Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bào chế viên hai lớp amoxicilin và acid clavulanic giải phóng kéo dài

Dựa trên những kết quả khảo sát ở qui mô 1000 viên và

những nhận định trong quá trình bào chế, thông số lựa chọn thẩm

định được lựa chọn là :

- Thông số trọng yếu: nhiệt độ, độ ẩm môi trường, phân

bố kích thước tiểu phân, hàm ẩm tá dược, trình tự trộn bột kép,

thời gian trộn, tỷ trọng biểu kiến, độ trơn chảy và phân bố kích

thước hạt, độ cứng viên, định lượng, độ hòa tan.

- Thông số kiểm soát: khối lượng viên và khối lượng lớp

GPN được lựa chọn làm thông số kiểm soát

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bào chế viên hai lớp amoxicilin và acid clavulanic giải phóng kéo dài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p có khả năng ứng dụng cho sản xuất qui mô lớn. Mô hình viên 2 lớp với cấu trúc viên bao gồm lớp giải phóng nhanh tạo liều ban đầu (amoxicilin + kali clavulanat) và lớp kéo dài (amoxicilin) duy trì tác dụng có thể áp dụng vào việc phát triển các chế phẩm giải phóng kéo dài khác chứa kháng sinh nhóm β-lactam. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 150 trang không kể tài liệu tham khảo và phụ lục, 61 bảng, 52 hình, 100 tài liệu tham khảo. Bố cục gồm: Đặt vấn đề (2 trang); Tổng quan (22 trang); Nguyên liệu, trang thiết bị, nội dung và phương pháp nghiên cứu (23 trang); Kết quả nghiên cứu (78 trang); Bàn luận (27 trang); Kết luận và đề xuất (1 trang); Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án (1 trang); Tài liệu tham khảo (10 trang); Phụ lục (111 trang). 4 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1 Đại cương về amoxicilin và kali clavulanat 1.1.1 Amoxicilin Nguyên liệu amoxicilin sử dụng trong bào chế viên nén thường được sử dụng ở dạng amoxicilin trihydrat (hạt compact) hoặc dạng muối natri amoxicilin (bột mịn). Tính chất vật lý: - Amoxicilin trihydrat: bột kết tinh, màu trắng, khó tan trong nước. Ở pH 7 và 37oC, độ tan của amoxicilin là 4,44 mg/ml. - Natri amoxicilin: bột màu trắng, hút ẩm mạnh. Tan tốt trong nước (>1000 mg/ml), ít tan trong ethanol tuyệt đối và aceton. 1.1.2 Kali clavulanat Tính chất vật lý: bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, dễ hút ẩm. Dễ tan trong nước (300 mg/ml). 1.2 Độ ổn định của amoxicilin và kali clavulanat 1.2.1 Amoxicilin Amoxicilin ở trong dung dịch amoxicilin loãng phân hủy theo động học bậc 1 trong khoảng pH rộng. Amoxicilin ổn định nhất ở khoảng 5,8-6,5 và kém ổn định trong môi trường acid mạnh. Ở dạng rắn, amoxicilin trihydrat dễ bị phân hủy ở độ ẩm cao và nhiệt độ lớn hơn 37oC. 1.2.2 Kali clavulanat Kali clavulanat bị thủy phân trong dung dịch nước theo 5 động học bậc 1 và ổn định trong vùng pH 4-8 và bền vững nhất ở khoảng pH 6,4, bị phân hủy mạnh ở vùng pH acid hoặc kiềm. Đặc biệt ở trạng thái rắn, kali clavulanat bị phân hủy mạnh bởi nhiệt độ và độ ẩm cao. 1.3 Tổng hợp một số nghiên cứu về amoxicilin và kali clavulanat Để đánh giá tương tác amoxicilin và kali clavulanat với các tá dược dự kiến sử dụng có thể sử dụng các phương pháp thông dụng như phương pháp theo dõi sự biến đổi màu sắc, phương pháp đo DSC, phương pháp đo phổ IR, phương