Áp dụng mô hình không gian vector, Turney [13] đưa ra khái niệm mỗi vector được tạo thành bởi mẫu
(pattern) chứa cặp thực thể (A, B) và tần suất xuất hiện của mẫu. VSM thực hiện phép đo độ tương đồng quan hệ như sau: Các mẫu được tạo thủ công, query đến Search Engine (SE), số kết quả trả về từ SE là tần suất xuất hiện của mẫu. Từ đó, độ tương đồng quan hệ của 2 cặp thực thể được tính bởi Cosine giữa 2 vector
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Một số kỹ thuật tìm kiếm thực thể dựa trên quan hệ ngữ nghĩa ẩn và gợi ý truy vấn hướng ngữ cảnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cụm (Cluster)
K-means;
Hierarchical;
DB-SCAN;
Hình 1.9: Các phương pháp phân cụm [54].
Gợi ý truy vấn hướng ngữ cảnh (Context-aware Query Suggestion) là một nét mới, Context-aware xét các
truy vấn đứng ngay trước truy vấn hiện hành như một ngữ cảnh tìm kiếm, nhằm “nắm bắt” ý định tìm kiếm của
người dùng. Kế tiếp, khai phá các truy vấn đứng ngay sau truy vấn hiện hành - như danh sách gợi ý. Đây là ưu
điểm riêng của cách tiếp cận này - so với cách tiếp cận chỉ gợi ý những truy vấn tương tự. Lớp truy vấn đứng ngay
sau truy vấn hiện hành, một cách hình thức, phản ánh những vấn đề mà người dùng thường hỏi sau truy vấn hiện
8
hành. Đồng thời, lớp truy vấn ngay sau truy vấn hiện hành thường gồm những câu truy vấn (chuỗi truy vấn) tốt
hơn, phản ánh rõ hơn ý đồ tìm kiếm.
CHƯƠNG 2: TÌM KIẾM THỰC THỂ DỰA TRÊN QUAN HỆ NGỮ NGHĨA ẨN
2.1. Bài toán
Trong tự nhiên, tồn tại mối quan hệ giữa 2 thực thể, như: Khuê Văn các – Văn miếu; Stephen Hawking –
Nhà vật lý; Thích Ca – phái Đại thừa; Apple – iPhone; ... Trong thế giới thực, tồn tại những câu hỏi dạng: “biết
Fansipan là ngọn núi cao nhất Việt Nam thì ngọn núi nào cao nhất Ấn Độ?”, “nếu Biden là tổng thống đắc cử Hoa
Kỳ thì ai là người quyền lực nhất Thụy Điển?”,
Trong cơ chế tìm kiếm theo từ khóa, theo thống kê, các truy vấn thường ngắn, mơ hồ và đa nghĩa [1-6].
Cũng theo thống kê, xấp xỉ 71% câu tìm kiếm trên web có chứa tên thực thể [7], [8]. Nếu người sử dụng nhập vào
các thực thể: “Việt Nam”, “Hà Nội”, “Pháp” thì máy tìm kiếm chỉ đưa ra được kết quả là những tài liệu có chứa
các từ khóa trên chứ không đưa ngay được câu trả lời “Paris”. Do chỉ tìm thực thể, các kỹ thuật mở rộng, viết lại
câu truy vấn không áp dụng với dạng quan hệ có ngữ nghĩa ẩn trong cặp thực thể. Từ đó, một hình thái tìm kiếm
mới được nghiên cứu, motive của câu truy vấn tìm kiếm có dạng: {(A, B), (C, ?)}, trong đó (A, B) là cặp thực thể
nguồn, (C, ?) là cặp thực thể đích. Đồng thời, hai cặp (A, B), (C, ?) có quan hệ tương đồng về ngữ nghĩa. Nói cách
khác, khi người sử dụng nhập vào truy vấn {(A, B), (C, ?)}, máy tìm kiếm có nhiệm vụ liệt kê danh sách các thực
thể D, mỗi thực thể D thỏa điều kiện có quan hệ ngữ nghĩa với C, đồng thời cặp (C, D) có quan hệ tương đồng
với cặp (A, B). Với đầu vào chỉ gồm 3 thực thể: “Việt Nam”, “Hà Nội”, “Pháp”, quan hệ ngữ nghĩa “là thủ đô”
không được chỉ ra trong câu truy vấn.
2.2. Phương pháp tìm kiếm thực thể dựa trên quan hệ ngữ nghĩa ẩn
2.2.1. Kiến trúc – Mô hình
Khái niệm tìm kiếm thực thể dựa trên quan hệ ngữ nghĩa ẩn là phân biệt rõ nhất đối với cơ chế tìm kiếm
theo từ khóa. Hình 2.1 mô phỏng câu truy vấn chỉ gồm 3 thực thể, query = {(Việt Nam, Mê Kông), (Trung Quốc,
?)}, viết quy ước: q = {(A, B), (C, ?)}. Trong đó (Việt Nam, Mê Kông) là cặp thực thể nguồn, (Trung Quốc, ?) là
cặp thực thể đích.
