Cùng xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo và biên soạn
giáo trình, bài giảng.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong sự liên kết giữa
các cơ sở GDNN và các doanh nghiệp trong đào tạo
- Thiết lập và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo.
- Triển khai giảng dạy và học tập rèn luyện cho học viên theo đồng
trách nhiệm thiết kế địa điểm học tập, tham gia giảng dạy và rèn luyện học
viên
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c vấn đề nghiên cứu như: cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên
cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu, xây dựng thang đo.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: mục đích nhằm khảo sát, đánh giá
kết quả, thực trạng về liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động ở Nghệ An.
- Phương pháp phân tích định lượng: Đầu tiên, tác giả sử dụng phân
tích khám phá nhân tố bằng việc sử dụng phần mềm SPSS 22 để khám phá
cấu trúc các khái niệm nghiên cứu trong từng nhân tố (rào cản, động cơ,
hình thức) từ dữ liệu thực nghiệm. Cấu trúc khái niệm nghiên cứu khám phá
được từ phân tích khám phá nhân tố tiếp tục được đánh giá tính tin cậy bằng
hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng. Tiếp theo tác giả đề
xuất mô hình nghiên cứu cụ thể dựa trên dữ liệu thực nghiệm từ kết quả
phân tích khám phá nhân tố. Để đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố trong
mô hình nghiên cứu đề xuất tác giả sử dụng phân tích tương quan và các
phân tích hồi quy được sử dụng để đánh giá các mối quan hệ nhân quả và
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Để đánh giá sự khác biệt theo giai đoạn
6
phân tích bằng Paired test được sử dụng và so sánh sự khác biệt giữa các cơ
sở GDNN phân tích phương sai (ANOVA) được sử dụng.
5. Những đóng góp của đề tài
Là một nghiên cứu mang tính hệ thống liên quan đến liên kết giữa đào
tạo và sử dụng lao động ở Nghệ An, luận án đã có những đóng góp mới về
mặt lý luận và thực tiễn như sau:
- Luận án đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về liên kết giữa đào
tạo và sử dụng lao động cả trong và ngoài nước, làm rõ nội hàm liên kết giữa
đào tạo và sử dụng lao động, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết
đào tạo và sử dụng lao động, các chỉ tiêu đánh giá liên kết giữa đào tạo và
sử dụng lao động. Luận án đã tổng kết được bài học kinh nghiệm của các
quốc gia và các địa phương trong nước. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm
về liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động ở Nghệ An.
- Luận án đã xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến liên
kết giữa đào tạo và sử dụng lao động ở địa phương.
- Đánh giá thực trạng liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động của
Nghệ An, xây dựng được các thang đo động cơ thúc đẩy và rào cản liên kết,
từ đó đánh giá được thực trạng liên kết và chỉ ra những thuận lợi và hạn chế,
chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.
- Luận án đã đưa ra các quan điểm về liên kết giữa đào tạo và sử dụng
lao động ở các địa phương nói chung và Nghệ An nói riêng; từ đó đề xuất
các nhóm giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường liên kết đào tạo và sử dụng
lao động ở tỉnh Nghệ An.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu, phụ lục,
nội dung luận án được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở khoa học về liên kết đào tạo và sử dụng lao động
Chương 3: Thực trạng liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở Nghệ An
Chương 4: Giải pháp tăng cường liên kết đào tạo và sử dụng lao động
ở Nghệ An
7
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến nội hàm liên kết đào tạo và sử dụng
lao động
Methaya S. Monaiyapong (2004); Bộ Giáo dục và Đào tạo liên bang
Đức (2003); Tazeen Fasih (2008); Lin and Gui Juan (2011); Markus and
Simon (2015); Đặng Hoàng Vy (2016); Nguyễn Văn Anh (2009); Nguyễn
Văn Tuân (2013); Lương Công Lý (2014); Đoàn Như Hùng (2018); Phạm
Xuân Thu (2009); Mạc Văn Tiến (2013); Gunnar Specht and Clemens
Aipperpach (2009); Cao Văn Sâm (2011); Tổng cục Dạy nghề (2012);
1.2. Các nghiên cứu liên quan đến mô hình liên kết và các nhân tố
ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và sử dụng lao động
Davey,T., Baaken, T., Muros, V.G., & Meerman, A. (2011); Nguyễn
Thị Thu Hằng (2015); Lê Anh Việt (2016); Mayombe and Celestin (2017);
Phạm Hồng Trang (2017); Đinh Văn Toàn (2016); Nguyễn Minh Hiển,
Nguyễn Hoàng Lan (2014); Lưu Thanh Tâm (2015); Nguyễn Đình Luận
(2015).
