Tóm tắt Luận án Nghệ thuật tạo hình của họa sĩ Lê Bá Đảng

Lý thuyết nghiên cứu

1.2.2.1. Lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa trong nghiên cứu của luận án

Lý thuyết này được áp dụng vào luận án Nghệ thuật tạo hình của họa sĩ Lê Bá Đảng để thấy họa sĩ ít nhiều đã có sự giao lưu, ảnh hưởng có chọn lọc kỹ thuật và các trào lưu nghệ thuật mới tại phương Tây để hình thành nên một phong cách tạo hình mới: tích hợp nghệ thuật tạo hình phương Đông và phương Tây.

1.2.2.2. Lý thuyết về tính tương đối của văn hóa

NCS vận dụng lý thuyết trên vào nghiên cứu nghệ thuật tạo hình của họa sĩ Lê Bá Đảng, thể hiện một số nội dung: 1. Nghệ thuật Lê Bá Đảng đề cao sự bình đẳng của mỗi cá thể con người, mỗi dân tộc trong bối cảnh thế giới đang diễn ra các cuộc xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở TK XIX - XX. 2. Hạt nhân của một môi trường sáng tạo quyết định diện mạo của văn hóa. Môi trường văn hóa trong cá nhân nghệ sĩ không chỉ đơn thuần là môi trường hiện sinh, mà hơn hết còn là dòng chảy của ký ức văn hóa trong tâm trí nghệ sĩ. Kỹ thuật phương Tây chi phối Lê Bá Đảng trong hình thức biểu hiện nhưng hình tượng nghệ thuật vẫn là dân tộc, cội nguồn Việt Nam. 3. “Tính chất văn hóa lại thay đổi theo môi trường sống là khả biến”. Nghệ thuật Lê Bá Đảng bị chi phối bởi văn hóa cội nguồn (Việt Nam) lại vừa bị chi phối bởi môi trường mới (Pa - ri). Mâu thuẫn giữa ký ức và thực tại níu kéo, giằng co trong tâm thức, vì vậy nghệ thuật của ông luôn luôn thường trực 2 vấn đề: kỹ thuật, bút pháp hiện đại phương Tây và hình tượng, nội dung về cuộc đời, nhân sinh phương Đông. 4. “Tính chất văn hóa thay đổi theo môi trường sống là khả biến” chính là “Tinh thần của văn hóa thân tộc” ở nghệ thuật của Lê Bá Đảng. Đúng như ông nói “Nghệ thuật của tôi là dành cho đồng bào quê hương tôi”.

 

docx27 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghệ thuật tạo hình của họa sĩ Lê Bá Đảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hoạt. Giả thuyết 3: Nghệ thuật tạo hình Lê Bá Đảng là một trường hợp đặc biệt, trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, với những nét độc đáo trong ngôn ngữ tạo hình, trên các bình diện nội dung, hình thức biểu đạt. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận liên ngành Tiếp cận liên ngành là một phương pháp luận trong đề tài luận án. Dựa vào thành tựu nghiên cứu của các ngành có liên quan tới đề tài: lịch sử, dân tộc, địa lý, văn hóa, để tiếp cận tác phẩm từ nhiều góc độ như: nghệ thuật học, xã hội học, lịch sử học, dân tộc học làm căn cứ luận giải những vấn đề mang tính biểu đạt ẩn tàng trong nghệ thuật tạo hình Lê Bá Đảng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp Nghiên cứu tài liệu thứ cấp (sách, báo, ấn phẩm liên quan) giúp NCS bổ sung và hoàn thiện nguồn tư liệu tin cậy, đồng thời lựa chọn lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu phù hợp, từ đó xây dựng cơ sở lý luận, tổng quan tình hình nghiên cứu. 5.2.2. Phương pháp điền dã Thông qua các chuyến điền dã thực tế nhằm tiếp cận trực tiếp các tác phẩm của họa sĩ Lê Bá Đảng tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng ở Huế. Gặp gỡ, trao đổi với các nhà nghiên cứu lý luận phê bình nghệ thuật, với các họa sĩ, để có những góc nhìn chân thực trong quá trình nghiên cứu. 5.2.3. Phương pháp thống kê, so sánh Phương pháp này giúp NCS tổng hợp số lượng, chất liệu, thể loại và các thông tin cần thiết để so sánh với một số họa sĩ Việt Nam cùng thời (so sánh đồng đại) và so sánh với nghệ thuật của ông với mỹ thuật truyền thống Việt Nam hay Trung Hoa, Nhật Bản, Châu Âu khác (so sánh lịch đại). 