HƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của đất trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lượng thuốc lào trồng tại Hải Phòng
3.1.1 Các chỉ tiêu nông hoá của đất trồng thuốc lào khu vực nghiên cứu
Các vùng trồng thuốc lào khác nhau có chỉ tiêu nông hoá khác nhau
(bảng 3.1). Về độ pH, đất trồng thuốc lào ở Tiên Lãng có pH thấp nhất (3,7),
đất Vĩnh Bảo có pH cao nhất (4,7) và An Lão có pH 4,6.
Về hàm lượng N: đất Tiên Lãng có Nts cao nhất là 0,224%; đất Vĩnh10
Bảo 0,191%, thấp nhất là đất An Lão 0,101%. Hàm lượng chất hữu cơ (OM):
Đất trồng Tiên Lãng có OM cao nhất 3,22%, đất trồng Vĩnh Bảo 2,61%, đất
trồng An Lão 2,30%.
Hàm lượng P2O5 ts: đất trồng Vĩnh Bảo và Tiên Lãng là 0,083%, ở đất
trồng An Lão (0,121%).
Hàm lượng K2O dễ tiêu của đất trồng Tiên Lãng cao nhất (8,61mg/100g
đất), thấp nhất là đất trồng An Lão (4,53mg/100đất).
Như vậy thì đất trồng Tiên Lãng có các chỉ tiêu nông hóa thuận lợi cho
cây thuốc lào hơn các huyện khác (độ pH, hàm lượng N, K và OM)
27 trang |
Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng thuốc lào trồng tại Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) thuốc lào tùy theo
từng vùng thuốc lào và phương pháp sơ chế mà thuốc lào thương phẩm có
5
màu sắc khác nhau. Độ nặng của thuốc (iii). Độ nóng, sốc (iv): cảm giác nóng,
sốc xuất hiện sau khi hút, thuốc lào ngon khi hút phải êm, say, đượm khói
1.3.2.3 Giới thiệu một số kết quả nghiên cứu thuốc lào tại Hải Phòng
- Các nghiên cứu: Hiện nay có một số đề tài nghiên cứu về cây thuốc lào
đã được thực hiện như về kỹ thuật trồng trọt (Nguyễn Văn Biếu, 2006), về lai tạo
giống thuốc lào (Tào Ngọc Tuấn, 2007), về phòng trừ sâu bệnh (Đinh Xuân
Thắng, 2009), về xác lập chỉ dẫn địa lý thuốc lào (Dương Đức Tùng, 2010)
- Các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất thuốc lào tại Hải Phòng: kết quả
điều tra 100 hộ cho thấy: Giống thuốc lào chủ yếu là giống Ré Đen (80% số
hộ); Phân lân bón trung bình 80 kg P2O5/ha và bón lót là chủ yếu (86% hộ);
74% sử dụng phân kali với lượng bón trung bình 76 kg K2O/ha. Với lượng N,
78% số hộ bón khoảng 320kg N/ha
Thời vụ trồng chủ yếu từ 10/1 đến 10/2 với mật độ trồng từ 19.000
cây/ha đến 26.000 cây/ha, trung bình 24.000 cây/ha. Việc bấm ngọn, tỉa chồi
được tiến hành khi cây có trung bình 22,5 lá. Sau khi bấm ngọn, tỉa chồi bằng
tay từ 3-5 ngày/lần. Một số ít hộ đã dùng Accotab để diệt chồi.
Thu hoạch thuốc từ đầu tới giữa tháng 5. Năng suất thuốc sợi của giống
Ré Đen trung bình 1.470 kg/ha, cao nhất 1557 kg/ha, thấp nhất 1112 kg/ha.
Tóm lại, sản xuất thuốc lào tại Hải Phòng còn nhiều điểm chưa hợp lý
như: mật độ trồng cao, đạm bón quá nhiều, kali bón thấp, chưa sử dụng chất
diệt chồi Với những tồn tại trên, rất cần thiết phải nghiên cứu các biện pháp
kỹ thuật đặc biệt là đất đai, phân bón và liều lượng phân bón, mật độ và thời
vụ trồng thích hợp, các biện pháp bấm ngọn tỉa chồi, sơ chế biến thuốc lào
trên cơ sở đó đi đến xây dựng một quy trình sản xuất thuốc lào tối ưu, kết hợp
áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, giúp cho nông dân ở vùng sản xuất thuốc
lào vùng Hải Phòng nói riêng và các vùng trồng thuốc lào của Việt Nam nói
chung đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất.
