Tóm tắt luận án Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách Nhà nước do Thành phố Hà Nội quản lý

Thứnhất,công tác xây dựng kếhoạch trung và dài hạn, trong đó

trọng tâm là kếhoạch 5 năm chưa được quan tâm đúng mức đểnâng cao

chất lượng.

Thứhai, chất lượng xây dựng kếhoạch của các đơn vịnhìn chung

còn hạn chế, chưa bám sát những mục tiêu, nhiệm vụphát triển kinh tế-

xã hội.

Thứba,việc tổchức giao kếhoạch đã có chuyển biến, tuy nhiên kế

hoạch giao đến cấp thực hiện còn chậm, thường là sau tết Nguyên đán.

pdf27 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách Nhà nước do Thành phố Hà Nội quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thu hep chi, nhất là chi xây dựng cơ sở hạ tầng từ NSNN và tăng dần tỷ trọng chi ĐTPT từ các nguồn ngoài NSNN. Ngoài ra, cần thực hiện việc công khai, minh bạch, phân cấp tối đa và tăng cường sự giám sát, phản biện xã hội trong quản lý chi NSNN để tăng hiệu quả chi NSNN, nhất là NSĐP... Chương 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẬP TRUNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA 2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔ HÀ NỘI 2.1.1 Vị trí địa lý - chính trị của thủ đô Hà Nội Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước. Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Nghị quyết 15 NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị đã xác định Hà Nội là ’’trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”. 2.1.2 Qui mô, tốc độ tăng GDP Nhìn tổng thể từ năm 2001 đến 2007, qui mô và tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Hà Nội tăng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Hà Nội cao hơn so với cả nước khoảng 3,9%. Nhờ qui mô và tốc độ tăng trưởng ở mức cao, nên tỷ trọng mức đóng góp của Thủ đô đối với tăng trưởng GDP của cả nước cũng liên tục tăng, từ 7,52% năm 2001 lên 8,96% năm 2006 và 9,3% năm 2007. 9 2.1.3 Cơ cấu kinh tế Thời gian qua, cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nội đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp tăng, nông nghiệp và dịch vụ giảm. Tuy vậy, đến năm 2007, tỷ trọng công nghiệp mở rộng mới chỉ đạt 41,2%, trong khi dịch vụ đang có tỷ trọng 57,5%. Đây là tỷ trọng chưa phù hợp yêu cầu CNH, HĐH thủ đô Hà Nội. 2.1.4 Cơ sở hạ tầng đô thị Có thể nói giai đoạn 2001 - 2007, cơ sở hạ tầng đô thị của thành phố Hà Nội đã được phát triển và cải thiện đáng kể. Tất cả các lĩnh vực từ giao thông, cấp nước, thoát nước, công trình công cộng, vệ sinh môi trường, đến lĩnh vực nhà ở... đều được Thành phố quan tâm, tháo gỡ khó khăn, trước mắt đáp ứng các nhu cầu bức thiết, cơ bản của phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện sinh hoạt nhân dân Thủ đô. Tuy nhiên đến nay, tình trạng đô thị Hà Nội vẫn còn là vấn đề rất phức tạp. 2.1.5 Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước Hà Nội là địa phương có qui mô hoạt động thu, chi NSNN đứng thứ hai cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1997, qui mô thu NSNN đã vượt ngưỡng 10 nghìn tỷ đồng. Qui mô và tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn Thành phố ở mức khá cao, đạt tốc độ tăng bình quân 22,69% năm thời kỳ 2001 - 2007. Tuy thu NSNN bình quân các năm tăng khá, nhưng do thực hiện tỷ lệ điều tiết NSNN, nên tỷ trọng qui mô thu NSĐP chỉ đạt bình quân khoảng 31%, trong khi thu NSTW thường chiếm khoảng 69%. 2.