Một số đồ án chạm khắc gỗ điển hình
2.5.1. Bảng Môn Đình: Ở hậu cung (vì số 1, vì số 2 và số 3) là
nghệ thuật chạm khắc có sớm, với nhiều nội dung, chủ đề và hình thức,
kỹ thuật chạm khắc có giá trị nghệ thuật cao, mang đặc trưng phong
cách thể kỷ XVI, XVII.
2.5.2. Đền Độc Cước: Hình tượng thần Độc Cước và bộ vì “bắt
quyết” là những đồ án chạm khắc tiêu biểu thể kỷ XVII, đặc biệt hình
tượng hổ phù ở trung tâm vì “bắt quyết” với những đao mác lượn sóng
thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật cuối TK XVII.
2.5.3. Đền Trần Khát Chân: Đồ án chạm khắc gỗ khá tiêu biểu đó là
bộ vì kèo “bắt quyết” nối gian hậu cung với nhà tiền tế và hình trúc hóa
long, tiên nữ ở trước cửa nhà tiền tế là những tác phẩm chạm khắc chi tiết,
kỹ thuật cao, phong cách tạo hình gần gũi với nghệ thuật ở đồng bằng Bắc
Bộ có phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII.
2.5.4. Chùa Hoa Long: Đồ án chạm khắc gỗ đặc biệt đó là vách
thưng phía ngoài mặt trước chùa Hoa Long, là đồ án điển hình và đặc11
trưng cho nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVII ở Thanh Hóa với đầy
đủ nội dung đề tài vui chơi, lễ hội.
2.5.5. Đền Lê Hoàn: Bộ vì trước hậu cung, phong cách nghệ thuật
TK XVIII, được phủ bởi các hình tượng rồng, hoa văn đao mác, trong
đó có hai hình tượng người được tạc ở vị trí trung tâm nói về “bảng
rồng” (biểu tượng tiến sĩ) và “bảng hổ” (biểu tượng cử nhân) trong
nhận thức “phi trí bất hưng”.
2.5.6. Đền thờ Lý Thường Kiệt: Vì kèo “bắt quyết” ở đền nghệ
nhân đã chạm một bức hổ phù khá to, khối cao, rồng 5 móng, gây cho
cảm giác choáng ngợp bởi vị trí của bức chạm này nằm ngay gian giữa
tiền đường, phong cách nghệ thuật TK XIX.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVII - XIX ở Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
26-1400), chủ yếu vẫn là kiến trúc Phật giáo, điển
hình như chùa Cam Lộ, chùa Hưng Phúc ở Quảng Hùng, huyện Quảng
Xương, được dựng từ năm 1264, đến năm 1324 xây lại và hoàn thành
1326
6
Thời Lê sơ hiện nay không tìm thấy di vật chạm khắc gỗ, ngoại trừ
kiến trúc ở điện Lam Kinh với qui mô lớn, được nhận biết thông qua
130 chân tảng hiện tồn. Nghệ thuật kiến trúc chạm khắc ở Thanh Hóa
cho thấy sự phát triển liên tục và liền mạch.
1.1.4. Nghề mộc và sự giao lưu của phường thợ mộc Đạt Tài ở
Thanh Hóa và các địa phương khác: Làng nghề mộc Đạt Tài, Thanh
Hóa đã nổi tiếng cách nay 400, 500 năm. Ông tổ của nghề người trấn
Nam Sơn (Nam Định) là thợ cả một toán thợ vào Thanh Hóa truyền
nghề cho dân Đạt Tài và sau đó là Hạ Vũ và Hà Thái (Hoằng Hoá).
Làng nghề này đã tham gia nhiều công trình kiến trúc, chạm khắc cho
xứ Thanh và các tỉnh khác.
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu nghệ thuật chạm khắc
gỗ Thanh Hóa
1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật chạm
khắc gỗ truyền thống Việt Nam nói chung
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về nghệ thuật chạm khắc gỗ
truyền thống Việt Nam, giai đoạn TK XVII - XIX, phần lớn chú trọng
đến vùng Bắc Bộ, Thanh - Nghệ vốn là vùng phên dậu, vùng chuyển
tiếp phát triển xuống phương Nam của lịch sử trung - cận đại lại chưa
được nghiên cứu đầy đủ.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật chạm
khắc gỗ thế kỷ XVII – XIX ở Thanh Hóa
Các công trình nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật chạm khắc gỗ
thế kỷ XVII - XIX ở Thanh Hóa theo hướng lịch sử, khảo cổ học, văn
hóa học, chủ yếu đề cập đến nghề thủ công trong một bối cảnh kinh tế,
xã hội cụ thể.
