Tăng cường tuyên truyền đối với các doanh nghiệp, các bên
liên quan về nghĩa vụ và lợi ích của việc công bố CSR. Việc tuyên
truyền có thể bằng nhiều cách như: Mở các lớp tập huấn cho các nhà
quản lý, lãnh đạo các doanh nghiệp, tuyên truyền qua phương tiện thông
tin đại chúng, tổ chức các chương trình hội thảo, hội nghị mời các doanh
nghiệp tham gia
• Phối hợp với Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững
(VBCSD) và các tổ chức liên quan mở các lớp hướng dẫn lập và CBTT
phát triển bền vững của GRI (Tổ chức Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu) và
“Sổ tay hướng dẫn lập báo cáo phát triển bền vững” do Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) ban
hành và đang khuyến khích áp dụng tại Việt Nam.
• Nâng cao chất lượng thông tin công bố, đảm bảo việc lập báo
cáo CSR theo đúng các quy định hiện hành.
• Cần có quy định cụ thể về người hoặc nhóm người lập báo cáo
CSR và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán báo cáo
CSR
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trình nghiên cứu khá toàn
diện về quản trị công ty và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt
Nam. Luận án đã kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính để nghiên
cứu sự ảnh hưởng của QTCT đến mức độ CBTT TNXH của doanh
nghiệp niêm yết ở Việt Nam. Từ những kết quả nghiên cứu này là giúp
nhà đầu tư cân nhắc kỹ lưỡng, phân tích thực trạng của từng doanh
nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn và hợp lý. Đồng
thời giúp cơ quan quản lý nhà nước xem xét đưa ra cơ chế giám sát chặt
5
chẽ hơn trách nhiệm công bố thông tin, trong đó có thông tin trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì kết cấu của luận án được xác
định như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị công ty, công bố thông tin
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng về quản trị công ty và mức độ công bố
thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng quản trị công ty đến
mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết
ở Việt Nam.
Chương 5: Hàm ý chính sách.
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN
TRỊ CÔNG TY, CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Quản trị công ty
1.1.1. Khái niệm quản trị công ty: QTCT là một hệ thống các nguyên
tắc, đặc điểm thuộc HĐQT, BGĐ, Cổ đông, Kiểm soát/Kiểm toán và các
đặc điểm khác nhằm định hướng cho sự phát triển và kiểm soát hoạt
động của công ty.
1.1.2. Đặc điểm quản trị công ty: Đặc điểm QTCT được biểu hiện thông
qua một số đặc điểm sau: Quy mô HĐQT; Tính độc lập của HĐQT;
Thành viên HĐQT nước ngoài; Thành viên HĐQT là nữ; Tuổi bình quân
của HĐQT; Số lượng cuộc họp HĐQT; Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc
điều hành; Quy mô BGĐ; Giám đốc độc lập; Giám đốc nước ngoài;
Giám đốc nữ; Cổ đông lớn; Cổ đông tổ chức; Cổ đông nhà nước; Cổ
6
đông nước ngoài; Sở hữu của HĐQT; Sở hữu của BGĐ; Cổ đông gia
đình; Quy mô BKS; Số lượng cuộc họp BKS; Kiểm toán Big Four.
1.1.3. Đo lường chất lượng quản trị công ty: Có nhiều phương pháp đo
lường chất lượng QTCT như sử dụng chỉ số quản trị doanh nghiệp; sử
dụng hệ thống xếp hạng QTCT (G-Index); sử dụng chỉ số Gov-Score.
1.2. Công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
CSR được hiểu là toàn bộ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với
môi trường, lao động, xã hội và các yếu tố khác có sự ảnh hưởng đến xã
hội từ các quyết định và hoạt động của chính doanh nghiệp đó.
1.2.2. Khái niệm về công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp
CBTT về CSR là sự CBTT của công ty về tài chính và phi tài
chính, về sự tham gia CSR.
1.2.3. Nội dung báo cáo về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Có nhiều Tổ chức đưa ra các tiêu chuẩn về báo cáo CSR như của
Hiệp ước toàn cầu Liên hợp quốc – UNGC; ISO 26000 - Trách nhiệm xã
hội; theo sáng kiến toàn cầu – GRI; Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày
06/10/2015 của Bộ Tài chính.
