi”, do Nguyễn Ngọc Trạch (cb); Nghề và làng nghề truyền thống đất Quảng do Võ Văn Hòe, Hoàng Hương Việt, Bùi Văn Tiếng(cb). Một số ít công trình đề cập đến từng nghề cụ thể như: Huỳnh Thị Cận "Tìm hiểu nghề đúc đồng ở "Phường Đúc" Huế"; Bùi Thị Tân "Về hai làng nghề truyền thống Phú Bài và Hiền Lương"; Nguyễn Văn Đăng “Vài nét về quan xưởng ở Phú Xuân thời các chúa Nguyễn”; Nguyễn Thanh Lợi, Ghe bầu miền trung; Nguyễn Thị Thủy, Thủ công nghiệp Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn (1558-1777) luận văn Thạc sỹ Đại học Huế,....Các công trình nghiên cứu trên đây đã phản ánh ở mức độ nhất định về quá trình hình thành, đặc điểm, quy mô và sự phát triển của thủ công nghiệp ở Đàng 7 Trong giai đoạn thế kỷ XVI-XVIII.Tuy nhiên, các công trình chưa đi sâu vào tìm hiểu lực lượng sản xuất và quá trình sản xuất của các nghề cũng như vai trò của thủ công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Đàng Trong. 1.2.3.Nghiên cứu về kinh tế thương nghiệp Các học giả trong và ngoài nước đều cho rằng nền kinh tế trong giai đoạn thế kỷ XVII – XVIII là giai đoạn của thời đại thương nghiệp tức là sự phát triển của kinh tế các nước không chỉ bó hẹp trong phạm vi vùng, châu lục mà là kinh tế thương mại thế giới, nền kinh tế có tính hướng biển. Do đó hầu hết các công trình nghiên cứu của các học giả đều tập trung vào ngoại thương.Có thể kể đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả như: Thành Thế Vỹ,“Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX”; Đỗ Bang,“Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII”; Nguyễn Văn Kim "Việt Nam trong thế giới Đông Á-Một cách tiếp cận liên ngành và khu vực học"; Vũ Thị Xuyến "Chợ Cam Lộ trong tuyến thương mại Đàng Trong và khu vực thế kỷ XVI –XVIII"; Hồ Châu, "Thuế thương nghiệp ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn",.... Thông qua các công trình này vấn đề ngoại thương đã được làm sáng tỏ, trong khi nội thương chỉ được đề cập tản mạn qua các bài viết về chợ, về phố cảng mà chưa thấy được vai trò của các tuyến thương mại đường sông. 1.3. Những nội dung luận án kế thừa Kết quả nghiên cứu từ các công trình trên đã cung cấp cho tác giả luận án nguồn tư liệu phong phú, đa dạng và có cái nhìn khái quát về kinh tế - xã hội Đàng Trong từ năm 1558 đến năm 1777. Đồng thời những nội dung cơ bản của kinh tế Đàng Trong ở từng địa phương, từng khu vực đã phần nào được làm sáng tỏ. 1.4. Những nội dung luận án cần giải quyết Để làm rõ vấn đề kinh tế ở Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn (1558-1777) luận án cần giải quyết những vấn đề sau: Đối với kinh tế nông nghiệp, làm rõ quá trình khẩn hoang và chính sách quản lý ruộng 8 đất đối với từng khu vực và chỉ ra những điểm khác nhau giữa Thuận – Quảng và Gia Định, giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Vấn đề sản xuất trong nông nghiệp được giải quyết để thấy được sự kế thừa và ảnh hưởng từ nền nông nghiệp của người Chăm, Khmer. Đối với thủ công nghiệp: làm rõ lực lượng sản xuất, về nguồn gốc và quy mô sản xuất của một số nghề thủ công tiêu biểu.