Máy tìm kiếm có nhiệm vụ tìm ra thực thể
(“?”) có quan hệ ngữ nghĩa với thực thể “Trung
Quốc”, đồng thời cặp thực thể (Trung Quốc, ?)
phải tương đồng quan hệ với cặp thực thể (Việt
Nam, Mê Kông). Lưu ý rằng câu truy vấn trên
không chứa một cách tường minh quan hệ ngữ
nghĩa giữa 2 thực thể. Việc không tường minh
quan hệ ngữ nghĩa bởi trên thực tế - quan hệ ngữ
nghĩa được biểu đạt dưới nhiều cách khác nhau
xung quanh cặp thực thể (Việt Nam, Mê Kông),
ví dụ như “sông dài nhất”, “sông lớn nhất”, “lưu
vực rộng nhất”
Hình 2.1: Tìm kiếm dựa trên quan hệ ngữ nghĩa với đầu vào gồm 3 thực thể.
9
Do câu truy vấn chỉ gồm 3 thực thể không bao gồm quan hệ ngữ nghĩa, nên mô hình được gọi là mô hình
tìm kiếm thực thể dựa trên ngữ nghĩa ẩn.
Máy tìm kiếm có nhiệm vụ tìm ra thực thể (“?”) có quan hệ ngữ nghĩa với thực thể “Trung Quốc”, đồng
thời cặp thực thể (Trung Quốc, ?) phải tương đồng quan hệ với cặp thực thể (Việt Nam, Mê Kông). Lưu ý rằng
câu truy vấn trên không chứa một cách tường minh quan hệ ngữ nghĩa giữa 2 thực thể. Việc không tường minh
quan hệ ngữ nghĩa bởi trên thực tế - quan hệ ngữ nghĩa được biểu đạt dưới nhiều cách khác nhau xung quanh cặp
thực thể (Việt Nam, Mê Kông), ví dụ như “sông dài nhất”, “sông lớn nhất”, “lưu vực rộng nhất”: Do o câu truy
vấn chỉ gồm 3 thực thể không bao gồm quan hệ ngữ nghĩa, nên mô hình được gọi là mô hình tìm kiếm thực thể
dựa trên ngữ nghĩa ẩn.
Mô hình tìm kiếm thực thể dựa trên quan hệ ngữ nghĩa ẩn (IRS) gồm 3 thành phần chính:
Thành phần rút trích quan hệ ngữ nghĩa: Từ corpus, rút trích các mẫu (câu gốc chứa cặp thực thể và
context), như: A sông dài nhất B, với A, B là 2 tên thực thể (Named Entity). Tập mẫu thu được gồm: các mẫu thực
sự khác nhau, các mẫu giống nhau, các mẫu có độ dài và terms khác nhau nhưng biểu đạt cùng ngữ nghĩa, chẳng
hạn: A là sông lớn nhất của B, A là sông thuộc B có lưu vực rộng nhất, hay B có sông dài nhất là A, .v.v.
Thành phần gom cụm các quan hệ ngữ nghĩa: Từ tập mẫu thu được, thực hiện gom cụm để xác định các
cụm chứa các mẫu (context), trong đó mỗi context thuộc cùng cụm có quan hệ tương đồng về ngữ nghĩa. Lập chỉ
mục các mẫu và cặp thực thể tương ứng.
Thành phần tính toán quan hệ tương đồng giữa 2 cặp thực thể: Thuộc phase online của mô hình IRS. Đón
truy vấn q = {(A, B), (C, ?)}, IRS tìm kiếm trong bảng chỉ mục cặp thực thể (A, B) và tập quan hệ ngữ nghĩa (mẫu)
tương ứng. Từ tập quan hệ ngữ nghĩa thu được, thực hiện tìm các cặp thực thể (C, Di) gắn với quan hệ. Áp dụng
độ đo Cosine tính toán, xếp hạng mức tương đồng giữa (A, B) và (C, Di), đưa ra danh sách các thực thể Di đã xếp
hạng để trả lời truy vấn.
