Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại Duyên hải Nam Trung Bộ

rong phạm vi các mật độ gieo trồng tham gia nghiên cứu, khi tăng mật độ gieo

trồng từ 2,5 vạn cây/ha lên 10,0 vạn cây/ha thì khối lượng quả có xu hướng giảm, tuy

nhiên sự sai khác không có ý nghĩa so sánh. Ở mật độ gieo trồng 2,5 vạn cây/ha khối

lượng quả đạt 4,93 g, khi tăng mật độ lên 10,0 vạn cây/ha thì khối lượng quả thấp nhất

chỉ đạt 4,77 g.

Trong phạm vi mật độ gieo trồng từ 2,5 vạn cây/ha đến 5,0 vạn cây/ha, số quả/m2

đồng biến với mật độ gieo trồng, khi tăng mật độ lên 7,5 vạn cây/ha và 10,0 vạn

cây/ha thì số quả/m2 có xu hướng giảm. Số quả/m2 đạt cao nhất ở mật độ 5,0 vạn

cây/ha (87,03 quả/m2) và thấp nhất là ở mật độ 2,5 vạn cây/ha (68,13 quả/m2).

Trong phạm vi mật độ gieo trồng từ 2,5 vạn cây/ha đến 5,0 vạn cây/ha thì số quả/m2,

năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đều tăng. Khi mật độ vượt qua 5,0 vạn cây/ha thì

số quả/m2, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu có xu hướng giảm. Công thức gieo

trồng với mật độ 5,0 vạn cây/ha cho năng suất lý thuyết (42,68 tạ/ha) và năng suất thực thu

(24,57 tạ/ha) đạt cao nhất. nhất, cao hơn các công thức khác cùng tham gia nghiên cứu

có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Năng suất lý thuyết thấp nhất là công thức gieo

trồng với mật độ 2,5 vạn cây/ha, chỉ đạt 33,61 tạ/ha. Tuy nhiên, ở mật độ gieo trồng 10 vạn

cây/ha, có tỷ lệ quả thối cao nên năng suất thực thu đạt được thấp nhất, chỉ đạt 18,06 tạ/ha.

Mật độ gieo trồng có ảnh hưởng rất lớn đến LAI, số quả/m2 và năng suất bông,

mật độ gieo trồng tối thích là 5 vạn cây/ha cho năng suất bông cao nhất (giống

VN35KS là 25,99 tạ/ha và giống VN04-4 là 24,57 tạ/ha) tương ứng với LAI tối đa

của 2 giống vào giai đoạn cây bông ra hoa rộ (75-85 ngày sau gieo) là 5,66 và 5,51.

Tuy nhiên, năng suất này vẫn thấp hơn năng suất ở nghiên cứu thâm canh trên (tương

ứng 2 giống là 26,89 tạ/ha và 26,93 tạ/ha), có LAI tối ưu giai đoạn cây bông ra hoa rộ

khoảng 4,07. Do đó chúng ta cần phải tác động các biện pháp tối thích cho cây bông