Nhóm nghiên cứu về nghệ thuật chạm khắc gỗ Thanh Hóa TK
XVII đến XIX còn tương đối mỏng và nhiều điểm trống như: thể loại
7
phong cách theo mỗi giai đoạn lịch sử, nghệ thuật chạm khắc con
người, đồ thờ, trang trí chạm khắc gỗ trong nhà dân
1.3. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến nghệ thuật chạm
khắc gỗ
- Hình tượng nghệ thuật, biểu tượng nghệ thuật, họa tiết, hoa văn,
nhịp điệu, khối, đầu dư, cốn
Tiểu kết
Nghệ thuật chạm khắc gỗ Thanh Hóa có mối liên hệ chặt chẽ giữa
các phường thợ bản địa và vùng Bắc Bộ.
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật xứ Thanh
nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về nghệ
thuật chạm khắc gỗ truyền thống ở Thanh Hóa TK XVII- XIX.
Kiến trúc nhà ở của người Việt có từ thời kỳ văn minh Đông Sơn,
thông qua hình khắc nhà sàn trên đồ đồng hiện có. Sau này, thời Lý -
Trần, Lê ở Thanh Hóa cũng có nhiều công trình, chủ yếu là đình,đền,
chùa. Nghệ thuật chạm khắc gỗ Thanh Hóa còn lại đến nay chủ yếu có
phong cách nghệ thuật từ TK XVII trở về sau.
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành để nghiên cứu
đình, đền, chùa, nhà dân, lấy13 di tích điển hình, phân tích đối sánh
làm rõ nhận định khoa học.
Chương 2
NIÊN ĐẠI, NỘI DUNG VÀ PHONG CÁCH KIẾN TRÚC,
CHẠM KHẮC GỖ THẾ KỶ XVII - XIX Ở THANH HÓA
2.1. Phân nhóm niên đại kiến trúc gỗ
Phân loại nhóm niên đại, mục đích tìm ra được quá trình khởi dựng,
trùng tu; góp phần vào nhận định, đánh giá phong cách, giá trị nghệ
thuật chạm khắc gỗ ở di tích.
Nhóm 1 gồm 8 di tích Bảng Môn Đình, đền Cả Đế Thích, đền Độc
Cước, đền thờ Lê Hoàn, đền thờ Lý Thường Kiệt, đền thờ Trần Khát
8
Chân, chùa Hoa Long, đình Đông Môn: Có thông tin về thời gian khởi
dựng, trùng tu sớm; nhiều lớp nhà, nhiều lớp trùng tu tôn tạo. Hệ thống
chạm khắc trên di tích thuộc nhóm này phong phú về nội dung, chủ đề,
phong cách, thủ pháp nghệ thuật.
Nhóm 2 gồm 3 di tích đình Thượng Phú, đình Trung, đình Phú
Điền: Có niên đại kiến trúc TK XVII, trùng tu vào cuối thế kỷ XIX,
nhóm này ít đơn nguyên kiến trúc, thời gian trùng tu muộn, theo đó lớp
chạm khắc có phong cách ổn định ít bị ảnh hưởng do nhiều giai đoạn
trùng tu.
Nhóm 3 gồm 2 nhà dân, nhà ông Hoàng Ngọc Quỹ, ông Phạm
Ngọc Tùng, niên đại kiến trúc TK XIX, nhóm này thể hiện rõ niên đại,
khởi dựng muộn, không thấy nhiều lớp trùng tu thông qua nghệ thuật
chạm khắc thống nhất ở công trình.
2.2. Phân loại phong cách kiến trúc gỗ
Phân loại theo phong cách kiến trúc là: theo nhóm có cùng một đồ
án mặt bằng như bố cục chữ Nhất (一), chữ Nhị (二), chữ Công (工),
chữ Đinh (丁)
Nhóm kiến trúc có nhà hậu cung (chuôi vồ) gồm 9 di tích: Bảng
Môn Đình, đình Đông Môn, đình Phú Điền, đình Thượng Phú, đền
Độc Cước, đền thờ lê Hoàn, đền thờ Lý Thường Kiệt, đền thờ Trần
Khát Chân, chùa Hoa Long. Nhóm này thường tương đương như nhóm
1, mục 2.1. Nhìn chung nhóm này có nhiều đơn nguyên kiến trúc,
phong phú về phong cách nghệ thuật chạm khắc.
Nhóm kiến trúc không có nhà hậu cung (chuôi vồ) gồm 3 di tích:
nhà ông Hoàng Ngọc Quỹ, ông Phạm Ngọc Tùng và đình Trung.
Phong cách nghệ thuật chạm khắc gỗ ổn định.
Nhóm kiến trúc theo mặt bằng hình vuông hai tầng, 4 mái, nhóm
này thuộc các đình làng chủ yếu của TK XX, không thuộc diện 13 di
tích điển hình.