Xét truy vấn q = {(Việt Nam, Mê
Kông), (Trung Quốc, ?)}, IRS tìm được cụm
chứa cặp thực thể (Việt Nam, Mê Kông) và
quan hệ ngữ nghĩa tương ứng: “sông dài nhất”
(từ câu gốc: “Mê Kông là sông dài nhất Việt
Nam”). Cụm này đồng thời chứa một quan hệ
ngữ nghĩa tương tự: “sông lớn nhất”, trong đó
quan hệ “sông lớn nhất” gắn với gặp thực thể
(Trung Quốc, Trường Giang) (từ câu gốc:
“Trường Giang là sông lớn nhất Trung Quốc”).
IRS sẽ đưa “Trường Giang” vào danh sách ứng
viên, xếp hạng quan hệ ngữ nghĩa theo phép đo
độ tương đồng, trả kết quả về người tìm kiếm.
Hình 2.2: Kiến trúc tổng quát mô hình tìm kiếm thực thể dựa trên quan hệ ngữ nghĩa.
Cặp thực thể -
Quan hệ ngữ
nghĩa
Corpus
Chỉ mục đảo Inverted
Index for IRS
Rút trích quan
hệ ngữ nghĩa
Gom cụm quan
hệ ngữ nghĩa
Tính độ tương
đồng quan hệ
(RelSim)
Tập kết quả ứng
viên
Tập kết quả trả về
được phân hạng
Q
u
er
y
:
{
(V
iệ
t
N
am
,
M
ê
K
ô
n
g
),
(
T
ru
n
g
Q
u
ố
c,
?
)}
10
2.2.2. Thành phần rút trích quan hệ ngữ nghĩa
Nhận truy vấn q = {(A, B), (C, ?}, kiến trúc tổng quát của IRS được mô hình hóa:
Hàm Filter-Entities (Fe) lọc/tìm tập ứng viên S chứa các cặp thực thể (C, Di); trong đó (C, Di)
quan hệ tương đồng với cặp thực thể đầu vào (A, B):
Fe(q, D) = Fe({(A, B), (C, ?)}, D) = {
1, 𝑖𝑓𝑅𝑒𝑙𝑒𝑣𝑎𝑛𝑡(𝑞, 𝐷)
0, 𝑒𝑙𝑠𝑒
(2.1)
Hàm Rank-Entities (Re) tính RelSim, xếp hạng các thực thể Di, Dj trong tập ứng viên S theo phép
đo RelSim (Relational Similarity), thực thể nào có RelSim cao hơn được xếp thứ tự thấp hơn (theo nghĩa gần
top hơn, hay rank cao hơn):
∀ Di, Dj ∊ S, nếu:
RelSim((A, B),(C, Di)) > RelSim((A, B),(C, Dj)) : Re(q, Di) < Re(q, Dj) (2.2)
2.2.3. Thành phần gom cụm các quan hệ ngữ nghĩa
Tiến trình gom cụm thực hiện gom các phần tử “tương tự” nhau vào thành cụm. Trong mô hình tìm kiếm
thực thể dựa trên ngữ nghĩa, các phần tử trong cụm là các câu context tương đồng về ngữ nghĩa. Độ tương đồng
là một đại lượng dùng để so sánh 2 hay nhiều phần tử với nhau, phản ánh mối tương quan giữa 2 phần tử. Do đó,
luận án khái quát các phép đo độ tương đồng về terms, độ tương đồng dựa trên không gian vector, độ tương đồng
ngữ nghĩa – của 2 context.
a) Các phép đo độ tương đồng giữa 2 context
Độ tương đồng về terms
Hàm Zaro: Winkler4. Khoảng cách Zaro tính độ tương đồng giữa 2 xâu ký tự a, b:
SimZaro(a,b) = {
0,𝑖𝑓𝑚 = 0
1
3
(
𝑚
|𝑎|
+
𝑚
|𝑏|
+
𝑚−𝑠𝑘𝑖𝑝
𝑚
) 𝑜𝑡ℎ𝑒𝑟𝑤𝑖𝑠𝑒
(2.6)
Constrast model: Do Tversky đề xuất (“Features of similarity”, Psychological Review, 1977)5, áp
dụng mô hình tương phản để tính độ tương đồng giữa 2 câu a, b:
Sim(a, b)=α*f(a∩b) − 𝛽*f(a-b) − γ*f(b−a) (2.8)
Khoảng cách Jaccard: Sim(a, b) =
|𝑎∩𝑏|
|𝑎∪𝑏|
(2.9)
Độ tương đồng dựa trên không gian vector: Euclidean, Manhattan, Cosine.
Độ tương đồng ngữ nghĩa
Theo Giả thuyết phân phối [17]: Các từ xảy ra trong cùng ngữ cảnh thì có xu hướng tương đồng ngữ
nghĩa. Do tiếng Việt chưa có hệ thống Vietwordnet để tính toán độ tương đồng ngữ nghĩa giữa 2 terms, luận
án sử dụng độ tương hỗ PMI để đo, đánh giá độ tương đồng ngữ nghĩa giữa 2 câu (context).