Đối với thương nghiệp tập trung vào các vấn đề: đội ngũ thương nhân ở Đàng Trong, vai trò của nội thương đối với ngoại thương.Trên cơ sở đó tìm hiểu xem giữa các ngành kinh tế có tác động lẫn nhau hay không? Và kinh tế có tác động như thế nào đến văn hóa, xã hội, ngoại giao và an ninh quốc phòng ở Đàng Trong. Chƣơng 2. NÔNG NGHIỆP 2.1. Chính sách khẩn hoang 2.1.1. Đối với vùng đất Thuận - Quảng Nguyễn Hoàng đã thực hiện những chính sách đó là: "vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng". Chiêu mộ “những người bộ khúc đồng hương ở Tống Sơn và những người nghĩa dũng xứ Thanh Hóa” vào khai khẩn vùng đất mới. Đồng thời cho phép người Chăm được quyền tự trị trên vùng đất trấn Thuận Thành và được phép di cư đến khai thác những vùng đất hoang hóa ở vùng núi phía Tây và xuống phía Nam. 2.1.2. Đối với vùng đồi núi, biên giới phía Tây Sử dụng lực lượng tù binh vào công cuộc khai hoang với chính sách "cấp cho canh ngưu điền khí", lại "chia ra từng bộ từng xóm, tính nhân khẩu cấp cho lương ăn để chúng khai khẩn ruộng hoang”.Theo đó, số binh lính được chia cứ 50 người làm một ấp, đều cấp cho lương ăn nửa năm. Lại ra lệnh cho nhà giàu bỏ thóc cho họ vay và cho họ được tìm lấy những lợi núi đầm mà sinh sống. Đồng thời công nhận ruộng đất họ khai khẩn được là ruộng tư hữu. Chính quyền Đàng Trong còn sử dụng những người dân tộc thiểu số sống dọc biên giới phía Tây vào chính sách khai hoang, bằng cách cho lập các đồn điền và cho họ được giữ các chức vụ tại địa phương với chiến lược"dĩ Man vi Man''. 9 2.1.3. Đối với khu vực Gia Định Để có thể nhanh chóng khẳng định quyền lực trên vùng đất hoang hóa, các chúa Nguyễn sớm thực hiện chính sách"Tàm thực", sử dụng lực lượng quân sự khai hoang, mở rộng lãnh thổ và xá tội cho những tù phạm, miễn sưu dịch cho các đinh sưu nếu họ tự nguyện đi khẩn hoang. Chiêu mộ những người có vật lực ở Thuận –Quảng vào khai hoang. Sử hụng người Hoa bằng cách cho phép họ được mang chức làm trước cho đến Nông Nại để ở, sau lập thành xã Thanh Hà ở Trấn Biên và Minh Hương ở Phiên Trấn. Cho Mạc Cửu có quyền tự trị ở Hà Tiên. 2.1.4. Đối với biển đảo Các chúa Nguyễn cho phép những ai tình nguyện đi khai thác ở các vùng biển đảo thì "cấp giấy sai đi, lại cho miễn tiền sưu thuế cùng các tiền tuần đò",cấp lương đủ ăn trong 6 tháng, cho phép họ thu lượm hóa vật để bán lấy tiền. Đối với những đảo xa bờ như quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mặc dù chưa có dân cư sinh sống thường xuyên ở đây, song hàng năm chúa Nguyễn cũng cử đội Hoàng Sa có khoảng 70 người lấy dân ở xã An Vĩnh sai đi,và đội Bắc Hải mộ dân ở thôn Tứ Chính thuộc Bình Thuận và xã Cảnh Dương ra thu lượm hóa vật, khai thác yến sào và các nguồn lợi trên đảo theo lệ tháng 3 đi