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẬP TRUNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA 2.2.1 Thực trạng công tác xây dựng chiến lược, qui hoạch và kế hoạch hoá vốn đầu tư Mặc dù việc sử dụng vốn đầu tư trong công tác qui hoạch có nhiều tiến bộ so với trước đây nhưng vẫn bộc lộ một số vấn đề cần quan tâm: Thứ nhất, việc xây dựng kế hoạch cho lĩnh vực qui hoạch cần được các cấp, các ngành chủ động, tránh tình trạng dự án nằm chờ qui hoạch, yêu cầu qui hoạch phải thực hiện trước dự án, cần đồng bộ, hoàn chỉnh giữa qui chi tiết, qui hoạch chuyên ngành... Thứ hai, việc xây dựng các qui hoạch chuyên ngành cần có sự lựa chọn, cần có chuẩn mực về lĩnh vực, về phân. Thứ ba, những vấn đề phát sinh chưa được tháo gỡ kịp thời. 10 Thứ tư, công tác khảo sát qui hoạch dựa trên bản đồ hiện trạng nhưng công tác quản lý, khai thác và sử dụng lại trên hệ thống bản đồ nền, vấn đề này cần được chỉ đạo tập trung để thống nhất thực hiện. Thứ năm, Thành phố chưa có bộ máy chuyên quản về qui hoạch. 2.2.2 Thực trạng công tác chuẩn bị đầu tư Gắn với kế hoạch 5 năm (2001 - 2005), công tác chuẩn bị đầu tư đạt được những kết quả như sau: Một: Việc xác định chủ trương đầu tư được Thành phố quan tâm chỉ đạo, các dự án được duyệt phải có trong qui hoạch hoặc định hướng phát triển chung của Thành phố. Hai: Số dự án chuẩn bị đầu tư theo từng ngành, lĩnh vực được ghi kế hoạch giảm đáng kể từ 434 dự án năm 2001 xuống còn 314 dự án năm 2005. Qua đó có thể thấy công tác chuẩn bị đầu tư XDCB đã từng bước chuyển biến theo hướng tập trung, giảm dàn trải. Ba: Tiến độ hoàn thành thủ tục triển khai các dự án chuẩn bị đầu tư được tập trung chỉ đạo, đôn đốc thường xuyên. Tổng số các dự án chuẩn bị đầu tư được thông qua hàng năm tăng dần từ 166 dự án năm 2001 lên 200 dự án năm 2003 và 210 dự án năm 2005. Bốn: Công tác thẩm định dự án đầu tư dần được hoàn thiện. Việc triển khai công tác chuẩn bị đầu tư có những chuyển biến bước đầu nhưng so với yêu cầu vẫn còn một số nội dung cần được hoàn thiện tiếp: Công tác qui hoạch cần được chủ động đi trước một bước và đồng bộ; khắc phục tình trạng ghi kế hoạch chuẩn bị đầu tư phân tán, coi trọng công tác chuẩn bị đầu tư ở nhiều lĩnh vực; năng lực các Ban quản lý dự án, các chủ đầu tư cần được nâng cao... 2.2.3 Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý 2.2.3.1 Phân cấp trong chi đầu tư xây dựng cơ bản Quản lý đầu tư xây dựng của Thành phố bộc lộ những mặt hạn chế nhất định: Các sở, ngành, quận huyện không chủ động trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, UBND và các sở, ngành thành phố quá tải do khối lượng vốn và số lượng các dự án tăng nhanh qua mỗi năm trong khi biên chế lại có xu hướng giảm dần; thời gian triển khai thủ tục XDCB của dự án bị kéo dài, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm đạt thấp… Trước tình hình đó, cùng với phân cấp quyết định đầu tư cho các quận, huyện, Thành phố còn ủy quyền cho Giám đốc một số sở quản lý 11 xây dựng chuyên ngành quyết định đầu tư một số dự án thuộc lĩnh vực trực tiếp quản lý của Sở. Tuy nhiên, thực chất việc phân cấp và uỷ quyền trong quản lý đầu tư và xây dựng về cơ bản mới là việc phân cấp, uỷ quyền trong thẩm định và phê duyệt các thủ tục đầu tư xây dựng mà chưa gắn liền với nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách. 2.2.3.2 Công tác giải phóng mặt bằng Những năm gần đây, công tác GPMB đã được chú trọng, Thành phố coi đây là nguyên nhân chủ yếu làm chậm trễ tiến độ thi công các công trình có GPMB. Nhiều dự án đầu tư có liên quan GPMB tiến hành gặp khó khăn vì nhiều lý do: một số cơ chế, chính sách trong việc triển khai GPMB thiếu đồng bộ, chậm hướng dẫn và chưa nhất quán như giá đền bù theo vùng, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, đào tạo... 2.2.3.3 Công tác thẩm định Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán Hàng năm, đã thẩm định phê duyệt TKKT - TDT hàng trăm dự án, cắt giảm hàng trăm tỷ đồng. 2.2.3.4 Công tác lập kế hoạch đấu thầu