6
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
- Giống thuốc lào Ré Đen (Nicotiana Tabacum L) là giống thuốc lào
đang được trồng phổ biến tại các địa phương: có chiều cao 120-140 cm và thời
gian sinh trưởng 150-170 ngày.
- Hoá chất Accotab dạng lỏng, hoạt chất pendimethalin 330 g/l; hoá
chất Ethrel dạng lỏng, thành phần: 2%N, 12% P2O5, 20% ethrel. Đạm urê (N
46%), phân kali (K2O, 46%), phân lân (P2O5 16%),
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Ngiên cứu ảnh hưởng của đất trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng
suất và chất lượng thuốc lào trồng tại Hải Phòng
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng
phát triển, năng suất và chất lượng thuốc lào trồng tại Hải Phòng.
- Xây dựng mô hình sản xuất thuốc lào năng suất, chất lượng và hiệu
quả kinh tế cao tại Hải Phòng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin
- Địa điểm: Các huyện sản xuất thuốc lào tại Hải Phòng: An Lão, Vĩnh
Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy. Thời gian điều tra: tháng 2/1010 -12/2010
- Phương pháp điều tra và thu thập thông tin: Sử dụng phương pháp
đánh giá nhanh nông thôn (PRA) và thu thập tài liệu có sẵn, tài liệu thứ cấp.
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của đất trồng thuốc lào đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất và chất lượng thuốc lào trồng tại Hải Phòng.
- Thí nghiệm trong chậu: gồm 3 công thức được bố trí tại Tiên Lãng
Công thức 1: Đất trồng thuốc lào lấy tại Tiên Lãng
Công thức 2: Đất trồng thuốc lào lấy tại Vĩnh Bảo
7
Công thức 3: Đất trồng thuốc lào lấy tại An Lão.
Chậu xốp có kích thước 60x50x50cm;với khối lượng đất là 195kg/chậu.
Lượng phân bón cho mỗi chậu là: 0,015 kg N; 0,004kg P2O5; 0,0038kg K2O.
- Thí nghiệm trên đồng ruộng được bố trí tại các địa bàn trồng thuốc,
gồm 3 CT, lặp lại 3 lần với ô thí nghiệm 30 m2, mật độ 24000 cây/ha
Công thức 1: Đất trồng thuốc lào Tiên Lãng
Công thức 2: Đất trồng thuốc lào Vĩnh Bảo
Công thức 3: Đất trồng thuốc lào An Lão
Thời vụ trồng cho cả 2 thí nghiệm là 25/1, phân bón là 300 kg N + 80kg
P2O5 + 75kg K2O và 9600 kg phân chuồng/ha.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất
và chất lượng thuốc lào trồng tại Hải Phòng
Thí nghiệm được thiết kế dựa trên công thức phân bón đã được khuyến cáo sử
dụng cho thuốc lào tại Hải Phòng: 300 kg N + 80kg P2O5 + 75kg K2O/ha
Công thức 1: 300 kg N + 80kg P2O5 + 75kg K2O/ha (ĐC)
Công thức 2: 350 kg N + 80kg P2O5 + 75kg K2O/ha
Công thức 3: 250 kg N + 80kg P2O5 + 75kg K2O/ha
Công thức 4: 300 kg N + 110kg P2O5 + 75kg K2O/ha
Công thức 5: 300 kg N + 50kg P2O5 + 75kg K2O/ha
Công thức 6: 300 kg N + 80kg P2O5 + 90kg K2O/ha
Công thức 7: 300 kg N + 80kg P2O5 + 50kg K2O/ha.
Lượng phân chuồng bón là 9.600kg /ha. Các yếu tố thí nghiệm khác
được bố trí hoàn toàn đồng nhất: thời vụ trồng 25/1 và mật độ 24000cây/ha.
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất và chất lượng thuốc lào tại Hải Phòng.
Công thức 1: Trồng ngày 10/1
Công thức 2: Trồng ngày 25/1
Công thức 3: Trồng ngày 10/2
8
Mật độ trồng 24000 cây/ha và phân bón 300 kg N + 80kg P2O5 + 75kg
K2O và 9600 kg phân chuồng/ha.
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển,
năng suất và chất lượng thuốc lào trồng tại Hải Phòng.
Công thức 1: mật độ trồng 20.000 cây/ha.
Công thức 2: mật độ trồng 24.000 cây/ha (ĐC)
Công thức 3: mật độ trồng 28.000 cây/ha
Công thức 4: mật độ trồng 32.000 cây/ha.
Thời vụ trồng 25/1 và phân bón như thí nghiệm 3.
Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của thuốc diệt chồi Accotab đến khả năng
diệt chồi, sinh trưởng, năng suất và chất lượng thuốc lào tại Hải Phòng.
