Trong thực tế: Kết quả của luận án có thể giúp các nhà quản lý khẳng
định vai trò quan trọng của 7 thành phần được đề cập (Lãnh đạo, Mối
quan hệ, Phần thưởng, Đồng thuận, Quản lý thông tin và Truyền thông,
Kiểm tra & Giám sát, Thái độ đối với Thay đổi) có tác động đến Kết quả
hoạt động của tổ chức chính quyền địa phương ở cả 03 cấp: phường xã,
quận huyện và thành phố. Tuy nhiên, thành phần Thái độ đối với sự thay
đổi chỉ ảnh hưởng đến Kết quả hoạt động của tổ chức chính quyền địa
phương ở cả ba cấp độ (phường xã, quận huyện và thành phố) với độ tin
cậy 90%. Từ đó, giúp các nhà lãnh đạo và quản lý những cách thức tốt
nhất để giải quyết xung đột, khó khăn của LGOs hoặc thực thi các phương
pháp quản lý mới, nhằm thúc đẩy và cải thiện hiệu suất của các tổ chức
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Mô hình chẩn đoán tổ chức: Trường hợp tổ chức chính quyền địa phương tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à quản
lý nhận diện và giải quyết các vấn đề của tổ chức.
5
2.3 – TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN
2.3.1 Khái quát về tổ chức chính quyền: Peabody & Rourke (1965) cho
rằng các tổ chức trong khu vực công được xem như các cơ quan của Nhà
nước (chính quyền); Walsh (1978) đã nêu các cơ quan chính quyền được
thành lập với mục tiêu gia tăng quyền lực quản lý. Boyne và cộng sự
(2009) và Immordino (2010) đã đề cập đến tất cả các loại tổ chức thuộc
về Nhà nước (bao gồm tổ chức chính quyền, tổ chức trong khu vực công,
doanh nghiệp nhà nước, ...) và phải tự cải thiện hiệu quả hoạt động của
mình và liên tục phải đối mặt với áp lực đó để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Phan (2012) đề cập các tổ chức chính quyền bao gồm các thành phần như
cấu trúc, chức năng, cơ chế, nguyên tắc, các tổ chức (institutions).
2.3.2 Đặc điểm của các tổ chức trong khu vực công và tổ chức chính
quyền: Đặc điểm của các doanh nghiệp khá khác biệt so với các tổ chức
trong khu vực công và các tổ chức chính phủ, đặc biệt là các tổ chức chính
quyền địa phương tại Việt Nam. Có một số nghiên cứu đã đề cập đến
những khác biệt này như Baldwin (1987), Melkers & Willoughby (2005),
Taticchi (2005), Breitbarth và cộng sự (2010), Speklé và Verbeeten
(2014), Nguyễn (2016), Klingebiel và cộng sự (2016), Olivier (2017), ...
Luận án dựa trên các nghiên cứu khu vực công ở một số quốc gia có điều
kiện kinh tế và chính trị tương tự (như Trung Quốc) để tìm hiểu, nghiên
cứu và vận dụng trong trường hợp LGOs của Việt Nam.
Du và cộng sự (2018) cho rằng các tổ chức chính phủ ở Trung Quốc giữ
một vai trò kép (điều này khác so với các nước phát triển khác): vừa là
người tham gia và vừa là cơ quan quản lý (nghiên cứu của Zou (2004)).
Và tổ chức chính quyền tại Việt Nam cũng vậy, vừa tham gia với tư cách
6
là thành viên, vừa là cơ quan quản lý. Việt Nam và Trung Quốc đều cải
cách nền kinh tế theo định hướng thị trường chuyển đổi, vì vậy tổ chức
chính quyền ở cả hai nước phải thích ứng với những thay đổi này.
Trái ngược với Việt Nam và Trung Quốc, hệ thống chính phủ của các
quốc gia như Úc, Hoa Kỳ và một số nước khác, gồm 3 cấp: cấp liên bang,
tiểu bang và địa phương; còn hệ thống chính phủ ở Hà Lan là chính quyền
trung ương, các tỉnh và thành phố (theo nghiên cứu của Speklé và
Verbeeten (2014)); tổ chức chính quyền của Việt Nam bao gồm bốn cấp:
cấp trung ương, cấp tỉnh (trong đó có một số đô thị đặc biệt như Hà Nội,
TP HCM), cấp huyện và cấp phường. Các chức năng chung của tổ chức
chính quyền Việt Nam, Trung Quốc và các nước phát triển khác là tương
tự nhau (thậm chí các nước này khác nhau về chế độ chính trị).