pháp theo dõi sự suy giảm hàm lượng dược chất trong quá trình bảo quản. Đối với hoạt chất amoxicilin khi bào chế dưới dạng viên giải phóng kéo dài thì polyme được sử dụng chủ yếu là gôm xanthan và HPMC K100LV, HPMC E6. Trong đó, tá dược HPMC thường được lựa chọn sử dụng nhiều nhất. Các nghiên cứu về dạng thuốc chứa amoxicilin trong khoảng 10 năm trở lại đây chủ yếu là các nghiên cứu mang tính định hướng với hàm lượng dược chất < 100 mg, hoặc bào chế viên nổi giải phóng tại dạ dày...Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có chế phẩm thuốc tác dụng kéo dài. Tên thương mại là Augmetin SR 1000/62,5mg do hãng GSK sản xuất. Đây là viên nén hai lớp giải phóng kéo dài, có màng bao, chứa 1000 mg amoxicilin và 62,5 mg acid clavulanic. Dược chất trong lớp GPN bao gồm amoxicilin trihydrat tương đương 562,5 mg amoxicilin dạng khan và kali clavulanat (sử dụng hỗn hợp kali clavulanat 6 trộn Avicel theo tỷ lệ 1:1) tương đương 62,5 mg acid clavulanic. Để giải phóng dược chất nhanh, SSG được thêm vào công thức lớp GPN ở tỷ lệ 2%. Đối với lớp GPKD, dược chất chỉ có amoxicilin (sử dụng dạng muối natri amoxicilin dạng bột mịn) tương đương 440 mg amoxicilin dạng khan. Polyme kiểm soát giải phóng là gôm xanthan (sử dụng với tỷ lệ khoảng 2%) có đặc tính là tạo gel và độ nhớt cao duy trì giải phóng trong 6 giờ. Tá dược điều chỉnh pH là acid citric (sử dụng ở tỷ lệ khoảng 11%) được dùng để tăng cường độ ổn định của muối natri amoxicilin. Do kali clavulanat không bền với nhiệt và ẩm nên phương pháp bào chế được lựa chọn là phương pháp tạo hạt khô. Viên nén 2 lớp kéo dài giải phóng dược chất tới 6 giờ. Để định lượng hỗn hợp 2 dược chất amoxicilin và kali clavulanat, phương pháp được lựa chọn là HPLC, đây là phương pháp hiện đại, độ tin cậy cao. Không lựa chọn phương pháp đo quang do quá trình xử lý mẫu phức tạp, tốn thời gian và không loại trừ được ảnh hưởng của tá dược trong khi xây dựng khảo sát công thức. 2 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên vật liệu 2.1.1 Nguyên liệu tá dược dùng cho bào chế Nguyên liệu amoxicilin trihydrat, natri amoxicilin, kali clavulanat đạt tiêu chuẩn NSX, hóa chất, tá dược sử dụng trong 7 nghiên cứu đạt tiêu chuẩn DĐVN IV, USP 38, tinh khiết phân tích hoặc dùng cho HPLC. 2.2 Thiết bị nghiên cứu Sử dụng các thiết bị bào chế và đánh giá thường quy như: máy trộn lập phương VC0010; máy dập viên quay tròn SHAKTI; máy bao phim mini Celeva; máy bao phim công nghiệp CP10; máy ép vỉ CP-250, máy thử độ hòa tan ERWEKA DT 60 và DT 600; thiết bị quét phổ hồng ngoại IRAffinity-1S, Shimadzu; thiết bị quét nhiệt vi sai Labsys DSC 131; tủ vi khí hậu DAEYANG và Contherm Global 5000. 2.3 Thuốc đối chiếu Viên nén hai lớp Augmentin SR thành phần amoxicilin 1000 mg, acid clavulanic 62,5mg của hãng GSK đang lưu hành trên thị trường Việt Nam. Số lô 2066. Hạn dùng 04/2019. 2.4 Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của luận án bao gồm: thẩm định phương pháp định lượng, nghiên cứu tiền công thức, xây dựng công thức bào chế viên nén 2 lớp, nâng cấp qui trình bào chế, đánh giá độ ổn định của viên nén 2 lớp, đánh giá tương đương hòa tan in vitro so với viên đối chiếu. 