Tóm tắt Luận án Nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân Việt Nam hiện nay

 CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ NỘI DUNG CỦA

VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN

DÂN NƯỚC TA HIỆN NAY

2.2.1. Vị trí, đặc điểm hoạt động công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân

dân Việt Nam

Lực lượng Công an nhân dân có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn trật

tự, an ninh, an toàn xã hội, họ được Đảng, Nhà nước, nhân dân trao cho nhiều quyền

hạn trong quá trình thực thi công vụ. Bên cạnh đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ Công an

nhân dân luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, vì nước quên thân, vì dân phục vụ thì

vẫn còn không ít cán bộ, chiến sĩ lợi dụng, lạm dụng quyền hạn được Đảng, Nhà

nước và nhân dân trao cho họ để mưu cầu lợi ít cá nhân và họ sẵn sàng vi phạm đạo

đức nghề nghiệp "mỗi khi thấy có thể vi phạm và không bị trừng phạt" (Ăng ghen).

Mỗi khi quyền hạn càng nhiều, càng lớn mà lương tâm thiếu trong sáng thì hậu quả

của việc vi phạm, lạm quyền càng nặng nề. Chính đặc điểm, tính chất công việc cần

đòi hỏi người cán bộ, chiến sĩ Công an phải luôn luôn nêu cao ý thức học tập, rèn

luyện, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.2.2. Nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt

Nam hiện nay – Một số nội dung cơ bản

- Quan niệm nâng cao

+ Theo quan niệm chung: "Nâng" tức là đưa lên, làm cho cao hơn trước, đưa lên

mức độ cao hơn trước. Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: "Nâng cao là đưa lên mức10

cao hơn". Trong Từ điển bách khoa Việt Nam cũng chỉ rõ: "Nâng cao là làm cho cao

hơn trước". Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng tôi cho rằng

nâng cao còn được hiểu là quá trình liên hệ, tác động giữa các mặt, các yếu tố bên trong

làm cho sự vật phát triển theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến

ngày càng hoàn thiện.

+ Thuật ngữ nâng cao đạo đức công vụ hàm ý chỉ việc thực hiện một số hoạt

động nào đó dẫn đến sự thay đổi về đạo đức công vụ theo hướng tăng lên, chuẩn mực

hơn so với đạo đức công vụ hiện có. Đó là những biểu hiện tăng lên về ý thức, hành

vi đạo đức công vụ của mỗi một chủ thể đạo đức được nâng cao.

- Quan niệm nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến ĩ ng an nhân ân

Việt Nam.

Nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến ĩ ng an nhân ân là q á trình

tác động tự giác, tích cực, có mục đ ch của các chủ thể nâng cao đến đội ngũ cán ộ,

chiến ĩ ng an nhân ân ới nội dung, hình thức à phương pháp th ch h p nhằm

làm biến đổi thái độ, hành vi, cách xử sự của cán bộ, chiến ĩ ng an nhân ân trong

quá trình thực thi công vụ theo hướng ngày càng hòan thiện hơn.

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi xác định nội dung nâng cao đạo

đức công vụ cho cán bộ, chiến ĩ ng an nhân ân dựa theo các thành tố cấu thành

đạo đức công vụ và được biểu hiện (cụ thể hóa) thành các nội dung sau:

1. Nâng cao lòng yêu nước, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân.

2. Nâng cao lòng yêu nghề, tinh thần tận tụy với công việc.

3. Nâng cao thái độ tôn trọng nhân dân, có hành vi ứng xử, giao tiếp đẹp đối

với nhân dân, tận tâm phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám

sát của nhân dân.

4. Nâng cao chủ nghĩa tập thể, tinh thần hợp tác, tôn trọng pháp luật, tôn trọng

"đồng sự" trong thực thi công vụ.

5. Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư trong hoạt động công vụ.