1.2.4. Đo lường mức độ công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp
1.2.4.1. Dựa trên chỉ số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có sẵn
- Chỉ số KLD, dựa trên tám đặc tính của các hoạt động xã hội
(quan hệ cộng đồng, quan hệ nhân viên, môi trường, sản phẩm, cư xử
với phụ nữ và người thiểu số, hợp đồng quân sự, điện hạt nhân, và tài
trợ).
- Cơ sở dữ liệu CSID, đo lường trung bình cộng giữa điểm mạnh
và điểm yếu của mỗi công ty trong bảy yếu tố: cộng đồng, đa dạng, quan
7
hệ nhân viên, môi trường, hoạt động quốc tế, sản phẩm và thực tiễn kinh
doanh, và quản trị doanh nghiệp.
1.2.4.2. Tự xây dựng chỉ số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(a) Đo lường dựa trên chỉ số đơn và đa vấn đề (Single and
multiple issue indicators).
Chỉ số đơn vấn đề: tức là việc tính chỉ số CSR chỉ dựa trên một
vấn đề nào đó của CSR như sử dụng chỉ tiêu hiệu quả kiểm soát ô nhiễm
được báo cáo bởi Hội đồng những vấn đề kinh tế ưu tiên (CEP).
Chỉ số đa vấn đề: kết hợp toàn bộ các vấn đề trong chỉ số đơn
vấn đề thành chỉ số đa vấn đề để tiến hành tính chỉ số CSR.
(b) Đo lường dựa trên phương pháp phân tích nội dung (Content
analysis of document): Dựa trên các nội dung CBTT về CSR (môi
trường, nhân viên, người tiêu dùng, xã hội) của doanh nghiệp, nghiên
cứu sẽ tính chỉ số CSR.
1.3. Các Lý thuyết liên quan đến quản trị công ty và trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp: Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder
Theory); Lý thuyết đại diện (Agency Theory); (Signaling Theory); Lý
thuyết tính hợp lý (Legitimacy Theory); Lý thuyết chi phí sở hữu
(Property Cost Theory); Lý thuyết chi phí chính trị (Political Economy
Theory)
1.4. Ảnh hƣởng của đặc điểm quản trị công ty đến mức độ công bố
thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.4.1. Ảnh hưởng của các đặc điểm hội đồng quản trị đến mức độ
công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.4.1.1. Quy mô hội đồng quản trị: Một số nghiên cứu cho thấy quy mô
HĐQT có tác động tích cực đến mức độ CBTT trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp (xem Cheng và Courtenay, 2006; Prado-Lorenzo và Garcia-
Sanchez, 2010; Sánchez và cộng sự, 2011; Ali và Atan, 2013; Frias-
8
Aceituno và cộng sự, 2013; Majeed và cộng sự, 2015; Rahman và
Ismail, 2016).
1.4.1.2. Hội đồng quản trị độc lập: Qua nghiên cứu của một số nghiên
cứu trước đây chỉ ra rằng tỷ lệ phần trăm (%) thành viên HĐQT độc lập
càng cao thì mức độ CBTT về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp càng
nhiều (xem Sánchez và cộng sự, 2011; Khan và cộng sự, 2012; Ali và
Atan, 2013; Frias và Aceituno và cộng sự, 2013; Jizi và cộng sự, 2014;
Hong và cộng sự, 2016).
1.4.1.3. Hội đồng quản trị nước ngoài: Nghiên cứu của Frias và
Aceituno và cộng sự (2013) chỉ ra được mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ
thành viên HĐQT nước ngoài với mức độ CBTT trách nhiệm xã hội bởi
sự hiện diện của thành viên HĐQT là người nước ngoài sẽ tác động đến
hành vi kinh doanh của doanh nghiệp theo văn hóa của mỗi quốc gia
thành viên HĐQT, từ đó ảnh hưởng đến trách nhiệm CBTT trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp.