2.5 Phương pháp nghiên cứu 2.5.1 Nghiên cứu tương tác dược chất – tá dược Sử dụng các phương pháp thường qui như: theo dõi sự biến đổi màu sắc của hỗn hợp dược chất với tá dược, quét nhiệt 8 vi sai, xác định phổ hồng ngoại, xác định sự suy giảm hàm lượng dược chất của mẫu tại thời điểm ban đầu và sau 1 tháng bảo quản 2.5.2 Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của độ ẩm tá dược đến độ ổn định của dược chất trong viên Trên cùng 1 công thức, tiến hành bào chế 2 mẫu T1 (sấy toàn bộ tá dược, độ ẩm < 4%) và T2 (không sấy tá dược) Mỗi mẫu bào chế 500 viên nén bằng phương pháp dập thẳng. Viên sau khi dập được ép vỉ nhôm – nhôm, qui cách 7 viên/vỉ để theo dõi sơ bộ độ ổn định ở điều kiện 30±2oC/75±5%RH và 40±2oC/75±5%RH trong 6 tháng. Lấy mẫu tại các thời điểm 0, 2, 4, 6 tháng bảo quản ở 2 điều kiện 30±2oC/75±5%RH và 40±2oC/75±5% để đánh giá hình thức của vỉ, viên và hàm lượng dược chất. 2.5.3 Phương pháp bào chế viên nén Sử dụng phương pháp A hoặc phương pháp B phụ thuộc vào loại loại nguyên liệu amoxicilin sử dụng (Bảng 2.5). Bảng 2.5. Phương pháp bào chế viên nén 2 lớp Phương pháp Phương pháp bào chế Lớp GPN Lớp GPKD A “Dập thẳng” (amoxicilin trihydrat, hạt compact) Tạo hạt khô (natri amoxicilin, bột mịn) B “Dập thẳng” (amoxicilin trihydrat, hạt compact) “Dập thẳng” (amoxicilin trihydrat, hạt compact) 9 Phương pháp bào chế lớp giải phóng ngay và giải phóng kéo dài a) Bào chế bột lớp giải phóng ngay Trộn đồng nhất theo thứ tự: kali clavulanat trộn với tá dược độn, rã, trơn sau đó trộn với amoxicilin trihydrat. b) Bào chế bột/cốm lớp giải phóng kéo dài Phương pháp dập thẳng: trộn đồng nhất theo thứ tự: amoxicilin trihydrat trộn với tá dược độn, polyme sau đó trộn đồng nhất với tá dược trơn. Phương pháp tạo hạt khô: trộn đồng nhất theo thứ tự: dược chất natri amoxicilin trộn với tá dược độn, polyme sau đó trộn đều với tá dược trơn; dập viên có kích thước 22,5 x 11,0 mm trên máy quay tròn SHAKTI LP2 để tạo hạt khô, độ cứng viên từ 6-12 kP; nghiền vỡ viên, cho qua cỡ rây thích hợp; trộn đồng nhất với tá dược độn, trơn. Dập viên - Dập viên trên máy 2 lớp SHAKTI. - Sử dụng chày cối caplet kích thước 22,5 mm x 11,0 mm, lực dập thích hợp để được viên có độ cứng từ 8-18 kP. Phương pháp bao viên a) Pha chế dịch bao màng bao HPMC E15 Hòa tan acid stearic vào ethanol 96%, phân tán HPMC E15 vào dung dịch trên cho đến khi trương nở hoàn toàn, thêm PEG 6000, khuấy đều cho đến khi đồng nhất. Phối hợp dung dịch này với talc để tạo hỗn dịch, lọc dịch bao qua rây 0,125 mm. 10 b) Qui trình bao viên Cho viên vào nồi bao sấy ở nhiệt độ 50-55oC trong 15 phút; điểu chỉnh các thông số máy bao phim cho phù hợp, phun dịch bao; sau khi phun hết dịch bao, sấy viên ở 50oC trong 10 phút; c) Phương pháp đánh giá khả năng bảo vệ của màng bao Đánh giá khả năng bảo vệ của màng bao bằng cách: quan sát màu sắc, hình thức màng bao, khả năng chống ẩm của màng bao, tỷ lệ phần trăm hút ẩm, định lượng hàm lượng dược chất. 2.5.4 Phương pháp bào chế viên nén qui mô 10.000 viên/ lô Chuẩn bị nguyên liệu - bào chế viên - Sấy các tá dược HPMC K100LV, Avicel PH102, natri starch glycolat, magnesi stearat, talc, Aerosil trong tủ sấy