1.3. Các nghiên cứu liên quan đến quản lý và thúc đẩy liên kết đào
tạo và sử dụng lao động
Ngân hàng Phát triển châu Á (2004, 2014); Nguyễn Tuyết Lan (2015);
Nguyễn Thị Hằng (2013); Nguyễn Hữu Dũng (2002); Nguyễn Bá Ngọc
(2013), Trịnh Thu Nga (2016).
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào
nghiên cứu về vấn đề liên kết đào tạo và sử dụng lao động của cơ sở Giáo
dục nghề nghiệp và Doanh nghiệp tại cấp địa phương với những đặc thù về
dân số, địa lý, văn hóa vùng đại diện như ở tỉnh Nghệ An, do vậy việc nghiên
cứu những vấn đề này có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
8
CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Đào tạo và sử dụng lao động
Đào tạo nghề được hiểu là một bậc học đào tạo từ trình độ sơ cấp,
trung cấp, cao đẳng, các hình thức khác của hệ thống giáo dục nhằm cung
cấp cho người học một cách có hệ thống về các kiến thức, kỹ năng, thái độ
nghề nghiệp và khả năng thích ứng với môi trường LĐ, đáp ứng nhu cầu
nhân lực trong sản xuất kinh doanh.
Sử dụng lao động là việc sử dụng sức lao động với tư cách nhân tố đầu
vào trong quá trình sản xuất hàng hóa dịch vụ. Trong doanh nghiệp, người
sử dụng lao động thực hiện các việc phân công, bố trí điều hành, đánh giá
trả công lao động và các hoạt động khác theo nhu cầu sản xuất kinh doanh
của mình nhằm tạo ra trật tự, nề nếp trong lao động để tăng năng suất, chất
lượng và hiệu quả lao động.
2.1.2. Liên kết đào tạo và sử dụng lao động
Liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động được hiểu là: mối quan hệ
hoặc tương tác tự nguyện chính thức hoặc không chính thức giữa nhà trường
và doanh nghiệp trong các hoạt động đem lại lợi ích cho cả hai phía (cung -
cầu trên thị trường lao động), đồng thời góp phần đạt mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.
2.2. Một số lý thuyết và mô hình liên kết đào tạo và sử dụng lao động
- Lý thuyết vốn con người
- Mô hình Triple Helix về mối quan hệ trường - doanh nghiệp - chính phủ
- Lý thuyết thị trường lao động và trường phái kinh tế học thể chế
- Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và sử
dụng lao động
2.3. Nội dung liên kết đào tạo và sử dụng lao động
2.3.1. Nội dung và hình thức liên kết đào tạo và sử dụng lao động
a. Liên kết về hoạt động đào tạo
- Liên kết đổi mới phương pháp dạy, học thực hành, thực tập
- Liên kết đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá
- Liên kết tư vấn nghề nghiệp học viên
b. Liên kết về hoạt động sử dụng lao động qua đào tạo
9
Đa số các hình thức tuyển sinh giữa nhà trường và doanh nghiệp là:
- Nhà trường đào tạo theo đơn đặt hàng từ doanh nghiệp
- Nhà trường đào tạo học viên do doanh nghiệp gửi đến.