Phương pháp PMI (Pointwise Mutual Information): Được đề xuất bởi Church and Hanks [1990].
Dựa vào xác suất đồng xảy ra giữa 2 terms t1, t2 trong kho ngữ liệu, độ tương hỗ t1, t2 được tính theo công
thức:
PMI(t1, t2) = log2(
𝑷(𝒕𝟏,𝒕𝟐)
𝑷(𝒕𝟏).𝑷(𝒕𝟐)
) (2.16)
4 https://en.wikipedia.org/wiki/Jaro-Winkler_distance
5
11
b) Thành phần gom cụm các quan hệ ngữ nghĩa
Áp dụng PMI cải tiến độ đo tương đồng theo giả thuyết phân phối:
SimDH(p,q) = Cosine(PMI(p, q)) =
∑ (𝑃𝑀𝐼(𝑤𝑖,𝑝)∙𝑃𝑀𝐼(𝑤𝑖,𝑞))𝑖
||𝑃𝑀𝐼(𝑤𝑖,𝑝)||||𝑃𝑀𝐼(𝑤𝑖,𝑞)||
(2.25)
Độ tương đồng theo terms của 2 context p, q:
Simterm(p, q) =
∑ (weighti(p)∙weighti(q))
n
i=1
||weight(p)||||weight(q)||
(2.26)
Độ đo tương đồng kết hợp:
Sim(p,q) = Max(SimDH(p, q),Simterm(p, q)) (2.27)
c) Giải thuật gom cụm:
- Đầu vào: Tập P = {p1, p2, , pn}; Ngưỡng phân cụm θ1, ngưỡng heuristic θ2; Dmax: Đường kính cụm;
Sim_cp: Kết quả hàm đo độ tương đồng kết hợp, áp dụng theo công thức (2.27).
- Đầu ra: Tập cụm Cset (ClusterID, context, trọng số mỗi context. cặp thực thể tương ứng).
Program Clustering_algorithm
01. Cset = {}; iCount=0;
02. for each context pi ∈ P do
03. Dmax = 0; c* = NULL;
04. for each cluster cj ∈ Cset do
05. Sim_cp=Sim(pi,Centroid(cj))
06. if (Sim_cp > Dmax) then
07. Dmax = Sim_cp; c* ← cj;
08. end if
09. end for
10. if (Dmax > θ1) then
11. c*.append(pi)
12. else
13. Cset ∪= new cluster{c*}
14. end if
15. if (iCount > θ2) then
16. iCount++;
17. exit Current_Proc_Cluster_Alg();
18. end if
19. end for
20. Return Cset;
@CallMerge_Cset_from_OtherNodes()
2.2.4. Thành phần tính toán độ tương đồng giữa 2 cặp thực thể
Thành phần tính toán độ tương đồng quan hệ giữa 2 cặp thực thể thực hiện 2 tác vụ: Lọc (tìm) và Phân
hạng. Nhận vào q={(A, B), (C, ?)}, thông qua chỉ mục inverted index, IRS gọi hàm Filter-Entities Fe đặt lọc (tìm)
tập ứng viên chứa các cặp thực thể (C, Di) và quan hệ ngữ nghĩa (context) tương ứng, với điều kiện (C, Di) tương
đồng với (A, B). Kế tiếp, gọi hàm Rank-Entities Re để xếp hạng các thực thể Di, Dj trong tập ứng viên theo phép
đo RelSim (Relational Similarity), trả về danh sách các {Di} đã xếp hạng.
Giải thuật Filter-Entities: Lọc tìm tập ứng viên chứa câu trả lời:
Đầu vào: Query q = (A, B)(C, ?)
Đầu ra: Tập ứng viên S (gồm các thực thể Di và context tương ứng);
Program Filter_Entities
12
01. S = {};
02. P(w) = EntPair_from_Cset.Context();
03. for each context pi ∈ P(w) do
04. W(p) = Context(pi).EntPairs();
05. If (W(p) contains (C:Di)) then S ∪= W(p);
06. end for
07. retufn S
Sau thực thi Filter-Entities, thu được tập con gồm các thực thể Di và context tương ứng. Tiến trình RelSim
chỉ thực hiện xử lý, tính toán trên tập con này, đồng thời áp dụng ngưỡng α để loại các thực thể Di có giá trị RelSim
thấp.
