Tóm tắt Luận án Luận văn Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay

Để xây dựng thành công môi trường văn hóa học đường, các trường

cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu: Một là,trang bị cho SV

một lập trường thế giới quan khoa học và một phương pháp luận đúng đắn;

Hai là, quan tâm chăm sóc, giáo dục toàn diện thế hệ trẻ SV hôm nay phát

triển về thể chất, trí tuệ, tâm hồn, trong sáng về đạo đức ; Ba là, xây

dựng môi trường văn hóa lành mạnh là biện pháp tích cực trong phòng

chống tệ nạn xã hội; Bốn là, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở đi đôi

với kỷ cương, kỷ luật học đường nghiêm minh; Năm là,duy trì thường

xuyên mối liên hệ phối hợp trách nhiệm giữa nhà trường với gia đình và

các lực lượng xã hội liên quan, từ công tác tuyên truyền giáo dục, nắm bắt

tình hình đến phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn xử lý kịp thời các tệ nạn xã

hội, những thói hư tật xấu trong một bộ phận SV. Một số biện pháp chủ

yếu: Một là, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn mực văn hóa và quy tắc ứng xử.

Hai là, xây dựng môi trường văn hóa theo tiêu chí xanh, sạch, đẹp. Ba là,

thực hiện tốt các phương châm ứng xử văn hóa học đường. Bốn là, tổ chức

có hiệu quả các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao. Năm là, đưa “xây

