Tóm tắt Luận án Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi

Phong trào hợp tác hóa được khởi phát ở Ấn Độ được từ năm 1904.

Đến nay, ước tính có 230 triệu thành viên, trong đó trên 2/3 số người sống

ở NT. Các HTX được phát triển ở nhiều lĩnh vực, chủ yếu trong các ngành

dịch vụ. Nó không chỉ cung cấp đầu vào có tính chiến lược cho người làm

NN, mà còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ ở mức giá ưu đãi, hỗ trợ

nông dân vượt qua những biến động về giá nông sản. Phát triển HTX được

coi là chiến lược để tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Nó cung cấp bài học về

mở rộng phạm vi HTX theo hướng và đa dạng hóa, đa mục đích; các hiệp

hội HTX chuyển sang cơ sở trách nhiệm hữu hạn.

pdf27 trang | Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a một doanh nghiệp HTX. Một số công trình đã quan tâm làm rõ nội dung, nguyên tắc và hình thức tổ chức KTTT trong NT; có quan tâm tái cấu trúc KTTT, liên kết KTTT trong NT. Tuy nhiên, còn nhiều nội dung lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu về KTTT trong xây dựng NTM trên cả nước và ở các tỉnh vẫn bỏ ngỏ. Đến nay, vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu lý luận, thực tiễn KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi dưới góc độ kinh tế chính trị học. - Vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu của đề tài luận án sẽ nhằm vào những điểm mới trong nhận thức lý luận về KTTT trong xây dựng NTM ở Việt Nam nói chung, một tỉnh nói riêng; những thuận lợi, khó khăn của tỉnh Quảng Ngãi, thực trạng KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 và giải pháp thúc đẩy phát triển nó gắn với xây dựng NTM trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 6 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2.1. BẢN CHẤT, HÌNH THỨC, NGUYÊN TẮC VÀ XU HƯỚNG CỦA KINH TẾ TẬP THỂ, QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2.1.1. Bản chất và hình thức của kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới - Sự ra đời và phát triển của KTTT Lịch sử cho thấy KTTT mà nòng cốt là HTX được hình thành đầu tiên ở Châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII. Đến nay, KTTT đã có mặt ở 180 nước và vùng lãnh thổ với nhiều hình thức HTX trong các lĩnh vực khác nhau như HTX NN, HTX dịch vụ, HTX mua bán, HTX tín dụng, HTX nhà ở, HTX y tế, HTX trường học, HTX năng lượng, HTX chăm sóc người già, thu hút hơn 800 triệu xã viên, tạo việc làm cho khoảng 3 tỷ người. KTTT được ra đời là khách quan, do lực lượng sản xuất và kinh tế thị trường đã đạt tới một trình độ phát triển nhất định. Tại Việt Nam, KTTT đã tồn tại trên 70 năm ở nhiều ngành, nhiều địa bàn. KTTT phát triển luôn đi liền với phát triển khu vực NT. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của KTTT được đặt trong nội dung và mục tiêu xây dựng NTM. - Các hình thức của KTTT ở NT Căn cứ vào tính chất, mức độ gắn kết của thành viên, lĩnh vực hoạt động, mục đích hoạt động và trình độ pháp lý trong cơ chế điều hành, có thể phân chia KTTT ở NT thành bốn hình thức từ thấp lên cao: thấp nhất là THT, tiếp theo là HTX, liên hiệp HTX và cao nhất là doanh nghiệp HTX. - Bản chất của KTTT trong xây dựng NTM Từ tiếp cận, bản chất của KTTT trong xây dựng NTM không chỉ phản ánh bản chất của HTX nói chung mà còn có cả bản chất của nó trong xây dựng NTM. Bản chất của KTTT là một quan hệ kinh tế xã hội trong đó người lao động, hộ gia đình, pháp nhân hình thành các mối liên kết, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tạo của cải đáp ứng 7 nhu cầu phát triển của cộng đồng. KTTT dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, được hình thành và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện góp vốn, góp sức để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề sản xuất, kinh doanh và đời sống. KTTT là một hình thức để tạo cơ sở kinh tế, xã hội cho xây dựng NTM của cả nước cũng như ở mỗi địa phương. 