5.2.4. Phương pháp phỏng vấn và chuyên gia NCS chủ trương tiếp cận một số nhà quản lý, nghệ sĩ ở Thành Phố Huế và một số nhà nghiên cứu nghệ thuật trong nước có uy tín trong lĩnh vực mỹ thuật cùng với tài liệu hiện lưu trữ tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng tại Huế để có những thông tin về nghệ thuật của ông. 5.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp Phương pháp nghiên cứu trường hợp theo hướng tiếp cận mở, không chỉ giúp NCS xác định rõ và cụ thể đối tượng mà còn giúp NCS giải quyết các vấn đề trọng yếu trong nội dung luận án. 6. Những đóng góp mới của luận án Về lý luận: Luận án góp phần bổ sung những kiến thức về lý luận mỹ thuật dưới góc độ chuyên biệt của nghệ thuật tạo hình Việt Nam đương đại. Khai thác những yếu tố ngôn ngữ tạo hình trong các tác phẩm của họa sĩ Lê Bá Đảng, luận án góp phần tôn vinh giá trị nghệ thuật tạo hình hiện đại Việt Nam. Đề tài cũng góp phần khảng định nghệ thuật tạo hình Lê Bá Đảng có vị trí xứng đáng trong nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Nghệ thuật của ông là di sản văn hóa và mỹ thuật của nhân loại. Những góc tiếp cận đề tài đa dạng, hình thức tổ chức bố cục, điều phối hệ thống ngôn ngữ chủ động, linh hoạt trong nghệ thuật Lê Bá Đảng bổ sung những luận giải khoa học về sự phong phú đa dạng trong hình thức biểu hiện, biểu đạt của nghệ thuật tạo hình. Về thực tiễn: Là tư liệu nghiên cứu chuyên sâu về các giá trị nghệ thuật tạo hình của họa sĩ Lê Bá Đảng. Bổ sung nguồn tư liệu tham khảo lý luận mỹ thuật trong lĩnh vực nghiên cứu, sáng tác, đào tạo mỹ thuật. Các hình thức phối hợp đa chất liệu và thể loại của nghệ thuật tạo hình Lê Bá Đảng góp phần khảng định tính hiệu quả, khả năng biểu đạt, biểu cảm của chất liệu và ngôn ngữ trong sáng tác nghệ thuật. Luận án góp phần quảng bá, phát huy, phát triển các giá trị nghệ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng tại Huế, góp phần lưu giữ dấu ấn và khảng định sự phát triển của nghệ thuật tạo hình Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (7 trang), Tài liệu tham khảo (6 trang) và Phụ lục (86 trang); Nội dung luận án được kết cấu 3 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về nghệ thuật tạo hình Lê Bá Đảng (48 trang). Chương 2: Nội dung và hình thức của nghệ thuật tạo hình Lê Bá Đảng (57 trang). Chương 3: Đặc trưng và giá trị nghệ thuật tạo hình Lê Bá Đảng (47 trang). Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH LÊ BÁ ĐẢNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1.Tình hình nghiên cứu trong nước về nghệ thuật Lê Bá Đảng Công trình nghiên cứu Họa trường Lê Bá Đảng của tác giả Thụy Khuê đã đề cập đến các chủ đề, đề tài trong nghệ thuật Lê Bá Đảng. Tuy nhiên, nhìn về tổng thể cả hình thức, nội dung và những vấn đề liên quan đến tác giả, tác phẩm đều chưa được cuốn sách trên làm rõ hay lý giải thấu đáo. Các bài viết trong tuyển tập Tri ân họa sĩ Lê Bá Đảng và các bài viết trong cuốn Tác giả và bài viết là tập hợp những ý kiến, những cảm nhận cá nhân về nghệ thuật Lê Bá Đảng nhưng mới dừng lại ở mức độ cảm nhận chủ quan, mang tính truyền thông, quảng bá, nhận xét khảo lược. Tóm lại, một số công trình nghiên cứu là các bài báo, sách tổng hợp bài viết của nhiều tác giả trong nước chủ yếu là những công trình nghiên cứu mang tính phổ cập giáo dục, truyền thông, quảng bá nhân vật. NCS cho rằng đây là những hệ thống thông tin tư liệu (thứ cấp) giúp NCS tiếp cận đa dạng hơn về nghệ thuật tạo hình của Lê Bá Đảng. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước về nghệ thuật Lê Bá Đảng Cuốn Không gian Lê Bá Đảng đã đăng tải bài viết của Cannes Francois Nedellec và bài viết của Blair Shiler (nhà nghiên cứu nghệ thuật Pháp); Anthony Jason (tiến sĩ nghệ thuật); Tác giả Michael Kilian. Các bài viết trong Tạp chí, sách nghệ thuật Singapore. Nhóm tác giả ngoài nước đánh giá cao những đóng góp của ông cho hội họa thế giới. Các tác giả tuy đã đề cập đến một số khía cạnh về chủ đề đề tài, về tạo hình, phong cách sáng tạo của họa sĩ nhưng cũng chỉ là những bài báo, chưa phải là những công trình nghiên cứu chuyên sâu. Tóm lại, các tư liệu bài viết về nghệ thuật tạo hình Lê Bá Đảng ở trong nước và nước ngoài không nhiều. NCS nhận thấy vẫn còn rất nhiều nội dung nghiên cứu về nghệ thuật Lê Bá Đảng cần tiếp tục được luận án làm sáng rõ. 1.1.3. Một số công trình nghiên cứu khác liên quan đến luận án Do có rất ít công trình nghiên cứu trực tiếp liên quan đến nghệ thuật tạo hình của Lê Bá Đảng, nên NCS nhận thấy cần bổ sung một số công trình nghiên cứu về Mỹ thuật phương Tây, Mỹ thuật phương Đông, sách chuyên ngành về nghệ thuật tạo hình làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu của luận án. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Khái niệm và thuật ngữ của đề tài 1.2.1.1. Khái niệm - Khái niệm nghệ thuật: Nghệ thuật là sự sáng tạo đặc biệt của con người, đó là những sản phẩm vật thể hay phi vật thể, có tính nhân văn và thẩm mĩ, hướng tới những giá trị văn hóa tốt đẹp, tác động sâu sắc đến con người. - Khái niệm nghệ thuật tạo hình: Tạo hình là một lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo và xây dựng các hình tượng bằng các yếu tố ngôn ngữ đặc trưng: đường nét, màu sắc, hình khối, không gian Nghệ thuật tạo hình bao gồm hội họa, đồ họa, điêu khắc, kiến trúc, sân khấu điện ảnh. - Khái niệm phong cách nghệ thuật: Phong cách nghệ thuật được coi là những đặc trưng của một cá nhân hoặc nhóm nghệ sĩ. Đối với hội họa phong cách riêng được tạo nên nhờ quá trình sử dụng điều phối các chất liệu, bút pháp, hình tượng nghệ thuật mới, không vay mượn, bắt chước với bất kỳ một họa sĩ nào khác. - Khái niệm về thủ pháp tạo hình: Thủ pháp tạo hình là cách thức điểu khiển các thao tác hỗn hợp của các yếu tố kỹ thuật, bút pháp, chất liệu, ngôn ngữ theo một chủ quan và sở trường của mỗi nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. 1.2.1.2. Thuật ngữ của đề tài - Hội họa: Hội họa là “Nghệ thuật dùng đường nét, màu sắc để phản ánh thế giới hình thể lên mặt phẳng”. - Đồ họa: Đồ họa là “Nghệ thuật tạo hình tạo nên những tác phẩm có thể làm nhiều phiên bản”. - Điêu khắc: Điêu khắc là “Loại hình nghệ thuật thể hiện hoặc gợi tả sự vật trong không gian bằng cách sử dụng những chất liệu như đất, đá gỗ, kim loại, v.v tạo thành những hình nhất định”. 