NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
2.2.1. Nội dung của logistics trong phát triển kinh tế biển
2.2.1.1. Quy hoạch logistics trong phát triển kinh tế biển
Công tác quy hoạch hệ thống logistics trong nền kinh tế nói chung và
trong kinh tế biển nói riêng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh và quản lý của các bên liên quan.
Yêu cầu đối với quy hoạch logistics trong phát triển kinh tế biển là cần
bảo đảm phù hợp với quan điểm chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà
nước, phù hợp xu hướng vận động, phát triển của nền kinh tế nói chung và sự
phá triển của kinh tế biển nói riêng.
Xem xét nội dung quy hoạch logistics trong triển kinh tế biển sẽ cho
chúng ta nhìn nhận đúng đắn và đầy đủ hơn về vai trò của logistics trong phát
triển kinh tế biển.
2.2.1.2. Bảo đảm nguồn lực kinh tế - xã hội cho logistics trong phát
triển kinh tế biển
Nhân lực và trình độ của nguồn nhân lực logistics
Năng lực tài chính
Trình độ khoa học công nghệ
Các chính sách về toàn cầu hóa, khu vực hóa và hợp tác
2.2.1.3. Tổ chức thực hiện các yếu tố của logistics trong phát triển
kinh tế biển14
Trong tổ chức thực hiện các yếu tố của logistics trong phát triển kinh tế
biển, các chủ thể chính từ chính quyền tỉnh, các cơ quan ban ngành liên quan,
các DN kinh doanh dịch vụ logistics, người lao động làm việc trong các DN
logistics và các chủ thể khác cần thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình để
thúc đẩy logistics phát triển, phát huy vai trò của logistics trong phát triển
kinh tế biển.
2.2.1.4. Giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế của các chủ thể logistics
trong phát triển kinh tế biển
Lợi ích kinh tế là vấn đề rất quan trọng sản xuất nói chung. Các chủ thể
kinh tế từ nhà quản lý, chủ DN, người lao động gắn kết với nhau bởi lợi ích
kinh tế.
Logistics trong phát triển kinh tế biển ở phạm vi địa phương cấp tỉnh
gồm rất nhiều chủ thể kinh tế, như chính quyền cấp tỉnh, các chủ thể thực
hiện trực tiếp trong kinh tế biển, chủ thể làm logistics gắn logistics trong kinh
tế biển, chủ thể trong kinh tế biển không làm logistics.
Việc giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể logistics
trong phát triển kinh tế biển ở phạm vi địa phương (cấp tỉnh) có ý nghĩa
quyết định đối với sự phát triển của logsitcs nói chung và phát huy vai trò
của logsitcs trong phát triển kinh tế biển nói riêng
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đẳng có đào tạo chuyên ngành logistics,
kinh tế biển trên phạm vi cả nước.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể giúp cho cơ quan liên quan của
tỉnh Quảng Ninh đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất trong phát huy vai trò
của logistics, kinh tế biển.
7. Kết cấu của luận án
Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến logistics trong
phát triển kinh tế biển
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về logistics trong phát triển kinh
tế biển
Chương 3: Thực trạng logistics trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2017
Chương 4: Giải pháp phát huy logistics trong phát triển kinh tế biển ở
tỉnh Quảng Ninh.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
Tác giả Donald Wanters với cuốn sách “Logistics - An Introduction to
Supply chain Management” (Logistic - Giới thiệu về quản lý chuỗi cung ứng).
Cuốn sách “Logistics Engineering & management” (kỹ thuật và quản lý
hậu cần) của tác giả Benjamin S. Blancharrd.
Cuốn sách “A pratical Guide to transportation and logistics” (Hướng
dẫn thực hành về vận chuyển và hậu cần) của tác giả Michael B. Stroh.
Tác giả Martin Christopher với cuốn “Logistics and Supply chain
management” (Quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần), xuất bản lần thứ tư.