tháng 8 về. 2.2. Tình hình sở hữu và sử dụng ruộng đất 2.2.1. Ruộng đất ở khu vực Thuận - Quảng - Ruộng do chính quyền trực tiếp quản lý: bao gồm ruộng quan đồn điền và quan điền trang tập trung chính ở vùng Thuận Hóa. Chúa Nguyễn sử dụng ruộng đất này bằng hai hình thức: cho dân cày cấy và thuê người cày cấy, mỗi kỳ sai người coi gặt cho thuyền chở về để sung vào nội trù 2 ; Cấp ngụ lộc cho người họ và thần hạ.Việc sử dụng ruộng quan đồn điền, quan điền trang làm bổng lộc cho quan lại và quý tộc ở giai đoạn đầu có thể xem là chính sách tiến bộ của các chúa Nguyễn vì không dùng đến 2Nội trù: nhà bếp trong phủ chúa 10 ruộng công làng xã do người dân khai khẩn để ban phát như ở Đàng Ngoài. - Ruộng công ở làng xã: Ruộng công của làng xã bao gồm nhiều loại và thực chất do chúa Nguyễn gián tiếp quản lý và cho dân làm đơn khẩn trưng, sau khi thành điền đóng thuế điền cho phủ chúa từ 3 tiền đến 3 quan mỗi mẫu, từ đó đất thuộc quyền quản lý trực tiếp của làng xã.Trên thực tế, làng xã có quyền phân chia ruộng đất và thu thuế đóng cho phủ chúa, song người đứng ra phân chia lại chính là quan lại do chính quyền Đàng Trong quản lý ở các xã, tức là chính quyền gián tiếp quản lý ruộng đất này. Chính sách đầu tiên về ruộng công làng xã được ban hành năm 1618 và được quy định cụ thể năm 1669. Đặc trưng ở vùng đất Thuận – Quảng là khai hoang theo nhóm nên diện tích ruộng công làng xã chiếm số lượng lớn trong tổng diện tích của vùng. Về cách chia ruộng đất công làng xã:vẫn lấy phép quân điền thời Lê sơ tức là 6 năm quân cấp một kỳ hoặc 10 năm chia lại một lần như theo lệ của làng Phú Kinh. - Ruộng đất tư được quy định cụ thể trong chính sách ruộng đất năm 1669. Năm 1770 chúa Nguyễn đã cho soạn thành các tập để dễ bề quản lý.Tuy nhiên, nếu so với ruộng đất tư hữu ở Đàng Ngoài và ruộng tư ở khu vực phía Nam thì có thể thấy số diện tích ruộng đất tư ở vùng Thuận Quảng không nhiều. 2.2.2. Ruộng đất ở vùng Gia Định - Ruộng đất công:Ở Gia Định không có ruộng điền trang,và chúa Nguyễn hầu như chưa thể trực tiếp quản lý đối với cả ruộng đồn điền cũng như ruộng công làng xã. Đối với ruộng đồn điền chủ yếu do các tướng lính sử dụng binh lính khai hoang ở những nơi đồn trú, sau khi thành ruộng được tự ý quyết định.Chúa Nguyễn không khám đạc về số ruộng đất này. Ruộng công làng xã ở Nam Bộ cũng khác so với vùng Thuận Quảng khi mà quá trình di cư ở đây diễn ra lẻ tẻ, làng xã ra đời trước khi có chính quyền. Do đó, số ruộng này chiếm tỉ lệ nhỏ do dân tự đóng làm của chung và là ruộng tư của làng 11 - Ruộng đất tư hữu: Trước khi chúa Nguyễn thiết lập cơ quan quản lý ở xứ Gia Định, ruộng đất tư ở đây đã khá phát triển. Ngay cả khi chúa Nguyễn thiết lập được chính quyền, thì chính sách rộng rãi cho dân có quyền được tự ý chọn đất mà nhà nước không can thiệp, hạn chế hay ràng buộc gì, cũng như diện tích đất hoang hóa còn nhiều.Vì thế ở Gia Định chủ yếu là ruộng đất