9
2.3. Phân loại nội dung chạm khắc gỗ trên kiến trúc
Đình Phú Điền, Bảng Môn Đình,Thượng Phú; đền Trần Khát Chân;
chùa Hoa Long là nhóm di tích có chạm khắc, nội dung, đề tài khá
phong phú bao gồm 4 nhóm hình tượng như: (1) thần tiên, (2) người
bình dân, (3) tứ linh, (4) tứ quí cùng với cỏ cây muông thú dân gian.
Đình Trung, đền Cả Đế Thích, Lý Thường Kiệt, đình Đông Môn là
bốn di tích đề cao tứ linh tứ quý, cỏ cây hoa là chim muông; Đền thờ
Lê hoàn, Trần Khát Chân có các biểu tượng người, có thể gắn với nhân
vật anh hùng vốn là biểu tượng thiêng của thần chủ ở di tích; Nhà ông
Hoàng Ngọc Quỹ, ông Phạm Ngọc Tùng có niên đại vào đầu TK XIX,
chủ yếu chạm đề tài cỏ cây hoa lá, muông thú.
2.4. Phân loại phong cách nghệ thuật chạm khắc gỗ
2.4.1. Nhóm phong cách chạm khắc gỗ TK XVII
Phong cách nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII ở Thanh Hóa ảnh
hưởng nghệ thuật đồng bằng Bắc Bộ: Chủ yếu ở hậu cung Bảng Môn
Đình, hậu cung đền Trần Khát Chân, đặc biệt các bố cục đình Thượng
Phú Kỹ thuật chủ yếu chạm nông, khối dương chừng 1-1,5cm, khối
âm đục xuống nền gỗ 1cm, bố cục giản đơn, ít chú tạo diễn khối, hay
tả thực mà chủ yếu biểu đạt hình tượng hoa sen, cúc, mặt trời, tiên thần
theo kiểu hình kỷ hà; cuối TK XVII Kỹ thuật chạm bong, kênh đã xuất
hiện với độ cao hơn nền 7 - 10cm.
2.4.2. Nhóm phong cách chạm khắc gỗ TK XVIII
Với đại diện điển hình là chạm khắc gỗ ở đền thờ Lê Hoàn, đền
Độc Cước, nhà tiền tế đền Trần Khát Chân... Tuy nhiên hai phong cách
chạm khắc ở 4 di tích này lại chuyển biến thành 3 hướng; (1) Tại đền
Độc Cước phong cách vẫn còn bảo lưu cách chạm nông, nền bức chạm
và đỉnh khối không quá 1,5cm, nhưng do cách lấn khối, nhấn đậm
chân nét khá tinh vi nên hiệu quả ánh sáng rất tốt. (2) Đền thờ Lê
Hoàn, lại kết hợp hài hòa nghệ thuật tinh tế, mềm mại diễn khối
10
TKXVII với những nhịp điệu khỏe khoắn ở TK XVIII. (3) Còn ở nhà
tiền tế đền Trần Khát Chân đã thể hiện hình hổ phù ngậm chữ Thọ trên
các vì nóc, chồng rường, khối nông trông không dữ tợn.
2.4.3. Nhóm phong cách chạm khắc gỗ TKXIX
Phong cách chạm khắc gỗ Thanh Hóa TK XIX, còn biểu hiện hầu
hết ở các di tích cũ TK XVII - XVIII được trùng tu (phần làm mới nhà
tiền tế). Có 2 nhà dân, do điều kiện kinh tế, chức năng của nhà mà các
mảng chạm khắc ở đây thể hiện khối nông, kỹ thuật tinh xảo.
Các phong cách nghệ thuật chạm khắc TK XIX được chạm với một
mật độ dày hơn kết hợp nhiều phong cách nhưng sự tinh tế và khả
năng biểu đạt vẫn chưa thể vượt trội được nhóm phong cách điển hình
TK XVII, XVIII.
2.5. Một số đồ án chạm khắc gỗ điển hình
2.5.1. Bảng Môn Đình: Ở hậu cung (vì số 1, vì số 2 và số 3) là
nghệ thuật chạm khắc có sớm, với nhiều nội dung, chủ đề và hình thức,
kỹ thuật chạm khắc có giá trị nghệ thuật cao, mang đặc trưng phong
cách thể kỷ XVI, XVII.
2.5.2. Đền Độc Cước: Hình tượng thần Độc Cước và bộ vì “bắt
quyết” là những đồ án chạm khắc tiêu biểu thể kỷ XVII, đặc biệt hình
tượng hổ phù ở trung tâm vì “bắt quyết” với những đao mác lượn sóng
thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật cuối TK XVII.