1.4.1.4. Hội đồng quản trị nữ: Giannarakis (2014) cho rằng có phụ nữ
hay không trong HĐQT thì cũng không ảnh hưởng đến mức độ CBTT
trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, còn Majeed và cộng sự, (2015) lại cho
rằng chính có phụ nữ trong HĐQT thì thông tin CSR được công bố ít đi
do họ tính cẩn thận của họ, họ sợ rằng mức độ CBTT về trách nhiệm xã
hội doanh nghiệp sẽ có tác động tiêu cực tới hoạt động của công ty.
Nhưng Frias-Aceituno và cộng sự (2013) lại cho rằng chính đặc điểm
HĐQT là nữ có tác động tích cực tới mức độ CBTT về trách nhiệm xã
hội doanh nghiệp.
1.4.1.5. Tuổi bình quân của Hội đồng quản trị: Các giám đốc lớn tuổi có
thể có nhiều kinh nghiện nên khả năng phán đoán tốt hơn (Bantel và
Jackson, 1989); do đó, họ có thể tránh được sự hiểu biết sai lệch từ việc
áp dụng các mô hình quản trị kinh doanh mới (Vroom và Pahl, 1971).
9
1.4.1.6. Cuộc họp Hội đồng quản trị: Một số nghiên cứu cho thấy số
lượng cuộc họp HĐQT có quan hệ tích cực với CBTT trách nhiệm xã
hội (xem Prado-Lorenzo và Garcia-Sanchez, 2010; Frias và Aceituno và
cộng sự, 2013; Jizi và cộng sự, 2014). Họ lý giải rằng việc họp HĐQT
nhiều sẽ nhắc nhở Ban giam đốc CBTT nhiều hơn, trong đó có thông tin
về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Ngược lại, nghiên cứu của Sánchez
và cộng sự (2011) lại cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa số lượng cuộc
họp HĐQT với CBTT trách nhiệm xã hội.
1.4.1.7. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành: Các
nghiên cứu thực nghiệm của một số nhà khoa học (xem Haniffa và
Cooke, 2005; Barako và cộng sự, 2006; Sánchez và cộng sự, 2011; Jizi
và cộng sự, 2014; Habbash và Habbash, 2016) chỉ ra rằng nếu có sự
kiêm nghiệm thì mức độ CBTT về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp sẽ
nhiều hơn. Do sự kiêm nhiệm đảm bảo tính thống nhất của sự quản lý
trong CBTT trách nhiệm xã hội.
1.4.2. Ảnh hưởng của các đặc điểm ban giám đốc đến mức độ công bố
thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
1.4.2.1. Quy mô ban giám đốc: Một số nghiên cứu đều chỉ ra rằng nếu
quy mô BGĐ càng lớn thì mức độ CBTT về trách nhiệm xã hội càng
nhiều (xem Khan, 2010; Razak và Mustapha, 2013). Điều này được các
tác giả giải thích rằng trong một công ty khi có sự phân chia công việc
giữa các giám đốc cao thì yêu cầu của bộ phận này đối với bộ phận kia
càng cao, do vậy mức độ CBTT cũng sẽ nhiều hơn.
1.4.2.2. Giám đốc độc lập: Một số nhà nghiên cứu trước đây đã báo cáo
mối quan hệ tích cực đáng kể giữa tính độc lập của BGĐ và báo cáo
trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (xem Cheng và Courtenay, 2006;
Clemente và Labat, 2009; Razak và Mustapha, 2013; Rusmanto và cộng
sự, 2014), do sự có mặt của giám đốc độc lập giúp đảm bảo quyền lợi
của các cổ đông nên sẽ thúc đẩy mức độ CBTT CSR.
10
1.4.2.3. Giám đốc nước ngoài: Từ quan điểm trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng giám đốc nước ngoài tác động
tích cực đến việc tăng cường công bố trách nhiệm xã hội (xem Khan,
2010; Rusmanto và cộng sự, 2014).
1.4.2.4. Giám đốc nữ: Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sự đa dạng
giới tính trong BGĐ công ty thì mức độ CBTT về trách nhiệm xã hội cao
hơn (xem Khan, 2010; Prado-Lorenzo và Garcia-Sanchez, 2010; Dienes
và Velte, 2016) nhưng cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng giám đốc nữ tiêu
cực có tác động đến việc tăng cường công bố trách nhiệm xã hội
(Rusmanto và cộng sự, 2014).