Công thức 1: Không diệt chồi (ĐC 1)
Công thức 2: Diệt chồi 5 ngày 1 lần, bằng tay (ĐC 2)
Công thức 3: Diệt chồi bằng Accotab nồng độ 1% ( 10ml/l)
Công thức 4: Diệt chồi bằng Accotab nồng độ 1,2% (12ml/l)
Công thức 5: Diệt chồi bằng Accotab nồng độ 1,5% ( 15ml/l)
Thời vụ trồng 25/1, mật độ 24000 cây/ha và phân bón 300 kg N + 80kg
P2O5 + 75kg K2O và 9600 kg phân chuồng/ha.
* Từ thí nghiệm 2 đến thí nghiệm 5 được bố trí theo khối ngẫu nhiên
với 3 lần nhắc lại, mỗi lần 30 m2 (60 cây) tại huyện Tiên Lãng và được tiến
hành ở vụ Xuân 2011 và vụ Xuân 2012.
Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của biện pháp ủ trong sơ chế đến chất lượng
thuốc lào trồng tại Tiên Lãng - Hải Phòng.
Gồm 3 công thức:
Công thức 1: Không ủ (ĐC)
Công thức 2: Ủ 3 ngày, 2 đêm
Công thức 3: Ủ với ethren nồng độ 1%
Thí nghiệm 7: Xây dựng mô hình sản xuất thuốc lào tại Hải Phòng
- Mô hình đối chứng: Kỹ thuật trồng phổ biến trong sản xuất: mật độ
9
24.000 cây/ha; phân bón 300 kg N + 80kg P2O5 + 75kg K2O/ha; diệt chồi bằng
tay; ủ 3 ngày, 2 đêm; thời vụ trồng 25/1.
- Mô hình thí nghiệm: mật độ 20.000 cây/ha; phân bón 300 kg N +
80kg P2O5 + 90 kg K2O/ha; diệt chồi bằng Accotab nồng độ 1,2%; ủ theo
phương pháp truyền thống, thời vụ trồng 25/1.
Thí nghiệm không lặp lại với dienj tíc mỗi mô hình là 5000 m2
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định
- Các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất: Chiều cao cây, số lá, kích thước
lá, thời gian sinh trưởng, diện tích lá và chỉ số LAI, sự tích lũy chất khô, hiệu
suất quang hợp, năng suất lý thuyết và thực thu
- Các chỉ tiêu nông hóa: Hàm lượng N, P2O5, K2O, OM, pH, Ca2O, Mg
- Các chỉ tiêu về chất lượng thuốc lào: Hàm lượng nicotin, hàm lượng
đường, hàm lượng N, Cl và các chỉ tiêu cảm quan
Tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu đều được xác định theo các phương
pháp nghiên cứu hiện hành cho cây thuốc lá và thuốc lào.
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng chương
trình thống kê sinh học IRRISTART 5.0, phương pháp tính hệ số tương quan
với phần mềm Excel và xử lý dữ liệu thống kê trong nông nghiệp
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của đất trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lượng thuốc lào trồng tại Hải Phòng
3.1.1 Các chỉ tiêu nông hoá của đất trồng thuốc lào khu vực nghiên cứu
Các vùng trồng thuốc lào khác nhau có chỉ tiêu nông hoá khác nhau
(bảng 3.1). Về độ pH, đất trồng thuốc lào ở Tiên Lãng có pH thấp nhất (3,7),
đất Vĩnh Bảo có pH cao nhất (4,7) và An Lão có pH 4,6.
Về hàm lượng N: đất Tiên Lãng có Nts cao nhất là 0,224%; đất Vĩnh
10
Bảo 0,191%, thấp nhất là đất An Lão 0,101%. Hàm lượng chất hữu cơ (OM):
Đất trồng Tiên Lãng có OM cao nhất 3,22%, đất trồng Vĩnh Bảo 2,61%, đất
trồng An Lão 2,30%.
Hàm lượng P2O5 ts: đất trồng Vĩnh Bảo và Tiên Lãng là 0,083%, ở đất
trồng An Lão (0,121%).
Hàm lượng K2O dễ tiêu của đất trồng Tiên Lãng cao nhất (8,61mg/100g
đất), thấp nhất là đất trồng An Lão (4,53mg/100đất).