tư và đã xuất hiện nhiều địa chủ lớn. 2.3. Sản xuất nông nghiệp 2.3.1.Nghề trồng trọt Lúa là cây trồng chính ở Đàng Trong với khoảng hơn 200 loài trồng được cả ruộng cạn, ruộng nước và ruộng ngập mặn. Đặc biệt ở Gia Định lúa gạo đã trở thành hàng hóa cung cấp cho Phú Xuân và các nước trong khu vực ở thế kỷ XVIII. Đàng Trong còn có nhiều cây trồng khác có giá trị xuất khẩu cao như hồ tiêu, cau, mía phục vụ cho sản xuất đường, 2.3.2. Nghề chăn nuôi Ở Đàng Trong các gia đình đều nuôi các con vật như: trâu, ngựa, dê, bò, thỏ, chó, mèo, lợn, gà. Voi và ngựa cũng được nuôi với số lượng lớn 2.3.3. Khai thác lâm thổ sản Vùng đất Đàng Trong với lợi thế là hầu hết các địa phương trong vùng đều có núi, do đó nghề khai thác lâm thổ sản rất phát triển, đặc biệt ở vùng Thuận - Quảng. Hầu hết các sản phẩm từ rừng mang lại giá trị kinh tế rất cao trong xuất khẩu, như trầm hương, kỳ nam hương, gỗ, mật ong,... 2.3.4. Khai thác nguồn lợi sông ngòi, biển đảo Cư dân ở đây đã sớm biết khai thác các nguồn lợi trên đảo như: yến sào (có rất nhiều), ốc, đồi mồi, cá,... Hàng năm người dân Đàng Trong cũng thu lượm được một số sản phẩm có giá trị từ các tàu đắm trên các đảo, hay ở các vùng biển gần bờ như: thiếc, bạc, đồng, và các loại vũ khí. Nghề sản xuất muối và nước mắm cũng khá phát triển. Bên cạnh đó,với hệ thống sông ngòi chằng chịt và hầu hết các địa phương đều giáp biển nên Đàng Trong hàng năm số lượng cá khai thác được là rất lớn. 12 2.4. Thủy lợi - Ở Thuận – Quảng: tận dụng hệ thống dẫn nước khéo léo của người Chăm với các đập nước trên sông cùng với hệ thống mương đem nước đến ruộng lúa., các chúa Nguyễn còn thường xuyên chỉ đạo nạo xét sông. - Đối với Gia Định: là nơi sẵn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với hệ thống sông ngòi chằng chịt. Do đó công việc thủy lợi ở đây chủ yếu là nạo vét các con sông, đào thêm những con kênh nối các dòng sông nhằm đảm bảo nguồn nước lưu thông. 2.5. Thuế nông nghiệp -Vùng Thuận - Quảng: chính sách thuế ruộng được quy định khắt khe và cụ thể hơn ở Gia Định. Chính sách thuế được ban hành năm 1618 và quy định cụ thể năm 1669. Trên cơ sở đó, thuế ruộng đất được chia làm hai loại: thuế chính và thuế phụ thu. Thuế chính được quy định như nhau ở cả ruộng công và ruộng tư, theo đó hạng nhất thu 40 thăng thóc và 8 cáp gạo, hạng nhì thu 30 thăng thóc và 6 cáp gạo, hạng ba thu 20 thăng thóc và 4 cáp gạo. Thuế phụ thu bao gồm nhiều loại và được thu tùy vào từng vùng có định mức khác nhau. - Vùng Gia Định: Khi mới thiết lập cơ sở chính quyền, các chúa Nguyễn dường như chưa có sự khám đạc ruộng đất nên cũng chưa có những quy định cụ thể đối với thuế từng loại đất. Sau khi ổn định, chúa Nguyễn có đưa ra các mức thuế khác nhau tùy thuộc vào điều kiện khai thác của từng huyện, từng thuộc nhưng nhẹ hơn ở Thuận- Quảng. Đối với ruộng núi lệ thuế không thu theo diện tích ruộng mà thu theo đầu người. Tiểu kết