Với: Fe(q,D) = Fe({(A, B),(C,?)}, D):
𝐹𝑒(𝑞, 𝐷𝑖) = {
1, 𝑖𝑓𝑅𝑒𝑙𝑆𝑖𝑚((𝐴, 𝐵), (𝐶, 𝐷𝑖)) > α
0, 𝑒𝑙𝑠𝑒
(2.29)
Giải thuật Rank-Entities: Giải thuật Rank-Entities có nhiệm vụ tính RelSim:
Đầu vào gồm: Tập ứng viên S và:
- Cặp thực thể nguồn (A, B), ký hiệu s; Các thực thể ứng viên (C, Di), ký hiệu c;
- Các context tương ứng với s, c; Tập cụm thu được: Cset;
- Các thực thể A, B, C đã biết tập cụm tương ứng chứa A, B, C được xác định;
- Ngưỡng α (so giá trị RelSim); Ngưỡng α xác định trong kiểm thử chương trình.
- Khởi tạo tích vô hướng (β); tập used-context (γ);
Đầu ra: Danh sách câu trả lời (danh sách thực thể được xếp hạng) Di;
Ký hiệu:
- P(s), P(c) được nêu trong công thức (2.19), (2.20);
- f(s, pi), f(c, pi), ɸ(s), ɸ(c) nêu trong (2.21), (2.22);
- γ: Biến (dạng tập hợp) giữ các context đã xét;
- q: Biến trung gian (Context);
- Ω: Cụm;
Program Rank_Entities
01. for each context pi ∈ P(c) do
02. if (pi ∈ P(s)) then
03. β ← β + f(s, pi)·f(c, pi)
04. γ ← γ ∪ {p}
05. else
06. Ω ← cluster contains pi
07. max_co-occurs = 0;
08. q← NULL;
09. for each context pj ∈ (P(s)\P(c)\γ) do
10. if (pj ∈ Ω) & (f(s, pj) > max_co-occurs)
11. max_co-occurs ← f(s, pj);
12. q ← pj;
13. end if
14. end for
15. if (max_co-occurs > 0) then
16. β ← β + f(s, q)·f(c, pi)
13
17. γ ← γ ∪ {q}
18. end if
19. end if
20. end for
21. RelSim ← β/L2-norm(ɸ(s), ɸ(c))
22. if (RelSim ≥ α) then return RelSim
Diễn giải giải thuật: Trường hợp 2 cặp thực thể nguồn và đích cùng một quan hệ ngữ nghĩa (cùng chia
sẻ chung một context, câu lệnh 1-2): pi ∊ P(s) ∩ P(c), tính tích vô hướng tương tự như công thức Cosine tính độ
tương đồng.
Trường hợp pi ∊ P(c) nhưng pi ∉ P(s), giải thuật tìm context pj (hay biến trung gian q, dòng 12), trong đó
pi, pj thuộc cùng một cụm đã biết. Thân vòng lặp (từ lệnh 10-13) chọn ra context pj có số lần đồng hiện (co-occurs)
với s lớn nhất. Theo giả thuyết phân phối, 2 context pi, pj đồng hiện trong càng nhiều cặp thực thể, độ tương đồng
Cosine giữa 2 vector càng cao. Khi giá trị Cosine càng cao, pi, pj càng tương tự. Nói cách khác, cặp (C, Di) càng
chính xác và nhất quán ngữ nghĩa với cặp thực thể nguồn (A, B).
Dãy câu lệnh từ 15-18 tính tích vô hướng. Các câu lệnh 21-22 tính giá trị RelSim. Từ tập RelSim thu được,
sắp xếp để thực thể Di nào có RelSim cao hơn được xếp thứ tự thấp hơn (theo nghĩa gần top hơn, hay rank cao
hơn). Tập kết quả Di là danh sách câu trả lời cho truy vấn mà người dùng muốn tìm.
2.3. Kết quả thực nghiệm – Đánh giá
2.3.1. Dataset
Tập dataset được xây dựng từ tập dữ liệu mẫu trong thực nghiệm, dựa vào 4 phân lớp thực thể có tên:
PER; ORG; LOC và TIME;
2.3.2. Kiểm thử - Điều chỉnh tham số
Để đánh giá hiệu quả của thuật toán phân
cụm và thuật toán xếp hạng ứng viên
Rank_Entities, Chương 2 thực hiện thay đổi các
giá trị θ1 và α, sau đó tính các độ đo Precision,
Recall, F-Score tương ứng với mỗi giá trị thay đổi
của α, θ1. Hình 2.3 cho thấy tại α = 0.5, θ1 = 0.4,
điểm F-Score đạt giá trị cao nhất.
Hình 2.3: Giá trị F-Score tương ứng với mỗi giá trị thay đổi của α, θ1.
Giải thuật Rank_Entities dòng 22 (if (RelSim ≥ α) return RelSim) cũng cho thấy, khi α nhỏ thì số lượng
ứng viên tăng, có thể có nhiễu, đồng thời thời gian xử lý real-time tốn chi phí thời gian, do hệ thống xử lý nhiều
truy vấn ứng viên. Ngược lại khi α lớn thì giá trị Recall nhỏ, kéo theo F-Score giảm đáng kể.