Bên cạnh các nghiên cứu tại Trung Quốc, phần tổng quan các nghiên cứu
được trình bày trong phần này hầu hết dựa trên nghiên cứu của các quốc
gia có chế độ chính trị hoàn toàn khác với Việt Nam, như Hoa Kỳ (nghiên
cứu của Melkers và Willoughby (2005)), Ý và Anh (nghiên cứu của
Taticchi (2005), New Zealand (nghiên cứu của Breitbarth và cộng sự
(2010)), Nam Phi - nghiên cứu của Olivier (2017), Rwanda - nghiên cứu
của của Klingebiel và cộng sự (2016). Đó là một lý do nữa để thực hiện
nghiên cứu ODM trong bối cảnh LGOs của Việt Nam.
Mỗi loại hình tổ chức khác nhau sẽ có các đặc điểm khác nhau, và theo
đó cần có mô hình chẩn đoán khác nhau. Có rất ít các nghiên cứu tập
trung vào ODM trong trường hợp LGOs. Và đây là vấn đề nghiên cứu
cần được giải quyết trong luận án. Theo cách tiếp cận của Quản trị công
mới (New Public Management - NPM) của Klingebiel và cộng sự (2016),
7
chính quyền được xem như một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ công,
nghĩa là cũng cần suy ngẫm, đánh giá kết quả tài chính, công chức trở
thành người cung cấp sản phẩm/dịch vụ công, và công dân giữ vai trò là
khách hàng thực sự cả về lý thuyết và thực tiễn. Theo Speklé và Verbeeten
(2014), chức năng của tổ chức chính quyền hoàn toàn khác với các tổ
chức trong khu vực tư nhân, với tinh thần phụng sự công cho cộng đồng,
công dân, không nhằm mục đích lợi nhuận hay mục tiêu cá nhân.
2.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN
2.4.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC: Lawanson (2007)
cho rằng Kết quả hoạt động của tổ chức là một khía cạnh của nghiên cứu
về tổ chức, giải thích lý do tại sao một số tổ chức hoạt động tốt hơn những
tổ chức khác. Neely và cộng sự (1995) cho rằng Kết quả hoạt động của tổ
chức như tập hợp các số liệu được sử dụng để định lượng cả kết quả và
hiệu quả của một tổ chức. Sumadilaga và cộng sự (2017), Atkinson (1999)
đã đề cập Kết quả hoạt động của tổ chức có thể được đo lường bằng tam
giác về chi phí, chất lượng và thời gian.
- Vai trò của hệ thống đo lường kết quả hoạt động tổ chức: Kanji &
Moura (2002) đã đề cập nhiều vai trò của hệ thống đo lường kết quả hoạt
động của tổ chức: (i) kiểm tra tiến trình của tổ chức trong việc đạt được
các mục tiêu; (ii) xác định và thông báo cho các cá nhân về vai trò quan
trọng trong sự thành công của tổ chức; (iii) và đảm bảo sự phát triển liên
tục và cải thiện kết quả và hiệu quả của tổ chức. Theo nghiên cứu của
Otley (2002), các hệ thống đo lường kết quả hoạt động của tổ chức có ba
vai trò khác nhau: (i) cung cấp một phương tiện quản lý tài chính; (ii)
cung cấp kết quả tài chính tổng thể và phác thảo kết quả hoạt động của tổ
8
chức, (iii) Động lực và kiểm soát được thực hiện trong suốt quá trình đo
lường kết quả hoạt động của tổ chức. Brâncu và cộng sự (2013) đề cập
rằng các công cụ truyền thống để đo lường hiệu quả kinh doanh chủ yếu
là tài chính, để đo lường lợi tức đầu tư, dòng tiền và tỷ suất lợi nhuận.