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu 1.2.2.1. Lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa trong nghiên cứu của luận án Lý thuyết này được áp dụng vào luận án Nghệ thuật tạo hình của họa sĩ Lê Bá Đảng để thấy họa sĩ ít nhiều đã có sự giao lưu, ảnh hưởng có chọn lọc kỹ thuật và các trào lưu nghệ thuật mới tại phương Tây để hình thành nên một phong cách tạo hình mới: tích hợp nghệ thuật tạo hình phương Đông và phương Tây. 1.2.2.2. Lý thuyết về tính tương đối của văn hóa NCS vận dụng lý thuyết trên vào nghiên cứu nghệ thuật tạo hình của họa sĩ Lê Bá Đảng, thể hiện một số nội dung: 1. Nghệ thuật Lê Bá Đảng đề cao sự bình đẳng của mỗi cá thể con người, mỗi dân tộc trong bối cảnh thế giới đang diễn ra các cuộc xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở TK XIX - XX. 2. Hạt nhân của một môi trường sáng tạo quyết định diện mạo của văn hóa. Môi trường văn hóa trong cá nhân nghệ sĩ không chỉ đơn thuần là môi trường hiện sinh, mà hơn hết còn là dòng chảy của ký ức văn hóa trong tâm trí nghệ sĩ. Kỹ thuật phương Tây chi phối Lê Bá Đảng trong hình thức biểu hiện nhưng hình tượng nghệ thuật vẫn là dân tộc, cội nguồn Việt Nam. 3. “Tính chất văn hóa lại thay đổi theo môi trường sống là khả biến”. Nghệ thuật Lê Bá Đảng bị chi phối bởi văn hóa cội nguồn (Việt Nam) lại vừa bị chi phối bởi môi trường mới (Pa - ri). Mâu thuẫn giữa ký ức và thực tại níu kéo, giằng co trong tâm thức, vì vậy nghệ thuật của ông luôn luôn thường trực 2 vấn đề: kỹ thuật, bút pháp hiện đại phương Tây và hình tượng, nội dung về cuộc đời, nhân sinh phương Đông. 4. “Tính chất văn hóa thay đổi theo môi trường sống là khả biến” chính là “Tinh thần của văn hóa thân tộc” ở nghệ thuật của Lê Bá Đảng. Đúng như ông nói “Nghệ thuật của tôi là dành cho đồng bào quê hương tôi”. 1.3. Khái quát về nghệ thuật tạo hình Lê Bá Đảng 1.3.1. Bối cảnh đời sống mỹ thuật thế kỷ XX Thế kỷ XX nhân loại chứng kiến nhiều sự kiện thay đổi lớn lao trên bình diện quân sự, kinh tế, khoa học công nghệ. Nghệ thuật tạo hình cũng chứng kiến những cuộc cách mạng với những trào lưu nghệ thuật mới. Đối tượng nghệ thuật tạo hình đã có sự thay đổi, bắt đầu hình thành hai thế giới hiện thực trong nghệ thuật. Thế giới hữu hình tồn tại khách quan và thế giới vô hình trong tiềm thức họa sĩ đã tạo ra sự sinh động, phong phú trong nghệ thuật tạo hình hiện đại thế kỷ XX. 1.3.2. Cuộc đời, sự nghiệp của họa sĩ Lê Bá Đảng 1.3.2.1. Tiểu sử và quá trình lao động nghệ thuật Họa sĩ Lê Bá Đảng sinh ngày 27/6/1921, tại làng Bích La Đông (xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Qua đời ngày 7/3/2015 tai Pa - ri. Năm 1939, ông sang Pháp tham gia vào đội quân chống phát xít và bị Đức quốc xã bắt làm tù binh. Sau đó, ông học tại Học viện Nghệ thuật Toulouse (Pháp) từ năm 1942 đến 1948. Theo quan điểm của ông: “sự giàu có đích thực của người họa sĩ chính là sự sáng tạo không ngừng”. Ông sống để mà vẽ và vẽ để mà sống. Những thăng trầm của cuộc đời đã tạo nên một Lê Bá Đảng mạnh mẽ, giàu nghị lực. Nghệ thuật đã tạo nên một Lê Bá Đảng cá tính, sâu sắc. 1.3.2.2. Thành tựu nghệ thuật Năm 1989, ông nhận giải thưởng Nghệ sĩ có tài năng lớn và tư tưởng nhân đạo. Năm 1992, ông được Trung tâm tiểu sử Quốc tế đưa vào danh mục Những người nổi tiếng thế giới. Năm 1994, ông được Nhà nước Pháp tặng Huân chương Văn hóa Nghệ thuật. Năm 2005, ông được trao tặng huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước và nhận danh hiệu Vinh danh nước Việt. 1.3.3. Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng được thành lập ngày 14 – 11 - 2006 tại địa chỉ số 15 Lê Lợi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tâm hiện đang lưu giữ và trưng bày 394 tác phẩm (tính đến năm 2016), trong đó có 349 tác phẩm của họa sĩ Lê Bá Đảng và 45 tranh tư liệu của các họa sĩ nổi tiếng trên thế giới. Tiểu kết Lê Bá Đảng là một họa sĩ tài năng với nhiều giải thưởng lớn. Ông đã có 57 triển lãm cá nhân trong 67 năm lao động nghệ thuật. Các công trình nghiên cứu về họa sĩ Lê Bá Đảng không nhiều, nhưng hệ thống bài viết, báo chí đăng tải về triển lãm và tác phẩm của ông lại đa dạng. Nghiên cứu nghệ thuật Lê Bá Đảng là nghiên cứu một trường hợp cụ thể, với hướng tiếp cận mở. Nhiều phương pháp nghiên cứu được NCS lựa chọn áp dụng vào luận án trong đó hướng tiếp cận liên ngành và phương pháp khảo sát thực tế là hai phương pháp nghiên cứu chính. Về lý thuyết nghiên cứu NCS sử dụng Lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa và Lý thuyết tính tương đối của văn hóa. Chương 2 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH LÊ BÁ ĐẢNG 2.1. Nội dung của nghệ thuật tạo hình Lê Bá Đảng 2.1.1. Đề tài về Tổ quốc, quê hương Cội nguồn lịch sử dân tộc Việt Nam là cảm hứng chủ đạo trong sáng tạo nghệ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng. Ông đã tạo nên một “trường ca” hội họa, tái hiện một chặng đường dài của lịch sử dân Tộc (từ thời dựng nước đến giữ nước). 2.1.2. Đề tài về chiến tranh Nguồn tư liệu hạn hẹp thông qua các phương tiện thông tin từ quê nhà Lê Bá Đảng đã tạo nên những tác phẩm đồ sộ về hai cuộc chiến thần thánh của dân tộc. Nó chứng minh sức làm việc không mệt mỏi, một ý chí bền bỉ để thực hiện những hoài bão lớn cho nghệ thuật tạo hình và một tinh thần, tình cảm không nhỏ dành cho dân tộc. 2.1.3. Đề tài về tình yêu Thể hiện tình yêu con người, tạo vật, thiên nhiên. Các tác phẩm về tình yêu của Lê Bá Đảng ít chú ý đến mô tả hiện thực, mà thường chú trong đến khía cạnh duy lý, gợi mở, triết lý sâu xa. Ông không giới hạn góc nhỏ của trường nhìn mà luôn tìm cách mở rộng giai điệu không gian. Tranh về tình yêu của Lê Bá Đảng đã hợp nhất giữa tinh thần và thể xác vào trong trời đất vũ trụ. 2.1.4. Đề tài về triết lý nhân sinh Đề tài triết lý nhân sinh thể hiện nhãn quan sâu sắc của họa sĩ về cuộc sống: trạng thái cảm xúc, quan điểm riêng của cá nhân và cách biểu đạt. Chủ đề về Không gian đã giúp họa sĩ bày tỏ và thể hiện những quan niệm của người phương Đông về cuộc sống nhân sinh, về mối quan hệ giữa con người và vạn vật trong kiếp luân hồi. 2.2. Hình thức nghệ thuật tạo hình Lê Bá Đảng 2.2.1. Bố cục 2.2.1.1. Bố cục nhịp điệu Sự chuyển động của đường nét, hình khối, màu sắc đã tạo nên nhịp điệu trong tranh. Bố cục nhịp điệu là hình thức bố cục chủ đạo trong nghệ thuật tạo hình Lê Bá Đảng. 2.2.1.2. Bố cục hình vuông, chữ nhật Thể thức hình vuông, chữ nhật trong tranh Lê Bá Đảng tạo sự chắc chắn và chặt chẽ trong bố cục. Ông tạo ra nhiều hướng chuyển động bằng tổ hợp hình thể 2D, 3D. Những đường thẳng, đường cong được tạo thành vừa tạo các đường định hướng, vừa tạo thế cho các bố cục và vẻ đẹp tác phẩm. 2.2.1.3. Bố cục hình tròn Các bố cục hình tròn của Lê Bá Đảng luôn gợi về sự hội tụ của sự sống, hoặc diễn giải về những quy luật sinh tồn của con người. 2.2.1.4. Bố cục đường chéo Dạng thức bố cục đường chéo thể hiện khí chất mạnh mẽ của họa sĩ. Mặc dù cuộc đời luôn gắn với những nghịch cảnh, nhưng ông không hề nao núng và không chấp nhận khuất phục. Nghệ thuật của ông biểu hiện cho sự vượt lên bằng lòng yêu tự do và mãnh lực quật khởi. 2.2.2. Hình khối Lê Bá Đảng biểu hiện hình tượng trong tác phẩm theo ba dạng thức: Hình vẽ tả thực theo dạng trực họa; Hình vẽ đã được giản lược về những hình cơ bản, biến dạng; Hình được biểu hiện dưới dạng trừu tượng. Khối trong nghệ thuật Lê Bá Đảng rất