Hình thái và đặc điểm phân bố của các thành tạo trầm
tích Holocen sớm - giữa
Trên các mặt cắt địa chấn nông phân giải cao, các thành tạo trầm
tích Q21-2 có phản xạ địa chấn liên tục và song song với nhau, biên độ
phản xạ mạnh dần từ dưới lên trên, phù hợp với thành phần độ hạt thay
đổi từ dưới lên (từ mịn lên thô với tỉ lệ cát tăng dần). Ranh giới dưới là
bề mặt bào mòn, các dòng chảy cổ và rãnh xâm thực khá rõ. Trầm tích
Q21-2 chịu tác động của hoạt động kiến tạo nên bị biến dạng uốn nếp
yếu được thể hiện qua phản xạ địa chấn song song và lượn sóng. Ngoài
ra, còn có một số các đứt gãy trẻ cắt qua trầm tích Holocen. Các đứt
gãy có biên độ dịch chuyển nhỏ, thuận hoặc thẳng đứng.
Bản đồ đẳng sâu, ranh giới dưới của tập trầm tích Q21-2 phân bố
từ ~ 30m (ven bờ), tới trên 85m (ra ngoài rìa). Bề mặt đáy của tầng
này tương đối dốc ở ven bờ và càng ra xa càng thoải, cho thấy chúng
chịu ảnh hưởng của hoạt động sụt lún của các đứt gãy tầng nông ven
bờ. Chiều dày tập được dự báo từ ~ 10 - 25 m.
Bản đồ đẳng dày cho thấy quy luật tích tụ trầm tích từ Bắc xuống
Nam và từ Đông sang Tây có sự khác nhau. Phía bắc đến Lăng Cô thì
chiều dày trầm tích có xu hướng giảm từ ven bờ (~ 25m) ra vùng
nước sâu (~ 10m). Do ở ven bờ bị sụt võng mạnh hơn nên phần lớn
vật liệu trầm tích từ đất liền vận chuyển ra được giữ lại ở trung tâm
lắng đọng ven bờ, chỉ có một lượng ít các hạt mịn được vận chuyển
ra xa nên phần nước sâu có chiều dày trầm tích mỏng hơn. Ngược lại,
khu vực phía nam từ Lăng Cô (Huế) trở vào, vùng ven biển được cấu
tạo chủ yếu bởi các đá granit của phức hệ Hải Vân nên địa mạo đáy
biển cổ dốc nhanh ra phía ngoài. Vì vậy, trầm tích đổ vào sẽ được
nhanh chóng vận chuyển ra xa do tác động của trọng lực, sóng, thủy12
triều và độ dốc đáy biển lớn nên chiều dày trầm tích có xu hướng
tăng dần từ ven bờ ra xa bờ
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Lịch sử tiến hóa địa chất Holocen đới bờ khu vực Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hành và
thu được nhiều thành tựu.
Năm 2009 và 2010, Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển đã
"Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa
chất môi trường và dự báo tai biến địa chất các vùng biển Việt Nam
tỷ lệ 1 : 500.000". Tiếp sau đó, cơ qua này cũng điều tra địa chất, địa
động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến
địa chất vùng biển Thừa Thiên Huế - Bình Định (0 - 60m nước).
Đánh giá chung về những kết quả thu được: (i) Về cấu trúc địa
chất và kiến tạo, trong phần lục địa và đất liền của KVNC đã được
làm sáng tỏ ở mức độ tổng thể trên tài liệu bản đồ tỷ lệ 1 : 200.000.
(ii) Địa tầng và môi trường trầm tích KVNC đã xác lập được các địa
tầng hệ Đệ Tứ.
Những vấn đề còn tồn tại: (i) Chưa có nghiên cứu định lượng và chi
tiết ranh giới, thành phần vật chất, tập hợp hóa thạch riêng cho các phân vị
địa tầng Holocen. (ii) Chưa có phân tích định lượng và hệ thống quá trình
trầm tích từ nguồn tới nơi lắng đọng, chưa xác lập được vai trò của các
yếu tố kiến tạo địa chất, địa mạo và cổ khí hậu đối với quá trình xói mòn,
vận chuyển và lắng đọng trầm tích. (iii) Việc luận giải tiến hóa trầm tích
theo không gian và thời gian còn chưa được đề cập đến, đặc biệt là thiếu
các số liệu phân tích định lượng về cổ môi trường và nguồn trầm tích.
1.3. Đặc điểm địa chất
1.3.1 Địa tầng
7
1.3.1.1. Địa tầng phần đất liền ven biển: Phần đất liền kế cận
KVNC có: Phụ hệ tầng A Vương giữa (Є2 - O1 av2), Long Đại (O1 -
S1 lđ), Tân Lâm (D1 tl), Quảng Điền (Q1
2-3
qđ), Phú Xuân (Q1
3b
px),
Đà Nẵng (mQ1
3b
đn), Nam Ô (mvQ2
1-2
no), Phú Bài (Q2
1-2
pb), Phú
Vang (Q2
2-3
pv), các thành tạo Q2
2
nguồn gốc sông biển (amQ2
2
), trầm
tích Q2
3
nguồn gốc sông biển và biển gió (amQ2
3
, mvQ2
3
) cùng các
thành tạo Đệ Tứ không phân chia nguồn gốc sông lũ và gió (apQ và
edQ).
