Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bào chế viên felodipin 5 mg giải phóng kéo dài theo cơ chế thẩm thấu

Khoan laser là phương pháp tạo miệng GP phổ biến nhất, cho phép tạo lỗ kích thước nhỏ hơn mm với các đặc tính tin cậy cao và chi phí thấp. Kích thước miệng GP có thể kiểm soát bằng cách thay đổi năng lượng chùm tia, thời gian bắn, kích thước chùm tia tại màng. Nghiên cứu tạo miệng GP bằng máy khoan laser Epilog Helix là thiết bị tiên tiến, gọn nhẹ, dễ vận hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy máy sử dụng nguồn laser CO2 ở mức 25 % công suất máy là có thể thu được miệng GP DC có độ đồng đều cao.

Kết quả nghiên cứu độ hòa tan các mẫu viên có kích thước miệng GP khác nhau (0,6 mm, 0,8 mm và 1 mm) cho thấy: Kích thước miệng GP ít ảnh hưởng đến Tlag, ảnh hưởng nhiều đến tốc độ GP DC, đường kính miệng GP càng lớn thì DC được GP càng nhanh. Trong luận án đã lựa chọn kích thước miệng GP thích hợp là 0,8 mm vì kéo dài nhất thời gian GP và có khoảng tuyến tính dài nhất trong đồ thị GP DC.

 

doc28 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bào chế viên felodipin 5 mg giải phóng kéo dài theo cơ chế thẩm thấu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vỡ viên khoảng 10 ± 1 kP. - Bao màng bán thấm: Bằng phương pháp bao phim với polymer là cellulose acetat trong dung môi là hỗn hợp aceton - nước. - Khoan miệng GP: Bằng kỹ thuật khoan laser với máy khoan laser phi kim, đầu phát tia laser CO2. - Bao lớp vỏ bao chứa DC: Bằng phương pháp bao phim với polymer là HPMC 6cps, lớp bao chứa 0,5 mg FE. 2.2.2. Phương pháp đánh giá đặc tính lý hóa, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá độ ổn định của viên bào chế được - Đánh giá một số đặc tính lý hóa của nguyên liệu: Phân bố kích thước tiểu phân, khối lượng riêng biểu kiến, độ tan, phương pháp phân tích nhiệt vi sai và phổ hồng ngoại đánh giá tương tác giữa DC và TD. - Đánh giá viên nhân: Lực gây vỡ viên, định lượng. - Đánh giá viên thẩm thấu: Độ dày màng bao, đường kính miệng GP, độ đồng đều hàm lượng của lớp bao chứa DC, độ hòa tan, ảnh hưởng của điều kiện hòa tan đến quá trình GP DC. - Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở: Các chỉ tiêu về hình thức, định tính, độ đồng đều hàm lượng, định lượng, độ hòa tan. - Đánh giá độ ổn định: Nghiên cứu 24 tháng ở điều kiện thực và 6 tháng ở điều kiện lão hoá cấp tốc với các chỉ tiêu về hình thức, hàm lượng và độ hòa tan. 2.2.3. Bước đầu đánh giá tương đương sinh học viên felodipin giải phóng kéo dài bào chế được 2.2.3.1. Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng felodipin trong huyết tương - Xử lý mẫu huyết tương: Bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng với hỗn hợp dung môi diethyl ether - cloroform (7 : 3). - Điều kiện sắc ký: Cột sắc ký RP 18 (50 x 2,1 mm; 1,8 mm) và cột bảo vệ RP 18 (100 x 2,1 mm; 1,8 mm); nhiệt độ cột: 40 °C; pha động: Methanol - isopropanol - acetonitril - dung dịch amoni acetat 2 mM (tỷ lệ 45 : 35 : 10 : 10); tốc độ dòng: 0,2 mL/phút; thể tích tiêm mẫu: 5 µL; chuẩn nội (IS) là glibenclamid. - Điều kiện khối phổ: Kiểu phổ khối MS/MS, nguồn ion hóa ESI(+) - Thẩm định phương pháp: Sự phù hợp của hệ thống sắc ký, độ chọn lọc - đặc hiệu, ảnh hưởng của nền mẫu, đường chuẩn và khoảng tuyến tính, xác định giới hạn định lượng dưới, độ đúng và độ chính xác