và tổ chức đấu thầu Được thực hiện khá nghiêm túc, nhiều văn bản hướng dẫn triển khai cũng như quy trình quản lý công tác đấu thầu được cụ thể hoá. Hình thức đấu thầu rộng rãi đã được khuyến khích, đẩy mạnh. 2.2.3.5 Công tác thực hiện dự án đầu tư Thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm và rà soát các thủ tục đầu tư theo đúng qui định của Nhà nước, từng bước hạn chế tối đa các dự án chưa đủ thủ tục khi triển khai thực hiện dự án. Việc bố trí vốn cho các dự án thực hiện đã dần từng bước tập trung vào việc đảm bảo vốn bố trí cho các dự án chuyển tiếp và hoàn thành trong năm theo qui định. - Công tác giải ngân vốn đầu tư XDCB đạt kết quả cao dần qua các năm. 2.2.3.6 Công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư Giai đoạn 2001 - 2005, công tác này đã có chuyển biến ở một số mặt sau: Thứ nhất, do triển khai giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN ngay từ đầu năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị chủ động triển khai sớm việc thực hiện dự án, góp phần cho cơ quan thẩm định thanh toán vốn đầu tư lên kế hoạch hướng dẫn việc cấp phát từng quý được chuẩn xác. Thứ hai, cơ quan Kho bạc nhà nước Thành phố có sự tập trung chỉ đạo việc thanh toán vốn. Chất lượng và qui trình của Kho bạc nhà nước 12 trong kiểm soát thẩm định và thanh quyết toán vốn đã từng bước được nâng cao. Thứ ba, các cơ quan tham mưu tổng hợp như Tài chính, Kho bạc nhà nước, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng... đã có sự phối hợp trong việc đôn đốc công tác thanh quyết toán vốn đầu tư các dự án tồn đọng trên tài khoản Kho bạc nhà nước đạt những kết quả khả quan bước đầu. 2.2.3.7 Thực hiện đánh giá, giám sát đầu tư Thành phố đã triển khai nhiều nội dung liên quan trong đó tập trung vào việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện báo cáo giám định đầu tư, tổ chức tập huấn cho cán bộ ngành kế hoạch đầu tư thực hiện triển khai công tác giám định đầu tư. Kết quả đạt được bước đầu là: - Công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư và xây dựng làm cho các qui định phù hợp hơn với yêu cầu thực tế quản lý ở nước ta. - Thông qua giám định, các cơ quan có thẩm quyền đã kịp thời phát hiện và giải quyết các tồn tại, tháo gỡ vướng mắc giúp cho chủ đầu tư để thúc đấy tiến độ triển khai của dự án. Kết quả giám sát, đánh giá cũng là cơ sở để cấp có thẩm quyền có những quyết định đúng đắn khi quyết định những vấn đề liên quan đến 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẬP TRUNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA 2.3.1 Đánh giá chung về đầu tư xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội - Tăng trưởng vốn ĐTXH ổn định và luôn giữ ở mức cao được thể hiện ở tỷ trọng của tổng ĐTXH trên tổng sản phẩm trong nước ở Hà Nội: năm 2001 là 44,4%, năm 2003 là 45,3%, năm 2005 là 47,1% và năm 2007 là 48,7%. - Cơ cấu vốn ĐTXH theo ngành kinh tế phản ánh rõ mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Thủ đô theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tính chung cả giai đoạn 2001 - 2007, cơ cấu vốn ĐTXH trên địa bàn Thành phố là: Đầu tư vào công nghiệp, xây dựng chiếm 35,8%, đầu tư vào dịch vụ chiếm 62,3%, nông lâm thủy sản chiếm 1,9%. Như vậy tỷ trọng đầu tư vào dịch vụ lớn tương ứng với tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực này trong nền kinh tế. - Hiệu quả sử dụng vốn ĐTXH trên địa bàn Thành phố được thể hiện rõ ở hệ số ICORs qua một số năm, trong đó giai đoạn 2001 - 2007 được 13 đánh dấu bởi sự phát triển mạnh mẽ của đầu tư tư nhân do có những chính sách và biện pháp khuyến khích khá thông thoáng của Nhà nước. - Thành phần kinh tế nhà nước vẫn duy trì được hiệu quả đầu tư