6. Đối với địch phải cương quyết, khôn khéo

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác giả còn phân tích thực trạng của việc cải cách hành chính nhằm hướng tới một nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ nhân dân. Tuy nhiên những đánh giá đó còn chưa thật hệ thống, thiếu đồng bộ và chưa mang tính toàn diện. Nhất là đối với đạo đức công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Ba là, một số công trình đã đề cập đến giải pháp nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức nước ta, như: Kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh hướng đến việc tạo môi trường cho cán bộ, đảng viên rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cách mạng; tăng cường vai trò của các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể xã hội trong việc giáo dục đạo đức cách mạng; nâng cao chất lượng tự giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên; kiên quyết đấu tranh 8 chống những hành vi vi phạm pháp luật và các biểu hiện tiêu cực trong cán bộ, đảng viên; xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức công chức nhằm tiến tới xây dựng Luật đạo đức công chức; phát huy hiệu quả cơ chế kiểm tra giám sát của các cơ quan, đoàn thể và nhân dân. Tuy nhiên, các công trình đó cũng chỉ đề cập đến các giải pháp nâng cao đạo đức công vụ một cách chung chung, còn giải pháp nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an còn rất ít và chưa thật hệ thống. 1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết Thứ nh t, hệ thống hoá và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về công vụ, đạo đức công vụ, nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam. Trong đó làm rõ khái niệm nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam; nội dung của việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân cũng như những nhân tố tác động đến việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay. Thứ hai, trên cơ sở góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ: Đạo đức công vụ, nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân v.v... luận án phân tích thực trạng nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó. Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đó, luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam trong thời gian tới. Chương 2 NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1. ĐẠO ĐỨC VÀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ 2.1.1. Đạo đức và cấu trúc đạo đức Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Ở mức độ khái quát, đạo đức bao gồm ý thức đạo đức và hành vi đạo đức. Ý thức đạo đức là ý thức về hệ thống những quy tắc, chuẩn mực, hành vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại. Ngoài ra nó còn bao hàm cả những xúc cảm, tình cảm đạo đức của con người. Giữa các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phản ánh hiện thực đạo đức đang tồn tại gắn với yêu cầu xã hội. 9 ành i đạo đức là hành vi của con người diễn ra dưới tác động điều chỉnh của ý thức đạo đức. Đó là quá trình hiện thực hóa ý thức đạo đức trong đời sống xã hội, trong các quan hệ ứng xử giữa người với người. 2.1.2. Công vụ và đạo đức công vụ - Công vụ là một dạng hoạt động mang tính quyền lực nhà nước do đội ngũ công chức tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích nhà nước và xã hội. - Đạo đức công vụ là hệ thống các chuẩn mực, nguyên tắc, dùng để điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của công chức, viên chức trong việc thực thi công vụ nhằm xây dựng một nền hành chính chính quy, hiện đại; vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. - Đạo đức công vụ của cán bộ, chiến ĩ ng an nhân ân là hệ thống các chuẩn mực, nguyên tắc, dùng để điều chỉnh thái độ, hành vi, cách xử sự của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, thể hiện lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ của họ trong quá trình thực thi công vụ. 2.2. CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ NỘI DUNG CỦA VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN NƯỚC TA HIỆN NAY 2.2.1. Vị trí, đặc điểm hoạt động công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam Lực lượng Công an nhân dân có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn trật tự, an ninh, an toàn xã hội, họ được Đảng, Nhà nước, nhân dân trao cho nhiều quyền hạn trong quá trình thực thi công vụ. Bên cạnh đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, vì nước quên thân, vì dân phục vụ thì vẫn còn không ít cán bộ, chiến sĩ lợi dụng, lạm dụng quyền hạn được Đảng, Nhà nước và nhân dân trao cho họ để mưu cầu lợi ít cá nhân và họ sẵn sàng vi phạm đạo đức nghề nghiệp "mỗi khi thấy có thể vi phạm và không bị trừng phạt" (Ăng ghen). Mỗi khi quyền hạn càng nhiều, càng lớn mà lương tâm thiếu trong sáng thì hậu quả của việc vi phạm, lạm quyền càng nặng nề. Chính đặc điểm, tính chất công việc cần đòi hỏi người cán bộ, chiến sĩ Công an phải luôn luôn nêu cao ý thức học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 2.2.2. Nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay – Một số nội dung cơ bản - Quan niệm nâng cao + Theo quan niệm chung: "Nâng" tức là đưa lên, làm cho cao hơn trước, đưa lên mức độ cao hơn trước. Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: "Nâng cao là đưa lên mức 10 cao hơn". Trong Từ điển bách khoa Việt Nam cũng chỉ rõ: "Nâng cao là làm cho cao hơn trước". Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng tôi cho rằng nâng cao còn được hiểu là quá trình liên hệ, tác động giữa các mặt, các yếu tố bên trong làm cho sự vật phát triển theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện. + Thuật ngữ nâng cao đạo đức công vụ hàm ý chỉ việc thực hiện một số hoạt động nào đó dẫn đến sự thay đổi về đạo đức công vụ theo hướng tăng lên, chuẩn mực hơn so với đạo đức công vụ hiện có. Đó là những biểu hiện tăng lên về ý thức, hành vi đạo đức công vụ của mỗi một chủ thể đạo đức được nâng cao. - Quan niệm nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến ĩ ng an nhân ân Việt Nam. Nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến ĩ ng an nhân ân là q á trình tác động tự giác, tích cực, có mục đ ch của các chủ thể nâng cao đến đội ngũ cán ộ, chiến ĩ ng an nhân ân ới nội dung, hình thức à phương pháp th ch h p nhằm làm biến đổi thái độ, hành vi, cách xử sự của cán bộ, chiến ĩ ng an nhân ân trong quá trình thực thi công vụ theo hướng ngày càng hòan thiện hơn. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi xác định nội dung nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến ĩ ng an nhân ân dựa theo các thành tố cấu thành đạo đức công vụ và được biểu hiện (cụ thể hóa) thành các nội dung sau: 1. Nâng cao lòng yêu nước, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân. 2. Nâng cao lòng yêu nghề, tinh thần tận tụy với công việc. 3. Nâng cao thái độ tôn trọng nhân dân, có hành vi ứng xử, giao tiếp đẹp đối với nhân dân, tận tâm phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. 4. Nâng cao chủ nghĩa tập thể, tinh thần hợp tác, tôn trọng pháp luật, tôn trọng "đồng sự" trong thực thi công vụ. 5. Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư trong hoạt động công vụ. 6. Đối với địch phải cương quyết, khôn khéo 2.3. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 2.3.1. Tác động của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang tiếp tục được hoàn thiện, chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa đang được xây dựng và củng cố. Nền tảng vật chất, tinh thần cho việc nâng cao đạo đức công vụ đã được thiết lập về 11 cơ bản nhưng chưa đầy đủ và hoàn thiện. Bên cạnh những thuận lợi, việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nước ta hiện nay cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại. Do đó, cần phát huy những mặt tích cực, kiên quyết đấu tranh loại bỏ những yếu tố tiêu cực để đảm bảo cho quá trình nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đúng hướng, đạt hiệu quả cao. 2.3.2. Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đến việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nước ta hiện nay Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là xu hướng của thời đại; hòa bình, ổn định để cùng phát triển vẫn là xu hướng lớn hiện nay; sự gia tăng xu hướng liên kết, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc góp phần nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, tự cường; các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản và công nhân kiên trì đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ và phát triển; các nước có chế độ chính trị khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh cùng tồn tại trong hòa bình. Nhìn chung tình hình thế giới hiện nay đang đan xen những yếu tố phức tạp, phát triển và suy thoái, hợp tác và đấu tranh, ổn định và mất ổn định nhưng hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế là tất yếu trong quá trình phát triển hiện nay của Việt Nam. Toàn cầu hóa, giao lưu hội nhập quốc tế không chỉ giúp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội mà còn cung cấp cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại cho công tác giáo dục nói chung, cho việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nói riêng. 