Các chủ đề (motip) văn hóa truyền thống phương Đông
trên Kiến trúc Phong cách Đông Dương
2.2.1. Motip Tam đa Phúc Lộc Thọ
Tức ba cái nhiều: nhiều phúc tức nhiều may mắn, nhiều thọ tức
sống lâu, nhiều lộc tức có nhiều b ng lộc.
2.2.2. Motip Tứ linh - Tứ quý- Tứ thời
Trong văn hóa c truyền phương Đông, đó là 4 con vật linh
thiêng, có nhiều phép màu nhiệm: Rồng - Kỳ Lân - Rùa - Phượng
hoàng (Long - Lân - Qui - Phụng). Đề tài tứ linh xuất hiện rất sớm ở
Việt Nam, có thể vào thời đầu Công Nguyên và phát triển mạnh từ
thời Lý với huyền thoại “Thăng Long”. Đề tài ảnh hưởng từ Trung
Hoa, xuất hiện khoảng thế kỷ XVII (tại Việt Nam). Tứ thời thường12
thể hiện bộ pano 4 miếng trên mỗi miếng vẽ hoặc chạm cây mai, cây
lan, cây cúc và cây tre có thể có hoa kèm theo.
2.2.3. Motip Bát bửu
Là tám loại đồ quí theo người Trung Quốc xưa đánh giá. Tác giả
Trần Lâm Biền cho biết: “. (ở Việt Nam) vào giữa thế kỷ XVII
chúng (bát bửu) xuất hiện không đầy đủ cả bộ.”
2.2.4. Motip bát giác
Là một cách diễn đạt đơn giản, trực quan nhất cho khái niệm
Bát quái. Trong nhiều nền văn hóa khác như phương Tây, Hồi giáo,
Ấn giáo, Shiva giáo (Champa). hình bát giác được sử dụng khá ph
biến, tuy nhiên, hàm ý văn hóa của những motip này hoàn toàn khác
biệt. không liên quan gì đến Bát quái. Nhưng trong những nền văn
hóa Hán hóa như Việt Nam, thì tất cả những hình thức có tám cạnh
(bát giác) đều được qui cho ý nghĩa của Bát quái.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghệ thuật trang trí truyền thống trên kiến trúc phong cách Đông Dương ở Thành phố Hồ Chí Minh - Bùi Bá Nguyên Khanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gành nghệ thuật
trang trí kiến trúc và các đề tài liên quan đến lý luận và lịch sử mỹ
thuật.
+ Góp phần làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công việc bảo
tồn, phục chế, phục dựng, trùng tu... các chi tiết trang trí mỹ thuật
truyền thống trên Kiến trúc phong cách Đông Dương trên phạm vi cả
nước.
7. Kết quả dự kiến của luận án
- Nghệ thuật trang trí truyền thống trên Kiến trúc phong cách
Đông Dương tại Sài Gòn với những mô tả, t ng kết đầy đủ, toàn diện
nhất trong điều kiện nghiên cứu hiện tại. Những đóng góp thực tiễn
của nó đối với nên mỹ thuật Việt Nam đương đại.
8. Cấu trúc của luận án: có ba phần chính và phụ lục
Phần Mở đầu (15 trang);
Phần Nội dung nghiên cứu: ba chương (105 trang) gồm:
+ Chương 1. T ng quan về nghệ thuật trang trí tru ền thống trên
iến trúc Phong cách Đông Dương (32 trang);
+ Chương 2. Cơ sở hoa học nghiên cứu các nghệ thuật trang trí
tru ền thống trên iến trúc Phong cách Đông Dương (37 trang);
+ Chương 3. Đánh giá nghệ thuật trang trí tru ền thống trên
iến trúc phong cách Đông Dương ở TP. Hồ Chí Minh (36 trang);
6
Phần ết luận (04 trang);
Phụ lục gồm: giải thích từ ngữ, khái niệm được sử dụng; các
bảng thống kê; hình ảnh minh hoạ... làm rõ nội dung luận án.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRUYỀN
THỐNG TRÊN KIẾN TRÚC PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG
1.1. Sự xuất hiện của các motip nghệ thuật trang trí truyền
thống trên Kiến trúc Phong cách Đông Dƣơng
Năm 1923, KTS E. Hebrard đã đề xuất một cách thức thiết kế
kiến trúc mới, phù hợp với các địa phương ở xứ Đông Dương, mà
hiện nay được gọi là Kiến trúc phong cách Đông Dương và để gia
tăng chất lượng nghệ thuật, các họa tiết, motip trang trí mỹ thuật
truyền thống địa phương – đã được sử dụng trên phong cách kiến trúc
mới này. Với đặc điểm chung là: sử dụng những giải pháp kết cấu,
cấu tạo của kiến trúc bản địa để khắc phục những bất lợi của thời tiết
khí hậu, điều mà một hình mẫu kiến trúc phương Tây thuần túy tỏ ra
có những bất cập.
