Tóm tắt Luận án La Thành (Thăng Long) trong lịch sử qua tư liệu khảo cổ học

Di vật

Di vật thu được qua khai quật ở các địa điểm thuộc La thành

Thăng Long gồm các ba nhóm vật liệu chính là: vật liệu kiến trúc,

gốm sứ và đồ sành - đất nung của nhiều thời đại khác nhau kéo dài từ

thời Bắc thuộc (tập trung ở thế kỷ VII - IX), qua các triều Lý, Trần,

Lê Sơ, Lê Trung Hưng và Nguyễn. Tất cả các nhóm vật liệu đều nằm

trong các lớp đất có niên đại tương ứng, cũng thấy một số hiện vật có

niên đại sớm nằm trong lớp đất có niên đại muộn hơn. Riêng nhóm

hiện vật thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn chủ yếu xuất hiện ở các

lớp đất mặt bên trên La thành.

2.6.1. Vật liệu kiến trúc

Vật liệu kiến trúc ở các địa điểm khai quật không nhiều, chủ

yếu là mảnh vỡ gạch, ngói thuộc các niên đại thời Đại La (thế kỷ VII

- IX), thời Lý, Trần và thời Lê sơ.

2.6.2. Gốm sứ

Gốm sứ thu được tại các điểm khai quật hầu hết đã bị vỡ nhỏ,

có nguồn gốc chủ yếu là gốm gốm men Việt Nam và một số ít gốm

men Trung quốc. Các loại hình gốm men ở đây khá đa dạng và phong16

phú về cả dòng men và loại hình bao gồm: Bát, đĩa, bình, chậu, vò,

âu, nắp, ấm, lọ, chân đĩa đèn, lư hương, của các dòng men như: Men

trắng, men ngọc, men nâu, hoa lam, chỉ lam, hoa nâu.