2.5.3. Đền Trần Khát Chân: Đồ án chạm khắc gỗ khá tiêu biểu đó là
bộ vì kèo “bắt quyết” nối gian hậu cung với nhà tiền tế và hình trúc hóa
long, tiên nữ ở trước cửa nhà tiền tế là những tác phẩm chạm khắc chi tiết,
kỹ thuật cao, phong cách tạo hình gần gũi với nghệ thuật ở đồng bằng Bắc
Bộ có phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII.
2.5.4. Chùa Hoa Long: Đồ án chạm khắc gỗ đặc biệt đó là vách
thưng phía ngoài mặt trước chùa Hoa Long, là đồ án điển hình và đặc
11
trưng cho nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVII ở Thanh Hóa với đầy
đủ nội dung đề tài vui chơi, lễ hội...
2.5.5. Đền Lê Hoàn: Bộ vì trước hậu cung, phong cách nghệ thuật
TK XVIII, được phủ bởi các hình tượng rồng, hoa văn đao mác, trong
đó có hai hình tượng người được tạc ở vị trí trung tâm nói về “bảng
rồng” (biểu tượng tiến sĩ) và “bảng hổ” (biểu tượng cử nhân) trong
nhận thức “phi trí bất hưng”.
2.5.6. Đền thờ Lý Thường Kiệt: Vì kèo “bắt quyết” ở đền nghệ
nhân đã chạm một bức hổ phù khá to, khối cao, rồng 5 móng, gây cho
cảm giác choáng ngợp bởi vị trí của bức chạm này nằm ngay gian giữa
tiền đường, phong cách nghệ thuật TK XIX.
Tiểu kết
Nghệ thuật chạm khắc gỗ là một thành tố của kiến trúc. Do nhiều
lần trùng tu từng phần kiến trúc hư hại nên dẫn đến trong một di tích,
nhiều nhóm di vật kiến trúc gỗ, thường phản ánh khác biệt về niên đại.
Về niên đại chủ yếu dựa vào số liệu ghi trên Thượng lương, bia ký,
gia phả Tuy nhiên, nhiều di tích, di vật phải phân tích đoán định
theo phong cách và kỹ thuật chạm khắc. Nhiều di tích nhà Hậu cung và
nhà Tiền đường là các nhóm phóng cách nghệ thuật khác nhau, do
nhiều lần trùng tu, tôn tạo.
Có 3 nhóm: (1) di tích còn đầy đủ các đơn nguyên kiến trúc như nhà
tiền tế, hậu cung phong cách nghệ thuật sớm (chùa Hoa Long; Bảng
Môn Đình; đền Cả Đế Thích, hậu cung Trần Khát Chân); (2) các di tích
có phong cách nghệ thuật muộn cuối TKXVII, XVIII như đền Độc Cước,
đền Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Khát Chân, đình Thượng Phú; (3)
các di tích có phong cách nghệ thuật cuối TK XVIII, XIX như đình Đông
Môn, đình Trung, nhà ông Hoàng Ngọc Quỹ và nhà ông Phạm Ngọc
Tùng.
12
Nội dung chạm khắc gỗ Thanh Hóa TK XVII-XIX cơ bản tiếp nối
mạch nguồn truyền thống của nghệ thuật chạm khắc gỗ vùng đồng bằng
Bắc Bộ; Mật độ chạm khắc gỗ TK XVII-XIX ở Thanh Hóa trên kiến trúc
thường thấp hơn so với các di tích đồng bằng Bắc Bộ (diện tích chạm
khắc che phủ bề mặt kiến trúc trong các đình làng, đền, chùa Thanh Hóa
TK XVII - XIX đạt từ 20- 30%), trong khi đó các đình làng đồng bằng
Bắc Bộ có mật độ chạm khắc nhiều hơn.
Nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII- XIX ở Thanh Hóa theo 3 nhóm
đặc trưng: (1) phong cách nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII mang sự
tinh tế trau chuốt, khối mỏng, nhưng giầu chất trang trí; (2) phong cách
chạm khắc gỗ TK XVIII mang tính khỏe khoắn, nhưng vẫn chú trọng đến
tính trang trí và sự dàn trải mô típ che kín bề mặt một số vị trí kiến trúc;
(3) Phong cách nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XIX chú trọng biểu hiện về
khối và hình lớn có tính chát áp chế. Kỹ thuật chạm bong, kết hợp chạm
lộng, chạm thủng ở đình, đền, chùa; kỹ thuật chạm nông thường vận dụng
ở nhà dân.
Chương 3
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CHẠM KHẮC GỖ
THẾ KỶ XVII-XIX Ở THANH HÓA
3.1. Hình tượng con người, thần tiên
3.1.1. Hình tượng con người, thần tiên ở chùa Hoa Long
Hình tượng người bình dân được thể hiện với nhiều đề tài như:
chơi trồng nụ trồng hoa, đấu vật, uống rượu... nhưng thể hiện với diện
tích nhỏ, ngôn ngữ chạm khắc khá mềm mại, khối âm không quá 2cm,
nhưng hiệu quả ánh sáng khá cao, do lối nhấn nét rất tài hoa.