Tác giả Jason Bryan Salminen với nghiên cứu “Measuring the Capacity
of a Port System: A Case Study on a Southeast Asian Port” (Đo năng lực hệ
thống cảng: Nghiên cứu về trường hợp cảng Đông Nam Á), Học viện Công
nghệ Massachusetts.
Cuốn sách “Logistics in Japan and Asean Nation” (Hậu cần tại Nhật
Bản và quốc gia Asean), tác giả Tatsuyki Kose.
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về logistics trong phát triển kinh tế
biển cấp quốc gia
Sách chuyên khảo “Logistics khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh
doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam” của tác giả Nguyễn Như Tiến.
Cuốn sách “Logistics - Những vấn đề cơ bản” do Đoàn Thị Hồng Vân
chủ biên.
Cuốn sách “Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc
tế” do Đặng Đình Đào và Nguyễn Minh Sơn đồng chủ biên.
Cuốn sách “Quản trị logistics kinh doanh” do các tác giả Nguyễn
Thông Thái và An Thị Thanh Nhàn chủ biên.
7
Cuốn sách “Quản trị chuỗi cung ứng” của Nguyễn Thành Hiếu.
Bài báo “Hiện thực hóa mục tiêu kinh tế biển đảo: Cần phát triển hệ
thống logistics biển” của Đặng Đình Đào.
Đề tài “Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội
nhập quốc tế” của Đặng Đình Đào.
Luận án “Phát triển logistics ở một số nước Đông Nam Á - Bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam” của Vũ Thị Quế Anh.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về logistics trong phát triển kinh tế
biển ở các địa phương
Bài báo “Phát triển logistics ở Quảng Bình nhằm khai thác tiềm năng,
lợi thế của tỉnh trong hội nhập và phát triển” của Đặng Đình Đào.
Luận án “Quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics ở Hải Phòng” của
Nguyễn Quốc Tuấn.
Đề án "Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố
Hà Nội đến năm 2025" của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội.
Luận án “Tác động của dịch vụ logistics đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” của
Nguyễn Xuân Hảo.
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về logistics trong phát triển kinh tế
biển ở tỉnh Quảng Ninh
Nghiên cứu “Đánh giá tổng thể hiện trạng hoạt động phát triển dịch vụ
logistics trên địa bàn tỉnh và một số nhiệm vụ để phát triển dịch vụ Logistics
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” của Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh tại Hội
nghị bàn về các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển dịch vụ
logistics tỉnh Quảng Ninh trong quá trình hội nhập quốc tế.
Bài báo “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động logistic tỉnh Quảng
Ninh” của tác giả Nguyễn Thanh Thảo.
Bài “Đào tạo nhân lực logistics đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, công
nghiệp hóa tỉnh Quảng Ninh” của Nguyễn Thừa Lộc và Đặng Thanh Bình.
1.3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH VÀ
KHOẢNG TRỐNG CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VỀ LOGISTICS
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NINH
8
1.3.1. Những kết quả đã đạt được của các công trình nghiên cứu
Thứ nhất, các công trình này đã chỉ ra được nội dung tổng quan về logistics.
Thứ hai, các tác giả của nhóm các công trình nghiên cứu về logistics
trong phát triển kinh tế biển ở các địa phương đã chỉ ra những điểm đặc thù
về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, phân tích những thuận lợi và khó
khăn, thực trạng phát triển hoạt động logistics ở mỗi địa phương; để ra những
giải pháp phát triển logistics phù hợp với mỗi địa phương.
Thứ ba, các tác giả của những công trình này đã khái quát những đặc
điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, khái quát tổng thể về
tình hình phát triển logistics trên địa bàn tỉnh, chỉ ra những nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển của logistics.