1.3.1.2. Địa tầng phần biển nông (0 - 30m): có trầm tích Q2
1-2
nguồn gốc biển (mQ2
1-2
), nguồn gốc bãi triều (msQ2
1-2
), Q2
3
nguồn
gốc sông - biển (amQ2
3
), nguồn gốc sông - biển - đầm lầy biển
(ambQ2
3
) và biển (mQ2
3
).
1.3.2. Magma
Trong phạm vi khu vực nghiên cứu có hai phức hệ magma là
phức hệ Chà Vằn (Gb/T3 cv) và phức hệ Hải Vân (aT3hv).
1.3.2.1. Phức hệ Chà Vằn (Gb/T3 cv): có thành phần siêu mafic
đến mafic như pyroxenit, gabropyroxenit và gabrodiorit, độ hạt từ
vừa đến rất lớn.
1.3.2.2. Phức hệ Hải Vân (aT3hv): Pha 1: gồm các đá granit
biotit hạt vừa đến lớn, kiến trúc dạng porphyr và granodiorit biotit.
Pha 2: granit 2 mica sáng màu, hạt nhỏ đến vừa. Pha đá mạch: đá
granit dạng mạch aplit và granit pegmatit.
1.3.3. Kiến tạo
1.3.3.1. Vị trí kiến tạo: KVNC là một bộ phận của thềm lục địa
miền Trung Việt Nam. Vì vậy sự tiến hóa kiến tạo của đới bờ khu
vực nghiên cứu có mối quan hệ chặt chẽ với tiến hóa kiến tạo.
1.3.3.2. Các hệ thống đứt gãy: có 4 hệ thống đứt gãy chính: TB -
ĐN, ĐB - TN, phương á vĩ tuyến và phương á kinh tuyến.
8
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Một số thuật ngữ
Tướng trầm tích (sedimentary facies): Theo Rukhin, tướng
trầm tích gồm tập hợp các trầm tích được thành tạo trong một vị
trí nhất định có những điều kiện thành tạo đặc trưng khác với
những vùng lân cận.
Đường bờ (shoreline): Đường bờ được hiểu là đường ranh giới
phân chia giữa đất liền và biển.
Đới bờ (Coastal zone): Đới bờ (bao gồm trước bờ và sau bờ) là đới
chuyển tiếp giữa lục địa và đại dương mà ở đó có sự ảnh hưởng tương
tác giữa đất liền và biển.
Trầm tích Holocen: Các thành tạo trầm tích Holocen được hình
thành vào giai đoạn muộn nhất của Kỷ Đệ Tứ và được xác định là bắt
đầu từ 11.700 năm trước.
2.1.2. Khái quát về tiến hóa địa chất đới bờ
Tiến hóa địa chất (geological evolution) có nghĩa là sự thay đổi
thành phần vật chất, tính chất hóa - lý và các quá trình địa chất của
Trái đất theo thời gian. Bản chất là quá trình thay đổi về thành phần
hóa học, khoáng vật, thạch học, điều kiện môi trường hóa lý, cấu trúc
- kiến tạo của các thành tạo địa chất theo không gian và thời gian
dưới tác động của các quá trình địa chất nội sinh và ngoại sinh.
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tng pháp nghiên cứuác độn
NCS tiến hành tổng hợp các tài liệu có trước, phân tích để đưa ra
những đánh giá về các kết quả nghiên cứu về mặt địa chất, các tài
liệu địa vật lý, hải văn. Trên cơ sở đó NCS xác định những vấn đề
cần giải quyết.
9
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
NCS tiến hành 03 đợt khảo sát thực địa trong toàn khu vực nghiên
cứu, theo các mặt cắt vuông góc với phương cấu trúc, kéo từ tây sang
đông ra đến biển. Mục đích của thực địa là thu thập mẫu, thông tin địa
hình, địa mạo, cấu tạo, thành phần địa tầng và các hiện tượng biến dạng
của các đá móng trước Kainozoi phục vụ cho việc luận giải địa chất sau
này.
2.2.3. Nhóm các phương pháp trong phòng thí nghiệm
2.2.3.1. Phương pháp phân tích độ hạt trầm tích: NCS sử dụng
phương pháp này để nghiên cứu độ hạt và tính toán các thông số trầm
tích.
2.2.3.2. Phương pháp phân loại trầm tích: Trên cơ sở kết quả
phân tích độ hạt, NCS tính phần trăm (%) của các nhóm: sạn sỏi, cát,
bột và sét. Sử dụng phần mềm để phân loại các trường trầm tích theo
biểu đồ của Folk, 1954. Trên cơ sở kết quả phân loại, xác định chính
xác tên gọi của các loại trầm tích.
