Một số điểm chung trong chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc
Chính sách phát triển nông nghiệp và những điều chỉnh chính sách phát triển
nông nghiệp của Trung Quốc có thể tóm tắt trong một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống quản lý nông nghiệp mới dựa trên sự kết
hợp các hoạt động hộ gia đình, tập thể, hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp.
Thứ hai, về chính sách khoán. Hộ nông dân sẽ được giao quyền sở hữu. Họ
được khuyến khích phát triển một hệ thống sản xuất mà trách nhiệm, lợi ích gắn bó
chặt chẽ với kết quả của mình.
Thứ ba, thúc đẩy phân bổ công bằng hơn các nguồn lực công giữa thành thị
và nông thôn, hạn chế khoảng cách và sự phân hóa giàu nghèo.
Thứ tư, điều chỉnh mục tiêu an ninh lương thực quốc gia. Bên cạnh mục tiêu
trọng tâm là là cải thiện thu nhập cho nông dân trong những năm gần đây, nền tảng của
chính sách nông nghiệp là sự tập trung mạnh mẽ của chính phủ vào việc tự cung cấp
lương thực và đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia.
Thứ năm, chính sách thuế quan cũng như trợ cấp nông nghiệp đã được thực hiện theo
cam kết gia nhập khi Trung Quốc là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Thứ sáu, những thay đổi trong chính sách phát triển nông nghiệp hướng tới việc
hiện thực hóa giấc mơ nông nghiệp công nghệ cao.
Thứ bảy, chính sách nông nghiệp Trung Quốc hướng tới nâng cao năng lực sản
xuất và phát triển bền vững.
13 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Luận giải khả năng vận dụng những kinh nghiệm trong chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thực phẩm
2.2.2. Tình hình phát triển nông nghiệp ở mỗi quốc gia, xu hướng và triển
vọng của thị trường nông sản thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
- Tình hình phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia trong hội nhập kinh tế
quốc tế
Việc xây dựng và thực thi chính sách phát triển nông nghiệp của quốc gia trong
từng giai đoạn dựa trên mục tiêu của ngành cũng như điều kiện cơ sở vật chất của mỗi
quốc gia.
- Những xu hướng lớn của thị trường nông sản thế giới
Hiện nay, tăng trưởng dân số đang là thách thức rất lớn đối với nền kinh tế toàn
cầu. Nó không chỉ tác động đến an ninh lương thực thế giới nói chung mà còn ảnh
hưởng đến an ninh lương thực của một số không nhỏ quốc gia nói riêng.
Thứ hai, thị trường hàng nông sản thế giới đang có xu hướng chuyển dần về
các nước đang phát triển, nhất là các nước thuộc khu vực châu Á. Các nước này ngày
càng chiếm tỷ trọng cao trong chuỗi giá trị TMQT hàng nông sản.
Thứ ba, trên thị trường nông sản thế giới đang diễn ra xu thế tăng nhanh chóng giá trị
xuất nhập khẩu các sản phẩm thịt chế biến, dầu mỡ, sữa,... của các nước đang phát triển.
Thứ tư, sự phát triển của thị trường nông sản thế giới trong tương lai sẽ chịu
tác động lớn của các cuộc đàm phán thương mại quốc tế.
Thứ năm, sự dao động về giá cả các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế
giới luôn ở mức cao.
- Triển vọng thị trường nông sản thế giới
Nhận thức và nắm bắt rõ triển vọng của thị trường nông sản thế giới, sẽ là cơ
sở cho các nước xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp của mình, dựa trên triển
vọng đó để đưa ra các quyết sách phù hợp trong chiến lược phát triển chung của nền
kinh tế. Chính sách phát triển nông nghiệp cụ thể của các quốc gia phải được hoạch
định một cách rõ ràng, chặt chẽ đảm bảo cho quá trình phát triển sản xuất, đáp ứng
nhu cầu nội địa và mở rộng ra thị trường thế giới.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TRUNG QUỐC SAU KHI GIA NHẬP WTO
3.1. Khái quát tình hình phát triển nông nghiệp và những vấn đề đặt ra
khi Trung Quốc gia nhập WTO
3.1.1. Một số chính sách phát triển nông nghiệp chủ yếu của Trung Quốc
trước khi gia nhập WTO
3.1.1.1. Chính sách khoán hộ trong nông nghiệp
Cải cách kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Trung Quốc bắt đầu từ cuối năm
1978, được thiết lập dựa trên trách nhiệm hộ gia đình (HRS). Những cải cách HRS
tháo gỡ rào cản đất đai và khoán đất nông nghiệp cho hộ gia đình, chủ yếu dựa trên cơ
sở quy mô gia đình và số người lao động trong các hộ gia đình.