1.2 Các hình thức nghệ thuật trang trí truyền thống trên
Kiến trúc Phong cách Đông Dƣơng: Đó là 12 motip sau
1.2.1. Motip Tam đa (Phúc Lộc Thọ)
Được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là motip Thọ.
1.2.2. Motip Tứ linh - Tứ quý - Tứ thời
Tứ linh: Hình tượng rồng phụng được thể hiện cách điệu như
dây lá hoá rồng, trúc hoá rồng... thì hình tượng đó lại chủ yếu mang
tính nghệ thuật, ít có ý nghĩa của sự biểu lộ uy quyền, hoặc hàm ý
quý phái, thanh thoát, nhẹ nhàng.
Tứ thời là sự ám chỉ thời gian luân chuyển không ngừng nghỉ,
nên cách thức trình bày này mang ý nghĩa: sự tưởng nhớ “trước sau
7
như một” trọn vẹn trong cả bốn mùa đối với công lao của những
người được tưởng niệm
1.2.3. Motip Ngũ hành
Sự biểu hiện của motip Ngũ hành trong nghệ thuật trang trí
truyền thống nhìn chung khá đơn giản, mặc dù nội dung triết lý của
khái niệm này thực sự khá phức tạp.
1.2.4. Motip Bát bửu
Bát bửu là tám loại đồ quí theo đánh giá của người Trung Quốc
xưa, đâ cũng là những quan niệm có nguồn gốc Trung Quốc, nhưng
hiện chưa xác định thời điểm du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên khi
du nhập vào Việt Nam thì phần lớn cách thức biểu đạt chỉ còn giữ lại
những khái niệm, còn những hình thức diễn đạt thì hầu như đã được
"bản địa hóa", Việt hóa.
1.2.5. Motip hình bát giác
Có nguồn gốc và là sự tượng trưng cho khái niệm Bát quái trong
Kinh Dịch.
1.2.6. Motip Cửu cung
“Cửu cung” cho thấ sự nhất quán về quan niệm triết học trong
thiết ế cũng như sự hợp lý về ngu ên lý thị giác.
1.2.7. Motip Chim thú
Chim: 4 loại phụng, hạc, trĩ, công thể hiện tại Đền thờ vua Hùng
vẽ trên các bức tranh tường nhiều màu. Các bức tranh tường vẽ các
loài chim quý với loại cây cặp đôi với chúng như: trúc - tước (chim
công và cây trúc), phụng - ngô đồng, trĩ - mẫu đơn tùng sen - hạc.
Long mã cổ đồ: Thời Nguyễn, long mã c đồ thường được trang
trí tại những công trình kiến trúc lớn hoặc công trình mang ý nghĩa
Dịch học như cung điện, lăng tẩm cũng như đền miếu và thậm chí
nhà riêng của quan chức... Với kiểu tượng tròn chạm khắc hoặc phù
8
điêu. Lăng Trương Vĩnh Ký đã sử dụng đồ án này nhưng với một
phong cách khá khác biệt.
1.2.8. Motip Thực vật
Các loại cây cối, hoa lá... được sử dụng để làm motip trang trí,
bao gồm: lá bồ đề, hoa chanh (hoa thị), hoa sen, búp sen, cây tùng,
cây ngô đồng, cây hoa mẫu đơn... được chế tác bằng các phương
pháp đắp vữa, gỗ chạm, tr , vẽ tranh tường bằng màu... Các loại dây
lá hoá rồng, dây lá hóa phụng, dây lá hoá chữ Thọ và motip cây
tùng, cây ngô đồng, cây hoa mẫu đơn, cây tre cặp đôi.
1.2.9. Cửa võng (bao lam)
Còn gọi là Y môn, nghĩa là: “áo của chiếc cửa”. Với ý nghĩa đó,
nó thường được đặt ở vị trí giữa 2 cây cột của nơi thờ tự các vị thần,
Phật trong đình, chùa với chức năng như cửa vào của một không
gian trang trọng nhất của căn nhà. Cách đặt tên như vậy chứa đựng
những nội dung văn hóa rất sâu sa, nhưng người Việt lại thường nôm
na hóa trong thực tế thành cửa võng, bao lam.