2.1.2. Các nguyên tắc và xu hướng phát triển kinh tế tập thể 2.1.2.1. Nguyên tắc hình thánh và phát triển của kinh tế tập thể Do HTX là bộ phận nòng cốt của KTTT, nên việc xác định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của quan hệ kinh tế này phải tiếp cận từ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX. Từ khi HTX đầu tiên ra đời trên thế giới đến nay, đã có nhiều bộ nguyên tắc làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của một HTX. Nội dung chung nhất được ICA đề ra hiện nay bao gồm 9 nguyên tắc: Tự giúp nhau; tự chịu trách nhiệm; tự quản lý; mỗi xã viên có quyền biểu quyết như nhau; bản chất kép; thị trường kép; sở hữu kép và hoạch toán kép; giám sát kép; và có trách nhiệm xã hội. Ở Việt Nam, Luật HTX năm 2012, xác định có 7 nguyên tắc tổ chức và hoạt động HTX. 2.1.2.2. Xu hướng phát triển kinh tế tập thể trong nông thôn Bước sang thế kỷ XXI, do tác động của nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị và xã hội, KTTT trên thế giới phát triển theo xu hướng gia tăng phát triển các HTX ở NT trên các ngành NN và nhiều ngành nghề dịch vụ: chăm sóc người già, giáo dục, chăm sóc y tế, nhà ở, mai táng, dịch vụ an sinh xã hội; các HTX tồn tại, hoạt động và phát triển bên cạnh các doanh nghiệp trong NT. Tại Việt Nam, KTTT trong NT phát triển theo xu hướng HTX kiểu mới với loại hình HTX dịch vụ phục vụ xã viên, dịch vụ nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân trong đó xã viên là người góp vốn vào quỹ đồng thời là khách hàng vay vốn từ quỹ, HTX vệ sinh môi trường, HTX nước sạch, HTX điện, HTX quản lý kinh doanh chợ... 2.1.3. Xây dựng nông thôn mới, quan hệ giữa xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế tập thể ở Việt Nam 2.1.3.1. Xây dựng nông thôn mới Xây dựng NTM là một chính sách của Việt Nam, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư NT, hài hoà giữa các 8 vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ NTM. Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia NTM với 19 nội dung làm căn cứ, phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn NTM, trong đó tiêu chí 13: phải có hình thức tổ chức sản xuất HTX hoặc THT hoạt động có hiệu quả ở NT. 2.1.3.2. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế tập thể và xây dựng nông thôn mới Phát triển KTTT có mục tiêu không chỉ hướng vào phát triển kinh tế, mà còn nhằm phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, quá trình tạo ra hình thức kinh tế làm cơ sở thúc đẩy xây dựng NTM. KTTT được phát triển sẽ tạo ra nguồn lực vật chất và các điều kiện cần thiết khác cho xây dựng NTM. Đến lượt nó, những thành tựu của xây dựng NTM lại tạo ra nhu cầu và điều kiện tốt hơn cho phát triển các hình thức KTTT. Gắn phát triển KTTT với xây dựng NTM là giải pháp hiệu quả để phát triển bền vững ở khu vực NT. 2.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN 2.2.1. Nội dung phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới - Phát triển KTTT đa dạng về hình thức và đa sở hữu trong khu vực NT - Phát triển KTTT nhiều quy mô, trình độ, liên kết KTTT với các chủ kinh tế bên ngoài - Gắn kết hài hòa giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội và môi trường sinh thái trong phát triển KTTT ở NT. 2.