trong ngày và khác ngày, tỷ lệ thu hồi, độ ổn định của mẫu. 2.2.3.2. Bước đầu đánh giá tương đương sinh học viên felodipin giải phóng kéo dài bào chế được so với viên đối chiếu Felutam CR - Thiết kế nghiên cứu: Chéo đôi, ngẫu nhiên, mù đơn, 2 thuốc, 2 trình tự, 2 giai đoạn với thời gian nghỉ giữa 2 giai đoạn là 08 ngày, đơn liều, ở trạng thái đói trên 12 người tình nguyện khỏe mạnh. - Lấy mẫu: Trong vòng 1 giờ trước khi uống thuốc và các thời điểm sau khi uống 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 14, 16, 24, 48 giờ. - Xác định các thông số dược động học và đánh giá kết quả: So sánh giá trị Cmax và AUC bằng phân tích ANOVA, xác định khoảng tin cậy 90 % cho tỷ lệ thuốc thử so với thuốc đối chiếu (theo số liệu đã chuyển logarit); So sánh giá trị tmax theo phương pháp phân tích phi tham số của Wilcoxon. 2.2.4. Xử lý và biểu thị các kết quả nghiên cứu Xác định mô hình động học GP DC bằng phần mềm Mathcad phiên bản 14.0.0.163. Xử lý các số liệu thống kê và tính toán các thông số dược động học bằng phần mềm Microsoft Excel 2007. Các kết quả nghiên cứu được xử lý và biểu thị trong luận án dưới dạng: Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, n là số lần lặp lại thí nghiệm và độ lệch chuẩn tương đối RSD (%). Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Xây dựng công thức viên felodipin giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo - đẩy 3.1.1. Lựa chọn tá dược lớp chứa dược chất và lớp đẩy Khảo sát các mẫu viên bào chế dạng PPOP lần lượt sử dụng natri croscarmelose, crospovidon, natri starch glycolat hoặc PEO 200.000 làm TD phân tán trong lớp chứa DC và gôm xanthan, PEO 5.000.000 hay PEO 7.000.000 với vai trò TD trương nở trong lớp đẩy. Tất cả các công thức đều sử dụng natri clorid (NaCl) làm TD tạo ASTT trong cả 2 lớp. Lactose monohydrat được lựa chọn làm TD độn, magnesi stearat làm TD trơn trong viên nhân và oxyd sắt đỏ để nhuộm màu cho lớp đẩy. Kết quả thử hòa tan cho thấy: Mẫu viên sử dụng natri starch glycolat trong lớp DC chỉ GP được 72,5 % DC sau 12 giờ do natri starch glycolat khi gặp nước trương nở thành dạng keo dính lấy miệng GP. Các mẫu viên mà lớp DC sử dụng natri croscarmelose hoặc crospovidon đều GP hơn 90 % DC sau 12 giờ, nhưng đồ thị GP chứa khoảng tuyến tính ngắn. Mẫu viên không có Avicel PH101 trong cả hai lớp chỉ GP 82,9 % DC sau 12 giờ, có thể do không có Avicel nên tốc độ hydrat hóa khối polymer chậm. Các mẫu sử dụng PEO 200.000 trong lớp DC, PEO 7.000.000 hoặc PEO 5.000.000 trong lớp đẩy và Avicel PH101 trong cả hai lớp đều GP hơn 90 % DC sau 12 giờ và có khoảng tuyến tính trong đồ thị GP. Tuy nhiên, PEO 7.000.000 dễ hút ẩm hơn PEO 5.000.000. Vì vậy, mẫu viên sử dụng PEO 200.000 trong lớp DC và PEO 5.000.000 trong lớp đẩy được lựa chọn để nghiên cứu tiếp theo. 3.1.2. Nghiên cứu tỷ lệ PEO 200.000 và PEO 5.000.000 trong viên nhân Bào chế các mẫu viên có tỉ lệ PEO 200.000 trong lớp DC và PEO 5.000.000 trong lớp đẩy khác nhau. Kết quả thử hòa tan cho thấy: Tỷ lệ PEO trong cả 2 lớp có ảnh hưởng lớn đến Tlag và tốc độ GP DC. Trong phạm vi khảo sát, lượng PEO 200.000 ở lớp DC tăng, trong khi lượng PEO 5.000.000 ở lớp đẩy không đổi thì tốc độ GP tăng. Lượng PEO 5.000.000 ở lớp đẩy tăng, trong khi lượng PEO 200.000 ở lớp DC không đổi thì tốc độ GP DC cũng tăng nhưng không nhiều. Mẫu viên có tỷ lệ PEO 200.000 / PEO 5.000.000 cao nhất (90 mg/50 mg) có Tlag khoảng 1 giờ, GP 100,3 % DC sau 12 giờ, đồ thị GP tuyến tính trong khoảng 1 - 10 giờ theo phương trình động học bậc không: y = 10,88x – 8,941; R2 = 0,998 thích hợp để sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo. 3.