1.4.3. Ảnh hưởng của các đặc điểm cổ đông đến mức độ công bố
thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
1.4.3.1. Cổ đông lớn: Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng cổ đông
lớn có tác động tích cực đến mức độ CBTT trách nhiệm xã hội (xem
Said và cộng sự, 2009; Barako và cộng sự, 2006; Wang và cộng sự,
2014; Majeed và cộng sự, 2015) do mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và
nhà quản trị quản trị nên để đảm bảo lợi ích, càng nhiều cổ đông lớn
càng có xu hướng thúc đẩy ban quản trị CBTT nhiều hơn trong đó có
thông tin trách nhiệm xã hội.
1.4.3.2. Cổ đông tổ chức: Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng
mức độ CBTT về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhiều hơn khi doanh
nghiệp có cổ đông là tổ chức (xem Barako và cộng sự, 2006; Fauzi và
cộng sự, 2007; Majeed và cộng sự, 2015; Hong và cộng sự, 2016).
1.4.3.3. Cổ đông nhà nước: Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ
tích cực giữa sở hữu nhà nước và CBTT trách nhiệm xã hội (xem Said
và cộng sự, 2009; Khan và cộng sự, 2012; Sufian và Zahan, 2013;
Juhmani, 2013; Rahman và Ismail, 2016; Habbash và Habbash, 2016) do
ngoài vấn đề về lợi ích thì cổ đông nhà nước còn quan tâm đến vấn đề về
xã hội.
11
1.4.3.4. Cổ đông nước ngoài: Các nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ
tích cực giữa sở hữu nước ngoài với CBTT trách nhiệm xã hội (xem
Barako và cộng sự, 2006; Haniffa và Cooke, 2005; Said và cộng sự,
2009; Khan và cộng sự, 2012; Hu và cộng sự, 2016) bởi cổ đông nước
ngoài nhu cầu thông tin nhiều hơn và có những hiểu biết về các thị
trường nước ngoài nên sẽ khuyến khích CBTT bao gồm cả thông tin về
trách nhiệm xã hội để đưa ra quyết định.
1.4.3.5. Sở hữu của hội đồng quản trị: Kết quả từ các nghiên cứu thực
nghiệm đều cho rằng nếu tỷ lệ cổ phần do HĐQT nắm giữ càng cao thì
nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới mức độ CBTT về trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp (xem Karamanou và Vafea, 2005; Mohd Ghazali, 2007; Block và
Wagner, 2010; Khan và cộng sự, 2012; Juhmani, 2013). Họ lập luận
rằng, các thành viên HĐQT đã được BGĐ cung cấp thông tin cơ bản đầy
đủ; các thành viên HĐQT có xu hướng quan tâm đến lợi ích của họ hơn
là thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội nên sẽ ảnh hưởng tiêu cực
tới mức độ CBTT về trách nhiệm xã hội.
1.4.3.6. Sở hữu của ban giám đốc: Nghiên cứu của một số nhà khoa học
đã chỉ ra rằng sở hữu của BGĐ có mối quan hệ tiêu cực giữa sở hữu
BGĐ và CBTT trách nhiệm xã hội (xem Said và cộng sự, 2009; Razak
và Mustapha, 2013) do BGĐ là người CBTT trách nhiệm xã hội nên khi
sở hữu tăng lên, nếu công bố nhiều thông tin không tốt thì có ảnh hưởng
bất lợi cho BGĐ nếu CBTT nhiều.
1.4.3.7. Cổ đông gia đình: Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng sở hữu của gia
đình có mối quan hệ tích cực với mức độ CBTT trách nhiệm xã hội (xem
Block và Wagner, 2010; Block và cộng sự, 2015; Habbash và Habbash,
2016).