3.1.1.2. Chính sách giá đầu ra trong nước và tự do hóa thị trường
Trung Quốc đã thực hiện từng bước thay đổi cơ chế khuyến khích sản xuất
bằng quyết định phi tập thể hóa và thay đổi chính sách giá. Điều chỉnh giá đầu tiên
8
được thực hiện vào năm 1979. Sau đó, giá thu mua nông sản đã tăng đáng kể từ năm
1980. Nhiều nghiên cứu như Lin (1992), Fan (1991), Huang và Rozelle (1996), Fan
và Pardey (1997) khẳng định tác động mạnh mẽ từ những thay đổi về giá cả và sản
lượng trong những năm đầu và cuối của quá trình chuyển đổi. Trung Quốc đã loại bỏ
tất cả các kế hoạch thu mua sản phẩm nông nghiệp như gạo, lúa mì, ngô và bông. Tất
cả các sản phẩm đó chỉ có thể mua và bán thông qua thị trường.
3.1.1.3. Chính sách phát triển nông thôn và thị trường lao động
Dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị là trọng
tâm trong nỗ lực hiện đại hóa của một quốc gia. Tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp
nông thôn (các doanh nghiệp Hương trấn) vào GDP đã tăng từ dưới 4% (những năm
1970) lên trên 30% vào năm 1999. Doanh nghiệp Hương trấn chiếm ưu thế trong lĩnh
vực xuất khẩu trong suốt những năm 1990 (NBSC, 2001). Các doanh nghiệp này đã thu
hút khoảng 35% lao động nông thôn ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài công ăn việc
làm được trả lương ở nông thôn, một lượng đáng kể lao động nông thôn tự làm chủ ngày
càng gia tăng, tăng từ 8% vào năm 1990 lên 13% vào năm 2000 (De Brauw và cộng sự,
2002).
3.1.1.4. Chính sách thương mại nông nghiệp
Bên cạnh những thay đổi quan trọng trong chính sách ngoại hối, Trung Quốc
đã tiến hành một số cải cách cơ bản cho hệ thống TMQT. Các mức thuế suất thấp
hơn và gỡ bỏ các rào cản xuất nhập khẩu đã bắt đầu có những ảnh hưởng quan trọng
đến hoạt động thương mại các sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc trong thập
niên 1980. Đầu tiên là giảm dần mức bảo hộ hàng hóa nông nghiệp do nhà nước và
các doanh nghiệp quốc doanh kiểm soát (Huang và Chen, 1999).
3.1.1.5. Chính sách phát triển khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn
Trước cải cách kinh tế, đầu tư nông nghiệp của Trung Quốc tập trung vào việc xây dựng
mạng lưới tưới tiêu và hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Sau thập niên 1970, Trung Quốc đầu tư
nhiều hơn vào khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước ngầm của họ3 (Wang và cộng sự,
2006).
Nghiên cứu nông nghiệp ở Trung Quốc phần lớn do nhà nước thực hiện và tập
trung vào chính sách lương thực. Hầu hết các chương trình nhân giống cây trồng tập trung
vào ngũ cốc (lúa gạo và lúa mì). Với phương châm tự túc lương thực quốc gia, mục tiêu chủ
yếu của các chương trình nghiên cứu ở Trung Quốc là hướng tới sản lượng cao.
3.1.2. Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc trước khi
gia nhập WTO
3.1.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc trước gia nhập WTO
Đối với một quốc gia với khoảng 1,4 tỷ người tiêu dùng với tài nguyên thiên
nhiên hạn chế, nhập khẩu thực phẩm của Trung Quốc trước khi gia nhập WTO vẫn
tương đối thấp. Trung Quốc gần như tự túc lương thực và là một nước xuất khẩu ròng
một số sản phẩm nông nghiệp, bao gồm thực phẩm và đồ uống, sản phẩm động vật, rau,
cá và hải sản, chè, và các loại trái cây
3
Ở khu vực nông thôn, đến năm 2005, Trung Quốc đã có số lượng giếng khoan gần như nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên
thế giới. Ban đầu, khoản đầu tư này do chính quyền địa phương thực hiện cùng với sự trợ giúp từ cấp trên. Đây là chương
trình giúp Trung Quốc tận dụng hiệu quả nguồn nước ngầm để phục vụ đời sống cư dân cũng như phục vụ sản xuất nông
nghiệp.