dựng văn hóa học đường” thành tiêu chí thi đua

pdf24 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 28/02/2022 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Luận văn Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn, giản dị và trung thực; 5.Truyền thống hiếu học; 6.Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cái đẹp. Trong đó, giá trị đạo đức chiếm vị trí nổi bật; chủ nghĩa yêu nước là giá trị cốt lõi, giá trị định hướng, những giá trị khác mang tính phổ biến là những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống quý báu của dân tộc ta. 2.2. Tầm quan trọng của giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả NCS luận giải rõ hơn về thuật ngữ SV, vai trò, đặc điểm, nhân cách, tính quy luật hình thành NCSV. Theo đó, nói đến SV là nói đến những chủ thể đang phát triển, đang bộc lộ, đang định hình cái Riêng để có cá tính, bản sắc riêng của chính mình giữa những cái Riêng khác trong cộng đồng mà họ cùng chung sống, cùng hợp tác, chia sẻ. Ưu điểm và tính tích cực của SV là thuộc về bản chất của những người trẻ tuổi có tri thức. Hạn chế của họ cũng thường là hợp lẽ tự nhiên của những cá thể đang trưởng thành. Sinh viên Việt Nam có truyền thống yêu nước, gắn bó với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Phong trào của SV trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, chỉ khác nhau ở mục tiêu cụ thể còn truyền thống vẫn là tinh thần tình nguyện xung kích. Nghiên cứu các khái niệm liên quan trực tiếp đến NC như con người, cá nhân để thấy các trạng thái, yếu tố, mối quan hệ làm nên NC con người. Theo đó, nhân cách như là một chỉnh thể cá nhân có tính lịch sử cụ thể tham gia vào hoạt động thực tiễn, đóng vai trò chủ thể nhận thức và cải tạo thế giới, chủ thể của quyền hạn và nghĩa vụ, của những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ và mọi chuẩn mực xã hội khác. Cấu trúc nhân cách bao gồm phẩm chất và năng lực, là sự thống nhất biện chứng giữa phẩm chất và năng lực - có người còn gọi là “đức” và “tài” trong mỗi người. Từ đó thấy được tính thống nhất, tính ổn định, tính tích cực và tính giao lưu của NC và tính quy luật của sự hình thành nhân cách. Nhìn nhận đặc điểm của nhân cách sinh viên phải từ tính phổ quát “con người, nhân cách và đạo đức” cho đến cái bộ phận, xu hướng NCSV mà ta cần lưu ý. Đó là: tính thực tế; tính năng động; tính cụ thể của lý tưởng; tính liên kết (tính nhóm); tính cá nhân v.v. 9 Từ nghiên cứu trên, chỉ ra tầm quan trọng của giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên SV thường xuyên chịu sự tác động của cả mặt tích cực và mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của mở cửa, hội nhập quốc tế, v.v. Vì vậy, giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV, thiết thực góp phần hình thành, phát triển NCSV trong hoàn cảnh mới; góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, định hướng giá trị sống cho SV, góp phần khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của SV. Tóm lại, để thành công trong công tác giáo dục GTVH tinh thần TTDT, cần giúp SV nâng cao nhận thức, hiểu biết về các giá trị đó. Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của SV thông qua việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước. Xây dựng môi trường VH học trường lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để SV vận dụng các GTVH tinh thần TTDT vào trong quá trình học tập, rèn luyện, xây dựng và từng bước hoàn thiện nhân cách của mình. 2.3. Nội dung giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc Giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tự hào dân tộc và yêu hòa bình: Giúp cho SV hiểu cơ sở hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; chủ nghĩa yêu nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; xây dựng con người Việt Nam thấm sâu chủ nghĩa yêu nước, tự hào về nền văn hiến lâu đời, tinh thần tự cường, tự tôn dân tộc và yêu hòa bình. Giáo dục truyền thống nhằm giúp cho SV tự ý thức được về điều đó mà phát huy, thống nhất ý chí và hành động, năng động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện để đạt kết quả cao. Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng: Giúp SV nhận thức đúng đắn khái niệm và bản chất của đoàn kết, ý thức cộng đồng. Bản thân SV cũng bị chi phối bởi một hệ thống các lợi ích của SV trong mối quan hệ với lợi ích cộng đồng, dân tộc. Đây chính là vấn đề của thời kinh tế thị trường, mở cửa, chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc đối với công tác giáo dục đoàn kết dân tộc, ý thức cộng đồng cho SV Việt Nam hiện nay. Giáo dục lòng nhân ái, bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý: Bản thân SV cần hiểu, thấm nhuần và sống có lòng nhân ái, bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý. Để giáo dục những phẩm chất đó, không chỉ đơn thuần là vấn đề lý thuyết mà còn rất cần một sự làm gương, tình thương, sự bao dung, 10 độ lượng đối với SV, làm cho họ tự nhận ra, tự nảy sinh và phát triển những phẩm chất đó trong cuộc sống. Giáo dục đức tính cần cù sáng tạo, khiêm tốn, giản dị và trung thực: Giáo dục những phẩm chất này là rất cần thiết cho quá trình hình thành, phát triển NCSV. Vì vậy cần có phương pháp tư duy giáo dục phù hợp với một hiện thực khách quan về hình tượng lịch sử , thực tiễn minh chứng và là tấm gương để SV học tập, noi theo. Đồng thời SV cần nhận thức được mọi thứ trong thế giới tự nhiên, đầy biến hóa này đều có mặt trái của nó phải biết sàng lọc. Giáo dục truyền thống hiếu học: Giúp SV nhận thức được biểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững. Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời. Nội lực chính là thực lực để con người tự trọng và tự tin cạnh tranh một cách lành mạnh. SV cần nhận thấy được cái chân lý ngàn đời: Muốn trở thành người tử tế phải rèn luyện và chịu khó lao động, chăm chỉ học hành. Giáo dục tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cái đẹp: Giúp SV hiểu đây là những phẩm chất quý báu của người Việt Nam, do vậy giáo dục những phẩm chất trên cho sinh viên là điều vô cùng cần thiết. Điều kiện để có được các phẩm chất đó là có lòng tự tin vào cuộc sống, tính hướng thiện, hướng về cái đẹp, cái tốt của SV. Giúp SV tự tin, hòa đồng, nỗ lực vươn lên trong những điều kiện khó khăn về mọi mặt. Giáo dục cho SV nhận thức và phát huy vai trò trách nhiệm của bản thân trước gia đình, nhà trường, xã hội và tích cực hoàn thiện NC của mình. Kết luận chương 2 Giáo dục GTVH tinh thần TTDT có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành những kiểu mẫu hành vi, nhân cách. Theo đó, nhân cách của SV được hình thành và phát triển trong môi trường văn hóa xã hội một cách gián tiếp thông qua quá trình giáo dục và tự giáo dục. Nghiên cứu nhân cách và tính quy luật của sự hình thành và phát triển nhân cách SV có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong việc xác định nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho sinh viên. Trên cơ sở đó giúp sinh viên nhận ra chân GTVH tinh thần TTDT, ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong xã hội hiện đại và giúp hình thành, phát triển nên nhân cách tốt đẹp cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 11 Chương 3 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY Chương 3 bố cục thành 2 tiết và kết luận chương: 3.1. Những nhân tố tác động đến giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên 3.2. Thực trạng giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay 3.1. Những nhân tố tác động đến giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên Nhân tố chủ quan từ chủ thể giáo dục Nhà trường, tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên và gia đình thể hiện vai trò chủ thể của mình thông qua quá trình hoạt động giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV. Quá trình này là hoạt động phối hợp thống nhất giữa chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục (sinh viên) nhằm hình thành và phát triển nhân cách SV theo những yêu cầu của xã hội. Giáo dục GTVH tinh thần TTDT giữ một vai trò đặc biệt, tác động mạnh mẽ đến sự hình thành những kiểu mẫu hành vi, nhân cách. Nhân cách của SV được hình thành và phát triển trong môi trường văn hóa xã hội một cách gián tiếp thông qua quá trình giáo dục và tự giáo dục. Vì thế vai trò chủ thể giáo dục GTVH tinh thần TTDT đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiến tạo nên một môi trường văn hóa xã hội thuận lợi cho