chương 2. Bằng chính sách khai hoang khôn khéo, lãnh thổ Việt Nam lần đầu tiên được mở rộng đến Cà Mau ở cả đất liền và hải đảo. Diện tích khai thác trong nông nghiệp tăng lên đáng kể. Sản xuất nông nghiệp không chỉ phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày mà các sản phẩm đã trở thành hàng hóa trong xuất khẩu. 13 Chƣơng 3: THỦ CÔNG NGHIỆP 3.1. Thủ công nghiệp nhà nƣớc 3.1.1. Tổ chức quan xưởng Đứng trước nhu cầu bức thiết của cuộc sống, đặc biệt là vũ khí và chiến thuyền để phục vụ cho công cuộc bảo vệ và mở rộng lãnh thổ, trong khi trước đó nơi đây chưa có một công xưởng sản xuất nào của nhà nước. Do đó ngay khi vào Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã từng bước xây dựng các quan xưởng do chính quyền chúa Nguyễn trực tiếp tổ chức và quản lý, các quan xưởng này được tổ chức theo từng nghề riêng gọi là Tượng cục. Về cơ cấu tổ chức: Quản lý các Tượng cục là Ty Lệnh sử đồ gia. Dưới Ty Lệnh sử đồ gia là Tượng mục và các chức quan như Chánh ty quan, Ty quan, Thủ hợp với số lượng khác nhau ở mỗi tượng cục. Lực lượng lao động trong các Tượng cục được phiên chế tập trung như binh lính, được "ăn lương và miễn xâu thuế". 3.1.2. Một số nghề tiêu biểu Nghề đúc: gồm các xưởng đúc vũ khí và đúc tiền. Nghề đóng thuyền là thế mạnh của Đàng Trong với số lượng thuyền chiến lớn. Nghề khai mỏ. 3.2. Thủ công nghiệp nhân dân 3.2.1.Các biện pháp khôi phục và phát triển thủ công nghiệp nhân dân. - Khuyến khích khôi phục các nghề của người Chăm, Khmer và mở rộng phát triển các nghề thủ công của người Kinh, người Hoa. - Chính quyền không có những quy định khắt khe về kiểu dáng, chất lượng đối với các sản phẩm thủ công nghiệp dân gian - Chính sách thuế khóa luôn được điều chỉnh ở giai đoạn đầu nhằm tạo điều kiện cho thủ công nghiệp ở các địa phương ra đời và phát triển - Miễn đi lính, phu phen, tạp dịch cho các làng sản xuất mặt hàng là nguyên liệu cung cấp cho các Ty, cục ở dinh phủ. - Mở rộng giao lưu buôn bán để tạo đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời cho phép người ngoại quốc lập phố sinh sống ở Đàng Trong. 14 3.2.2. Một số nghề thủ công tiêu biểu Đến thế kỷ XVIII, ở Đàng Trong đã có khoảng 48 làng nghề tập trung sản xuất các mặt hàng chủ yếu đó là: Nghề dệt, nghề sản xuất mía đường, nghề đúc, nghề đóng thuyền, nghề gốm, nghề rèn,.... 3.3. Lực lƣợng sản xuất Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các nghề thủ công ở Đàng Trong bao gồm: người Kinh, người Chăm, người Khmer, người Hoa. Trong đó người Kinh chiếm số lượng đông đảo với hai loại: một là người Kinh gốc, hai là người Chăm đã được Việt hóa trong các thế kỷ trước. 