9
Bảng 3.1. Tình hình xuất nhập khẩu nông nghiệp của Trung Quốc trước
khi gia nhập WTO (Đơn vị: Tỷ USD)
Nhóm hàng nông sản Thương mại hằng năm, 1995-2000 Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu ròng
Thực phẩm và đồ uống 1 3,5 0,3 3,2
Động vật và sản phẩm động vật 2 2,2 0,5 1,7
Rau 1,6 0,1 1,5
Cá và hải sản 1,9 0,8 1,1
Thuốc lá, cà phê, trà, và gia vị 1,1 0,2 0,9
Trái cây và hạt các loại 0,4 0,2 0,2
Ngũ cốc, thức ăn, và sản phẩm xay 3 1,4 2,6 -1,3
Hạt có dầu, chất béo và các loại dầu 1,3 2,9 -1,6
Sợi, vải, da, và thuộc da 4 5,5 7,2 -1,7
Phân bón 0,2 2,8 -2,6
Sản phẩm nông nghiệp khác 0,4 1,2 -0,8
Ghi chú: 1 sản phẩm bánh, thực phẩm và đồ uống được bảo quản;
2
Động vật sống, thịt, sữa, trứng, mật ong, và các sản phẩm động vật khác;
3
Ngũ cốc, thức ăn và phụ phẩm, bột mì và các sản phẩm xay xát;
4
Tơ lụa, lông động vật, bông sợi và vải, da và thuộc da.
Nguồn: ERS analysis of China customs statistics reported in Hsin-Hui Hsu and
Fred Gale, China: Agriculture in Transition, USDA/ERS Agriculture and Trade
Report WRS-01-2, November 2001, appendix tables 5 and 6.
Mặc dù diện tích đất nông nghiệp hạn chế, Trung Quốc duy trì sản xuất lương
thực ở mức cao nhờ kỹ thuật thâm canh cao, từ hai đến ba vụ một năm, và sử dụng
một lượng lớn phân bón cũng như lao động. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Trung
Quốc cho thấy sự thiếu bền vững do Trung Quốc canh tác dựa vào thâm dụng lao động
và tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, nền kinh tế trang trại của Trung Quốc còn
tương đối nhỏ và chủ yếu là canh tác hộ gia đình.
3.1.2.2. Tăng trưởng và cơ cấu nông nghiệp của Trung Quốc trước gia nhập WTO
Tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp trong nền kinh tế Trung Quốc đã giảm
đáng kể. Các xu hướng trong cơ cấu kinh tế và thương mại nông nghiệp của Trung
Quốc trong hai thập kỷ cũng tương đồng với các quốc gia đang phát triển khác trước khi
gia nhập WTO. Nông nghiệp Trung Quốc đã di chuyển theo hướng phù hợp hơn với
nguồn lực và tài nguyên của họ. Những cam kết trong Nghị định thư gia nhập WTO của
chính phủ Trung Quốc cũng phù hợp với kế hoạch cải cách dài hạn của quốc gia này.
3.1.3. Một số vấn đề đặt ra đối với khu vực nông nghiệp Trung Quốc khi gia nhập WTO
Thứ nhất, ngành nông nghiệp Trung Quốc ngày càng hội nhập sâu rộng vào
nền nông nghiệp thế giới, và việc đảm bảo phát triển ngành sản xuất nội địa của
Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng.
Thách thức thứ hai đối với nền kinh tế Trung Quốc đó là sự mất cân đối cung
10
cầu và vấn đề thiếu hụt sản phẩm ngày càng nghiêm trọng.
Thách thức thứ ba là, chi phí đầu vào và các loại phí sản xuất nông nghiệp
khác có xu hướng gia tăng nhanh.
Thách thức thứ tư là sự mất cân đối trong cơ cấu lao động và việc làm ở khu vực
nông thôn, nhất là vấn đề dư thừa lao động nông thôn và sự thiếu hụt cơ cấu nguồn lao
động nông nghiệp.