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ natri clorid đến tốc độ giải phóng dược chất Bào chế các mẫu viên có tỷ lệ NaCl khác nhau ở 2 lớp. Kết quả thử hòa tan cho thấy: Mẫu không có NaCl ở lớp DC hoặc trong cả 2 lớp có Tlag kéo dài khoảng 2 giờ và tốc độ GP DC chậm. Mẫu không có NaCl trong lớp đẩy thì đồ thị GP DC không bị ảnh hưởng nhiều nhưng lại chứa khoảng tuyến tính ngắn. Mẫu tăng tỷ lệ NaCl trong lớp DC sau 11 giờ đã GP 100,2 % DC, nhưng nếu sử dụng tỷ lệ NaCl nhiều quá sẽ khó khăn trong quá trình bào chế vì NaCl hút ẩm mạnh, khả năng chịu nén kém. Mẫu chứa tỷ lệ NaCl bằng nhau trong cả 2 lớp (15 mg) phù hợp để sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo. 3.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dày màng bao và kích thước miệng giải phóng đến tốc độ giải phóng dược chất Viên nhân với công thức lựa chọn được bao màng bán thấm với khối lượng màng tăng lên 7 %, 8,5 % và 10 % (so với viên nhân); sau đó khoan miệng GP với đường kính thay đổi 0,6 mm, 0,8 mm và 1,0 mm. Kết quả thử hòa tan cho thấy: Khối lượng màng bao càng lớn thì Tlag càng dài, tốc độ GP DC càng chậm và ngược lại. Kích thước miệng GP ít ảnh hưởng Tlag, nhưng ảnh hưởng đến tốc độ GP. Đường kính miệng GP càng lớn thì DC GP càng nhanh. Như vậy, để kiểm soát GP DC 12 giờ, lựa chọn công thức viên có tỷ lệ tăng khối lượng màng bao so với viên nhân là 8,5 % với kích thước miệng GP 0,8 mm. Mẫu viên lựa chọn đạt yêu cầu về độ hòa tan viên FE GP kéo dài theo Test 1 chuyên luận viên FE GP kéo dài - USP 36. Kết quả phân tích dữ liệu hòa tan trong khoảng thời gian 1 - 10 giờ sử dụng phần mềm Mathcad khớp mô hình động học cho thấy: Mô hình động học bậc không có giá trị AIC nhỏ nhất là phù hợp nhất cho quá trình GP DC từ mẫu viên lựa chọn. 3.1.5. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện hòa tan đến khả năng giải phóng dược chất - Ảnh hưởng của pH môi trường hòa tan: Khi có mặt chất diện hoạt để mô phỏng điều kiện in vivo, pH môi trường hòa tan không ảnh hưởng đến tỷ lệ GP DC từ viên thẩm thấu. - Ảnh hưởng của tốc độ cánh khuấy: Tốc độ khuấy không ảnh hưởng đến tỷ lệ GP DC từ viên thẩm thấu. - Ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu môi trường hòa tan: Nồng độ NaCl trong môi trường hòa tan càng cao thì tốc độ GP càng chậm. Quá trình GP DC từ viên thẩm thấu phụ thuộc vào ASTT của môi trường hòa tan chứng minh cơ chế thẩm thấu của viên. 3.1.6. Nghiên cứu tăng tỷ lệ dược chất giải phóng ở giờ đầu Để cải thiện tỷ lệ DC GP ở thời điểm ban đầu, mẫu viên bào chế được giữ nguyên các thành phần TD, độ dày màng bao và kích thước miệng GP, chỉ giảm lượng FE trong lớp DC còn 4,5 mg, sau đó bao lớp bao chứa 0,5 mg FE ra ngoài viên thẩm thấu bằng phương pháp bao phim với polymer là HPMC 6cps. Hình 3.15. Đồ thị giải phóng dược chất từ viên FPO và viên đối chiếu Đồ thị GP của mẫu viên bào chế có DC ở vỏ bao (ký hiệu là viên FPO) và viên đối chiếu Felutam (Hình 3.15) được coi là giống nhau (¦2 = 72,23) với tốc độ GP DC sau Tlag tương đương nhau, chỉ khác nhau về tỷ lệ GP giờ đầu tiên. 