ở 40- 50oC dưới áp suất 500-600 mmHg đến khi đạt độ ẩm < 4%. Trộn đồng nhất - Lớp giải phóng ngay: trộn sơ bộ kali clavulanat với hỗn hợp (natri starch glycolat, talc, magnesi stearat); sau đó trộn hoàn tất trên máy trộn lập phương VC10 với tốc độ cố định 30 vòng/phút. Thay đổi thời gian trộn (5, 7, 10, 15 phút). - Lớp giải phóng kéo dài: trộn sơ bộ amoxicilin trihydrat với hỗn hợp (HPMC K100LV, Avicel PH102), thêm tá dược trơn (Aerosil, magnesi stearat) và trộn hoàn tất trên máy trộn lập phương VC10 với tốc độ cố định 30 vòng/phút. Thay đổi thời gian trộn 5, 7, 10, 15 phút ở lô 1. Lô 2 và 3 được trộn theo thời gian lựa chọn ở lô 1. 11 Sau khi trộn hoàn tất 2 lớp lấy mẫu kiểm nghiệm bán thành phẩm, định lượng hàm lượng dược chất. Dập viên Dựa theo kết quả kiểm nghiện bán thành phẩm, tiến hành dập viên trên máy SHAKTI với thông số như sau: tốc độ dập viên 8 vòng/phút, tốc độ quay phân phối 9 vòng/phút. Kiểm tra độ đồng đều về khối lượng lớp giải phóng ngay, khối lượng viên (lấy mẫu kiểm tra khối lượng viên và khối lượng lớp GPN định kỳ 10 phút/ 1 lần; khối lượng lớp GPN lấy sau khi lấy mẫu kiểm tra khối lượng viên) và độ cứng của viên. Bao viên Tiến hành bao phim ngay trong ngày trên máy CP10 với các thông số: nhiệt gió vào 60oC, nhiệt gió ra 50oC, nhiệt viên tối đa 45oC, nhiệt làm việc 35-45oC, nhiệt viên tối thiểu 35oC, tốc độ lồng bao 5-12 vòng/phút, tốc độ quạt hút 2300 vòng/phút, tốc độ quạt thổi 1300 vòng/phút, bơm nhu động 20 rpm, áp suất súng phun 2,5 bar, tỷ lệ màng bao so với viên nhân 4%. Sau khi phun hết dịch bao, sấy viên ở 40oC trong 10 phút. Lấy mẫu kiểm nghiệm bán thành phẩm: đánh giá các chỉ tiêu tăng khối lượng viên sau khi bao, độ cứng, độ đồng đều khối lượng, độ hòa tan và hàm lượng dược chất. Đóng gói Viên sau khi bao được ép vỉ nhôm với màng nhôm dày 160 /25 µm trên máy CP250, qui cách 7 viên/vỉ. 12 2.5.5 Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng Phương pháp đánh giá bột và hạt Các chỉ tiêu đánh giá bột, hạt (phân bố kích thước hạt, độ trơn chảy, khối lượng riêng biểu kiến, chỉ số Carr, độ ẩm tá dược) và viên (độ đồng đều khối lượng, độ cứng, độ bở ) được đánh giá theo qui định chung trong dược điển. Phương pháp định lượng Theo phương pháp HPLC. Xác định khả năng giải phóng bằng thử nghiệm hoà tan Điều kiện thử hòa tan: máy thử hòa tan ERWEKA DT 60, DT 600 sử dụng cánh khuấy, tốc độ quay: 75 ± 2 vòng/ phút, môi trường: 900 ml nước, nhiệt độ: 37 ± 0,5oC, thời gian lấy mẫu: 15, 30, 45 phút, 1, 2, 3, 4, 5, 6 giờ. Xử lý mẫu dịch hòa tan: Tại các thời điểm lấy mẫu, hút chính xác 5 ml dịch hòa tan (bổ sung lại chính xác 5 ml nước cất để ấm ở nhiệt độ 37oC vào môi trường hòa tan). Hút chính xác 2 ml dịch hòa tan cho vào bình định mức 10 ml, thêm nước vừa đủ tới vạch định mức, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm. Xác định hàm lượng dược chất trong dịch hòa tan: phương pháp HPLC. Đánh giá mô hình động học giải phóng Sử dụng công cụ DDsolver cài đặt trong MS Excel 2016 để khớp các dữ liệu GPDC từ mẫu viên thực nghiệm vào các mô hình động học giải phóng. Căn cứ vào giá trị AIC và R2hc xác định mô hình giải phóng phù hợp với dạng bào chế nhất. 13 2.5.6 