đa dạng. Khối hiện thực, khối trừu tượng, khối ảo, khối 3DÔng tạo khối phù hợp theo từng chủ đề đề tài. 2.2.3. Đường nét Các nét chữ tạo hình Mèo đậm chắc. Nét mỏng đơn trong biểu đạt hình tượng phụ nữ. Nét chữ tượng hình đanh, sắc chuyển tải thông điệp trong nhóm tác phẩm về tổ quốc, dân tộc. Nghệ thuật của Lê Bá Đảng thể hiện đường nét tinh tế, mềm mại, biến hóa linh hoạt. 2.2.4. Màu sắc Lê Bá Đảng không sử dụng quá nhiều màu trong một tác phẩm nhưng tạo nhiều sắc độ. Ông chủ động tạo các tổ hợp màu đơn sắc, dùng các màu trung tính như đen và trắng để tạo hòa sắc và sắc độ hoặc dùng các tổ hợp màu có độ tương phản mạnh. 2.2.5. Không gian Không gian của Lê Bá Đảng là không gian 2D, 3D của các tổ hợp hình thể được cấu trúc bằng nhiều tầng, nhiều lớp. Không gian Lê Bá Đảng kết hợp giữa thực và ảo. Triết lý nghệ thuật của ông là làm mới vũ trụ, nhân gian từ mọi góc nhìn. Không gian chiều ngang, không gian chiều dọc, không gian trực quan và không gian từ chiều sâu của tư duy được gợi mở từ tác phẩm cho người xem cùng suy ngẫm, phát triển. Không gian của nghệ thuật Lê Bá Đảng thể hiện ý niệm chủ quan của ông về hiện thực và siêu hình. 2.2.6. Chất liệu và kỹ thuật 2.2.6.1. Chất liệu tổng hợp Chất liệu tổng hợp là một khuynh hướng chủ đạo trong nghệ thuật Lê Bá Đảng, đồng thời cũng phản ánh cụ thể cá tính riêng trong tạo hình của ông. Hình tượng nghệ thuật được tạo ra nhờ sự kết hợp của nhiều hình thức và loại hình nghệ thuật: ngôn ngữ hội họa (màu sắc, đường nét, không gian), ngôn ngữ điêu khắc (khối hình, chất liệu, bề mặt), ngôn ngữ đồ họa (đường nét, chấm màu, khắc vạch, in ấn). 2.2.6.2. Chất liệu giấy bồi Giấy bồi là chất liệu đặc biệt giúp ông tạo ra đặc trưng riêng trong tạo hình, sáng tạo: Có thể tạo được nhiều lớp không gian 3D; Kết hợp cắt hoặc xé, dán, trổ thủng; Tạo không gian 2D (không gian ảo trừu tượng); Tạo không gian 3D (như một tác phẩm điêu khắc). 2.2.6.3. Chất liệu sơn dầu Lê Bá Đảng sử dụng chất liệu sơn dầu để tạo các không gian trừu tượng, tạo sự giao thoa giữa các sắc màu bằng thủ pháp chấm điểm, và tạo độ loang tan chảy của các mảng màu đơn sắc, đa sắc. Tạo các tổ hợp chữ tượng hình truyền tải thông điệp nội dung. 2.2.6.4. Chất liệu màu nước Chất liệu màu nước được Lê Bá Đảng phát huy trong các tác phẩm cần sự thâm diễn tạo chiều sâu không gian, sự tinh tế, trong suốt, đa diện, đa hướng, biểu đạt một không gian theo một chủ quan triết lý vũ trụ của ông. 2.2.6.5. Chất liệu đất nung Chất liệu đất nung được Lê Bá Đảng sử dụng để sáng tác các tác phẩm điêu khắc với cách tạo hình mới, tạo hiệu quả thẩm mỹ. Mỗi tác phẩm là một thông điệp mang nhiều ý nghĩa về đất nước, con người Việt Nam. 2.2.6.6. Chất liệu gỗ Chất liệu gỗ giúp họa sĩ sáng tạo các tác phẩm về tổ quốc dân tộc và con người Việt thông qua những hình ảnh, chủ đề cụ thể, quen thuộc. 2.2.6.7. Chất liệu kim loại Chất liệu kim loại thể hiện ở chùm tác phẩm điêu khắc về chiến tranh. Nhiều bức tượng ngoài sân vườn có chất liệu là hợp chất nhôm lấy từ xác máy bay trong chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Việt Nam. Chất liệu kim loại vừa là chứng tích lịch sử vừa thể hiện khả năng sáng tạo của họa sĩ từ mọi chất liệu. Tiểu kết Đề tài trong tác phẩm nghệ thuật của Lê Bá Đảng toát lên một cách nhìn riêng ông về thế giới tự nhiên, con người - xã hội bằng một góc nhìn khác biệt qua “lăng kính khúc xạ” rất chủ quan của ông. Không câu nệ hay lệ thuộc một chất liệu nào. Mọi chất liệu