1.2.10. Hoa văn hình học - hồi văn chữ Vạn (卍)
Hồi văn chữ Vạn không chỉ thuần túy là một dạng trang trí,
nhưng khi kết hợp với những motip khác thì có thể khiến cho những
ý nghĩa văn hóa sâu xa.
1.2.11. Motip chữ Hán
Làm tăng thêm vẻ Đông phương cho các công trình.
1.3. Một số nhận định sơ bộ của giới nghiên cứu về các
motip văn hóa truyền thống phƣơng Đông trên Kiến trúc Phong
cách Đông Dƣơng
1.3.1. Các nghiên cứu về mỹ thuật
Các nghiên cứu về mỹ thuật Trung Hoa, về mỹ thuật c Việt
Nam... cho thấy nguồn gốc Trung Quốc của nhiều đề tài trang trí mỹ
9
thuật được du nhập vào Việt Nam và trở thành nét "truyền thống".
Đồng thời một số trang trí mỹ thuật c thuần Việt như lá đề, hoa thị
(hoa chanh), hoa sen ... cũng hiện diện tại Kiến trúc phong cách Đông
Dương ở TP. HCM. Điều này chứng minh, trên Kiến trúc phong cách
Đông Dương không chỉ có hoa văn, biểu tượng văn hoá có nguồn gốc
Trung Quốc mà còn có sự kế thừa biểu tượng và hoa văn trang trí mỹ
thuật truyền thống thuần Việt.
1.3.2. Các nghiên cứu về văn hoá
Trong quá trình giao lưu văn hoá với Trung Hoa, nền văn hoá
Việt Nam đã tiếp thu khá nhiều biểu tượng nghệ thuật từ nền văn hoá
lâu đời này. Cùng với các bộ tam đa, tứ linh, tứ quý, ngũ phúc... mà
chúng tôi đã giới thiệu... bát tiên cũng là một biểu tượng có vai trò
quan trọng trong văn hoá, tín ngưỡng và nghệ thuật truyền thống ở
Việt Nam. Trong quá trình giao lưu đó, văn hoá Việt Nam đã thu nạp
và Việt hoá các yếu tố văn hoá Trung Hoa trở thành những biểu
tượng truyền thống gần gũi của người Việt.
1.3.3. Các chuyên khảo về văn hóa TP. Hồ chí Minh
Chủ đề trang trí mỹ thuật của Việt Nam thường gặp trên Kiến
trúc Phong cách Đông Dương như: Tam đa, Tứ linh, tứ quý, Bát
bửu... những biểu tượng tuy có cùng tên gọi, cùng chứa đựng những
hàm ý triết học, văn hoá, nhưng về hình thức biểu đạt lại khác với
Trung Hoa. Cho nên, những chủ đề, motip nói trên thực tế đã trở
thành những yếu tố văn hoá chung của khu vực Đông Á.
1.3.4. Các nghiên cứu về kiến trúc cổ Việt Nam
Đề tài và nội dung đồ án có tính chất phong kiến, tôn giáo
thường là tứ linh, bát vật. Ngoài tứ linh còn thêm cá, dơi, hạc, h và
những động vật khác như voi, ngựa, chóvà hình người tiên nữ cưỡi
phượng, vũ nữ và tấu nhạcvề thảo mộc, hoa quả có bát bảo: quả
10
bầu, bút lông, quạt vả, ống tiêu, giỏ hoa, cây kiếm, cái khánh và phất
trần; bát quả: đào, lựu, mận, lê, phật thủ, nho, bầu và bí; tứ quý
hoặc tứ thời như: mai (mùa Xuân), sen (mùa hạ), cúc (mùa Thu), trúc
hoặc tùng (mùa Đông). Những hiện tượng thiên nhiên như mặt trời,
mây, sông nước, ngọn lửahoặc tách riêng hoặc kết hợp như rồng
với mây, cá với nước, long mã phụ đồtrong sáng tạo nghệ thuật,
những người thợ thủ công Việt Nam còn biết cách điệu, biến hình các
đề tài nói trên cùng với những chữ nho (tượng hình) dùng làm văn tự
trong xã hội xưa được thể hiện theo lối viết Triện để sử dụng làm hoạ
tiết trang trí kiến trúc hồi văn, như các chữ Phúc Lộc Thọ Hỷtrong
các công trình c và chữ vạn của Phật giáocùng với các hình ngọn
lửa, hoa văn cánh sen uốn lượn.
1.3.5. Những ý kiến đáng chú ý khác
Những chủ đề của nghệ thuật trang trí trên Kiến trúc phong cách
Đông Dương đều là các đề tài trang trí của người Việt Nam, hoặc tiếp
thu từ Trung Quốc, Ấn Độ... nên chúng thuộc về nghệ thuật trang trí
truyền thống của người Việt.