3.4. Sản phẩm thủ công nghiệp có sự ảnh hƣởng của dân tộc Việt, Chăm, Hoa. Một trong những đặc trưng cơ bản nhất của thủ công nghiệp Đàng Trong đó là: Sự đa dạng trong lực lượng sản xuất đã tạo nên sự đa dạng trong hình dáng và chất lượng các sản phẩm thủ công ở Đàng Trong. Điều đó là do các chúa Nguyễn không có những quy định mang tính khác biệt giữa các sản phẩm thủ công nhà nước và các sản phẩm thủ công dân gian, cũng như chưa có sự phân biệt đối với tầng lớp thợ thủ công, chỉ cần họ có tay nghề đều được sung vào các ty, đội hay được triệu tập bất chợt khi các chúa cần. Do cấu trúc của các làng ở Đàng Trong không khép kín thành những cụm dân cư mà ở đó quan hệ thân tộc là chủ yếu như ở Đàng Ngoài mà thường có sự đan xen giữa các tầng lớp di dân đến cư trú. Do đó, thợ thủ công dân gian ở Đàng Trong thường tập trung trong các gia đình nhỏ lẻ mà ít có tính chất phường thợ. Các cộng đồng dân cư trong quá trình khai hoang đã ảnh hưởng lẫn nhau cách thức sản xuất các mặt hàng thủ công, vì thế trong các sản phẩm như gốm sứ vừa thấy dấu ấn của người Chăm, vừa thấy dấu ấn của người Việt, người Hoa. 3.5.Thuế đối với các nghề, làng nghề - Mỗi nghề, làng nghề có một mức thuế khác nhau -Thuế đánh vào các nguồn tài nguyên, thổ sản phục vụ cho sản xuất thủ công rất nặng. Các hộ ở Đàng Trong khi sản xuất hay vận chuyển nguyên vật liệu ở các đầu nguồn, tuần, đò, chợ phải nộp thuế riêng. Sang nửa sau 15 thế kỷ XVIII, chính sách thuế khóa nặng nề khiến nhiều nghề thủ công giảm sút, nhiều người bỏ nghề để sung lính. Tiểu kết chương 3. Thủ công nghiệp Đàng Trong có bước phát triển mang tính vượt trội với nhiều nghề thủ công từ các tộc người khác nhau. Thủ công nghiệp Đàng Trong cũng chịu ảnh hưởng của kỹ thuật phương Tây, Nhật Bản và Trung Quốc. Trong một số trường hợp như các trường mỏ lớn, mầm mống tư bản đã bắt đầu nảy sinh như việc thuê nhân công và xuất hiện lực lượng lao động làm thuê, hay việc xuất hiện tầng lớp thương nhân trong các làng nghề. Song những chuyển biến đó đã nhanh chóng dập tắt bởi sự khủng hoảng của chính quyền Đàng Trong vào nửa sau thế kỷ XVIII. Chƣơng 4. THƢƠNG NGHIỆP 4.1. Yếu tố tác động đến thƣơng nghiệp 4.1.1. Tác động từ bên ngoài Bước sang thế kỷ XV những cuộc phát kiến địa lý ở châu Âu đã mở ra con đường hàng hải nối liền các châu lục và hình thành hệ thống thương mại thế giới. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã thiết lập quan hệ thương mại với Nhật Bản và các đảo ở châu Á từ đầu thế kỷ XVI. Ở khu vực châu Á, chính sách cấm vận của hai nước lớn là Nhật Bản và Trung Quốc cũng tạo ra những thay đổi trong các tuyến thương mại đường biển, thuyền buôn phương Tây và Nhật bản, Trung Quốc đã tìm đến các nước Đông Nam Á. Điều đó đã tạo ra cơ hội cho Đàng Trong trở thành trạm trung chuyển trong tuyến thương mại quốc tế. 4.1.2. Tác động từ bên trong - Đàng Trong có vị trí thuận lợi với mạng lưới sông ngòi dày đặc, các cảng biển sâu và rộng, lại nằm trên tuyến đường biển kết nối giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. - Chúa Nguyễn thực hiện các chính sách chủ động trong phát triển thương nghiệp như: mời gọi thương nhân ngoại quốc đến buôn bán, sử 16 dụng