để có LAI tối ưu cho năng suất cao

pdf24 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại Duyên hải Nam Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của giống bông VN35KS và VN04-4 trong điều kiện phun chất điều hòa sinh trưởng PIX. 5. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các chỉ tiêu sinh lý, nông sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4. 6. Xây dựng mô hình ruộng bông năng suất cao. 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Các nghiên cứu được thực hiện trên đồng ruộng theo phương pháp thường quy đang được áp dụng. Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại, các mô hình được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn chỉnh. 2.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá: Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định được thực hiện theo tiêu chuẩn ngành 10TCN 911: 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. - Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn. - Chiều cao cây qua các giai đoạn. - Số cành quả/cây, số cành đực/cây giai đoạn thu hoạch. - Chỉ số diện tích lá (LAI). - Hiệu suất quang hợp thuần. - Hàm lượng diệp lục trong lá. - Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. - Năng suất sinh vật học. - Hệ số kinh tế. 6 2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thí nghiệm thu thập được tính toán và xử lý thống kê trên máy tính với phần mềm chuyên dụng MSTATC của Trường Đại học Michigan (Michigan State University, 1986) và chương trình Microsoft Excel 2003. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu xác định chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của một số giống bông trong điều kiện thâm canh tại Duyên hải Nam Trung Bộ. Bảng 3.1. Động chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống bông nghiên cứu năm 2009 tại Ninh Thuận Giống Chỉ số diện tích lá (LAI) (m2 lá/m2 đất) giai đoạn Nụ 50% Hoa 50% Sau nở hoa 10 ngày (65 NSG) Sau nở hoa 20 ngày (75 NSG) Sau nở hoa 30 ngày (85 NSG) Nở quả VN15 0,15 1,97 3,41 4,49 4,74 4,53 VN01-2 0,14 1,80 3,11 4,57 4,68 4,57 BD24/D20-24 0,11 1,48 2,25 3,66 3,39 3,22 VN04-4 0,12 1,83 2,51 4,14 4,43 3,86 KN06-8 0,15 1,95 2,50 3,25 4,07 4,01 VN35KS 0,13 1,82 2,61 3,70 4,39 3,82 Cv (%) 9,79 10,77 6,86 5,69 5,83 7,77 Lsd0,05 0,02 ns 0,30 0,36 0,40 0,50 LAI của các giống tham gia nghiên cứu đều tăng dần theo quá trình sinh trưởng và hầu hết đạt cực đại ở giai đoạn sau hoa nở 30 ngày (85 ngày sau gieo). Riêng giống BD24/D20-24 LAI đạt cực đại sớm hơn, ở 75 ngày sau gieo, sau đó giảm dần cho đến cuối vụ. Khối lượng quả của các giống tham gia thí nghiệm đều lớn hơn 5 g, trong đó giống VN01-2 đạt cao nhất (5,89 g), kế đến là giống KN06-8 (5,81 g), thấp nhất là giống VN15, chỉ đạt 5,12 g. Bảng 3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống bông nghiên cứu tại Ninh Thuận năm 2009 Giống Khối lượng quả (g) Số quả/m2 NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSSVH (tạ/ha) Hệ số kinh tế VN15 5,12 94,47 48,36 25,77 77,58 0,33 VN01-2 5,89 85,07 50,12 25,41 88,83 0,29 BD24/D20-24 5,44 66,67 36,30 19,43 63,00 0,31 VN04-4 5,70 89,47 51,01 26,93 61,75 0,43 KN06-8 5,81 88,03 51,02 29,37 70,08 0,42 VN35KS 5,67 88,93 50,44 26,89 69,67 0,38 Cv (%) 1,95 8,49 9,12 8,22 7,32 2,61 LSD0,05 0,17 11,61 6,99 3,37 8,42 0,02 7 Có sự sai khác về số quả/m2 giữa các giống tham gia thí nghiệm. Ngoại trừ giống BD24/D20-24 có số quả/m2 (66,67 quả) thấp hơn đối chứng có ý nghĩa so sánh, các giống khác đều có số quả/m2 cao hơn giống đối chứng VN01-2, tuy nhiên sự sai khác không có ý nghĩa so sánh, trong