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới Theo kinh nghiệm các nước khi xem xét mức độ thành công của phong trào HTX và xem xét Bộ tiêu chí về NTM do Thủ tướng Chính phủ 9 ban hành năm 2009, tác giả xác định các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển KTTT trong xây dựng NTM ở nước ta, gồm chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng, mức đóng góp của KTTT trong tổng giá trị sản lượng khu vực NT, mức gia tăng của tổng số đơn vị KTTT ở NT theo thời gian, thay đổi cơ cấu các ngành nghề trong KTTT phù hợp với xu hướng phát triển và yêu cầu xây dựng NTM, mức thay đổi của tổng số xã viên và tổng số lao động làm việc thường xuyên, mức thay đổi lợi nhuận... trong KTTT theo thời gian. 2.2.3. Điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới - Trình độ nhận thức của người dân và các cấp chính quyền về vai trò của KTTT trong xây dựng NTM phải được nâng cao. - Các giá trị và nguyên tắc cơ bản của KTTT phải được tuân thủ. - Môi trường thể chế, tâm lý xã hội cho KTTT phát triển phải thuận tiện. - Phải có sự hỗ trợ cần thiết của Nhà nước và các tổ chức đối với KTTT. - Mức độ và kết quả của việc xây dựng NTM. 2.3. KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2.3.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ Phong trào hợp tác hóa được khởi phát ở Ấn Độ được từ năm 1904. Đến nay, ước tính có 230 triệu thành viên, trong đó trên 2/3 số người sống ở NT. Các HTX được phát triển ở nhiều lĩnh vực, chủ yếu trong các ngành dịch vụ. Nó không chỉ cung cấp đầu vào có tính chiến lược cho người làm NN, mà còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ ở mức giá ưu đãi, hỗ trợ nông dân vượt qua những biến động về giá nông sản. Phát triển HTX được coi là chiến lược để tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Nó cung cấp bài học về mở rộng phạm vi HTX theo hướng và đa dạng hóa, đa mục đích; các hiệp hội HTX chuyển sang cơ sở trách nhiệm hữu hạn. 2.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới của một số tỉnh trong nước - Kinh nghiệm phát triển HTX chăn nuôi của thành phố Hà Nội. 10 Nắm bắt được nhu cầu rất lớn về thực phẩm cung cấp tại chỗ, để đối phó với tình trạng thực phẩm “bẩn” tràn lan, trôi nổi trên thị trường, UBND thành phố Hà Nội đã hỗ trợ nông dân phát triển các vùng chăn nuôi lợn tại các huyện ngoại thành thông qua hình thức KTTT. Các HTX trên đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn các cấp và với các doanh nghiệp trong việc tập huấn kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, xử lý môi trường, phòng dịch, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Nhờ đó, đã tăng trưởng mạnh quy mô sản lượng thực phẩm sạch, phát triển HTX, góp phần tích cực xây dựng NTM và nâng cao thu nhập cho xã viên. - Kinh nghiệm của tỉnh Sóc Trăng. Để phát triển KTTT gắn với xây dựng NTM, tỉnh Sóc Trăng đã rất coi trọng công tác tuyên truyền Luật HTX 2012, tập huấn kỹ thuật và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho HTX. Mô hình HTX NN Evergrowth được tiếp nhận từ Canada trong phát triển chăn nuôi bò sữa kết hợp công nghiệp chế biến và các dịch vụ đi kèm đã tỏ ra có hiệu quả và đang được nhân rộng. 2.3.3. Một số bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ngãi Một là, con đường và xu thế phát triển KTTT là tất yếu. Hai là, phải tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của KTTT. Ba là, nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng, tạo môi trường và hỗ trợ KTTT phát triển. Bốn là, thường xuyên coi trọng việc bảo đảm kết hợp lợi ích chung của tập thể và lợi ích của các thành viên tham gia. 11 Chương 3 THỰC TRẠNG KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011-2015 3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 3.1.1. Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Quảng Ngãi liên quan đến phát triển kinh tế tập thể - Thuận lợi về điều kiện tự nhiên: Là vùng bán sơn địa và đồng bằng ven biển. Có nhiều điều kiện để phát triển KTTT trong tất cả các ngành công nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, nhất là khai thác hải sản xa bờ. - Thuận lợi về điều kiện kinh tế và xã hội: Người dân cần cù, có truyền thống tương thân tương ái, đoàn kết, đã hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường và chịu những áp lực cạnh tranh. 3.1.2. Những khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Quảng Ngãi liên quan đến phát triển kinh tế tập thể Trong đó, khó khăn lớn nhất là điểm xuất phát của NT tỉnh Quảng Ngãi là sản xuất nhỏ, phân tán, có nhiều yếu tố lạc hậu, trình độ của bà con còn hạn chế và đặc biệt là dân tộc thiểu số, phần đông nông dân vẫn e ngại vào HTX do ảnh hưởng bởi mô hình HTX kiểu cũ. 3.2. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, VẬN DỤNG CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI 3.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới Chương trình xây dựng NTM được khởi xướng từ năm 2008 ở nước ta. Trước đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển KTTT, tập trung nhất là Nghị quyết số 13- NQ/TW (năm 2002) của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX; tiếp đến là Nghị quyết số 26-NQ/TW (năm 2008) của Ban chấp hành Trung 12 ương Đảng khóa X về NN, nông dân, NT, trong đó phát triển KTTT là một giải pháp quan trọng trong xây dựng NTM. Ngày 28/10/2008, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ- CP về Chương trình hành động, xác định NTM ở nước ta; tiếp đó là Quyết định 800 QĐ-TTg (năm 2010) về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, xác định 19 tiêu chí quốc gia làm chuẩn để xây dựng NTM. Phát triển KTTT là một nội dung xây dựng NTM và là một trong những yêu cầu của tiêu chí quốc gia NTM. Phấn đấu đến 2015, cả nước có 65% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn NTM. 3.2.2. Thực tiễn triển khai và vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi - Về quan điểm, cơ chế và chính sách: Để thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Ngãi đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai kế hoạch phát triển KTTT trong xây dựng NTM. Một số chủ trương và quyết sách chủ yếu: Chương trình hành động số 29/CTr-TU ngày 19/11/2008 của Tỉnh ủy; Nghị quyết số 18/2009/NQ-HĐND về phát triển NN, nông dân, NT giai đoạn 2010-2020. Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII (năm2010) ra Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2015, trong đó: “Phát triển NN toàn diện theo hướng CNH, HĐH gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân và xây dựng NTM, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian đến”. Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển NN, xây dựng NTM tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020. Trong đó, “phấn đấu đến năm 2015 có trên 50%, năm 2020 có 70% số HTX đạt khá, giỏi”. - Về tổ chức thực hiện: UBND tỉnh Quảng Ngãi và các cấp có liên quan đã ban hành các kế hoach, đề án cụ thể, nổi bật là Đề án củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức HTX trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Đề án Phát triển NN và xây dựng NTM 13 tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Phân cấp thực hiện cho các sở, ngành có liên quan với các quy định, hướng dẫn cụ thể nhằm đạt mục tiêu phát triển KTTT mà nòng cốt là HTX với tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội; tập trung củng cố HTX hiện có, đến 2015 hạ tỷ lệ HTX yếu kém xuống dưới 10% và đến năm 2020 về cơ bản không còn HTX yếu kém. Liên minh HTX tỉnh có nhiệm vụ phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức tuyên truyền sâu rộng các nội dung của Đề án. 