Như vậy thì đất trồng Tiên Lãng có các chỉ tiêu nông hóa thuận lợi cho
cây thuốc lào hơn các huyện khác (độ pH, hàm lượng N, K và OM)
Bảng 3.1: Kết quả phân tích đất trồng thuốc lào tại 3 huyện của Hải Phòng
TT Chỉ tiêu ĐVT Vĩnh Bảo An Lão Tiên Lãng
1 pHKCl 4,700 4,600 3,70
2 OM % 2,610 2,300 3,22
3 Nts % N 0,191 0,101 0,224
4 Pts % P2O5 0,083 0,121 0,083
5 Kts % K2O 1,162 0,858 1,100
6 Pdt mg P2O5/100 g đất 9,480 24,660 11,51
7 Kdt mg K2O/100 g đất 6,270 4,530 8,61
8 Ca2+ mg/100g đất 7,390 6,200 5,76
9 Mg2+ mg/100g đất 3,310 3,200 2,24
10 Fe2+3+ mg/100g đất 1,100 0,830 0,94
3.1.2. Ảnh hưởng của đất trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của
cây thuốc lào
Trồng thuốc lào trong chậu hay trên đồng ruộng, đất trồng ở các địa
phương khác nhau không làm thay đổi các chỉ tiêu sinh trưởng như chiếu
cao, số lá, đường kính thân và diện tích lá (bảng 3.2).
So với trồng chậu thì trên đồng ruộng cây thuốc lào sinh trưởng thuận
11
lợi hơn nên các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn. Do đó, cây trồng trong chậu có
năng suất thấp hơn chỉ đạt 896,6 - 904,2 kg/ha; năng suất cây ngoài đồng
ruộng từ 1540,7 đến 1541,0 kg/ha. Như vậy, đất trồng không ảnh hưởng
nhiều đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây thuốc lào.
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của đất trồng đến các chỉ tiêu sinh trưởng và năng
suất thuốc lào trong vụ Xuân 2011
Công thức
90 ngày sau trồng Năng
suất lý
thuyết
(kg/ha)
Năng
suất thực
thu
(kg/ha)
Ghi
chú
Chiều
cao cây
(cm)
Số
lá/cây
(lá)
Đường
kính thân
(cm)
Diện
tích lá
(m2/cây)
Tiên Lãng 70,20 21,60 2,00 0,94 1.030,98 896,50
Trong
chậu
Vĩnh Bảo 71,30 22,30 2,10 0,95 1.033,37 898,58
An Lão 70,90 21,40 2,15 1,00 1.039,83 904,20
LSD (0,05) 15,37 2,71 0,17 0,15 43,49
CV% 9,6 5,5 3,7 4,5 2,1
Tiên Lãng 80,50 21,50 2,49 1,61 1.767,67 1537,10
Ngoài
đồng
ruộng
Vĩnh Bảo 79,30 22,10 2,51 1,63 1.771,81 1540,70
An Lão 79,40 22,20 2,45 1,70 1.772,15 1541,00
LSD (0,05) 7,84 4,14 0,39 0,3 77,2
CV% 4,3 8,4 7,0 5,9 2,2
3.1.3 Ảnh hưởng của đất trồng đến chất lượng thuốc lào
Hàm lượng nicotin là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng
thuốc lào, hàm lượng nicotin càng cao thì hút càng nặng, ngon và ngược lại
(bảng 3.3).
Hàm lượng nicotin của thuốc lào Tiên Lãng cao nhất (6,98%) tương
đương với thuốc lào Vĩnh Bảo (6,93%), thấp nhất là thuốc lào An Lão
(6,12%). Hàm lượng nitơ thuốc lào Vĩnh Bảo thấp nhất. Hàm lượng đường
trong thuốc lào Tiên Lãng thấp nhất.
12
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của đất trồng đến một số chỉ tiêu hóa sinh
của thuốc lào
Đất trồng
thuốc
Hàm
lượng
nicotin
(%)
Hàm lượng
nitơ tổng số
(%)
Hàm lượng
nitơ-protein
(%)
Hàm lượng
đường
tổng số
(%)
Hàm
lượng
Clo
(%)
An Lão 6,12 4,26 2,43 5,50 4,01
Tiên Lãng 6,98 4,80 2,60 2,00 3,09
Vĩnh Bảo 6,93 3,91 1,95 3,10 2,80
Thuốc lào Tiên Lãng được đánh giá là nặng nhất với độ nặng đạt 3
điểm; tiếp sau là thuốc lào Vĩnh Bảo đạt 2,5 điểm và nhẹ nhất là thuốc lào An
Lão đạt 2 điểm.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của đất trồng đến chất lượng cảm quan của thuốc lào
TT Thuốc lào
Độ nặng
(từ 1-5
điểm)
Độ êm
(từ 1-5
điểm)
Độ nóng
(từ 1-5
điểm)
Độ khói
(từ 1-5
điểm)
1 An Lão 2,0 3,5 3,5 4,0
2 Tiên Lãng 3,0 4,5 2,5 4,0
3 Vĩnh Bảo 2,5 3,5 3,0 4,0
Ghi chú: 1 là thấp nhất; 5 là cao nhất
Đất Tiên Lãng có hàm lượng N tổng số, K dễ tiêu, chất hữu cơ cao nhất
và độ pH, hàm lượng Ca và Mg thấp nhất nên cây thuốc lào có hàm lượng
nicotin cao nhất (6,98%), hàm lượng đường thấp nhất (2%); vì vậy chất lượng
được đánh giá là tốt nhất và phù hợp với thị hiếu của đại bộ phận người tiêu
dùng. Mối tương quan giữa hàm lượng N, K dễ tiêu, chất hữu cơ trong đất với
hàm lượng các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thuốc được ghi nhận tại bảng 3.5.