2.6.3. Sành - đất nung

Đồ sành trong các di tích có số lượng lớn, là mảnh vỡ của

nhiều loại đồ đựng dùng sinh hoạt hằng ngày như: Lon, vại, bình vò,

chậu, nồi và nắp. có niên đại kéo dài từ thời Đinh - Lê (thế kỷ IX -

X) liên tục cho đến thời Nguyễn

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án La Thành (Thăng Long) trong lịch sử qua tư liệu khảo cổ học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch để kiểm chứng. Tuy nhiên, theo các ghi chép trong các bộ chính sử Việt Nam như: Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử, Khâm định Việt sử thông giám cương mục và nhiều bộ thông sử khác, thành Đại La được đắp chính thức từ năm 1014. 1.3. Lịch sử nghiên cứu khảo cổ La thành (Thăng Long) Nghiên cứu La thành nói riêng và kinh thành Thăng Long nói chung, cho đến nay có thể chia thành hai giai đoạn: giai đoạn trước năm 1954, được tiến hành bởi các học giả nước ngoài (chủ yếu là các học giả người Pháp); và giai đoạn sau năm 1954, do các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện. 1.3.1. Giai đoạn trước 1954 Các nghiên cứu khảo cổ trong giai đoạn từ thế kỷ XIX đến trước năm 1954 mới chỉ dừng lại ở các phát hiện về di vật tại các khu vực xung quanh Kinh thành Thăng Long, việc nghiên cứu La thành chưa được tiến hành . 8 1.3.2. Giai đoạn sau 1954 Nghiên cứu thành Thăng Long nói chung và La thành nói riêng giai đoạn này do các nhà nghiên cứu Việt Nam tiến hành. Các bài viết, các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Khảo cổ học, Nghiên cứu lịch sử, đã bước đầu phân tích, tranh luận khá sôi nổi về vấn đề quy mô, cấu trúc của kinh thành Thăng Long, trong đó về cơ bản đều thống nhất xác định Kinh thành Thăng Long có cấu trúc gồm 3 vòng thành, trong đó vòng thành ngoài cùng là La thành. Sau này, dựa trên kết quả từ các cuộc khai quật, vấn đề dần được làm rõ về cấu trúc, kỹ thuật, và niên đại. 1.4. Những nghiên cứu về La thành (Thăng Long) nhận thức và vấn đề Đến nay các nhà nghiên cứu đã cơ bản thống nhất Vòng thành ngoài cùng đắp bằng đất năm 1014, năm 1078 sửa đắp gọi là thành Đại La. Trong sử biên niên, tên thành Đại La xuất hiện nhiều lần vào các năm: 1078, 1154, 1165, 1170, 1230, 1243. Dấu tích của thành Đại La còn để lại khá rõ và được các nhà sử học, khảo cổ học xác định quy mô khá chính xác như sau: Từ phía Bắc, thành Đại La chạy men theo phía nam của sông Tô Lịch mà dấu tích hiện còn chính là đường Hoàng Hoa Thám. Con đường này chạy từ đông sang tây đến dốc Bưởi, thì ngoặt về phía nam và tiếp tục men theo dòng sông Tô Lịch chạy đến Ô Cầu Giấy, thì ngoặt sang phía đông theo đường La Thành - Đê La Thành - Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân - Ô Đông Mác. Ở phía Đông, thành Đại La chính là đê sông Hồng. Thành mở các cửa: Triều Đông (khoảng dốc Hoè Nhai xuống), Tây Dương (Ô Cầu Giấy), Trường Quảng (Ô Chợ Dừa), Cửa Nam (Ô Cầu Dền), cửa Vạn Xuân (Ô Đống Mác). Trong đó, Ô là tên gọi về sau có thể từ khoảng năm 1749. 9 1.5. Tiểu kết Chương 1 La thành (Thăng Long) được ghi chép từ rất sớm trong cổ sử Trung Hoa và Đại Việt. Cổ sử Trung Hoa cho biết những “La thành”, “An Nam La thành”, “Đại La thành” được xây dựng trong khoảng từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX nhưng hiện chưa thấy di tích để kiểm chứng. Theo cổ sử Việt Nam thì La Thành hay Đại La nay ta quen gọi ở Hà Nội được đắp khởi đầu vào đầu thời Lý (thế kỷ XI) và liên tục được tu bổ trong các thời đại phong kiến độc lập về sau. Trên cơ sở những tư liệu trong thư tịch cổ, trong những năm qua đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu khảo về Thành và La thành (Thăng Long). Tuy nhiên, nghiên cứu về La thành (Thăng Long) từ góc độ khảo cổ học chỉ bắt đầu từ năm 2003 với cuộc khai quật địa điểm Đoài Môn và thực sự được chú trọng với các cuộc khai quật từ năm 2010 - 2015 tại các nút giao thông trên tuyến đê bưởi và Ô Chợ Dừa. Kết quả nghiên cứu khảo cổ đã đưa ra ánh sáng cấu trúc của La thành (Thăng Long) qua các thời đại lịch sử Lý - Trần - Lê. CHƯƠNG 2: LA THÀNH (THĂNG LONG) QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC 2.1. Kết quả khảo sát La thành Thăng Long Cuối năm 2012, Ban quản lý DTDT Hà Nội và Viện KCH đã tiến hành khảo sát hiện trạng La thành theo các tuyến phố Bưởi - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Thanh Niên - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Đê La Thành - La Thành nhằm tìm hiểu quy mô, hiện trạng di tích và vết tích còn lại của vòng La thành. Quá trình khảo sát mở rộng cả các tuyến phố Lạc Long Quân và Đê Yên Phụ mục đích tìm hiểu về vòng La thành mở rộng dưới thời Lê Trung Hưng (năm 1588). 10 Qua kết quả khảo sát, có thể nhận thấy La Thành (Đại La thành) là vòng bao phía bên ngoài của Hoàng Thành Thăng Long. Đặc điểm của thành Đại La là men theo dòng chảy của sông Phía Đông là đê sông Hồng nay là phố Nguyễn Khoái - Hồng Hà - Trần Nhật Duật - Yên Phụ - Nghi Tàm - Âu Cơ. Thành này hầu như ổn định dưới thời Lê. Phía Bắc thành Đại La có thể men theo sông Tô Lịch, và gồm hai lớp thành là Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê. Phía Tây là dấu vết đường Bưởi hiện nay. Phía Nam là đê La Thành - Trần Khát Chân - Lương Yên. Để bảo vệ Thăng Long khỏi nguy cơ ngập lụt, các triều đại phong kiến đều cho đắp đê dọc theo các dòng sông. Vì thế, Đại La thành ngoài chức năng bảo vệ cho Hoàng Thành, công sự phòng thủ khi có chiến tranh thì còn có vai trò đê ngăn nước, đường đi trong thời bình. 2.2. Kết quả khai quật địa điểm Đoài Môn (Ủng Thành) Đoài Môn còn gọi là Ủng Thành, tọa độ 21O02'393'' vĩ Bắc, 105O48'370'' kinh Đông, thuộc đường Bưởi (Ba Đình - Hà Nội) (từ số 348 đến 376). Nơi còn vết tích của Đoài Môn ở bên bờ Bắc của sông Tô Lịch. Tháng 11/ 2003, BTLS Việt Nam và Sở VHTT Hà Nội khai quật tổng diện tích 100m2. Qua kết quả thám sát và khai quật, có thể xác định được Ủng Thành ở Đoài Môn là một toà thành nhỏ hình chữ nhật gần vuông, dài 54m, rộng 52m ôm sát đường Bưởi. Vị trí này cũng được dự đoán là nơi tồn tại của Đoài Môn, cổng La Thành phía Tây. Việc nghiên cứu khai quật khảo cổ với những minh chứng về vết tích kiến trúc cùng những di vật được tìm thấy là những nguồn tư liệu hết sức thuyết phục đối với việc nghiên cứu lịch sử - văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Sự tồn tại của kiến trúc Ủng Thành tại vị trí phía Tây của La thành (Thăng Long) cũng đã gợi mở cho chúng ta 11 việc xác định vị trí cổng thành Thăng Long ở khu vực phía Tây, mà ngày nay địa danh xã Đoài Môn (cổng Tây/cửa Tây) còn cho ta liên tưởng một cách rõ nét hơn về vị trí của cổng thành này. 2.3. Khai quật địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám Tháng 10/2011, Ban quản lý DTDT Hà Nội và Viện KCH khai quật 200m2 tại vị trí giao cắt nút Văn Cao - Hoàng Hoa Thám. Với cuộc khai quật này, đặc trưng là một dấu tích đoạn lũy thành thành Thăng Long thời Lê sơ và số lượng di vật khá phong phú đã phản ánh nhiều mặt lịch sử và cuộc sống của kinh thành Thăng Long thời Lý, Trần cũng như Hoàng Thành thời Lê sơ. Ít nhất bước đầu qua di tích, di vật ở đây cung cấp tư liệu mới nhất phục vụ cho việc nghiên cứu cấu trúc Thành và Hoàng Thành Thăng Long thời Lý, Trần và Lê. Có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử nghiên cứu kinh thành Thăng Long, khảo cổ học đã làm rõ được dấu tích của thành Thăng Long thời Lê sơ. Kỹ thuật xây đắp thành lũy ở đây bước đầu được làm rõ một phần. Đặc biệt cũng lần đầu tiên, tại địa điểm này khảo cổ học phát hiện một lớp di chỉ cư trí khá dày thời Lý - Trần. 2.4. Khai quật tuyến đê Bưởi Từ tháng 12/2012 đến cuối năm 2015, Ban quản lý DTDT Hà Nội và Viện KCH đã tiến hành khai quật nghiên cứu diện tích 1.600m2 ở bốn địa điểm Cầu Giấy, Đào Tấn, Đội Cấn và Bưởi trên đường đê Bưởi. 2.4.1. Địa điểm nút giao thông Cầu Giấy Khu vực mở hố khai quật ở nút giao thông Cầu Giấy có diện tích 400m2, nằm trong phạm vi bãi đỗ xe đầu đường Bưởi, đối diện với cổng công viên Thủ Lệ. 12 Đợt khai quật ở nút giao thông Cầu Giấy đã làm xuất lộ một đoạn vách tường mặt ngoài của La thành (Thăng Long) tồn tại kéo dài qua các thời kỳ lịch sử khác nhau từ thời Lý - Trần đến Lê sơ. Phát hiện mới nhất từ đợt khai quật là đã làm xuất lộ một lớp thành đắp bằng đất có niên đại thời Lý - Trần. Thành đắp ở giai đoạn này có quy mô to lớn, bề thế, khẳng định La thành (Thăng Long) ngay từ thời Lý - Trần đã rất được chú trọng xây dựng kiến cố. 2.4.2. Địa điểm nút giao thông Đào Tấn Vị trí mở hố khai quật nằm ở giữa ngã tư nút giao thông Đào Tấn - Nguyễn Khánh Toàn. Tổng diện diện tích khai quật 600m2. Tại đây, cuộc khai quật đã làm xuất lộ một đoạn vách của thành - đê - đường Bưởi. Độ sâu của thành từ mặt đường đến sinh thổ dày trên 7m. Đã bước đầu xác định được có lớp đất thời Đại La, có lớp đất đắp thời Lý, có lớp đắp thời Trần. Lớp đất đắp có quy mô lớn, cao trên 7m, chân choãi rộng, đất sét thuần, nèn chặt, có thể quan sát kỹ thuật đầm nèn, đắp thành khá rõ. Như vậy, La thành (Thăng Long) ngay từ thời Lý - Trần đã rất được chú trọng xây dựng kiến cố, quy mô to lớn, bề thế. Đồng thời cho phép khẳng định rằng La thành (Thăng Long) ở thời Lê chỉ được tu sửa và mở rộng từng đoạn theo đúng như sử cũ chép lại. 2.4.3. Địa điểm nút giao thông Đội Cấn Vị trí mở các hố khai quật nằm ở giữa đường Bưởi (nút giao thông Đội Cấn - Đê Bưởi). Diện tích khai quật 300m2. Kết quả khai quật ở nút giao thông Đội Cấn tiếp tục khẳng định những ghi chép trong sử liệu cũ và ý kiến của các nhà nghiên cứu xưa nay về Đại La thành thời Lý - Trần và Hoàng thành Thăng Long thời Lê Sơ ở khu vực này. Tại hố đào, đã xuất lộ một góc thành - đê - đường Bưởi có độ sâu của thành từ mặt đường đến sinh thổ dày trên 9m. Đã bước 13 đầu xác định được có lớp đất thời Đại La, có lớp đất đắp thời Lý, có lớp đắp thời Trần và lớp đắp thời Lê Sơ diễn biến liên tục. 2.4.4. Địa điểm nút giao thông Bưởi Hố khai quật nằm ở khu vực nút giao thông Hoàng Quốc Việt - Đê Bưởi. Tổng diện tích khai quật 300m2. Kết quả khai quật ở nút giao thông Hoàng Quốc Việt tiếp tục khẳng định những ghi chép trong sử liệu cũ và ý kiến của các nhà nghiên cứu xưa nay về Đại La thành thời Lý - Trần và Hoàng thành Thăng Long thời Lê Sơ ở khu vực này. Tại hố đào, đã xuất lộ lớp văn hóa thời Đại La, dấu vết đê - thành thời Lý, thời Lê Sơ; dấu vết lò nung vật liệu kiến trúc thời Lê sơ. Có thể nói, sự tu sửa đê - thành dưới thời Trần ở khu vực này không thật sự rõ ràng. Có thể khẳng định, đợt khai quật nghiên cứu La thành Thăng Long ở địa điểm nút giao thông Hoàng Quốc Việt đã thu được thêm nhiều tư liệu quý xác minh bằng những chứng cứ cụ thể những ghi chép trong chính sử Việt Nam rằng La thành (Thăng Long) được đắp từ thời Lý và được các triều Trần, Lê Sơ, tiếp tục sử dụng, tu sửa, mở rộng ở giai đoạn sau. 2.4.5. Kết quả nghiên cứu La thành ở đê Bưởi Qua nghiên cứu bốn điểm khai quật trên đường