đều tạo cảm hứng và giúp Lê Bá Đảng tìm ra cách thức biểu đạt phù hợp để chuyển tải thông điệp. Sự làm mới trong phép phối cảnh không gian là một hình thức diễn đạt làm phá vỡ các giá trị truyền thống của Lê Bá Đảng. Ông mong muốn nghệ thuật kiến tạo không gian của mình “không chỉ để tạo ra mà còn là dấu ấn của thời đại”. Chương 3 ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH LÊ BÁ ĐẢNG 3.1. Đặc trưng nghệ thuật tạo hình Lê Bá Đảng 3.1.1. Đa dạng về đề tài Từ góc nhìn đa chiều về cuộc sống ông tạo nên một vựng tập tạo hình phong phú về đề tài, đa dạng về thể loại, chất liệu, đa ngôn trong biểu hiện biểu đạt. Nghệ thuật của ông đề cập đến hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Họa sĩ khai thác đề tài từ nhiều hướng nhìn, góc nhìn nhằm tạo sự đa chiều, đa dạng trong biểu đạt nội dung. 3.1.2. Linh hoạt trong sử dụng đa chất liệu và kỹ thuật - Kỹ thuật tạo nét đa dạng Tạo độ dày của nét; Tạo nét chìm; Tạo hiệu ứng các đường nét sinh động đa dạng. Nét phức hợp là một sở trường của nghệ thuật Lê Bá Đảng. Ông cho rằng nét là những “vi thể” đại diện cho cái “hữu hạn” hợp lại sẽ tạo ra một vũ trụ của cái “vô hạn”, cái “vô cùng”. -Tạo không gian đa diện Không gian nghệ thuật của Lê Bá Đảng là một thứ không gian đa diện, thoát ly điểm nhìn truyền thống, nghệ sĩ “nhìn sự vật” theo phương diện khúc xạ nhiều chiều, trong đó chiều từ “tâm” là quan trọng nhất bởi đó là ảnh xạ có ý nghĩa triết lý trong nghệ thuật của ông. -Xử lý màu đơn sắc nhưng phong phú về tông, sắc độ Lê Bá Đảng dùng màu tương phản mạnh hoặc sử dụng ít màu trong một tác phẩm nhưng tạo nhiều sắc độ tinh tế đồng thời tạo điểm nhấn bằng màu bổ túc hoặc biểu tượng. Họa sĩ chú trọng đến thủ pháp kết hợp biến điệu của tông, sắc độ và sự chuyển động của nét, chấm, mảng nhằm tạo ra tính đa dạng và tạo không gian sinh động -Tính phức hợp trong một tác phẩm Nghệ thuật tạo hình của Lê Bá Đảng luôn thể hiện tính phức hợp của nó trên mọi bình diện không chỉ ở chất liệu, kỹ thuật mà còn trong hình tượng, mô típ biểu đạt. Quan điểm sáng tạo kết hợp đa dạng ngôn ngữ đã được Lê Bá Đảng nghiên cứu và thực hiện hiệu quả. Phương pháp tiếp cận sự vật, biểu hiện sự vật là sự tổng hợp các phương tiện, loại hình và ngôn ngữ nghệ thuật. 3.1.3. Phức hợp về phong cách thể hiện 3.1.3.1. Thủ pháp siêu thực Lê Bá Đảng đã đưa phong cách siêu thực châu Âu kết hợp với lối vẽ tranh đồ họa phương Đông để thể hiện tâm thức và triết lý phương Đông. Sự giao hòa một cách khá nhuần nhuyễn giữa các thủ pháp của nghệ thuật Đông - Tây đã góp phần định hình một phong cách nghệ thuật Lê Bá Đảng. 3.1.3.2. Thủ pháp trừu tượng Lê Bá Đảng bị cuốn hút bởi phong cách trừu tượng trong đó sự trừu tượng hình học là mạnh mẽ nhất. Tranh trừu tượng của ông vẫn còn những liên hệ nhất định với hình tượng có thực trong cuộc sống, trong đó con người luôn hiện hữu bằng một hình thức nào đó, rất biến hoạt. Kể cả trong các tranh phong cảnh, người xem vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng con người hoặc hình ảnh gợi thực của tự nhiên. Trừu tượng của ông là trừu tượng hữu hình. 3.1.3.3. Thủ pháp biểu hiện hậu hiện đại Phong cách biểu hiện hậu hiện đại mang những vấn đề khác lạ về kỹ thuật (1), khác lạ về xử lý hình, khối (2), khác lạ về xử lý màu sắc, khác về biểu cảm (3) và (4) là sự phối hợp nhiều phong cách tạo hình đồng thời trên một tác phẩm. Họa sĩ không làm theo sự nhìn thấy mà làm theo cảm nhận từ tâm thức chủ quan duy lý của ông. Sự khác biệt về quan niệm tạo hình “trong tranh có tượng và trong tượng có tranh” và “không có thứ chất liệu nào dành riêng cho thể loại nào, nghệ thuật căn cứ ở tính biểu cảm chứ không câu nệ trường phái, thể loại, hay chất liệu”. 