Mối tương quan giữa hàm lượng N, K dễ tiêu, hàm lượng chất hữu cơ
trong đất với hàm lượng nicotin trong sợi thuốc là tương quan chặt, thuận với
hệ số tương quan từ 0,79-0,97; với hàm lượng đường theo hướng tương quan
nghịch chặt với hệ số tương quan từ 0,96 đến 0,99.
13
Bảng 3.5: Hệ số tương quan (r) giữa các chỉ tiêu nông hóa của đất với một
số chỉ tiêu chất lượng chính của thuốc lào
Chỉ tiêu nông hóa
của đất
Hàm lượng một số chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thuốc lào
Nicotin
Nitơ tổng
số
Nitơ –
Protein
Đường tổng số Clo
Hàm lượng Nts 0,85 0,34 -0,01 -0,99 -0,88
Hàm lượng Pdt - 0,95 0,01 0,38 0,91 0,90
Hàm lượng Kdt 0,84 0,76 0,53 -0,96 -0,67
Hàm lượng OM 0,74 0,74 0,43 -0,93 -0,59
Độ chua pH -0,47 -0,95 -0,76 0,69 0,20
3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất
lượng thuốc lào Ré Đen tại Hải Phòng
3.2.1 Ảnh hưởng của phân bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) được thể hiện
tại bảng 3.6
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng LAI của thuốc lào
Vụ Công thức
Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) ở các giai
đoạn sinh trưởng
30 ngày
60
ngày
90
ngày
120
ngày
Vụ
Xuân
2011
1.300 N, 80 P2O5,75 K2O (ĐC) 0,14 1,46 4,44 4,55
2. 350 N, 80P2O5, 75 K2O 0,16 1,41 4,73 4,96
3. 250N, 80P2O5,75 K2O 0,19 1,44 4,21 4,47
4.300 N, 110 P2O5,75 K2O 0,18 1,53 4,33 4,83
5. 300 N, 50 P2O5,75K2O 0,20 1,42 4,44 4,85
6. 300N, 80P2O5, 90K2O 0,18 1,52 4,29 4,50
7. 300N, 80P2O5, 50K2O 0,17 1,51 4,35 4,52
Vụ
Xuân
2012
1.300 N, 80 P2O5,75 K2O (ĐC) 0,17 2,26 4,44 4,60
2. 350 N, 80P2O5, 75 K2O 0,21 2,30 4,97 5,01
3. 250N, 80P2O5,75 K2O 0,25 2,45 4,42 4,56
4.300 N, 110 P2O5,75 K2O 0,25 2,26 4,55 4,70
5. 300 N, 50 P2O5,75K2O 0,25 2,43 4,66 4,80
6. 300N, 80P2O5, 90K2O 0,21 2,41 4,50 4,75
7. 300N, 80P2O5, 50K2O 0,24 2,63 4,14 4,55
14
Đối với các chỉ tiêu sinh trưởng, hàm lượng N ảnh hưởng nhiều nhất
đến chiều dài và rộng lá qua đó ảnh hưởng đến LAI, hàm lượng N càng lớn thì
LAI càng lớn và ngược lại nhất là giai đoạn từ 90-120 ngày. Phân bón P và K
không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thuốc lào nên không làm thay đổi
đáng kể chỉ số LAI (bảng 3.6).
3.2.2 Ảnh hưởng của phân bón đến sâu bệnh hại của cây thuốc lào
Trong các loại phân bón N, P và K thì phân N ảnh hưởng lớn nhất đến
sâu bệnh hại. Trong các công thức phân bón thì công thức bón lượng N cao
nhất (350 kgN/ha) đều làm tăng tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại. Liều lượng phân P
và K không ảnh hưởng rõ đến sâu bệnh hại.