- Nhà trường liên kết với doanh nghiệp cùng thực hiện chiến dịch
tuyển sinh, tạo nguồn nhân lực tiềm năng, sẵn sàng bù đắp vị trí khuyết,
thiếu trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
c. Liên kết nghiên cứu chuyển giao công nghệ
Hình thức liên kết này là quá trình gắn kết dựa vào các hoạt động tài
trợ hay chuyển giao cơ sở vật chất, công nghệ từ doanh nghiệp đến trường, quá
trình hợp tác kinh doanh.
d. Liên kết trao đổi thông tin
Hình thức liên kết này là những hoạt động liên quan đến phối hợp giới
thiệu, trao đổi thông tin, truyền thông thông tin khoa học như việc xuất bản
hay tham gia vào các vườn ươm khoa học công nghệ; thực hiện biên bản ghi
nhớ hay hợp đồng liên kết; phân công trách nhiệm và đánh giá các hoạt động
liên kết.
2.3.2. Mức độ liên kết đào tạo và sử dụng lao động
+ Liên kết rời rạc (Mức độ 1)
+ Liên kết có giới hạn (Mức độ 2)
+ Liên kết toàn diện (Mức độ 3)
2.3.3. Vai trò của các chủ thể chính trong liên kết đào tạo và sử dụng
lao động
- Cơ sở đào tạo: là cơ sở đào tạo cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo
cho người có nhu cầu tham gia (học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở và
Trung học phổ thông, người lao động chưa qua đào tạo, người lao động
muốn nâng cao trình độ tay nghề hoặc chuyển đổi nghề) trên cơ sở xây dựng
các chương trình đào tạo theo tiêu chí, tiêu chuẩn quy định.
- Doanh nghiệp: đóng vai trò tham gia góp ý và xây dựng chương trình
đào tạo xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động trong thời gian tới. Tiếp nhận
học viên thực tập và sau khi tốt nghiệp. Phối hợp với nhà trường trong các
hoạt động đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên và học viên.
- Cơ quan nhà nước: luật pháp, chính sách về đào tạo, việc làm, các
chương trình hỗ trợ nâng cao hiệu quả gắn kết hợp tác cơ sở Giáo dục nghề
nghiệp và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo, phát
triển hệ thống thông tin thị trường lao động, đầu tư cơ sở hạ tầng thị trường
lao động.
10
2.4. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và sử
dụng lao động
2.4.1. Các nhân tố động cơ lợi ích thúc đẩy
- Động cơ tài chính: là những động cơ xuất phát từ kỳ vọng về các lợi
ích tài chính thu được qua hoạt động gắn kết, liên quan đến các vấn đề: Ngân
sách nhà nước, học phí và các nguồn thu, hỗ trợ khác.
- Động cơ phát triển kiến thức và ứng dụng: là những động cơ liên quan
đến các khía cạnh kỳ vọng lợi ích từ việc chuyển giao các kết quả hay thực
tiễn hóa các nghiên cứu và phát triển các kiến thức thông qua hoạt động gắn
kết.
- Động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy: là những khía cạnh thúc đẩy
kỳ vọng việc thực hiện liên kết giúp cải thiện hoạt động đào tạo của trường
và sử dụng lao động của doanh nghiệp.
2.4.2. Các nhân tố rào cản liên kết
- Rào cản do chênh lệch về khả năng đáp ứng giữa hai bên: là những
rào cản về năng lực, khả năng của trường như kinh nghiệm hợp tác, mức độ
sẵn sàng của giảng viên, văn hóa hợp tác đối với hoạt động liên kết trường
và doanh nghiệp.
- Rào cản do nhận thức liên quan đến hoạt động liên kết: là những cản
trở khi giảng viên, nhà nghiên cứu, các phòng thí nghiệm nhận thức được
những rào cản do việc nhận thức không đầy đủ về hoạt động liên kết họ có thể
nỗ lực hơn trong việc chủ động thực hiện các hoạt động liên kết hiện có.