2.4.2 Kết quả hoạt động của các tổ chức trong khu vực công và chính
quyền: Bengt Karlof and Fredrik Helin Lovingsson (2005) có 3 khái niệm
ở 3 cấp độ khi đo lường Kết quả hoạt động của các tổ chức: nhận thức,
hành vi và kết quả (dữ liệu hoặc số liệu đo lường kết quả tài chính). Lewis
(1999) đã chỉ ra Kết quả hoạt động của các tổ chức là khả năng và động
cơ tập trung đạt được các thành tựu hoặc kết quả đầu ra kỳ vọng được
đánh giá ở cấp độ cá nhân, nhóm và cả tổ chức.
Balabonienė và Večerskienė (2015) đã đề cập các tổ chức trong khu vực
công hiện đang hoạt động trong điều kiện môi trường luôn thay đổi, và
việc đo lường kết quả hoạt động của các tổ chức khu vực công là phù hợp
nhưng khá khó khăn. Moxham (2008) khuyến nghị rằng có quá nhiều khó
khăn để đo lường được kết quả hoạt động của tổ chức. Theo Kim (2005),
rất khó để đo lường kết quả hoạt động của tổ chức trong khu vực công.
Điều đó có nghĩa là cũng đầy khó khăn để đo lường hiệu quả tổ chức
chính quyền. Brewer & Selden (2000) cho rằng đo lường kết quả hoạt
động của tổ chức được dựa trên nhận thức của các thành viên (tự đánh
giá). Theo Koopmans và các cộng sự (2013), phương pháp tự đánh giá
vẫn được sử dụng tốt do có một số ưu điểm: (i) Cho phép đo lường kết
quả hoàn thành công việc trong các ngành nghề mà các cách đo lường
khác khó thực hiện (những công việc rất phức tạp); (ii) Dễ thu thập thông
tin và giảm bớt các vấn đề liên quan đến mất dữ liệu và tính bảo mật cá
9
nhân. Chính vì thế, luận án sử dụng phương pháp tự đánh giá này để đo
lường kết quả hoạt động của LOGs.
Luận án còn lược khảo các nghiên cứu của Rogers and Wright (1998),
Cummings và cộng sự (2016), Jean-Francois (2004), Melkers and
Willoughby (2005), De Waal và cộng sự (2010), Kenis (2010), Breitbarth
và cộng sự (2010), Salem and Yusof (2013), Kim (2015), Sanders and
Canel (2015), Simmons and Erskine (2016), Klingebiel và cộng sự
(2016), Im và cộng sự (2016), Du và cộng sự (2017), Olivier (2017),
Zaffar và cộng sự (2018) để đề cập đến thang đo Kết quả hoạt động trong
khu vực công để đề xuất thang đo Kết quả hoạt động trong LGOs,
Tóm lại, về mặt phương pháp, luận án dựa trên nghiên cứu của Brewer &
Selden (2000), Koopmans và các cộng sự (2013), nghĩa là Kết quả hoạt
động của LGOs được đo bởi nhận thức của các thành viên lãnh đạo quản
lý; về nội dung luận án điều chỉnh thang đo Kết quả hoạt động của tổ chức
theo nghiên cứu của Speklé and Verbeeten (2014), Im và cộng sự (2016),
từ đó đề xuất thang đo Kết quả hoạt động cho LGOs tại Thành phố Hồ
Chí Minh, Việt Nam.
2.5 MÔ HÌNH CHẨN ĐOÁN TỔ CHỨC (ODMs)
2.5.1 Định nghĩa về mô hình chẩn đoán tổ chức (ODM): Có rất nhiều
các nghiên cứu đưa ra định nghĩa về mô hình chẩn đoán tổ chức (ODM).
Lusthaus và cộng sự (2002) cho rằng ODM chính là một khung phân tích
các điểm mạnh và điểm yếu có liên quan đến kết quả hoạt động của một
tổ chức. Như đã đề cập ở trên, theo Waddell và cộng sự (2007) cho rằng,
ODM chính là hệ thống các khái niệm và mối quan hệ trong tổ chức để
10
thực hiện một cách có hệ thống hoặc giải thích tính hiệu quả của tổ chức1.
Immordino (2010) lại tranh luận rằng ODM là cách thức hệ thống nhằm
thu thập và đánh giá toàn bộ dữ liệu các lĩnh vực khác khau trong hoạt
động của tổ chức có liên quan chặt chẽ đến sự xuất sắc của tổ chức.