3.2.3 Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng tích lũy chất khô và năng suất
của thuốc lào
Từ 60 ngày trở đi, CT 6 có lượng phân K lớn nhất (90 kg/ha) luôn có
hàm lượng chất khô lớn nhất, các công thức còn lại chênh lệch không rõ.
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tích lũy chất khô và
năng suất của cây thuốc lào vụ Xuân năm 2012
Công thức phân bón
Động thái tích lũy chất khô (g/cây)
ở các giai đoạn
Năng suất
(kg/ha)
30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày
1.300 N, 80 P2O5,75 K2O 4,0 155,0 178,0 183,0 1498,8
2. 350 N, 80P2O5, 75 K2O 4,5 152,0 177,0 182,0 1438,7
3. 250N, 80P2O5,75 K2O 4,6 151,0 173,0 174,0 1456,4
4.300 N, 110 P2O5,75 K2O 4,7 155,0 178,0 180,0 1506,6
5. 300 N, 50 P2O5,75K2O 4,7 155,0 178,0 179,0 1498,2
6. 300N, 80P2O5, 90K2O 5,1 165,0 195,0 197,0 1648,5
7. 300N, 80P2O5, 50K2O 4,5 157,0 175,0 176,0 1473,1
Điều đó chứng tỏ K có vai trò rất quan trọng trong khả năng tích lũy
15
chất khô của cây thuốc lào tại vùng đất Tiên Lãng, Hải Phòng. Bón kali càng
nhiều thì hàm lượng chất khô càng cao, là tiền đề quan trọng để tăng năng suất
và chất lượng sản phẩm (bảng 3.7).
Các công thức bón N khác nhau cho năng suất khác nhau, công thức ĐC
cho năng suất cao nhất (1.498,8 kg/ha), thấp nhất là công thức 2 (1.438,7
kg/ha). Phân P không ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Sự chênh lệch về năng
suất thể hiện rõ nét nhất là các mức bón K; công thức 6 (90 Kg K2O/ha) cho
năng suất cao nhất (1.648,5kg/ha); công thức 7 (50 kg K2O/ha) cho năng suất
thấp nhất (1473.1 kg/ha), Do đó, tăng cường bón K có ý nghĩa quan trọng đến
việc tăng năng suất tại các vùng trồng thuốc lào
3.2.4. Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng thuốc lào
Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng thuốc lào vụ Xuân 2012 được
trình bày tại bảng 3.8.
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng thuốc lào
(Vụ Xuân 2012)
Công thức
Chỉ tiêu phân tích (%)
Nicotin Nitơ tổng
số
Nitơ -
Protein
Đường
TS
Clo
1.300 N, 80 P2O5,75 K2O (ĐC) 8,08 4,30 2,23 1,2 2,41
2. 350 N, 80P2O5, 75 K2O 8,28 4,54 2,58 1,2 2,39
3. 250N, 80P2O5,75 K2O 7,05 4,25 2,16 1,8 2,57
4.300 N, 110 P2O5,75 K2O 8,18 4,37 2,29 1,3 2,74
5. 300 N, 50 P2O5,75K2O 7,97 4,33 2,32 1,3 2,91
6. 300N, 80P2O5, 90K2O 8,16 4,34 2,33 1,3 2,02
7. 300N, 80P2O5, 50K2O 7,99 4,26 2,40 1,1 2,93
- Hàm lượng nicotin trong sản phẩm thuốc lào: Liều lượng phân N càng
cao thì thuốc có hàm lượng nicotin càng cao. Bón 350 kgN/ha cho hàm lượng
16
nicotin trong lá cao nhất đạt 8,28%; bón 250 kg N/ha có hàm lượng nicotin
thấp nhất, đạt 7,05%. Lượng bón P và K: không ảnh hưởng nhiều đến hàm
lượng nicotin trong lá
Lượng N bón cũng ảnh hưởng đến hàm lượng đường, nitơ-protein, nitơ
tổng số, clo trong sản phẩm. Công thức 250N, 80P2O5,75 K2O cho hàm lượng
nitơ-protein (2,16%), nitơ tổng số (4,25%) thấp nhất, hàm lượng đường (1,8%)
và clo cao nhất (2,57%) do đó có mùi thơm ít hơn và độ cháy thấp hơn so với
các công thức khác. Ngược lại, công thức 350N, 80P2O5,75 K2O có hàm lượng
nitơ-protein (2,58%), nitơ tổng số (4,54%) cao nhất, hàm lượng đường (1,2%)
và clo thấp nhất (2,39%) nên có chất lượng cảm quan tốt hơn. Lượng phân K
ảnh hưởng đến hàm lượng clo trong sản phẩm. Công thức bón 90 kg K2O/ha
cho hàm lượng clo thấp nhất (2,02%), độ khói cao nhất (4,5 điểm); công thức
bón 50 kg K2O cho hàm lượng clo cao nhất (2,93%), độ khói thấp nhất (3,0
điểm), nhưng độ cháy kém hơn.