2.2.3.3. Phân tích thành phần và kiến trúc hạt vụn
Xác định thành phần và cấu trúc khoáng vật bằng SEM: Mục
đích của NCS là để nghiên cứu chi tiết hơn về hình thái, cấu trúc tinh
thể và thành phần của các khoáng vật trong trầm tích. NCS đã phân
tích 30 mẫu bở rời và mẫu lát mỏng tại Trung tâm thí nghiệm Công
nghệ cao, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
Phân tích thành phần trầm tích vụn bằng kính hiển vi phân cực:
Trầm tích vụn bở rời được gia công thành mẫu lát mỏng và phân tích
bằng kính hiển vi phân cực như phân tích lát mỏng thạch học. NCS
phân tích 12 mẫu để xác định thành phần mảnh vụn.
2.2.3.4. Phương pháp địa chấn địa tầng: NCS tiến hành tái xử lý
và minh giải tài liệu địa chấn nông phân giải cao để phân chia các tập
địa tầng địa chấn, phân tích các đặc điểm về tướng địa chấn, hình
10
thái, kích thước, phân bố không gian và thứ tự các tập địa tầng, thành
lập các bản đồ đẳng sâu và bản đồ đẳng dày cho KVNC. Việc minh
giải được thực hiện trên phần mềm Kingdom Suite V8.5.
2.2.3.5. Nhóm các phương pháp địa hóa
Phương pháp định tuổi tuyệt đối U-Pb trên khoáng vật zircon:
NCS đã sử dụng khoáng vật zircon để định tuổi tuyệt đối bằng
phương pháp U-Pb. 10 mẫu được lấy ở các độ sâu khác nhau trong lỗ
khoan LK.ĐL đã được NCS tách khoáng vật zircon. Việc phân tích
tuổi được tiến hành bằng máy phân tích LA-ICPMS tại phòng thí
nghiệm của Đại học Birkbeck London. Mỗi mẫu khoảng 100 hạt
zircon được lựa chọn để phân tích. Từ kết quả phân tích, vẽ biểu đồ
từ đó định lượng nguồn trầm tích của KVNC.
Phân tích đồng vị oxy trên các hóa thạch Foraminifera (Trùng lỗ):
NCS đã chọn 2 loài Foraminifera là Ammonia annecten và
Pseudorotalia schroeteriana trong LK.ĐL ở 7 độ sâu khác nhau. Tổng
số 14 mẫu được NCS phân tích tại phòng thí nghiệm của Trường Đại
học Đồng Tế, Trung Quốc. Kết quả phân tích mẫu chỉ ra tỷ số đồng vị
O
18/
O
16
ở các độ sâu khác nhau. Trên cơ sở đó biết được sự thay đổi của
nhiệt độ môi trường cổ trong các giai đoạn lịch sử khác nhau.
2.2.3.6. Phương pháp nghiên cứu hóa thạch vi cổ sinh: NCS đã
tiến hành phân tích, xác định tên loài hóa thạch Foraminifera có trong
mẫu trầm tích trong giếng khoan bãi triều và trầm tích tầng mặt bằng
kính hiển vi hai mắt. Kết quả xác định các loài Foraminifera, tuổi địa
tầng, môi trường thành tạo trầm tích và điều kiện cổ địa lý.
2.2.3.7. Phương pháp tướng đá - cổ địa lý: NCS đã thành lập sơ
đồ phân bố các tướng đá trong KVNC. Bản đồ thể hiện những đặc
điểm môi trường trầm tích, phương thức vận chuyển của vật liệu vụn,
vùng xâm thực bóc mòn và đặc điểm tướng đá.
11
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM CÁC TRẦM TÍCH HOLOCEN
KHU VỰC ĐỚI BỜ THỪA THIÊN - HUẾ - ĐÀ NẴNG
3.1. Trầm tích Holocen sớm - giữa
3.1.1. Hình thái và đặc điểm phân bố của các thành tạo trầm
tích Holocen sớm - giữa
Trên các mặt cắt địa chấn nông phân giải cao, các thành tạo trầm
tích Q2
1-2
có phản xạ địa chấn liên tục và song song với nhau, biên độ
phản xạ mạnh dần từ dưới lên trên, phù hợp với thành phần độ hạt thay
đổi từ dưới lên (từ mịn lên thô với tỉ lệ cát tăng dần). Ranh giới dưới là
bề mặt bào mòn, các dòng chảy cổ và rãnh xâm thực khá rõ. Trầm tích
Q2
1-2
chịu tác động của hoạt động kiến tạo nên bị biến dạng uốn nếp
yếu được thể hiện qua phản xạ địa chấn song song và lượn sóng. Ngoài
ra, còn có một số các đứt gãy trẻ cắt qua trầm tích Holocen. Các đứt
gãy có biên độ dịch chuyển nhỏ, thuận hoặc thẳng đứng.