Hình tượng thần tiên ở di tích này cũng khá tiêu biểu như hình
tượng người cưỡi trâu, với nhiều nhận định khác nhau như tích vua
nước Ma Kiệt Đà (Bimbisara) hay Lão tử cưỡi trâu gắn với tích chuyện
của nhà Phật; rồi hình tượng tiên đứng trên đài xen nhiều người cho là
13
Phật bà, xong thủ pháp tạo hình lại gần gũi với hình tượng tiên nữ ở
các đình làng đồng bằng Bắc Bộ TK XVII.
3.1.2. Hình tượng con người, thần tiên ở Bảng Môn Đình
Hình người ngồi trong khám cao 13cm, chạm phác mảng, kiểu như
điêu khắc nhà mồ Tây Nguyên. Hai bức chạm đối xứng ở vì 1 nhà hậu
cung cảnh người cưỡi voi, người cưỡi ngựa đả hổ với phong cách bố
cục, tạo hình rất thô phác, nhưng hiệu quả biểu đạt rất ấn tượng, phong
cách nghệ thuật TKXVII giống người cưỡi ngựa đả hổ ở đình Chảy -
Hà Nam.
Vì kèo số 2, hình tiên cưỡi rồng khá độc đáo bởi cách tạo hình được
các nghệ nhân xưa sử dụng. Có thể yếu tố Nho giáo được đề cao trong
quá trình phát triển ở một làng khoa bảng.
3.1.3. Hình tượng con người ở đền thờ Lê Hoàn
Hình tượng người được chạm khắc trên trang trí kiến trúc đền này
là bức ván nong vì nóc gian giữa, khắc 2 võ sĩ mình trần đóng khố, mặt
hoan hỉ giang rộng hai tay, cưỡi trên lưng rồng và hổ, xung quanh vần
vũ đao mác và mây cuộn.
3.1.4. Hình tượng con người, thần tiên ở đình Đông Môn
Hình tượng chủ yếu ở đây là rồng, lân, phượng làm trung tâm
phong cách nghệ thuật TK XIX. Tại vì nách, một hình người rất nhỏ,
ngồi trong tư thế của nhà Phật (ngồi kiết già), kích thước cao không
quá 15cm, tuy hình người nhỏ nhưng những chi tiết như nếp áo, quần
cũng được thể hiện rõ.
3.1.5. Hình tượng con người, thần tiên ở đình Phú Điền
Tại vì nách gian bên hữu, phía Tây ngôi đình có bức chạm 3 chiến
binh cưỡi ngựa giao đấu, nét chạm gợi khối âm kết hợp với khối nổi
không quá 1cm, không chạm bong, nhưng hiệu quả diễn cảm khá ấn
tượng. Các hình ảnh người đều có trang phục giống nhau đóng khố,
đội mũ Đinh Tự, giống dũng sĩ đánh hổ hiện vật chạm khắc ở bảo tàng
14
mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XVII, phần nào động tác cũng tương tự như
hai võ sĩ cưỡi ngựa đấu giáo ở đền Đệ Tứ, Mỹ Lộc, Nam Định. Điều
đặc biệt hiện nay ở hầu hết các đình làng chúng ta chưa tìm thấy hình
tượng chiến binh nào, trong khi đó nội chiến thế kỷ XVII, XVIII diễn
ra liên tục.
3.1.6. Hình tượng con người, thần tiên ở đình Thượng Phú
Ngôi đình được chạm khắc nhiều hình tượng con người bình dân,
thần tiên nhất ở Thanh Hóa, nhưng chỉ tập trung tại hai bộ vì phía Tây,
bộ vì phía Đông lại chủ yếu là hình tượng tứ linh: Hình người chơi
chọi gà, hình người “cướp” lục lạc của nghê, hình người nâng chữ
“phúc”, người bắn cung chủ yếu là có bố cục một đến hai người,
một bố cục khác có 4 người thì trong đó có hai người bình dân và hai
hình tiên gần giống hình tiên ở đình Trùng Thượng - Ninh Bình.
3.1.7. Hình tượng con người, thần tiên ở đền thờ Trần Khát Chân
Hình tượng người của đền này chủ yếu tập trung ở hậu cung trong
một bộ vì tương tự như vì kèo số 1 Bảng Môn Đình, hình người quản
tượng đội mỹ Đinh Tự, đóng khố, kỹ thuật khá tinh tế, tạo hình voi và
người khỏe, tỷ lệ hài hòa với voi.