SV hình thành, phát triển nhân cách của mình. Đối tượng giáo dục là sinh viên - SV vừa là đối tượng giáo dục vừa là chủ thể tiếp nhận, tác động phản hồi đến giáo dục GTVH tinh thần TTDT. Giáo dục GTVH tinh thần TTDT có mang lại hiệu quả hay không, điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vai trò của chính bản thân SV với tư cách đối tượng giáo dục. Vấn đề ở đây, giáo dục GTVH tinh thần TTDT không thuần túy là trang bị tri thức mà còn là tác nhân nuôi dưỡng, thẩm thấu phẩm chất tốt đẹp cho quá trình hình thành phát triển NCSV, không phải môn học nào cũng tạo được lợi thế như vậy. Điều này sẽ giúp cho SV có được nhận thức và động cơ học tập đúng đắn, có ý thức vươn lên, tự hoàn thiện nhân cách của bản thân. Những nhân tố khách quan tác động đến giáo dục Thứ nhất, lịch sử, truyền thống dân tộc Việt Nam. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử chiến thắng oanh liệt giặc ngoại xâm. Con đường sống còn và chiến thắng là phải biết phát huy sức mạnh của toàn dân tộc. Từ đó 12 mà truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường bất khuất đã được phát huy cao độ. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc nhưng do yêu cầu chống thiên tai, chống ngoại xâm và do sự giao lưu, hội nhập văn hoá, cả cộng đồng dân tộc Việt Nam vẫn có mẫu số chung của một nền văn hoá thống nhất trong tính đa dạng, một ý thức chung về vận mệnh cộng đồng. Luận giải trên là cơ sở để nhận rõ vai trò to lớn của nhân tố lịch sử truyền thống đối với giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV Việt Nam hiện nay. Thứ hai, môi trường kinh tế xã - hội Việt Nam. Kinh tế thị trường đã làm sống động nền kinh tế đất nước, tác động trực tiếp đến đời sống SV. Mặt tích cực, là tạo ra môi trường tốt để phát huy tài năng, tính sáng tạo của mỗi SV, qua đó, năng lực toàn diện của SV được thử thách, bộc lộ và phát triển. Mặt trái của kinh tế thị trường là tình trạng tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân ngày càng phát triển đã tác động không nhỏ đến đạo đức lối sống, nhân cách của một bộ phận SV. Dù muốn hay không thì các kênh thông tin, các môi trường tương tác và các sự kiện từ môi trường xã hội bên ngoài cổng trường đại học vẫn thường xuyên dội vào nhà trường. Và như vậy, dù tính chất của các tác động đó theo chiều hướng nào đi chăng nữa thì vẫn được xem như là tác nhân kích thích giúp SV “gạn đục khơi trong” về nội dung tiếp nhận; hình thành thái độ và bản lĩnh vững vàng trước cuộc sống. Từ cách tiếp cận như trên, cần coi môi trường giáo dục đại học như là lăng kính khúc xạ và thẩm thấu các tác động từ môi trường văn hóa xã hội đối với SV. Thứ ba, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Đã có tác động tích cực đối với SV, cùng với ý thức đề cao tính cá nhân là việc soi chiếu các giá trị đạo đức nhân cách dưới góc độ cá nhân, phẩm chất cá nhân. Với sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông hiện đại và việc mở rộng, đa dạng hóa giao lưu quốc tế, SV ngày nay đã hòa kịp vào dòng chảy mới trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hoá cũng tác động tiêu cực đến đạo đức, nhân cách con người nói chung, SV nói riêng. Bởi “Sinh viên là một tầng lớp xã hội “đặc thù”, năng động, sáng tạo trong học tập, có ý chí vươn lên, thích tìm tòi cái mới và dễ thích nghi với cái mới v.v. nhưng do kinh nghiệm bản thân và vốn sống còn hạn chế, sự trải nghiệm chưa nhiều nên sinh viên cũng dễ bị ảnh hưởng từ mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, từ những phức tạp của xu thế toàn cầu hoá”. Tất cả đó chỉ cho chúng ta thấy rằng, công tác giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV Việt Nam hiện nay đang có những thuận lợi cơ bản song cũng không ít khó khăn, thách thức. Bên cạnh mặt tích cực thì sự “xâm lăng” văn hóa; tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai trái với thuần 13 phong mỹ tục của môi trường văn hóa; tình trạng nhập khẩu, quảng bá hay tiếp thu dễ dãi thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài v.v. đã và đang tác động xấu, là một trong những lực cản đối với công tác giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV Việt Nam hiện nay. 3.2. Thực trạng giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay Thứ nhất, kết quả giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc tác động, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong những năm qua Một là, những kết quả đạt được từ chủ thể giáo dục. - Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên gắn kết với chương trình, kế hoạch đào tạo của nhà trường. Hầu hết các trường, Đảng uỷ có nghị quyết, Ban giám hiệu có sự chỉ đạo công tác thanh niên SV, công tác giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục truyền thống dân tộc. Việc tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên” đầu khoá, cuối khoá và đầu năm học luôn được coi trọng. Tuy “GTVH tinh thần TTDT” không phải là một môn học nhưng vẫn là nội dung rất quan trọng được tích hợp qua các môn học khác và qua vai trò “nhân cách văn hóa” của những người thầy đã giúp SV có cách nhìn toàn diện về thực tiễn, lịch sử truyền thống và con người Việt Nam hơn, qua lăng kính tri thức toàn diện trở lên sâu sắc hơn. Cũng có thể xem điểm chuyên cần qua các môn học là “thước đo” theo một chuẩn giá trị truyền thống trong rèn luyện nhân cách của SV. - Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên thông qua hình thức tổ chức các chương trình - sự kiện. Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, các cuộc giao lưu, gặp gỡ nhân chứng lịch sử, nói chuyện truyền thống, tổ chức cho SV về nguồn v.v. tất cả đã góp phần khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc, yêu chuộng hòa bình, tinh thần và ý thức trách nhiệm của SV Việt Nam ngày nay trước vận mệnh của dân tộc và tương lai phát triển của đất nước. - Giáo dục các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên thông qua các phong trào chính trị xã hội + Phong trào“Sinh viên tình nguyện”. Hàng năm, tất cả các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đều tổ chức các hoạt động tình nguyện thu hút sự tham gia của hàng triệu lượt SV. Đó là các hoạt động chung sức cùng cộng đồng, tình nguyện, xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giúp đỡ người nghèo, cải thiện dân sinh, tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, tri ân người có công với nước, hoạt động từ 14 thiện v.v. Đây là một quá trình tự giáo dục truyền thống rất hiệu quả, góp phần giúp SV rèn luyện trưởng thành. + Cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt”, là một trong những phong trào có ý nghĩa sâu sắc đối với xã hội và sinh viên. Đặc biệt “Sinh viên 5 tốt” còn là tiêu chí để mỗi sinh viên biết phấn đấu, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách của bản thân. Như vậy, các giá trị truyền thống đã được khơi dậy, phát huy mạnh mẽ trong mỗi con người SV, góp phần tạo nên giá trị mới là sự kết hợp giữa những giá trị truyền thống và giá trị thời đại trong NCSV. + Phong trào “Khuyến học, khuyến tài”. Phong trào “Khuyến học, khuyến tài” gắn với gia đình, dòng họ, từng địa phương mang tính xã hội rộng khắp đã có những tác động, ảnh hưởng tích cực đến giáo dục cao đẳng, đại học nói chung, đến việc học tập, rèn luyện của từng SV nói riêng. Trên thực tế, hầu hết SV đều ý thức được truyền thống hiếu học của dân tộc cần phát huy; ý thức về tổ ấm gia đình và trách nhiệm xây dựng cho gia đình mình thực sự là một gia đình hạnh phúc bằng sự cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành người tốt. Hai là, những kết quả đạt được từ phía sinh viên - Nhận thức của sinh viên về nhân cách, về vai trò ảnh hưởng của giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc đối với nhân cách. Hầu hết SV có cách nhìn tích cực về vai trò tác động, ảnh hưởng của giáo dục GTVH tinh thần TTDT đối với NCSV nhưng cho rằng chưa được quan tâm đúng mức. - Sinh viên biết trân trọng và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc qua thái độ, hành vi ứng xử đối với đất nước. Đại đa số SV Việt Nam hiện nay luôn quan tâm đến tình hình đất nước, dân tộc. Sự quan tâm đó thể hiện ở mong muốn được yêu nước một cách duy lý hơn, không chỉ đơn thuần là cảm tình yêu nước mà là yêu nước với thái độ của người làm chủ đất nước, với tư cách của công dân hiện đại, tức là phải có đủ thông tin và năng lực để đánh giá tình hình đất nước, để thể hiện vai trò chủ nhân đất nước với trách nhiệm đầy