- Rào cản nội bộ: là chính sách liên kết, cấu trúc bộ máy không khuyến
khích hoạt động liên kết, việc phân giao quyền hạn cho các đơn vị, cá nhân
cản trở quá trình liên kết.
2.4.3. Hệ sinh thái cho liên kết
- Khung pháp lí
- Dự báo và cung cấp thông tin thị trường lao động
- Tổ chức dịch vụ giới thiệu việc làm
2.5. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết đào
tạo và sử dụng lao động ở Nghệ An từ phía Nhà trường
+ Động cơ liên kết có ảnh hưởng tích cực (+) đến mức độ thực hiện
các hình thức liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp
+ Rào cản liên kết có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến mức độ thực hiện các
hình thức liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.
11
2.6. Kinh nghiệm quốc tế, trong nước và bài học cho Nghệ An
2.6.1. Kinh nghiệm của các nước
- Mô hình liên kết ở Đức
- Mô hình liên kết ở Hàn Quốc
2.6.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương
- Mô hình Ban tư vấn chất lượng trong hợp tác giữa Trường Cao đẳng
nghề Công nghệ cao Đồng Nai và doanh nghiệp
- Mô hình tham gia của các hiệp hội nghề nghiệp trong hợp tác giữa
Trường Cao đẳng nghề Kĩ thuật công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và
doanh nghiệp cấp thoát nước
- Mô hình “đào tạo modun” trong hợp tác giữa Trường Cao đẳng nghề
Bách nghệ Hải Phòng và Doanh nghiệp
2.6.3. Bài học kinh nghiệm cho Nghệ An
- Doanh nghiệp và nhà trường phải cùng nhận thức, đặc biệt là về
những lợi ích cả trước mắt cũng như lâu dài
- Học viên được học với chuyên gia, cán bộ kỹ thuật từ các doanh
nghiệp tham gia liên kết với cơ sở GDNN để khắc phục các rào cản thiếu
hiểu biết thực tiễn từ phía các trường
- Học viên học tập theo phương thức kết hợp giữa đào tạo lý thuyết và
thực hành theo tỷ lệ nhất định, tức là học viên được học hỏi kinh nghiệm về
ngành học trong môi trường công việc
- Cần có sự tham gia và can thiệp của chính phủ vào định hướng, hướng
dẫn và hỗ trợ thông qua các chính sách và cơ chế hợp tác thực tế.
- Các ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp được các
cơ sở GDNN nghiên cứu, cập nhật với sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn
để xây dựng các chương trình đào tạo ngành nghề mới, phong phú
Động cơ liên kết
Rào cản liên kết
Hình thức, mức độ
liên kết
12
CHƯƠNG 3.
THỰC TRẠNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Ở NGHỆ AN
3.1. Đặc điểm và tình hình cung, cầu lao động qua đào tạo ở tỉnh
Nghệ An
Đặc điểm dân số và lực lượng lao động của Nghệ An: Tính đến thời
điểm ngày 1/4/2019, tỉnh Nghệ An có dân số 3.327.791 người (trong đó nam
là 1.672.901 người, nữ là 1.654.890 người), xếp thứ 4 cả nước về số dân (lần
lượt xếp sau Thành phố Hồ Chí Minh 8.993.082 người, Hà Nội 8.053.663 và
Thanh Hóa 3.640.128 người). So với điều tra cách đây 10 năm (2009), dân số
Nghệ An tăng 415.930 người, tương đương với tỷ lệ tăng dân số bình quân
1,33%. Quy mô lao động lớn, tiềm năng nguồn nhân lực dồi dào là một lợi thế
lớn trong quá trình thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
cũng như phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Cung lao động qua đào tạo ở Nghệ An: Trong những năm qua, quy mô
đào tạo nghề của tỉnh có sự gia tăng đáng kể. Trong vòng 5 năm (2014 -
2019) số lượng học viên được đào tạo nghề lên đến 454.008 người, tập trung
chủ yếu là đào tạo sơ cấp hoặc đào tạo dưới 3 tháng. Với nhiều cố gắng
trong chiêu sinh, đào tạo, chất lượng đào tạo nghề trong những năm qua có
những tăng trưởng đáng kể.