Tựu chung lại các công trình nghiên cứu đã đạt được những kết quả
mang tính khái quát như sau: Một là, các công trình nghiên cứu đã phản ánh
khá rõ về nội dung khái niệm logistics, bản chất của logistics, các nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển của logistics. Hai là, Các tác giả của các công
trình đã phân tích logistics với tư cách là sự kết nối các hoạt động của nhiều
khâu trong chuỗi các hoạt động, trong đó có khâu gắn với kinh tế biển. Ba là,
các tác giả đã bước đầu đề cập và làm rõ phần hoạt động logistics do kinh tế
biển đảm nhận.
1.3.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu về logistics trong phát
triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh
Các công trình nghiên cứa trên đã góp phần làm sang tỏ hơn những vấn
đề về lý luận và thực tiễn phát triển logistics ở Việt Nam nói chung, phát
triển logistics ở các địa phương và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Những kết quả
nêu trên là những gợi ý, định hướng rất hữu ích đối với nghiên cứu sinh trong
quá trình học tập và thực nghiên cứu.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên còn chưa đề cập tới nhiều vấn
đề mang tính cốt lõi của logsitcs trong phát triển kinh tế biển. Thứ nhất, các
công trình chưa thực sự làm rõ vai trò của logistics trong phát triển kinh tế
biển; Thứ hai, các tác giả của các công trình chưa nghiên cứu tính quy luật
của phát triển logistics dựa vào biển, sử dụng yếu tố địa kinh tế trong phát
triển logistics; Thứ ba, các công trình chưa làm rõ vị trí, vai trò của logistics
9
trong phát triển kinh tế biển ở Quảng Ninh, những khó khăn vướng mắc và
giải pháp đối với phát triển thành tố logistics trong kinh tế biển ở Quảng
Ninh thời gian tới.
Về mặt thực tiến, nghiên cứu về logistics trong phát triển kinh tế biển ở
Quảng Ninh dưới góc độ kinh tế chính trị thì chưa có công trình đi trước nào
thực hiện. Vì vậy sự cần thiết phải có nghiên cứu về logistics trong kinh tế
biển ở tỉnh Quảng Ninh. Qua đó cần làm rõ về mặt lý luận về vai trò của
logistics trong phát triển kinh tế biển, đánh giá thực trạng của logistics trong
kinh tế biển tại Quảng Ninh. Qua nghiên cứu đánh giá, chỉ rõ những thành
tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và tìm ra các giải pháp để thúc
đẩy logistics nói chung, logistics trong kinh tế biển nói riêng phát triển.
Chương 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LOGISTICS
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA LOGISTICS TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1. Logistics
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, logistics được nghiên
cứu và sử dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Hiện nay có nhiều
cách hiểu, nhiều cách tiếp cận về logistics.
Theo Oxford: Logistics là các hoạt động thương mại vận chuyển hàng
hóa cho khách hàng.
Theo Ủy ban Quản lý logistics của Mỹ: Logistics là quá trình lập kế
hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di
chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với
nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin
tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu
dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Theo tác giả Đoàn Thị Hồng Vân: Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị
trí và thời điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của
10
chuỗi cung ứng qua các khâu của sản xuất, phân phối cho đến tay người tiêu
dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
+ Theo Luật Thương Mại Việt Nam, năm 2005: Dịch vụ logistics là hoạt
động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều
công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã
hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa
thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
+ Theo các tác giả Đặng Đình Đào và Nguyễn Minh Sơn: Logistics là quá
trình phân phối và lưu thông hàng hóa được tổ chức và quản lý khoa học việc
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa,
dịch vụ từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với
chi phí thấp nhất nhằm nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội tiến hành
được nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng.
+ Tác giả Trần Thanh Hải cho rằng: Logistics là tập hợp các hoạt động
nhằm đảm bảo cung cấp các thành phần cần thiết cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa một cách kịp thời, hiệu quả.
Theo tác giả, logistics là hình thức tối ưu hóa dòng lưu chuyển hàng hóa
từ khâu đầu tiên cho tới khi hàng hóa tới tay khách hàng trên cơ sở gắn kết
chặt chẽ, hợp lý các khâu của toàn bộ quá trình lưu chuyển hàng hóa.