1.4.4. Ảnh hưởng của các đặc điểm Kiểm soát/Kiểm toán đến mức độ
công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
12
1.4.4.1. Quy mô Ban kiểm soát: Quy mô BKS được đo lường bởi số
lượng thành viên BKS. Nghiên cứu của cho thấy quy mô BKS có tác
động tích cực nhưng không đáng kể đến mức độ CBTT CSR (xem Jizi
và cộng sự, 2014; Dienes và Velte, 2016) do khi quy mô BKS tăng lên
sẽ yêu cầu nhiều thông tin hơn để phục vụ việc kiểm soát trong đó có
thông tin về CSR.
1.4.4.2. Số lượng cuộc họp ban kiểm soát: Số lượng cuộc họp BKS được
đo lường bằng số lượng cuộc họp của BKS trong năm. Nghiên cứu của
một số nhà khoa học đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa số lượng cuộc
họp BKS với mức độ CBTT trách nhiệm xã hội (xem Karamanou và
Vafeas, 2005; Jizi và cộng sự, 2014) do cần nhiều thông tin phục vụ cho
hoạt động của BKS. Còn nghiên cứu của Dienes và Velte (2016) thì lại
cho rằng số lượng cuộc họp của BKS càng nhiều thì thông tin về trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp càng ít được công bố.
1.4.4.3. Kiểm toán Big Four: Biến kiểm toán Big Four được đo lường
bằng thanh đo định danh, nghĩa là nếu công ty được kiểm toán bởi Big
Four là 1, ngược lại là 0. Nghiên cứu của Barako và cộng sự (2006) đã
chỉ ra đơn vị được kiểm toán bởi Big Four sẽ làm tăng chất lượng CBTT
của công ty.
1.5. Ảnh hƣởng của chất lƣợng quản trị công ty đến mức độ công bố
thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Việc nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng QTCT ảnh hưởng
đến mức độ CBTT CSR trên thế giới hiện này là khá hạn chế.
Nghiên cứu của Chan và cộng sự (2014) trên 222 doanh nghiệp
niêm yết ở Australia cho thấy chất lượng QTCT có ảnh hưởng tích cực
tới mức độ CBTT CSR.
13
CHƢƠNG II: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. Giả thuyết nguyên cứu
Tổng hợp các giả thuyết được trình bày trong Bảng 2.1
Bảng 2.1: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết
Chiều hƣớng tác
động dự kiến
Giả thuyết
Chiều hƣớng tác
động dự kiến
H1 + H12 +
H2 + H13 +
H3 + H14 -
H4 + H15 -
H5 - H16 -
H6 + H17 +
H7 + H18 -
H8 + H19 +
H9 + H20 +
H10 + H21 +
H11 + H22 +
Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.2. Mô hình nghiên cứu
2.2.1. Mô hình ảnh hưởng của đặc điểm quản trị công ty tới mức độ
công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
CSRD1 = β0 + βi*HĐQT +αj*BGĐ + £l*CĐ + ¥m*KSKT +
πn*BienKS + ε
Trong đó: CSRD1 là mức độ CBTT CSR; i = 1, 2, .7; j = 1,2,
3, 4; l = 1, 2, 7; m = 1, 2, 3; n = 1, 2, 3, 4
2.2.2. Mô hình ảnh hưởng của chất lượng quản trị công ty tới mức độ
công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
CSRD2 = µ0 + µ1*Gov-Score + µ2*TTS + µ3*ROA + µ4*ROE +
14
µ5*Tuoi + αi
Trong đó: CSRD2 là mức độ CBTT CSR; Gov-Score là Chất
lượng QTCT; Tổng tài sản (TTS), Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA),
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và Tuổi công ty (Tuoi)
2.3. Đo lƣờng các biến nghiên cứu
2.3.1. Đo lường đặc điểm chất lượng quản trị
Bảng 2.2. Đo lường đặc điểm chất lượng quản trị
Tên biến Mô tả Đo lƣờng
HĐQM Quy mô HĐQT Số lượng thành viên HĐQT
HĐĐL
HĐQT độc lập
Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập so với
tổng số thành viên HĐQT
HĐNg HĐQT nước
ngoài