Và hầu hết các nhà nghiên cứu văn hoá, iến trúc và mỹ thuật
đều thống nhất rằng các motip trang trí trên iến trúc phong cách
Đông Dương đã thuộc nghệ thuật trang trí tru ền thống Việt Nam.
Quá trình nà được gọi là tiếp biến văn hóa (acculturation) hoặc bản
địa hóa (vernacularize). Tức là, sự biến đ i của các ếu tố văn hóa
ngoại lai trong quá trình giao lưu, tiếp xúc, học hỏi lẫn nhau.
Tiểu kết
Sự thừa nhận tính chất của giao lưu văn hóa trong lịch sử Việt
Nam - Trung Hoa với hệ quả tất yếu là ảnh hưởng của văn hóa Trung
Hoa đã được người Việt Nam tiếp thu, cải biến và đã từ rất lâu đời,
chúng trở thành một bộ phận hữu cơ của văn hóa truyền thống Việt
Nam.
11
Chƣơng 2
CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÁC NGHỆ TRANG
TRÍ TRUYỀN THỐNG TRÊN KIẾN TRÚC PHONG CÁCH
ĐÔNG DƯƠNG
2.1. Các quan niệm - triết lý trong văn hóa truyền thống
phƣơng Đông có ảnh hƣởng trực tiếp đến các motip nghệ thuật
trang trí truyền thống trên Kiến trúc Phong cách Đông Dƣơng
Các quan niệm - triết lý văn hóa như: Triết lý Âm – Dương,
Quan niệm Tam tài, Quan niệm Tứ tượng, Triết lý Ngũ hành, Quan
niệm Bát quái, Quan niệm Cửu cung có một vị trí vô cùng quan
trọng trong nền văn hóa Phương Đông và ở Việt Nam. Những quan
niệm - triết lý văn hóa nà chính là cơ sở hoa học then chốt để tìm
hiểu những biểu hiện đã được vận dụng trong các công trình iến
trúc phong cách Đông Dương ở Việt Nam nói chung và ở Sài Gòn
nói riêng, với những biến tấu, sáng tạo rất điêu lu ện của những nghệ
nhân Việt Nam.
2.2. Các chủ đề (motip) văn hóa truyền thống phƣơng Đông
trên Kiến trúc Phong cách Đông Dƣơng
2.2.1. Motip Tam đa Phúc Lộc Thọ
Tức ba cái nhiều: nhiều phúc tức nhiều may mắn, nhiều thọ tức
sống lâu, nhiều lộc tức có nhiều b ng lộc.
2.2.2. Motip Tứ linh - Tứ quý- Tứ thời
Trong văn hóa c truyền phương Đông, đó là 4 con vật linh
thiêng, có nhiều phép màu nhiệm: Rồng - Kỳ Lân - Rùa - Phượng
hoàng (Long - Lân - Qui - Phụng). Đề tài tứ linh xuất hiện rất sớm ở
Việt Nam, có thể vào thời đầu Công Nguyên và phát triển mạnh từ
thời Lý với huyền thoại “Thăng Long”. Đề tài ảnh hưởng từ Trung
Hoa, xuất hiện khoảng thế kỷ XVII (tại Việt Nam). Tứ thời thường
12
thể hiện bộ pano 4 miếng trên mỗi miếng vẽ hoặc chạm cây mai, cây
lan, cây cúc và cây tre có thể có hoa kèm theo.
2.2.3. Motip Bát bửu
Là tám loại đồ quí theo người Trung Quốc xưa đánh giá. Tác giả
Trần Lâm Biền cho biết: “... (ở Việt Nam) vào giữa thế kỷ XVII
chúng (bát bửu) xuất hiện không đầy đủ cả bộ...”
2.2.4. Motip bát giác
Là một cách diễn đạt đơn giản, trực quan nhất cho khái niệm
Bát quái. Trong nhiều nền văn hóa khác như phương Tây, Hồi giáo,
Ấn giáo, Shiva giáo (Champa)... hình bát giác được sử dụng khá ph
biến, tuy nhiên, hàm ý văn hóa của những motip này hoàn toàn khác
biệt. không liên quan gì đến Bát quái. Nhưng trong những nền văn
hóa Hán hóa như Việt Nam, thì tất cả những hình thức có tám cạnh
(bát giác) đều được qui cho ý nghĩa của Bát quái.