Cầu lao động qua đào tạo ở Nghệ An: nhu cầu sử dụng lao động qua
đào tạo ở Nghệ An có xu hướng tăng mạnh do tốc độ phát triển của các
doanh nghiệp trên địa bàn. Tính đến thời điểm 31/10/2019, trên địa bàn
tỉnh Nghệ An có hơn 15.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đang
hoạt động.
3.2. Thực trạng liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở Nghệ An
3.2.1. Nhu cầu liên kết giữa Doanh nghiệp và cơ sở Giáo dục nghề
nghiệp ở tỉnh Nghệ An
Năm 2019, theo điều tra của Phòng Lao động việc làm thuộc Sở
LĐTBXH Nghệ An về nhu cầu sử dụng lao động trong doanh nghiệp với
quy mô khảo sát gồm 800, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp hoạt động
trong ngành dịch vụ (chiếm 47,8%) và doanh nghiệp trong ngành công nghiệp
và xây dựng (chiếm 38,3%). Theo kết quả khảo sát:
+ Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp có tỷ lệ hợp
tác với cơ sở GDNN cao nhất, chiếm trên 50%.
+ Mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở GDNN tập
trung chủ yếu tại các doanh nghiệp lớn, chiếm khoảng 22,5%.
+ Hoạt động hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN ở các doanh
13
nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp FDI thường xuyên hơn so với các doanh
nghiệp ngoài Nhà nước.
3.2.2. Nội dung và hình thức liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở
tỉnh Nghệ An
3.2.2.1. Thực trạng nội dung và hình thức liên kết đào tạo và sử dụng
lao động nói chung trong toàn tỉnh
Theo kết quả điều tra của Sở LĐTB&XH Nghệ An năm 2019, hình
thức chủ yếu hợp tác giữa các doanh nghiệp và cơ sở GDNN là tiếp nhận và
hướng dẫn học viên thực tập tại doanh nghiệp (chiếm 65,45% tổng số lượt
doanh nghiệp tham gia hợp tác); tiếp theo là doanh nghiệp tuyển dụng học
viên sau khi tốt nghiệp (chiếm 53,39%).
Theo kết quả khảo sát của Phòng Giải quyết Việc làm - Sở LĐTB&XH
Nghệ An năm 2019, trong tổng số các doanh nghiệp tham gia khảo sát, có
42,70% doanh nghiệp có đào tạo cho người lao động. Trong số các doanh
nghiệp có đào tạo cho người lao động, có 24,8% doanh nghiệp có hợp tác
với cơ sở GDNN và 75,2% doanh nghiệp không hợp tác với cơ sở GDNN.
3.2.2.2. Thực trạng nội dung và hình thức liên kết đào tạo và sử dụng
lao động qua phân tích điều tra, khảo sát của tác giả ở tỉnh Nghệ An
Thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia từ phía nhà trường, tác giả đã
tổng hợp lại kết quả đánh giá như sau: 14 chỉ tiêu về hình thức liên kết, 15 chỉ
tiêu động cơ thúc đẩy liên kết và 16 chỉ tiêu rào cản liên kết. Đồng thời, thông
qua phỏng vấn sâu các chuyên gia từ phía doanh nghiệp, tác giả đã tổng hợp
lại kết quả đánh giá như sau: 12 chỉ tiêu về hình thức liên kết và 10 chỉ tiêu
thúc đẩy liên kết, 14 chỉ tiêu rào cản liên kết.