Bưởi ở các nút giao Cầu Giấy, Đào Tấn, Đội Cấn và Bưởi, có thể nhận thấy các lớp đắp qua các thời đại khác nhau. - Lớp thành thời Lý: là lớp tường thành được đắp đầu tiên hoàn chỉnh nhất. Lớp đế tường thành (hay chân móng tường): có mặt cắt hình chữ nhật hình khối vuông vức, dày khoảng 1m, rộng khoảng 8m đến 10m. Tường thành được đắp theo hình thang khá cân đối, hiện cao còn lại từ 5m đến 8m. Đất đắp tường là đất sét nâu rất thuần, 14 được đầm theo kỹ thuật đầm đinh, mỗi lớp dày khoảng từ 0,05-0,1m. Nhìn chung tường thành thời Lý được đắp khá quy chuẩn và bài bản. - Lớp thành thời Trần: Đều được đắp phủ lên bên trên lớp tường thành thời Lý. - Lớp thành thời Lê Sơ:, tường thành được mở rộng và gia cố thêm ở phía ngoài. Đặc biệt phía ngoài được gia cố tường gạch khá kỹ rộng khoảng 1,5m và cao khoảng 1,5m. Phần gia cố được tiến hành trên toàn bộ phần tường thành ở đê Bưởi. 2.5. Khai quật nút giao thông Ô Chợ Dừa Từ tháng 8/2013 - 10/2013, Viện KCH phối hợp Sở VHTTDL Hà Nội khai quật khảo cổ ở khu vực nút giao thông Ô Chợ Dừa. 2.5.1. Cấu tạo địa tầng, di tích tại hố PR1 Vị trí hố PR1 nằm trên một gò đất tự nhiên khá cao. Trong hố xuất hiện nhiều khu vực có than tro dày dạng bếp, bên cạnh đó có nhiều hiện vật còn nguyên hoặc gần nguyên nên có thể đây là khu cư trú trong thành. Khu vực di tích nằm ngay sát chân bên trong và có liên quan mật thiết đến di tích La thành (Thăng Long) và có thể là cả với di tích Đàn Xã Tắc gần đó. 2.5.2. Cấu tạo địa tầng, di tích tại hố PR2 Vị trí mở hố PR2 hoàn toàn là đất bùn đen nằm ở đáy sông, suối. Cho biết hố đào nằm ở khu vực gần dòng chảy cổ có thể là ven sông Kim Ngưu hoặc cửa nước từ trong thành chảy ra Kim Ngưu ở gần cửa Trường Quảng của thành Thăng Long xưa. 2.5.3. Cấu tạo địa tầng, di tích tại hố PR3 Hố đào có hướng bắc lệch tây 270. Địa tầng hố PR3 là lớp đất bồi tụ ở giai đoạn sau thế kỷ XVIII. 2.5.4. Cấu tạo địa tầng, di tích tại hố PR4 Hố PR4 không có di tích, di vật khảo cổ. 15 2.5.5. Một số nhận thức về địa điểm Ô Chợ Dừa Qua các hố khai quật có thể nhận xét, ngoài hố PR4 hoàn toàn không có di tích, di vật, 3 hố còn lại đều phát hiện dấu tích di tích, di vật thuộc các thời đại khác nhau. Ở hố PR1 là những dấu tích sinh hoạt đun nấu của cư dân thời Trần, hẳn có liên quan đến di tích Đàn Xã Tắc hoặc cửa Trường Quảng ở khu vực này vào thời Trần. Hố PR2 là khu vực mà trước đây có khả năng là một lạch nước nhỏ đổ nước từ trong thành ra sông Kim Ngưu. Hố PR3 lại cho thấy cho đến thời Lê, khu vực này mới được người dân đắp nền, vượt thổ để làm di tích Đình Đông. 2.6. Di vật Di vật thu được qua khai quật ở các địa điểm thuộc La thành Thăng Long gồm các ba nhóm vật liệu chính là: vật liệu kiến trúc, gốm sứ và đồ sành - đất nung của nhiều thời đại khác nhau kéo dài từ thời Bắc thuộc (tập trung ở thế kỷ VII - IX), qua các triều Lý, Trần, Lê Sơ, Lê Trung Hưng và Nguyễn. Tất cả các nhóm vật liệu đều nằm trong các lớp đất có niên đại tương ứng, cũng thấy một số hiện vật có niên đại sớm nằm trong lớp đất có niên đại muộn hơn. Riêng nhóm hiện vật thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn chủ yếu xuất hiện ở các lớp đất mặt bên trên La thành. 2.6.1. Vật liệu kiến trúc Vật liệu kiến trúc ở các địa điểm khai quật không nhiều, chủ yếu là mảnh vỡ gạch, ngói thuộc các niên đại thời Đại La (thế kỷ VII - IX), thời Lý, Trần và thời Lê sơ. 2.6.2. Gốm sứ Gốm sứ thu được tại các điểm khai quật hầu hết đã bị vỡ nhỏ, có nguồn gốc chủ yếu là gốm gốm men Việt Nam và một số ít gốm men Trung quốc. Các loại hình gốm men ở đây khá đa dạng và phong 16 phú về cả dòng men và loại hình bao gồm: Bát, đĩa, bình, chậu, vò, âu, nắp, ấm, lọ, chân đĩa đèn, lư hương, của các dòng men như: Men trắng, men ngọc, men nâu, hoa lam, chỉ lam, hoa nâu. 2.6.3. Sành - đất nung Đồ sành trong các di tích có số lượng lớn, là mảnh vỡ của nhiều loại đồ đựng dùng sinh hoạt hằng ngày như: Lon, vại, bình vò, chậu, nồi và nắp... có niên đại kéo dài từ thời Đinh - Lê (thế kỷ IX - X) liên tục cho đến thời Nguyễn. 