Thách thức thứ năm đối với nền nông nghiệp Trung Quốc là hiện đại hóa nông
nghiệp không theo kịp với công nghiệp hóa và đô thị hóa.
Bên cạnh đó, năng suất nông nghiệp gia tăng chậm.
Áp lực gia tăng thu nhập cho người nông dân ngày càng lớn.
3.2. Thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia
nhập WTO
3.2.1. Khái quát tình hình phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia
nhập WTO
Thứ nhất, các nguồn lực nông nghiệp của Trung Quốc tương đối hạn chế.
Thứ hai, nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của hàng triệu nông dân và
cũng là phương tiện sinh kế chính của nông dân Trung Quốc.
Thứ ba, một tỷ lệ lớn nông dân Trung Quốc vẫn sống dưới mức chuẩn nghèo tính
theo chỉ tiêu thu nhập ròng bình quân đầu người hàng năm là 2.300 NDT (khoảng 339
USD). Thu nhập ròng bình quân đầu người của nông dân Trung Quốc năm 2010 là 5.919
NDT (khoảng 874 USD), nhỏ hơn 1/3 lần thu nhập khả dụng của người dân đô thị.
Thứ tư, với dân số khoảng 1,42 tỷ người4, Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới
vấn đề an ninh lương thực trong nước.
Thứ năm, công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Trung Quốc diễn ra rất nhanh thúc đẩy
năng suất công nghiệp tăng cao làm cho nền kinh tế Trung Quốc phân cực rõ ràng.
Thứ sáu, cơ sở hạ tầng nông thôn và hạ tầng xã hội tụt hậu đáng kể so với khu
vực thành thị và các thành phố lớn (Ni, 2013).
3.2.2. Chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
3.2.2.1. Chính sách thuế quan và hàng rào phi thuế
(i) Chính sách thuế quan
Trung Quốc đã thực hiện cắt giảm thuế quan cùng với các biện pháp miễn thuế để
đạt được một loạt các mục tiêu chính sách. Việc giảm thuế, miễn thuế cụ thể được do
Quốc hội quyết định và tất cả các cắt giảm thuế và miễn giảm thuế được áp dụng trên cơ
sở của nguyên tắc tối huệ quốc (MFN).
(ii) Các rào cản phi thuế
4
Số liệu năm 2019
11
Các rào cản phi thuế bao gồm: Hạn ngạch thuế quan, giấy phép nhập khẩu, ..
3.2.2.2. Chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc
Bảng 3.14. Chi tiêu chính phủ cho nông nghiệp của Trung Quốc
giai đoạn 2000 – 2014 (Đơn vị: tỷ nhân dân tệ).
Năm Chi tiêu
chung
Tỷ trọng
chi tiêu
tài khóa
Chi cho các hoạt
động sản xuất
nông nghiệp
Chi xây
dựng cơ sở
hạ tầng
Chi
KH&CN
Chi cứu
trợ thiên
tai
Chi phúc lợi xã
hội và phát
triển NN-NT
2000 123,15 7,8 76,69 41,45 0,98 4,04 --
2001 145,67 7,7 91,8 48,08 1,03 4,77 --
2002 158,08 7,2 110,27 42,38 0,99 4,44 --
2003 175,45 7,1 113,49 52,74 1,24 7,98 --
2004 233,76 8,2 169,38 54,24 1,56 8,59 --
2005 245,03 7,2 179,24 51,26 1,99 12,54 --
2006 317,3 7,9 216,14 50,43 2,14 18,2 --
2007 431,83 8,7 180,17 -- -- -- 141,58
2008 595,55 9,5 226,01 -- -- -- 207,28
2009 725,31 9,5 267,92 -- -- -- 272,32
2010 857,97 9,5 342,73 -- -- -- 335,03
2013 1.300
2014 1.400
Nguồn: China Statistical Yearbook on the Countryside and China Rural Statistical
Yearbook 2011.