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011-2015 3.3.1. Những kết quả đạt được - Số lượng cơ sở KTTT ở NT đã tăng lên theo hướng đa dạng về hình thức và lĩnh vực hoạt động. Trong giai đoạn 2011-2015, số đơn vị KTTT ở khu vực NT đã có chuyển biến đáng kể: Nếu năm 2011, toàn tỉnh có 1.248 đơn vị KTTT thì đến năm 2015 có 6.704 đơn vị, tăng 5,4 lần so với năm 2011. THT có mức tăng trưởng nhanh nhất, từ 1.037 đơn vị năm 2011 lên 6.500 đơn vị vào năm 2015, tức là tăng gần 6,3 lần trong 5 năm. Năm 2015, trong số 245 HTX của tỉnh Quảng Ngãi thì có 204 HTX hoạt động trong NT, chiếm 83,3% tổng số HTX trong toàn tỉnh. KTTT ở khu vực NT được thành lập, hoạt động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, cả trong NN, công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, số cơ sở KTTT trong lĩnh vực kinh tế biển được phát triển mạnh. Năm 2015, cơ cấu HTX theo ngành chủ yếu là nông nghiệp chiếm 92%; dịch vụ 6%. Hầu hết các HTX đang hoạt động ở ngành NN đã tiến hành kinh doanh đa lĩnh vực, trong đó chủ yếu là các dịch vụ NN như thủy lợi, làm đất, dịch vụ vật tư, phân bón, thú y, giống cây trồng, vật nuôi, cung ứng vật tư NN, tiêu thụ sản phẩm, chế biến, tín dụng nội bộ, thương mại, khuyến nông. Nếu xem xét sự có mặt của từng ngành trong các HTX ở NT tỉnh 14 Quảng Ngãi năm 2015, thì có các con số: 92% số HTX làm dịch vụ thủy lợi; 70% số HTX làm dịch vụ khuyến nông; 70% số HTX làm dịch vụ thú y; 41% số HTX làm dịch vụ bảo vệ thực vật; 40% số HTX làm dịch vụ giống vật nuôi, cây trồng; 27% HTX làm dịch vụ tín dụng nội bộ; 14% số HTX làm dịch vụ phân bón; 11% số HTX dịch vụ làm đất và 4% HTX làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Trong số các THT, có 56,4% đơn vị hoạt động trong các ngành dịch vụ như: Tổ tiết kiệm và vay vốn, Tổ ngư dân đoàn kết, THT nuôi nhông, THT chăn nuôi gà, THT chăn nuôi lợn, THT sản xuất chổi đót, THT trồng nấm, THT trồng rừng, câu lạc bộ chăn nuôi bò, THT nấu ăn. Đặc biệt, năm 2015 toàn tỉnh đã có 8 HTX dịch vụ hậu cần nghề cá và đánh bắt hải sản xa bờ theo, 300 tổ đoàn kết khai thác trên biển và 1 THT phát triển thành HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ Lý Sơn Hoàng Sa. KTTT không chỉ phát triển đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM mà còn gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia trước những diễn biến phức tạp của tình hình hiện nay. Đây là kết quả rất ấn tượng, đáng ghi nhận. - KTTT đã thu hút nhiều thành viên, tạo việc làm cho nhiều người lao động ở khu vực NT. Đến cuối năm 2015, KTTT ở NT đã thu hút 436.283 thành viên, tăng 63,3% so với năm 2011 (46,3% thuộc các THT và 53,7%, thuộc các HTX). Mức tăng trưởng số thành viên THT trong giai đoạn 2011-2015 là 427,9%. Số lao động làm việc thường xuyên trong các HTX và THT năm 2015 cao gấp hơn 1,8 lần so với năm 2011. - KTTT được phát triển đã tạo ra điều kiện để tập trung và khả năng làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn. So với năm 2011, vốn tập trung trong các đơn vị KTTT ở NT tỉnh Quảng Ngãi đã tăng 1,8 lần, từ gần 420,7 tỷ đồng năm 2011 tăng lên gần 753 tỷ đồng năm 2015. Sự tăng trưởng mức tập trung vốn là điều kiện để các đơn vị KTTT đổi mới kỹ thuật, công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, tạo khả năng làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư. Trong giai đoạn này, doanh thu và lợi nhuận của các cơ sở KTTT ở NT đã tăng lên: năm 