2.7. Nhận thức về La thành (Thăng Long) qua tư liệu khảo cổ La thành Thăng Long được xây dựng dựa theo địa hình tự nhiên của các con sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Người xưa khi lựa chọn vị trí xây dựng đã khéo léo kết hợp việc sử dụng các con sông này để làm thành những đoạn hào thành tự nhiên. Đồng thời với chức năng hào thành phòng thủ, có lẽ một chức năng khác không kém phần quan trọng cũng đã được tính đến là la thành cũng đảm nhận chức năng là một con đê bao, ngăn các dòng sông với khu vực nội thành bên trong. La thành có chức năng là đê bao ngăn lũ lụt cho Hoàng thành và Cấm thành ở bên trong trong mùa lũ. Lịch sử cũng đã chứng minh chức năng đê bao này của La thành qua việc ghi chép nhiều lần trong lịch sử La thành bị nước lũ tàn phá và sau đó lại được tu sửa lại để tiếp tục sử dụng. Đến nay, kết quả khai quật khảo cổ ở các địa điểm trên tuyến đê Bưởi đưa đến những tư liệu vật thật gần gũi và phù hợp với những ghi chép về việc khởi đầu việc đắp thành Đại La vào đầu thời nhà Lý. Kết quả khai quật ở các nút giao thông Cầu Giấy, Đào Tấn, Đội Cấn, Bưởi Văn Cao - Hoàng Hoa Thám đã cho biết La thành (Thăng Long) được xây dựng từ đầu thời nhà Lý và các triều đại sau đó kế tiếp sử dụng và không ngừng mở rộng quy mô, gia cố tường thành 17 cũng như tu sửa từng đoạn mỗi khi La thành bị sụt lún hoặc bị phá hoại bởi lũ lụt cũng như chiến tranh. 2.8. Tiểu kết Chương 2 Kết quả khai quật và nghiên cứu khảo cổ đã ghi nhận đã phát hiện lớp Đại La có niên đại thế kỷ IX - X. Di tích và di vật ở đây cho phép nghĩ đến khả năng đây là khu cư trú của cư dân Thăng Long giai đoạn trước thế kỷ IX. Lớp đất đắp tường thành đầu tiên bắt đầu từ thời Lý. Tường thành được đắp quy mô lớn và hoàn chỉnh, có mặt cắt hình thang với chân thành rộng trên 8m và chiều cao dao động từ trên 6m (ở nút Đào Tấn) đến 9m (ở nút Đội Cấn). Đất đắp thành là đất sét mịn, được chọn lọc kỹ, đắp theo lớp, mỗi lớp từ 0,05 - 0,1m, kỹ thuật đầm đinh được sử dụng để đầm nèn từng lớp từ trên xuống dưới. Có thể thấy rằng ngay từ lần đắp La thành ở thời Lý, toàn thành đã là một công trình đồ sộ, hùng vĩ. Lớp đất đắp thời Trần chủ yếu là bồi đắp thêm vào chân thành thời Lý để tạo nên một tòa thành vững chắc hơn hoặc/và tu bổ những đoạn thành bị sạt lở như đã thấy ghi trong sử sách. Nghiên cứu khảo cổ ở địa điểm Ô Chợ Dừa còn xác định đây là “cửa nước” và như vậy đã cho chúng ta biết thêm một số cửa của La thành (Thăng Long) là “cửa nước” như một số sách sử đã ghi chép. Đến thời Lê Thánh Tông có một lần tu sửa La thành Thăng Long với quy mô lớn. Vết tích để lại là lớp đầm gạch ngói vỡ lẫn đất sét có niên đại thời Lê sơ nằm ở mặt ngoài tường thành kéo dài hết cả mặt phía tây và tây bắc của La thành. Riêng đoạn tường thành Hoàng Hoa Thám được xây dựng từ thời Lê Thánh Tông trở về sau. Ủng thành tại địa điểm Đoài Môn có thể cũng đã được xây dựng thêm ở thời điểm này. 18 Sau thời Lê sơ, La thành hầu như không được xây đắp hay tu sửa lớn ở vị trí phía tây và tây bắc, mặc dù đôi chỗ ta vẫn thấy một vài tu sửa nhỏ và chủ yếu cũng ở thời Lê Trung Hưng. Có thể nói, những tư liệu khai quật khảo cổ đã góp phần làm sáng rõ hơn những dòng ghi chép ngắn ngủi trong các