lực lượng đông đảo dân nhiêu phu 3 phục vụ cho các thương thuyền tại thương cảng và để trục vớt, giúp đỡ tàu thuyền các nước bị đắm. Thành lập các chợ và trung tâm thương mại.Thiết lập các đội thương thuyền các đội vận tải, hàng quán phục vụ cho việc chuyên chở hàng hóa. 4.2. Nội thƣơng 4.2.1. Chợ và các cảng thị Theo thống kê của Lê Quý Đôn có khoảng 28 chợ ở các dinh phủ, ngoài ra còn có hệ thống đông đảo các chợ trong các làng xã, chợ đầu nguồn, chợ ven sông. Bên cạnh hệ thống chợ, các chúa Nguyễn còn tập trung xây dựng những cảng thị lớn là nơi tập kết hàng hóa trong cả vùng, tiêu biểu là cảng Hội An, cảng Thanh Hà, cảng Nước Mặn, cảng Hương Úc, Cảng Rạch Giá, cảng Đốc Hoàng, cảng Bãi Xàu,. 4.2.2.Các tuyến thương mại nội địa - Tuyến thương mại đường sông: Ở Thuận Hóa có các tuyến thương mại dọc sông Hương, sông Ô Lâu, sông Thạch Hãn, nhằm vận chuyển hàng hóa từ các vùng đầu nguồn đến các cửa biển. Ở Quảng Nam nổi tiếng với các tuyến thương mại trên sông Thu Bồn nối đồng bằng ven biển đến khu vực người Katu ở miền núi, hay tuyến thương mại dọc sông Côn đã từng được biết đến là con đường gốm sứ từ thời Champa. Ở Gia Định thương mại đường sông là chủ yếu với hệ thống sông ngòi dày đặc, hàng hóa là các sản phẩm nông nghiệp. - Tuyến thương mại đường biển: Từ Gia Định ra Thuận Quảng chủ yếu là bằng đường biển, đưa gạo từ Gia Định đến bán ở Thuận Quảng và mua hàng hóa tiêu dùng từ đây đưa về Gia Định. 3 Theo bản chép tay Phủ biên tạp lục lưu tại thư viện Viện Sử học, ký hiệu HV.504 viết chữ Nhiêu là 橈 và bản ký hiệu HV.393 viết là 饒. Tra Từ điển Từ Hải, Nxb Từ thư Thượng Hải,1989, tr.1460 thì cả hai chữ Nhiêu này có thể dùng thay thế nhau, nhưng thông thường hay dùng chữ Nhiêu (橈) trong Bộ Mộc, có nghĩa là mái chèo. Phu (夫):Người lao động hoặc nam giới ở tuổi thành niên. Như vậy, dân Nhiêu phu là những người làm nghề chèo thuyền, kéo thuyền tại các bến cảng 17 4.2.3. Tiền tệ và phương thức buôn bán Tiền tệ ở Đàng Trong chủ yếu là vàng, bạc, đồng và tiền kẽm. Vàng cũng được đưa ra thị trường tiêu thụ theo dạng thỏi nhưng không phổ biến.Ngoài ra còn có tiền Trung Quốc, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan. Về phương thức buôn bán: Thế kỷ XVII việc mua bán được tiến hành theo ba cách thông dụng đó là: dùng bạc nén để đổi lấy hàng, dùng hàng đổi hàng, hoặc dùng tiền mua hàng. Ở Đàng Trong thời kỳ này đã xuât hiện việc đặt tiền trước để mua hàng hay còn gọi là hiện tượng bao mua. 4.3. Ngoại thƣơng 4.3.1.Các tuyến thương mại quốc tế Bao gồm các tuyến đường biển và đường bộ, trong đó đường biển là chủ yếu. Tuyến thương mại quốc tế đường biển kết nối các cảng trong khu vực Đông Nam Á, với Trung Quốc và Nhật Bản. Thông qua hệ thống thương mại biển Đông, thị trường Đàng Trong đã được kết nối với các nước phương Tây. 4.3.2. Hàng xuất khẩu - Các sản phẩm nông nghiệp: Nổi bật là các mặt hàng xuất khẩu với khối lượng lớn và mang lại giá trị cao như:; gỗ, cau, hồ tiêu, gạo, yến sào. Đàng Trong còn bán ra nhiều sản phẩm lâm thổ sản có giá trị khác như: vải thô, lụa đa mát, lô hội, gỗ trầm hương, da cá mập, mật ong, tiêu, song mây, đậu khấu, hồng mộc, gỗ trắc, tê giác, yến sào, gân hươu, vây cá, tôm khô, rau biển, ốc hương, đồi mồi, ngà voi,. - Các sản phẩm thủ công: Vàng, đường, tơ lụa và gốm sứ, sành,. 