2.3.3. Đánh giá với độ đo MRR (Mean Reciprocal Rank)
Đối với bộ truy vấn Q, nếu thứ hạng câu trả lời đúng đầu tiên trong truy vấn q ∈ Q là rq, thì độ đo MRR
của Q được tính:
MRR(Q) =
1
|𝑄|
∑
1
𝑟𝑞
𝑞∈𝑄 (2.33)
Với 4 phân lớp thực thể: PER; ORG; LOC và TIME; phương pháp dựa trên tần suất đồng hiện (f) đạt giá
trị trung bình MRR ≈ 0.69; trong khi đó, phương pháp dựa trên PMI đạt 0,86. Điều này cho thấy PMI giúp cải
thiện độ chính xác về tương đồng ngữ nghĩa tốt hơn tần suất đồng hiện của context-cặp thực thể.
14
Hình 2.4: So sánh PMI với f: tần suất (số lần đồng hiện) dựa trên MRR.
2.3.4. Hệ thống thực nghiệm
Tập dữ liệu mẫu trong thực nghiệm được download từ các nguồn Viwiki (7877 files) và Vn-news (35440
files). Mục đích chọn nguồn Viwiki và Vn-news vì các dataset này chứa các mẫu gồm các thực thể có tên (Named
Entity). Tiến trình đọc, lấy nội dung file, tách đoạn, tách câu (main-sentences, sub-sentences), thu được 1572616
câu.
Các nhãn tổng quát của NER (Named Entity Recognition) gồm: PER: Tên người; ORG: Tên tổ chức;
LOC: Địa danh; TIME: Kiểu thời gian; NUM: Kiểu số; CUR: Kiểu tiền tệ; PCT: Kiểu phần trăm; MISC: Kiểu
thực thể khác; O: Không phải thực thể.
Giải thuật rút trích patterns lưu vào database, sau khi thực hiện các bước xử lý và các điều kiện giới hạn,
Database còn lại 404507 câu context. Từ tập context này, giải thuật gom cụm các quan hệ ngữ nghĩa gom được
124805 cụm.
Hình 2.5: Thực nghiệm IRS với nhãn thực thể B-PER.
Để đánh giá độ chính xác, thực nghiệm thực hiện 500 queries để kiểm thử, kết quả cho thấy độ chính xác
đạt khoảng 92%.
Bảng 2.3: Các ví dụ kết quả thực nghiệm với input q = {A, B, C} và output D
ID A B C D
.. German Angela Merkel Israel Benjamin Netanyahu
.. Harry Kane Tottenham Messi Barca
15
.. Hoàng Công Lương Hòa Bình Thiên Sơn RO
2.4. Kết luận chương
Khả năng suy ra thông tin/tri thức không xác định bằng suy diễn tương tự là một trong những khả năng tự
nhiên của con người. Chương 2 trình bày mô hình tìm kiếm thực thể dựa trên quan hệ ngữ nghĩa ẩn (IRS) nhằm
mô phỏng khả năng trên. Mô hình IRS tìm kiếm thông tin/tri thức từ một miền không quen thuộc và không cần
biết trước từ khóa, bằng cách sử dụng ví dụ tương tự (quan hệ tương đồng) từ một miền quen thuộc. Đóng góp
chính của Chương 2: Xây dựng kỹ thuật tìm kiếm thực thể dựa trên quan hệ ngữ nghĩa ẩn sử dụng phương pháp
phân cụm nhằm nâng cao hiệu quả tìm kiếm. Đồng thời, luận án đề xuất độ đo tương đồng kết hợp - theo terms và
theo giả thuyết phân phối; Từ độ đo đề xuất, đồng thời áp dụng heuristic vào giải thuật gom cụm để cải thiện chất
lượng cụm.