2.5.2 Tổng quan về mô hình chẩn đoán tổ chức: Thông qua hệ thống
cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu về ODMs: (i) Luận án đã chọn
cách tiếp cận các yếu tố cấu trúc để thiết kế khung nghiên cứu về ODMs
trong LGOs; (ii) Yếu tố Đồng lòng – Một khía cạnh của Văn hóa – Culture
chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đây về ODMs; (iii) Có 12
yếu tố tác động đến kết quả hoạt động của tổ chức được lưu ý trong chẩn
đoán, như: (1) Chiến lược/Mục tiêu/Sứ mạng, (2) Lãnh đạo/Phong cách
lãnh đạo, (3) Hệ thống (quy định, nội quy, chính sách, điều kiện làm việc,
hoạch định), (4) Phân công, phân cấp và hợp tác trong cơ cấu tổ chức, (5)
Năng lực nhân sự hoặc kỹ năng làm việc, (6) Động cơ làm việc: khen
thưởng, lương thưởng, (7) Thông tin và truyền thông, (8) Chính sách
tuyển dụng và thăng tiến, (9) Môi trường làm việc và văn hóa tổ chức,
(10) Công nghệ kỹ thuật, trang thiết bị làm việc (bao gồm cả hệ thống
mạng lưới), (11) Giám sát, (12) Thái độ đối với sự thay đổi. phần này chỉ
ra gap trong nghiên cứu. Đây là cơ sở để xác định các yếu tố của tổ chức
có tác động đến kết quả hoạt động của tổ chức, làm căn cứ tiến hành
nghiên cứu định tính và đề xuất cho ODM trong LGOs được trình bày
trong các phần tiếp theo của luận án.
1 Định nghĩa được sử dụng trong luận án, đã được nêu tại Mục 1.1 (trang 1) của Bản tóm
tắt luận án.
11
2.6 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT: Từ cơ sở lý
thuyết về ODMs, kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, luận án đã
trình bày đặc điểm các tổ chức trong khu vực tư nhân, khu vực công và
tổ chức chính quyền địa phương (LGOs). Thông qua các nghiên cứu trước
đây về ODMs, kết quả nghiên cứu định tính với các chuyên gia là các nhà
lãnh đạo đang công tác trong hệ thống LGOs và kết quả phân tích định
lượng qua khảo sát sơ bộ, luận án đã đề xuất mô hình nghiên cứu và các
giả thuyết theo Hình 2.3.
Hình 2.3 - Mô hình nghiên cứu
12
CHƯƠNG III – PHƯƠNG PHÁP VÀ THANG ĐO
------------
Thông qua hệ thống cơ sở lý thuyết, đánh giá tổng quan các nghiên cứu
về ODMs, kết quả nghiên cứu định tính kết hợp thảo luận nhóm, phỏng
vấn sâu với các chuyên gia về LGOs, và kết quả phân tích định lượng
trong giai đoạn khảo sát sơ bộ (kích thước mẫu = 116), luận án đã đề xuất
mô hình nghiên cứu về ODMs trong LGOs với các thang đo như sau:
Bảng 3.2 – Tóm tắt thang đo 8 thành phần của mô hình lý thuyết
Code Constant and item Researches used
LE Leadership
LE1
Người giám sát trực tiếp hỗ trợ cho những nỗ lực
của tôi
(Preziosi, 1980)
LE2
Những quy tắc lãnh đạo trong tổ chức này giúp cho tổ
chức phát triển
(Preziosi, 1980)
LE3
Những nỗ lực của lãnh đạo tổ chức này giúp hoàn
thành những mục tiêu của tổ chức
(Preziosi, 1980)
LE4
Tôi hiểu rõ rằng sếp của tôi luôn cố gắng để hướng
dẫn những nỗ lực trong công việc của tôi
(Preziosi, 1980)
LE5
Tôi hiểu rõ những nỗ lực của sếp tác động đến tôi và
các thành viên khác trong các phòng ban
(Preziosi, 1980)
LE6 Lãnh đạo của tổ chức này có năng lực tốt Modified
LE7 Lãnh đạo của tổ chức này có tâm huyết với công việc Modified
LE8