tương đối ổn định. Tuy nhiên thời gian gần đây phần lớn các công trình lớn đã đầu tư chưa phát huy hết công suất sử dụng nên hiệu quả sử dụng có giảm đi chút ít. 2.3.2 Đánh giá chung về quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách thành phố Hà Nội 2.3.2.1 Những đặc điểm và kết quả chủ yếu Nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung từ ngân sách của Thành phố chiếm tỷ trọng nhỏ (7% - 9% tổng ĐTXH) Thứ nhất, tốc độ và qui mô của vốn đầu tư XDCB từ NSĐP trong tổng vốn ĐTXH có xu hướng ngày càng tăng nhằm đáp ứng các nhu cầu về đầu tư của Thành phố. Thứ hai, khả năng huy động tài sản mới của các công trình hoàn thành không ngừng tăng lên về qui mô và giá trị. Thứ ba, Thành phố đã chủ động khai thác mọi tiềm năng để bổ sung vào nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN có hiệu quả hơn. Thứ tư, công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách thành phố đã được tập trung chỉ đạo, phát huy được vai trò quản lý nhà nước của các ngành, các cấp. Thứ năm, cơ cấu phân bổ vốn đầu tư XDCB từ ngân sách thành phố đã được xây dựng trên nguyên tắc đầu tư tập trung, không phân tán, có trọng điểm theo những định hướng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phương án cụ thể được HĐND và UBND Thành phố thông qua. 2.3.2.2 Những hạn chế và vấn đề đặt ra trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách thành phố Hà Nội * Trong công tác kế hoạch hóa: Thứ nhất, công tác xây dựng kế hoạch trung và dài hạn, trong đó trọng tâm là kế hoạch 5 năm chưa được quan tâm đúng mức để nâng cao chất lượng. Thứ hai, chất lượng xây dựng kế hoạch của các đơn vị nhìn chung còn hạn chế, chưa bám sát những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thứ ba, việc tổ chức giao kế hoạch đã có chuyển biến, tuy nhiên kế hoạch giao đến cấp thực hiện còn chậm, thường là sau tết Nguyên đán. 14 Thứ tư, việc bố trí kế hoạch chưa quán triệt triệt để nguyên tắc các dự án được ghi kế hoạch phải đảm bảo thủ tục theo qui định; các dự án nhóm C chưa được bố trí đủ vốn để hoàn thành dứt điểm trong 2 năm; danh mục dự án giao kế hoạch còn dàn trải, chưa tập trung, nhiều dự án chỉ cốt được ghi danh mục kế hoạch để có chủ trương đầu tư. Thứ năm, việc quyết định giao điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư XDCB hoặc chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư XDCB cho các ngành, cấp trong năm chưa đảm bảo dựa trên nguyên tắc nguồn vốn cân đối. Thứ sáu, việc phân bổ kế hoạch vốn cho từng dự án gắn với nguồn vốn cụ thể, một số dự án sử dụng tới 2 đến 3 nguồn vốn đã gây không ít khó khăn, phức tạp trong quá trình theo dõi cấp phát và điều chỉnh kế hoạch; có dự án gồm nhiều nguồn vốn, chủ đầu tư chủ yếu hoàn thành vốn từ NSNN, nguồn khác như vốn vay, vốn huy động thường bỏ ngỏ dẫn đến ảnh hưởng công tác thanh quyết toán sau này. Thứ bảy, thực tế qua số liệu kết quả thanh tra, năm 2002 có 259 tài khoản tồn đọng chủ yếu của các dự án chưa hoàn thành thủ tục quyết toán vốn đầu tư, có những dự án đã thực hiện từ những năm 1995 trở về trước. Thứ tám, yêu cầu về thời gian không tương ứng yêu cầu thực tiễn triển khai các nhiệm vụ của các ngành, cấp. Thứ chín, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nói chung và quản lý đầu tư XDCB và trực tiếp công tác xây dựng kế hoạch đầu tư còn nhiều hạn chế. Thứ mười, vấn đề kỷ luật hành chính trong thực thi các chỉ tiêu kế hoạch Thành phố giao chưa được coi trọng. Trách nhiệm tập thể, cá nhân của các ngành, cấp và chủ đầu tư trong việc không hoàn thành nhiệm vụ được giao chưa được xem xét thoả đáng. * Trong công tác chuẩn bị đầu tư: Thứ nhất, mặc dù đã có qui định cụ thể của Thành phố về quản lý đầu tư, tuy nhiên qui định còn một số bất cập chậm được điều chỉnh, sửa đổi, gây khó khăn trong triển khai thực hiện một số dự án. Thứ hai, việc xây dựng nhiệm vụ và thực hiện chuẩn bị đầu tư còn dàn trải, số dự án được bố trí vốn thực hiện chuẩn bị đầu tư còn lớn. Thứ ba, việc bố trí kế hoạch vốn hằng năm so với tổng dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư mới chỉ đạt trên dưới 40% và tỷ lệ giải ngân cũng chỉ đạt trên 50% kế hoạch. 