2.1.1.2. Kinh tế biển và phát triển kinh tế biển
Kinh tế biển.
Theo Tổ chức Hợp tác khu vực trong quản lý môi trường các biển Đông
Á (PEMSEA), kinh tế biển bao gồm:
Thương mại theo đường biển: là hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa,
vận chuyển bằng đường biển giữa các quốc gia trong cùng khu vực hoặc giữa
các châu lục, thể hiện qua giá trị hoặc khối lượng hàng hóa được luận chuyển
trong một năm.
Hệ thống các khu kinh tế, khu công nghiệp và các cảng biển: đóng vai
trò quan trọng trong việc cung cấp các cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật thúc
đẩy các hoạt động kinh tế biển.
11
Vận tải biển: gắn liền với hoạt động thương mại trên biển, giúp nhanh
chóng vận chuyển hàng hóa giữa các nước, đem lại nguồn thu từ cước phí
vận tải.
Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển: sản xuất và sửa chữa phương
tiện vận chuyển bằng đường biển.
Khai thác, đánh bắt thủy sản phục vụ nhu cầu thực phẩm trong nước và
chế biến xuất khẩu.
Khai thác dầu và khí đốt trong thềm lục địa để đảm bảo an ninh năng
lượng và xuất khẩu.
Du lịch biển và dịch vụ nghỉ dưỡng.
Các hoạt động phụ trợ khác như: hậu cần, giao nhận vận tải, bảo hiểm,
đánh giá kiểm định chất lượng tàu biển, tiếp nhiên liệu tại cảng, đào tạo đội
ngũ thủy thủ, ngân hàng.
Theo tác giả Bùi Tất Thắng: Kinh tế biển hiểu theo nghĩa hẹp là toàn bộ
hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: Kinh tế hàng hải (vận tải
biển và dịch vụ cảng biển); Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); Khai
thác dầu khí ngoài khơi; Du lịch biển; Làm muối; Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ,
cứu nạn; Kinh tế đảo.
Phát triển kinh tế biển.
Thứ nhất, theo nghĩa rộng, phát triển kinh tế biển được hiểu là việc phát
triển toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế
diễn ra trên đất liền nhưng trực tiếp liên quan đến khai thác biển.
Thứ hai, theo nghĩa hẹp, phát triển kinh tế biển là việc phát triển kinh tế
dựa trên những tiềm năng lợi thế riêng có do nguồn lực, ĐKTN của vùng
biển đem lại.
2.1.1.3. Logistics trong phát triển kinh tế biển
Thứ nhất, một bộ phận của logistics thuộc kinh tế biển là một bộ phận
của ngành logistics trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị
trường, logistics không phải là hoạt động riêng lẻ mà bao gồm chuỗi các hoạt
động mang tính liên ngành, quản lý dòng vận động và lưu chuyển của tất cả
các yếu tố đầu vào và đầu ra của DN một cách tối ưu nhất. Vì vậy sẽ có
những bộ của logistics nằm trong kinh tế biển là bộ phận của ngành logistics,
12
đó là cảng biển, giao thông vận tải biển, các lĩnh vực dịch vụ hậu cần cảng
biển và sau cảng... Một bộ phận của ngành logsitcs trong kinh tế biển nói trên
là một yếu tố cấu thành của kinh tế biển nhưng lại có tính chất hoạt động
trong lĩnh vực logistics.
Thứ hai, một bộ phận của logistics là một bộ phận của kinh tế biển. Như
đã trình bày ở trên, logistics gồm nhiều hoạt động có tính liên ngành, vì thế
các hoạt động logistics diễn ra và phục vụ kinh tế biển là một bộ phận của
kinh tế biển. Logistics là ngành dịch vụ, vì vậy các dịch vụ của logistics
trong nền kinh tế vô cùng đa dạng, tồn tại ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh
tế dân, trong đó có kinh tế biển. Các dịch vụ của logistics phát triển trong
công nghiệp, trong nông nghiệp và dịch vụ.