đủ. Đây chính là một nét mới đặt ra đối với công tác giáo dục GTVH tinh thần TTDT và bồi dưỡng nhân cách cho SV Việt Nam hiện nay. - Sinh viên biết giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc thể hiện qua rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống. Đa số SV có phẩm chất đạo đức tốt thể hiện ở lý tưởng, niềm tin vào Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; thể hiện ở động cơ học tập, rèn luyện vươn lên. Những giá trị đạo đức truyền thống, cốt lõi trong NC vẫn được đa số SV coi trọng, xây dựng và phát huy. Cách xác định về xu hướng lối sống tích cực, chấp nhận cạnh tranh, tinh thần vượt khó, vươn 15 lên là những xu hướng mới trong sự phát triển nhân cách của SV, phản ánh khá trung thực bức tranh chung về thực trạng NCSV Việt Nam hiện nay. - Sinh viên biết kế thừa,phát huy các GTVH tinh thần TTDT qua rèn luyện phẩm chất ý chí, tính kỷ luật, tính phê phán trong hoạt động nhận thức và các hành vi trong học tập. Đa số SV biết kế thừa, phát huy các GTVH tinh thần TTDT thông qua rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, tự giác, tích cực học tập, kỷ luật học tập nghiêm minh, chấp hành tốt nội quy, quy chế của nhà trường. Trong cách nhìn nhận của SV hiện nay có xu hướng đề cao tính tự lập, tự chủ, dựa vào năng lực của bản thân. Tư tưởng bình quân chủ nghĩa trong ý thức học tập của SV đã được khắc phục nhiều. Tỷ lệ SV có thái độ học tập tích cực, có học lực khá giỏi có chiều hướng tăng. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra vẫn còn khiêm tốn. - Sinh viên thể hiện tính tích cực hội nhập, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trên nền giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc. Không thể nói SV thụ động hội nhập và càng không thể nhận xét SV dễ bị hòa tan, đa số SV Việt Nam đang rất chủ động, đúng hướng và thể hiện tính tích cực hội nhập, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để phát triển, tạo nên lớp SV những năm đầu thế kỷ XXI truyền thống và hiện đại trên hệ quy chiếu GTVH tinh thần TTDT Việt Nam. Thứ hai, những mặt hạn chế của giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc tác động, ảnh hưởng đến nhân cách sinh viên - Những hạn chế từ chủ trương, chính sách. Có thể coi đây là những hạn chế từ tầm nhìn, định hướng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô chưa đáp ứng kỳ vọng của xã hội về đổi mới giáo dục đại học nói chung, giáo dục GTVH tinh thần TTDT nói riêng cho SV Việt Nam trong những năm qua. - Những hạn chế từ phía nhà trường. + Những hạn chế từ công tác quản trị đại học không những tác động không tốt đến công tác giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho sinh viên, mà vai trò chủ thể của nhà trường và kết quả giáo dục GTVH tinh thần TTDT với việc hình thành, phát triển NCSV bị hạn chế rất nhiều. + Những hạn chế từ giảng viên, theo Nghị quyết 29-NQ/TW (Trung ương 8 khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đề cập đến vấn đề giảng viên “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. + Những hạn chế từ xây dựng môi trường văn hóa học đường. Các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục NCSV ở các trường cao đẳng, 16 đại học hiện nay nhìn chung còn đơn điệu, thiếu chiều sâu, một phần cũng bởi còn thiếu một môi trường văn hóa học đường lành mạnh. Bao gồm cả môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp; văn hóa công vụ và ứng xử, văn hóa dạy và học, ý thức của sinh viên với văn hóa học đường, vai trò của thầy cô giáo với văn hóa học đường + Những hạn chế từ mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội. Qua khảo sát, nhiều ý kiến thầy cô và SV một số trường đại học cho rằng đây là mối quan hệ lỏng lẻo. Nhà trường chỉ quản lý SV những giờ trên lớp, thời gian còn lại tự do. Hiện tượng “đi nói dối cha, về nói dối chú” có ở không ít SV khi là cầu nối nhà trường và gia đình. Thậm chí có những SV bỏ học nhiều tháng mà gia đình vẫn không biết. SV phạm tội ngoài xã hội nhà trường cũng chẳng hay - Những mặt hạn chế từ phía sinh viên. Một bộ phận sinh viên chưa xác định đúng mục tiêu, động cơ học tập, thiếu ý chí vươn lên, lệch lạc về lối sống, mắc phải tệ nạn xã hội, dễ bị lôi kéo vào những mục đích xấu, thậm chí vi