bộ sử phong kiến về di tích. Đồng thời nó cũng phản ảnh thêm những sự kiện, chi tiết mà sử sách không ghi chép lại. Qua đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị lịch sử - văn hóa của di tích La thành (Thăng Long). CHƯƠNG 3: LA THÀNH (THĂNG LONG) TRONG BỐI CẢNH CÁC KINH THÀNH CỔ VIỆT NAM 3.1. Kinh thành cổ Cổ Loa (Hà Nội) 3.1.1. Lịch sử nghiên cứu Thành Cổ Loa có hệ thống thành lũy bao gồm ba vòng thành đất lớn, hào và mương nối với sông, các gò đắp và các tháp canh. Thành Ngoại Cổ Loa là vòng thành thứ ba, có chức năng là vòng thành bao ngoài cùng. Tại đây, các đợt khai quật cắt thành năm 1970 và 2012 đã góp thêm những tư liệu quý báu nghiên cứu kỹ thuật đắp thành, cấu trúc thành qua các lớp đất đắp và góp phần xác định chủ nhân và niên đại của toà thành đất này. 3.1.2. Kết quả khai quật năm 1970 Tại hố cắt thành ngoại xóm Mít, năm 1970, mặt cắt thành gồm 4 lớp, 3 lớp trên là đất đắp thành, lớp dưới là đất gốc của đồi gò có dạng cong khum. 3.1.3. Kết quả khai quật năm 2012 Tháng 7/2012 Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện KKCH khai quật diện tích 72m2 tại vị trí gần gò 19 Đống Dân. Căn cứ vào địa tầng cho thấy các lớp đất trong quá trình xây dựng, bao gồm kết cấu đất, thành phần đất. Từ sự riêng biệt của các lớp đất có thể bước đầu đưa ra 4 giai đoạn đắp thành lũy và 2 giai đoạn đắp thêm thành. 3.1.4. Nhận thức về kỹ thuật đắp thành Về cơ bản, các lớp đất đắp ở cả ba vòng thành đều có dạng cong vồng do kỹ thuật đắp đổ đất tự nhiên từ trên xuống, khác với kỹ thuật san gạt sẽ tạo các lớp đất phẳng ngang. Thứ hai là, thành đều được đắp, nối bởi các đồi, gò đất tự nhiên, nên không thấy xuất hiện kỹ thuật gia công chống lún, sụt. Việc xây thành Cổ Loa khẳng định truyền thống xây dựng triệt để lợi dụng điều kiện tự nhiên có sẵn ở khu vực để đắp thành, đào hào của người Việt. Sông được dùng làm hào thiên nhiên cho thành Ngoại, cung cấp nước cho cả hệ thống hào của toà thành. Nhiều gò, đống, doi đất cao được đắp nối lại và đắp cao thêm làm thành một bộ phận hữu cơ của toà thành. 3.2. Kinh thành cổ Hoa Lư (Ninh Bình) 3.2.1. Lịch sử di tích Thành Hoa Lư nằm trên một khu đất khá bằng phẳng trong khu vực núi đá vôi của huyện Hoa Lư. Thành dựa vào thế núi là chính. Bởi vậy, thành Hoa Lư chủ yếu dựa vào địa thế tự nhiên, những tường thành nhân tạo chỉ nối lại những khoảng trống giữa các dải núi, hợp thành một khu thành vô cùng hiểm trở và kiên cố. Tuy nhiên bàn tay con người xây đắp những tường thành ở đây cũng hết sức lớn lao. 3.2.2. Kỹ thuật xây thành Do đặc điểm thành Hoa Lư là lợi dụng sự hiểm yếu của địa hình núi cao bao bọc nên phần lớn tường thành là các vách núi tự 20 nhiên. Ở vị trí giữa các hẻm núi được xây dựng những tường thành bằng gạch kiên cố. 3.3. Kinh thành cổ Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) 3.3.1. Lịch sử di tích Thành Nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397 và trở thành kinh đô của triều Hồ trong vòng 7 năm. Thành gồm 3 bộ phận: La thành, Hào thành và Hoàng thành. La Thành dài khoảng 10 km, được xây dựng vào tháng 9 năm 1399 dựa theo địa hình tự nhiên sẵn có, cách thành trong khoảng 1 - 3km, nối các núi Đốn Sơn. Hắc Khuyển, Xuân Đài, Trác Phong, Tiến Sỹ, Kim Ngọ, Kim Ngưu, Song Tượng với sông Mã và sông Bưởi. Hiện còn lại một đoạn thành dài 2,1km, kích thước trung bình: cao 5m, rộng chân 20m, rộng mặt 5m. Hiện nay, phần La Thành còn tương đối rõ nét ở khu vực phía nam và đông nam, các khu vực còn lại dấu vết không còn rõ. 3.3.2. Kết quả nghiên cứu La thành Thành Nhà Hồ Trong đợt khai quật nghiên cứu Thành Nhà Hồ năm 2010, tại vị trí