2015 so với năm 2011, tổng doanh thu của các cơ 15 sở KTTT tăng 1,77 lần và tổng lợi nhuận 1,63 lần; hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân có hiệu quả hơn so với các HTX. - Bước đầu hình thành quan hệ liên kết kinh tế trong NT Một số HTX đã ký hợp đồng liên kết với doanh nghiệp nhằm bao tiêu nông sản cho kinh tế hộ thành viên như HTX dịch vụ NN, NT Tịnh Trà, HTX sản xuất và kinh doanh nấm Đức Nhuận, HTX dịch vụ NN Bình Dương, HTX chuyên canh mía Phổ Nhơn... - KTTT được phát triển đã đóng góp quan trọng vào thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM Trước hết, KTTT đóng góp vào các tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất ở nông thôn: KTTT đã trở thành “bà đỡ” cho kinh tế hộ phát triển, nhiều HTX đã góp phần không nhỏ trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho nười dân NT. Đóng góp vào tiêu chí về văn hóa, về môi trường, về sản xuất NN sạch, NN hữu cơ, NN sinh thái... Thứ hai, KTTT góp phần quan trọng vào tiêu chí xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở NT. Trong số 204 HTX và 6.500 THT ở NT, có không ít những cơ sở tham gia hoạt động dịch vụ xây dựng, dịch vụ điện lực vùng dự án năng lượng NT (REII), dịch vụ chuyển giao tiến bộ KH&CN vào NN, NT. Chẳng hạn, HTX NN Ðại An Ðông (huyện Nghĩa Hành) là lực lượng chủ yếu để tập trung huy động vốn trong dân cho phát triển sản xuất và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo những tiêu chí xây dựng NTM; HTX dịch vụ NN Bình Dương (huyện Bình Sơn) là đơn vị chủ công trong việc đắp đê chống mặn để biến các khu đất hoang thành “cánh đồng vàng”... Thứ ba, KTTT còn tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. KTTT đã tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn kinh tế cá thể trong xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong việc đưa tiến bộ KH&CN, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở NT. Đã xuất hiện một số HTX điển hình trong xây dựng NTM, như HTX NN Bình Dương, HTX NN Nghĩa Kỳ Đông, HTX dịch vụ hậu cần nghề cá xã Bình Chánh, HTX dịch vụ điện Bình Thạnh... 16 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 3.3.2.1. Những hạn chế - Tuy sở hữu và hình thức KTTT đã được đa dạng, nhưng vẫn chưa phát triển được như mong muốn. Trong giai đoạn 2011-2015, một số tiêu chí về phát triển KTTT trong xây dựng NTM vẫn chưa đạt được. Đó là, sở hữu và hình thức KTTT ở NT tỉnh Quảng Ngãi mới được phát triển theo chiều hướng gia tăng số cơ sở THT, trong khi số cơ sở thuộc hình thức HTX hầu như chững lại, thậm chí còn giảm xuống. - Quy mô của các đơn vị KTTT còn nhỏ, vốn góp của xã viên giảm, mức độ liên kết còn sơ khai. Việc thực hiện tiêu chí 13 trong xây dựng NTM của không ít HTX và THT vẫn còn nhiều khó khăn. Vẫn thiếu vắng sự tham gia đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng như các pháp nhân và các chủ doanh nghiệp và công chức Nhà nước vào các hình thức KTTT. Hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác giữa HTX với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của HTX còn ở giai đoạn sơ khai. - Số lượng thành viên trong các cơ sở KTTT tuy có tăng, nhưng chưa thực chất. Không ít xã viên còn thờ ơ với cơ sở KTTT mà họ tham gia. Khảo sát, điều tra thực tế của tác giả cho thấy, có hơn 70% số xã viên được hỏi đã trả lời không quan tâm đến sự tồn tại của HTX NN trên địa bàn. Không ít xã viên còn thờ ơ với hoạt động của đơn vị KTTT mà họ tham gia. - Hiệu quả kinh doanh của nhiều đơn vị KTTT còn thấp. Trong giai đoạn 2011-2015, tuy tổng nguồn vốn của các cơ sở KTTT đã tăng lên gấp gần 1,7 lần, nhưng doanh thu lại chỉ tăng gần 1,8 lần, tức là năng suất tăng không đáng kể. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng chỉ khoảng 2,3- 2,6%/năm, thấp hơn mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong cùng thời gian (lãi suất tiền gửi tiết kiện năm 2011 là 14,0%, năm 2015 là 6,5%). Đành rằng, hoạt động của KTTT không chỉ đơn thuần vì mục tiêu lợi nhuận, mà nó còn có mục tiêu xã hội, vì cần thiết có sự giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng ở NT, nhưng hiệu quả kinh doanh thấp của các đơn vị KTTT sẽ tác động tiêu cực đến bản thân quá trình phát triển hình thức kinh tế này. 17 3.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế - Nguyên nhân bên trong: + Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trên địa bàn NT tỉnh Quảng Ngãi còn thấp, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn nghèo, sản xuất quy mô nhỏ vẫn là phổ biến, kinh tế hàng hóa chưa phát triển. + Trình độ hiểu biết về KTTT của nhiều người dân NT còn rất hạn chế, vẫn chưa ra khỏi tâm lý mặc cảm với mô hình KTTT kiểu cũ, chưa thấy tính hơn hẳn của hình thức kinh tế này so với kinh tế cá thể, tiểu chủ. + Năng lực của bộ máy quản trị cơ sở KTTT còn thấp kém, chưa đủ tạo ra “sức bật” của đơn vị kinh tế và chưa đủ sức thuyết phục để người dân thật sự tham gia. - Nguyên nhân bên ngoài: + Môi trường kinh tế của cả nước nói chung, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng có những bất lợi. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đến nay, kinh tế trên thế giới vẫn chưa được phục hồi. + Môi trường luật pháp và chính sách chưa thật sự được khai thông để phát triển KTTT. Tuy Luật HTX đã ban hành năm 2012 tạo hành lang pháp lý cho xây dựng và phát triển HTX kiểu mới, nhưng thiếu sự đồng bộ về chính sách, một số nội dung chưa được hướng dẫn cụ thể. + Việc thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển KTTT gắn với xây dựng NTM của một số cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp từ tỉnh xuống xã còn chưa có sự thống nhất, thiếu nhất quán, còn lúng túng. 18 Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI 4.1. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 4.1.1. Bối cảnh, mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ngãi - Bối cảnh xây dựng NTM Tính đến ngày 25/8/2016, cả nước có 2.134 xã đạt 19 tiêu chí NTM, trong đó có 2.025 xã chính thức được công nhận xã NTM, chiếm 22,7% tổng số xã. Tại tỉnh Quảng Ngãi, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã có 11 xã đạt 19 tiêu chí, 16 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 50 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 52 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, 35 xã đạt từ 0 - 4 tiêu chí. Tuy nhiên, kết quả chưa tương xứng với tiềm năng, phát triển chưa bền vững, xây dựng NTM còn nặng về đầu tư kết cấu hạ tầng, nợ đọng xây dựng cơ bản nhiều; ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt chưa nhiều, chăn nuôi quy mô nhỏ, chưa tạo được hệ thống liên kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông phẩm; vai trò “bà đỡ” của HTX NN đối với nông dân còn rất yếu... - Mục tiêu xây dựng NTM của tỉnh Quảng Ngãi: Phấn đấu trong giai đoạn 2016 - 2020 toàn tỉnh có 2 huyện và 55 xã đạt chuẩn NTM; không còn xã dưới 5 tiêu chí; mỗi huyện miền núi có tối thiểu 1 xã đạt chuẩn NTM. Tức là sẽ có số xã đạt chuẩn NTM nhiều gấp 5,5 lần so với đến năm 2015. - Các nội dung thành phần của Chương trình xây dựng NT mới ở 19 tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm: quy ho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_te_tap_the_trong_xay_dung_nong_thon_moi_o_tinh_quang_ngaitt_3992_1936547.pdf
Tài liệu liên quan