phạm pháp luật. Quá trình học tập không chỉ là quá trình hình thành tri thức khoa học mà đồng thời còn là quá trình rèn luyện, bồi dưỡng những NC tốt đẹp trong mỗi con người SV. Đó là vấn đề “cần” nhưng chưa “đủ” trong một bộ phận không nhỏ sinh viên ngày nay. Thứ ba, nguyên nhân của kết quả đạt được và những hạn chế - Nguyên nhân của kết quả đạt được Những giá trị văn hóa tinh thần đã trở thành những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến NCSV Việt Nam. Nhận thức và trách nhiệm về giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho thế hệ trẻ nói chung và SVnói riêng trong Đảng, xã hội và các trường cao đẳng, đại học đã có sự chuyển biến nhất định. Đại đa số SV đã có những hiểu biết cơ bản về vai trò của giáo dục GTVH tinh thần TTDT đối với sự hình thành và phát triển NCSV. - Nguyên nhân của những hạn chế + Từ vai trò chủ thể giáo dục: Tuy nhận thức đã có chuyển biến, việc hiện thực hóa nó trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế hiện nay thì vẫn chưa thật đầy đủ. Công tác chỉ đạo, tiến hành giáo dục GTVH tinh thần TTDT của các trường cao đẳng, đại học còn nhiều hạn chế, bất cập. Các hoạt động có tính chất tuyên truyền, giáo dục truyền thống của tổ chức Đoàn, Hội SV có lúc, có nơi chưa thiết thực, còn nặng về hình thức. + Bản thân SV với tư cách đối tượng giáo dục: Một bộ phận SV không tự ý thức được tầm quan trọng của giáo dục GTVH tinh thần TTDT 17 với việc hình thành, phát triển NCSV. Từ nhận thức lệch lạc dẫn đến một bộ phận SV thiếu sự rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu, dễ bị lôi kéo, kích động theo lối sống thực dụng, buông thả, coi thường đạo lý và pháp luật, quay lưng lại với truyền thống. + Tác động, ảnh hưởng từ Internet và mạng xã hội: Bên cạnh tiện ích, còn để lại hệ lụy như: phát tán tài liệu, bài viết, hình ảnh, clip có nội dung không lành mạnh, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; còn bị kẻ địch lợi dụng để thực hiện “diễn biến hòa bình”, xuyên tạc bóp méo sự thật lịch sử, nói xấu chế độ, Đảng và nhà nước ta là nguyên nhân góp phần tạo nên nhận thức lệch lạc, thói hư tật xấu cho một bộ phận giới trẻ trong đó có SV. + Tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường: Gây tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc, đến đạo đức, nhân cách, lối sống con người, trong đó có SV. Tuy nhiên, cần chỉ rõ nguyên nhân của những nguyên nhân hạn chế yếu kém trong giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV những năm qua phần chủ yếu là thuộc về chủ thể giáo dục. Công bằng mà nói, không thể đổ lỗi tất cả những hạn chế yếu kém và nguyên nhân của nó là thuộc về trách nhiệm các trường cao đẳng, đại học. Bởi việc hoạch định chiến lược, đường lối, chủ trương, chính sách, lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới giáo dục đào tạo là thuộc về Đảng, nhà nước và trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết luận chương 3 Giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả nhất định. Vai trò chủ thể giáo dục GTVH tinh thần TTDT của Đảng, Nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội đã được phát huy. Sự chủ động, tự giác của SV trong học tập, tiếp thu GTVH tinh thần TTDT đã có ảnh hưởng nhất định đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách SV. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác giáo dục GTVH tinh thần TTDT vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế cả về nhận thức, tư duy, hành động, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục và thiếu một sự kết gắn cần thiết giữa các môi trường giáo dục. Một bộ phận SV chưa có ý thức rèn luyện, còn có lối sống tự do buông thả, coi thường pháp luật. Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém, bất cậpThực tế đó đặt ra yêu cầu cần phải xác định rõ hơn quan điểm định hướng và một hệ thống giải pháp đáp ứng, cùng với sự quan tâm, nỗ lực nhiều hơn nữa của các cấp lãnh đạo, của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể chính trị, của sinh viên và cả xã hội. 18 Chương 4 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC HÌNH THÀNH VÀ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_luan_van_giao_duc_gia_tri_van_hoa_tinh_than.pdf
Tài liệu liên quan