- Đánh giá của cán bộ, giáo viên, viên chức các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Đánh giá của đội ngũ lãnh đạo, quản lý của các doanh nghiệp
- Đánh giá của người lao động đã qua đào tạo tại các cơ sở Giáo dục
nghề nghiệp đang làm việc tại doanh nghiệp
- Đánh giá của học viên học năm cuối tại cơ sở đào tạo
3.2.3. Mức độ và hiệu quả liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở
tỉnh Nghệ An
3.2.3.1. Thực trạng mức độ và hiệu quả liên kết nói chung trong toàn tỉnh
Về mức độ liên kết, qua kết quả khảo sát Quan hệ hợp tác giữa doanh
nghiệp và cơ sở đào tạo của Cán bộ quản lý các trường cũng cho thấy: số
lượng doanh nghiệp mà các trường GDNN ở Nghệ An đã hợp tác trong vòng
5 năm qua ở mức độ hợp tác toàn diện là không có doanh nghiệp nào; ở mức
độ hợp tác có giới hạn chiếm 13,64%; ở mức độ hợp tác rời rạc chiếm
86,36%. Qua đó cho thấy, mức độ liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp
còn ở mức độ thấp (hợp tác rời rạc chiếm đa số).
14
3.2.3.2. Thực trạng mức độ và hiệu quả liên kết qua phân tích điều tra,
khảo sát của tác giả ở tỉnh Nghệ An
- Đánh giá sự khác biệt giữa các trường về mức độ thực hiện các hình
thức liên kết: Trường cao đẳng nghề có quy mô đào tạo lớn hơn so với trung
cấp nghề. Do đó, trường cao đẳng nghề có thời lượng đào tạo dài, yêu cầu
học viên trình độ tay nghề cao, đòi hỏi công nghệ sát với thực tế hơn và mục
tiêu đáp ứng đối với doanh nghiệp cao hơn. Vì vậy trường cao đẳng nghề sẽ
có hình thức liên kết đa dạng và mức độ hợp tác chặt chẽ hơn với doanh
nghiệp so với Trung cấp nghề.
- Một số kết quả thu được qua khảo sát từ đánh giá của người lao động
về hiệu quả thực tập tại doanh nghiệp
- Khảo sát đối với học viên đang học năm cuối tại các cơ sở đào tạo về
tính hiệu quả khi tham gia khóa thực tập tại doanh nghiệp.
3.3. Nhân tố chính ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và sử dụng lao
động ở Nghệ An
3.3.1. Mô hình phân tích điều chỉnh và các giả thuyết nghiên cứu từ
phía nhà trường
3.3.1.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Đối tượng tham gia khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết đào
tạo và sử dụng lao động từ phía nhà trường bao gồm: 325 cán bộ quản lý,
giáo viên ở các cơ sở GDNN trên địa bàn Nghệ An.