3.2. Giá trị của nghệ thuật tạo hình Lê Bá Đảng 3.2.1. Chất nhân văn, huyền thoại Nghệ thuật Lê Bá Đảng luôn thể hiện một tình yêu con người, thiên nhiên, cuộc sống và một khát vọng về hòa bình tự do. Dù sáng tạo theo phong cách siêu thực, trừu tượng hay pha trộn đa trường phái (biểu hiện hậu hiện đại), người xem vẫn nhận thấy cụ thể hay liên tưởng đến những vấn đề sinh tồn, hạnh phúc, khổ đau của con người. Con người chính là trung tâm, là hạt nhân biểu đạt trong nghệ thuật của Lê Bá Đảng. 3.2.2. Tích hợp nghệ thuật tạo hình phương Đông và phương Tây “Sự kiện kỹ thuật hội họa phương Tây là nền tảng để Lê Bá Đảng chuyển tải một cách trọn vẹn tâm thức và triết học phương Đông vào trong các tác phẩm nghệ thuật của ông” (Tạp chí, sách nghệ thuật, Singapore - 2020). Người phương Đông không chú trọng đến miêu tả cái đẹp bề ngoài của con người hay thiên nhiên, không quá lệ thuộc đến cái chế định về phép thấu thị. Cái đích mà nghệ thuật phương Đông hướng đến là khám phá chiều sâu của tâm thức và triết lý nhân sinh cũng như quy luật của vũ trụ. Chính vì vậy mà kỹ thuật, hình thức, hình nét, mầu sắc trong tranh phương Đông chỉ là một công cụ chuyển tải cái tinh thần huyền bí muôn thuở của vũ trụ và con người. Nghệ thuật Lê Bá Đảng là một phức hợp hình thức và nội dung, trong đó ngôn ngữ, kỹ thuật tạo hình phương Tây được phát huy tối đa để thể hiện cái tinh thần văn hóa của phương Đông vốn luôn luôn thường trực trong tâm trí của ông. Tiểu kết Nghệ thuật tạo hình của Lê Bá Đảng mang một đặc trưng, một quan niệm nghệ thuật riêng, đó là tính độc đáo trong ngôn ngữ biểu đạt: Bố cục, không gian, thủ pháp kỹ thuật và hình tượng biểu đạt. Sự đa dạng trong nội dung và đề tài gắn liền với chủ quan thẩm mỹ của ông. Đề tài trong nghệ thuật của Lê Bá Đảng chỉ là một gợi mở mang tính triết lý nhân sinh. Phong cách nghệ thuật Lê Bá Đảng là một phức hợp của các hình thức nghệ thuật hiện đại châu Âu và ngôn ngữ nhiều loại hình nghệ thuật. Tính nhân văn là chất men kết dính nghệ thuật của ông với công chúng dù ở châu Âu hay Việt Nam. KẾT LUẬN Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu và từ những dữ liệu qua quá trình khảo sát, nghiên cứu trực tiếp các tác phẩm của Lê Bá Đảng, NCS xin đưa ra một số nhận định khoa học sau: 1. Chủ đề, nội dung thể hiện những đặc trưng riêng biệt Với góc nhìn đa chiều, hiện thực cuộc sống hiện lên trong nghệ thuật của Lê Bá Đảng sinh động, đa dạng. Con người, sự vật trong tranh ông luôn mang tính biểu trưng về hiện thực cuộc sống hiện tại và ký ức của quá khứ xen lẫn. Trong phản ánh nội dung chủ đề, họa sĩ luôn lồng ghép lấy cái trực quan nhất thời để bàn cái triết lý về cái vĩnh hằng. Tuy luận bàn triết lý bằng hình tượng tạo hình nhưng “cái mới lạ” mà Lê Bá Đảng trình bày trong tác phẩm vẫn luôn là sự hấp dẫn của màu và hình với một góc nhìn khác biệt. 2. Hình thức biể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_nghe_thuat_tao_hinh_cua_hoa_si_le_ba_dang.docx
  • doc3. Trich yeu luan an tieng Viet.doc
  • doc4. Trich yeu luan an Tieng Anh.doc
  • doc5. Tom tat ket luan moi tieng Viet.doc
  • doc6. Tom tat ket luan moi tieng Anh.doc
  • pdfCV dang thong tin luan an Luong Cong Tuyen.pdf
Tài liệu liên quan