Một bố cục tiên nữ tạo hình thành bốn nhóm hoa vân, đao lửa trước
cửa nhà hậu cung thuộc loại độc đáo nhất về tạo hình, kỹ thuật chạm
khắc, mang phong cách nghệ thuật TK XVII và gần gũi với bố tiên
đứng trên đầu rồng ở đình Viên Đình, Đông Lỗ, Ứng Hòa, Hà Nội.
Một hình tượng tiên khác được tạc ở mái bẩng của nhà tiền tế như hình
tiên cưỡi rồng ở đình Tây Đằng, hình tiên được tạc trên lưng rồng có
trang phục và dải lụa, mặt tròn đầy đặn, hai tai dài như tai Phật, nhìn
tổng thể hình tượng tiên nữ như hình một thôn nữ.
3.1.8. Hình tượng con người, tiên ở đền cả Đế Thích
Ở di tích này không có hình tượng người. Hình tượng tiên được chạm
dạng phù điêu nổi trên vì xà, điều đặc biệt chúng ta bắt gặp là hình chạm
15
này thể hiện tiên có đầy đủ mắt mũi tai và hai cánh dang lên qua đầu,
thông thường các hình tượng tiên trên công trình kiến trúc tôn giáo được
chạm đầy đủ toàn thân, nhưng ở đây hình chạm chỉ thể hiện chân dung,
hình tượng tiên chạm liền với thân gỗ. Theo quan điểm của nhà khoa học,
hình tượng chạm một nửa như hổ phù ngậm mặt trăng, chữ thọ hay hoa
cúcđều là biểu tượng của mặt trăng hoặc liên quan đến mặt trăng (đồng
nhất với hình thức hổ phù ở đền Lý Thường kiệt, đền Độc Cước).
3.2. Hình tượng con vật linh
3.2.1. Hình tượng rồng
Ở Bảng Môn Đình, hình rồng có thân và đuôi giống như đuôi rắn;
hay trên bức cốn chạm đầy rồng của đền Độc Cước như bầu trời đầy
mây nước theo ướng vọng, hình rồng được gắn với các hoa văn đao
mác dạng vân xoắn, đôi khi tạc cả sống đao kết hợp bởi vân xoắn hoặc
những hàng hạt nhỏ Nhiều khi hình rồng được thể hiện như muốn
thoát ra khỏi ý nghĩa biểu thị uy quyền, thế lực của nhà vua (với số
móng một chân dưới 5 ngón). Rồng đã được nghệ nhân sáng tạo kết hợp
trong những cảnh sinh hoạt rất đời thường. Như hình rồng được chạm
chung với cảnh người cưỡi rồng (có thể là thần mây mưa được nhân
cách hóa), hoặc với cảnh đi săn cũng có hình rồng, nghĩa là hình tượng
rồng không còn cách biệt với người bình dân, đấy cũng có thể là một
triết lý hay là một biểu thị khát vọng...
3.2.2. Hình tượng chim phượng
Hình phượng xuất hiện với tần số chỉ sau hình tượng rồng trong
chạm khắc gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa. Tại đình Thượng Phú, đình
Phú Điền, đền thờ Trần Khát Chân, hình chim phượng đang vờn múa
cùng các đám mây, một chân đứng thẳng, một chân đang co theo nhịp
múa, mỏ ngậm cành hoa, đôi cánh dang rộng, chiếc đuôi xòe, phong
cách nghệ thuật thế kỷ XVII. Ở đình Đông Môn, đền Lý Thường Kiệt
phượng được chạm chủ yếu các vì nách kết hợp với nghê, rồng, khối
16
khỏe, phong cách nghệ thuật TK XIX. Đôi chỗ phượng được chạm ở vị
trí trọng tâm của mảng đồ án như đình Thượng Phú (vì nóc phía Đông).
3.2.3. Hình tượng long mã
Ở đình Phú Điền, hình long mã được chạm nổi, mặc dù có những
nét rất gần với dạng lân, sư tử Trung Hoa, song các chi tiết của chúng
lại khá thuần Việt. Phổ biến hơn cả vẫn là hình long mã, dưới dạng hóa
rồng, trên bức cốn của đền thờ Lý Thường Kiệt, đó là những long mã
với đầu hình rồng có mào hoặc sừng, tai hình cánh chim xòe, hoặc tai
thú, thân dài có mây đao mác, chân hươu, móng ngựa, miệng ngậm
chữ thọỞ Bảng Môn Đình lại được thể hiện theo kiểu ngồi chầu với
hai chân chống xuống đất, mồm rộng nhiều răng, cặp mắt rất to, lồi,
trông có phần dữ tợn.