• Chính sách trợ cấp thuộc “hộp xanh lá cây” của Trung Quốc
- Chính sách trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng ngũ cốc
- Chính sách hỗ trợ bảo vệ môi trường
- Quy mô và mức độ trợ cấp hộp xanh lá cây của Trung Quốc (Bảng 3.15)
• Chính sách trợ cấp thuộc “hộp hổ phách” của Trung Quốc
- Chính sách trợ cấp đầu vào nông nghiệp toàn diện
- Chính sách trợ cấp mua máy nông nghiệp
- Chính sách trợ cấp giống và đa dạng hóa cây trồng
- Chính sách giá thu mua tối thiểu
- Quy mô và mức độ trợ cấp hộp hổ phách của Trung Quốc (Bảng 3.19a,b)
Theo Thông cáo của WTO về Trung Quốc, chi ngân sách hỗ trợ “hộp hổ
phách” của Trung Quốc tăng lên tới 78,86 tỷ NDT năm 2008, chiếm khoảng 1,5%
12
tổng sản lượng nông nghiệp. Hỗ trợ “hộp hổ phách” cho sản phẩm cụ thể đối với 7
sản phẩm nông nghiệp chính gồm lúa mì, gạo, ngô, đậu tương, bông, cải dầu và thịt
lợn.
Hỗ trợ hộp hổ phách được đo lường và khái niệm hóa thông qua đo lường chỉ
số tổng lượng hỗ trợ tính gộp (AMS). Cam kết ràng buộc AMS cuối cùng của Trung
Quốc bằng không. Do đó, mức hỗ trợ hộp hổ phách tối đa được phép của Trung Quốc
là ở mức độ tối thiểu (de minimis). Cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc thiết lập
mức tối thiểu là 8,5% giá trị sản xuất đối với các khoản hỗ trợ gây bóp méo thương
mại.
3.2.2.3. Chính sách trợ cấp xuất khẩu của Trung Quốc
Trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc cung cấp các khoản trợ cấp xuất khẩu
đối với ngô và gạo. ngô tương ứng là 368 NDT mỗi tấn vào năm 1999 và 378 NDT
mỗi tấn vào năm 2001. Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO Trung Quốc buộc phải
ngừng áp dụng các gói trợ cấp xuất khẩu để phù hợp với các cam kết của tổ chức này.
3.2.2.4. Chính sách thiết kế và hoàn thiện hàng rào kỹ thuật thương mại trong
nông nghiệp (TBT)
TBT đã trở thành phương tiện chủ yếu và hình thức bảo hộ cao cấp đối với
thương mại hàng hóa trong nước. Trung Quốc gia nhập WTO phải đối mặt với nhiều
thách thức trong những bước đột phá về các rào cản kỹ thuật nước ngoài và việc bảo
vệ thị trường trong nước.
Các rào cản kỹ thuật thương mại chủ yếu đối xuất khẩu của Trung Quốc
(1) Rào cản tiêu chuẩn kỹ thuật
(2) Đóng gói và dán nhãn
(3) Rào cản “màu xanh lá cây”
• Các biện pháp ứng phó của Trung Quốc để vượt qua các rào cản kỹ thuật đối với
thương mại
Thứ nhất, Trung Quốc xây dựng, xác lập chiến lược thực hiện tiêu chuẩn hóa,
xây dựng một quy chuẩn kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn vững chắc để đảm bảo phát
triển bền vững. Thứ hai, chủ động thiết lập và cải tiến cơ chế cảnh báo sớm TBT. Các
nước phát triển lớn và một số nước đang phát triển đều coi trọng việc theo dõi và
nghiên cứu các biện pháp TBT của các đối tác thương mại và một số nước đã thiết
lập cơ chế cảnh báo sớm cho mình. Thứ ba, tập trung vào các cơ chế hợp tác song
phương, đa phương và khu vực để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại.
13
Bảng 3.15. Trợ cấp hộp xanh lá cây của Trung Quốc
Đơn vị: Tỷ NDT.