Tóm lại trong các loại phân bón, phân N ảnh hưởng nhiều nhất đến hàm
lượng nicotin và nitơ tổng số, nitơ –protein, hàm lượng đường trong sản phẩm
thuốc lào do đó mà quyết định quan trọng đến chất lượng thuốc sợi. Lượng K
ảnh hưởng mạnh đến hàm lượng clo, hàm lượng đường trong sản phẩm; còn
lượng bón P ảnh hưởng không rõ rệt đến các chỉ tiêu quyết định đến chất
lượng. Công thức 300N, 80P2O5, 90K2O cho chất lượng sản phẩm tốt nhất, đồng
thời có năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
3.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng và năng suất thuốc lào
3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng
Trong khoảng thời vụ từ 10/1 đến 10/2, thời vụ trồng không ảnh hưởng
nhiều đến các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây, số lá, kích thước lá của
cả hai vụ trồng 2011 vàn 2012. Điều đó là do yếu tố thời tiết như: nhiệt độ,
lượng mưa, độ ẩm ở các thời vụ thí nghiệm là tương đối như nhau nên không
ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây thuốc trồng ở các thời vụ.
17
3.3.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chỉ số diện tích lá và năng suất
Thời vụ trồng khác nhau chẳng những không có ảnh hưởng rõ rệt đến
các chỉ tiêu sinh trưởng của cây thuốc lào như thời gian sinh trưởng, chiều cao
cây, số lá và cũng không ảnh hưởng đến chỉ số LAI ở các thời kỳ theo dõi.
Về năng suất thuốc lào: năm 2011, năng suất cả 3 thời vụ là như nhau,
nhưng ở năm 2012, thời vụ 25/1 và 10/2 năng suất có cao hơn thời vụ trồng
10/1 (bảng 3.9)
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởng chỉ số diện
tích lá và năng suất cây thuốc lào
Vụ Công thức
Chỉ số diện tích lá (m2lá/m2đất) Năng
suất lí
thuyết
(kg/ha)
Năng
suất
thực thu
(kg/ha)
30
ngày
60
ngày
90
ngày
120
ngày
Vụ
Xuân
2011
1. Ngày 10/1 0,08 1,43 4,20 4,38 1680,5 1530,0
2. Ngày 25/1 0,10 1,57 4,43 4,48 1685,5 1534,7
3. Ngày 10/2 0,12 1,65 4,48 4,48 1695,0 1535,7
LSD (0,05) 0,07 0,12 0,60 0,44 28,80
CV% 5,40 5,60 6,90 7,40 7,80
Vụ
xuân
2012
1. Ngày 10/1 0,10 1,52 4,43 4,47 1620,0 1539,0
2. Ngày 25/1 0,13 1,57 4,48 4,53 1650,0 1567,5
3. Ngày 10/2 0,15 1,68 4,52 4,55 1650,5 1568,0
LSD (0,05) 0,05 0,25 0,45 0,44 24,23
CV% 12,40 7,20 4,50 4,30 8,70
Vì vậy, tùy theo công thức luân canh cây trồng mà chọn thời vụ trồng
thích hợp. Theo chúng tôi, thời vụ 2 (trồng 25/1) tỏ ra hợp lý nhất cho cây
thuốc lào và dễ thích ứng cho các công thức luân canh trong sản xuất nông
nghiệp tại Hải Phòng.
18
3.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
của cây thuốc lào
3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thân, lá
Ở hai vụ trồng: Vụ Xuân 2011 và 2012, mật độ trồng 20000 đến 28000
cây/ha không ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, chiều cao, số lá và đường
kính thân nhưng lại ảnh hưởng đến diện tích lá/cây theo hướng mật độ càng
tăng thì diện tích lá/cây càng giảm nhưng chỉ số LAI càng tăng.
3.4.2 Ảnh hưởng của mật độ đến hiệu suất quang hợp và năng suất thuốc lào.
Hiệu suất quang hợp thuần ở giai đoạn 61-90 ngày là cao nhất. Mật độ
càng tăng thì hiệu suất quang hợp có xu hướng giảm.