Bản đồ đẳng sâu, ranh giới dưới của tập trầm tích Q2
1-2
phân bố
từ ~ 30m (ven bờ), tới trên 85m (ra ngoài rìa). Bề mặt đáy của tầng
này tương đối dốc ở ven bờ và càng ra xa càng thoải, cho thấy chúng
chịu ảnh hưởng của hoạt động sụt lún của các đứt gãy tầng nông ven
bờ. Chiều dày tập được dự báo từ ~ 10 - 25 m.
Bản đồ đẳng dày cho thấy quy luật tích tụ trầm tích từ Bắc xuống
Nam và từ Đông sang Tây có sự khác nhau. Phía bắc đến Lăng Cô thì
chiều dày trầm tích có xu hướng giảm từ ven bờ (~ 25m) ra vùng
nước sâu (~ 10m). Do ở ven bờ bị sụt võng mạnh hơn nên phần lớn
vật liệu trầm tích từ đất liền vận chuyển ra được giữ lại ở trung tâm
lắng đọng ven bờ, chỉ có một lượng ít các hạt mịn được vận chuyển
ra xa nên phần nước sâu có chiều dày trầm tích mỏng hơn. Ngược lại,
khu vực phía nam từ Lăng Cô (Huế) trở vào, vùng ven biển được cấu
tạo chủ yếu bởi các đá granit của phức hệ Hải Vân nên địa mạo đáy
biển cổ dốc nhanh ra phía ngoài. Vì vậy, trầm tích đổ vào sẽ được
nhanh chóng vận chuyển ra xa do tác động của trọng lực, sóng, thủy
12
triều và độ dốc đáy biển lớn nên chiều dày trầm tích có xu hướng
tăng dần từ ven bờ ra xa bờ.
3.1.2. Đặc điểm tướng và môi trường trầm tích Holocen sớm -
giữa được phân chia thành bốn tướng trầm tích:
3.1.2.1. Tướng trầm tích cát sông - biển (amQ2
1-2
): không lộ ra
trên bề mặt nhưng trong LK.LC có gặp chúng ở độ sâu 29 - 31,6m.
Phần dưới từ 30 - 31,6m, có cát bột màu xám sẫm. Thành phần: cát
73,8%, bột 23%, sét 3,1%. Md = 0,12mm; So = 1,93; Sk = 0,89.
Phần trên từ 29 - 30m, có cát bùn chứa sạn, xen kẹp các lớp bột sét
mỏng màu xám xanh, phớt vàng. Thành phần: sạn (1,3 - 19%), cát
(54,1 - 79,7%), bột (19 - 37%), sét (0 - 3,1%). Md = 0,1 - 0,16mm;
So = 1,7 - 4,4; Sk = 0,3 - 0,7.
3.1.2.2. Tướng trầm tích bùn lẫn cát sông - biển - đầm lầy
(abmQ2
1-2
): không có trên bề mặt nhưng trong LK.ĐL ở Điền Lộc
gặp ở 28,5 - 44,3m. Tướng trầm tích này gồm 5 phần: Phần dưới
cùng (1) từ 41 - 44,3m, có bùn sét lẫn cát màu xám xanh. Thành
phần: bột (34 - 42,4%), sét (55 - 57%), cát (0 - 8%). Md = 0,003 -
0,004mm; So = 3,46 - 3,97; Sk = 0,53 - 0,94. Phần (2) từ 37,2 - 41m,
trầm tích chuyển sang bùn cát màu xám xanh, có nhiều mảnh vỏ sinh
vật, chuyển xuống dưới vụn sinh vật giảm hẳn. Thành phần: bột (32 -
42,8%), sét (40 - 49,85%), cát (6 - 28%). Cát có thạch anh, zircon,
inmenit. Md = 0,004 - 0,008mm; So = 3,71 - 7,15; Sk = 0,74 - 2,55.
Phần (3) từ 36,2 - 37,2 m, có cát bùn lẫn sạn nhỏ và nhiều vụn vỏ
sinh vật màu nâu đất, chứa nhiều ố sét laterit. Thành phần: cát (50%),
bột (29%), sét (13%), sạn (8%). Mảnh vụn: thạch anh, mảnh đá,
zircon và inmenit. Md = 0,167mm; So = 9,366; Sk = 0,414. Phần (4)
từ 29,4 - 36,2m, thành phần có bùn lẫn ít cát màu xám tối. Trong đó:
sét (47 - 54%), bột (40 - 46%), cát (0 - 7%). Md = 0,003 - 0,004mm;
So= 3,4 - 4,8; Sk= 0,85 - 1,4. Phần trên cùng (5) từ 28,5 - 29,4m,
trầm tích chuyển sang bùn cát màu xám tối. Thành phần: cát (22 -
26%), bột (29 - 35%) và sét (39 - 49% gồm Gơtit: 6%,
13
Monmorilonit: ít, Clorit: 7%, Kaolinit: 15%). Md = 0,005 - 0,009
mm; So = 4,82 - 6,71; Sk = 0,98 - 1,88.