đó cao nhất là giống VN15, đạt 94,47 quả/m2, tiếp đến là giống VN04-4, đạt 89,47 quả/m2. Năng suất lý thuyết cũng như năng suất thực thu, có sự sai khác giữa các giống tham gia nghiên cứu. Giống KN06-8 cho năng suất lý thuyết cao nhất, đạt 51,02 tạ/ha, kế đến là giống VN04-4 đạt 51,01 tạ/ha và VN35KS là 50,44 tạ/ha. Năng suất thực thu đạt cao nhất là giống KN06-8 (29,37 tạ/ha), tiếp đến là giống VN04-4 (26,93 tạ/ha) và VN35KS (26,89 tạ/ha). Giống BD24/D20-24 có năng suất thấp nhất trong các giống tham gia nghiên cứu, năng suất lý thuyết đạt 36,30 tạ/ha, năng suất thực thu chỉ đạt 19,43 tạ/ha. Hình 3.1. Chỉ số diện tích lá và năng suất bông của các giống bông nghiên cứu Năng suất đạt cao nhất khi LAI cực đại đạt 4,07, vào giai đoạn cây bông ra hoa rộ (75-85 ngày sau gieo) khi LAI tăng trên 4,07 thì năng suất có xu hướng giảm. Vì vậy, để có năng suất cao nhất, mỗi giống cần bố trí một mật độ gieo trồng thích hợp để LAI cực đại đạt xung quanh 4,07. 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các chỉ tiêu sinh lý, nông sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4. Trên cả 4 mật độ gieo trồng, động thái LAI tăng dần trong quá trình sinh trưởng của cây bông và tăng rất nhanh trong giai đoạn từ khi cây bông ra nụ (30 ngày sau gieo) đến giai đoạn 65 ngày sau gieo và đạt cực đại ở giai đoạn 85 ngày sau gieo sau đó giảm dần cho đến lúc thu hoạch do quả đã chín, lá đã già và rụng dần. Trong phạm vi mật độ từ 2,5 vạn cây/ha đến 10,0 vạn cây/ha, mật độ gieo trồng càng cao càng cho LAI cao ở mọi thời kỳ theo dõi. LAI ở giai đoạn 85 ngày sau gieo đạt cao nhất ở mật độ gieo trồng 10,0 vạn cây/ha (LAI đạt 6,96); trong khi đó ở mật độ gieo trồng 2,5 vạn, LAI chỉ đạt 3,68. 8 Hình 3.2. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái chỉ số diện tích lá của giống bông lai VN35KS LAI của giống bông lai VN04-4 ở tất cả các mật độ gieo trồng tham gia nghiên cứu đều tăng dần từ giai đoạn cây bông bắt đầu ra nụ và đạt cao nhất vào giai đoạn 75 ngày sau gieo, sớm hơn so với giống VN35KS khoảng 10 ngày, sau đó giảm dần cho đến cuối vụ. LAI của giống bông lai VN04-4 thấp hơn so với giống bông lai VN35KS ở tất cả các thời kỳ theo dõi. Mật độ gieo trồng càng tăng thì LAI càng tăng ở mọi thời kỳ theo dõi. Giai đoạn 75 ngày sau gieo ở mật độ gieo trồng 2,5 vạn cây/ha có LAI chỉ đạt 4,76; khi mật độ gieo trồng tăng lên 10,0 vạn cây/ha thì LAI đạt 6,21. Hình 3.3. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái chỉ số diện tích lá của giống bông lai VN04-4 Trong phạm vi mật độ nghiên cứu từ 2,5 vạn cây/ha đến 10,0 vạn cây/ha, mật độ gieo trồng càng cao càng cho LAI cao ở mọi thời kỳ theo dõi. Ở mật độ 2,5 vạn cây/ha LAI tối đa giai đoạn 75-85 ngày sau gieo chỉ đạt 3,68-3,76, trong khi mật độ 5,0 vạn cây/ha LAI đạt rất cao (5,51-5,66), cao hơn LAI tối ưu ở ruộng bông năng suất cao như đã nghiên cứu ở trên (4,1-4,4). 9 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bông lai VN35KS tại Ninh Thuận năm 2009 Mật độ (vạn cây/ha) M. quả (g) Số quả/m2 NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSSVH (tạ/ha) Hệ số kinh tế 2,5 5,17 71,20 36,79 24,08 86,15 0,28 5,0 (đ/c) 5,17 78,93 40,81 25,99 108,26 0,24 7,5 5,03 69,07 34,68 20,21 112,68 0,18 10,0 4,97 63,17 31,36 15,04 127,26 0,12 CV (%) 1,88 5,18 5,34 4,38 5,93 8,01 LSD0,05 ns 5,86 3,07 1,50 10,31 0,03 Khi tăng mật độ gieo trồng thì khối lượng quả có xu hướng giảm. Ở mật độ gieo trồng 2,5 vạn cây/ha, khối lượng quả đạt 5,17 g, khi mật độ tăng lên 10,0 vạn cây/ha thì khối lượng quả chỉ đạt 4,97 g. Tuy nhiên, sự sai khác