Theo tác giả: Logistics trong phát triển kinh tế biển ở địa phương cấp
tỉnh là tổng thể những quan hệ kinh tế của những hoạt động logistics dựa vào
khai thác, sử dụng tài nguyên biển trên địa bàn địa phương cấp tỉnh, có vai
trò động lực trong phát triển kinh tế biển của địa phương.
2.1.2. Đặc điểm của logistics trong phát triển kinh tế biển
Các chủ thể tham gia hoạt động trong ngành logistics đa dạng
Logistics gắn với nhiều ngành kinh tếLogistics gắn với sự phát triển của
lực lượng sản xuất (LLSX), quan hệ sản xuất (QHSX), kiến trúc thượng tầng.
Lực lượng sản xuất được đánh giá là phát triển khi yếu tố quan trọng nhất
của nó là sức lao động đạt được trình độ nhất định theo tiêu chí đánh giá.
2.1.3. Vai trò của logistics với phát triển kinh tế biển
Là một bộ phận trong kinh tế biển, logistics làm tăng quy mô kinh tế biển.
Logistics thúc đẩy các ngành khác của kinh tế biển phát triển, đẩy mạnh
tăng trưởng kinh tế biển, nâng cao thu nhập của lao động trong lĩnh vực kinh
tế biển.
Đối với cơ cấu kinh tế biển. Logistics góp làm thay đổi cơ cấu kinh tế
biển theo hướng tích cực hơn.
Vai trò trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển của logistics còn thể hiện ở
sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp vùng ven biển.
Với lao động, việc làm trong điều kiện tiến bộ khoa học và công nghệ.
13
Vai trò của các công ty logistics trong kết nối doanh nghiệp và người lao
động trong lĩnh vực kinh tế biển.
Logistics góp phần tích cực vào kết nối sản xuất - lưu thông, kết nối các
ngành của kinh tế biển.
Logistics đống vai trò quan trọng trong rút ngắn thời gian chu chuyển của
tổng vốn xã hội, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội với kinh tế biển.
Logistics góp phần mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển,
giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh của các ngành trong kinh tế biển.
Logisitcs góp phần phát triển bền vững kinh tế biển.
2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
2.2.1. Nội dung của logistics trong phát triển kinh tế biển
2.2.1.1. Quy hoạch logistics trong phát triển kinh tế biển
Công tác quy hoạch hệ thống logistics trong nền kinh tế nói chung và
trong kinh tế biển nói riêng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh và quản lý của các bên liên quan.
Yêu cầu đối với quy hoạch logistics trong phát triển kinh tế biển là cần
bảo đảm phù hợp với quan điểm chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà
nước, phù hợp xu hướng vận động, phát triển của nền kinh tế nói chung và sự
phá triển của kinh tế biển nói riêng.
Xem xét nội dung quy hoạch logistics trong triển kinh tế biển sẽ cho
chúng ta nhìn nhận đúng đắn và đầy đủ hơn về vai trò của logistics trong phát
triển kinh tế biển.
2.2.1.2. Bảo đảm nguồn lực kinh tế - xã hội cho logistics trong phát
triển kinh tế biển
Nhân lực và trình độ của nguồn nhân lực logistics
Năng lực tài chính
Trình độ khoa học công nghệ
Các chính sách về toàn cầu hóa, khu vực hóa và hợp tác
2.2.1.3. Tổ chức thực hiện các yếu tố của logistics trong phát triển
kinh tế biển
14
Trong tổ chức thực hiện các yếu tố của logistics trong phát triển kinh tế
biển, các chủ thể chính từ chính quyền tỉnh, các cơ quan ban ngành liên quan,
các DN kinh doanh dịch vụ logistics, người lao động làm việc trong các DN
logistics và các chủ thể khác cần thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình để
thúc đẩy logistics phát triển, phát huy vai trò của logistics trong phát triển
kinh tế biển.