3.1.2.3. Tướng trầm tích cát - sạn nguồn gốc bãi triều (msQ2
1-2
):
phân bố trên bề mặt ở độ sâu 19 - 25m tạo thành các đê cát ngầm, cồn
ngầm kéo dài thành 2 đoạn từ Điền Hương đến Tư Hiền, rải rác ở
phía đông ngoài khơi mũi Chân Mây và phía bắc mũi Hải Vân. Các
cồn ngầm này cũng nổi cao so với địa hình đáy biển từ 2 - 10m.
Thành phần: cát, cát sạn, cát lẫn sạn màu xám vàng. Thành phần: cát
~ 99%, Md = 0,301mm, So = 1,24, Sk = 1,05. Mảnh vụn: thạch anh =
95- 96%, mảnh đá = 2-3%, felspat = 2%, ngoài ra còn gặp inmenit,
zircon, rutin, turmalin.
3.1.2.4. Tướng trầm tích cát biển hạt mịn (mQ2
1-2
): phân bố trên
bề mặt đáy biển ở độ sâu ngoài 10 - 15m nước từ Điền Hương đến Tư
Hiền và từ 15 - 30 m nước từ Tư Hiền đến Đà Nẵng. Thành phần chia
2 phần theo độ sâu: Phần dưới là cát trắng chuyển lên là cát bùn, bùn
cát, bùn sét màu xám xanh giàu vụn sinh vật biển. Phần trên lộ ra trên
đáy biển chủ yếu là tầng hạt mịn gồm bùn cát, bùn sét. Thành phần: cát
(4,2 - 9,8%), bùn (33,1 - 63,8%), sét (32,0 - 61,1%), Md = 0,002 -
0,015mm, So = 2,41 - 5,6, Sk = 0,84 - 1,4. Sét: monmorilonit = 7%,
clorit = 11,31%, kaolinit = 28,05%, hydromica = 49,16%.
3.2. Trầm tích Holocen muộn
3.2.1. Hình thái và đặc điểm phân bố của các thành tạo trầm
tích Holocen muộn
Trên mặt cắt địa chấn nông phân giải cao, các thành tạo trầm
tích Q2
3
có sóng địa chấn phản xạ liên tục, song song và nằm ngang
với biên độ phản xạ mạnh. Trên bề mặt đáy biển, có các đứt gãy cắt
qua cho thấy các hoạt động kiến tạo trẻ khá phổ biến và điển hình
trong khu vực nghiên cứu với quy mô và cường độ không mạnh.
Bản đồ đẳng sâu, bề mặt đáy Q2
3
phân bố từ ~ 20 - 60m. Bề mặt
cổ địa lý khá dốc song chúng có độ sâu tăng dần từ Tây sang Đông
14
(từ ven bờ ra xa bờ), phù hợp với xu thế tụt bậc của thềm lục địa tách
giãn ở miền Trung Việt Nam. Bên cạnh yếu tố kiến tạo thì bề mặt
tương đối gồ ghề của tầng móng trước Kainozoi cũng đóng vai trò chi
phối hình thái bề mặt đáy của trầm tích Q2
3
trong vùng.
Bản đồ đẳng dày của trầm tích Q2
3
được xác định từ ~ 10m
(vùng ven bờ) đến ~ 35m vùng rìa ngoài của khu vực nghiên cứu. So
với trầm tích Q2
1-2
thì Q2
3
có hình thái đơn giản hơn với chiều dày
thay đổi từ từ hơn mặc dù chúng vẫn có xu thế chung là tăng dần từ
ven bờ ra xa bờ. Điều này cho thấy chế độ sụt lún kiến tạo trong
Holocen muộn về cơ bản là yếu dần. Bên cạnh đó, mực nước biển
tăng chậm lại vào cuối thời kỳ biển tiến Flandrian sau đó hạ thấp
xuống vị trí hiện tại ngày nay đã làm cho nguồn cung cấp vật liệu
trầm tích chiếm ưu thế hơn so với sự thành tạo không gian lắng đọng.
Quá trình này dẫn đến hệ thống lắng đọng trầm tích được lấn dần ra
phía nước sâu được đặc trưng bởi các cấu tạo tiến triển dạng xiên
chéo trên băng địa chấn. Vì vậy trầm tích Q2
3
trong khu vực nghiên
cứu được đặc trưng bởi các trầm tích hạt thô mang ảnh hưởng của
nguồn lục địa chủ yếu là cát chiếm ưu thế.