Phương pháp đánh giá độ ổn định Viên nén 2 lớp amoxicilin/acid clavulanic 1000/62,5mg bào chế ở qui mô 10.000 viên/lô được ép vỉ nhôm- nhôm với số lượng 7 viên/vỉ và bảo quản ở điều kiện 30±2oC/75±5%RH và 40±2oC/75±5%RH. Đánh giá viên dựa trên các chỉ tiêu: màu sắc viên, hàm lượng dược chất, độ hòa tan dược chất. 3 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Kết quả nghiên cứu tiền công thức Lựa chọn tá dược khi nghiên cứu tiền công thức: sử dụng kết hợp 4 phương pháp (theo dõi sự biến đổi màu sắc, quét nhiệt vi sai, đo phổ hồng ngoại và xác định hàm lượng dược chất) để đánh giá tương tác dược chất – tá dược. Dựa theo kết quả khảo sát lựa chọn được các tá dược HPMC K100LV, HPMC K4M, HPMC K100M, HPMC E15, gôm xanthan, Avicel PH 102, dicalciphosphat, lactose, SSG, magnesi sterat, talc, Aerosil, Eudragit E100, acid stearic, PEG 6000 sử dụng trong thiết kế công thức viên nén 2 lớp GPKD. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của độ ẩm tá dược đến độ ổn định của viên nén. Ở điều kiện 30±2oC/75±5%RH, mẫu T1 (không sấy tá dược) có hiện tượng phồng vỉ tại tháng thứ 6. Tuy nhiên, khi quan sát hình thức viên trong vỉ, viên có mầu trắng đồng nhất ở cả 2 lớp. Mẫu T2 (sấy tá dược) sau 6 tháng bảo quản, hình thức của vỉ và viên không có sự thay đổi so với thời điểm ban đầu. Ngược lại, ở 40±2oC/75±5%RH, cả 2 mẫu T1, T2 đều 14 bị phồng vỉ, viên nén bên trong bị ngả vàng ở lớp giải phóng ngay tại thời điểm sau 2 tháng bảo quản. Về hàm lượng, hàm lượng amoxicilin trong mẫu T1, T2 sau khi bào chế là 100,5 và 100,4%. Sau 6 tháng bảo quản ở điều kiện 30±2oC/75±5%RH, hàm lượng giảm còn 98,0 và 98,4%. Ngược lại, hàm lượng kali clavulanat của 2 mẫu T1, T2 sau 6 tháng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) với hàm lượng trong mẫu T1 và T2 lần lượt là 95,6 và 97,4%. Ở 40±2oC/75±5%RH, hàm lượng amoxicilin của 2 mẫu T1, T2 sau 2 tháng giảm nhẹ còn 98,6 và 98,4% (khác nhau không có ý nghĩa thống kê, P > 0,05). Ngược lại, hàm lượng kali clavulanat lại giảm rất mạnh xấp xỉ 90% và sự khác biệt giữa 2 mẫu có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Kết luận này cho thấy việc sấy tá dược trước khi dập viên đóng vai trò quan trọng đảm bảo độ ổn định của viên nén sau khi bào chế. Do đó, tá dược trước khi đưa vào sử dụng phải được sấy đến độ ẩm < 4%. 3.2 Kết quả xây dựng công thức bào chế viên nén 2 lớp Trong các mẫu khảo sát, công thức viên bào chế được xây dựng trên cơ sở xác định liều dược chất ở 2 lớp là dựa theo viên đối chiếu Augmentin SR 1000/62,5 mg. Xây dựng công thức viên nén bằng cả hai phương pháp A và B (khảo sát ảnh hưởng cúa tá dược độn, dính, rã, polyme của từng lớp; khảo sát yếu tố qui trình, khảo sát loại nguyên liệu amoxicilin, khảo sát tỷ lệ dược chất amoxicilin giữa lớp GPN và GPKD ) để lựa chọn được công thức với phương pháp bào chế phù hợp. Dựa trên kết quả khảo sát 31 công thức, công thức M30 được lựa chọn (bào chế theo 15 phương pháp B) để tiếp tục xây dựng công thức màng bao bảo vệ. Công thức M30: lớp GPN: amoxicilin trihydrat 649 mg, kali clavulanat/MCC (1:1) 156 mg, natri starch glycolat 12 mg, talc 16 mg, magnesi stearat 12 mg; Lớp GPKD amoxicilin