3.2. Nghiên cứu nâng cấp quy trình bào chế viên felodipin giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo - đẩy 3.2.1. Bào chế viên felodipin giải phóng kéo dài ở quy mô 1.000 viên/lô Tiến hành bào chế viên FE GP kéo dài theo công thức đã lựa chọn ở quy mô 1.000 viên/lô với các thông số như sau: 3.2.1.1. Bào chế viên nhân - Nghiền, rây: Nghiền trong cối, rây qua rây 180. - Trộn bột kép: Sử dụng máy trộn lập phương Erweka ở tốc độ 60 vòng/phút trong 15 phút (RSD ~1,99 %). - Dập viên: Sử dụng máy dập viên tâm sai Erweka với bộ chày cối đường kính 9 mm, lực gây vỡ viên trong khoảng 10 ± 1 kP. Kết quả cho thấy các mẫu viên từng lớp đều có khả năng dập dễ dàng, bề mặt bóng, màu sắc và kết cấu đồng nhất, vết vỡ không phân lớp, đồng thời đảm bảo về độ cứng và độ đồng đều khối lượng. 3.2.1.2. Bao màng bán thấm Sử dụng máy bao phim tự động với các thông số sau: Tốc độ quay của nồi bao: 6 vòng/phút, tốc độ phun dịch: 3 mL/kg/phút, nhiệt độ khí vào: 50 °C, lưu lượng gió vào: 70 % công suất máy, lưu lượng gió ra: 100 % công suất máy. Kết quả cho thấy màng bao tốt, mức độ đồng nhất cao (RSD ~ 5,04 %), tỷ lệ hư hao thấp. 3.2.1.3. Khoan laser Năng lượng được điều chỉnh ở mức 25 % công suất máy, tiêu cự điều chỉnh bằng thước của máy căn cứ vào độ dày thực của viên, đường kính miệng GP là 0,8 mm. Đường kính miệng GP DC có độ đồng đều cao (RSD ~ 2,02 %). 3.2.1.4. Bao lớp bao chứa dược chất Bao bằng máy bao phim tự động với các thông số tương tự bao màng bán thấm nhưng tốc độ phun dịch là 2,5 mL/kg/phút. Màng bao chứa tỷ lệ DC cao nhất theo lý thuyết, mức độ đồng nhất cao (RSD ~ 2,90 %), đạt yêu cầu về độ đồng đều hàm lượng DC. 3.2.2. Bào chế viên felodipin giải phóng kéo dài ở quy mô 10.000 viên/lô 3.2.2.1. Bào chế viên nhân - Xay, rây: Xay bằng thiết bị xay dao IKA, rây qua rây 180. - Trộn bột kép: Sử dụng máy trộn lập phương Erweka ở tốc độ 60 vòng/phút trong 20 phút (RSD ~ 1,98 %). - Dập viên: Sử dụng máy dập viên quay tròn ZP 21 với bộ chày cối đường kính 9 mm, lực gây vỡ viên trong khoảng 10 ± 1 kP. Viên bào chế đạt độ đồng đều khối lượng (RSD ~ 2,25 %), hàm lượng (RSD ~ 2,03 %) và độ cứng (RSD ~ 2,58 %). 3.2.2.2. Bao màng bán thấm Sử dụng máy bao phim tự động KBC-05 với các thông số tương tự bao màng bán thấm ở quy mô 1.000 viên/lô. Khối lượng màng bao thực tế chỉ tăng 7,61 % so với khối lượng trung bình viên trước khi bao, so với lý thuyết thì lượng chất bao hư hao là 10,44 %. Do đó, cần tăng lượng polymer bao thành 27,7 mg/viên để bù lượng hư hao trong quá trình bao. Kết quả đánh giá cho thấy quy trình bao đạt độ đồng đều tốt (RSD của khối lượng viên là 2,23 %). 3.2.2.3. Khoan laser Tương tự quy mô 1.000 viên/lô. Đường kính miệng GP DC có độ đồng đều cao (RSD ~ 2,25 %). 3.2.2.4. Bao lớp bao chứa dược chất Sử dụng máy bao phim tự động KBC-05 với các thông số tương tự bao màng bán thấm nhưng tốc độ phun dịch là 2,5 mL/kg/phút. Hàm lượng FE trong lớp bao chứa DC có độ đồng nhất cao trong các viên (RSD ~ 3,89 %). Hàm lượng DC trung bình trong lớp bao của viên là 0,454 mg, so với hàm lượng lý thuyết thì lượng hư hao là 9,22 %. Do đó, lượng FE trong lớp bao cần là 0,55 mg/viên để bù lượng hư hao trong quá trình bao. 3.3. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá độ ổn định của viên felodipin giải phóng kéo dài 3.3.1. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở Đề xuất tiêu chuẩn cơ sở của viên nén FE 5 mg GP kéo dài và kết quả kiểm nghiệm chế phẩm của 3 lô bào chế ở quy mô 10.000 viên/lô được đánh giá đạt yêu cầu (Bảng 3.23). Bảng 3.23. Kết quả kiểm nghiệm viên bào chế theo tiêu chuẩn cơ sở Chỉ tiêu chất lượng Yêu cầu Kết quả Lô 1 Lô 2 Lô 3 Hình thức Viên bao phim màu trắng, bề mặt viên có một lỗ nhỏ, sau khi loại bỏ lớp bao ngoài, chế phẩm là viên 2 lớp có màu đỏ thẫm và trắng Đạt Đạt Đạt Định tính Sắc ký đồ của dung dịch thử cho pic chính có thời gian lưu khác nhau không có ý nghĩa thống kê so với thời gian lưu của pic FE trong sắc ký đồ của dung dịch chuẩn Đạt Đạt Đạt Độ đồng đều hàm lượng Đạt yêu cầu theo Dược điển Việt Nam IV Phụ lục 11.2 Đạt Đạt Đạt Định lượng (% ± SD, n = 6) Hàm lượng FE từ 90,0 đến 110,0% so với hàm lượng ghi trên nhãn Đạt 101,22 ± 0,24 Đạt 100,92 ± 0,29 Đạt 98,68 ± 0,30 Độ hòa tan (% ± SD, n = 12) Lượng FE hòa tan so với hàm lượng ghi trên nhãn Sau 2 giờ: 10 - 30 % 17,21 ± 1,30 16,34 ± 2,45 16,45 ± 2,64 Sau 6 giờ: 42 - 68 % 57,90 ± 3,13 55,63 ± 2,41 55,35 ± 2,41 Sau 10 giờ: ³ 75 % 90,57 ± 2,13 92,63 ± 2,51 93,34 ± 2,54 3.3.2. Đánh giá độ ổn định - Về hình thức: Sau 24 tháng theo dõi ở điều kiện thực và 6 tháng bảo quản ở điều kiện lão hóa cấp tốc, hình thức các mẫu viên của 3 lô không thay đổi. - Sự thay đổi hàm lượng: Sau 24 tháng theo dõi ở điều kiện thực và 6 tháng bảo quản ở điều kiện lão hóa cấp tốc, hàm lượng FE trong viên vẫn đạt trên 90 %. - Sự thay đổi độ hòa tan: Độ hòa tan của các mẫu viên sau 24 tháng theo dõi ở điều kiện thực và 6 tháng bảo quản ở điều kiện lão hóa cấp tốc có thay đổi nhưng không đáng kể so với thời điểm ban và đạt yêu cầu về độ hòa tan theo tiêu chuẩn cơ sở đã xây dựng. Vì vậy, viên đạt chỉ tiêu về độ hòa tan trong thời gian theo dõi. 3.4. Bước đầu đánh giá tương đương sinh học viên felodipin giải phóng kéo dài bào chế được 3.4.1. Thẩm định phương pháp định lượng felodipin trong huyết tương - Sự phù hợp của hệ thống sắc ký: Có sự lặp lại về thời gian lưu của FE và nội chuẩn (IS), tỷ lệ diện tích pic của FE/IS với RSD < 5 %. Như vậy, hệ thống sắc ký sử dụng ổn định và phù hợp để tiến hành định lượng các mẫu chứa FE. - Độ chọn lọc - đặc hiệu: Trên sắc ký đồ mẫu HT trắng tại các thời điểm 3,38 và 2,18 phút (trùng với thời gian lưu của FE và IS trong mẫu chuẩn) không xuất hiện các pic có các mảnh phổ khối m/z = 384 ® 338 (FE) và m/z = 494 ® 369 (IS). Diện tích pic của mẫu trắng tại thời điểm trùng với thời gian lưu của FE < 20 % diện tích pic FE ở nồng độ 0,1 ng/mL và diện tích pic của mẫu trắng tại thời điểm trùng với thời gian lưu của IS £ 5 % diện tích pic của IS. Do đó, phương pháp phân tích đặc hiệu và chọn lọc đối với FE, đảm bảo nhận diện, phân biệt được FE với IS và không bị ảnh hưởng bởi tạp chất trong HT. - Ảnh hưởng của nền mẫu: Giá trị yếu tố nền (MF) của FE và IS nằm trong khoảng giá trị 0,85 - 1,15 và có sự lặp lại về tỷ số MFFE/ MFIS với RSD < 15 %. - Đường chuẩn và khoảng tuyến tính: Trong khoảng nồng độ từ 0,1 - 20 ng/mL có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ FE và tỷ lệ diện tích pic FE/IS với hệ số tương quan xấp xỉ bằng 1. Nồng độ FE xác định từ đường chuẩn so với giá trị thực đạt 94,46 - 108,39 %. - Xác định giới hạn định lượng dưới (LLOQ): Diện tích pic trung bình của mẫu chuẩn nồng độ 0,1 ng/mL tại khoảng