về khối lượng quả của các mật độ gieo trồng so với đối chứng không có ý nghĩa so sánh. Khi tăng mật độ gieo trồng thì số quả/cây giảm, tuy nhiên trong phạm vi mật độ từ 2,5 đến 5,0 vạn cây/ha khi tăng mật độ thì số quả/m2 tăng, khi mật độ gieo trồng vượt quá 5,0 vạn cây/ha thì số quả/m2 có xu hướng giảm. Số quả/m2 đạt cao nhất ở mật độ gieo trồng 5,0 vạn cây/ha (78,93 quả) và thấp nhất là ở mật độ 10,0 vạn cây/ha, chỉ đạt 63,17 quả/m2. Sự sai khác về số quả/m2 của các mật độ gieo trồng tham gia nghiên cứu so với đối chứng có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Mật độ 10,0 vạn cây/ha có năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đạt thấp nhất, tương ứng là 31,36 tạ/ha và 15,04 tạ/ha. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đạt cao nhất ở mật độ gieo trồng 5,0 vạn cây/ha, tương ứng là 40,81 tạ/ha và 25,99 tạ/ha. Sự sai khác về năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các công thức so với công thức đối chứng gieo trồng với mật độ 5,0 vạn cây/ha có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Hình 3.4. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá và năng suất của giống bông lai VN35KS 10 Trong phạm vi LAI tối đa tăng từ 3,68 đến 5,66 thì năng suất bông đồng thời cũng tăng, khi vượt quá chỉ số này thì năng suất có xu hướng giảm. Năng suất bông hạt cao nhất, đạt 25,99 tạ/ha khi LAI tối đa là 5,66, tương ứng với mật độ gieo trồng 5,0 vạn cây/ha, trong điều kiện không phun PIX. Khi LAI tối đa đạt 6,84 và 6,96 thì năng suất bông hạt giảm xuống chỉ còn 20,21 tạ/ha và 15,04 tạ/ha. Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bông lai VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2009 Mật độ (vạn cây/ha) M. quả (g) Số quả/m2 NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSSVH (tạ/ha) Hệ số kinh tế 2,5 4,93 68,13 33,61 19,85 58,19 0,34 5,0 (đ/c) 4,90 87,03 42,69 24,57 68,66 0,36 7,5 4,83 80,60 38,97 20,84 88,68 0,24 10,0 4,77 75,00 35,74 18,06 95,95 0,19 CV (%) 1,65 5,20 4,08 2,73 3,34 5,88 LSD0,05 ns 6,47 2,47 0,91 4,16 0,03 Trong phạm vi các mật độ gieo trồng tham gia nghiên cứu, khi tăng mật độ gieo trồng từ 2,5 vạn cây/ha lên 10,0 vạn cây/ha thì khối lượng quả có xu hướng giảm, tuy nhiên sự sai khác không có ý nghĩa so sánh. Ở mật độ gieo trồng 2,5 vạn cây/ha khối lượng quả đạt 4,93 g, khi tăng mật độ lên 10,0 vạn cây/ha thì khối lượng quả thấp nhất chỉ đạt 4,77 g. Trong phạm vi mật độ gieo trồng từ 2,5 vạn cây/ha đến 5,0 vạn cây/ha, số quả/m2 đồng biến với mật độ gieo trồng, khi tăng mật độ lên 7,5 vạn cây/ha và 10,0 vạn cây/ha thì số quả/m2 có xu hướng giảm. Số quả/m2 đạt cao nhất ở mật độ 5,0 vạn cây/ha (87,03 quả/m2) và thấp nhất là ở mật độ 2,5 vạn cây/ha (68,13 quả/m2). Trong phạm vi mật độ gieo trồng từ 2,5 vạn cây/ha đến 5,0 vạn cây/ha thì số quả/m2, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đều tăng. Khi mật độ vượt qua 5,0 vạn cây/ha thì số quả/m2, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu có xu hướng giảm. Công thức gieo trồng với mật độ 5,0 vạn cây/ha cho năng suất lý thuyết (42,68 tạ/ha) và năng suất thực thu (24,57 tạ/ha) đạt cao nhất. nhất, cao hơn các công thức khác cùng tham gia nghiên cứu có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Năng suất lý thuyết thấp nhất là công thức gieo trồng với mật độ 2,5 vạn cây/ha, chỉ đạt 33,61 tạ/ha. Tuy nhiên, ở mật độ gieo trồng 10 vạn cây/ha, có tỷ lệ quả thối cao nên năng suất thực thu đạt được thấp nhất, chỉ đạt 18,06 tạ/ha. Mật độ gieo trồng có ảnh hưởng rất lớn đến LAI, số quả/m2 và năng suất bông, mật độ gieo trồng tối thích là 5 vạn cây/ha cho năng suất bông cao nhất (giống VN35KS là 25,99 tạ/ha và giống VN04-4 là 24,57 tạ/ha) tương ứng với LAI tối đa của 2 giống vào giai đoạn cây bông ra hoa rộ (75-85 ngày sau gieo) là 5,66 và 5,51. Tuy nhiên, năng suất này vẫn thấp hơn năng suất ở nghiên cứu thâm canh trên (tương ứng 2 giống là 26,89 tạ/ha và 26,93 tạ/ha), có LAI tối ưu giai đoạn cây bông ra hoa rộ khoảng 4,07. Do đó chúng ta cần phải tác động các biện pháp tối thích cho cây bông để có LAI tối ưu cho năng suất cao. 11 Hình 3.5. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá và năng suất của giống bông lai VN04-4 3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng PIX đến các chỉ tiêu sinh lý, nông sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4. Hình 3.6. Ảnh hưởng của xử lý PIX đến động thái chỉ số diện tích lá của giống bông lai VN35KS Đối với giống bông lai VN35KS ở trên tất cả các công thức xử lý PIX, LAI tăng từ giai đoạn cây bông bắt đầu ra hoa (55 ngày sau gieo) đến giai đoạn 85 ngày sau gieo sau đó giảm dần cho đến cuối vụ do quả đã chín, lá già và rụng dần. Các công thức xử lý PIX có LAI thấp hơn công thức đối chứng không xử lý ở tất cả các kỳ theo dõi. Xử 12 lý PIX càng nhiều lần thì LAI càng giảm. Ở giai đoạn 85 ngày sau gieo, trong các công thức xử lý PIX, công thức xử lý PIX 4 lần có LAI thấp nhất, chỉ đạt 3,71 trong khi đó công thức không xử lý có LAI đạt 5,58. Đối với giống bông lai VN04-4, LAI đạt tối đa vào giai đoạn 75 ngày sau gieo, sớm hơn so với giống VN35KS, sau đó giảm dần cho đến cuối vụ và giảm mạnh hơn so với giống VN35KS. Việc xử lý PIX đã làm giảm LAI so với đối chứng không xử lý, xử lý PIX càng nhiều lần thì LAI càng giảm ở các kỳ theo dõi. Ở mật độ gieo trồng 5 vạn cây/ha, công thức không xử lý PIX có LAI vào giai đoạn 75 ngày sau gieo đạt 5,45. Còn khi số lần xử lý càng tăng thì LAI có xu hướng giảm. ở công thức xử lý PIX 3 lần LAI đạt 4,25, khi xử lý PIX 4 lần thì LAI giai đoạn này chỉ đạt 3,51. Hình 3.7. Ảnh hưởng của xử lý PIX đến động thái chỉ số diện tích lá của giống bông lai VN04-4 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của PIX đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận năm 2009 Công thức Số quả/cây Số quả/m2 Số quả thối/m2 M.quả (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Đ/c (không phun) 16,3 80,4 15,4 5,26 42,27 23,10 Phun 1 lần 16,7 81,0 12,5 5,44 44,05 26,79 Phun 2 lần 16,9 82,6 13,9 5,47 45,24 29,05 Phun 3 lần 17,7 86,6 12,7 5,70 49,36 32,02 Phun 4 lần 16,8 82,1 18,4 5,53 45,40 26,55 CV (%) 4,08 3,07 9,73 2,41 4,85 3,49 LSD0,05 ns ns 2,27 0,21 3,52 1,54 Khi tăng số lần phun PIX thì khối lượng quả có xu hướng tăng theo. Ngoại trừ công thức xử lý PIX 1 lần có khối lượng quả tương đương với đối chứng không xử lý, 13 tất cả các công thức xử lý PIX khác đều có khối lượng quả cao hơn so với công thức đối chứng có ý nghĩa thống kê. Tất cả các công thức xử lý PIX đều có số quả/cây cũng như số quả/m2 lớn hơn đối chứng không xử lý. Số quả/cây cũng như số quả/m2 tăng khi số lần phun tăng từ 1 đến 3 lần, khi số lần phun tăng lên 4 lần thì số quả/cây và số quả/m2 có xu hướng giảm. Số lần phun tối ưu để có số quả/cây và số quả/m2 đạt cao nhất là 3 lần, tương ứng là 17,7 và 86,6 quả và thấp nhất là ở công thức đối chứng không xử lý, tương ứng là 16,3 quả/cây và 80,4 quả/m2. Khi tăng số lần xử lý lên 4 lần thì số quả/cây và số quả/m2 có xu hướng giảm. Khi tăng số lần phun PIX từ 1 đến 3 lần thì năng suất thực thu đều có xu hướng tăng, tuy nhiên khi tăng số lần phun lên 4 lần thì năng suất thực thu có xu hướng giảm. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đạt cao nhất ở công thức phun 3 lần, năng suất tương ứng là 49,36 tạ/ha và 32,02 tạ/ha và thấp nhất là công thức đối chứng không phun, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu tương ứng là 42,27 và 23,10 tạ/ha. Tất cả các công thức xử lý PIX đều có năng suất thực thu cao hơn so với với đối chứng không xử lý có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Hình 3.8. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng PIX đến chỉ số diện tích lá và năng suất của giống bông VN35KS Trong phạm vi LAI từ 3,71 đến 4,12 thì năng suất bông đồng biến với LAI, khi LAI tăng thì năng suất bông đồng thời cũng tăng và năng suất đạt cao nhất khi LAI đạt 4,12 (phun PIX 3 lần), trong phạm vi LAI từ 4,12 đến 5,58 thì năng suất bông có xu hướng giảm. Việc xử lý PIX cho giống bông lai VN04-4 có xu hướng làm tăng khối lượng quả so với đối chứng không xử lý. Tuy nhiên, chỉ có công thức xử lý PIX 4 lần mới có khối lượng quả cao hơn đối chứng không xử lý có ý nghĩa so sánh. 14 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của PIX đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bông VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2009 Công thức Số quả /cây Số quả/m2 M. quả (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSSVH (tạ/ha) Hệ số kinh tế Đ/c (không phun) 16,9 84,3 4,85 40,89 25,08 78,40 0,32 Phun 1 lần 18,6 90,1 4,82 43,40 26,03 66,90 0,39 Phun 2 lần 18,8 91,2 4,90 44,69 28,18 66,62 0,42 Phun 3 lần 19,0 93,2 4,85 45,16 28,92 67,64 0,43 Phun 4 lần 16,4 82,1 5,33 43,71 26,55 66,25 0,40 CV (%) 2,68 2,64 1,57 2,27 1,28 4,87 5,23 LSD0,05 0,77 3,73 0,12 1,58 0,55 5,39 0,03 Đối với giống bông lai VN04-4, việc phun PIX có tác dụng làm tăng số quả/cây và số quả/m2, số lần phun thích hợp nhất là 3 lần, tăng lần phun sau đó đã làm giảm số quả/cây và số quả/m2. Công thức phun PIX 3 lần có số quả/cây (19,0 quả) và số quả/m2 (93,2 quả) đạt cao nhất và thấp nhất là công thức phun 4 lần, đạt tương ướng là 16,4 quả 82,1 quả. Do các công thức xử lý 1-3 lần PIX có khối lượng quả, số quả/cây cũng như số quả/m2 cao hơn so với công thức đối chứng không xử lý nên năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở những công thức này đều cao hơn so với đối chứng không xử lý có ý nghĩa thống kê. Số lần phun thích hợp nhất là 3 lần, khi tăng số lần phun PIX lên 4 lần thì năng suất lý thuyết và năng suất thực thu có xu hướng giảm. Hình 3.9. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng PIX đến chỉ số diện tích lá và năng suất của giống bông VN04-4 15 Đối với giống bông lai VN04-4, ở mật độ gieo trồng 5 vạn cây/ha, trong điều kiện không xử lý PIX, LAI tối đa vào giai đoạn 75 ngày sau gieo đạt 5,45, khi số lần xử lý càng tăng thì LAI có xu hướng giảm. Khi xử lý PIX 3 lần LAI đạt 4,25 và ở LAI này năng suất bông hạt đạt cao nhất và khi LAI càng tăng thì năng suất có xu hướng giảm dần. Khi tăng số lần phun PIX lên 4 lần thì LAI giảm đồng thời năng suất cũng giảm theo. 3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến các chỉ tiêu sinh lý, nông sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4 trong điều kiện phun chất điều hòa sinh trưởng PIX. Hình 3.10. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến động thái chỉ số diện tích lá của giống bông lai VN35KS Hình 3.11. Động thái diễn biến chỉ số diện tích lá của giống bông lai VN04-4 ở các mật độ gieo trồng khác nhau 16 Yếu tố mật độ ảnh hưởng rất rõ đến LAI, khi tăng mật độ gieo trồng thì LAI tăng ở tất cả các kỳ theo dõi. LAI ở giai đoạn 85 ngày sau gieo đạt cao nhất ở mật độ gieo trồng 10,0 vạn cây/ha (LAI đạt 5,45); trong khi đó ở mật độ gieo trồng 2,5 vạn, LAI chỉ đạt 3,65. LAI của giống bông lai VN04-4 đạt cao nhất sớm hơn so với giống VN35KS khoảng 10 ngày. LAI của gống bông lai VN04-4 thấp hơn so với giống bông lai VN35KS. Mật độ gieo trồng càng tăng thì LAI qua các thời kỳ theo dõi càng tăng. Giai đoạn 75 ngày sau gieo ở mật độ gieo trồng 2,5 vạn cây/ha có LAI chỉ đạt 3,55; khi mật độ gieo trồng tăng lên 10,0 vạn cây/ha thì LAI đạt 4,66. Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bông lai VN35KS tại Ninh Thuận năm 2009 Mật độ (vạn cây/ha) M. quả (g) Số quả/m2 NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSSVH (tạ/ha) Hệ số kinh tế 2,5 5,20 68,20 35,47 26,96 80,40 0,34 5,0 (đ/c) 5,33 100,17 53,43 27,71 87,86 0,32 7,5 5,03 111,43 56,14 28,57 102,63 0,28 10,0 4,96 111,50 55,39 25,14 120,17 0,21 CV (%) 1,84 2,58 3,08 1,75 8,08 8,29 LSD0,05 0,15 4,04 2,47 0,76 12,65 0,04 Khi tăng mật độ gieo trồng thì khối lượng quả có xu hướng giảm. Ngoại trừ công thức gieo trồng với mật độ 2,5 vạn cây/ha có khối lượng quả tương đương với đối chứng, các công thức khác có khối lượng quả thấp hơn so với công thức đối chứng có ý nghĩa thống kê. Trong phạm vi các mật độ gieo trồng từ 2,5 vạn cây/ha đến 10,0 vạn cây/ha, số quả/m2 tăng khi tăng mật độ gieo trồng. Số quả/m2 đạt cao nhất ở mật độ gieo trồng 10,0 vạn cây/ha (111,50 quả) và thấp nhất là ở mật độ 2,5 vạn cây/ha, chỉ đạt 68,20 quả/m2. Năng suất lý thuyết của công thức gieo trồng ở mật độ 2,5 vạn cây/ha đạt thấp nhất (35,47 tạ/ha). Khi tăng mật độ gieo trồng lên thì năng suất lý thuyết tăng dần và đạt cao nhất ở mật độ gieo trồng 7,5 vạn cây/ha, đạt 56,14 tạ/ha. Khi mật độ gieo trồng tăng lên 10,0 vạn cây/ha thì năng suất có xu hướng giảm dần. Trong phạm vi mật độ từ 2,5 đến 7,5 vạn cây/ha, khi tăng mật độ gieo trồng thì năng suất thực thu cũng tăng theo. Khi mật độ vượt quá 7,5 vạn cây/ha thì năng suất có xu hướng giảm. Trong phạm vi LAI tối đa tăng từ 3,65 đến 4,13 thì năng suất bông đồng thời cũng tăng. Năng suất bông hạt cao nhất, đạt 28,57 tạ/ha khi LAI tối đa là 4,13, tương ứng với mật độ gieo trồng 7,5 vạn cây/ha. Khi LAI tối đa đạt 5,45 thì năng suất bông hạt giảm xuống chỉ còn 25,14 tạ/ha. 17 Hình 3.12. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá và năng suất của giống bông lai VN35KS Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống bông lai VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2009 Mật độ (vạn cây/ha) M. quả (g) Số quả/m2 NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSSVH (tạ/ha) Hệ số kinh tế 2,5 5,50 67,37 37,09 24,97 50,60 0,50 5,0 (đ/c) 5,67 83,73 47,52 26,15 82,86 0,32 7,5 5,57 97,37 54,25 27,37 93,46 0,29 10,0 5,10 94,50 48,16 25,56 91,28 0,28 CV (%) 2,14 5,57 6,73 2,22 10,33 9,92 LSD0,05 0,19 7,65 5,04 0,92 13,14 0,06 Việc tăng mật độ gieo trồng đã làm giảm khối lượng quả. Ở mật độ gieo trồng 2,5 vạn cây/ha khối lượng quả đạt 5,50 g, tuy nhiên khi tăng mật độ lên 10,0 vạn cây/ha thì khối lượng quả thấp nhất chỉ đạt 5,10 g, thấp hơn các công thức mật độ gieo trồng tham gia nghiên cứu khác có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Trong phạm vi mật độ gieo trồng từ 2,5 vạn cây/ha đến 10,0 vạn cây/ha, khi tăng mật độ gieo trồng thì số quả/cây giảm, số quả/m2 đạt cao nhất ở mật độ 7,5 vạn cây/ha (97,37 quả), khi tăng mật độ lên 10,0 vạn cây/ha thì số quả/m2 có xu hướng giảm. Số quả/m2 đạt cao nhất ở mật độ 7,5 vạn cây/ha (97,37 quả/m2) và thấp nhất là ở mật độ 2,5 vạn cây/ha (67,37 