trihydrat 570 mg, HPMC K100LV 130 mg, natri starch glycolat 12 mg, Aerosil 4 mg, magnesi stearat 8 mg. Xây dựng công thức màng bao bảo vệ viên nén 2 lớp. Ở qui mô phòng thí nghiệm, tiến hành khảo sát thông số bao sau đó khảo sát 4 loại màng bao có sử dụng các loại polyme khác nhau (HPMC E15, Eudragit, Opadry, Opadry AMB), lựa chọn được công thức màng bao HPMC E15 45,5 mg; PEG 6000 4,6 mg; Acid stearic 4,6 mg; talc 9,1 mg; cồn 96% 0,9 ml; tỷ lệ màng bao so với viên nhân 4%. Viên bao có màu trắng, không vàng mặt, hàm lượng dược chất ổn định. Tối ưu hóa công thức bào chế. Để nâng cao chỉ số f2 đồng thời kiểm soát giải phóng 2 dược chất theo mục tiêu mong muốn tại các thời điểm 1, 3, 5 giờ đối với amoxicilin và 1 giờ đối với kali clavulanat, tiến hành tối ưu hóa công thức bào chế dựa trên phần mềm Modde 12. Biến đầu vào được lựa chọn bao gồm các tá dược lớp GPN: magnesi stearat, natri starch glycolat; lớp GPKD HPMC K100LV, magnesi stearat. Biến đầu ra chỉ số f2 với cả 2 hoạt chất, tỷ lệ phần trăm giải phóng amoxicilin tại 1, 3, 5 giờ, tỷ lệ phần trăm giải phóng kali clavulanat tại 1 giờ. Thiết kế thí nghiệm theo mô hình hợp tử tại tâm. Tiến hành bào chế 24 công thức đã thiết kế, sau đó bao viên, định lượng, thử độ hòa 16 tan. Kết quả cho thấy tất cả các giá trị của phương trình hồi qui thu được sau khi xử lý bằng phần mềm bao gồm R2, R2 hiệu chỉnh, Q2, P (hồi qui), P (phù hợp) đều đạt yêu cầu trong giới hạn cho phép. Điều này chứng tỏ phương pháp thiết kế theo mô hình hợp tử tại tâm phản ánh chính xác mối quan hệ giữa biến đầu vào và biến đầu ra. Các số liệu thu được khi xử lý đều có ý nghĩa thông kê (P < 0,05). Kết quả dự đoán về công thức tối ưu cho thấy xác xuất thất bại thu được đối với tất cả các biến đầu ra đều nhỏ hơn 1%. Tính toán cho thấy vùng không gian thiết kế nằm trong khoảng khối lượng HPMC từ 130-150 mg, khối lượng SSG nằm trong khoảng 8-13 mg. Công thức lựa chọn tối ưu nằm trong vùng không gian thiết kế với xác xuất thất bại nhỏ < 1%. Công thức tối ưu: Lớp GPN amoxicilin trihydrat 623,0 mg, kali clavulanat/MCC (1:1) 165,0 mg, talc 16,0 mg, magnesi stearat 13,0 mg, natri starch glycolat 12,0 mg. Lớp GPKD amoxicilin trihydrat 570,0 mg; Aerosil 4,0 mg, HPMC K100LV 140 mg, Avicel PH 102 40,0 mg, magnesi stearat 8,0 mg; Màng bao HPMC E15 5 g, talc 1 g, acid stearic 0,5 g, PEG 6000 0,5 g, ethanol 96% vđ 100 ml, tăng khối lượng viên sau khi bao 4%. Đánh giá mô hình động học. Động học giải phóng của viên bào chế và viên đối chiếu cùng tuân theo mô hình Korsmeyer- Peppas với amoxicilin (AICVBC = 46,11 với R2hc=0,9762 và AICVĐC = 49,89 với R2hc=0,9599). Trong khi, kali clavulanat tuân theo mô hình Weibull 3 với (AICVBC = 18,35 với R2hc=0,9862 và AICVĐC = 13,82 với R2hc=0,9940). 