15 Thứ tư, chất lượng của công tác chuẩn bị đầu tư chưa cao. Qua theo dõi và giám sát của HĐND, các Ban HĐND Thành phố cho thấy hầu hết các dự án đầu tư XDCB những năm gần đây của Thành phố đều phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, trong đó nhiều dự án phải bổ sung, điều chỉnh hạng mục công trình. Thứ năm, thời gian qua, Thành phố luôn quan tâm bố trí đủ vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư, tuy nhiên thời gian chuẩn bị đầu tư vẫn kéo dài. * Trong giám sát, đánh giá đầu tư: Thứ nhất, các sở, ban, ngành, quận, huyện chưa quan tâm đúng mức đến công tác giám sát, đánh giá đầu tư, thể hiện qua việc chậm tổ chức chỉ đạo thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư. Thứ hai, năng lực chủ đầu tư, cán bộ giám sát còn hạn chế về chuyên môn, thiếu kinh nghiệm tổ chức thực hiện công việc. Thứ ba, thực hiện chưa tốt chế độ báo cáo: Việc giám sát không kịp thời, thiếu chủ động nên khi thực hiện có sai sót không được các cơ quan quản lý xử lý kịp thời, thường là đặt các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án vào tình thế đã rồi; gây lãng phí và thất thoát trong đầu tư xây dựng. Thứ tư, việc thực hiện giám sát chưa thường xuyên, còn thụ động; nhiều dự án triển khai chậm dẫn đến tăng vốn, giảm hiệu quả nhưng không báo cáo, chỉ khi dự án cần phê duyệt điều chỉnh thì mới tiến hành giám sát, đánh giá đầu tư. Thứ năm, hệ thống thông tin phục vụ giám sát, đánh giá dự án chưa tốt. Cho đến nay, Thành phố vẫn chưa tổ chức được cơ sở dữ liệu về hoạt động đầu tư thuộc phạm vi Thành phố quản lý, chưa chủ động trong việc tổ chức giám sát, đánh giá, chủ yếu dựa vào báo cáo của cấp dưới. Thứ sáu, chưa thực hiện tốt nhiệm vụ đánh giá dự án. Thứ bảy, tổ chức thực hiện giám sát đầu tư cộng đồng chưa tốt. * Một số hạn chế và bất cập khác: Thứ nhất, các dự án được giao kế hoạch vốn đầu tư đầu năm nhưng không đảm bảo đầy đủ các điều kiện để được ghi kế hoạch vốn theo qui định. Thứ hai, còn một số dự án nhóm C sử dụng vốn NSNN có thời gian thực hiện đầu tư quá 2 năm. Thứ ba, công tác thanh quyết toán vẫn là một vấn đề cần được chỉ đạo quyết liệt, tập trung và dứt điểm. 16 Thứ tư, nguồn vốn đầu tư XDCB mà Trung ương cân đối cho Hà Nội có qui mô rất khiêm tốn, dẫn đến nhiều dự án đầu tư của Thành phố được ghi kế hoạch nhưng không có vốn, hoặc có vốn nhưng phải ghi kế hoạch vốn ra nhiều năm. Thứ năm, mối quan hệ giữa vốn xây lắp, vốn thiết bị và vốn xây dựng cơ bản khác trong tổng dự toán của dự án đầu tư (cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư) còn lạc hậu. Thứ sáu, trong khâu qui hoạch, vấn đề khớp nối đảm bảo tính đồng bộ trong các hệ thống qui hoạch phát triển đã và đang triển khai trên địa bàn Thủ đô có nhiều vấn đề cần phải xem xét rà soát kỹ để đảm bảo thống nhất. Thứ bảy, các thủ tục hành chính còn cồng kềnh, có những thủ tục phải qua nhiều khâu thoả thuận vòng vèo..., các ngành, các cấp chưa thực sự làm hết trách nhiệm, có nơi, có lúc còn gây phiền hà cho chủ đầu tư; năng lực tổ chức thực hiện các dự án của tư vấn và chủ đầu tư còn yếu kém... Thứ tám, công tác lập, trình duyệt TKKT - TDT, đấu thầu, giao đất, đền bù GPMB, thoả thuận các nội dung liên quan đến qui hoạch chi tiết của dự án, thanh toán khối lượng, quyết toán công trình hoàn thành bàn giao... nhìn chung tiến độ còn chậm, mất nhiều công đoạn và thời gian. Ngoài ra, đến nay Thành phố vẫn chưa xây dựng được qui trình quản lý cấp phát, thanh quyết toán vốn phù hợp từ huy động đến quản lý cấp phát và quyết toán. Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẬP TRUNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DO THÀNH PHỐ HÀ NỘI QUẢN LÝ 3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHU CẦU VỀ VỐN ĐẦU TƯ CỦA HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2010 3.1.1 Bối cảnh sử dụng vốn đầu tư nói chung * Thuận lợi: - Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhờ sự tập trung đầu tư khá mạnh của Trung ương và của Thành phố nên mặc dù chưa đạt đến trình độ hiện đại nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng này đã được xây dựng tương đối đồng bộ. - Nhờ tốc độ tăng trưởng cao liên tục nhiều năm qua đã tạo ra một số 17 tiền đề vật chất quan trọng để nâng cao ĐTPT. Là trung tâm giao lưu và giao dịch quốc tế, đồng thời là nơi hội tụ các ngành nghề SXKD truyền thống, đa dạng; nơi mà Quỹ đất, Quỹ nhà có giá trị rất cao. - Có đội ngũ nhân lực rất lớn, trong đó số lượng có hàm lượng kỹ thuật và nghiên cứu tập trung rất đông đảo (trên 60% của cả nước). * Khó khăn: - Một số mất cân bằng về hạ tầng kinh tế - xã hội; công tác quản lý đô thị, đặc biệt quản lý qui hoạch đất đai, nhà ở, giao thông không theo kịp quá trình đô thị hóa quá nhanh. Tình trạng "xây - đập - xây" trong thi công các dự án giao thông - điện - nước... đang diễn ra nhiều nhưng chưa có giải pháp khắc phục triệt để mang tính chiến lược. - Sự phối hợp chưa hợp lý trong việc khai thác và sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn Thành phố đã làm giảm hiệu quả của các nguồn vốn đầu tư. - Thủ đô là nơi có số lượng DNNN lớn với phần lớn là máy móc, công nghệ lạc hậu và cũ nát. 3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2010 Việc sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do Thành phố quản lý cần bám sát phương hướng, mục tiêu của qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2010 của thành phố Hà Nội; Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và Pháp lệnh Thủ đô như sau: - Phát triển thủ đô Hà Nội phải có tầm nhìn xa, hướng tới văn minh hiện đại. Phải giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp CNH, HĐH và đô thị hóa đối với cả nước nói chung và vùng Bắc Bộ nói riêng. - Hà Nội phải đổi mới mạnh mẽ để trong thời gian ngắn không thua kém một số Thủ đô của các nước trong khu vực, giữ được giá trị độc đáo về Thành phố "An toàn, môi trường và văn hóa" cho nhân dân cả nước và đông đảo nhân dân thế giới. - Phát triển Hà Nội phải đặt trong mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh quốc tế, nhất là với các nước trong khu vực. - Phát triển kinh tế song song với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, lấy hiệu quả kinh tế, kết hợp với bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội và phát triển con người làm tiêu chuẩn cao nhất. 3.1.3 Dự báo nhu cầu về vốn đầu tư của Hà Nội đến năm 2010 Trên cơ sở dự báo các tham số về tốc độ tăng GDP và chỉ số ICORs thực hiện, có thể xác định nhu cầu vốn đầu tư XDCB tập trung cho giai đoạn 2006 - 2010 như sau: 18 * Quy mô nguồn vốn: Tổng nguồn vốn ĐTXH trong cả thời kỳ 2006 - 2010 sẽ vào khoảng 210.000 - 225.000 tỷ đồng, bình quân mỗi năm sẽ cần khoảng 42.000 - 45.000 tỷ đồng. Như vậy tốc độ tăng vốn ĐTXH bình quân sẽ là 12% - 12,5%/năm. * Cơ cấu nguồn vốn: Trong tổng vốn ĐTXH giai đoạn 2006 - 2010, nguồn vốn từ NSNN sẽ chiếm 25% - 27%, phần các DNNN tự đầu tư chiếm 31,8% , từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước là 18,8%, hộ gia đình 7,4% và từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 12,7%. Cơ cấu vốn đầu tư cho công nghiệp - xây dựng sẽ là 41% - 42%, cho thương mại - dịch vụ là 54-55 % và cho nông nghiệp là 2,0% - 2,5%; vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN chỉ chiếm khoảng 16,2% tổng vốn đầu tư, nếu tính cả vốn ODA thì chiếm khoảng 20%. Tuy phần vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ, song đây là nguồn vốn có vị trí rất quan trọng, nhu cầu vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 60.000 tỷ đồng, trong đó đầu tư XDCB từ NSĐP khoảng 30.000 tỷ đồng. 3.2 CÁC QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DO THÀNH PHỐ HÀ NỘI QUẢN LÝ Thứ nhất, cần có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương nhằm khẩn trương tổ chức thực hiện, kiện toàn hệ thống chính trị thành phố Hà Nội sau khi điều chỉnh địa giới nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Thứ hai, trong tương lai trung hạn, việc sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung thuộc NSNN vẫn có vai trò quyết định việc ĐTPT cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và văn hoá xã hội và thu hút các nguồn vốn khác. Thứ ba, gắn quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung với quá trình cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn Thủ đô, đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước. Thứ tư, sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN phải gắn liền với thực hiện mục tiêu phát triển KTTT có sự điều tiết của Nhà nước. 3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẬP TRUNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DO THÀNH PHỐ HÀ NỘI QUẢN LÝ Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp mang tính hệ thống, nhất quán từ các cấp, ngành, trong đó đặc biệt coi trọng các giải pháp sau: 19 3.3.1 Nâng cao chất lượng qui hoạch và thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo qui hoạch Một: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các qui hoạch ngành, qui hoạch chi tiết hạ tầng các quận, huyện, qui hoạch chi tiết các quận mới thành lập, qui hoạch chi tiết các xã, phường, khu vực đang và sắp đô thị hoá mạnh ... làm căn cứ triển khai các dự án đầu tư. Hai: Rà soát đánh giá tình hình triển khai các qui hoạch, đảm bảo tính đồng bộ, khớp nối và thống nhất trong hệ thống qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch phát triển ngành và qui hoạch xây dựng. Ba: Tập trung chỉ đạo và ưu tiên bố trí vốn để triển khai các qui hoạch chi tiết; đảm bảo qui hoạch đi trước một bước, phục vụ triển khai các dự án đầu tư. Bốn: Kiểm tra việc thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 cũng như kế hoạch hàng năm; tiếp tục đổi mới qui trình thủ tục giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất; hạn chế để xảy ra trường hợp giao đất nhưng sử dụng lãng phí. Năm: Qui hoạch phát triển các khu đô thị mới phải tính toán đảm bảo qui mô phát triển dân số hợp lý, phân bố lại dân cư trên địa bàn, giãn dân phố cổ, phố cũ; gắn kết, hài hoà môi trường, cảnh quan kiến trúc và phát triển bền vững của Thủ đô. Sáu: Qui hoạch chi tiết sử dụng đất phải dành đủ Quỹ đất và gắn với các biện pháp phát triển hạ tầng, phát triển hệ thống giao thông. 3.3.2 Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư xây dựng cơ bản và đảm bảo tính công khai, minh bạch, chống khép kín trong đầu tư từ ngân sách nhà nước Một: Nâng cao chất lượng việc lập kế hoạch vốn đầu tư trung và dài hạn, đặc biệt là kế hoạch 5 năm. Hai: Cầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMột số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý.pdf
Tài liệu liên quan