3.2.2. Đặc điểm tướng và môi trường trầm tích Holocen muộn
3.2.2.1. Tướng trầm tích cát - bùn sông - biển (amQ2
3
): ở Cửa
Thuận An đến Cửa Tư Hiền, ngoài khơi cửa Tư Hiền, cửa Kiểng
(Vụng Chân Mây) và cửa Khẩu (ngoài đầm An Cư) ở 0 - 15m, ven
vịnh Đà Nẵng. Thành phần: cát (90,4 - 100%), cát bùn, bùn cát (bột 0
- 0,6%) màu xám nâu, xám phớt vàng. Md = 0,1 - 0,4mm; So = 1,1 -
1,5; Sk = 0,7 - 1,2. Mảnh vụn: thạch anh 74 - 93%, mảnh đá 4,7 -
23%, felspat ít, mica 1 - 4,8%. Bề dày 2 - 10m.
3.2.2.2. Tướng trầm tích bùn lẫn cát sông - biển - đầm lầy
(ambQ2
3
): có diện lộ hơn 11km
2
nằm trong vịnh Đà Nẵng. Thành phần:
cát, cát bùn, bùn sét màu xám đến xám đen, xám nâu chứa mùn thực vật.
Chiều dày 3 - 15m. Phần ven vịnh gồm: cát (10 - 40%), bột (30,1 -
53,9%), sét (22,5 - 59,9%). Md = 0,003 - 0,035mm; So = 2,7 - 8,5; Sk =
15
0,2 - 1,6, độ mài tròn kém. Mảnh vụn: thạch anh (95%), mảnh đá (4%),
số ít inmenit và zircon (1%). Trung tâm vịnh: sét (42,5 - 64,8%), bột
(32,4 - 48,1%), cát (1 - 9,4%); Md = 0,002 - 0,007mm; So = 3,3 - 5,5; Sk
= 0,7 - 1,2. Sét gồm: kaonilit 25%, hydromica 22%; pH 6,7 - 6,9.
3.2.2.3. Tướng trầm tích cát - bùn biển - đầm lầy (bmQ2
3
): ở đầm
Lăng Cô, thành phần, độ hạt của chúng rất phức tạp. Thành phần: cát
chứa sạn, cát, cát bột, sét màu xám đen, xám tối giàu mùn bã thực vật.
Cát (74,9 - 87,9%), bột (11,8 - 24,5%); Md = 0,12 - 0,3mm; So = 1,19 -
2,15; Sk = 0,4 - 1,0. Độ mài tròn trung bình. Mảnh vụn: thạch anh
85,7%, mảnh đá 11,3%, 1% inmenit và zircon, mùn bã thực vật (0,01 -
0,1%), chủ yếu là dạng rễ, lá cây đã phân hủy; pH 6,71 - 6,77.
3.2.2.4. Tướng trầm tích cát biển hạt mịn (mQ2
3
): có diện phân
bố rộng khắp từ bắc xuống phía nam, chạy thành dải hẹp ven bờ ở 0 -
15m. Thành phần: cát hạt mịn màu xám, xám trắng, xám sáng, độ
chọn lọc và mài tròn rất tốt. Tại LK.ĐL gặp các trầm tích mQ2
3
ở 0 -
6m. Mảnh vụn: thạch anh khoảng 99%, mảnh đá, feldspat, mica,
zircon, inmenit. Md = 0,231mm, So = 1,192 - 1,23, Sk = 0,93 - 0,983.
Độ mài tròn kém.
3.3. Đặc điểm thành phần Foraminifera
KVNC có 5 phụ bộ, 26 họ, 44 giống, 86 loài, phần lớn là các loài
sống đáy (với 4 phụ bộ), số rất ít là trôi nổi (1 phụ bộ, 3 giống và 7
loài). Các loài sống đáy không chỉ có số lượng giống loài phong phú
mà còn chiếm ưu thế về số lượng hóa thạch. Trong các mẫu phân tích
chỉ có một số mẫu có độ sâu > 15m mới gặp rất ít một số hóa thạch
trôi nổi (của phụ bộ Globigerinina). Các loài bám đáy được thống kê
phần lớn có khả năng thích nghi với biên độ giao động lớn của độ
mặn, đặc trưng cho môi trường cửa sông ven biển, nơi độ muối
không ổn định. Bên cạnh đó một số loài có đặc điểm hình thái dẹt dễ
chao liệng (hình đĩa), vỏ chắc, có khả năng thích nghi với môi trường
có động lực mạnh. Đặc điểm này phản ánh điều kiện môi trường ven
biển có cửa sông ven biển.
16
CHƢƠNG 4. TIẾN HÓA ĐỊA CHẤT HOLOCEN KHU VỰC
ĐỚI BỜ THỪA THIÊN - HUẾ - ĐÀ NẴNG
4.1. Tiến hóa kiến tạo - cổ địa mạo
Thềm lục địa Việt Nam nói chung và TTH - ĐN nói riêng được
hình thành do quá tách giãn biển Đông và phá hủy đá móng trước
Kainozoi bắt đầu khoảng ~ 31.tr.năm trước. Sự hình thành Biển Đông
và thềm lục địa Việt Nam được gắn liền và bị khống chế bởi hoạt
động của hệ thống đứt gãy trượt bằng Sông Hồng và phần mở rộng
của nó về phía Đông Nam là đứt gãy kinh tuyến 109
o
.