Tỷ lệ thành viên HĐQT là người nước
ngoài so với tổng số thành viên HĐQT
HĐNu
HĐQT nữ
Có thành viên nữ = 1; Không có thành
viên nữ = 0
HĐTu Tuổi bình quân
của HĐQT
Tuổi bình quân các thành viên HĐQT
HĐHo Cuộc họp HĐQT
trong năm
Có họp HĐQT từ 4 lần/năm = 1; Họp
HĐQT dưới 4 lần/năm = 0
HĐGĐ
Chủ tịch HĐQT
kiêm GĐ điều
hành
Có Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm giám
đốc điều hành = 1; Không kiêm nhiệm
chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành
= 0
GĐQM Quy mô BGĐ Số lượng thành viên trong BGĐ công ty
GĐĐL
Giám đốc độc lập
Có giám đốc độc lập = 1; Không có
giám đốc độc lập = 0;
GĐNg
Giám đốc nước
ngoài
Có giám đốc là người nước ngoài = 1;
Không có giám đốc là người nước ngoài
= 0;
15
Tên biến Mô tả Đo lƣờng
GĐNu Giám đốc nữ Tỷ lệ giám đốc nữ trong BGĐ
CĐLo
Cổ đông lớn
Số lượng cổ phần của cổ đông lớn/tổng
số cổ phần
CĐTC
Cổ đông tổ chức
Số lượng cổ phần của cổ đông tổ
chức/tổng số cổ phần
CĐNN Sở hữu của nhà
nước
Số lượng cổ phần của cổ đông nhà
nước/tổng số cổ phần
CĐHĐ
Sở hữu của HĐQT
Số lượng cổ phần của cổ đông là thành
viên HĐQT/tổng số cổ phần
CĐGĐ
Sở hữu của BGĐ
Số lượng cổ phần của cổ đông là thành
viên BGĐ/tổng số cổ phần
CĐNg Cổ đông nước
ngoài
Có cổ đông người nước ngoài = 1;
Không có cổ đông người nước ngoài = 0
CĐGĐi
Cổ đông gia đình
Có cổ đông người trong một gia đình =
1; Không có cổ đông người trong một
gia đình = 0
KSQM Quy mô BKS Số thành viên
KSHo Số lượng cuộc họp
BKS
Có họp BKS = 1; Không có họp BKS =
0
KTBF Công ty kiểm toán
thuộc Big Four
Có kiểm toán Big Four = 1; Không có
kiểm toán Big Four = 0
Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.3.2. Đo lường chất lượng chất lượng quản trị
Việc đo lường chất lượng QTCT được xác định như công thức
như sau: ∑
Trong đó, Gov-Scorei: Chỉ số chất lượng QTCT của doanh
nghiệp i. Yij = 1 nếu chỉ mục QTCT phù hợp; Yij = 0 nếu chỉ mục
QTCT không phù hợp.
16
2.3.3. Đo lường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp
Mô hình về việc CBTTXH đo tổng số điểm công bố của một
công ty như sau: ∑
Với Yij là 1, nếu chỉ mục j được công bố và 0 nếu chỉ mục j
không được công bố; n là số chỉ mục phải công bố.
2.4. Thu thập dữ liệu
2.4.1. Dữ liệu thứ cấp
Nghiên cứu này được tiến hành trên mẫu là 529 doanh nghiệp
thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ niêm yết ở Sở Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội (HNX), Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh (HOSE), chiếm tỷ lệ 72,7% số lượng doanh nghiệp niêm yết.
2.4.2. Dữ liệu sơ cấp
Để làm sáng tỏ một số kết quả nghiên cứu định lượng như tại
sao quy mô HĐQT, mức độ độc lập của HĐQT, tuổi bình quân của các
thành viên HĐQT, tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn và quy mô BKS không tác
động tới mức độ CBTT CSR, tại sao tỷ lệ sở hữu cổ đông tổ chức càng
lớn thì mức độ CBTT CSR càng thấp và tại sao tỷ lệ sở hữu của cổ đông
nhà nước nhà nước càng lớn thì mức độ CBTT CSR càng lớn, tác giả
tiến hành xây dựng bảng câu hỏi bán cấu trúc.
2.5. Xử lý dữ liệu
2.5.1. Xử lý dữ liệu thứ cấp
Tác giả dùng phương pháp thống kê mô tả để so sánh, đánh giá
QTCT, mức độ CBTT CSR của các doanh nghiệp theo các tiêu thức
khác nhau. Đồng thời, dùng phần mềm SPSS để tổng hợp, so sánh giữa
các nhóm ngành.