Năm Dịch vụ chung Dự trữ an ninh lương thực
Trợ cấp lương
thực trong nước
Hỗ trợ
thu nhập
Cứu trợ
thiên tai
Chương
trình hưu
trí
Các chương
trình môi
trường
Các chương
trình trợ cấp
vùng
Tổng trợ cấp
hộp xanh lá
cây
1999 109,1 47,6 2,6 - 5,0 - 7,1 12,9 184,3
2000 121,2 53,8 2,4 - 5,3 - 12,7 12,5 207,9
2001 145,0 59,7 0,7 - 6,0 - 17,5 13,5 242,3
2002 151,4 53,1 0,4 - 6,0 - 26,2 14,9 252,1
2003 154,3 54,5 0,2 - 10,9 - 21,6 16,4 258,0
2004 165,6 42,1 0,1 11,6 9,3 - 61,6 18,1 308,5
2005 172,7 44,1 0,1 13,2 11,5 - 48,4 19,5 309,6
2006 200,8 50,4 0,1 14,2 13,2 - 55,8 22,0 356,5
2007 280,2 54,2 0,05 16,0 20,7 - 60,1 26,6 457,9
2008 355,7 57,9 0,06 23,6 55,4 - 68,9 32,0 593,6
2009 232,2 69,5 0,06 17,0 29,9 - 91,2 37,5 477,5
2010 250,1 77,0 0,01 16,3 58,4 - 90,4 42,3 534,6
2011 326,8 35,8 0,04 18,2 42,9 4,08 85,4 51,6 564,82
2012 416,7 41,9 0,06 18,1 47,5 3,07 93,4 65,9 686,67
2013 462,1 56,9 0,07 18,4 46,2 3,82 98,2 80,5 766,23
2014 493,5 78,1 0,06 26,2 40,3 3,47 104,4 90,4 836,4
2015 596,9 151,5 0,09 21,7 70,3 3,10 121,7 117,9 1.083,2
2016 606,8 114,5 0,06 163,3 80,6 3,88 123,5 220,4 1.313,2
Nguồn: China’s notification to the WTO (1999-2001, 2002-2004, 2005-2008, 2009-2010, 2011-2016).
14
Bảng 3.19b. Trợ cấp hộp hổ phách của Trung Quốc (Triệu NDT)
Mô tả 2011 2012 2013 2014 2015 2016 AMS Giá trị SX AMS Giá trị SX AMS Giá trị SX AMS Giá trị SX AMS Giá trị SX AMS Giá trị SX
AMS cho sản phẩm cụ thể (PS AMS)
Tổng PS AMS
Ngô 7.324 376.390 9.109 442.450 51.970 475.520 75.077 479.170 107.701 431.490 57.166 433.720
Bông 18.820 157.450 40.609 147.780 40.440 142.200 31.212 130.930 30.528 104.140 16.844 79.010
Bò 474 229.900 460 265.360 462 318.470 468 351.970 471 362.360 119 298.700
Lạc 415 97.490 415 112.530 416 112.500 416 107.020 416 106.100 - -
Lợn 4.598 1.222.540 5.088 1.243.590 1.037 1.256.060 770 1.229.760 765 1.285.970 73 1.413.340
Cải dầu 7.063 64.940 8.834 80.960 12.040 83.060 6.812 85.780 2.001 80.240 2 66.170
Gạo 8.103 526.010 10.628 571.490 41.745 601.460 37.935 619.300 38.350 612.910 27.793 627.100
Khoai tây 363 134.910 374 137.690 404 141.320 365 148.580 346 154.130 59 141.360
Cừu 255 171.320 259 201.000 547 229.470 261 237.770 261 208.690 60 219.170
Đậu tương 3.581 65.350 5.789 64.080 2.660 61.690 7.583 60.210 6.580 53.760 7.347 53.390
Đường 3.911 64.490 6.543 68.590 - - - - - - - -
Lúa mỳ 5.049 248.250 12.990 264.100 9.644 289.160 22.298 307.690 19.025 313.150 19.539 300.560
AMS phi sản phẩm cụ thể (NPS AMS)
Tổng NPS AMS 103.697 132.449 133.346 134.592 133.532 25.759
Trợ cấp đầu vào 84.596 109.146 109.124 10.910 107.996 97
Hỗ trợ mua máy
NN 19.101 23.303 24.222 25.482 25.536 25.662
Phụ phí (-)
TỔNG AMS
Nguồn: China’s notification to the WTO 2011-2016
15
Một số điểm chung trong chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc
Chính sách phát triển nông nghiệp và những điều chỉnh chính sách phát triển
nông nghiệp của Trung Quốc có thể tóm tắt trong một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống quản lý nông nghiệp mới dựa trên sự kết
hợp các hoạt động hộ gia đình, tập thể, hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp.