2.2.5. Motip chim thú (phụng, hạc, trĩ, công, long mã)
Đó là các hình tượng phụng, hạc, trĩ, công, long mã... đâ cũng
là những hình tượng xuất hiện tại Việt Nam từ lâu đời, trong đó trĩ,
long mã có nguồn gốc Trung Hoa. Ngoài hình tượng phượng hoàng
và long mã đã nêu ở phần Tứ linh và chim thú, ba hình tượng còn lại
là: hạc, trĩ và công cũng đều có chứa một hàm ý triết học hoặc văn
hóa sâu sắc.
2.2.6. Motip thực vật (lá đề, hoa sen, hoa chanh)
Ý nghĩa của mỗi hình tượng cây cối, hoa lá là khá phong phú,
tùy thuộc vào thể loại chức năng.
2.2.7. Motip cửa võng
Cửa võng là một thành phần quan trọng của nghệ thuật trang trí
nội thất trong iến trúc c Việt Nam, thường được làm bằng gỗ,
chạm thủng, sơn son, thếp vàng để trang trí trong các đình, chùa và
nhà cửa của những tầng lớp trên. Cửa võng (phía Nam gọi là bao
13
lam): là một diềm bằng gỗ, chạm thủng những đề tài trang trí đa dạng
tù theo tính chất của việc thờ tự.
2.2.8. Hoa văn hình học - hồi văn chữ Vạn
Là những trang trí bằng đường nét hình học ỷ hà để tạo ra
những hoa văn có tính lặp lại (hồi văn). Đâ là một thể thức trang trí
thường gặp trong iến trúc c cả ở phương Đông lẫn phương Tâ .
2.2.9. Motip chữ Hán
Do có tính chất tượng hình, nên chữ Hán há phù hợp với nhu
cầu trang trí, cách điệu và là một trong những dạng nghệ thuật trang
trí há đặc biệt, tức là sử dụng văn tự để trang trí cho iến trúc.
2.2.10. Motip gạch hoa chanh
Gạch hoa chanh là chất liệu gốm được sử dụng rất nhiều trên
các công trình Kiến trúc Phong cách Đông Dương. Về hình thức và
tên gọi thì nó thuộc nhóm các chủ đề nghệ thuật trang trí thực vật.
Chúng tôi xếp gạch hoa chanh như một motip trang trí độc lập.
2.3. Mối quan hệ giữa các motip nghệ thuật trang trí truyền
thống trên Kiến trúc Phong cách Đông Dƣơng với các triết lý -
quan niệm văn hóa cổ truyền
Diện mạo và tính chất của nghệ thuật trang trí truyền thống
được bộc lộ qua hai nội dung cụ thể là:
+ Các triết lý - quan niệm văn hóa bao gồm:
Âm Dương, Tam tài, Tứ tượng, Ngũ hành, Bát quái, Cửu cung.
Về cơ bản thì hầu hết đâ là những cơ sở văn hóa để hình thành nên
các motip trang trí c truyền. Nhưng có những triết lý - quan niệm trở
thành/ chính là motip trang trí (Ngũ hành, Bát quái, Cửu cung); lại
cũng có quan niệm chỉ ảnh hưởng đến kiến trúc mà thôi (Tam tài).
+ Các motip trang trí bao gồm:
Tam đa, Tứ linh - Tứ quý, Ngũ hành, Bát bửu, hình bát giác,
Cửu cung, chim thú, thực vật, cửa võng, hồi văn - hình học, chữ
14
Hán, chữ Vạn. Trong đó, Tứ tượng được thể hiện qua các motip trang
trí về Tứ linh, Tứ quý; Ngũ hành được thể hiện qua các motip trang
trí có 5 hình hình học lồng vào; Bát quái được thể hiện qua các motip
trang trí hình bát giác; Cửu cung được thể hiện qua các motip trang
trí hình 9 ô... Những motip còn lại thì một số trong đó có nguồn gốc
Trung Hoa như: Tam đa, Tứ linh, Tứ quý, Bát bửu, hồi văn, chữ Hán;
một số có nguồn gốc Ấn Độ như: chữ Vạn; nguồn gốc pha trộn Việt -
Hoa là các motip chim thú, thực vật; duy nhất có motip cửa võng là
thuần Việt.
2.4. Cơ sở lý luận của văn hóa - nghệ thuật hiện đại
2.4.1. Danh xưng “Kiến trúc phong cách Đông Dương”
Là một sự phản ánh quá trình nhận thức chung của giới nghiên
cứu đối với các thành tựu cụ thể trong những kiến trúc - nghệ thuật
hưởng ứng đề xuất của TS Hesbrard và thực hiện từ 1923 - 1942.