3.3.1.2. Kết quả phân tích nhân tố và đánh giá sự tin cậy của các nhân
tố
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo của các nhân tố
STT Nhân tố Thang đo Cronbach's Alpha
1 TC TC1, TC2, TC3 0,723
2 KT KT1, KT2, KT3 0,880
3 CLGD
CLGD1, CLGD2, CLGD3, CLGD4,
CLGD5, CLGD6, CLGD7
0,940
4 NB NB1, NB2, NB3 0,792
5 KC KC1, KC2, KC3, KC4, KC5, KC6, KC7 0,960
6 NT NT1, NT2, NT3, NT4, NT5 0,897
7 LKĐT
LKĐT1, LKĐT2, LKĐT3, LKĐT4,
LKĐT5, LKĐT6
0,910
8 LKTĐ LKTĐ1, LKTĐ2 0,902
9 LKNC LKNC1, LKNC2, LKNC3, LKNC4 0,932
10 LKSD LKSD1, LKSD2 0,909
Nguồn: Kết quả thống kê từ khảo sát của luận án
Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng phân tích khám phá nhân tố hình
15
thức liên kết đào tạo và sử dụng lao động là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Hệ số KMO lớn hơn 0,5 (0,834), và 4 nhân tố có Eigenvalues (lượng biến
thiên được giải thích bởi nhân tố) lớn hơn 1 được rút trích từ 14 item ban đầu;
và Cumulative có giá trị bằng 80,719% cho ta biết 4 nhân tố này giải thích
được 80,719% độ biến thiên của dữ liệu. Các biến quan sát hình thành bốn
nhân tố chính, hay nói các khác tập hợp các hình thức liên kết nhà trường -
doanh nghiệp có thể phân loại thành bốn nhóm chính: liên kết đào tạo, liên
kết sử dụng, liên kết chuyển giao công nghệ, liên kết trao đổi thông tin
Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng phân tích khám phá các nhân tố
tác động là thích hợp, KMO = 0,692; 6 nhân tố có Eigenvalues (lượng biến
thiên được giải thích bởi nhân tố) lớn hơn 1 được rút trích từ 28 item ban
đầu; và Cumulative có giá trị bằng 75,094% cho ta biết 6 nhân tố này giải
thích được 75,094% độ biến thiên của dữ liệu. Như vậy, dựa vào ma trận
xoay từ phân tích EFA ta có 6 nhân tố được tạo ra: Động cơ tài chính, động
cơ cải thiện chất lượng giảng dạy, động cơ phát triển kiến thức, rào cản nhận
thức, rào cản nội bộ, rào cản do khoảng cách đáp ứng.
3.3.1.3. Mô hình điều chỉnh và giả thuyết nghiên cứu
3.3.2. Động cơ thúc đẩy và rào cản liên kết từ phía nhà trường
3.3.2.1. Động cơ lợi ích liên kết từ phía nhà trường
3.3.2.2. Rào cản liên kết từ phía nhà trường
3.3.2.3. Kết quả phân tích mô hình hồi quy đánh giá ảnh hưởng của
động cơ thúc đẩy và rào cản liên kết đến liên kết đào tạo và sử dụng lao
động từ phía nhà trường
Động cơ
Tài chính
Động cơ cải thiện
chất lượng giảng dạy
Động cơ phát triển
kiến thức
NHÓM ĐỘNG
CƠ
Liên kết đào tạo
Liên kết sử dụng
Liên kết chuyển
giao công nghệ
Liên kết trao đổi
thông tin
Rào cản nội bộ
Rào cản nhận thức
Rào cản do khoảng
cách đáp ứng
NHÓM RÀO CẢN
16
Bảng 3.9. Kết quả hồi quy mô hình
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4
Biến phụ
thuộc
LKĐT LKTĐ LKNC LKSD
Β
β chuẩn
hóa
Β
β chuẩn
hóa
Β
β chuẩn
hóa
Β
β chuẩn
hóa
(Constant) 0,854*** 2,604*** 0,407 3,525***
TC 0,026 0,028 0,031 0,024 0 0 -0,046 -0,046
KT 0,346*** 0,352*** 0,266*** 0,199*** 0,306*** 0,271*** 0,139*** 0,133***
CLGD 0,398*** 0,395*** 0,31*** 0,227*** 0,539*** 0,467*** 0,163*** 0,152***
NB -
0,241***
-
0,289***
-
0,339*** -0,3***
-
0,331***
-
0,347***
-
0,223***
-
0,251***
KC -
0,195***
-
0,215***
-
0,511***
-
0,415***
-
0,319***
-
0,307***
-
0,336***
-
0,347***
NT 0,381*** 0,354*** 0,371*** 0,254*** 0,39*** 0,316*** 0,414*** 0,36***
R2 điều
chỉnh
0,587 0,478 0,663 0,415
F 77,764 50,370 107,269 39,383
Sig. 0,000b 0,000b 0,000b 0,000b
Nguồn: Kết quả thống kê từ khảo sát của luận án
Kết quả phân tích 4 mô hình: cho thấy động cơ tài chính không ảnh hưởng tới
việc lựa chọn hình thức liên kết (p-value > 0.05), các nhân tố còn lại trong mô hình
đều có ảnh hưởng tới việc lựa chọn hình thức liên kết đào tạo và sử dụng lao động
(p-value < 0.05). Vì vậy, 5 nhân tố tác động đến hình thức liên kết là: động cơ cải
thiện chất lượng giảng dạy, động cơ phát triển kiến thức ứng dụng, rào cản nội bộ,
rào cản nhận thức, rào cản do khoảng cách đáp ứng.