La Thành (đoạn được khoanh vùng bảo vệ có diện tích 9 ha, chiều dài 2,1km, kích thước trung bình cao 5m, rộng chân 20m, rộng mặt 5m), còn gọi là đê cống Ang, thuộc thôn Xuân Áng, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc. Hố khai quật diện tích 30m2. Do đặc thù riêng của hố đào là một đoạn La Thành nên cấu tạo địa tầng nhìn chung khá đơn giản. Đây là các lớp đất được đắp trong cùng một thời gian (năm 1398), thuần, tính chất các lớp đất không có sự khác biệt lớn như địa tầng ở các khu vực khác. 3.4. Nghiên cứu so sánh La thành (Thăng Long) với các kinh thành cổ ở Miền Bắc Việt Nam 3.4.1. La thành (Thăng Long) với kinh thành cổ Cổ Loa 21 Thành Thăng Long và thành Cổ Loa có nhiều điểm tương đồng về cấu trúc với ba vòng thành. Cả hai tòa thành đều là những tòa thành đất được xây dựng với cùng một kiểu dạng kỹ thuật đắp đất, đầm nèn thủ công trên nền địa hình tương đối bằng phẳng của đồng bằng Hà Nội. La thành (Thăng Long) và vòng thành Ngoại Cổ Loa cũng có một số điểm khác biệt: Thành Ngoại Cổ Loa xây dựng dựa theo những vùng đồi gò cao của khu vực, là sự kết nối các địa hình đồi núi cao để tiết kiệm sức người, sức của, trong khi đó La thành (Thăng Long) lại men theo những dòng chảy của sông hồ đi qua khu vực Hà Nội để còn có chức năng là đê sông ngăn chặn lũ lụt; Về kỹ thuật đắp thành: Thành Ngoại Cổ Loa sử dụng đất đào hào ở ngay bên dưới để đắp nhưng ở La thành (Thăng Long) đất đất sét được chọn lọc và đưa từ chỗ khác đến và kỹ thuật phổ biến ở La thành (Thăng Long) là đầm nèn kiểu đầm đinh. 3.4.2. La thành (Thăng Long) với kinh thành cổ Hoa Lư Hoa Lư được xây dựng trên một vùng núi non hiểm trở, dễ phòng thủ cũng như xuất quân tiến công các khu vực khác. Việc xây thành chủ yếu là xây dựng những bức tường thành ngắn ngăn các hẻm núi, tận dụng các quả núi tự nhiên để hình thành nên một tòa thành hiểm trở còn là một cách tiết kiệm nhân lực ở thời điểm đất nước vừa mới giành được độc lập, nhân, tài, vật lực chưa thể đáp ứng kịp để có thể xây dựng một tòa thành quy mô đồ sộ, to lớn như thành Thăng Long sau này. 3.4.3. La thành (Thăng Long) với kinh thành cổ Thành Nhà Hồ Mặc dù được xây dựng trong một thời gian rất ngắn chỉ khoảng 3 năm nhưng thành Nhà Hồ có nhiều điểm tương đồng với 22 thành Thăng Long. Thậm chí có thể nói thành Nhà Hồ là một bản mô phỏng của thành Thăng Long đã bị lược bớt Cấm thành. 3.5. Phương hướng bảo tồn La thành Thăng Long La thành (Thăng Long), cũng như hệ thống di tích của Hà Nội đang có chiều hướng suy giảm, chưa được bảo tồn gìn giữ hoặc nếu có cũng chưa đáng kể. Đây là một thách thức lớn được đặt ra cho ngành văn hóa và là điều đáng quan tâm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Thực tế trên đòi hỏi cần có sự kiểm soát chặt chẽ, quy hoạch tổ chức không gian và đầu tư hợp lý, đặc biệt tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của dân cư nhằm thay đổi việc bảo tồn và phát huy di tích trong đời sống đương đại, gìn giữ môi trường không gian di tích theo hướng bảo vệ và phát triển bền vững. Để bảo tồn được di tích và hướng tới mục tiêu phát huy giá trị di tích La thành (Thăng Long) và các lịch sử khảo cổ cho Thủ đô Hà Nội, cần phải có một số phương hướng bảo tồn như sau: - Cần phải giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích. - Lập quy hoạch tổng hợp bảo tồn và phát huy giá trị di tích. - Cần nghiêm cấm tuyệt đối các hành vi: chiếm đoạt, làm sai lệch di tích; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di tích; Xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_la_thanh_thang_long_trong_lich_su_qua_tu_lie.pdf
Tài liệu liên quan