Mật độ 20000 cây /ha cho hiệu suất quang hợp cao nhất. Do vậy, mật độ
20000 cây /ha cũng cho năng suất cao nhất và mật độ càng tăng thì năng suất
càng giảm (bảng 3.10).
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của mật độ đến hiệu suất quang hợp và năng suất
Công thức
Hiệu suất quang hợp (g/m2
lá/ngày) (ngày sau trồng)
Năng
suất lý
thuyết
(kg/ha)
Năng suất
thực thu
(kg/ha) 31-60 61-90 91-120
Vụ
Xuân
2011
1: 20.000 cây/ha 0,31 11,30 0,05 1641,20 1559,20
2: 24.000 cây/ha 0,25 9,54 0,05 1605,20 1525,00
3: 28.000 cây/ha 0,16 9,87 0,04 1595,50 1499,80
4: 32.000 cây/ha 0,14 9,01 0,04 1590,00 1431,00
LSD (0,05) 0,04 1,06 0,01 28,90
CV% 9,7 10,4 6,6 7,1
Vụ
xuân
2012
1: 20.000 cây/ha 0,33 11,50 0,05 1660,00 1577.06
2: 24.000 cây/ha 0,26 9,60 0,05 1625,20 1544.00
3: 28.000 cây/ha 0,16 9,90 0,05 1615,50 1518.60
4: 32.000 cây/ha 0,16 9,50 0,04 1605,00 1444.50
LSD (0,05) 0,03 1,08 0,01 4,53
CV% 6,3 5,4 8,8 7,2
19
Mối quan hệ giữa chỉ số LAI, mật độ và năng suất thuốc lào được minh
họa ở hình 3.1.Như vậy, mật độ tăng, LAI tăng nhưng năng suất giảm. Mật độ
thích hợp cho thuốc lào tại Hải Phòng là 20000 cây /ha. Ở mật độ này thì hiệu
quả kinh tế của thuốc lào đạt cao nhất.
4.92
4.44
3.84
6.62
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
20.000 cây/ha 24.000 cây/ha 28.000 cây/ha 32.000 cây/ha
Mat do
N
an
g
su
at
(
kg
/h
a)
0
1
2
3
4
5
6
7
L
A
I
(
m
2l
á/
m
2
đ?
t)
Nang suat LAI
Hình 3.1: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số LAI và năng suất
thuốc lào vụ Xuân 2011
3.5 Ảnh hưởng của Accotab đến khả năng diệt chồi, sinh trưởng, phát triển
và năng suất thuốc lào tại Hải Phòng
3.5.1 Ảnh hưởng của thuốc diệt chồi Accotab đến số lượng, chiều dài và khối
lượng chồi cây thuốc lào
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
5 10 15 20 25 30 40
ngày theo dõi (ngày)CT1 CT2 CT3 CT4 CT5
Hình 3.2. Ảnh hưởng của biện pháp diệt chồi đến số lượng chồi tái sinh
20
Số lượng chồi/cây ở các công thức xử lý Accotab đều thấp hơn hẳn
phương pháp diệt bằng tay và nồng độ Accotab càng tăng thì số lượng chồi
càng giảm. Thuốc diệt chồi Accotab không những kìm hãm sự xuất hiện của
chồi mà còn có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng của chồi thể hiện chiểu dài
chồi và khối lượng chồi. Nồng độ Accotab càng tăng thì càng kìm hãm chiều
dài và khối lượng chồi.
3.5.2 Ảnh hưởng của thuốc diệt chồi Accotab đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của thuốc lào
Kết quả cho thấy các công thức diệt chồi có sự khác biệt về các chỉ tiêu
sinh trưởng so với công thức không diệt chồi ở công thức Đ/C 1 (bảng 3.11).
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của Accotab đến các chỉ tiêu sinh trưởng
và năng suất thuốc lào
Công thức Chiều
cao
cây
(cm)
Số lá
kinh
tế
(lá)
Tổng
số
lá/cây
(lá)
Đường
kính
thân
(cm)
Chiều
dài lá
(cm)
Chiều
rộng
lá
(cm)
NSTT
(kg/ha)
Vụ
Xuân
2011
1. Không diệt chồi (ĐC1) 79,0 17,0 65 2,85 45,0 14,5 803
2. Diệt bằng tay (ĐC 2) 83,0 22,0 35 2,72 58,5 17,2 1.550
3. Nồng độ Accotab1,0% 82,5 21,5 33 2,94 57,1 17,5 1.560
4. Nồng độ Accotab1,2% 80,0 21,0 34 2,85
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khct_ttla_bui_thanh_tung_9384_2005211.pdf