CHƯƠNG 3: GỢI Ý TRUY VẤN HƯỚNG NGỮ CẢNH
3.1. Bài toán
Trong lĩnh vực gợi ý truy vấn (query suggestion), các tiếp cận truyền thống như session-based, document-
click based, .v.v. thực hiện khai phá tập truy vấn trong quá khứ (Query Logs) để kết xuất gợi ý. Cách tiếp cận “Gợi
ý truy vấn hướng ngữ cảnh bởi khai phá dữ liệu phiên và các tài liệu chọn đọc” (gọi ngắn gọn: “cách tiếp cận
hướng ngữ cảnh” của Huanhuan Cao cùng cộng sự [9], [10]) là một hướng đi mới - hướng này xét các truy vấn
đứng ngay trước truy vấn vừa đưa vào (truy vấn hiện hành) như một ngữ cảnh tìm kiếm, nhằm “nắm bắt” ý định
tìm kiếm của người dùng, nhằm đưa ra các gợi ý xác đáng hơn. Rõ ràng, lớp truy vấn đứng ngay trước có mối liên
hệ ngữ nghĩa với truy vấn hiện hành. Kế tiếp, thực hiện khai phá các truy vấn đứng ngay sau truy vấn hiện hành -
như một danh sách gợi ý. Phương pháp này tận dụng được “tri thức” của cộng đồng, vì lớp truy vấn đứng ngay
sau truy vấn hiện hành phản ánh những vấn đề mà người dùng thường hỏi sau truy vấn hiện hành.
Đóng góp chính của chương 3 gồm:
1) Ứng dụng kỹ thuật hướng ngữ cảnh, xây dựng máy tìm kiếm chuyên sâu áp dụng hướng ngữ cảnh
trong miền cơ sở tri thức riêng (dữ liệu hàng không).
2) Đề xuất độ đo tương đồng tổ hợp trong bài toán gợi ý truy vấn theo ngữ cảnh nhằm nâng cao chất
lượng gợi ý.
Ngoài ra, chương 3 cũng có các đóng góp bổ sung trong thực nghiệm: i) Tích hợp nhận dạng và tổng hợp
tiếng nói tiếng Việt như một tùy chọn vào máy tìm kiếm để tạo thành một hệ tìm kiếm có tương tác tiếng nói. ii)
Áp dụng cấu trúc dàn khái niệm để phân lớp tập kết quả trả về.
3.2. Phương pháp hướng ngữ cảnh
3.2.1. Định nghĩa – Thuật ngữ
Phiên tìm kiếm: Là chuỗi liên tục các câu truy vấn. Chuỗi truy vấn được biểu diễn với thứ tự thời
gian. Mỗi phiên tương ứng với một người dùng.
Cấu trúc phiên tổng quát: {sessionID; queryText; queryTime; URL_clicked}
Ngữ cảnh: đặc tả chuỗi lân cận trước truy vấn hiện hành. Trong phiên tìm kiếm của một người
dùng, ngữ cảnh là chuỗi truy vấn đứng ngay trước truy vấn vừa nhập.
Lớp queries trước của qcurrent ↔ ngữ cảnh) .. qcurrent .. (Lớp queries sau)
16
3.2.2. Kiến trúc – Mô hình
Phương pháp hướng ngữ cảnh
dựa trên 2 phases: online và offline,
khái quát: Trong 1 phiên tìm kiếm
(online phase), tiếp cận gợi ý truy vấn
hướng ngữ cảnh đón câu truy vấn hiện
hành và xét chuỗi truy vấn đứng ngay
trước truy vấn hiện hành như một ngữ
cảnh. Chính xác hơn, diễn dịch chuỗi
truy vấn đứng trước current query thành
chuỗi khái niệm - chuỗi khái niệm này
biểu đạt ý định tìm kiếm của người sử
dụng.
Hình 3.4: Mô hình Gợi ý truy vấn hướng ngữ cảnh.
Khi có được ngữ cảnh tìm kiếm, hệ thống thực hiện so khớp với tập ngữ cảnh dựng sẵn (phase offline, tập
ngữ cảnh dựng sẵn được xử lý tính toán sẵn trên tập truy vấn trong quá khứ - Query Logs. Về cấu trúc dữ liệu và
lưu trữ, tập ngữ cảnh dựng sẵn được lưu trên cấu trúc dữ liệu cây hậu tố). Tiến trình so khớp (maximum matching)
kết xuất danh sách ứng viên, danh sách này gồm các vấn đề mà đa số người dùng thường hỏi sau truy vấn vừa
nhập. Sau bước ranking, danh sách ứng viên trở thành danh sách gợi ý.
3.2.4. Phase Offline - Giải thuật Gom cụm
Ý tưởng của giải thuật gom cụm: Giải thuật quét toàn bộ các queries trong Query Logs một lần, các cụm
sẽ được tạo ra trong tiến trình quét. Ban đầu, mỗi cụm được khởi tạo bằng một truy vấn, rồi mở rộng dần bởi các
truy vấn tương tự. Quá trình mở rộng dừng khi đường kính cụm vượt ngưỡng Dmax. Do mỗi cụm (cluster) được
xem như một khái niệm (concept), nên tập cụm là tập khái niệm.
Đầu vào: Tập Query Logs Q, ngưỡng Dmax;
Đầu ra: Tập cụm Cset;
program Context_Aware_Clustering_alg
// Khởi tạo mảng dim_array[d] = Ø, ∀d (d: document được click)
// Mảng dim_array chứa số chiều các vectors.