17 3.3 Nâng cấp qui trình bào chế Dựa theo công thức tối ưu tìm được, tiến hành nâng cấp qui mô. Tiến hành bào chế 3 lô ở qui mô 1000 viên để khảo sát các thông số máy (dập viên, bao phim) và chỉ tiêu chất lượng bán thành phẩm (kích thước tiểu phân nguyên liệu, bột dập viên, viên nhân) và thành phẩm (viên bao). Từ đó đề xuất tiêu chuẩn bán thành phẩm và thành phẩm làm cơ sở để thẩm định qui trình sản xuất. 3.3.1 Các thông số được lựa chọn để thẩm định Dựa trên những kết quả khảo sát ở qui mô 1000 viên và những nhận định trong quá trình bào chế, thông số lựa chọn thẩm định được lựa chọn là : - Thông số trọng yếu: nhiệt độ, độ ẩm môi trường, phân bố kích thước tiểu phân, hàm ẩm tá dược, trình tự trộn bột kép, thời gian trộn, tỷ trọng biểu kiến, độ trơn chảy và phân bố kích thước hạt, độ cứng viên, định lượng, độ hòa tan. - Thông số kiểm soát: khối lượng viên và khối lượng lớp GPN được lựa chọn làm thông số kiểm soát. 3.3.2 Thẩm định qui trình bào chế viên nén 2 lớp Giai đoạn chuẩn bị: Kết quả thẩm định độ ẩm tá dược cho thấy, tất cả các tá dược sau khi sấy đều đạt được độ ẩm < 4%. Giai đoạn trộn bột kép: Đối với lớp GPN, thời gian trộn 10 phút đảm bảo cho phân tán đồng đều hàm lượng đối với cả 2 hoạt chất. Đối với lớp GPKD, do amoxicilin có tỷ lệ lớn trong thành phần công thức nên thời gian đạt độ đồng đều về phân tán 18 hàm lượng là 7 phút. Tại tất cả các thời điểm lựa chọn RSD đều < 5 %. Phân tích ANOVA cho thấy sự khác biệt về tỷ trọng biểu kiến và độ trơn chảy giữa 3 lô tại thời điểm 10 phút đối với lớp GPN và 7 phút đối với lớp GPKD không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Giai đoạn dập viên: thẩm định độ đồng đều khối lượng lớp GPN và khối lượng viên cho thấy biểu đồ Shewhart XbarR đạt yêu cầu về giới hạn +3σ, vùng giá trị cao, thấp, qui luật đi lên, đi xuống. Các chỉ báo hiệu năng bao gồm: hiệu năng tổng quát (Cpk), hiệu năng tới hạn (Cpk), tình trạng lệch tâm (Cpm) đều lớn hơn 1,33. Điều này chứng tỏ qui trình sản xuất có tính lặp lại và không lệch tâm. Về độ cứng của viên: tất cả các mẫu viên trong 3 lô đều đạt yêu cầu về độ cứng từ 12 -20 kP. Phân tích ANOVA cho thấy độ cứng trung bình của viên trong các thời điểm dập viên của 3 lô khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).iai đoạn bao phim. Giai đoạn bao viên: cả 3 lô đều đạt yêu cầu về mức độ tăng khối lượng sau khi bao. Độ cứng viên ở cả 3 lô đều đạt yêu cầu, kết quả sau khi bao độ cứng nằm trong khoảng 12-19 kP. Màng bao có hình thức trắng, mịn, bóng đạt yêu cầu. Mặt khác, hàm lượng của amoxicilin và kali clavulanat của cả 3 lô đạt giá trị 104-105% nằm trong giới hạn cho phép 90-110%. Tỷ lệ phần trăm giải phóng amoxicilin của 3 lô tại thời điểm 1 giờ (55-65%), 3 giờ (65-85%), 5 giờ (>85%) đều nằm trong chỉ tiêu hòa tan đề xuất. Đối với kali clavulanat tại thời điểm 1 giờ (>80%), cả 3 lô 19 đều giải phóng trên 90%. Khi so sánh đồ thị giải phóng với viên đối chiếu cho kết quả chỉ số f2 với amoxicilin lần lượt là 62,19; 64,21; 67,65 và với kali clavulanat lần lượt là 58,22; 61,01; 63,58. Như vậy viên bào chế từ 3 lô 10.000 viên đạt tiêu chuẩn đề xuất về định lượng và độ hòa tan. 3.4 Kết quả đánh giá độ ổn định của viên nén 2 lớp 3.4.1 Kết quả về hình thức cảm quan Viên nén 2 lớp ổn định ở điều kiện 30±2oC/75±5%RH, về mặt cảm quan không có sự thay đổi so với thời điểm ban đầu về hình dạng vỉ và màu sắc của viên sau 18 tháng bảo quản. Ngược lại ở điều kiện 40±2oC/75±5%RH, viên không ổn định sau 3 tháng bảo quản: viên bị vàng mặt và vỉ bị phồng mặt. 3.4.2 Kết quả về hàm lượng Hàm lượng và độ hòa tan amoxicilin và kali clavulanat trong viên nén 2 lớp giải phóng kéo dài ít bị thay đổi ở điều kiện 30±2oC;75%±5%RH sau 18 tháng bảo quản giảm nhẹ và đạt gần 100% hàm lượng ghi trên nhãn. Ngược lại, ở điều kiện 40±2oC; 75%±5%RH, hàm lượng kali clavulanat có xu hướng giảm mạnh xấp xỉ khoảng 6-7%/tháng đầu tiên. Sau 03 tháng bảo quản, hàm lượng kali clavulanat ở cả 3 lô giảm mạnh < 90%. 