2.2.1.4. Giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế của các chủ thể logistics
trong phát triển kinh tế biển
Lợi ích kinh tế là vấn đề rất quan trọng sản xuất nói chung. Các chủ thể
kinh tế từ nhà quản lý, chủ DN, người lao động gắn kết với nhau bởi lợi ích
kinh tế.
Logistics trong phát triển kinh tế biển ở phạm vi địa phương cấp tỉnh
gồm rất nhiều chủ thể kinh tế, như chính quyền cấp tỉnh, các chủ thể thực
hiện trực tiếp trong kinh tế biển, chủ thể làm logistics gắn logistics trong kinh
tế biển, chủ thể trong kinh tế biển không làm logistics.
Việc giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể logistics
trong phát triển kinh tế biển ở phạm vi địa phương (cấp tỉnh) có ý nghĩa
quyết định đối với sự phát triển của logsitcs nói chung và phát huy vai trò
của logsitcs trong phát triển kinh tế biển nói riêng.
2.2.2. Tiêu chí đánh giá của logistics trong phát triển kinh tế biển
2.2.2.1. Sự phát triển của logistics trong phát triển kinh tế biển
2.2.2.2. Sự tăng trưởng của logistics trong phát triển kinh tế biển
2.2.2.3. Hiệu quả của logsitcs trong phát triển kinh tế biển
2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến logistics trong phát triển kinh tế biển
2.2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.3.2. Cơ chế, chính sách của nhà nước và chính quyền địa phương
2.2.3.3. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
2.2.3.4. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
2.3. KINH NGHIỆM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA LOGISTICS
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG VÀ
BÀI HỌC CHO TỈNH QUẢNG NINH
15
2.3.1. Kinh nghiệm phát huy vai trò của logistics trong phát triển
kinh tế biển cấp độ địa phương
2.3.1.1. Kinh nghiệm quốc tế
- Kinh nghiệm của Singapore
- Kinh nghiệm của Nhật Bản
- Kinh nghệm của Thái Lan
2.3.1.2. Kinh nghiệm trong nước
- Kinh nghiệm của Hải Phòng
- Kinh nghiệm của Đà Nẵng
- Kinh nghiệm của TP. HCM trong kết nối logistics với kinh tế biển
2.3.2. Bài học cho tỉnh Quảng Ninh
- Thứ nhất, bài học về phát huy lợi thế về vị trí địa lý.
- Thứ hai, bài học về công tác quy hoạch.
- Thứ ba, bài học về hỗ trợ phát triển DN logistics
- Thứ tư, bài học về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics
- Thứ năm, bài học về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics.
Chương 3
THỰC TRẠNG LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
Ở TỈNH QUẢNG NINH
3.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỚI LOGISTICS
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NINH
Bảng 3.1: Thuận lợi và khó khăn trong phát triển logistics
của tỉnh Quảng Ninh
Thuận lợi:
- Vị trí địa lý
- Kinh tế tăng trưởng
- Hạ tầng đồng bộ, hiện đại
(GTVT, cảng biển, bến cảng, bến
thủy nội địa)
Khó khăn:
- Hạ tầng giao thông kết nối kém
- Hạn chế về nhân lực logistics
- Quy mô DN logistics nhỏ, dịch vụ
logistis nghèo nàn
- Thiếu cơ quan quản lý chuyên biệt
16
- Chính sách của trung ương và
của tỉnh đối với logistics
- Công tác quảng bá còn hạn chế
Cơ hội:
- Khai thác vị trí địa lý
- Kết nối giao thông
- Trở thành trung tâm logistics
của khu vực phía Bắc
- Là 1 trong 5 trung tâm cảng
biển của cả nước
Thách thức:
- Thiếu nguồn nhân lực
- Hạ tầng logistics còn nhiều yếu kém
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của
DN kinh doanh dịch vụ logistics
- Mở rộng thị trường dịch vụ logistics
- Kiện toàn bộ máy quản lý logistics
Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Quảng Ninh với vị trí “địa chiến lược về chính trị, kinh tế”, hội tụ
đầy đủ các yếu tố tự nhiên và xã hội mà cả nước có
Vùng biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc
biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển.