Lãnh đạo của tổ chức này nhìn chung đối xử tốt với
nhân viên
Modified
LE9
Lãnh đạo của tổ chức này có mối quan hệ tốt trong
công việc với cấp trên
Modified
LE10
Lãnh đạo của tổ chức này có tầm nhìn rõ ràng cho tổ
chức
Modified
13
Code Constant and item Researches used
REL Relationship
REL1
Mối quan hệ của tôi với người giám sát trực tiếp là
một mối quan hệ hòa thuận
(Preziosi, 1980)
REL2
Tôi có thể luôn nói với ai đó trong công việc nếu tôi
có một vấn đề liên quan đến công việc
(Preziosi, 1980)
REL3
Mối quan hệ của tôi với các thành viên trong nhóm
rất thân thiện và chuyên nghiệp
(Preziosi, 1980)
REL4
Tôi đã thiết lập mối quan hệ cần thiết để thực hiện
công việc hiệu quả
(Preziosi, 1980)
REL5 Các xung đột trong tổ chức này đều có thể giải quyết (Preziosi, 1980)
REW Rewards
REW1
Công việc của tôi đem đến cơ hội cho tôi trưởng
thành
(Preziosi, 1980)
REW2
Việc trả lương và phúc lợi là công bằng với mỗi nhân
viên trong tổ chức
(Preziosi, 1980)
REW3 Có nhiều cơ hội thăng tiến trong tổ chức này (Preziosi, 1980)
REW4
Tiền lương tôi nhận được tương xứng với kết quả
công việc tôi thực hiện
(Preziosi, 1980)
REW5
Tất cả nhiệm vụ cần hoàn thành đều được khuyến
khích
(Preziosi, 1980)
REW6
Việc thăng tiến cá nhân trong tổ chức dựa trên năng
lực và phẩm chất
Modified
REW7
Tổ chức này có chế độ đãi ngộ nhân viên có thành tích
tốt trong công tác
Modified
REW8
Tổ chức này áp dụng chính sách khen thưởng tốt hơn
tổ chức khác
Modified
REW9
Sự đóng góp và nỗ lực của nhân viên đều được ghi
nhận, công nhận của tổ chức
Modified
REW10
Thu nhập của nhân viên tương xứng với kết quả công
việc của họ
Modified
14
Code Constant and item Researches used
CA Attitude towards Change
CA1 Tổ chức này sẵn sàng để thay đổi để tốt hơn (Preziosi, 1980)
CA2
Tổ chức này có cách thức tiến hành công việc linh
hoạt theo quy trình thủ tục mới
(Preziosi, 1980)
CA3
Tổ chức này khuyến khích những cố gắng tạo ra sự
thay đổi, cải tiến
(Preziosi, 1980)
CA4
Thỉnh thoảng nhân viên có cơ hội đưa ra các cải tiến
nhằm hoàn thiện các hoạt động của công ty
(Preziosi, 1980)
CA5 Tổ chức này có khả năng để thay đổi tốt hơn (Preziosi, 1980)
IS Inspection and Supervision
(Guo et al., 2012) ,
(McAuliffe et al., 2013)
IS1 Tổ chức này có hệ thống kiểm tra, giám sát rõ ràng Modified
IS2
Cấp trên có thể dễ dàng kiểm tra công việc và tiến độ
thực hiện công việc của cấp dưới
Modified
IS3
Tổ chức này thực hiện nghiêm các quy trình nghiệp
vụ, và quy chế hoạt động
Modified
IS4
Lãnh đạo tổ chức này thường xuyên kiểm tra chất
lượng, hiệu quả công việc cấp dưới
Modified
IS5 Các sai lệch trong công việc được xử lý kịp thời Modified
IS6
Tổ chức này có sử dụng biện pháp nghiệp vụ để phát
hiện các sai phạm trong công việc
Modified
IS7
Việc kiểm tra trong tổ chức này đã nâng cao hiệu quả
của cá nhân và tổ chức
Modified
IM Information and Communication (Wright, 2013)
IM1
Thông tin trong tổ chức được thông suốt từ cấp trên
xuống cấp dưới
Modified
IM2 Không có hiện tượng nhiễu thông tin trong tổ chức Modified
IM3
Thông tin bị sai lệch theo cả hai chiều từ cấp trên
xuống cấp dưới và ngược lại