Các tài liệu minh giải địa chấn cho thấy hoạt động tách giãn
mạnh mẽ nhất được xảy ra trong giai đoạn Eocen - Miocen sớm hình
thành nên cấu trúc tụt bậc và các bể trầm tích Đệ Tam trên thềm lục
địa Việt Nam như bể Sông Hồng ở phía Bắc, bể Phú Khánh ở Nam
Trung Bộ và bể Cửu Long, Nam Côn Sơn ở phía Nam. Sau giai đoạn
nghịch đảo kiến tạo khu vực trong Miocen, thềm lục địa khu vực
TTH - ĐN trở lên bình ổn hơn. Trên các tài liệu địa chấn nông phân
giải cao có quan sát được một số đứt gãy cắm gần như thẳng đứng
nhưng biên độ nhỏ. Phần lớn các đứt gãy này phát triển trong các
tầng trầm tích Pliocen hoặc cổ hơn, chúng bị cắt cụt bởi mặt bào mòn
bất chỉnh hợp vào đầu Holocen sớm. Chỉ một vài đứt gãy hiện đại
phát triển lên tận bề mặt đáy biển nhưng biên độ dịch chuyển gần như
không đáng kể.
Bên cạnh đó, các tập trầm tích Holocen ở KVNC có thế nằm rất
thoải tới nằm ngang, chiều dày khá ổn định, cho thấy, hoạt động kiến
tạo của KVNC trong giai đoạn Holocen rất yếu ớt, chỉ có một số hoạt
động đứt gãy mang tính địa phương với biên độ nhỏ không đáng kể.
Mặc dù vậy, bản đồ đẳng sâu và đẳng dày của Holocen sớm cho thấy
17
ven bờ Thừa Thiên - Huế có độ sâu và chiều dày lớn hơn khu vực xa
bờ. Các hoạt động đứt gãy và sụt lún kiến tạo trong Holocen sớm tạo
nên các cấu trúc địa hào là cơ sở cho hệ thống đầm phá cổ phát triển
bên cạnh phá Tam Giang và Cầu Hai ngày nay.
4.2. Tiến hóa trầm tích
4.2.1. Tiến hóa nguồn gốc vật liệu trầm tích dựa trên kết quả
phân tích tuổi U - Pb
Trên cơ sở kết quả phân tích tuổi U - Pb, NCS tiến hành vẽ biểu đồ
tần suất bằng phần mềm Isoplot phiên bản 4.1. Biểu đồ được sử dụng để
đánh giá sự thay đổi của nguồn trầm tích.
4.2.1.1. Đánh giá sự thay đổi nguồn trầm tích
Tuổi kết tinh của các hạt zircon đơn lẻ rất đa dạng, dao động trên
một phổ tuổi rất rộng từ ~ 27 tr.năm đến dưới 3 tỉ năm. Chứng tỏ
nguồn cung cấp vật liệu trầm tích của KVNC rất đa dạng cả về tuổi
và thành phần thạch học của các thành tạo đá gốc trên lục địa.
Tuổi tiền Cambri đều xuất hiện trong các mẫu, ổn định từ độ sâu
67 - 69m đến 8,5 - 11m sau đó có giảm nhẹ ở 4 - 6m.
Ở 18 - 44m, tương ứng với Q2
1-2
nguồn trầm tích duy trì ổn định.
Riêng 44 - 46m, xuất hiện một số hạt trầm tích có tuổi trẻ ~ 27 tr.năm
và ~ 90 tr.năm nhưng những hạt này không xuất hiện ở các mẫu nằm
trên, đây có thể là nguồn địa phương.
Ở 0 - 15m tương ứng với Q2
1-2
- Q2
3
, phổ tuổi trở phức tạp hơn,
nguồn trầm tích bắt đầu thay đổi so với bên dưới. Ngoài 3 tuổi giống
phần dưới, có một số hạt ~ 27 - 90 triệu năm phổ biến hơn và xuất hiện
đều trong tất cả các mẫu nằm phần trên của lỗ khoan. Trên cùng, tuổi
Q2
3
, có sự tăng của tuổi tiền Cambri so với phần bên dưới.
18
Như vậy, nguồn cung cấp vật liệu trầm tích vô cơ cho KVNC có sự
thay đổi theo: Trước Q2
1
, Q2
1
- Q2
2
và Q2
3
. Sự thay đổi về nguồn, lượng
và tuổi kết tinh của các mảnh vụn cơ học được cho là thay đổi về thành
phần đá gốc. Giải thích cho sự thay đổi phổ tuổi là do thay đổi lưu vực
của các hệ thống dòng chảy cổ chảy qua các khu vực có thành phần
thạch học và chế độ kiến tạo khác nhau. Các phổ tuổi tuy có hình thái
giống nhau nhưng tần suất xuất hiện khác nhau còn được khống chế bởi
các hoạt động kiến tạo và tốc độ bóc mòn đá gốc.