quả/m2). Sự sai khác về số quả/m2 của các công thức so với đối chứng có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu có quan hệ thuận chiều với mật độ gieo 18 trồng từ 2,5 vạn cây/ha đến 7,5 vạn cây/ha, khi mật độ vượt quá 7,5 vạn cây/ha thì năng suất có xu hướng giảm. Công thức gieo trồng với mật độ 7,5 vạn cây/ha cho năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đạt cao nhất (tương ứng 54,25 và 27,37 tạ/ha); thấp nhất là công thức gieo trồng với mật độ 2,5 vạn cây/ha. Sự sai khác về năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các công thức mật độ tham gia nghiên cứu so với công thức đối chứng có ý nghĩa so sánh ở độ tin cậy 95%. Đối với giống bông lai VN04-4 năng suất bông đạt cao nhất (27,37 tạ/ha) khi LAI đạt 4,19 (tương ứng với mật độ gieo trồng 7,5 vạn cây/ha), khi LAI vượt quá 4,19 thì năng suất có xu hướng giảm. Hình 3.13. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến chỉ số diện tích lá và năng suất của giống bông lai VN04-4 3.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các chỉ tiêu sinh lý, nông sinh học và năng suất của giống bông VN35KS và VN04-4 LAI của các công thức phân bón đều tăng dần từ giai đoạn cây bông bắt đầu ra nụ và đạt cao nhất ở giai đoạn 85 ngày sau gieo, sau đó giảm dần. Phân đạm ảnh hưởng rõ nhất đến LAI, hai loại phân lân và kali ít ảnh hưởng đến LAI. Liều lượng đạm bón càng cao thì LAI càng tăng ở mọi giai đoạn. Ở cùng mức phân P2O5 và K2O là 60 kg/ha thì khi tăng lượng N bón cho bông từ 90 kg lên 150 kg thì LAI ở giai đoạn 85 ngày sau gieo tăng theo từ 4,06 đến 4,65. Khi tăng hoặc giảm lượng kali và lân bón cho bông thì it có sự thay đổi về LAI ở tất cả các thời kỳ theo dõi. 19 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến động thái chỉ số diện tích lá của giống bông VN35KS tại Ninh Thuận, năm 2010 Đvt: m2 lá/m2 đất Công thức Ngày sau gieo (N:P2O5:K2O kg/ha) 35 55 65 75 85 95 90:60:60 0,13 1,46 1,69 3,35 4,06 3,42 120:60:60 (đ/c) 0,14 1,42 2,02 3,57 4,23 3,47 150:60:60 0,11 1,54 2,34 3,63 4,65 3,72 120:90:60 0,12 1,57 1,79 3,39 4,06 3,69 120:30:60 0,11 1,61 1,97 3,55 4,24 4,01 120:60:90 0,11 1,59 1,91 3,56 4,16 4,07 120:60:30 0,13 1,73 1,79 3,49 4,07 3,72 CV (%) 8,11 14,30 12,43 9,24 8,58 9,54 LSD0,05 0,02 ns ns ns ns ns Đối với giống bông lai VN04-4, LAI của các công thức phân bón tăng từ giai đoạn cây bông bắt đầu có nụ đến giai đoạn 75 ngày sau gieo sau đó giảm dần cho đến cuối vụ. Ở giai đoạn 75 ngày sau gieo, trong cùng mức 60 kg P2O5 và 60 kg K2O/ha khi tăng liều lượng N từ 90 kg lên 150 kg/ha thì LAI tăng tương ứng từ 4,12 lên 4,53. Bảng 3.10. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến động thái chỉ số diện tích lá của giống bông VN04-4 tại Ninh Thuận năm 2010 Đvt: m2 lá/m2 đất Công thức (N:P2O5:K2O kg/ha) Ngày sau gieo 35 55 65 75 85 95 90:60:60 0,11 1,70 2,44 4,12 4,09 3,77 120:60:60 (đ/c) 0,11 1,83 2,43 4,44 4,16 3,96 150:60:60 0,10 1,77 2,60 4,56 4,32 3,84 120:90:60 0,11 1,89 2,72 4,53 4,38 3,65 120:30:60 0,11 1,81 2,78 4,41 4,16 3,80 120:60:90 0,09 1,77 2,36 4,16 4,05 3,86 120:60:30 0,12 1,81 2,59 4,30 4,06 3,89 CV (%) 10,68 10,76 7,47 6,25 5,13 5,88 LSD0,05 ns ns ns ns ns ns Các liều lượng phân bón khác nhau ít ảnh hưởng đến khối lượng quả. Trong cùng mức phân 60 kg P2O5 và 60 kg K2O/ha, khi tăng lượng phân đạm từ 90 kg N đến 120 kg thì số quả/m2 tăng từ 69,9 quả lên 74,7 quả, tuy nhiên khi liều lượng N tăng lên 150 kg/ha thì số quả/m2 (67,0 quả) có xu hướng giảm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_ttla_duong_xuan_dieu_1852_2005230.pdf
Tài liệu liên quan