thời gian lưu của FE cao gấp 34,47 lần đáp ứng của mẫu trắng. Các nồng độ tìm thấy so với giá trị thực đạt 83,89 - 112,93 % (trong khoảng 80 - 120 %) với RSD là 10,73 % (< 20 %). Như vậy, nồng độ 0,1 ng/mL đáp ứng yêu cầu là giới hạn định lượng dưới của phương pháp phân tích. - Độ đúng và độ chính xác + Độ đúng và độ lặp lại trong ngày: Phương pháp định lượng có độ đúng cao từ 86,41 - 114,38 % (trong khoảng 85 - 115 %), tại điểm LLOQ là 83,89 - 112,93 % (trong khoảng 80 - 120 %), độ lặp lại trong ngày với giá trị RSD nhỏ (5,92 - 10,73 %). + Độ đúng và độ lặp lại khác ngày: Trong 5 ngày khác nhau, phương pháp định lượng có độ đúng tại mỗi nồng độ nằm trong khoảng 85 - 115 %, độ lặp lại khác ngày với giá trị RSD nhỏ < 15 %. Như vậy, phương pháp định lượng có độ đúng và độ chính xác đáp ứng yêu cầu của phương pháp phân tích thuốc trong dịch sinh học. - Tỷ lệ thu hồi: Phương pháp chiết cho tỷ lệ thu hồi IS cao (92,86 %), tỷ lệ thu hồi FE cao (84,32 - 86,81 %), độ lặp lại tốt với RSD nhỏ < 15 %. Tỷ lệ thu hồi FE ở các nồng độ khác nhau lệch < 15 %. Như vậy, phương pháp xử lý mẫu đã được xây dựng thích hợp để chiết tách IS và FE từ HT người. - Độ ổn định: Nồng độ FE trong các mẫu LQC và HQC sau 5 giờ ở nhiệt độ phòng, sau 3 chu kỳ đông - rã đông, sau khi bảo quản ở -35 ± 5 °C trong vòng 68 ngày và sau 22 giờ bảo quản trong auto-sampler sai khác với nồng độ ban đầu không quá 15 % và RSD giữa các kết quả định lượng ở mỗi nồng độ < 15 %. Như vậy, mẫu HT ổn định sau các thời gian nghiên cứu trên. 3.4.2. Bước đầu đánh giá tương đương sinh học viên felodipin giải phóng kéo dài bào chế được 3.4.2.1. Xác định nồng độ felodipin trong huyết tương người tình nguyện sau khi uống viên felodipin 5 mg giải phóng kéo dài bào chế được và viên đối chiếu Felutam CR 5 mg Kết quả định lượng FE trong HT người tình nguyện sau khi uống thuốc thử và thuốc đối chiếu được trình bày ở hình 3.20. Hình 3.20. Đường cong trung bình nồng độ felodipin theo thời gian của 12 người tình nguyện Kết quả ở hình 3.20 cho thấy: Tại thời điểm 1 giờ, nồng độ FE đã định lượng được ở tất cả các mẫu HT. Tại mỗi thời điểm lấy mẫu có sự dao động giữa các cá thể, cả khi uống thuốc thử cũng như thuốc đối chiếu. 3.4.2.2. Bước đầu đánh giá tương đương sinh học viên bào chế Các thông số dược động học được tóm tắt ở bảng 3.44: Bảng 3.44. Tóm tắt một số thông số dược động học Thông số dược động học Cmax (ng/mL) Tmax (giờ) AUC0-48 giờ (ng.giờ/mL) AUC0-¥ (ng.giờ/mL) Thử Đối chiếu Thử Đối chiếu Thử Đối chiếu Thử Đối chiếu Trung bình 0,723 0,632 5,5 5,7 6,661 6,158 9,987 9,745 SD 0,27 0,12 2,28 1,50 1,67 1,06 3,63 3,72 RSD (%) 37,50 18,75 41,39 26,43 25,05 17,16 36,38 38,13 Kết quả phân tích phương sai cho thấy: Ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu, trình tự thử, giai đoạn thử đến các thông số dược động học Cmax, AUC0-24 giờ, AUC0-¥ không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Sự khác nhau giữa các cá thể ảnh hưởng đến Cmax không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05, nhưng ảnh hưởng đến AUC0-24 giờ và AUC0-¥ có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.48. Tóm tắt số liệu so sánh sinh khả dụng Thông số Giá trị trung bình hình học Tỷ lệ giá trị trung bình hình học thuốc Thử/Đối chiếu (%) Khoảng tin cậy 90 % (%) Thử Đối chiếu Cmax (ng/mL) 0,689 0,622 110,77 88,29 - 138,97 AUC0-48 giờ (ng.giờ/mL) 6,439 6,055 106,33 95,40 - 118,51 AUC0-¥ (ng.giờ/mL) 9,378 9,198 101,96 85,20 - 122,02 Kết quả so sánh sinh khả dụng thuốc thử và thuốc đối chiếu ở bảng 3.48 cho thấy: Giá trị Cmax, AUC0-48 giờ, AUC0-∞ của thuốc thử và thuốc đối chiếu tương đương nhau theo hướng dẫn của Dược điển Việt Nam IV. Kết quả so sánh Tmax của thuốc thử và thuốc đối chiếu theo phương pháp thống kê phi tham số cho thấy: Giá trị Tmax của thuốc thử và thuốc đối chiếu khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Như vậy, bước đầu có thể kết luận viên FE 5 mg GP kéo dài bào chế được TĐSH ở trạng thái đói với viên Felutam CR 5 mg đang lưu hành trên thị trường theo quy định của Dược điển Việt Nam IV. Chương 4. BÀN LUẬN 4.1. Về nghiên cứu bào chế 4.1.1. Thiết kế dạng thuốc PPOP cấu tạo gồm một viên nhân hai lớp. Khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa, nước được hút vào viên nhờ TD thẩm thấu trong cả hai lớp, hydrat hóa polymer của cả 2 lớp. Bản chất polymer của lớp DC cho phép hòa tan hoặc phân tán DC tạo thành dung dịch hay hỗn dịch DC. Đồng thời, lớp đẩy trương nở tạo áp lực đẩy dung dịch hoặc hỗn dịch DC ra ngoài qua miệng GP đến khi GP hoàn toàn DC. Thiết kế đặc biệt của PPOP có thể đảm bảo phân phối cả DC dễ tan và ít tan trong nước ở tốc độ hằng định cho tới khi GP hết DC, đặc biệt với DC liều thấp. FE là DC ít tan trong nước và hàm lượng thấp (5 mg) nên phù hợp để phát triển dưới dạng PPOP. 4.1.2. Bào chế viên nhân hai lớp Thành phần không thể thiếu trong PPOP là TD tạo ASTT, TD phân tán và TD trương nở. Kết quả nghiên cứu cho thấy TD tạo ASTT có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến Tlag và tốc độ GP DC cũng như độ tuyến tính của đồ thị GP. Đề tài sử dụng NaCl làm TD tạo ASTT giúp đảm bảo GP DC ổn định và kéo dài. Nếu công thức lớp DC không sử dụng hoặc sử dụng ít NaCl thì chênh lệch ASTT giữa hai bên màng bán thấm thấp, nước được hút vào trong viên nhân chậm nên tốc độ trương nở của các polymer chậm, dẫn đến Tlag kéo dài và tốc độ GP DC chậm. Sự có mặt TD tạo ASTT trong lớp DC ảnh hưởng nhiều đến Tlag, cho thấy sự trương nở của lớp DC là nguyên nhân đẩy phần DC ban đầu ra ngoài qua miệng GP. Trong khi đó, TD tạo ASTT trong lớp đẩy chỉ có ảnh hưởng nhỏ đến GP DC, tuy nhiên GP DC không hoàn toàn và độ tuyến tính giảm đi khi không có mặt TD tạo ASTT trong lớp đẩy. Ngoài ra, lactose cũng là một TD tạo ASTT. NaCl và lactose giúp tạo ASTT và trương nở dẫn đến sự chênh lệch áp suất trong và ngoài màng luôn hằng định. Vì vậy, khả năng GP DC của các mẫu viên là hằng định và tuyến tính với thời gian. PEO là polymer thường được sử dụng nhất trong thiết kế công thức viên PPOP do động học hydrat hóa đặc biệt, khả năng trương nở cao, độ trơn chảy và tính chịu nén tốt, đồng thời có thể điều chỉnh đặc tính hòa tan của DC và phân tán lớp DC tốt hơn. Tỷ lệ PEO thích hợp sẽ giúp tăng tốc độ GP và duy trì GP DC theo động học bậc không. Nghiên cứu đã sử dụng PEO có MW thấp (200.000 Da) trong lớp DC giúp cải thiện độ hòa tan của FE cũng như phân tán lớp DC tốt hơn và PEO có MW cao (5.000.000 Da) làm TD trương nở trong lớp đẩy. Khi bơm hoạt động, PEO ở lớp DC sẽ hút nước và trộn với DC tạo thành hỗn dịch mịn, còn PEO ở lớp đẩy trương nở dần và đẩy hỗn dịch DC ra môi trường. Ngoài ra, PEO có khả năng trơn chảy tốt, chịu nén tốt, dễ trộn, rất thuận lợi để bào chế theo phương pháp dập thẳng. Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức lựa chọn có khả năng kiểm soát tốc độ GP DC tốt nhất, GP trên 90 % DC sau 12 giờ và quá trình GP tuân theo động học bậc không. 4.1.3. Bao màng bán thấm Thành phần màng là yếu tố quan trọng để kiểm soát tốc độ GP DC. Cellulose acetat là polymer được sử dụng rộng rãi để bào chế màng kiểm soát tốc độ cho hệ thẩm thấu. Màng cellulose acetat không tan và có tính bán thấm nên trong thành phần dịch bao thường cho thêm chất hóa dẻo, chất chống dính. Polyethylen glycol là polymer tan trong nước, có thể thêm vào thành phần màng cellulose acetat với chức năng kép vừa là chất hóa dẻo vừa là chất tạo lỗ. Luận án sử dụng cellulose acetat được trộn sẵn với polyethylen glycol theo tỷ lệ 9 : 1 với tên thương mại Opadry® CA. Sử dụng Opadry® CA có nhiều ưu điểm: Dễ hòa tan trong dung môi aceton, không phải thêm chất hóa dẻo, chất chống dính, chất lượng màng bao tốt, đồng đều, bề mặt nhẵn, dễ sấy khô. Độ dày màng thẩm thấu đóng vai trò quan trọng trong đặc tính GP thuốc do ảnh hưởng đến tốc độ hút nước từ môi trường vào viên nhân. Do đó, để có quá trình GP DC mong muốn cần lựa chọn độ dày màng bao thích hợp. Độ dày của màng khó xác định nhưng được thể hiện bởi sự tăng khối lượng sau khi bao. Kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng màng bao càng tăng nhiều thì Tlag càng dài, tốc độ GP DC càng chậm do tốc độ nước qua màng chậm hơn và ngược lại. Tất cả các mẫu viên có khối lượng màng bao tăng 7 %, 8,5 % hoặc 10 % đều GP theo động học bậc không, chỉ khác nhau về tốc độ GP DC, không có hiện tượng nứt màng. Như vậy, sử dụng Opadry® CA có thể tạo màng bán thấm dẻo dai với khả năng kiểm soát GP tốt, tốc độ hút nước qua màng ổn định dù độ dày màng bao khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng màng bao tăng 8,5 % so với viên nhân là tối ưu nhất vì đạt được tốc độ GP DC mong muốn, hình thức viên đẹp, đồng thời rút ngắn thời gian bao, tiết kiệm nguyên liệu bao. 4.1.4. Tạo miệng giải phóng dược chất Khoan laser là phương pháp tạo miệng GP phổ biến nhất, cho phép tạo lỗ kích thước nhỏ hơn mm với các đặc tính tin cậy cao và chi phí thấp. Kích thước miệng GP có thể kiểm soát bằng cách thay đổi năng lượng chùm tia, thời gian bắn, kích thước chùm tia tại màng. Nghiên cứu tạo miệng GP bằng máy khoan laser Epilog Helix là thiết bị tiên tiến, gọn nhẹ, dễ vận hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy máy sử dụng nguồn laser CO2 ở mức 25 % công suất máy là có thể thu được miệng GP DC có độ đồng đều cao. Kết quả nghiên cứu độ hòa tan các mẫu viên có kích thước miệng GP khác nhau (0,6 mm, 0,8 mm và 1 mm) cho thấy: Kích thước miệng GP ít ảnh hưởng đến Tlag, ảnh hưởng nhiều đến tốc độ GP DC, đường kính miệng GP càng lớn thì DC được GP càng nhanh. Trong luận án đã lựa chọn kích thước miệng GP thích hợp là 0,8 mm vì kéo dài nhất thời gian GP và có khoảng tuyến tính dài nhất trong đồ thị GP DC. 4.1.5. Nâng cấp quy trình sản xuất viên felodipin giải phóng kéo dài Bào chế 3 lô ở quy mô 10.000 viên/lô để thẩm định quy trình. Kết quả cho thấy viên nhân của 3 lô đạt yêu cầu các tiêu chuẩn về hình thức, độ cứng, độ đồng đều khối lư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_nghien_cuu_bao_che_vien_felodipin_5_mg_giai.doc
Tài liệu liên quan