2.5.2. Xử lý dữ liệu sơ cấp
Tác giả dùng phương pháp thống kê các câu trả lời và có trích
dẫn một số câu trả lời theo bảng câu hỏi bán cấu trúc nhằm đưa ra các
17
nhận xét, đánh giá các nguyên nhân một số đặc điểm QTCT tới mức độ
CBTT trách nhiệm xã hôi của doanh nghiệp.
CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ MỨC
ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI NIÊM YẾT
Ở VIỆT NAM
3.1. Thực trạng về quản trị công ty
- Các doanh nghiệp còn chưa chấp hành đúng các quy định của
nhà nước về QTCT như Công ty cổ phần Cảng rau quả chỉ có 02 thành
viên HĐQT trong khi quy định tối thiểu là 03 thành viên; theo quy định
có ít nhất 1/3 thành viên HĐQT là thành viên độc lập, song có tới 323
doanh nghiệp (chiếm 61,06%) không đạt tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập,
đặc biệt có 143 doanh nghiệp không có thành viên HĐQT độc lập; có
134 doanh nghiệp trong số 529 doanh nghiệp có chủ tịch HĐQT kiêm
nhiệm chức danh giám đốc điều hành, chiếm tỷ lệ 25,33% số lượng
doanh nghiệp vi phạm quy định chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm
chức danh giám đốc điều hành; theo quy định số lượng kiểm soát viên
trong BKS của công ty ít nhất là 03 người và nhiều nhất là 05 người, tuy
nhiên số lượng BKS có dưới 3 người là 23 doanh nghiệp (chiếm 4,35%),
số lượng BKS có trên 5 người là 08 doanh nghiệp (chiếm 1,51%)
- Khi kiểm tra sự khác biệt về QTCT của các loại hình doanh
nghiệp (sản xuất, thương mại, dịch vụ) cũng cho thấy một số đặc điểm
có sự khác biệt như quy mô HĐQT, quy mô BGĐ, giám đốc độc lập, sở
hữu của HĐQT, sở hữu của BGĐ. Điều đó cho thấy, yếu tố kinh doanh
(loại hình kinh doanh) cũng có sự tác động tới QTCT hay nói cách khác,
chính yếu tố kinh doanh khác nhau nên QTCT cũng khác nhau.
- Chất lượng QTCT còn khá thấp (chỉ 36%), chất lượng QTCT
của doanh nghiệp thương mại cao nhất (37%), tiếp đến doanh nghiệp sản
xuất (36%) và cuối cùng là doanh nghiệp dịch vụ (34%).
18
3.2. Thực trạng mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam
(1) Mức độ CBTT trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp
Việt Nam là khá hạn chế. Chỉ số mức độ CBTT CSR bắt buộc trung bình
chỉ đạt 46,57%, tức là chưa đạt mức 50%. Các chỉ số CSRD còn lại đều
dưới 15%.
(2) Không có bất kỳ một doanh nghiệp nào công bố 100% các
chỉ mục (có 33 doanh nghiệp công bố 14/15 chỉ mục CSRD bắt buộc, đạt
93,33% là lớn nhất), nhiều doanh nghiệp không công bố bất kỳ một chỉ
mục nào (giá trị bé nhất bằng 0) như Công ty cổ phần sách và thiết bị
trường học Đà Nẵng. Không có bất kỳ một chỉ mục nào được được tất cả
các doanh nghiệp công bố.
(3) Các thang đo về CSRD khác nhau, thì chỉ số CSRD khác
nhau. Các doanh nghiệp CBTT CSR bắt buộc nhiều nhất (CSRD bắt
buộc = 46,57%) và CBTT CSRD tự nguyện ít nhất (CSRD tự nguyện =
7,14%).
(4) Trong cùng một thang đo thì các loại hình doanh nghiệp khác
nhau có sự khác biệt nhau về mức độ CBTT CSR (sig. = 0 < 5%). Doanh
nghiệp sản xuất có mức độ CBTT CSR lớn hơn so với doanh nghiệp
thương mại và doanh nghiệp dịch vụ.