4.2.1.2. Đánh giá vai trò của các sự kiện kiến tạo đối với sự biến
đổi nguồn cung cấp vật liệu trầm tích
Tuổi trước 538 tr.năm (tiền Cambri) phân bố nhiều và đều có
mặt trong tất cả các mẫu, các hạt zircon này có thể được bóc mòn từ
các thành tạo đá biến chất có tuổi tiền Cambri.
Tuổi 420 - 450 tr.năm có mặt trong tất cả các mẫu và chiếm một
tỉ lệ khá lớn (~ 25 - 45%). Việc tập trung hàm lượng cao các hạt
zircon trong khoảng tuổi này được cho là liên quan đến quá trình xuất
lộ nhanh chóng các đá magma và đá biến chất do hoạt động tạo núi
Caledoni kéo dài từ 390 - 490 tr.năm.
- Tuổi 230 - 270 tr.năm, có tần suất xuất hiện cao (~ 16 - 28%). Các
hạt trầm tích này có tuổi kết tinh khá khớp với các đá xâm nhập tuổi
Trias thuộc các phức hệ Đại Lộc, phức hệ Bà Nà và phức hệ Hải Vân
trên đất liền gần với KVNC, được cho là có quan hệ với hoạt động tạo
núi Indosini diễn ra trong Mezozoi (199,6 - 251 tr.năm).
Ngoài ra, có các hạt tuổi kết tinh trẻ (~ 27 tr.năm) chỉ có ở độ sâu
44 - 46m (Pleistocen) và 13,5 - 15m (Holocen sớm), cho thấy chúng
được giải phóng từ các nguồn đá gốc mang tính địa phương hoặc các
đới biến chất hẹp liên quan đến hoạt động trượt bằng được gây ra bởi
19
quá trình va chạm mảng Ấn Độ với mảng Âu - Á và các hoạt động
trượt bằng phương TB - ĐN đi kèm trong Kainozoi. Bên cạnh đó thì ở
độ sâu 44 - 46m có hạt tuổi ~70 - 90 tr.năm, tỉ lệ thấp, chúng được cung
cấp bởi nguồn địa phương có quy mô không lớn và liên quan đến hoạt
động xuất lộ và bóc mòn các khối xâm nhập granit tuổi Jura - Kreta ít
phổ biến hơn trong vùng lân cận của KVNC.
4.2.2. Tiến hóa trầm tích dựa trên kết quả phân tích đồng vị oxy
Kết quả phân tích được NCS lên biểu đồ để theo dõi sự thay đổi
của chỉ số đồng vị δ
18
O theo chiều sâu lỗ khoan. Trên biểu đồ cho
thấy sự thay đổi của tỉ số giá trị đồng vị δ
18
O của hai loài
Foraminifera trong lỗ khoan khá tương đồng. Xu hướng tỉ số giá trị
đồng vị δ
18
O/ δ
16
O tăng liên tục từ -3,13 (đối với Ammonia annecten)
và -3,42 (đối với Pseudorotalia schroeteriana) ở độ sâu ~68m đến -
3,05 (đối với Ammonia annecten) và -3,14 (đối với Pseudorotalia
schroeteriana) ở độ sâu ~19m. Giá trị này có xu hướng giảm nhẹ
xuống đến -3,49 (đối với Ammonia annecten) và -3,56 (đối với
Pseudorotalia schroeteriana) ở độ sâu ~14m trước khi liên tục tăng
lên -2,67 (đối với Ammonia annecten) và -2,14 (đối với
Pseudorotalia schroeteriana) ở gần bề mặt. Sự phù hợp về đường
cong phân bố cho thấy đây là hai loài Foraminifera có thể sử dụng để
phân tích đồng vị oxy phục vụ cho việc khôi phục cổ môi trường với
độ tin cậy cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ KVNC có xu
hướng giảm đến tận Pleistocen muộn. Trong Holocen sớm giữa có sự
thay đổi nhiệt độ, ở nửa cuối xu hướng nhiệt độ tăng lên đến Holocen
muộn và tăng lên cho tới ngày nay.
20
4.3. Lịch sử phát triển địa chất Holocen vùng biển ven bờ Thừa
Thiên - Huế - Đà Nẵng
NCS khôi phục lịch sử phát triển địa chất KVNC và vùng lân cận
thông qua mô hình tiến hóa địa chất. Cấu trúc địa chất KVNC có các
thành tạo đá móng trước Kainozoi và tầng phủ Kainozoi, tương đư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_lich_su_tien_hoa_dia_chat_holocen_doi_bo_khu.pdf