3.2.4. Hình tượng voi
Hình tượng voi là đặc trưng của nghệ thuật chạm khắc gỗ Thanh
Hóa bởi con vật thiêng này gắn với các sự kiện lịch sử và nhân vật anh
hùng ở đất này, hình tượng voi thường thấy nhiều mảng chạm, đôi khi
được tạc thành tượng voi có kích cỡ nhỏ.
3.2.6. Hình tượng rùa
Thông thường hình tượng rùa được tạc, gắn với ý nghĩa tầng dưới:
mảng chạm có hình tượng rùa trong hồ sen (nhà tiền tế đền Trần Khát
Chân); vì nách phía tây nhà ông Phạm Ngọc Quỹ, hình mai rùa mang
hình cánh sen úp; hình nét khắc các gân lá sen dầy đặc, như một liên
tưởng về sự huyền thông, uy lực của Phật pháp. Hình tượng rùa ở đình
Đông Môn lại nhỏ so với rồng phượng.
3.2.7. Hình tượng hươu
Theo các nhà nghệ thuật học thì hình tượng hươu và ngựa còn là
một biểu tượng của ánh sáng, chính vì vậy hình tượng hươu xuất hiện
nhiều trên di tích như ở hậu cung Bảng Môn Đình, đầu dư đền Độc
Cước, vì nách đình Đông Môn.
17
3.2.8. Hình tượng mèo, chuột
Trong một bộ xà ở đình Thượng Phú, có cả hình tượng mèo và
chuột, mèo thì đang ngậm cá, ở một vị trí khác lại thấy hình tượng
chuột đang nhảy múa. Có thể đây là ý của nhân dân, biểu hiện mùa
màng tươi tốt.
3.3. Hình tượng thực vật
Nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống Thanh Hóa do hạn chế việc
diễn tả chủ đề về con người, nên tập trung khai thác tối đa họa tiết
mang tính trang trí như mô típ liên quan đến cây cỏ, chim thú tự nhiên,
mặc dù chủ đề “Tứ linh - Tứ quý” vẫn luôn được coi trọng. Đây cũng
là một thứ “ẩn dụ” trong biểu đạt nghệ thuật, đem cây cỏ, muông thú
vốn rất “tầm thường” đặt ngang với “thú linh, cây linh”.
3.3.1. Hình tượng cây tùng
Biểu tượng cho người quân tử vượt lên trên những va đập đời
thường, vượt qua phong ba của cuộc sống, chính vì ý nghĩa đó hình
tượng cây tùng thường được tạc với hình tượng người cưỡi trâu ở chùa
Hoa Long. Tuy nhiên, nhiều hình tượng tùng hóa long, tùng hóa long
mã, tùng hòa quyện với lân, cá chép...như các bức chạm trên đền thờ
Lý Thường Kiệt, đình Đông Môn, đình Trung, nhà ông Hoàng Ngọc
Quỹ... phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII, XIX.
3.3.2. Hình tượng cúc
Hình tượng cúc, thuộc loài hoa quí (nhóm tứ quí) được chạm khắc
nhiều ở di tích truyền thống Thanh Hóa, phong cách nghệ thuật thế kỷ
XVII, thế kỷ XVIII, XIX hình tượng cúc được chạm khắc ở nhà dân.
3.3.3. Hình tượng trúc
Hình tượng trúc được thể hiện nhiều ở di tích Thanh Hóa TK XVII-
XIX chủ yếu là trúc hóa long (trước cửa hậu cung đền Trần Khát Trân,
bức ván thưng chùa Hoa Long phong cách nghệ thuật TK XVII, kỹ
thuật tinh tế). TK XVIII, XIX hình tượng trúc được chạm nhiều ở các
18
bẩy hiên, cũng biểu hiện trúc hóa long xong hình tượng như những cây
cổ thụ (bẩy hiên đền Lý Thường Kiệt, đình Đông Môn), phong cách
tạo tác khỏe khoắn, khối cao.
3.3.4. Hình tượng mai
Mai hóa long phong cách TK XIX ở bẩy hiên đền thờ Lý Thường
Kiệt, đình Đông Môn hình chạm bong kết hợp chạm lộng, phát huy nét
mau, thưa, dầy, mỏng mà tạo ra nhịp điệu sống động nhưng đầy triết lý;
trong khi đó hình tượng mai hóa nghê ở đền thờ Lê Hoàn có niên đại
đầu TK XVIII lại có phong cách khỏe, khối căng, mập, mạnh mẽ, với kỹ
thuật chạm khắc xem ra có phần ít cầu kỳ hơn, với kỹ thuật chạm bong
kênh, chạm lộng, người nghệ nhân đã lột tả được nội dung chủ đề của đề
tài chạm khắc.