Hệ thống sông suối Quảng Ninh có khoảng 30 sông, suối với chiều dài
trên 10 km.
Với nhiều danh thắng được thế giới công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế
giới, di sản văn hóa thế giới, các khu du lịch nổi tiếng tầm cỡ khu vực và thế
giới, Quảng Ninh là thị trường du lịch biển rất có tiềm năng.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Quảng Ninh là tỉnh nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai -
Hà Nội - Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải
Phòng, và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ đã được xây dựng.
- Hệ thống hạ tầng giao thông Quảng Ninh tương đối đa dạng, được
quan tâm đầu tư lớn, đặc biệt trong những năm gần đây. Việc đưa vào sử
dụng cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, cảng hàng không Vân Đồn, cùng với hệ
thống cảng biển ngày càng được hiện đại hóa, Quảng Ninh ngày càng thực
hiện tốt hơn việc kết nối các loại hình giao thông vận tải, rút ngắn thời gian
vận chuyển hàng hóa giữa Quảng Ninh với Hà Nội, Hải Phòng. Qua đó đẩy
mạnh kết nối kinh tế giữa Quảng Ninh với các trung tâm kinh tế của đất nước
và của các nước trong khu vực.
17
- Quảng Ninh có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc xếp
cho tàu có trọng tải hàng vạn tấn có thể phát triển mạnh kinh tế hàng hải. Bên
cạnh đó, hệ thống cửa khẩu trên địa bàn Quảng Ninh có thể đẩy mạnh kết nối
các hoạt động kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Như vậy với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khá thuận lợi,
Quảng Ninh có thể trở thành tỉnh phát triển với cơ cấu kinh tế dịch vụ - công
nghiệp trong thời gian tới, trong đó logistics đóng vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế biển, khẳng định vị thế vai trò của ngành dịch vụ logistics
trong các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
3.1.3. Cơ chế, chính sách của Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh với
logistics trong phát triển kinh tế biển
3.1.3.1. Cơ chế, chính sách của Nhà nước với logistics trong phát triển
kinh tế biển
- Chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với logistics
+ Luật Thương Mại, 2005 định nghĩa dịch vụ logistics
+ Luật Hải quan sửa đổi quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với
hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan.
+ Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam, năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ
01/7/2017) quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển,
thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an toàn hàng hải,
an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về hàng hải.
+ Nghị định số 160/2016/NĐ-CP, ngày 29/11/2016 về Điều kiện kinh doanh
vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển.
+ Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch
vụ của Việt Nam đến năm 2020”.
+ Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2011 Về việc phê
duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020.
+ Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2009 Về việc phê
duyệt Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030.
18
+ Quyết định số 35/2009//QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ, ngày 03
tháng 3 năm 2009 Về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao
thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
+ Thông báo số 108-TB/TW ngày 01/10/2012 về Đề án phát triển kinh tế -
xã hội nhanh, bền vững và đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh, cũng như
thí điểm xây dựng 2 đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái.
+ Kết luận của Thủ tướng chính phủ ngày 22 tháng 12 năm 2016 tại buổi
làm việc với tỉnh Quảng Ninh: “Đẩy mạnh liên kết phát triển, phấn đấu
Quảng Ninh trở thành trung tâm logistics, trung tâm dịch vụ phục vụ đắc lực
cho phát triển kinh tế của cả vùng.
- Cơ chế, chính sách trực tiếp thúc đẩy logistics phát triển.
+ Quyết định số 1012/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển hệ thống trung
tâm Logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
+ Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển
dịch vụ logistics, đến năm 2025.
+ Công văn số 10414
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_logistics_trong_phat_trien_kinh_te_bien_o_ti.pdf