2.4.2. Một số lý luận của văn hóa - nghệ thuật hiện đại
+ Lý luận văn hóa và giao thoa văn hóa: iến trúc - nghệ thuật
Việt Nam giai đoạn từ cuối thế ỷ XIX đến giữa thế ỷ XX đã thể
hiện một sự cộng sinh văn hóa đặc sắc. Đó là sự tự điều chỉnh và tự
tha đ i thái độ của các iến trúc sư người Pháp từ chỗ áp đặt hòan
tòan trong sang thừa nhận để thích nghi. Về phía người Việt Nam
cũng có sự tha đ i thái độ tương ứng. Từ chỗ buộc phải chấp nhận
- vì bị áp đặt sang việc thừa nhận để dung hợp, và cuối cùng là
những nỗ lực tiếp biến, khi tìm cách chủ động tiếp nhận (để hội
nhập) các ếu tố iến trúc hiện đại tiếp thu được của phương Tâ .
NNC Phan Ngọc đã viết: “chỉ có 60 năm (1886 - 1945), văn hoá
Pháp đã thực hiện được điều mà văn hoá Trung Hoa hông làm n i
qua hai mươi thế ỷ: cấu trúc lại một nền văn hoá phương Đông theo
mẫu mực hiện đại, châu Âu”.
15
+ Lý luận về tính nhập nhằng (Ambiguity) trong iến trúc của
Robert Venturi - KTS Hậu Hiện đại người Mỹ: Venturi khái quát cái
tính chất đặc biệt này bằng cụm từ “both – and”, tạm dịch là đặc tính
“vừa là – vừa là”. Tức là, do kiến trúc là một vật thể nghệ thuật có
“đặc tính lưỡng năng" (double functioning) hay là "sự tối nghĩa, tính
nhập nhằng (ambiguity) hoặc thái độ nước đôi”. Như vậy, theo quan
điểm của Venturi thì kiến trúc là một thực thể phức tạp, mâu thuẫn,
có thể vừa là cái này vừa là cái kia... điều này trong thực tế nghệ
thuật là hoàn toàn đúng.
+ Lý thuyết cộng sinh của Kisho Kuro awa (1934 -2007): Có
thể thấy rõ là những biểu thị cơ bản trong lý thuyết của Kurokawa
đều là sự cộng sinh giữa quá khứ và hiện đại và giữa các nền văn
hoá với nhau, ở đâ là văn hóa, quan niệm và nghệ thuật trang trí
truyền thống Việt Nam (quá khứ) với các giải pháp kiến trúc C điển
phương Tây.
+ Lý thuyết về ký hiệu học: Louis Trolle Hjelmslev là một nhà
Ký hiệu học người Đan Mạch, ông đã phân biệt Ký hiệu học biểu thị
và Ký hiệu học hàm nghĩa. Lý luận của Hjelmslev được Roland
Barthess, một nhà ký hiệu học người Pháp tiếp thu và giải thích:
- Ký hiệu học biểu thị bao gồm hai mặt: Hình ảnh, hình tượng
biểu thị và ý nghĩa biểu đạt chúng thành một ký hiệu thông thường
(đơn nghĩa)
- Ký hiệu học hàm nghĩa bao hàm hai mặt: ký hiệu biểu thị –
hiển ngôn và ký hiệu ẩn dụ - mật ngôn. Chúng tạo nên thế giới của
“siêu ký hiệu – thế giới biểu tượng” (đa nghĩa) [19, 20, Tr.3 - 4].
Như vậy, một hình tượng nghệ thuật hay một ký hiệu nghệ thuật
là ký hiệu biểu thị và khi được gán cho những ý nghĩa hàm chứa
trong đó thì trở thành ký hiệu hàm nghĩa và có tính biểu tượng.
16
+ Lý thuyết về biểu tượng học: Biểu tượng (Dictionary of
Symbol), Carl G. Liungman định nghĩa biểu tượng như sau: “Những
gì được gọi là biểu tượng khi nó được một nhóm người đồng ý rằng
nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho bản thân nó”.
Một định nghĩa khác về biểu tượng được NNC Đinh Hồng Hải
dẫn ra trong cuốn Nghiên cứu biểu tượng- một số hướng tiếp cận lý
thuyết cũng cần được nhắc đến: “biểu tượng là một đối tượng đại
diện cho một đối tượng hác”.
Các hình tượng nghệ thuật tuy có những ý nghĩa khác nhau, khi
được xã hội công nhận sẽ trở thành biểu tượng. Như vậy, một tác
phẩm nghệ thuật ngoài đặc trưng riêng là tính hình tượng còn bao
hàm cả tính biểu tượng.