01. for each query qi ∈ Q do
02. θ = Ø;
03. for each nonZeroDimension d of 𝑞𝑖⃗⃗⃗ do
04. θ ∪= dim_array[d];
C = arg minC’∈C-Setdistance(qi, C’);
05. if (diameter(C∪{qi}) ≤ Dmax)
06. C ∪= qi; cập nhật lại đường kính và tâm cụm C;
07. else
C = new cluster({qi}); Cset ∪= C;
08. for each nonZeroDimension d of 𝑞𝑖⃗⃗⃗ do
09. if (C ∉ dim_array[d])
dim_array[d] ∪= C;
end for
10. return Cset;
3.3.6. Phân tích ưu nhược điểm
17
Ưu điểm:
- Với bài toán gợi ý truy vấn - đây là cách tiếp cận mới. Thực hiện gợi ý truy vấn, các tiếp cận kinh điển
cũ thường lấy các truy vấn đã có trong Query Logs để đề xuất. Các đề xuất này chỉ tương tự hoặc có
liên quan với truy vấn hiện hành, chứ không đưa ra được xu hướng mà tri thức số đông thường hỏi sau
câu truy vấn hiện hành. Cũng như vậy, chưa có một tiếp cận nào đặt chuỗi truy vấn ngay trước truy vấn
hiện hành vào một ngữ cảnh tìm kiếm - như một thể hiện liền mạch ý đồ tìm kiếm của người sử dụng.
Kỹ thuật hướng ngữ cảnh, trên hết là ý tưởng gợi ý bằng những vấn đề mà người dùng thường hỏi sau
truy vấn hiện hành, là một điểm độc đáo, hiệu quả, là “nét thông minh” trong lĩnh vực gợi ý truy vấn.
Nhược điểm:
- Khi người dùng đưa vào truy vấn đầu tiên hay một vài truy vấn là mới (mới so với các truy vấn trong
quá khứ) hoặc thậm chí không mới - theo nghĩa không có mặt trong chuỗi khái niệm thường xuyên
(chẳng hạn, trong tập dữ liệu mẫu, với 2 chuỗi khái niệm c2c3 và c1c2c3, giải thuật xác định chuỗi
thường xuyên thu được là c2c3, trong trường hợp này - người sử dụng đưa vào c1). Tiếp cận hướng
ngữ cảnh không đưa ra được gợi ý dù c1 đã có trong quá khứ (đã tồn tại trong QLogs).
- Mỗi cụm (khái niệm) gồm một nhóm các truy vấn tương đồng. Độ đo tương đồng chỉ dựa trên URL
click mà không dựa trên tương đồng về term, điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của
kỹ thuật gom cụm.
- Ràng buộc mỗi truy vấn chỉ thuộc một cụm (khái niệm): quan điểm này không hợp lý và không tự nhiên
đối với câu truy vấn đa nghĩa như “tiger” hoặc “gladitor”, hay rất nhiều từ đa nghĩa khác trong tiếng
Việt, .v.v.
- Chỉ xét đến gợi ý truy vấn (query suggestion) mà không xét đến gợi ý tài liệu (gợi ý URL - URL
recommendation). Đồng thời, định hướng “click-through” nhưng không sử dụng các thông tin clicked
Urls trong ngữ cảnh tìm kiếm (khi tìm kiếm trên cây hậu tố, Concept sequence đầu vào chỉ gồm các
queries).
- Trên đồ thị 2 phía, phía tập đỉnh Q các vector khá thưa (số chiều thấp), phía tập đỉnh URLs click cũng
gặp phải vấn đề dữ liệu thưa (URL click thưa), khi các vectors thưa, chất lượng gom cụm sẽ bị ảnh
hưởng.
- Trong thuật giải gom cụm, khi Query Logs lớn, hoặc số chiều của mỗi vector lớn, mảng dim_array[d]
sẽ có kích thước rất lớn, đòi hỏi cấp phát một lượng bộ nhớ lớn khi thực thi.
Thực tế, trong một phiên tìm kiếm bất kỳ, người sử dụng nhập vào một hoặc khá nhiều truy vấn, cũng như
vậy, người sử dụng có thể không hoặc click rất nhiều URL kết quả, trong đó mặc nhiên có những URL click không
như ý, được xem như nhiễu (noise). Phương pháp hướng ngữ cảnh cần có chuỗi truy vấn liên tiếp mới hình thành
ngữ cảnh không phản ảnh thực tế, khi người dùng chỉ nhập vào 1 truy vấn. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào URL
click và khôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_mot_so_ky_thuat_tim_kiem_thuc_the_dua_tren_q.pdf