Kết quả phân tích cũng cho thấy ở tất cả 4 mô hình: Kiểm định Anova đều có
Sig.=0,000 <0,05 chứng tỏ 4 mô hình hồi quy là phù hợp và các khuyết tật của mô
hình không có ảnh hưởng tới kết quả ước lượng.
3.3.3. Động cơ thúc đẩy và rào cản liên kết từ phía doanh nghiệp
3.3.3.1. Động cơ liên kết từ phía doanh nghiệp
3.3.3.2. Rào cản liên kết từ phía doanh nghiệp
3.4. Hệ sinh thái cho liên kết ở Nghệ An
- Nghệ An chưa có những chính sách địa phương cụ thể, phù hợp để
khuyến khích phát triển mối quan hệ hợp tác này
- Nghệ An chưa quan tâm xây dựng mô hình và cơ chế liên kết giữa
trường dạy nghề và doanh nghiệp phù hợp, chưa có một tổ chức đứng ra
chịu trách nhiệm pháp lý giúp cho mối quan hệ này phát triển bền vững.
17
- Người học nghề, người dạy nghề ở Nghệ An hiện đang chịu thiệt thòi
về cơ chế, chính sách chế độ, về lương, về các điều kiện ưu đãi khác.
3.5. Một số mô hình liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh
Nghệ An
3.5.1. Mô hình thúc đẩy các động cơ lợi ích trong liên kết giữa
Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghiệp - Thủ công nghiệp Nghệ An với
doanh nghiệp
3.5.2. Mô hình hạn chế các rào cản về khoảng cách đáp ứng trong
liên kết giữa Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung Ương IV với
doanh nghiệp
3.6. Đánh giá chung về liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở Nghệ
An
3.6.1. Thành tựu
- Trong giai đoạn 2014 - 2019, hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường
với doanh nghiệp đã và đang đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục
vụ quá trình CNH, HĐH của tỉnh Nghệ An.
- Hình thức và mức độ liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp ngày
càng trở nên đa dạng, chặt chẽ và đi vào thực chất hơn.
- Cơ chế, chính sách, môi trường liên kết dào tạo và sử dụng lao động
ngày càng thông thoáng.
3.6.2. Hạn chế
- Nội dung, hình thức liên kết giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp còn
đơn giản, không thật sự hiệu quả, chưa có mô hình và cơ chế liên kết phù
hợp, chủ yếu tập trung vào liên kết về sử dụng lao động.
- Mức độ liên kết giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp còn lỏng lẻo, không
thường xuyên
- Công tác duy trì, phát triển mối quan hệ giữa cơ sở GDNN và doanh
nghiệp chưa được triển khai một cách hệ thống, chưa mở rộng về nội dung,
hình thức.
- Nghệ An chưa có những chính sách cụ thể, phù hợp của địa phương
để khuyến khích phát triển mối quan hệ liên kết này
3.6.3. Nguyên nhân của hạn chế
* Nguyên nhân khách quan:
18
- Nhận thức giữa các bên về lợi ích liên kết còn nhiều hạn chế
- Tồn tại nhiều bất cập về khả năng đáp ứng của trường dạy nghề so
với kỳ vọng của doanh nghiệp.
- Các động cơ liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN còn thấp.
* N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_lien_ket_dao_tao_va_su_dung_lao_dong_o_tinh.pdf