3.4. Mô típ trang trí
3.4.1. Hoa văn vân xoắn
Hoa văn vân xoắn tượng cho mây, thường được vân hóa hoặc chạm
với rồng, nhiều khi chuyển hóa thành đao mác thể hiện là vây rồng
(Bảng Môn Đình, Đền Độc Cước, hình hoa văn vân xoắn được thể
hiện đơn giản, các đao mác ngắn hơn so với ở Bảng Môn Đình), phong
cách nghệ thuật TK XVII, hoa văn vân xoắn đã biến thể, các đao mác
như hình ngọn lửa phong cách nghệ thuật TK XVIII, ở đền thờ Lê
Hoàn và nhà dân.
3.4.2. Hoa văn mặt trời
Đây là nhóm mô típ được thể hiện nhiều nhất chạm khắc gỗ Thanh
Hóa TK XVII-XIX, ở vị trí trung tâm của mảng chạm, đóng vai trò
quan trọng, xuất hiện hầu hết các di tích, mỗi di tích biểu hiện một
cách khác nhau (mặt trời và mây, mặt bên trong có hình gà trống, mặt
mặt trời bên trong có hoa cúc cách điệu, mặt trời có hươu cõng...). Hoa
văn mặt trời không thấy ở nhà dân.
19
3.4.3. Chạm chữ
Chạm chữ trên cấu kiện kiến trúc truyền thống ở Thanh Hóa khá
phong phú: chùa thì chạm chữ ít như chùa Hoa Long chỉ có chạm chữ
ở hai bức ván thưng bên ngoài; đền Cả Để Thích chạm chữ ở các vì
nách độc lập xung quang là hoa văn; chạm chữ có hình tượng người
nâng ở đình Thượng Phú, mỗi bộ vì một chữ; chạm chữ nhiều nhất là
Bảng Môn Đình, với nhiều nội dung khác nhau và thường được chạm
ở vị trí trung tâm của mảng chạm; còn chạm chữ nhà dân cũng ít và
thường ở trung tâm bộ vì.
3.4.4. Chạm khắc trên kiến trúc nhà ở
Trong luận án có 2 nhà dân tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc, chạm
khắc gỗ thế kỷ XIX, trên kiến trúc này chủ yếu là hình tượng Nho
giáo: tứ linh - tứ quý; nhà của ông Phạm Ngọc Tùng có thể xem là một
điển hình về nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật nội thất, nghệ thuật
không gian nhà ở điển hình của tầng lớp quan lại địa phương.
Tiểu kết
Nhiều đồ án chạm khắc gỗ Thanh Hóa ở TK XVII - XIX mang những
nét độc đáo, thông qua các bố cục vừa đề cao “thần tiên, linh vật”, nhưng
cũng xuất hiện nhiều bố cục đề cập đến khát vọng hồn nhiên về một sự no
ấm, yên bình đầy tính nhân hóa với các mô típ “hoa lá, chim chóc, thú
vật”.
Số lượng hình khắc liên quan đến hình tượng con người bình dân trong
chạm khắc gỗ Thanh Hóa TK XVII - XIX là khá khiêm tốn so với các di
tích cùng thời ở đồng bằng Bắc Bộ.
Nhiều thủ pháp diễn đạt truyền thống của nghệ thuật chạm khắc gỗ có
từ TK XVI - XVII ở các di tích đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục được các hiệp
thợ áp dụng vào công trình chạm khắc gỗ Thanh Hóa một cách sáng tạo.
Nghiên cứu hình tượng, mô típ, chủ đề, hình thức, cách thức chạm
khắc gỗ của các di tích ở Thanh Hóa TK XVII-XIX. Tìm thấy những giá
20
trị biểu hiện khác biệt về quy mô, mật độ trang trí, nội dung, đề tài và
phong cách. Đồng thời thông qua đó có thể nhận biết phần nào đó đặc
trưng về văn hóa - kinh tế - xã hội đương thời.
Chương 4
LUẬN BÀN VỀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT
CHẠM KHẮC GỖ TK XVII - XIX Ở THANH HÓA
4.1. Sự tương đồng giữa nghệ thuật chạm khắc gỗ vùng đồng
bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa ở TK XVII – XIX
Phần lớn phong cách nghệ thuật, kỹ thuật chạm khắc gỗ Thanh Hóa
TK XVII - XIX khá tương đồng với nghệ thuật vùng đồng bằng Bắc
Bộ. Là sự trao truyền từ các phường thợ vùng châu thổ sông Hồng đến
định cư lâu dài ở Thanh Hóa. Trong mối quan hệ hỗ tương trong quá
trình sáng tạo, có 3 hình thái là động lực thúc đẩy tạo ra bản sắc mới
trong nghệ thuật chạm khắc gỗ Thanh Hóa là: (1) Những giá trị nghệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghe_thuat_cham_khac_go_the_ky_xvii_xix_o_th.pdf