Tiểu kết
Nghệ thuật trang trí tru ền thống trên iến trúc Phong cách
Đông Dương ở Sài Gòn với các cơ sở lý luận và các quan điểm lý
thu ết đã viện dẫn. Các lý luận của văn hóa - nghệ thuật hiện đại,
là những hệ thống lý luận hoàn chỉnh, có tính logic cao. Đâ chính là
sự b sung cho hệ thống triết lý - quan niệm văn hóa c đại có tính
chất trực quan và inh nghiệm.
Chƣơng 3
ĐÁNH GIÁ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRUYỀN
THỐNG TRÊN KIẾN TRÚC PHONG CÁCH ĐÔNG DƢƠNG
Ở TP. HỒ CHÍ MINH
3.1. Đối chiếu với một số motip mỹ thuật tiền đề
3.1.1. Đối chiếu với motip mỹ thuật bản địa - truyền thống
Một số trang trí mỹ thuật trên các công trình Kiến trúc Phong
cách Đông Dương ở Sài Gòn là bản sao trực tiếp từ các hoa văn thời
Nguyễn, hoặc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ mỹ thuật Nguyễn. Các hoa
văn, đồ án... được tiếp thu từ các nền văn minh khác trong quá trình
17
giao thoa, tiếp xúc của lịch sử đã được biến đ i. Các yếu tố văn hóa
ngoại lai trong quá trình giao lưu, tiếp xúc, học hỏi đã được Việt hóa.
Đó là hiện tượng tiếp biến văn hóa (acculturation) hoặc bản địa
hóa(vernacularize).
Như vậ , các loại hoa văn, đồ án trang trí trên iến trúc phong
cách Đông Dương ở Sài Gòn đều có mối quan hệ với nghệ thuật
trang trí tru ền thống, chúng thực là sự nối dài của nghệ thuật trang
trí tru ền thống Việt Nam mà xa nhất là từ thời Lý với những hoa
văn búp sen, lá đề; thời Lê với hoa văn hoa chanh thuần Việt;
Chúng còn là sự nối dài những hoa văn đồ án tiếp thu của Trung
Quốc với nét Việt hoá của đề tài Tam Đa, Tứ Linh, Tứ Thời, Bát
Bảo hoặc tiếp thu của Ấn Độ với hồi văn chữ Vạn, lá bồ đề
3.1.2. Đối chiếu với các motip trang trí truyền thống của
Trung Hoa
Các hoa văn như lưỡng long triều nguyệt, chữ thọ, bát bửu
trên Kiến trúc phong cách Đông Dương ở Tp. HCM đều có những
khác biệt so với motip truyền thống Trung Hoa, không phải là những
bản sao chép.
Dấu ấn, ảnh hưởng lớn nhất của văn hóa Trung Hoa đối với kiến
trúc Việt c chủ yếu là trên phương diện quan niệm, tư tưởng, triết
học chứ không phải là ở các motip diễn đạt của chúng.
3.1.3 Đối chiếu với motip mỹ thuật phương Tây
Kiến trúc phong cách Đông Dương ra đời với sự hiện diện đồng
thời của hoạ tiết trang trí truyền thống Việt Nam và hoạ tiết trang trí
phương Tây như: búp hoa châu Âu, chữ Latin... chính là sự hội tụ
nghệ thuật Đông - Tây, tạo cho kiến trúc Tp. HCM càng thêm đa
dạng. Đó là một dạng quan hệ mỹ thuật và tiếp biến văn hoá trong
nghệ thuật trang trí.
18
3.1.4. Đối chiếu với các motip trang trí truyền thống trên Kiến
trúc phong cách Đông Dương ở Hà Nội
Nhiều motip trang trí truyền thống trên Kiến trúc phong cách
Đông Dương tại Hà Nội đã không được thực hiện như ở Sài Gòn.
Những motip này tại Hà Nội, tuy vẫn sử dụng những sản phẩm của
văn hóa truyền thống, nhưng lại là những phần “tinh hoa” nhất của
phương Đông như: Âm – Dương, bát quái, Hồi văn, chữ Hán, chữ
Vạn...
Như vậy, tuy cùng một “xu hướng” nhưng Kiến trúc phong cách
Đông Dương ở Hà Nội và TP.HCM chỉ có sự tương đồng trong việc
sử dụng triết lý Đông phương và các chủ đề trang trí nhưng vẫn khác
nhau ở biểu hiện cụ thể, sự diễn tả chi tiết và kỹ thuật thực hiện.