Thứ hai, về chính sách khoán. Hộ nông dân sẽ được giao quyền sở hữu. Họ
được khuyến khích phát triển một hệ thống sản xuất mà trách nhiệm, lợi ích gắn bó
chặt chẽ với kết quả của mình.
Thứ ba, thúc đẩy phân bổ công bằng hơn các nguồn lực công giữa thành thị
và nông thôn, hạn chế khoảng cách và sự phân hóa giàu nghèo.
Thứ tư, điều chỉnh mục tiêu an ninh lương thực quốc gia. Bên cạnh mục tiêu
trọng tâm là là cải thiện thu nhập cho nông dân trong những năm gần đây, nền tảng của
chính sách nông nghiệp là sự tập trung mạnh mẽ của chính phủ vào việc tự cung cấp
lương thực và đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia.
Thứ năm, chính sách thuế quan cũng như trợ cấp nông nghiệp đã được thực hiện theo
cam kết gia nhập khi Trung Quốc là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Thứ sáu, những thay đổi trong chính sách phát triển nông nghiệp hướng tới việc
hiện thực hóa giấc mơ nông nghiệp công nghệ cao.
Thứ bảy, chính sách nông nghiệp Trung Quốc hướng tới nâng cao năng lực sản
xuất và phát triển bền vững.
3.3. Đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia
nhập WTO và ảnh hưởng của nó đối với nông nghiệp
Sau khi gia nhập WTO vào năm 2001, sự thịnh vượng của thương mại đối ngoại
đã đóng vai trò rất quan trọng đối với sự “cất cánh” của nền kinh tế Trung Quốc, đưa
Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ.
3.3.1. Đánh giá việc thực thi chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc
sau khi gia nhập WTO
3.3.1.1. Những mặt tích cực
(i) Trung Quốc đã thực hiện tốt các cam kết gia nhập, đáp ứng yêu cầu của WTO
Lộ trình cắt giảm thuế quan của Trung Quốc đã đáp ứng đúng yêu cầu của
WTO, tỷ lệ cắt giảm thuế quan cũng được thực hiện theo đúng cam kết khi Trung
Quốc gia nhập. Trợ cấp xuất khẩu đã được xóa bỏ sau khi Trung Quốc chính thức trở
thành thành viên của WTO kể từ 2001.
(ii) Các chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc rất chú trọng phát
triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp và linh hoạt sử dụng các công cụ hộp “hổ phách”
Số liệu từ trợ cấp “Hộp xanh lá cây” và chương trình tam nông của Trung Quốc cho
thấy, sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc luôn tăng cường đầu tư khá đồng bộ đối với
16
CSHT nói chung, CSHT nông nghiệp nói riêng. Hệ thống giao thông đường bộ, giao thông
nông thôn, hệ thống tưới tiêu, thủy lợi luôn được quan tâm chú trọng.
(iii) Trung Quốc đã đạt được thành tựu đáng kể trong quản lý và tổ chức sản
xuất nông nghiệp
Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp đã phát triển đa dạng hơn cả
trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Quản lý ngành dọc trong sản xuất
nông nghiệp tăng nhanh và quy mô cũng được mở rộng (Zhen & Xiangzhi, 2014).
Hệ thống dịch vụ nông nghiệp cũng đã được cải thiện đáng kể.