Modified
IM4 Thông tin trong tổ chức được cập nhật kịp thời Modified
IM5 Thông tin trong tổ chức được xử lý nhanh chóng Modified
15
Code Constant and item Researches used
IM6
Thông tin chính thức của tổ chức được chuyển tải
và xử lý nhanh chóng
Modified
IM7
Người lãnh đạo nắm được cả những thông tin chính
thức và không chính thức liên quan đến tổ chức
Modified
AC Consensus (Im et al., 2016)
AC1 Các thành viên trong tổ chức luôn tin tưởng lẫn nhau
Developed
AC2
Các thành viên trong tổ chức luôn hỗ trợ và giúp đỡ
nhau
Modified
AC3
Nhìn chung không có hiện tượng nhân viên bất mãn
với lãnh đạo và tổ chức
(Im et al., 2016)
AC4 Nhân viên trong tổ chức không nói xấu lẫn nhau
Modified
AC5 Không có xung đột lợi ích trong tổ chức này Developed
AC6
Chỉ đạo của cấp trên luôn nhất quán từ trên xuống
dưới
Developed
PE Performances
(Speklé and Verbeeten,
2014), (Im et al., 2016)
PE 1
Theo đánh giá của cơ quan quản lý cấp trên tổ chức
này có kết quả hoạt động tốt
Modified
PE 2
Theo đánh giá của cụm thi đua tổ chức này có kết quả
cao
Modified
PE 3
Cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá kết quả hoạt động
của tổ chức này là tốt
Modified
PE 4
Lãnh đạo của tổ chức này hài lòng về kết quả hoạt
động của tổ chức
(Speklé and Verbeeten,
2014)
PE 5
Nhìn chung nhân viên hài lòng khi làm việc trong tổ
chức này
Modified
PE 6
Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng cho rằng tổ chức
được đánh giá tốt
(Im et al., 2016)
PE 7
Không có khiếu nại tố cáo liên quan hoạt động của
tổ chức
Modified
16
3.7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ: Kết quả nghiên cứu sơ bộ (với
kích thước mẫu n = 116) được tiến hành để kiểm tra độ tin cậy của thang
đo 8 thành phần bằng phần mềm SPSS 22.0 với kỹ thuật phân tích
Cronbach apha, phân tích nhân tố khám phá - EFA.
Chương này cũng đã trình bày quy trình nghiên cứu, trình bày thang đo
gốc từ các nghiên cứu có liên quan, kết quả nghiên cứu định tính bằng kỹ
thuật phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, khám phá mô hình nghiên cứu lý
thuyết và thang đo 8 thành phần, trong đó có 7 biến độc lập (Lãnh đạo,
Mối quan hệ, Khen thưởng, Thái độ đối với sự thay đổi, Kiểm tra và giám
sát, Thông tin và truyền thông, Đồng lòng) và một biến phụ thuộc (Kết
quả hoạt động của tổ chức). Chương này cũng trình bày quy trình thu thập
dữ liệu và kết quả nghiên cứu sơ bộ đã khẳng định độ tin cậy cuả thang
đo 8 thành phần như đã nêu, trong đó Đồng lòng chính là yếu tố bổ sung
của mô hình lý thuyết được khẳng định.
----------
CHƯƠNG IV – PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
------------
Chương này mô tả kết quả nghiên cứu chính thức với kích thước mẫu =
510 (Bảng 4.1 – Thiết kế và tóm tắt mẫu khảo sát), cụ thể:
17
Thông qua kỹ thuật phân tích EFA và phân tích nhân tố khẳng định
(CFA), cho kết quả thang đo 8 thành phần là tin cậy, phù hợp dữ liệu
nghiên cứu, từ thang đo sơ bộ ban đầu với 57 biến quan sát, sau hiệu chỉnh
thang đo cuối cùng với 37 biến quan sát (đã loại bỏ 13 biến quan sát sau
EFA, tiếp tục loại bỏ 7 biến quan sát sau CFA).
Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM đã khẳng định mô
hình chẩn đoán tổ chức trong trường hợp tổ chức chính quyền địa phương
đã đề xuất phù hợp dữ liệu nghiên cứu (với Chi-square/df = 1.748 <2;
GFI = 0.904 >0.9; TLI = 0.966 >0.9; CFI = 0.97>0.9; RMSEA = 0.038 <
0.05 và R2 = 67%) (Hình 4.2); và 7 thành phần: Lãnh đạo, Mối quan hệ,
Khen thưởng, Thái độ đối với sự thay đổi, Kiểm tra và giám sát, Thông
tin và truyền thông, và Đồng lòng có ảnh hưởng đến Kết quả hoạt động
của LGOs tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam; Kết quả kiểm định các
giả thuyết đều thỏa yêu cầu như Bảng 4.20 với độ tin cậy 95%, trừ yếu tố
Thái độ đối với sự thay đổi chỉ ảnh hưởng đến Kết quả hoạt động của
LGOs với độ tin cậy 90%.
Yếu tố Đồng lòng – một yếu tố mới chưa được đề cập trong các nghiên
cứu trước đây về ODMs, có tác động đến Kết quả hoạt động của LGOs
với hệ số tác động = 0.126 và p=0.05. Một kết quả khác khá thú vị và phù
hợp thực tiễn hoạt động các LGOs Việt Nam hiện nay: yếu tố Khen
thưởng có tác động yếu nhất với hệ số tác động = 0.100; Mối quan hệ có
tác động mạnh nhất đến kết quả hoạt động của LGOs với hệ số tác động
= 0.342. Yếu tố Lãnh đạo có tác động mạnh (thứ 2 trong mô hình) đến
kết quả hoạt động của LGOs với hệ số tác động = 0.246 cho thấy sự ảnh
hưởng của lãnh đạo đến việc hoàn thành các mục tiêu, kết quả đầu ra của
18
tổ chức trong thực tiễn. Vai trò của yếu tố Thông tin truyền thông có ảnh
hưởng mạnh đến kết quả hoạt động của LGOs hiện nay cũng được minh
chứng qua kết quả kiểm định thỏa với hệ số tác động = 0.155.
Hình 4.2 – Kết quả kiểm định SEM của mô hình
19
Như vậy, tất cả các kết quả kiểm định trong nghiên cứu chính thức đều
thỏa với dữ liệu khảo sát và phù hợp trong mối tương quan so sánh với
các điều kiện thực tế của LGOs tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam;
đây chính là giá trị có ý nghĩa trong nghiên cứu về khoa học quản trị
nguồn nhân lực và giải quyết các vấn đề thực tiễn được trình bày trong
chương cuối của luận án.
-------------
CHƯƠNG V – KẾT LUẬN
----------
5.1 GIỚI THIỆU: Chương này gồm 5 phần: Kết quả nghiên cứu, các
đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn, các hàm ý quản trị, các hạn chế
và định hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.2 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Căn cứ trên mục tiêu nghiên
cứu đề ra, luận án đã khám phá và đưa ra mô hình và thang đo từng thành
phần của ODM trong trường hợp LGOs, và đã đạt được kết quả như sau:
(i) Thứ nhất, thông qua đánh giá các nghiên cứu về ODMs và nghiên cứu
định tính với phương pháp động não trong thảo luận nhóm, kết quả phỏng
vấn sâu với các chuyên gia, luận án đã khám phá khung mô hình nghiên
cứu lý thuyết ODM về LGOs tại Việt Nam với 8 thành phần: Lãnh đạo,
Mối quan hệ, Khen thưởng, Thái độ đối với sự thay đổi, Kiểm tra và giám
sát, Thông tin và truyền thông, Đồng lòng và Kết quả hoạt động của tổ
chức, trong đó yếu tố Đồng lòng – Một khía cạnh của yếu tố Văn hóa, là
yếu tố mới, chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đây về ODMs.
(ii) Thứ hai, nghiên cứu sơ bộ của ODMs trong LGOs với kích thước mẫu
n = 116 và kết quả kiểm định Cronbach alpha, phân tích EFA đã khẳng
20
định độ tin cậy của thang đo 8 thành phần được đề cập, và phù hợp dữ
liệu nghiên cứu, từ đó tiến hành nghiên cứu chính thức.