3.2. Những giá trị của các motip nghệ thuật trang trí truyền
thống trên Kiến trúc Phong cách Đông Dƣơng
3.2.1. Chủ đề (motip) trang trí
Chủ đề là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với một tác phẩm
nghệ thuật nói chung và nghệ thuật trang trí nói riêng. Chủ đề chính
là nội dung văn hóa - nghệ thuật mà tác giả cần truyền đạt. Trong
nhóm các chủ đề trang trí của Kiến trúc Phong cách Đông Dương ở
Sài Gòn, những triết lý - quan niệm văn hóa c truyền đã được sử
dụng rất phong phú, với những ý nghĩa tốt đẹp tương hỗ hoặc làm
nền cho nhau, đã góp phần tạo cho nghệ thuật trang trí đạt được
những giá trị quan trọng cả về văn hoá - học thuật và chuyên môn.
3.2.2. Sử dụng motip - ngôn ngữ nghệ thuật địa phương
Ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật trang trí truyền thống trên
Kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn có tính biểu trưng và đặc thù địa
phương rõ ràng, thông qua những ẩn dụ từ các motip văn hoá truyền
thống. Những motip đặc sắc, rõ ràng nhất là: Tam đa, Tứ linh, Tứ
19
quý, Bát bửu, Cửu cung, Chim, Chim – Cây, Thú, Thực vật, Cửa
võng...
3.2.3. Ý nghĩa của motip phù hợp với chức năng
Những thành phần nghệ thuật trang trí truyền thống trên có các
loại hoa văn, đồ án thể hiện sự phù hợp với từng kiến trúc theo chức
năng và ý nghĩa của công trình. Chẳng hạn, motip Bát bửu được trang
trí tại nhà bảo tàng chủ yếu là với hàm ý dành cho nơi có chức năng
giữ gìn những đồ vật quí giá của đất nước.
3.2.4. Nghệ thuật bố cục của các motip trang trí
Các giải pháp cơ bản về bố cục của các môtip nghệ thuật trang
trí truyền thống của Kiến trúc Phong cách Đông Dương thường biểu
hiện qua những quy tắc sau: bố cục đăng đối và ưu tiên theo thứ tự
quan trọng: trên - dưới, trái - phải, trước - sau, trong - ngoài...
3.2.5. Nghệ thuật sử dụng màu sắc trong các motip trang trí
Việc thể hiện màu sắc trên trang trí có hu nh hướng chuộng
gam màu sáng, đậm và rực rỡ, có ưu thế và đâ cũng chính là một
phần giá trị nghệ thuật riêng biệt của iến trúc Phong cách Đông
Dương ở Tp. HCM.
3.2.6. Kỹ thuật chế tác của các motip trang trí:
Các hoa văn, đồ án trang trí mỹ thuật trên một công trình kiến
trúc được chế tác theo hai cách thức:
a) Chế tác ngay trên kiến trúc như là một thành phần trang trí;
b) Đó là những thành phần trang trí được chế tác ở một nơi
khác, rồi được gắn lên kiến trúc.
3.3. Tinh thần sáng tạo và đề cao văn hóa dân tộc
Biểu hiện với những tính chất sau: Tính lịch sử, tính độc đáo,
tính đa dạng, tính hiệu quả, tính thực tế... Với những tính chất đó,
nghệ thuật trang trí truyền thống trên Kiến trúc phong cách Đông
Dương ở Sài Gòn là một hiện tượng văn hoá đáng chú ý của giai
20
đoạn 1923 – 1942, là một bước “đột phá”, đem lại một số ý nghĩa
quan trọng trong lịch sử nghệ thuật trang trí cũng như lịch sử nghệ
thuật trang trí kiến trúc Việt Nam. Từ khi nghệ thuật trang trí truyền
thống xuất hiện trên Kiến trúc phong cách Đông Dương ở Sài Gòn,
có thể thấy loại nghệ thuật trang trí này rời khỏi “ao nhà” với môi
trường c kính của kiến trúc đình, chùa, cung điện, lăng tẩm để
khoác một ý nghĩa mới - chứng minh nghệ thuật trang trí dân tộc là
có thể phù hợp trong nhiều trường hợp và ngoài ý nghĩa tự thân của
các motif trang trí, còn là sự phù hợp với mục đích của công năng sử
dụng của các công trình mà trên đó có các motip trang trí được sử
dụng.
Chính vì giành được “qu ền” có mặt trên Kiến trúc phong cách
Đông Dương, nghệ thuật trang trí truyền thống đồng thời thể hiện ưu
thế và vai trò của mỹ thuật trong lịch sử. Qua đó, bản sắc dân tộc
được bảo toàn. Đó chính là đóng g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghe_thuat_trang_tri_truyen_thong_tren_kien.pdf