(5) Mức độ CBTT CSR theo GRI của Việt Nam thấp hơn các
quốc gia khác trên thế giới.
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA
QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT Ở
VIỆT NAM
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 07 đặc điểm QTCT có ảnh
19
hưởng đến mức độ CBTT CSR.
Nhóm đặc điểm HĐQT: qua kết quả nghiên cứu định lượng cho
thấy trong nhóm đặc điểm HĐQT có 02 đặc điểm có ảnh hưởng đến mức
độ CBTT CSR. Đó là, các doanh nghiệp có tỉ lệ thành viên HĐQT là
người nước ngoài càng cao thì mức độ CBTT CSR càng cao và doanh
nghiệp có chủ tịch HĐQT kiêm GĐ điều hành thì mức độ CBTT CSR
cao hơn so với doanh nghiệp có chủ tịch HĐQT không kiêm giám đốc
điều hành. Điều này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu ban đầu.
Quy mô HĐQT: Quy mô HĐQT không ảnh hưởng đến mức độ
CBTT CSR vì việc CBTT CSR do một cá nhân quyết định nên quy mô
HĐQT nhiều hay ít không ảnh hưởng hoặc nhận thức về CSR của thành
viên HĐQT còn hạn chế nên không CBTT CSR.
HĐQT độc lập: Kết quả nghiên cứu định lượng thấy rằng mức
độ độc lập của HĐQT không tác động tới mức độ CBTT CSR do các
thành viên HĐQT độc lập họ có mức độ hiểu biết về thông tin CSR còn
hạn chế, chủ yếu quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh doanh nên không
yêu cầu doanh nghiệp CBTT CSR hoặc thông tin CSR mang tính chất tự
nguyện nên thành viên HĐQT độc lập không yêu cầu công bố.
Nhóm đặc điểm BGĐ: Có 02 đặc điểm có ảnh hưởng đến mức
độ CBTT CSR là quy mô BGĐ càng nhiều thì mức độ CBTT CSR càng
cao và doanh nghiệp có tỷ lệ nữ giám đốc càng cao thì mức độ CBTT
CSR càng cao, điều này phù hợp với giả thuyết đưa ra và cũng phù hợp
với các nghiên cứu trên thế giới.
Nhóm đặc điểm cổ đông: Có 02 đặc điểm ảnh hưởng tới mức độ
CBTT CSR và đều khác với giả thuyết ban đầu. Một là doanh nghiệp có
sở hữu của cổ đông có tổ chức càng cao thì mức độ CBTT CSR càng
thấp. Điều này do cổ đông tổ chức chỉ quan tâm đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Habbash và Habbash, 2016; Hu và cộng sự, 2016. Thứ hai doanh nghiệp
20
có sở hữu nhà nước càng cao thì mức độ CBTT CSR càng cao do nhà
nước đang hạn chế đầu tư ra ngoài nên nhà nước kiểm soát chặt chẽ, từ
đó nhà nước yêu cầu nâng cao trách nhiệm người quản lý vốn nhà nước,
người quản lý vốn nhà nước phải sẽ quản lý doanh nghiệp nhận đầu tư
vốn chặt chẽ hơn. Từ đó, người đại diện vốn nhà nước sẽ yêu cầu doanh
nghiệp nhận đầu tư vốn CBTT nhiều hơn.
Cổ đông lớn: tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn không ảnh hưởng đến
mức độ CBTT CSR do cổ đông lớn có sự hiểu biết về CSR là hạn chế
hoặc cổ đông lớn quan tâm đến hiệu quả kinh doanh.
Nhóm đặc điểm kiểm soát/kiểm toán: Doanh nghiệp được kiểm
toán bởi Big Four thì mức độ CBTT CSR nhiều hơn doanh nghiệp không
được kiểm toán bởi Big Four phù hợp với nghiên cứu trước đây của
Barako và cộng sự (2006).
Quy mô BKS không có tác động tới mức độ CBTT CSR do
BKS chủ yếu kiểm soát thông tin, tình hình tài chính và quy chế công ty,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_quan_tri_cong_ty_de.pdf