(iii) Thứ ba, nghiên cứu chính thức về ODMs trong LGOs với kích thước
mẫu n = 510 và kết quả kiểm định Cronbach alpha, phân tích EFA, phân
tích CFA đã khẳng định độ tin cậy mô hình ODM và thang đo 8 thành
phần được đề cập, phù hợp dữ liệu nghiên cứu (sau phân tích EFA đã loại
bỏ 13 biến quan sát: RW7, RW8, RW9, RW10; AC6; IM3, IM6, and IM7;
IS6, IS7; PE1, PE4, PE7; mô hình nghiên cứu sau phân tích EFA có 44
biến quan sát với 8 thành phần nêu trên. Phân tích nhân tố khẳng định
CFA đã chỉ ra độ tin cậy của mô hình và các thang đo (kể cả giá trị phân
biệt, giá trị hội tụ, tính đơn hướng, các chỉ số độ tin cậy tổng hợp, trung
bình phương sai trích đều thỏa và đạt ngưỡng), kết quả kiểm định mô hình
cấu trúc tuyến tính cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp dữ liệu nghiên
cứu giải thích được 67% mô hình, và các giả thuyết đều thỏa, nghĩa là các
thành phần Lãnh đạo, Mối quan hệ, Khen thưởng, Kiểm tra và giám sát,
Thông tin và truyền thông, Đồng lòng, Thái độ đối với sự thay đổi (với
độ tin cậy 90%) đều ảnh hưởng đến Kết quả hoạt động của tổ chức. Cuối
cùng, khung nghiên cứu mô hình ODM trong LGOs với 8 thành phần còn
37 biến quan sát. Kết quả này khá phù hợp thực tế bối cảnh các tổ chức
chính quyền địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam hiện nay.
5.3 GÍA TRỊ ĐÓNG GÓP VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ:
5.3.1. Về mặt lý thuyết: Nghiên cứu này tổng hợp và xem xét cơ sở lý
thuyết hệ thống các nghiên cứu về ODMs theo thời gian từ các quốc gia
khác nhau trên thế giới, nhấn mạnh ở Trung Quốc và Việt Nam. Trong
phần đánh giá tài liệu, chúng tôi đã xác định khoảng trống nghiên cứu và
21
kết quả luận án đã giải quyết được khoảng trống nghiên cứu này: (i) đề
xuất ODM trong trường hợp LGOs gồm 8 thành phần, (ii) xác định thành
phần mang tính riêng biệt cho ODMs của LGOs – Yếu tố Đồng thuận –
Yếu tố mới của ODM, chưa đề cập trong các nghiên cứu về ODMs trước
đây, (iii) đề xuất thang đo đánh giá Kết quả hoạt động của LGOs. Điều
này giúp các nhà quản lý và nghiên cứu tiếp cận nhanh hơn khi tìm hiểu
về ODM nói chung và ODM trong LGOs nói riêng.
5.3.2 Đóng góp về thang đo mới:
Theo kết quả phân tích định lượng đã được phân tích, thang đo Kết quả
hoạt động của LGO tại Việt Nam (với 4 biến quan sát) được đo bằng 7
thành phần: (1) Lãnh đạo - LE: 7 biến quan sát, (2) Mối quan hệ - RE: 4
biến quan sát, (2) 3) Phần thưởng - RW: 5 biến quan sát, (4) Thái độ đối
với thay đổi - CA: 4 biến quan sát, (5) Quản lý và truyền thông thông tin
- IM: 04 biến quan sát, (6) Kiểm tra & giám sát - IS: 4 biến quan sát, (7)
Đồng thuận - AC: 05 biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định
CFA khẳng định độ tin cậy của thang đo và phù hợp dữ liệu nghiên cứu.
Bên cạnh đó, luận án đã góp phần đề xuất một thành phần mới – yếu tố
Đồng thuận (được khẳng định qua kết quả nghiên cứu định tính, kết quả
kiểm định định lượng, sự phù hợp với dữ liệu khảo sát).
5.3.3 Hàm ý quản trị
- Về lý thuyết: nghiên cứu này có thể làm phong phú thêm các thang đo
các thành phần của mô hình chẩn đoán tổ chức và đo lường Kết quả hoạt
động của tổ chức, và bổ sung một yếu tố mới – Sự đồng thu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_mo_hinh_chan_doan_to_chuc_truong_hop_to_chuc.pdf