3.4.3 Kết quả về độ hòa tan Sau 18 tháng theo dõi độ ổn định của viên nén 2 lớp ở điều kiện 30±2oC; 75%±5%RH, độ hòa tan của 2 hoạt chất amoxicilin và kali clavulanat từ viên nén 2 lớp của 3 lô bào chế nhận thấy không có sự thay đổi đáng kể, thể hiện ở chỉ số f2 > 70. 20 Ở 40±2oC; 75%±5%RH sau 1 tháng bảo quản đối với hoạt chất amoxicilin không có sự thay đổi đáng kể với f2 ở cả 3 lô đạt trên 80%. Tuy nhiên đối với kali clavulanat, hàm lượng giảm sau 1 tháng bảo quản, tỷ lệ % giải phóng hoạt chất ở các thời điểm đều giảm so với thời điểm ban đầu, tương ứng với chỉ số f2 giảm xuống khoảng 60%. Do viên nén không ổn định về hàm lượng ở điều kiện 40±2oC; 75%±5%RH sau 3 tháng nên không tiến hành thử độ hòa tan. 3.5 Kết quả đánh giá tương đương hòa tan in vitro so với viên đối chiếu VBC giải phóng kéo dài tương đương độ hòa tan in-vitro với viên Augmentin SR ở 2 môi trường hòa tan pH 4,5 và pH 6,8. Tất cả các giá trị f2 > 50. Giải phóng của amoxicilin trong cả 2 môi trường khá ổn định. Ngược lại, ở pH 1,2, kali clavulanat ở cả viên bào chế và viên đối chiếu bị phân hủy mạnh. Kết quả tương đương hòa tan in-vitro ở hai môi trường pH 4,5 và 6,8 là điều kiện tiền đề để nghiên cứu, đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học của viến nén 2 lớp GPKD. 4 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN Về đánh giá tương tác dược chất và tá dược: khi nhận định kết quả đánh giá tương tác dược chất – tá dược nếu chỉ sử dụng 1 phương pháp có thể có kết luận không chính xác. Chính vì vậy, cần phải kết hợp đồng thời nhiều phương pháp để đánh giá tương tác dược chất – tá dược. Bằng phương pháp quan sát 21 hình thức dễ dàng phát hiện được dược chất không ổn định trong calci carbonat, magnesi carbonat và tinh bột. Phương pháp HPLC cho kết quả tương đồng với phương pháp quan sát hình thức (hàm lượng kali clavulanat giảm mạnh sau 1 tháng bảo quản). Chính vì vậy, calci carbonat, magnesi carbonat và tinh bột được loại bỏ trong những nghiên cứu hóa lý, tránh được những khảo sát không cần thiết tiếp theo. Quá trình đánh giá tương tác của dược chất với hỗn hợp tá dược cho thấy kali clavulanat kém ổn định nhất trong 3 dược chất đặc biệt đối với yếu tố nhiệt và ẩm. Trong quá trình bào chế cần quan tâm đến độ ổn định của kali clavulanat với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thấp. Về phương pháp bào chế viên nén 2 lớp: có thể bào chế theo phương pháp B (nếu lựa chọn nguyên liệu amoxicilin trihydrat cho lớp GPKD) và phương pháp A (nếu chọn nguyên liệu natri amoxicilin cho lớp GPKD). Nguyên liệu natri amoxicilin có độ tan lớn, dễ hút ẩm, bào chế ở dạng bột mịn thường được sử dụng các chế phẩm thuốc tiêm. Việc lựa chọn lo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_bao_che_vien_hai_lop_amoxicilin_v.pdf
Tài liệu liên quan