2.3.3. Tác động từ phía các chủ thể đến việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nước ta hiện nay Quá trình nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân diễn ra có sự tương tác giữa chủ thể nâng cao và đối tượng được nâng cao trong môi trường đạo đức công vụ của từng đơn vị Công an nhân dân. Chủ thể giáo dục căn cứ vào mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ nâng cao đạo đức công vụ, sử dụng các phương pháp, phương tiện, hình thức giáo dục truyền thụ nội dung giáo dục tác động vào người cán bộ, chiến sĩ Công an. Qua đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an tự giác, tích cực, chủ động xử lý, tiếp nhận thông tin, từng bước tạo nên sự chuyển hoá về chất trong đời sống đạo đức công vụ của mình. 2.3.4. Ý thức, trách nhiệm của bản thân cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc nâng cao đạo đức công vụ Hoạt động bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong các trạng thái chiến đấu, sự hy sinh xương máu có thể diễn ra bất kỳ khi nào càng đòi hỏi những quy định nghiêm ngặt cả về chuyên môn, về bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức công 12 vụ của họ. Vì vậy, ý thức, trách nhiệm của bản thân cán bộ, chiến sĩ Công an trong việc nâng cao đạo đức công vụ càng có vai trò, vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao đạo đức công vụ cho người cán bộ, chiến sĩ Công an Việt Nam hiện nay. iáo dục và tự giáo dục để nâng cao đạo đức công vụ cho người cán bộ, chiến sĩ Công an không chỉ là giáo dục lý thuyết với hệ thống tri thức đạo đức công vụ qua sách vở mà phải gắn chặt giữa giáo dục, tự giáo dục với thực tiễn quá trình hoạt động chuyên môn, xuất phát từ thực tiễn và hướng vào phục vụ cho hoạt động thực tiễn của họ. Tiểu kết chương 2 Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân là quá trình tác động tự giác, tích cực, có mục đích của các chủ thể nâng cao đến đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân với nội dung, hình thức và phương pháp thích hợp nhằm làm biến đổi thái độ, hành vi, cách xử sự của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong quá trình thực thi công vụ theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Xuất phát từ quan điểm hệ thống khi xem xét các sự vật, hiện tượng, quá trình xã hội, đạo đức có thể được nhận thức từ nhiều góc độ, với các lớp cấu trúc khác nhau và chịu ảnh hưởng từ nhiều bối cảnh khác nhau. Như trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam chịu tác động từ nhân tố môi trường kinh tế - xã hội, môi trường chính trị - pháp lý; hội nhập quốc tế; tác động từ phía các chủ thể đến việc nâng cao đạo đức công vụ; ý thức, trách nhiệm của bản thân cán bộ, chiến sĩ Công an. Vấn đề đặt ra ở đây là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi ứng xử của mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong quan hệ với Tổ quốc, với nhân dân, với công việc, với đồng sự, với kẻ địch và với chính mình trong bối cảnh tình hình như hiện nay. 13 Chương 3 NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. THỰC TRẠNG NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam và nguyên nhân của nó 3.1.1.1. Những kết quả đạt được ết quả đạt được trong hoạt động nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay do nhiều nguyên nhân tạo nên. Ngoài tác động thuận lợi của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội; của toàn cầu hóa và hội nhập thế giới thì các chủ thể và đối tượng được nâng cao đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chính những nhân tố này đã góp phần làm biến đổi các yếu tố cấu thành phẩm chất đạo đức công vụ của người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam cả về ý thức đạo đức, quan hệ đạo đức lẫn thái độ, hành vi đạo đức công vụ, tạo nên bức tranh đa sắc về thực trạng đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nước ta hiện nay. Thứ nh t, lòng yêu nước, ý chí tuyệt đối trung thành với Tổ quốc với nhân dân của tuyệt đại cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không ngừng được nâng lên. Thứ hai, lòng yêu ngành, yêu nghề, tận tụy trong công việc, nỗ lực, tự giác vươn lên hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Thứ ba, cán bộ, chiến sĩ Công an đã có thái độ "kính trọng, lễ phép" với nhân dân, phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Thứ tư, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ. Thứ năm nêu cao ý thức tập thể, tinh thần hợp tác, tôn trọng "đồng sự" trong thực thi công vụ. Thứ sáu, đối với địch phải cương quyết, khôn khéo 3.1.1.2. Nguyên nhân của những kết quả trên * Về phía chủ thể nâng cao đạo đức công vụ Trong những năm vừa qua, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị đã có những nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và sự cần thiết phải nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Nhờ vậy mà toàn lực lượng Công an nhân dân từ cấp chiến lược đến cấp chiến thuật đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ huy để xây dựng các 14 đơn vị trong lực lượng phát triển vững mạnh. Bộ Công an đã thường xuyên kiểm tra toàn diện tất cả các đơn vị Công an nhân dân. * Về ph a đ i tư ng đư c nâng cao đạo đức công vụ Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về chức trách, nhiệm vụ và yêu cầu nâng cao đạo đức công vụ, tiếp thu sự định hướng, chấp hành sự quản lý của lãnh đạo chỉ huy, từ đó cán bộ, chiến sĩ Công an đã có sự chuyển biến trong việc tự giáo dục đạo đức công vụ, đã chủ động xây dựng và thực hiện các kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện đạo đức công vụ phù hợp với bản thân, nêu cao tinh thần tự giác, sáng tạo biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Nhiều cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đã chủ động khắc phục khó khăn, kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong đơn vị, tích cực hơn trong việc rèn luyện để bồi dưỡng, nâng cao đạo đức công vụ của mình. 3.1.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của nó 3.1.2.1. Một số hạn chế trong việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay Một s hạn chế về nâng cao ý thức đạo đức công vụ. Bên cạnh đa số cán bộ, chiến sĩ Công an có ý thức phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ hiện nay thì vẫn còn một số cán bộ, chiến sĩ chưa toàn tâm, toàn ý trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thiếu tận tụy với công việc, có biểu hiện bản lĩnh chính trị không vững vàng, chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Một s hạn chế trong việc nâng cao giá trị hành i đạo đức công vụ. Một là, hành vi, thái độ ứng xử với nhân dân. Văn hóa, ứng xử trong giao tiếp là nhu cầu cần thiết của con người trong xã hội, biểu hiện trình độ hiểu biết về văn hóa, xã hội và vốn sống văn minh trong đời sống. Giao tiếp, ứng xử có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và trong lực lượng Công an nhân dân nói riêng. Tuy nhiên, trong công tác, một số cán bộ, chiến sĩ Công an còn có thái độ, hành vi thiếu văn hóa trong giao tiếp, ứng xử với nhân dân, không giữ đúng tư thế, tác phong, điều lệnh của người cán bộ, chiến sĩ Công an. Hai là, hành vi thực hành tiết kiệm, lãng phí, tham ô, tham nhũng. Trên thực tế vấn đề nêu cao tinh thần thực hành cần, kiệm, liêm, chính trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân chưa tự giác, còn gượng ép, còn vi phạm, có lúc vi phạm nghiêm trọng. Sử dụng vật tư, trang thiết bị lãng phí, trái phép. Đặc biệt tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu, mãi lộ, lãng phí còn tồn tại ở một 15 số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và ở đơn vị, biểu hiện ở việc lợi dụng quyền hạn, vị trí công tác được giao để trục lợi, sách nhiễu đòi và nhận hối lộ. 3.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên Nguyên nhân từ chủ thể nâng cao đạo đức công vụ. Về nội ng nâng cao. Sự hình thành và phát triển đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân chủ yếu dựa trên nền tảng giáo dục ở nhà trường và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở đơn vị. Theo đó, chất lượng giảng dạy, giáo dục đạo đức ở nhà trường Công an nhân dân là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Về hình thức tổ chức hoạt động giáo ục nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến ĩ ng an nhân ân. Cho đến nay, các cấp ủy đảng, hệ thống chỉ huy ở các đơn vị Công an nhân dân đã có cố gắng trong xác định và sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Tuy nhiên, cùng với những thiếu sót về nội dung, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức công vụ ở một số đơn vị cũng chưa thực sự sinh động, các hoạt động giáo dục thường được tổ chức mang nặng tính chất hành chính. Về phương pháp giáo ục để nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến ĩ Công an nhân dân. Việc chăm lo giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tuy đã được lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị quan tâm, nhưng chưa có biện pháp thoả đáng và đạt hiệu quả cao trong tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với thực tiễn hoạt động của họ ở đơn vị, chưa tạo được dấu ấn và điều kiện thuận lợi để hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức công vụ cho họ. Về ây ựng m i trường đạo đức công vụ đ tranh ch ng ti cực ở một đơn ị Công an nhân dân hiện nay. Vừa qua, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trong Công an nhân dân đã quan tâm đến việc xây dựng môi trường đạo đức công vụ trong sạch, lành mạnh. Tuy nhiên, việc xây dựng môi trường đạo đức công vụ ở một số đơn vị trong Công an nhân dân vẫn còn bộc lộ những hạn chế như việc xác định những nguyên tắc, chuẩn mực về đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân chưa thật rõ ràng; chưa phát huy đầy đủ vai trò các thiết chế văn hóa, đạo đức công vụ vào quá trình giáo dục, định hướng giá trị đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Do âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng xu thế mở cửa, hợp tác, toàn cầu hoá. 16 Hạn chế từ ph a đ i tư ng đư c nâng cao đạo đức công vụ. hẩm chất đạo đức công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đạt ở mức độ nào, xét đến cùng là do kết quả của quá trình tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện của chính bản thân họ quyết định. Ngày nay, trước sự tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đã xuất hiện một số cán bộ, chiến sĩ Công an có tư tưởng thực dụng, đề cao lợi ích vật chất, xem nhẹ các giá trị nhân văn. Sự thiếu ý thức tự rèn luyện, trau dồi đạo đức công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân còn được biểu hiện qua việc quá đề cao năng lực chuyên môn của mình, coi thường đồng nghiệp, không tích cực tiếp thu kinh nghiệm của người khác để vận dụng linh hoạt trong điều kiện làm việc của mình ở đơn vị. 3.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 3.2.1. Những bất cập, hạn chế từ phía các chủ thể trong việc nâng cao ý thức, hành vi đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hiện nay Tuy được đào tạo cơ bản về lý luận chính trị, pháp luật, nghiệp vụ và được sinh ra, trưởng thành trong môi trường văn hoá tốt, nhưng hầu hết cán bộ chiến sĩ Công an chưa được trang bị nhiều kiến thức về đạo đức công vụ, nhất là kỹ năng hoạt động chính trị. iá trị, chuẩn mực của đạo đức công vụ mà cán bộ, chiến sĩ có được chủ yếu là do quá trình tiếp thu và trải nghiệm trong giáo dục đại học, trên đại học và trong thực tiễn công tác. Bên cạnh đó, cải cách hành chính tiến hành quá chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp. Cơ chế tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, phát hiện nhân tài còn chưa hoàn thiện. Nhiều chính sách trong công tác cán bộ còn bất hợp lý khiến cho tình trạng bất mãn, không nhiệt tình công tác, thậm chí chỉ lo cho bản thân khi giữ chức vụ để có thể nhàn hạ, dư dật khi nghỉ việc, tình trạng này vẫn còn khá nhiều trong cán bộ đảng viên cũng như trong lực lượng Công an nhân dân. Những bất cập như vậy không thể không gây ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hiện nay, nó làm giảm ý chí chiến đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ của họ. 3.2.2. Tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đến việc nâng cao ý thức, thái độ, hành vi đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hiện nay Trong điều kiện toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập không thể không nói đến những ảnh hưởng tiêu cực của bối cảnh quốc tế. Đặc biệt, sau khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, tình hình quốc tế càng bất 17 lợi cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Kẻ địch tích cực và ráo riết lợi dụng tình hình đó để chống phá nước ta dưới nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi, thâm độc. Trong số những hình thức và thủ đoạn chống phá đó có cả việc làm suy giảm các giá trị văn hóa và đạo đức xã hội của đất nước, làm thoái hóa biến chất đội ngũ cán bộ, đảng viên, trong đó lực lượng Công an nhân dân là trọng tâm của các thế lực thù địch nhắm tới. Thực tế hiện nay cho thấy sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong toàn hệ thống chính trị; sự nêu gương xấu về lối sống buông thả, trụy lạc, tham ô, đục khoét tài sản của nhà nước và nhân dân, sa vào chủ nghĩa cá nhân, lừa đảo, chụp giật, lợi ích nhóm, thờ ơ, bỏ mặc trách nhiệm, nghĩa vụ với Tổ quốc, vô cảm trước nhân dân của một số cán bộ, có chức, có quyền diễn ra tương đối nghiêm trọng. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân do thiếu hiểu biết, xuống cấp về văn hoá nên trong tiếp xúc, giải quyết công việc với cơ quan công an, đã không ủng hộ, hợp tác mà còn có thái độ, hành vi thiếu văn hoá, xúc phạm, lăng mạ, thách thức, gây áp lực đối với người thi hành công vụ. 3.2.3. Những hạn chế, bất cập trong việc tự nâng cao ý thức, hành vi đạo đức công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân hiện nay Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng, phát triển những chuẩn mực, giá trị cốt lõi đạo đức công vụ được Bộ Công an quan tâm nghiên cứu, tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, bản thân nó đang đặt ra nhiều vấn đề mới như: hông ít cán bộ, chiến sĩ có lập trường giai cấp chưa thật sự kiên định, quan điểm đấu tranh giai cấp chưa vững vàng,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nang_cao_dao_duc_cong_vu_cho_can_bo_chien_si.pdf
Tài liệu liên quan