3.3.1.2. Những mặt hạn chế
(i) Giá trị các biện pháp hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp còn thấp
(ii) Một số chính sách đã gây bóp méo thị trường
(iii) Trong quá trình thực hiện, Trung Quốc vẫn còn vi phạm một số cam kết WTO
(iv) Thiết kế hệ thống chính sách nông nghiệp vẫn còn những hạn chế
3.3.2. Ảnh hưởng của chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi
gia nhập WTO đối với nông nghiệp
3.3.2.1. Ảnh hưởng tích cực
i. Các chính sách trợ cấp trong nước đã góp phần gia tăng nguồn lực cho phát
triển nông nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng chung, thúc đẩy khoa học kỹ thuật và
công nghệ nông nghiệp phát triển
ii. Các chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Trung Quốc đã tác động tích cực làm
tăng giá trị sản lượng nông nghiệp, Trung Quốc có thể cung cấp lương thực cho 1/5
dân số thế giới
Bảng 3.21. Một số kết quả của chính sách phát triển nông nghiệp
Trung Quốc giai đoạn 2000-2018
Năm
Chi tiêu cho nông
nghiệp
(109 NDT)
Tổng sản lượng
lương thực
(106 tấn)
Thu nhập ròng
bình quân đầu
người của nông
dân
(NDT)
Tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu
sản phẩm nông
nghiệp (109 USD)
2000 -- 462,18 2.253 26,95
2001 -- 452,64 2.366 27,90
2002 -- 457,06 2.476 30,59
2003 214,42 430,70 2.622 40,36
2004 262,62 469,47 2.936 51,42
2005 297,53 484,02 3.255 56,29
2006 351,72 498,04 3.587 63,48
2007 431,83 501,60 4.140 78,10
17
2008 595,55 528,71 4.761 99,16
2009 725,31 530,82 5.153 92,13
2010 857,97 546,48 5.919 121,96
2011 1.049,77 571,21 6.977 155,62
2012 1.228,66 589,57 7.917 175,70
2013 1.379,9 601,94 8.896 186,69
2014 1.517,8 607,03 10.488 236,0
2015 1.758,8 621,44 11.421 226,6
2016 1.877,6 616,25 12.363 225,1
2017 1.908,9 661,60 13.432 262,0
2018 - 657,89 - 172,2
Nguồn: Chinese Agricultural Yearbook; Statistical tables, chapter 8, WTO, FAO STAT
iii. Các chính sách thuộc nhóm “hộp xanh”, đặc biệt là sự gia tăng đầu tư cho KHCN
cùng với quá trình đô thị hoá đã thúc đẩy chuyển dịch cấu nông nghiệp Trung Quốc, hình
thức tổ chức sản xuất chuyển biến theo hướng tích cực, hiện đại
iv. Việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế của Trung Quốc đối với các thị trường
trên thế giới đã giúp Trung Quốc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thúc đẩy kim ngạch xuất
nhập khẩu tăng
v. Các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, chương trình trợ cấp thu nhập và tăng cường
đầu tư chi tiêu cho nông nghiệp ở Trung Quốc đã có tác dụng góp phần xóa đói, giảm nghèo
và cải thiện thu nhập của nông dân
vi. Các chính sách đầu tư phát triển khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thiết
kế và hoàn thiện hàng rào kỹ thuật thương mại nông nghiệp (TBT) đã thúc đẩy nâng cao
năng lực cạnh tranh và phát huy lợi thế so sánh của nông nghiệp Trung Quốc
vii. Các chính sách bảo vệ môi trường và quá trình hoàn thiện hàng rào kỹ thuật thương
mại nông nghiệp (TBT) đã khiến thói quen, tập quán sản xuất nông nghiệp Trung Quốc thay
đổi theo hướng tích cực
Có thể rút ra một số nhận xét về các chính sách phát triển nông nghiệp Trung
Quốc sau khi gia nhập WTO, các biện pháp trợ cấp trong nước thuộc nhóm “hộp xanh
lá cây” là nhóm có ảnh hưởng, có tác động lớn nhất đối với kết quả sản xuất và những
thành tựu của nền nông nghiệp nước này. Trong các biện pháp thuộc nhóm “hộp
xanh”, thì chính sách nghiên cứu và phát triển KHCN, chính sách phát triển cơ sở hạ
tầng đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kết quả của nông nghiệp, tiếp đến
là chính sách khuyến nông và tư vấn. Bên cạnh đó, nhóm các biện pháp nhóm hộp hổ
phách, cụ thể như chính sách trợ cấp đầu vào, chính sách trợ cấp máy nông nghiệp hay
trợ giá cũng góp phần vào thành tựu của nông nghiệp ở Trung Quốc.
18
Đồng thời, các chính sách phát triển nông nghiệp của Trung Quốc sau khi gia
nhập WTO đã chú trọng đến phát huy lợi thế so sánh và gắn với mục tiêu phát triển
bền vững. Lợi thế so sánh của nông nghiệp Trung Quốc nằm ở lĩnh vực thâm dụng lao
động. Họ có thể tăng cường xuất khẩu sản phẩm từ ngành thâm dụng lao động như
thủy sản, trái cây, rau củ và tơ tằm. Đây cũng là những sản phẩm mà Trung Quốc có
xuất siêu trong nhiều nă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_luan_giai_kha_nang_van_dung_nhung_kinh_nghie.pdf