4.3.3. Hàng hóa nhập khẩu Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Đàng Trong là tiền kim loại, bạc, đồng và vũ khí. Ngoài ra còn có một số sản phẩm tiêu dùng từ châu Âu như: mũ nón, mũ bonnet, thắt lưng, áo sơ mi, kim khâu, ngọc, kim cương, đồng hồ. Các mặt hàng nhập từ Trung Quốc gồm: sa, đoạn, gấm, vóc, các vị thuốc Bắc, giấy vàng bạc, hương vòng, các thứ đồ giấy, kim tuyến, 18 ngân tuyến, y phục, giầy, tất, nhung, kính, pha lê, quạt giấy, bút mực, kim, cúc áo, đèn lồng,đồ đồng, đồ sứ,chè, cam, chanh, lê, táo, hồng,. 4.4. Đội ngũ thƣơng nhân 4.4.1. Thương nhân trong nước Bao gồm: quan lại, phụ nữ trong các làng nghề, các địa chủ hay nông dân có ít vốn liếng, thương nhân người Chăm và các dân tộc thiểu số. 4.4.2. Thương nhân nước ngoài Chủ yếu là thương nhân Trung Quốc, ngoài ra còn có thương nhân Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp và thương nhân các nước trong khu vực. 4.5. Thuế thƣơng nghiệp 4.5.1. Thuế nội thương Bao gồm thuế tuần ty, thuế chợ. Trong đó thuế tuần ty ở các vùng đầu nguồn hết sức khắt khe. 4.5.2. Thuế ngoại thương Thuyền buôn các nước khi vào Đàng Trong để xin phép được vào cập bến phải nộp các lễ như lễ báo tin, lễ trình diện và Lễ tiến. Ngoài ra còn phải nộp thuế đến, thuế đi tùy vào tàu buôn từng nước. Tiểu kết chương 4: Sự phát triển thương nghiệp ở Đàng Trong trong giai đoạn này được xem là điểm khởi sắc mang tính đột phá cho nền thương nghiệp nước nhà. Các mặt hàng thủ công và sản phẩm nông nghiệp phong phú đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nội thương, với các tuyến thương mại đường sông, đường biển và đường bộ giữa các vùng miền trong xứ. Chƣơng 5. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ ĐÀNG TRONG 5.1. Đặc điểm 5.1.1. Kinh tế Đàng Trong là nền kinh tế hàng hóa Đàng Trong đến thế kỷ XVII – XVIII cùng với sự phát triển của kinh tế thương mại, sự phân công lao động trong các làng nghề và sự tiếp xúc với tư bản phương Tây đã dẫn đến sự chuyên biệt trong sản xuất hàng 19 hóa, và sản phẩm làm ra phục vụ cho mục đích xuất khẩu. Kinh tế hàng hóa còn thể hiện ở quan hệ hàng hóa, tiền tệ đã xâm nhập khá sâu vào đời sống nông thôn, tạo thành một mạng lưới chợ ở các vùng ven sông, ven biển, vùng đồi núi và hệ thống đô thị. 5.2.2. Kinh tế Đàng Trong chủ yếu phát triển trong phạm vi nội địa với đặc trưng của nền thương mại đường sông. Hoạt động thương mại ở Đàng Trong được phản ánh chủ yếu qua c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_kinh_te_dang_trong_1558_1777.pdf